Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

kỹ thuật trồng hoa lily trong nhà lưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.43 KB, 25 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Với hơn 70% dân số làm nông nghiệp, đối với Việt Nam ngành nông
nghiệp là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Đi cùng với sự phát triển của
thế giới, nhà kính (hay đúng hơn là Nông nghiệp công nghệ cao) đã bắt đầu xuất
hiện ở nước ta từ những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI. Và cho đến ngày
nay, việc sản xuất rau sạch và các loại hoa cao cấp bằng công nghệ cao đã trở nên
phổ biến ở nước ta, đặc biệt ở Đà Lạt – vùng sản xuất rau và hoa trọng điểm của
cả nước. Rau sạch và hoa được sản xuất trong các nhà lưới, nhà kính mà ở đó các
yếu tố môi trường được điều chỉnh phù hợp, đồng thời ngăn côn trùng xâm nhập,
tạo điều kiện tối ưu cho cây trồng và vì thế mà tất yếu đạt được năng suất cao và
phẩm chất tuyệt hảo.
So với canh tác truyền thống, hệ thống chăm sóc cây trồng theo mô hình
nhà kính hiện đại thực sự đã mang lại nhiều lợi ích như: tiết kiệm đến 1/3 công
lao động, năng suất tăng gấp 10 - 15 lần; cây trồng đảm bảo tuyệt đối sạch và
quan trọng là người chủ đầu tư có thể tính được chính xác sản lượng thu hoạch
mà không bị các yếu tố rủi ro như điều kiện khí hậu, ảnh hưởng của dịch bệnh….
Ở Việt Nam, cây hoa có ý nghĩa lớn trong nền kinh tế của các vùng trồng
hoa, với việc trồng cây hoa trong nhà kính đem lại năng suất cao và hiệu quả
kinh tế cao gấp 5-20 lần so với trồng các cây trồng khác giúp tăng thêm thu nhập
cho các hộ gia đình trồng hoa và đẩy nhanh việc xóa đói giảm nghèo, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở nhiều địa phương.
1
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1: Cấu trúc của một nhà kính đơn giản 7
Hình 2: Nhà che phủ kiểu áp tường 8
Hình 3: Nhà có mái đối xứng chữ A 9
Hình 4: Nhà che phủ nối tiếp 9
Hình 5 : Luống trồng cây 10
Hình 6: Hệ thống đèn chiếu sang nhà kính 10
2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
I. Khái quát về cây hoa Lily
Lily là cây thân thảo lâu năm. Phần
dưới mặt đất gồm thân vảy, rễ. Phần trên
mặt đất gồm lá, thân, mầm hạt (một số
không có mầm hạt).
1. Đặc điểm thực vật học:
1.1.Thân vảy
Thân vảy là phần phình to của thân tạo thành. Trên đĩa thân vảy có vài
chục vảy hợp lại vảy có hình cầu dẹt, hình trứng, hình trứng dài, hình dịp Thân
vảy không có vỏ bao bọc. Màu sắc thân vảy thay đồi tuỳ theo loài và các giống
khác nhau: màu trắng, màu vàng, màu đỏ cam, màu đỏ tím kích thước của
thân vảy cũng tuỳ thuộc vào các loài giống khác nhau
1.2.Rễ
Rễ lily gồm 2 phần rễ thân và rễ gốc. Rễ thân còn gọi là rẻ trên, do phần
thân mọc
dưới đất sinh ra, có nhiệm vụ nâng đỡ thân, hút nước và dinh dưỡng,
tuổi thọ của rễ này là một năm. Rễ gốc gọi là dễ dưới, sinh ra từ gốc thân vảy, có
nhiều nhánh, sinh trưởng khỏe, là cơ quan chủ yếu hút nước và dinh dưỡng của
Lily, tuổi thọ của rể này tới 2 năm…
1.3.Lá
Lá lily mọc rải rác thành vòng thưa, hình kim, xòe hoặc hình thuôn, hình
giải, đầu lá hơi nhọn, không có cuống hoặc cuống ngắn. Lá to hay nhỏ tùy
thuộc vào giống, điều kiện trồng trọt và thời gian xử lý. Trên lá có từ 1-7 gân,
gân giữa rõ ràng hơn, lá mềm có màu xanh bóng.
1.4.Củ con và mầm hạt
Đại bộ phận của tay có nhiều củ con ở gần thân rễ, chu vi mỗi củ từ 0,5-
3 cm, số lượng củ con tủy thuộc vào giống và điều kiện trồng trọt.
Một số giống địa phương và các giống lai tạo ở nách lá có mầm hạt hình
cầu hoặc hình trứng, khi chín có màu tím, tối, chu vi mầm hạt từ 0,5-1,5 cm.

1.5.Hoa
Hoa lily mọc đơn lẻ, hoặc xếp đặt trên trục hoa, bao hoa hình lá, nhỏ.
Hoa chúc xuống, vươn ngang hoặc hướng lên. Hình dáng hoa là căn cứ chủ yếu
để phân loại lily. Đối với các giống thuộc loại hình loa kèn, 1/3 phía trước
cong ngược lên; loại hình phễu 1/3 phía trước cong ngược ra; loại hình cái cốc,
phía trước hơi cong; loại hình cầu cánh hoa 6 cái, hai vòng nối nhau do 3 vòng
đài và 3 cánh tạo thành, màu sắc như nhau nhưng đài hoa hẹp hơn, cánh đều có
3
hình dịp, gốc có tuyến mật.
Màu sắc hoa tay rất phong phú: trắng, phấn hồng, đỏ, vàng, vàng cam,
đỏ tím, tạp sắc… Màu sắc lốm đốm có đen, đỏ thắm, đỏ tím, đen nâu Phấn hoa
có màu vàng hoặc đỏ cam, đỏ nâu, nâu tím…
1.6.Quả:
Quả hình trứng dài, mỗi quả có vài trăm hạt, bên trong có 3 ngăn. Hạt
hình dẹt, xung quanh có cánh mỏng, hình bán cầu, hoặc 3 góc, vuông dài. Độ
lớn của hạt, trọng lượng hạt, số lượng hạt tùy theo giống Ví dụ: giống
L.coniolor hạt nhỏ, đường kính ≈5mm, mỗi gam có 700-800 hạt, giống
L.henrgi, giống L.auratum hạt to, đường kính12mm, mỗi gam có 170-180 hạt.
Trong điều kiện khô, lạnh, hạt lily có thể bảo quản được 3 năm.
2.Yêu cầu ngoại cảnh
2.1. Nhiệt độ:
Nói chung lily là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát ẩm,
nhiệt độ thích
hợp ban ngày là 20-25 C, ban đêm là 12 C. Các giống lai
phương Đông thời kỳ đầu

thích hợp với nhiệt độ ban ngày 25-28 C, ban đêm
18-20 C . Dưới 12 C cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù, thời gian đầu nhiệt độ
thấp có lợi cho ra rễ và sự phân hoá hoa.
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của Lily, quan

trọng nhất ảnh hưởng đến nảy mầm của hạt, sự phát dục của thân và sự sinh
trưởng của lá.
Xử lý củ giống nhóm lily thơm ở nhiệt độ 45 C trong 5 tuần, có thể
kích thích lá
vươn dài, đốt dài ra và nâng cao khả năng sinh trưởng của cây
nhưng làm cho thân nhỏ hơn, giảm số lá và nụ
Nhiệt độ và ánh sáng còn ảnh hưởng đến sự phát triển của củ, nhiệt độ
thấp, thời gian chiếu sáng trong ngày dài củ sẽ to hơn. Vì vậy vào mùa đông
mỗi ngày cần tăng thêm 4 giờ chiếu sáng, nâng chế độ chiếu sáng lên từ 16-24
giờ/ngày, có tác dụng làm cho cây thấp đi rõ rệt, đồng thời tăng tỷ lệ ra hoa,
giảm số hoa bị bại dục. Củ giống dòng tạp giao phương Đông như
CasaBalanca, StarGager, từ cuối tháng giêng mỗi ngày chiếu sáng thêm một số
giờ và chiếu liên tục trong 6 tuần, thì tốc độ ra hoa tăng rõ rệt.
Chiếu sáng bổ sung ở nhiệt độ thích hợp (16- 18 C) có thể rút ngắn được
thời gian ra
hoa của tất cả các giống.
2.2.Ánh sáng
Lily là cây ưa cường độ ánh sáng ở mức trung bình, vì vậy nếu trồng vụ
4
Hè Thu cần phải che bớt ánh sáng, tạo ra cường độ ánh sáng thích hợp (từ 12-15
nghìn lux), nhất là ở thời kỳ cây cao 20-30cm.
Vào mùa hè với nhóm lily châu Á và lily thơm cần che bớt 50% ánh
sáng, nhóm phương Đông nên che bớt 70% ánh sáng.
Lily là cây dài ngày, chiếu sáng ngày dài hay ngắn không những ảnh
hưởng đến phân hoá hoa, mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của
hoa. Boonteps (1973) phát hiện trong quá trình hoạt hoá, mỗi ngày tăng thêm 8
giờ chiếu sáng có thể hoa ra sớm 5 tuần
2.3.Nước
Đất quá khô hoặc quá nhiều nước đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát
dục của lily. Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước, thời kỳ ra hoa nhu cầu nước giảm

bớt vì nước nhiều củ dễ bị thối, rụng nụ. Lily thích không khí ẩm ướt, độ ẩm
thích hợp nhất là 80-85%. Nếu ẩm độ biến động lớn dễ dẫn đến thối củ. Cần
chú ý là củ lấy rất mọng nước nên ngay sau khi trồng phải tiến hành tưới thật
đẫm để không xẩy ra hiện tượng đất rút nước từ trong củ là củ héo và sau này
sinh trưởng kém.
2.4. Không khí
Lily là cây khá mẫn cảm với khí Etylen, tuy nhiên độ mặn cảm của các
giống rất khác nhau: giống châu Á mẫn cảm hơn đối với khí etylen so với các
dòng giống khác.
2.5.Đất
Lily có thể trồng ở mọi loại đất, nhưng đất nhiều mùn, đất thịt nhẹ là tốt
nhất. Lily là loại cây có rễ ăn nông vì vậy đất thoát nước rất quan trọng. Lily
rất mẫn cảm với muối, đất nhiều muối cây không hút được nước, ảnh hưởng
đến sinh trưởng, phân hoá
hoa và ra hoa. Nói chung hàm lượng muối không
được vượt quá 15mg/cm , chất ôxy
hoá không cao quá 1,5mmol/l.
Đất quá chua cây hút ion sắt, nhôm, ma giê nhiều gây hại cho cây; đất
kiềm quá, lượng hút sắt, magiê, lân không đủ sẽ dẫn đến thiếu các sắc tố. Các
giống thuộc giống lai châu Á và lily thơm yêu cầu độ pH thích hợp từ 6-7,
giống thuộc nhóm Phương Đông lại yêu cầu thấp hơn (pH từ 5,5-6,5).
Lily cũng mẫn cảm với Flo, nếu hàm lượng Flo trong không khí cao dễ
gây cháy lá. Vì vậy không được bón phân có chứa do như muối Flophotphat, mà
phải bón loại phân có hàm lượng do thấp. Đất thiếu canxi, lily dễ bị vàng lá, lá
phát triển không gọn.
2.6 .Dinh dưỡng
5
Lily yêu cầu mức độ phân bón cao nhất trong 3 tuần đầu kể từ sau khi
trồng. Tuy nhiên, lúc này rễ non dễ bị ngộ độc muối. Muối trong đất do 3
nguồn phân bón, nước tưới và hàm lượng dinh dưỡng của cây trồng vụ trước. Vì

vậy để tránh tác hại của muối trong đất, trước khi trồng 6 tuần cần phân tích đất
để biết hàm lượng muối. Lily cũng mẫn cảm với hợp chất chứa clo, yêu cầu
lượng Clo trong đất không vượt quá 15mmol/lít, nếu không sẽ hại rễ.
II. Khái quát về nhà kính
1. Cấu trúc nhà kính
Cấu trúc nhà che phủ là tổng thể các bộ phận cấu thành nhà che phủ. Về
cấu trúc cơ bản của một nhà che phủ gồm 4 phần:
- Phần nền móng: đây là bộ phận liên kết giữa nhà che phủ với mặt
đất. Bộ phận này thường được làm bằng các loại vật liệu khác nhau như: gạch,
bê tông. Phần nền móng có thể xây toàn bộ đường viền xung quanh nhà, xây
cách khoảng, hoặc cũng có thể chỉ xây nền móng giữ cho các trụ chính của khu
nhà. - Sàn nhà, mặt sàn: được làm bằng các vật liệu khác nhau. Thông thường,
đối với nhà che phủ hoa, vật liệu sàn nhà thường làm bằng đất, cát đây cũng
chính là vật liệu chủ yếu của giá thể, luống trồng. Trong nhà che phủ trồng
hoa, các lối đi có thể làm bằng bê tông hoặc gạch lát đường. Tuy nhiên, yêu cầu
của vật liệu sàn nhà là khả năng thoát nước. Như vậy, xét về khả năng này, nếu
vật liệu lát sàn là bê tông thì yêu cầu phải xem xét đến hệ thống tiêu nước.
Đối với nền đất thì khả năng tiêu nước thường tốt hơn bê tông. Sàn nhà
thường được xây theo hướng ngiêng về một phía để đảm bảo khả năng tiêu
nước trong nhà che phủ. Sàn nhà có thể xây toàn bộ nhà che phủ hoặc có thể
chia theo ô, theo các lối đi xung quanh các luống trồng.
- Phần mái che: làm bằng các vật liệu trong (kính, màng nhựa trong,
kính nhựa, ) cho phép ánh sáng xuyên qua.
- Phần sườn nhà: là bộ khung chính của nhà che phủ, có thể làm bằng
các vật liệu khác nhau như: sắt, các loại hợp kim, khung nhôm, và cũng có thể
làm bằng gỗ, tre, Phần khung sườn nhà có thể được tạo thành bởi các vật liệu
hình ống được nối với nhau. Độ dài cũng như diện tích nhà che phủ đã được lắp
đặt theo thiết kế với các hình dạng khác nhau như: vuông, hình chữ nhật, hình đa
giác,
6

Hình 1: Cấu trúc của một nhà kính đơn giản
Các loại cấu trúc nhà kính:
 Nhà kính có một vách dính liền với một công trình khác (attached
greenhouse):
Đây là kiểu nhà kính đơn giản nhất. Một số kiểu thuộc loại nhà kính này
được sử dụng để sản xuất cây trồng mang tính thương mại và đồng thời cũng có
thể được sử dụng để trưng bày cây trồng trong các quầy hàng bán lẻ, cho các
khu vườn trung tâm, văn phòng làm việc, và có thể trưng bày trong nhà. Điểm
thuận lợi chủ yếu của loại nhà kính này là giảm được chi phí xây dựng, và
quá trình xây dựng tương đối đơn giản. Tuy nhiên, do chúng được xây dựng
áp sát với công trình, có thể bị công trình che chắn trong hướng chiếu sáng,
nên thường thiếu ánh sáng. Đồng thời cũng rất khó điều khiển sự thông thoáng
và nhiệt độ nhà trồng. Có ba kiểu nhà cơ bản thuộc loại này:

Nhà kính áp tường: Kiểu này được xây dựng dựa vào một công
trình hiện tại. Đỉnh của mái nhà kính được gắn một bên của công trình và mái
nghiêng ra xa khỏi công trình. Để hạn chế mức độ che bóng của khu công trình
thì loại nhà kính này nên được xây dựng theo hướng Nam của công trình.

Nhà kính hai mái áp tường - Kiểu nhà này gồm 2 mái với những
thanh rui có chiều dài bằng nhau và bức tường cuối cùng được áp sát với một
công trình. Loại nhà kính kiểu này được ứng dụng phổ biến hơn loại áp vách.
Bởi vì chúng có thể thấy được ở nhiều nơi và nói chung, chi phí xây dựng và
chi phí để sưởi ấm cho nhà trồng cao hơn loại áp vách.

Nhà kính nhỏ di động được thiết sẳn – Đây là loại nhà kính được
làm sẵn, có thể tìm được những nhà kính kiểu này với những mẫu kích thước
phù hợp với những khung cửa sổ có kích thước chuẩn. Kiểu nhà loại này thường
có kích thước nhỏ, chỉ sử dụng để trưng bày hoa ở các gia đình, không phù hợp
với kinh doanh mang tính chất qui mô. Đồng thời loại này rất khó điều khiển các

7
điều kiện nuôi trồng.
Hình 2: Nhà che phủ kiểu áp tường
 Nhà kính độc lập:
Những nhà kính sản xuất ở qui mô thương mại thường là những cấu trúc
độc lập có hai mái. Đây là loại nhà kính có cấu trúc phức tạp hơn được cân đối
để không gian được tận dụng tốt cho những lối đi thuận tiện và những dãy
nhân giống. Và có nhiều ưu điểm hơn, loại này có thể điều khiển được yếu tố
ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt độ, độ thông thoáng. Như các loại nhà kính hình
chữ A (phổ biến nhất) có dạng nhà kính có mái không đối xứng thường thích
hợp cho các vùng xây dựng ở những khu vực có địa hình đồi dốc.
Có loại nhà kính có mái hình vòm chóp (quoset) hoặc hình chóp. Loại nhà
kính độc lập có nhiều ưu điểm như:
- Môi trường dễ điều khiển
- Việc thông thoáng gió dễ dàng hơn
- Việc tu bổ, bảo trì dễ dàng hơn so với loại nhà kính có vách tựa.
Tóm lại có 8 loại nhà kính độc lập:
1. Even-span: nhà có mái đối xứng chữ A
2. Uneven-span: loại nhà có mái không đối xứng
3. Lean-to: loại nhà kính tựa vách
4. Quonset: dạng vòm chóp
5. Gothic arch: dạng chóp
6. Curvilinear: dạng hình cong
7. Curved eave: dạng hình cong có mái hiên.
8. Dome: dạng vòm
8
Hình 3: Nhà có mái đối xứng chữ A
 Nhà kính liên tục (connected greenhouse).
Là loại nhà kính phổ biến hơn cả, một số các phần nhà kính đơn thường
được gắn sát bên nhau, giảm được chi phí lắp kính bên trong các bức tường kế

bên. Sự sắp xếp các luống trong nhà kính thường khác nhau. Một số sự lắp đặt
cho nhân giống vận hành tốt không gắn các băng một cách cố định, sự sắp đặt
chúng khác nhau tùy theo loại trang thiết bị như các xe nâng, xe bò điện
được dùng để mang những ngăn đất và cây trong và ngoài nhà nhân giống.
Loại nhà kính này phục vụ cho hình thức sản xuất trên qui mô rộng
lớn và chuyên nghiệp. Giữa các nhà kính được gắn với nhau bằng các máng xối
(gutter). Mỗi nhà kính có cấu trúc chữ A, cấu trúc một mái nghiêng, hoặc cấu
trúc vòm và được xây dựng nối liền nhau.
Hình 4: Nhà che phủ nối tiếp
2. Cấu trúc nhà có mái che:
Thực chất cấu trúc nhà có mái che cũng như cấu trúc nhà kính. Tuy nhiên,
đơn giản hơn cấu trúc nhà kính. Về cơ bản thì cấu trúc nhà có mái che cũng
gồm 4 phần: nền móng, sàn nhà, khung sườn và phần mái che. Nhưng vật liệu
làm mái không phải là kính, mà sử dụng các loại vật liệu trong khác như
polyethylene, và một số loại chất liệu nylon tổng hợp khác, Đây là những vật
9
liệu tương đối rẻ tiền, chi phí xây dựng thấp hơn so với các loại nhà che phủ
bằng kính, do đó loại nhà che phủ và các các nhà che phủ cải tiến đã được sử
dụng rộng rãi ở qui mô nhỏ hộ gia đình.
3.Các dạng luống, máng, chậu trồng cây sử dụng trong nhà kính:
Trong nhà kính người ta thường trồng cây trên luống, chậu hoặc các
loại giá trồng khác:
3.1. Máng trồng:
Đối với các nhà kính trồng rau, hoa người ta thường trang bị thêm các
máng giá thể. Loại máng trồng này được sản xuất một cách chuyên dụng, và
được trang bị cho phù hợp với các loài cây trồng khác nhau. Giá thể chứa trong
các máng này có thể là đất, các hỗn hợp trộn hoặc cũng có thể là các hỗn hợp giá
thể nhân tạo không chứa đất.
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ vận hành, mang lại:
o Năng suất cây trồng cao

o Đảm bảo sử dụng tối đa diện tích nhà kính
o Tạo điều kiện giữ sạch môi trường tối đa
o Cây sạch bệnh
o Chi phí thấp
o Hệ thống thoát thu hồi nước thải hoàn chỉnh
3.2. Luống trồng:
Cây trồng trong nhà kính cũng có thể được trồng trên luống. Các luống
trồng này cũng được chuẩn bị tương tự như các luống cây trồng ngoài đồng
ruộng.
Có các dạng luống trồng khác nhau, và việc lựa chọn kiểu luống trồng
cũng phụ thuộc vào đối tượng cũng như điều kiện môi trường và khả năng điều
tiết các điều kiện của nhà kính.
10
Hình 5 : Luống trồng cây
4. Hệ thống tưới:
Hệ thống tưới đầy đủ của một nhà kính sẽ gồm có những phần sau: Hệ
thống lọc, hệ thống bơm, hệ thống tưới nhỏ giọt cho nhà kính, hệ thống làm
mát cho nhà kính, hệ thống ống chính, ống nhánh và phụ kiện. Ngoài ra còn có
bồn chứa nước, hệ thống tưới phân, hệ thống ống hỗ trợ để chạy quanh bố trí
trong nhà kính. Và hệ thống tưới này có một phòng điều khiển chế độ tưới.
Trong đó, hệ thống bơm sẽ được đặt trong nhà điều khiển tưới và bao gồm:
Một khung giá đỡ bảo vệ bằng thép, một bơm cho hệ thống trộn phân bón, một
bơm cho hệ thống làm mát nhà kính và một máy bơm cho hệ thống tưới nhỏ giọt.
5. Hệ thống chiếu sáng trong nhà kính:
Để đảm bảo cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây trồng trong nhà kính vào
mùa mưa, người ta thường lắp đặt hệ thống đèn điện trong nhà kính. Thường
thì hệ thống này có thể điều khiển bằng rơle tự ngắt (loại tự ngắt có hẹn giờ).
Hình 6: Hệ thống đèn chiếu sang nhà kính
6. Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng nhà kính:
Ưu điểm Nhược điểm

– Hạn chế được sự xâm nhập
của các loài sâu hại.
– Tránh được tác hại của nước
mưa đối với cây trồng.
– Đối với khung tre: vốn đầu tư
ít.
– Đối với khung sắt: chắc chắn,
– Nấm bệnh có thể phát triển
do độ ẩm và nhiệt độ cao.
– Nhiệt độ tăng cao gây nóng,
ảnh hưởng đến năng suất lao động.
– Đối với khung tre: độ chắc
chắn không cao, không bền bởi vì nhà
dạng này có phần trên khá nặng, vì
11
thời gian sử dụng lâu.
– Đơn giản, dễ thiết kế và dễ
xây dựng.
vậy sau một thời gian sử dụng phải
thay.
– Đối với khung sắt: vốn đầu tư
cao hơn.
Thuận lợi Khó khăn
– Thích hợp cho việc sản xuất
giống trên khay hay xuất rau sạch
trong vụ mưa.
– Có thể tận dụng một số vật
liệu có sẵn nhằm giảm bớt giá thành.
– Năng suất và chất lượng cây
trồng đều tăng cao nhiều lần so với

trồng ngoài trời.
– Trong điều kiện trời mưa vẫn
có thể làm việc được.
– Cần phải có một số vốn đầu
tư nhất định ban đầu.
– Người lao động thường ngại
làm việc trong nhà che phủ vì nóng.
– Trong thời gian sử dụng phải
có chi phí tu sửa thường xuyên.
– Hầu hết nông dân chưa hiểu
hết được hiệu quả của nhà che phủ.
7.Bảo dưỡng nhà che phủ
7.1. Sự cần thiết của việc bảo dưỡng nhà che phủ:
Các loại nhà che phủ, sau một thời gian sử dụng thường gặp phải những
trục trặc nào đó. Các nhà che phủ, nhà kính thường được xây dựng ngoài trời. Do
đó chúng phải trãi chịu sự biến đổi đột ngột của các điều kiện khí hậu nắng mưa
gió bão, Mặt khác, tất cả các hệ thống điều hoà môi trường trong nhà kính
sau một thời gian hoạt động có thể gặp phải những hỏng hóc. Do vậy, để kéo
dài tuổi thọ nhà kính nhà che phủ, thì nhất thiết phải có những phương pháp bảo
dưỡng thích hợp.
7.2. Các nguyên nhân gây hư hỏng nhà kính:
7.2.1. Hư hỏng do các yếu tố thời tiết:
Đây là yếu tố chủ yếu gây hư hỏng cho nhà kính nhà che phủ. Nhà kính
được xây dựng ở ngoài trời, nên khí hậu thời tiết là yếu tố đầu tiên tác động
mạnh nhất gây hư hỏng các bộ phận của nhà kính.
7.2.2. Hư hỏng do sự phá hoại của các vi sinh vật.
Trong quá trình sử dụng do các điều kiện khí hậu kết hợp với bụi bẩn bám
trên kính thích hợp cho sự phát sinh và phát triển của các vi sinh vật như mà chủ
yếu là các loại nấm mốc. Chúng bám trên kính và làm cho tấm kính mờ dần đi
theo thời gian. Chính vì vậy làm giảm khả năng nhận ánh sáng của nhà kính.

12
Các bộ phận khác của nhà kính cũng có thể bị gây hại bởi các loài nấm,
tảo. Ẩm độ cao trong môi trường nhà che phủ chính là điều kiện thuận lợi cho sự
phát sinh và gây hại của các loại vi sinh vật này. Chúng phát triển hầu hết trên tất
cả các bộ phận bên trong cũng như bên ngoài nhà che phủ. Chúng có thể gây hại
làm mục nát các bộ phận bằng gỗ hoặc làm tăng quá trình oxy hóa các vật liệu
bằng kim loại. Chính vì vậy đây là một trong những tác nhân gây hại quan trọng
đối với nhà che phủ – nhà kính.
7.2.3. Hư hỏng do côn trùng và các sinh vật khác cắn phá: loại này chủ
yếu đối với nhà che plastic.
7.2.4. Hư hỏng các hệ thống điều tiết môi trường:
Do sử dụng không hợp lý hoặc do bất cẩn trong quá trình điều khiển đã
gây nên những tổn thất hư hại ở các linh kiện của hệ thống. Mặt khác, các hệ
thống điều khiển trong nhà che phủ sau một thời gian sử dụng có thể gặp phải
những trở ngại.
7.3. Các biện pháp khắc phục và bảo dưỡng nhà kính – nhà che phủ:
Một trong những biện pháp nhằm tăng tuổi thọ của nhà kính là sử dụng
sơn. Quy trình sơn nhà kính cũng như các loại sơn/vôi và mức độ sơn thường
xuyên cũng đã được đề cập đến. Yêu cầu hiện nay là xây dựng một nhà kính
không cần hoặc cần rất ít sự bào trì bởi vì không có gì rắc rối hơn việc liên tục
phải lo lắng đến việc bảo trì nhà kính.
Bụi bẩn bám vào tạo thành một lớp bùn dính và theo thời gian một lớp
bụi sẽ hình thành trên kính, hạn chế sự truyền ánh sáng một cách đáng kể. Rêu
và tảo phát triển ở trên bề mặt kính và trên những thanh lắp kính.Sự phát triển
của rêu và tảo, đặc biệt là rêu rất có hại, chúng có thể sẽ làm cho các mối gắn
giữa các thanh bộ khung và phần kính. Trong trường hợp này chúng ta có thể
tiến hành việc lau rửa kính bằng các nước rửa kính phù hợp hoặc các tinh thể
axit oxalic hoà tan trong nước, 100g trong 1lít xịt lên và rửa sạch, phương pháp
thứ 2 này đặc biệt cần thiết đối với nhà kính bằng kim loại. Axit oxalic cũng sẽ
thiêu hủy một tỷ lệ khá lớn rêu, phần còn lại sẽ bị rửa trôi bởi vòi phun nước

mạnh. Rêu và tảo cũng phát triển bên trong nhà kính, tốt hơn hết là nên tiến
hành việc dọn sạch chúng khi nhà kính không có cây trồng.
Nên mặc đồ bảo hộ và đội mũ chống thấm trong suốt quá trình dọn dẹp
nhà kính. Axit crezola hay các loại dung dịch rửa kính thông dụng khác rất có
hiệu quả cho việc làm sạch bên trong nhà kính bởi vì chúng có khả năng làm sạch
rêu và tảo rất hiệu quả. Rêu và tảo ở chỗ kính phủ nhau nên được dọn sạch bằng
một mẩu kim loại và vòi nước.
13
Một trong những việc phụ đáng quan tâm với bất kỳ loại nhà kính nào
là sự sạch sẽ của kính, đặc biệt là trong những khu công nghiệp, những khu
vực nhiều bụi bẩn.
Chân tường nên được chà sạch mỗi năm với một bàn chà bằng sắt; nếu cần
thiết thì quết vôi trắng hoặc dùng sơn nhũ tương.
Đối với nhà che phủ, sau một thời gian sử dụng, thì nylon đã mất khả
năng cho ánh sáng, do đó cần thiết phải thay mới.
Các hệ thống sử dụng trong
nhà kính phải thường xuyên được kiểm tra và lau
chùi.
14
CHƯƠNG 2: KĨ THUẬT NHÂN GIỐNG , TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
I.Kĩ thuật nhân giống , trồng và chăn sóc
Có thể nhân giống lấy bằng cách cắm vảy, tách củ, nuôi cấy mô, nhân
bằng hạt, mầm hạt.
1. Nhân giống bằng giâm vẩy (cắm vẩy)
Đây là phương pháp nhân giống cổ truyền đối với tay. Trên thân vẩy (củ)
của tay có rất nhiều vẩy, mỗi vẩy có thể sinh ra vài vẩy nhỏ ở gốc, mỗi thân vẩy
nhỏ sẽ hình thành một cơ thể mới. Vì vậy, cách nhân giống này có hệ số nhân
tương đối cao. Thời gian giâm tốt nhất là vào mùa Xuân (tháng 3-4) vào lúc thu
hoạch củ.
1.1. Kỹ thuật giâm

- Tiêu độc vảy: Chọn củ to mập, bóc bỏ lớp vẩy khô hoặc thối bên ngoài,
rồi bóc lấy vẩy lành, khoẻ ngâm trong dung dịch Foocmalin 40% pha theo tỷ lệ
1/80 lần trong 20 phút, sau đó lấy ra dùng nước sạch rửa 3 lần rồi hong khô.
- Chuẩn bị vườn ươm: Chọn nơi nhiệt độ ổn định thường xuyên duy trì ở
mức 20-
25 C, không có ánh sáng trực xạ, thiết kế vườn giâm có sàn rộng 40-
60m, chiều dài tuỳ
ý, chất nền để giâm có sàn rộng 40-60m, bằng cát sạch, hoặc
than bùn (tốt nhất là dùng than bùn có đường kính 0,2-0,5cm), độ dày lớp chất
nền 8-10 cm. Nếu số lượng ít có thề dùng khay gỗ hoặc chậu để giâm.
Thao tác giâm: Cắm nghiêng vẩy vào chất nền, khoảng cách 3 x 3cm,
cắm độ sâu bằng 1/3 đến 1/2 chiều dài vảy. Để kích thích ra rễ có thể
dùng αNAA nồng độ1000ppm phun vào vảy sẽ nâng cao tỷ lệ ra rễ và thúc đẩy
sự ra rễ nhanh của vảy củ.
1.2 Chăm sóc sau giâm.
Hàng ngày dùng bình phun, phun nước vào vẩy làm cho vẩy tiếp xúc tết
với chất

nền, duy trì nhiệt độ nhà giâm từ 22 - 25 C, độ ẩm nền giâm 80 - 85 %
sau đó giảm dần
việc tưới nước đề phòng vẩy bị thối. Để duy trì nhiệt độ có
thể dùng nhận hoặc lưới cảm quang che phủ. Sau 40-60 ngày ở vết cắt của vảy
sẽ ra củ con có rễ Mỗi vảy có thể sản sinh ra 1 -4 củ con, khi củ con có đường
kính 0,3 - 1 đêm sẽ mọc ra 1 - 5 rễ con, đợi cho củ con lớn thì bùng củ con đi
trồng chỗ khác và chăm sóc ở chế độ riêng.
2. Nhân giống bằng cách tách củ
Tách củ là phương pháp nhân giống bằng cách tách củ con được sinh ra
từ củ mẹ. Có thể trồng cây chuyên để nhân giống. Cũng có thể kết hợp sản xuất
hoa vụ hè để nhân giống, nhưng do khí hậu nóng nên chất lượng củ loại này kém.
15

* Chuẩn bị củ giống mẹ
Chọn củ không bị sâu bệnh, đường kính từ 8-10 cm ngâm vào dung dịch
Foocmalin 40% pha theo tỷ lệ 1/80 lần trong 30 phút, lấy ra rửa sạch hong khô.
* Chuẩn bị vườn ươm
Lily là cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng, nên đất trồng lấy phải
chọn những vùng đất cao ráo thông thoáng và có điều kiện tưới nước. Theo
kinh nghiệm thì nên chọn đất ở những vùng núi cao, ven sông, ven hồ là tết
nhất. Đất làm vườn ươm phải là đất nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước tốt, luống
rộng từ 100- 120cm, độ dài tùy ý.
* Trồng và chăm sóc
Trồng với khoảng cách cây 12 x 15cm. Mỗi luống rạch 5-6 hàng sâu 5-7
cm; rạch xong tưới đủ nước đợi nước ngấm đi rồi đặt củ vào hàng, cách nhau
15 cm, sau đó lấp đất dày 5 - 8cm.
Chăm sóc cây con: Sau khi cây mọc đều có thể tưới một lượng đạm
urê nhỏ (1/1000), có thể sử dụng sunfat amon để điền chỉnh độ chua.Mỗi hecta
chứa 37kg đạm urê,
hoặc 74kg đạm sunfat amôn. Hòa phân trên vào nước để
tưới, sau 20 ngàybón một lần nữa giống như trên. Đến khi cây chuẩn bị có
nụ, mỗi hecta bón 75kg diamôn phốtphát (DAP) + 22,5kg
monokalyphốtphát
Làm cỏ xáo xới: Trong quá trình trồng cần xáo xới nhẹ, xới nông để
tránh tổn thương rễ.
Nhổ bỏ cây bệnh: Khi cây bị bệnh, có sự tiêu hao dinh dưỡng nhiều,
không có lợi cho sinh trưởng của cây, do vậy phải nhổ bỏ và tiêu hủy kịp thời
cây bị bệnh.
* Đào củ giống
Ở vùng núi cao thông thường đầu tháng 12, lá bắt đầu khô héo, vùng đồng
bằng đầu và giữa tháng 1 đến tháng 3 lá héo, cần đào củ ngay để bảo quản.
Khi đào củ, không tách ngay củ mẹ với củ con mà đặt 1 - 2 ngày, sau khô loại
bỏ đất bùn và rễ rồi mới tách. Cần chú ý là củ được đào về phải để nơi khô

mát, tránh không được phơi ra ánh nắng làm khô vảy. Khi thu hoạch nếu thân
cây chưa khô hẳn thì hãy đặt cây vào nơi râm mát 2 - 3 ngày để cho dinh dưỡng
cho thân dồn hết về củ rồi mới cắt thân.
* Phân loại củ
Mỗi củ mẹ đều có thể có 3 - 5 củ con tương đối lớn (chu vi 5cm trở lên)
và 4 - 8 củ con (chu vi 1 -3 cm). Củ mẹ được phân loại theo độ lớn để dùng,
16
những củ con có chu vi 5cm trở nên đem trồng sau 1 vụ có thể thành củ nhỡ để
sản xuất hoa (1 đêm trở lên). Củ có chu vi 1 -3 cm thì phải trồng 2 vụ mới thành
củ sản xuất hoa được
3. Nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào (Invitro)
Lily nhân giống bằng củ có hệ số nhân giống thấp, mặt khác nếu nhân liên
tục nhiều năm, virut tích lũy lại và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, làm cho
cây sinh trưởng yếu hoa nhỏ. Để khắc phục nhược điểm trên người ta sử dụng
phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Cho đến nay, kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào đã
trở nên quen thuộc và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất củ Lily.
* Ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô tế bào:
Hệ số nhân giống nhanh (Hệ số nhân giống bằng sinh sản củ thường
không quá 16 gần, nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô, sau 1 năm từ một bộ
phận cây, được trên 2 vạn củ)
Có thể tạo ra giống mới: nuôi cấy mô là phương pháp gây nhân giống ở
bộ phận cơ quan của cây, mô và tế bào là những phần có độ biến dị lớn, dễ
khống chế điều kiện nuôi, lợi dụng đặc điểm này có thể tạo ra giống mới.
Có thể tạo ra cây con sạch bệnh virut: đây là một nhân tố quan trọng
khắc phục sự thoái hóa ở Lily. Nhân bằng củ thì vinh có thể truyền lan từ thế hệ
này sang thế hệ khác, do đó bệnh ngày càng nặng, làm cho cây sinh trưởng yếu,
hoa nhỏ, ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ. Nếu dùng phương pháp nuôi cấy mô
sẽ loại trừ được virut, tạo được cây con sạch bệnh.
Không bị hạn chế bởi thời tiết, hoàn toàn có thể khống chế các yếu tố
trong phòng nuôi cấy, do đó có thể chủ động về giống

Tiết kiệm đất, lao động và thời gian
* Tóm tắt quy trình nuôi cấy mô:
+ Lấy mẫu: Các phần lấy để nuôi cấy mô có thể lấy từ củ, lá, nụ cuống
hoa nhưng lấy phần non của đỉnh sinh trưởng tốt hơn cả. Vì chúng dễ lấy, dễ
khử trùng, thời gian mọc thành cây ngắn.
+ Khử trùng mẫu mẫu được lấy ra ngâm vào nước sạch 15 phút rồi đưa
lên tiêu độc
+ Nuôi cấy trong phòng: điều tiết môi trường nuôi cấy nhiệt độ thích
hợp là 20
-24 C, ánh sáng từ 1.000 - 2.000 Lux, thời gian chiếu sáng mỗi
ngày từ 10- 12h, (các bước nuôi cấy mô giống như với loài thân thảo khác).
+ Đưa cây ra vườn ươm sau khi cây con ra rễ dài từ 0,7 - 1 cm, có thể lấy
ra trồng. Khi mới lấy từ bình nuôi cấy ra không nhất thiết phải tách thành cây
17
một, đợi cho sau khi cây sống chắc chắn rồi thì mới tách riêng ra. Thời gian đầu
chú ý đảm bảo nhiệt độ
luôn mát mẻ (15-25 C).
Đối với giống quý hiếm, để đảm bảo tỷ lệ sống cao thường sau khi lấy
từ bình ra, người ta đặt trên giấy thấm nước, đợi cho rễ con ra nhiều lông hút
mới rồi chuyển vào nơi tiêu độc để trồng trong vườn ươm.
Thông thường tỷ lệ sống của tay nuôi cấy mô hiện nay có thể đạt từ 80 -
100%
4. Nhân giống bằng hạt
Nhân giống lấy bằng hạt thường chỉ áp dụng ở một số giống như: dòng
lily thơm, lily Đài Loan… Hạt lấy ở trong 3 ngăn nhỏ của quả, hạt chín có màu
nâu, dẹt, môi quả có trên 100 hạt hạt mới thu về nảy mầm nhanh nhưng bảo
quản càng lâu sức nảy mầm càng kém. Có thể gieo hạt vào chậu hoặc vào khay
đất gieo hạt được phối trộn theo tỷ lệ: đất vườn, mùn, cát nhỏ : 2: 2: 1 trộn một
lượng phân N - P - K với tỷ lệ 0,03%. Đáy chậu cần lót sỏi để thoát nước. Hạt
gieo cách nhau 2 - 3cm, gieo hạt xong phủ một lớp đất mỏng. Đặt chậu gieo hạt

vào trong nhà ấm, đậy kín hoặc nhân lên trên để giữ nhiệt.
Nhiệt độ trong phòng từ 15 - 25 C sau vài tuấn có thể nảy mầm, trước
hết mọc ra lá
mầm giống như cỏ sau đó ra lá rất nhanh, gieo hạt vào vụ Xuân
đến vụ Thu đã có một số cây lớn ra hoa, nhưng hoa nhỏ, chưa sử dụng làm hoa
thương phẩm được.
Nhân giống bằng hạt có nhiều ưu điểm: dễ làm, giá thành thấp, thu được
nhiều cây khỏe, không bị bệnh; ngoài ra do đặc điểm của thụ phân chéo vì vậy
có thể thu được những dòng biến dị làm vật liệu công tác chọn tạo giống mới.
Nhược điểm: mất nhiều thời gian, từ gieo hạt đến khi cây ra hoa có chất
lượng tốtphải mất 3-4 năm, vì vậy phương pháp nhân giống này ít được ứng
dụng.
5. Chăm sóc củ con
Bằng cách cắm vảy, nuôi cấy mô để tạo ra củ con, những củ này
thường nhỏ, có đường kính chỉ khoảng 1 - 2 cm. Để làm cho củ con mau lớn
thì phải trồng trong môi trường tốt. Nói chung củ con sau 2 năm chăm sóc có
thể trở thành củ trồng cho ra hoa. Vì củ con cần nhiều phân bón nên phải trộn
phân chậm tan vào hỗn hợp nền. Cũng có thể sử dụng phối hợp phân hữu cơ với
phân vô cơ. Nguyên tắc bón phân là bón ít phân nhưng bón nhiều lần, phân bón
phải đủ thành phần. Vì vậy trong quá trình sản xuất không những phải chú ý
cân đối 3 loại: đạm, lân, kali, mà còn cần chú ý cung cấp đủ các nguyên tố vi
lượng. Cần đảm bảo lưu thông không khí, đảm bảo đủ ầm, đủ ánh sang
và duy trì
18
nhiệt độ ở 15 - 25 C. Sau trồng một năm có thể cho củ trồng để lấy hoa. Chú
ý ở năm thứ hai một số cây có thể ra nụ cần ngắt bỏ kịp thời để cho củ mau lớn
(Đặng Văn Đông, 2003)
II.Quy trình kĩ thuật
Lily là loại cây ưa sáng, nhu cầu ánh sáng khoảng: 60 - 85%, thích nghi khí
hậu lạnh với nhiệt độ khoảng: 17 - 25

o
C. Độ ẩm từ 60-80%, nếu quá khô củ dễ bị
mất nước, quá trình quang hợp và hô hấp giảm nếu quá ẩm củ dễ thốí cây dễ bị
bệnh. Lily là cây có dạng thân hành, sống lâu năm ở trên cạn. Để đảm bảo cây có
sức sinh trưởng tốt, chất lượng hoa thương phẩm đạt tiêu chuẩn xuất bán trong
nước và xuất khẩu, điều khiển thời điểm ra hoa đúng thời vụ, cần đảm bảo đầy đủ
các khâu trong qui trình như sau:
1 - Sử lý đất và phối trộn giá thể
1.1. Thành phần giá thể
- Xỉ than, Vôi bột, Phân hữu cơ vi sinh, N-P-K, Trấu, Đất mặt.
- Đào bóc lớp đất mặt trong luống sâu: 40-45cm. Để riêng lớp đất mặt, nhặt sạch
rễ cây cỏ, tàn dư thực vật, sỏi đá….
- Làm đất lên luống: Rộng 1 - 1,2m. Cao 20 - 30 cm để thoát nước.
1.2. Phương pháp phối trộn
+ Dải một lớp sỉ than dầy 10cm. Cho các viên sỉ to xuống dưới sau đó rải
lớp sỉ nhỏ lên trên . Có thể trộn lớp sỉ than nhỏ này với đất mặt để trồng.
Mục đích: Tăng khả năng thấm hút nước bề mặt. Đảm bảo lượng không khí cho
rễ cây hô hấp . Chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh từ tầng đất dưới
+ Dải 30cm đất mặt đã được nhặt sạch thân rễ cỏ và sỏi đá …
+ Dải đều 1 lớp trấu trên mặt luống: 30 kg/100m
2
+ Dải tiếp 1 lớp vôi bột đều trên mặt luống: 10 kg/100m
2
+ Dải tiếp 1 lớp Phân hữu cơ vi sinh: 1 tấn /100m
2
+ Dải tiếp 1 lớp Phân N -P-K: 10 kg/100m
2
+ Phun Viben C liều lượng: 25g/8lít nước /100m
2
Trộn đều lớp giá thể trên đến độ sâu 15cm, làm nhỏ đất đảm bảo nhỏ mịn đều.

Yêu cầu : Phối trộn Giá thể + sử lý đất trước khi trồng từ: 7-10 ngày.
2 - Kỹ thuật trồng
2.1. Chọn giống:
Mỗi giống có các đặc trưng, đặc tính khác nhau như các đặc điểm về hình
thái, thời gian sinh trưởng do vậy việc chọn giống đóng vai trò hết sức quan
trọng, quyết định đến sự sinh trưởng phát triển, chất lượng hoa, thời điểm thu
hoạch và nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
19
Với các dòng Oriental thời gian sinh trưởng thường dài (100 - 120 ngày).
chất lượng hoa tốt, màu sắc đẹp, cánh dày, độ bền hoa cắt cao. Các dòng LA
-Hybride ngắn hơn ( 70 - 90 ngày) tuỳ thuộc từng giống. Kích cỡ củ giống có
quan hệ chặt chẽ tới chất lượng hoa thương phẩm, củ giống càng to, số lượng
nụ /cành càng cao. Vì vậy cần có công tác chọn lọc, phân loại củ giống trước khi
trồng, nhập các củ giống có chất lượng tốt, kích cỡ to
Chọn những củ giống đã được sử lý xuân hoá đang nảy mầm, có bộ rễ tốt,
không bị bệnh (Nên trồng khi củ có chiều dài mầm từ 0,5 - 1,0 cm, nếu để mầm
phát triển quá dài khi trồng dễ gây tổn thương cho cây do dó dễ bị nhiễm bệnh).
2.2. Thời vụ trồng:
Lily là cây có nguồn gốc ôn đới, thích ứng với điều kiện nhiệt độ 17 - 25
o
C.
độ ẩm 60-80%, đặc biệt Lily rất mẫn cảm với nhiệt độ, nhiệt độ cao > 25
o
C cây
sinh trưởng nhanh, thời gian sinh trưởng ngắn.
Thời gian sinh trưởng các giống nhập nội ở vụ Hè Thu ngắn hơn so với
giống gốc từ 25 - 30 ngày, đối với vụ Đông - Xuân khá chuẩn so với giống gốc,
do vậy việc lựa chọn giống và xác định thời vụ là khâu quan trọng quyết định sự
thành bại của Doanh nghiệp. Ngoài ra cần phối hợp với các biện pháp kĩ thuật
chăm sóc và điều khiển nhiệt độ, độ ẩm phù hợp mới có thể tạo được hoa chất

lượng cao, nở đúng thời gian theo ý muốn.
- Với các dòng Oriental (Stagazer, Sorbonne, Yelloween, Valdermar,
Ribera )
+ Trồng từ: 25/8-05/9 Thu hoạch vào dịp 20/11
+ Trồng từ: 20/11-30/11 Thu hoạch vào dịp 08/03
- Với các dòng LA -Hybride (Twister, Avenilo, Acapuco, Freya )
+ Trồng từ: 10/9-15/9 Thu hoạch vào dịp 20/11
+ Trồng từ: 05/12-10/12 Thu hoạch vào dịp 08/03
2.3. Kĩ thuật trồng:
- Sử lý củ trước khi trồng bằng Viben C hoặc Rydomyl: 20g/8lít nước (có
thể phun trực tiếp vào củ sau khi trồng).
- Mật độ trồng 25 - 28 củ /m
2
, (20 x 20 cm hoặc 18 x 20 cm
2
).
- Độ sâu lấp đất: 10-12cm trên củ.
Sau khi trồng dùng bình phun sương tưới nhẹ đủ ẩm. Duy trì độ ẩm đất đạt
70% - 80%.
3 - Chăm sóc
3.1. Bón phân
- Bón thúc N - P- K 5-10-3:
20
+ Tháng thứ 1: Bón 50g/m
2
+ Tháng thứ 2: Bón 70g/m
2
+ Phun Pomior 0,3% qua lá
+ Tháng thứ 3: Bón 70g/m
2

+ Phun PotasPhosphas 0,25% qua lá
- Phương pháp bón:
+ Bón NPK: Dùng Dầm rạch nhẹ ở giữa các hàng cây, ở độ sâu từ 2 – 3 cm.
Trộn đều phân với đất bột khô để bón cho đều. Sau khi bón cần lấp đất ngay chú
ý cần lấp kín phân để phân không bị khô, cây dễ hấp thụ.
+ Bón thúc qua lá:
Dùng Pomior hoà với nước phun uớt đẫm thân lá. Liều lượng dùng: 30 - 40 ml
Pomior pha với 10 lít nước. PotasPhosphas 0,25% khi cây bắt đầu phân hoá mầm
hoa, từ 7- 10 ngày phun 1 lần, phun ướt đẫm lá.
3.2. Làm cỏ phá váng
Yêu cầu: Phải tạo cho lớp đất mặt tơi xốp thoáng khí hạn chế sự cạnh tranh
dinh duỡng của cỏ dại.
Dùng dầm xới nhẹ mặt luống, độ sâu xới đất từ 2-3cm, cách gốc từ 4- 5cm.
Chú ý tránh làm đứt rễ hoặc gây tổn thương cho thân và bộ rễ vì đây là con
đường chính để các loại nấm, vi khuẩn xâm nhập gây hại cho cây. Thời gian làm
cỏ: 10 - 15 ngày /lần.
3.3. Chế độ chiếu sáng:
Hoa Ly là cây ôn đới, thích nghi với điều kiện chiếu sáng tán xạ, cường độ
chiếu sáng thấp. Đặc biệt với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam cần có lưới che chắn
nắng thường xuyên, nên trồng cây trong nhà kính hoặc che phủ nilon giả kính.
Đảm bảo cường độ chiếu sáng từ 50-60% ánh sáng trực xạ.
Duy trì nhiệt độ trong nhà kính từ: 20 - 25
0
C.
Độ ẩm không khí từ 60 - 70%.
3.4. Phòng trừ sâu bệnh:
a. Rệp sáp:
Thường gây hại trên các lá non gần ngọn, cây sinh trưởng phát triển kém.
Biện pháp phòng trừ: Phun Regent, Supracide 0.05% - 0.1% trừ sâu, Rầy, Rệp.
Lượng phun: 8 - 10 lít nước thuốc / 100 m

2
b. Nhện đỏ:
Thường gây hại trên các lá non. Nhện chích hút nhựa cây, các vết chích hút
đâu tiên nhỏ, sau đó lan dần rộng có màu vàng. Làm cho lá có các đốm vàng
loang lổ, gân lá có màu xanh.
21
Biện pháp phòng trừ: Phun Supracide 0,1% hoặc Octus, Kelthan, Pegasus.
Phun 2 lần mỗi lần cách nhau 7- 10 ngày. Lượng phun: 6 - 8 lít nước thuốc /
100m
2
3.5. Bệnh hại
a. Bệnh Thối nõn:
Nguyên nhân do nấm gây nên. Bệnh gây hại từ Củ, Mầm chồi non, Thân
và ở Lá….
Bệnh thường gây hại ở những lá non, chồi ngọn. Cây bị bệnh thường sinh
trưởng rất chậm. Các lá thường xuất hiện bệnh từ đầu lá sau lan dần ra gân lá và
thịt lá làm cho đầu lá bị khô, lá phát triển không đều cong queo, dị dạng, khả
năng quang hợp kém.
Biện pháp phòng trừ: Phòng là chính. Trước khi trồng phải làm đất thật kĩ,
nhặt sạch tàn dư thực vật. Phun VibenC hoặc tốt nhất dùng Rydomyl với liều
lượng: 25g/8lít nước, phun ướt đẫm đều mặt luống, trộn đều với lớp đất mặt đến
độ sâu 15cm.
Khi trồng cần sử lý củ giống bằng Rydomyl hoặc VibenC trước khi lấp đất.
Khi bệnh đã phát sinh, phát triển cần sử lý sớm: Loại bỏ ngay các cây bị bệnh,
Phun Rydomyl 25g/8l nước, VibenC 25g/8l nước, phun ướt đẫm thân lá. Thời
gian phun: Từ 7 đến 10 ngày /lần.
Hạn chế tưới nước cho đến khi bệnh không phát sinh phát triển nữa mới tiếp
tục tưới.
b. Bệnh vàng lá:
Nguyên nhân do Virus gây nên.

Triệu chứng bệnh: Lá bị vàng đều trên toàn bộ phiến các lá non, cây sinh
trưởng, phát triển chậm, thân và lá nhỏ. Bệnh nặng có thể gây rụng lá.
Phòng trừ bệnh: Sử lý đất, củ giống bằng VibenC. Khi có bệnh cần phát hiện
sớm. Dùng VibenC phun ướt đẫm thân lá. hoặc dùng Rydomyl 25 g +
Streptomycin 1g pha cho 1bình 8 lít nước phun ướt đẫm lá.
4. Thu hoạch - Bảo quản
Khi nụ hoa bắt đầu chuyển màu, kích cỡ nụ phát triển nhanh, nụ đã chín
(kích cỡ nụ to, từ cứng chuyển sang mềm) bắt đầu thu hoạch.
4.1. Phương pháp thu hoạch:
a. Cắt cành:
Dùng kéo sắc cắt gọn cành hoa, độ cao cắt cành tuỳ thuộc chiều cao cây và
mục đích thu hoạch. Sau khi cắt cành cho vào xô có chứa 10 cm nước + dung
dịch bảo quản (Pomior 0,3%).
22
b. Đánh cây trồng chậu:
Trước khi bứng cây cần tưới đẫm luống hoa, dùng Mai hoặc xẻng sắc đào
sâu xung quanh gốc 20 - 25 cm. Bứng gọn cả bầu đất + cây cho vào túi ni lon,
buộc chặt miệng túi để tránh vỡ bầu khi vận chuyển.
Xếp cây + bầu theo phương thẳng đứng, chú ý xếp và chèn chặt bầu và cây
để không bị lắc, đổ trong quá trình vận chuyển.
Sau khi vận chuyển cần nhanh chóng tháo dỡ, tưới ẩm và trồng ngay vào
chậu, bình
Thành phần giá thể trồng chậu: 30% phân chuồng hoai + 20% Trấu + 50%
đất mặt.
4.2. Bảo quản
a. Bảo quản hoa tươi:
Với hoa cắt cành nở sớm hơn trước thời điểm tiêu thụ cần có kho lạnh để
bảo quản, tuy nhiên thời gian bảo quản không quá 7 ngày.
Điều chỉnh nhiệt độ trong kho lạnh tới nhiệt độ 15
O

C. Xếp lần lượt các xô
đựng Hoa trong kho. Hạ dần nhiệt độ tới 8
o
C (cứ 6 giờ điều chỉnh nhiệt độ giảm
xuống 4- 5
o
C cho đến khi đạt 8
o
C). Thời gian bảo quản ở nhiệt độ này không quá
48 giờ.Nâng dần nhiệt độ tới 15
o
C (cứ 6 giờ điều chỉnh nhiệt độ tăng lên 4- 5
o
C
cho đến khi đạt 15
o
C). Trong thời gian này cần chiếu sáng nhân tạo (Dùng các
bóng đèn 60W chiếu sáng liên tục từ 12 - 14 giờ /ngày).
b. Đóng gói vận chuyển:
- Phân loại hoa theo tiêu chuẩn: Loại 1, loại 2,
- Bó hoa: tuỳ theo yêu cầu tiêu thụ để bó hoa loại 5 cành /bó, 10 cành /bó.
Chú ý phải bó chặt phần gốc trước khi đống gói.
- Đóng gói: Dùng giấy báo hoặc túi đựng hoa gói chặt các cành hoa, xếp vào
thùng gỗ hoặc thùng giấy theo hướng nằm ngang, chú ý chèn chặt các bó hoa
tránh va chạm trong khi vận chuyển
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Ngọc Tuân, Giáo trình Kỹ Thuật Nhà Kính, ĐH Đà Lạt, Khoa Nông Lâm,
2008.
2. Đào Thanh Vân, Đặng Thị Tố Nga, Giáo trình Cây Hoa, NXB Nông Nghiệp,Hà

Nội, 2007
 Tài liệu internet:
1. />2. />3. />4. />suat-cuc-cao/20108/106477.datviet
5. />6. />24
25

×