Tải bản đầy đủ (.ppt) (69 trang)

bài giảng về kinh tế hộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 69 trang )

Chuyên đề:
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
GẮN VỚI PHONG TRÀO
CHUNG TAY XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI
1
1. Khái niệm:
Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất và
tiêu dùng của nền kinh tế nông thôn.
Kinh tế nông hộ dựa chủ yếu vào lao
động gia đình để khai thác đất đai và
các yếu tố sản xuất khác nhằm thu về
thu nhập thuần cao nhất.
2
2. Đặc trưng của kinh tế nông hộ
- Về mặt kinh tế: nông hộ vừa là đơn vị sản xuất vừa là
đơn vị tiêu dùng và sản xuất biểu hiện trình độ kinh tế
của nông hộ. Các nông hộ ngoài việc hoạt động nông
nghiệp còn tham gia vào các hoạt động phi nông
nghiệp với mức độ khác nhau. Để thực hiện các quan
hệ kinh tế nông hộ tiến hành các hoạt động quản trị từ
sản xuất, trao đổi, phân phối đến tiêu dùng.
3
- Về mặt xã hội: Các thành viên trong
nông hộ có quan hệ huyết thống, thân
thuộc và quan hệ hôn nhân. Quan hệ này
chi phối mọi hoạt động kinh tế- xã hội
của các thành viên. Họ quan tâm đến việc
làm, giáo dục, chăm sóc lẫn nhau, xây
dựng và phát triển các truyền thống gia
đình.


4
3. Phân loại và mô hình kinh tế nông hộ
3.1. Phân loại kinh tế nông hộ:
a) Theo trình độ sản xuất:
- Tự cấp tự túc không phản ứng với thị trường
- Chủ yếu tự cấp có bán một phần sản lượng để lấy hàng
tiêu dùng, phản ứng ít nhiều đến giá cả
- Kinh tế hộ tránh mạo hiểm và phản ứng nhiều với thị
trường
- Hoàn toàn sản xuất hàng hóa
5
b) Theo ngành nghề
- Hộ thuần nông
- Hộ kiêm
- Hộ ngành nghề
6
c) Theo sở hữu đất đai
- Hộ sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất là đất đai
- Hộ sở hữu một phần tư liệu sản xuất: Sở hữu một phần
đất đai và đi thuê một phần
- Hộ hoàn toàn không có đất đai
7
3.2. Mô hình kinh tế nông hộ
- Mô hình nông trại
- Mô hình lâm trại
- Mô hình ngư trại
- Mô hình chăn nuôi
- Mô hình nông lâm ngư trại (VACR)
8
4. Bản chất của kinh tế nông hộ

- Mục đích sản xuất là sản xuất ra nông lâm sản phục vụ
nhu cầu của chính họ, chủ yếu tự cung tự cấp.
- Sản xuất nông hộ dựa trên công cụ sản xuất thủ công,
trình độ canh tác lạc hậu, trình độ khai thác tự nhiên
thấp, sử dụng lao động giản đơn.
- Các thành viên trong hộ gắn bó nhau về mặt sở hữu,
quan hệ quản lý và phân phối. Chủ nông hộ đồng thời
cũng là chủ thể kinh doanh.
9
- Thu nhập và chi tiêu của nông hộ gắn liền với nhau.
Thu nhập của nông hộ là thu nhập hỗn hợp từ các
nguồn khác nhau và thường không dễ dàng phân biệt
các nguồn thu trong hộ. Chi tiêu nông hộ cũng là chi
tiêu hỗn hợp. Nông hộ chỉ quan tâm đến tổng lợi ích
mà họ thu được chung cho cả gia đình mà không biết rõ
hoạt động nào mang lại lợi nhuận hoạt động nào không.
10
5. Quản lý kinh tế nông hộ
5.1. Quản lý kinh tế hộ
Quản lý kinh tế hộ liên quan đến vấn đề làm thế
nào nông dân có thể tổ chức những yếu tố sản xuất như
đất đai, lao động và vốn trong nông hộ của mình, làm
thế nào nông dân có thể đáp ứng thực tế trong môi
trường cụ thể của mình và làm thế nào bán sản phẩm
của mình, để mang lại cho mình doanh lợi thuần lớn
nhất trong khi vần duy trì tình trạng nguyên vẹn của đất
đai và thiết bị của mình.
11
6. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến quản lý
kinh tế hộ.

- Địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên;
Trong công tác quản lý sản xuất của kinh tế hộ, việc
lựa chọn và bố trí cây trồng, vật nuôi, ứng dụng kỹ
thuật canh tác phải phù hợp với điều kiện từng vùng,
nhằm tạo điều kiện cho cây trồng, vật nuôi phát triển
tốt, đem lại năng suất cao.
12
- Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế
được;
Vì thế trong quá trình việc quản lý sản xuất của kinh tế
hộ thì người điều hành sản xuất phải tính toán sao để
trên một đơn vị diện tích đất hữu hạn có thể mang lại
cho kinh tế hộ mức thu nhập cao hơn với chi phí thấp.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống
13
- Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao;
- Phần lớn đơn vị sản xuất nông nghiệp có quy mô vừa
và nhỏ;
- Đặc điểm kinh doanh nông nghiệp
- Cơ hội thị trường và cơ hội kinh doanh;
+ Cơ hội thị trường: là tập hợp những nhu cầu chưa được
thỏa mãn của thị trường mà một nông trại nào đó có thể
thỏa mãn. Cơ hội thị trường là xuất phát điểm phát
triển ngành.
14
+ Cơ hội kinh doanh là tập hợp nhu cầu của thị trường
chưa được thỏa mãn mà một nông trại cụ thể có thể đáp
ứng bằng những lợi thế cạnh tranh của mình. Cơ hội
kinh doanh là cơ sở phát triển nông trại.

15
7. Vai trò của kinh tế nông hộ
- Có vị trí quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ
cấu nền kinh tế vĩ mô, nhằm huy động mọi nguồn lực
tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
- Trong hoạt động kinh tế, gia đình có thể tiến hành
tất cả các khâu của quá trình sản xuất và tái sản xuất.
Chủ hộ điều hành toàn bộ mọi quá trình sản xuất kinh
doanh và chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động
của mình.
- Kinh tế hộ gia đình đang chiếm vị trí đặc biệt quan
trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông
thôn, giải quyết việc làm, góp phần xóa đói giảm
nghèo cho nghiều địa phương trên cả nước.
16
1. Xác định phương hướng sản xuất - kinh doanh trong
kinh tế hộ.
1.1. Quyết định sản xuất cái gì và bao nhiêu (trồng cây
gì, nuôi con gì với số lượng bao nhiêu)
1.1.1. Bản chất mối quan hệ sản phẩm với sản phẩm
17
- Quan hệ bổ trợ: là phát triển sản phẩm này đồng thời
tạo điều kiện để phát triển sản phẩm kia.
- Quan hệ cùng tồn tại: là sản xuất sản phẩm này không
làm ảnh hưởng đến sản xuất ra sản phẩm kia.
- Quan hệ cạnh tranh: là phát triển sản phẩm này làm
giảm khả năng phát triển sản phẩm kia.
18
1.1.2. Nguyên tắc ra quyết định về chủng loại và quy mô

sản phẩm
- Xác định mục tiêu của kinh tế hộ (lợi nhuận, nhu cầu
vật chất, nhu cầu văn hóa).
- Nắm vững các khả năng về nguồn lực.
- Yêu cầu thị trường về sản phẩm (thị trường cần cái gì,
bao nhiêu…).
- Xác định mức sản xuất tối ưu cho những sản phẩm có
tính cạnh tranh.
19
1.2. Quyết định sản xuất như thế nào?
Một vấn đề quan trọng mà kinh tế hộ cần phải
quyết định là sử dụng các yếu tố đầu vào như thế nào
để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điều này có nghĩa là
kinh tế hộ phải quyết định sản xuất như thế nào. Hầu
hết các sản phẩm đều đòi hỏi hai nhay hiều yếu tố đầu
vào trong quá trình sản xuất, kinh tế hộ cần phải chọn
những yếu tố đầu vào nào để sử dụng cùng một lúc
hoặc chọn tỷ lệ như thế nào cho hợp lý.
20
- Xác định tỷ lệ thay thế về lượng giữa các đầu vào. Đó là
tỷ số về lượng giữa đầu vào bị thay thế (hoặc đầu vào
bị giảm) trên đầu vào thay thế (đầu vào tăng thêm).
- Xác định tỷ giá các đầu vào thay thế. Đó là tỷ giá các
đầu vào thay thế (đầu vào tăng thêm trên giá đầu vào bị
thay thế, hoặc đầu vào giảm đi).
- Mức đầu tư tối ưu giữa các đầu vào thực hiện khi mà tỷ
lệ thay thế về lượng giữa các đầu vào bằng tỷ giá giữa
các đầu vào thay thế.
21
1.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ và cơ hội

tác động đến kinh tế nông hộ.
1.3.1. Phân tích tình hình nội bộ:
Phân tích tình hình nội bộ nhằm hiểu rõ:
- Vị trí của nông trại so với các nông trại khác trong cùng
địa bàn huyện, tỉnh và ngành kinh doanh.
- Vì sao nông trại đạt được vị trí này;
- Các mặt mạnh, mặt yếu của nông trại.
22
a) Cơ cấu tổ chức quản lý:
- Cấu trúc tổ chức của nông trại;
- Công tác kế hoạch;
- Sự phối hợp;
- Nhân sự;
- Phương pháp thu thập thông tin;
23
b) Năng lực sản xuất:
- Thống kê số lượng TSCĐ hiện có theo công năng của
TSCĐ hiện có ở nông trại;
- Đánh giá sự phù hợp của các TSCĐ hiện có đối với
hoạt động kinh doanh hiện nay và trong tương lai;
- Đánh giá tiềm năng về năng lực sản xuất;
- Đánh giá chất lượng các TSCĐ sản xuất hiện có so với
các TSCĐ cùng loại khác nhưng khác năm hoặc khác
nơi sản xuất.
24
c) Khả năng tài chính
- Khả năng tài trợ: Tổng số vốn của chính nông dân hiện
có là bao nhiêu? Có thể huy động thêm trong gia đình
bao nhiêu?
- Nguồn tài chính bên ngoài: Hiện nông trại đang sử

dụng những nguồn tài chính nào từ bên ngoài? Có thể
huy động được bao nhiêu từ các nguồn bên ngoài? Các
chính sách tín dụng ưu đãi dành cho nông trại? Nơi nào
thực hiện các chính sách này?
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×