Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

KỸ THUẬT THỦY CANH DƯA CHUỘT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 32 trang )

CNSH trong sản xuất rau quả sạch
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Bộ môn: CNSH trong sản xuất rau quả sạch
Giảng viên: TS. Trần Thị Dung
Đề tài: KỸ THUẬT THỦY CANH
DƯA CHUỘT
Nhóm thực hiện:
1. Cao Dương Hoài Giang 072420S
2. Nguyễn Duy Tuyến 072641S
3. Phạm Trung Tuyến 072642S
Lớp: 07SH2D
Page 1
CNSH trong sản xuất rau quả sạch
TPHCM, 03-2011
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Phần I. Tổng quan
I.1. Khái niệm
I.2. Lịch sử phát triển
I.3. Vai trò của thủy canh trong trồng trọt
I.4. Các thuận lợi và khó khăn của canh tác thủy canh
I.5. Xu hướng phát triển sản xuất thủy canh trên thế giới
I.6. Các mô hình thủy canh phổ biến
I.7. Thủy canh với việc sản xuất rau sạch
I.8. Chất dinh dưỡng - môi trường nuôi trồng thủy canh
I.9. Giá thể thường được dùng trong thủy canh
I.10. Tình hình sản xuất thủy canh
I.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng thủy


canh.
Phần II. Kỹ thuật thủy canh dưa leo
II.1. Nguồn gốc
II.2. Phân loại
II.3. Đặc điểm thực vật học
II.4. Yêu cầu sinh thái của dưa leo
II.5. Giá trị của dưa leo
II.6. Một số sâu bệnh hại dưa leo và cách phòng trừ sâu bệnh
II.7. Tình hình tiêu thụ dưa leo
II.8. Những vật liệu cần chuẩn bị để trồng dưa leo thủy canh
II.9. Dung dịch dinh dưỡng
II.10. Gieo hạt giống vào giá thể
II.11. Chuyển cây con trong giá thể vào dung dịch
II.12. Theo dõi và chăm sóc cây trồng.
II.13. Thu hoạch
Phần III. Bàn luận
Tài liệu tham khảo
Page 2
CNSH trong sản xuất rau quả sạch
LỜI MỞ ĐẦU
Rau là một nguồn thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của mỗi
chúng ta. Trong mỗi bữa ăn của chúng ta thì rau đóng một vai trò rất quan trọng vì
chúng cung cấp cho chúng ta một lượng lớn các chất dinh dưỡng như các loại
vitamin A, C, B1, PP, calo, chất khoáng…
Rau cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế của người dân.
Hàng năm, ngoài việc cung cấp cho thị trường trong nước thì rau của chúng ta
cũng đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới thu về một lượng ngoại tệ rất lớn.
Việc phát triển rau ngoài những lợi ích trên thì nó còn có một vai trò rất quan trọng
trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Mặc khác, hiện nay việc ngộ độc thực phẩm, rau chiếm tỉ lệ khá cao do dư

lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong chúng, việc chạy theo lợi nhuận kinh
tế…, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Xuất phát từ những tầm quan trọng như vậy, việc tìm ra những kỹ thuật sản xuất
rau sạch, an toàn, hiệu quả là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách, nhiều kỹ thuật
sản xuất đã được áp dụng và đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Một trong những kỹ
thuật đó là việc sản xuất rau thủy canh.
Kỹ thuật thuỷ canh là một trong những kỹ thuật tiến bộ của ngành làm vườn
hiện đại, gắn liền với hoạt động trồng cây trong nhà kính được bảo vệ. Đó là
phương pháp trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp trong dung dịch dinh
dưỡng hoặc trong giá thể như cát, than bùn, vỏ xơ dừa, vermiculite perlite…Nó có
thể giải quyết vấn đề rau sạch rất cấp thiết hiện nay.
Trong bài báo cáo này, chúng em sẽ trình bày những nét chính về kỹ thuật thủy
canh và việc áp dụng kỹ thuật thủy canh vào sản xuất dưa leo.
Page 3
CNSH trong sản xuất rau quả sạch
I. Tổng quan về thủy canh (Hydroponics)
I.1. Khái niệm
Thủy canh là kỹ thuật trồng
cây không dùng đất mà trồng
trực tiếp vào môi trường dinh
dưỡng hoặc giá thể mà không
phải là đất. Các giá thể có thể là
cát, trấu, vỏ xơ dừa, than bùn,
vermiculite perlite…
Từ “hydroponics” được đề
xuất bởi W.F.Gericke vào năm
1936 để mô tả việc canh tác cây
trồng ăn được và làm cảnh trong
một dung dịch gồm nước và các
dinh dưỡng dạng hòa tan.

I.2. Lịch sử phát triển
I.2.1. Trên thế giới
Thủy canh là một phương
pháp sản xuất tiên tiến nhằm cung cấp các loại rau và sản phẩm trồng trọt sạch và an
toàn. Thủy canh đã được nghiên cứu từ khá lâu trên thế giới.
Các nghiên cứu về dinh dưỡng cây trồng đã bắt đầu từ hàng ngàn năm trước. Tài liệu ghi
chép việc canh tác cây trồng cạn không sử dụng đất được xuất bản đầu tiên năm 1627 bởi
Francis Bacon. Sau đó mô hình canh tác không cần đất được nghiên cứu rộng rãi.
Năm 1699 Jond Woodward (người Anh) đã thí nghiệm trồng cây trong nước có chứa
nhiều loại đất khác nhau. Những năm 60 của thế kỉ 19 Sachs và Knop (Đức) đã sản xuất
ra các dung dịch để nuôi cây. Trong những năm 30 của thế kỉ 20 TS.W.F.Gericke
(Califonia) đã phổ biến rộng rãi thủy canh ở Mỹ. Những nông trại thủy canh di động đã
cung cấp thực phẩm rau tươi cho lính Mỹ trong suốt thời gian chiến tranh quân sự tại
Nam Thái Bình Dương.
Trong số đó trang trại lớn nhất nằm ở Chofu Nhật Bản. Ngay tại Mỹ thủy canh được
dùng rộng rãi cho mục đích sản xuất kinh doanh hoa như: Cẩm chướng, lay ơn, cúc Các
cơ sở trồng rau còn có ở Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Đức và Thụy Điển Trong khi đó các
vùng khô cằn như Vịnh Ả Rập, Israel, thủy canh được sử dụng phổ biến để trồng rau. Ở
các nước Châu Mỹ LaTinh rau sạch cũng là sản phẩm chính của thủy canh. Hà Lan có
hơn 3.600 ha cây trồng không cần đất, Nam Phi có khoảng 400ha.
Page 4
CNSH trong sản xuất rau quả sạch
I.2.2. Ở Việt Nam
Ở trong nước việc trồng thủy canh được biết khá lâu nhưng chưa được nghiên cứu có
hệ thống và sử dụng để trồng các loại cây cảnh nhiều hơn.
Từ năm 1993, GS. Lê Đình Lương - Khoa sinh ĐHQG Hà Nội phối hợp với tổ chức
nghiên cứu và triển khai Hongkong (D&D HongKong) đã tiến hành nghiên cứu toàn diện
các khía cạnh khoa học kĩ thuật và kinh tế xã hội cho việc chuyển giao công nghệ và phát
triển thủy canh tại Việt Nam.
Đến tháng 10 năm 1995 mạng lưới nghiên cứu và triển khai được phát triển ở Hà Nội,

TP Hồ Chí Minh, Côn Đảo, sở khoa học công nghệ và môi trường ở một số tỉnh thành.
Những cơ sở trên đã tạo tiền đề cho thủy canh tại Việt Nam càng phát triển với nhiều
mô hình khác nhau từ quy mô hộ gia đình đến sản xuất đại trà.
Huỳnh Ngọc Thịnh (2005) đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng thủy canh hồi
lưu và không hồi lưu cho sản xuất rau xà lách (Lactuca sativa L.) và cải bẹ xanh (Brassica
jancea L.)” nhằm mục đích lựa chọn hệ thống thủy canh hữu cơ cho canh tác nông nghiệp
đô thị và sản xuất trên diện tích nhỏ và vừa trong điều kiện không sử dụng nhà lưới, nhà
kính trên hai đối tượng rau xà lách và cải bẹ xanh.
Phạm Tấn Trường và Võ Thị Bạch Mai (2005) đã nuôi trồng thủy canh không hồi lưu
trên cây con saintpaulia. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là nhằm tìm hiểu môi trường
dinh dưỡng khoáng và giá thể thích hợp cho nuôi trồng thủy canh không hồi lưu cây con
saintpaulia.
Trịnh Hải Thanh Bình (2007) với đề tài “Thiết lập hệ thống nuôi cấy thủy canh tự
động” đã thành công trong việc nghiên cứu, thiết kế hệ thống tự động tuần hoàn trong
việc nuôi trồng rau an toàn bằng phương pháp thủy canh. Phân viện sinh học Đà Lạt đã
ứng dụng công nghệ tự động này để trồng thử nghiệm dâu tây và một số cây thuốc có hợp
chất sinh học.
Và vừa qua, hai cơ quan khoa học tại Việt Nam là Phân viện Sinh học Đà Lạt và
Trung tâm nghiên cứu Chuyển giao công nghệ và Phân tích tại Hà Nội thử nghiệm thành
công hệ thống tự động hóa trong sản xuát rau thủy canh. Đây là hướng tốt cho ngành
canh tác rau xanh ở Việt Nam.
Ở Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ và Phân tích cũng cho biết
đã thiết kế thành công hệ thống tự động hóa trong sản xuất rau thủy canh. Đề tài tập trung
giải quyết tự động hóa cho thủy canh, định lượng thức ăn cho một số loại cây, củ, quả, và
điều khiển vi khí hậu như độ ẩm, nhiệt độ, cường độ bức xạ mặt trời để tạo ra một môi
trường vi khí hậu và định lượng thức ăn một cách tối ưu.
Nhìn chung, tình hình nghiên cứu thủy canh ở Việt Nam so với thế giới còn nhiều
thua kém và còn nhiều mặt hạn chế. Tuy nhiên, những thành tựu bước đầu đạt được cho
Page 5
CNSH trong sản xuất rau quả sạch

thấy hứa hẹn một tương lại đầy thành công trong công cuộc nghiên cứu và ứng dụng thủy
canh trong canh tác trên toàn đất nước.
I.3. Vai trò của thủy canh trong trồng trọt
Ngày nay thủy canh có một vai trò ngày càng cao trong sự phát triển của ngành nông
nghiệp thế giới. Sức ép của dân số, sự thay đổi khí hậu, sự xói mòn, sự phân phối nước
không đều và sự ô nhiễm nguồn nước đó là tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến cách thức
canh tác khác nhau.
Thủy canh đã đáp ứng được đòi hỏi từ việc canh tác ngoài trời đến việc trồng trong
nhà kính, đến việc sử dụng nguồn sáng trong việc sử dụng nguyên tử ngầm ở đại dương
đã cung cấp rau sạch cho phi hành đoàn. Đây là một ngành khoa học cao được sử dụng
tại những nước đang phát triển của thế giới thứ 3 cung cấp thức ăn cho những vùng khắc
nghiệt, nguồn nước sạch không có.
Tại Châu Úc điều kiện khi hậu khắc nghiệt và không thể tiên đoán được, đất trồng trọt
ít nên thủy canh được sử dụng để cung cấp những sản phẩm và hoa tươi cho thị trường và
xuất khẩu, cung cấp thức ăn cho việc nuôi trồng trong suốt mùa đông và những vùng hạn
hán tác động. Trong tương lai thủy canh được thuyết phục nhiều hơn với sự khám phá vũ
trụ.
 Giải quyết số mùa vụ trong năm.
 Trồng trọt ở những nơi khó khăn, khắc nghiệt.
 Thay đổi cơ cấu cây trồng.
 Tăng năng suất phẩm chất cây trồng.
 Tạo cảnh quan môi trường.
 Cung cấp sản phẩm trồng trọt sạch, an toàn nhất là vấn đề rau sạch
I.4. Các thuận lợi và khó khăn của canh tác thủy canh
I.4.1. Thuận lợi
Thủy canh là một trong những kĩ thuật tiên tiến của nghề làm vườn hiện đại. Người
tiêu dùng đã tin tưởng hơn với những cây trồng bằng phương pháp thủy canh, vì những
ưu điểm của kĩ thuật hiện đại này:
 Không cần đất chỉ cần không gian để đặt hộp, có thể trồng ở những nơi như hải
đảo, miền núi xa xôi, cũng có thể trồng ở những nơi như sân thượng, balcon

 Không phải làm đất, không có cỏ dại, không cần tưới nước.
 Trồng được nhiều vụ có thể trồng trái vụ.
 Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và các hóa chất độc hại khác.
 Năng suất cao vì có thể trồng liên tục.
 Sản phẩm hoàn toàn sạch, đồng nhất giàu dinh dưỡng và tươi ngon.
 Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.
 Không đòi hỏi lao động nặng nhọc, người già, trẻ em đều có thể tham gia.
I.4.2. Khó khăn
Page 6
CNSH trong sản xuất rau quả sạch
Bên cạnh những lợi ích của mô hình canh tác theo hướng sử dụng dung dịch dinh
dưỡng còn có những giới hạn nhất định.
Đầu tiên là chi phí đầu tư ban đầu cho mô hình khá cao dẫn đến không mang lại hiệu
quả kinh tế so với canh tác truyền thống kết hợp với việc kiểm soát điều kiện môi trường
tốt (Delaney, 2000). Hơn nữa, thủy canh đòi hỏi người trồng có kinh nghiệm và kiến thức
trong việc chuẩn bị dinh dưỡng, nhận biết và điều chỉnh kịp thời việc thiếu hụt dinh
dưỡng, duy trì điều kiện canh tác ổn định. Bên cạnh đó, thủy canh cũng hạn chế về số đối
tượng áp dụng đặc biệt là các cây trồng thân gỗ (lâu năm) và rau ăn củ. Và nếu áp dụng
mô hình tự động hóa trong thủy canh đòi hỏi nhu cầu về năng lượng cao cho việc vận
hành máy móc.
Do đó, việc canh tác thủy canh ở Việt Nam hiện nay vẫn chỉ áp dụng ở quy mô nhỏ và
phục vụ cho mục đích nghiên cứu là chủ yếu.
I.5. Xu hướng phát triển sản xuất thủy canh trên thế giới
Do những khó khăn nhất định của phương pháp thủy canh nên xu hướng phát triển
của sản xuất nông nghiệp theo hướng thủy canh cũng có những đặc điểm riêng:
 Chủ yếu các nước phát triển mới áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp bằng phương
pháp thủy canh với quy mô lớn như Hà Lan, Úc, Canada, Mỹ…Do nhu cầu an toàn của
người tiêu dùng tại các quốc gia phát triển đòi hỏi các sản phẩm sạch dù giá cao nên sản
lượng các sản phẩm thủy canh gia tăng nhanh nhất là các loại rau.
 Các vùng, lãnh thổ thuộc khu vực bán khô hạn và khô hạn cũng phát triển các mô hình

thủy canh trong sản xuất nông nghiệp do nhu cầu về nước tưới rất hạn chế. Các khu vực
này thường cải tiến hệ thống tưới để mang lại hiệu quả tối đa.
 Do chi phí đầu tư ban đầu của các mô hình thủy canh cao hơn so với canh tác truyền
thống do đó nhu cầu đòi hỏi cải tiến hệ thống nhà kính với chi phí thấp, thời gian sử dụng
dài. Hơn nữa, khi áp dụng tự động hóa trong các mô hình thủy canh nhằm giảm công lao
động làm gia tăng sử dụng các nguồn năng lượng nhân tạo để phục vụ. Do đó cần phát
triển các nguồn năng lượng thay thế rẻ hơn và sạch hơn như năng lượng mặt trời hay các
nguồn năng lượng trong tự nhiên khác.
I.6. Các mô hình thủy canh phổ biến
Thủy canh (hydroponics) ban đầu được hiểu là trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng.
Tuy nhiên, hiện nay đã phát triển thêm nhiều phương pháp khác nhưng đều dựa trên quy
tắc ban đầu như cây được trồng trên các giá thể trơ (không có dinh dưỡng) rồi được cung
cấp dinh dưỡng qua hệ thống tưới liên tục. Do đó, thủy canh hiện nay được hiểu là
phương pháp cung cấp dung dịch dinh dưỡng cho cây thông qua bộ rễ.
Thủy canh có thể được chia thành 3 nhóm chính như sau:
I.6.1. Thủy canh không hồi lưu (hệ thống mở)
I.6.1.1. Phương pháp nhúng ngập rễ
Page 7
CNSH trong sản xuất rau quả sạch
Đây là một trong những phương pháp thủy canh không hồi lưu. Cây con được trồng
trong những chậu nhựa được đặt lên các bảng bằng xốp, gỗ sao cho vừa khít với chậu
nhằm hạn chế sự bốc thoát hơi nước. Thùng chứa dung dịch dinh dưỡng được làm sao
cho vừa với bảng trồng cây. Dung dịch dinh dưỡng được cho vào khoảng 2/3 thùng chứa
để tạo sự thông thoáng cho rễ.
Trong quá trình trồng, mực nước trong thùng chứa sẽ giảm dần làm gia tăng nồng độ
các ion trong dung dịch dinh dưỡng dẫn đến ức chế sinh trưởng của cây. Do đó, cần thay
thế dung dịch dinh dưỡng khi quan sát thấy mực nước trong thùng chưa hạ xuống quá
thấp.
I.6.1.2. Phương pháp thả nổi
Phương pháp này tương tự như nhúng ngập rễ tuy nhiên không cần tạo khoảng trống

giữa các bảng giữ cây mà để cây nổi trực tiếp trên mặt dung dịch dinh dưỡng. Dung dịch
dinh dưỡng được bổ sung hoặc thay mới khi mực nước hạ thấp. Phương pháp này cần sử
dụng bộ phận tạo không khí bên trong dung dịch.
I.6.1.3. Phương pháp mao dẫn
Cây con được trồng vào các chậu nhựa có khoét lỗ dưới đáy và giá thể với kích thước
khác nhau tùy thuộc vào độ lớn của cây. Các chậu nhựa đặt lên các đĩa hơi trũng, hoặc
đặt trên các máng cạn chứa dung dịch dinh dưỡng. Phương pháp này phù hợp với các cây
cảnh trồng trong nhà. Cây hút nước và dinh dưỡng nhờ hiện tượng mao dẫn.
I.6.2. Thủy canh hồi lưu (hệ thống kín)
I.6.2.1. Phương pháp màng dinh dưỡng (NFT- nutrient film technique)
Kỹ thuật màng dinh dưỡng NFT được xem là phương pháp thủy canh truyền thống vì
trong mô hình, rễ cây tiếp xúc trực tiếp dung dịch dinh dưỡng mà không cần giá thể. Một
lớp mỏng (0.5mm) dung dịch dinh dưỡng được cho chảy liên tục trong các kênh trồng.
Các kênh trồng thường được làm từ các vật liệu mềm dẻo, 2 mép xếp thành mái nhằm
hạn chế sự bốc thoát hơi nước. Cây con được cố định ở giữa 2 mép.
Chiều dài mỗi kênh trồng tối đa là 5-10m tùy thuộc vào điều kiện thực tế và được đặt
trên một khung thoải. Dung dịch dinh dưỡng được bơm từ thùng chứa lên bên trên dốc và
dung dịch chảy theo chiều trọng lực đến cuối kênh và trở lại thùng chứa.
Trên thực tế, việc duy trì một lớp dinh dưỡng mỏng xuyên suốt rất khó thực hiện do
đó có nhiều biến thể từ phương pháp này nhằm hạn chế các yêu cầu kỹ thuật cao.
I.6.2.2. Phương pháp dòng chảy - hệ thống ống (DFT – Deep flow
technique)
Đây được xem là một biến thể phổ biến của phương pháp NFT nhưng các kênh được
thay thế bằng các hệ thống ống PVC đường kính 10cm. Trên các ống có khoét các lỗ để
vừa chậu lưới nhựa. Cây con được cho vào các chậu đặt trên các ống PVC, bên trong có
chứa một ít giá thể để giữ cây đứng.
Page 8
CNSH trong sản xuất rau quả sạch
Các ống PVC có thể được xếp trên các giàn sắt hay gỗ nằm ngang hoặc bố trí theo
kiểu zig zag để tận dụng không gian hoặc bố trí theo kiểu bậc thang để tận dụng ánh

sáng.
I.6.3. Phương pháp khí canh
Trong phương pháp khí canh, cây trồng
được đặt vào các hốc vừa các chậu và rễ cây
lơ lửng trong không khí bên dưới các tấm
Styrofoam. Các tấm Styrofoam thường được
hàn thành hình ki, chóp nhọn để tận dụng
không gian hay hình khối chữ nhật kín để
tránh ánh sáng lọt giúp rễ phát triển cũng
như hạn chế sự sinh trưởng của tảo.
Dinh dưỡng được cung cấp qua hệ thống
phun sương bên trong các tấm Styrofoam
nơi rễ cây tập trung.
Phương pháp khí canh thường áp dụng cho các loại cây dễ tổn thương bộ lá như rau
ăn lá và để sản xuất thực phẩm sạch phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.
I.7. Thủy canh với việc sản xuất rau sạch
Việc ngộ độc thực phẩm với thuốc trừ sâu hay hóa chất bảo vệ thực vật chiếm tỉ lệ
cao. Tuy ngộ độc không gây nguy hiểm tức thời nhưng gây ảnh hưởng lâu dài có thể gây
ung thư.
Ở các vùng sản xuất rau, việc sử dụng thuốc trừ sâu rất phổ biến, kể cả các loại thuốc
bị cấm: lân, chlor, carbanate…Các loại thuốc trừ sâu độc hại thường phun lên rau với
nồng độ gấp 10-20 lần, có khi 50 lần, thậm chí có nơi trước khi thu hoạch 1-3 ngày vẫn
phun thuốc, nhiều lái buôn nhúng rau, đậu vòa dung dịch Azodrin để rau, đậu có màu
xanh láng khi mang ra chợ bán.
Vậy, thế nào là rau sạch?
Hiện nay, Việt Nam có một quy định chung về rau sạch mà tạm thời sử dụng tiêu
chuẩn về dư lượng tối đa thuốc trừ sâu trên rau quả của FAO (Food Agriculture
Organization) và WHO (World Health Organization). “Rau an toàn là rau có dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật không vượt mức cho phép dư lượng các độc tố và vi sinh vật có hại
tới sức khỏe con người ở mức tối thiểu cho phép”.

Dư lượng nitrat, kim loại nặng, nông dược và mức độ nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng
có hại có lẽ quan trọng nhất xác nhận mức độ sạch cho mặt hàng “rau sạch”.
Hiện nay, sản xuất rau sạch được tiến hành theo các mô hình công nghệ khác nhau
như: thủy canh cách ly, nhà lưới cách ly, canh tác hữu cơ…và sản xuất trên đồng ruộng.
Page 9
CNSH trong sản xuất rau quả sạch
Tuy nhiên, với mọi mô hình, các vấn đề then chốt vẫn là chế độ phân bón, nước tưới,
quy trình sử dụng nông dược và các biện pháp nông dược khác nhau để bảo vệ thực vật.
Công dụng nhà lưới, nhà kính kết hợp với quy trình canh tác thủy canh cho phép cách ly
một phần với môi trường sâu bệnh bên ngoài, giảm tối đa lượng nông dược. Vì vậy, cho
sản phẩm “rau sạch”.
Sản xuất rau sạch trên qui mô đại trà mức đầu tư thấp, giá thành hạ để có rau sạch cho
hàng triệu người tiêu dùng thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Sẽ có ý nghỉa rất lớn về dịch
tễ y tế xã hội và môi trường.
I.8. Chất dinh dưỡng - môi trường nuôi trồng thủy canh
I.8.1. Chất dinh dưỡng
Những nguyên tố cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển thích hợp nhất là C, H,
O,N, S, Mg, Fe, Cu, Zn, Bo, Mo. Một số nguyên tố chỉ cần với một lượng rất ít, tuy
nhiêm trong các nguyên tố đó có thể trở thành một nhân tố giới hạn đối với sự lành mạnh
của cây. Nhiều nguyên tố được tìm thấy trong các enzyme và coenzymes (là nhân tố điều
chỉnh trong các hoạt động sinh hóa). Sự thiếu hụt bất kỳ một nguyên tố nào đều thể hiện
ra với những triệu chứng và đặc thù riêng, có thể cho ta biết là cây thiếu loại nguyên tố
nào.
Carbon và oxy được cung cấp bởi không khí ở dạng CO
2
. Mặc dù tỉ lệ khí CO
2
trong
khí quyển thấp (0.03%), ngay cả khi thực vật đã tiêu thụ một lượn lớn thì tỉ lệ này vẫn
không thay đổi.

Oxy đóng vai trò quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của cây, tham gia vào
quá trình hô hấp. Cây hấp thụ O
2
từ khí quyển qua lá, và từ nước thông qua rễ.
Hydro cũng rất quan trọng vì chất béo và carbohydrat ddeuf có thành phần chính là H,
cùng với O và C. Cây háp thụ H
2
hầu hết từ nước, thông qua quá trình thẩm thấu ở rễ.
Những nhà thủy canh học sẽ nhanh chóng nhận thấy tầm quan trọng của H
2
khi đo độ pH
của dung dịch dinh dưỡng. Nó phải ở trong phạm vi cho phép, những giá trị này được xác
định tùy theo nhu cầu của từng loại cây trồng.
I.8.2. Dung dịch dinh dưỡng.
Các chất khoáng được sử dụng trong môi trường bắt buộc phải được hòa tan hoàn
toàn trong nước, nếu thêm bất kỳ chất nào mà không tan được trong nước thì không có
tác dụng gì đối với cây. Trong thủy canh, tất cả các chất cần thiết cho cây trồng đuêù
được sử dụng dưới dạng các muối khoáng vô cơ được hòa tan trong dung môi là nước.
Nếu sử dụng các môi trường dinh dưỡng dưới dạng nước thì phải nắm rõ nguyên tắc
pha chế để chúng không bị kết tủa làm mất tác dụng của hóa chất.
 Ca và P nằm gần nhau thì bị kết tủa.
 Fe phải được pha riêng.
Trong thủy canh, các muối khoáng sử dụng phải có độ hòa tan cao, tránh lẫn các tạp
chất. môi trường dinh dưỡng đạt yêu cầu cao khi có sự cân bằng về nồng độ ion khoáng
Page 10
CNSH trong sản xuất rau quả sạch
sử dụng trong môi trường để đảm bảo độ pH ổn định trong khoảng 5.5-6.0 (là khoảng pH
mà đa số cây trồng phát triển tốt).
Một số dung dịch dinh dưỡng thường được sử dụng trong canh tác thủy canh:
 Môi trường MS – Murashige & Skoog

 Môi trường Knop
 Môi trường Helrigell
 Môi trường NQ2
I.8.3. Độ pH
Trong môi trường dinh dưỡng, pH rất quan trọng cho sự phát triển của cây. Việc điều
khiển pH của dung dịch rất quan trọng để ngăn chặn pH tăng lên quá cao, gây ra tình
trạng kết tủa của Ca
3
(PO
4
)
2
, gây ghẹt ống dẫn dung dịch và bám quanh bộ rễ của cây.
pH của môi trường nên được kiểm tra thường xuyên, 2-3 lần/tuần. Nên thực hiện kiểm tra
vào cùng thời điểm trong ngày (thời điểm có nhiệt độ giống nhau) vì pH của môi trường
có thể dao động theo ánh sáng và nhiệt độ vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Hoạt
động quang hợp mạnh vào ban ngày là nguyên nhân làm pH tăng, khi trời tối hoạt động
hô hấp của cây tăng là nguyên nhân làm pH hạ xuống.
I.8.4. Nhiệt độ
Dao động về nhiệt độ trong môi trường dinh dưỡng ở thủy canh không chỉ tác động
đến pH mà còn ảnh hưởng đến độ hòa tan của dưỡng chất. Nhiệt độ thích hợp trong
khoảng 22
o
C-25
o
C.
I.9. Giá thể thường được dùng trong thủy canh
Trong mô hình canh tác thủy canh, các giá thể trơ được sử dụng như là chất nền cho
việc gieo hạt và giúp cây đứng vững khi phát triển. Giá thể được cho là tối ưu trong canh
tác thủy canh khi duy trì được cân bằng giữa không khí và nước, đảm bảo sự thông

thoáng cho bộ rễ cây phát triển tốt cũng như cung cấp đầy đủ nước và dung dịch dinh
dưỡng cho rễ hấp thu. Khả năng duy trì tỷ lệ nước/không khí của giá thể phụ thuộc vào
lượng và hình dạng các tế khổng được tạo ra bởi các khe hở giữa các hạt hay sợi của giá
thể. Ngoài ra, giá thể trồng không mang các mầm bệnh tiềm ẩn cho cây trồng và tốt nhất
là khử trùng các giá thể trước khi đưa vào trồng cây.
Tự bản thân từng loại giá thể không đáp ứng tất cả các yếu tố tối ưu cho cây trồng
phát triển bình thường. Chẳng hạn như cát, sỏi tạo độ thông thoáng tốt nhưng khả năng
giữ nước và dinh dưỡng kém. Bên cạnh đó, hạt sét nung lại có khả năng giữ nước và dinh
dưỡng rất tốt nhưng khả năng thoát nước kém đôi khi làm cây bị ngộ độc. Do đó, người
ta thường phối trộn các giá thể với các đặc tính bổ trợ nhau để đáp ứng các điều kiện cần
thiết cho cây trồng phát triển bình thường.
Giá thể trồng có thể được chia thành 4 loại:
 Giá thể vô cơ có nguồn gốc tự nhiên: sỏi, cát
 Giá thể hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên: tro trấu, mạc cưa, bụi xơ dừa,…
Page 11
CNSH trong sản xuất rau quả sạch
 Giá thể vô cơ có nguồn gốc nhân tạo: rockwool, đá perlite,…
 Giá thể hữu cơ có nguồn gốc nhân tạo: polyphenol, polyether, polyvinyl,…
Cát và sỏi là 2 loại giá thể được sử dụng đầu tiên trong phương pháp bán thủy canh.
Tuy nhiên cả hai giá thể trên đều không có khả năng giữ nước và tạo độ thông thoáng tốt.
Hiện nay nhiều giá thể mới đã được nghiên cứu và áp dụng trong canh tác thủy canh.
Đặc biệt, người ta thường sử dụng các phế phẩm nông nghiệp (bụi xơ dừa, tro trấu, mạc
cưa,…) làm chất nền do chi phí đầu tư không cao.
I.9.1. Bụi xơ dừa (Coconut Coir)
Bụi xơ dừa có tên thương mại là
Cocopeat, Coco-tek hay Ultrapeat. Bụi xơ
dừa được coi là đại diện điển hình cho giá
thể trồng hữu cơ cho các loại cây trồng, do
khả năng giữ nước cũng như tạo sự thông
thoáng tốt. Bụi xơ dừa là chế phẩm trong

việc tách xơ dừa ra khỏi vỏ để phục vụ cho
công nghiệp. Sau khi được đánh tơi và tiệt
trùng, bụi xơ dừa có thể hạn chế tối đa các
mầm bệnh vùng rễ cho cây trồng. Hơn nữa,
bụi xơ dừa rất thuận tiện trong việc đóng
gói để vận chuyển, khả năng làm khô
nhanh và hút ẩm nhanh của bụi xơ dừa
được thường xuyên sử dụng làm giá thể trồng cây.
Các thuộc tính vật lý và hóa học của bụi xơ dừa thay đổi phụ thuộc vào nguồn gốc.
Bụi xơ dừa thường được phối trộn với các vật liệu khác để trồng cây thay thế đất trồng
truyền thống. Ở Việt Nam, do nằm trong vùng nhiệt đới, nên sản lượng bụi xơ dừa rất
lớn. Đây là nguồn nguyên liệu phổ biến, giá rẻ phù hợp cho sử dụng sản xuất nông
nghiệp quy mô lớn.
I.9.2. Trấu
Page 12
CNSH trong sản xuất rau quả sạch
Đây cũng là vật liệu từ phế phẩm nông
nghiệp, được thải ra từ quá trình chà xát lúa
lấy gạo. Do Việt Nam là nước nông nghiệp
lúa nước nên sản lượng vỏ trấu thải ra là rất
lớn. Vỏ trấu có nhiều hình dạng khác nhau
tùy thuộc vào quá trình xay xát và độ ẩm của
hạt lúa trước khi tách vỏ. Trên thị trường có 2
dạng của vỏ trấu là trấu tươi và trấu hun
(được đốt cháy đen). Trấu hun thường phối
trộn với các cơ chất khác và sử dụng thay thế
đất trồng cho cây cảnh hoặc dùng để bón lót
cho cây trồng. Trấu tươi thường được sử dụng
tạo độ thông thoáng cho các chất nền trồng cây do đặc tính ít giữ nước và chất dinh
dưỡng, pH gần trung tính, trọng lượng riêng thấp. Tỉ lệ phối trộn vào các cơ chất khác tùy

thuộc vào điều kiện canh tác và cơ chất phối trộn.
I.9.3. Đá Perlite
Được tạo ra từ nung nóng nham
thạch núi lửa, đá Perlite rất nhẹ, xốp
nên có khả năng tạo sự thông thoáng
rất tốt. Do đó, đá Perlite thường
được sử dụng làm chất động để tạo
sự thông thoáng cho đất trồng hoặc
các giá thể phối trộn.
I.9.4. LECA – Lightweight
Expanded Clay Aggregate
Đây là một dạng đất sét nung ở nhiệt độ cao,
hình dạng viên nhỏ, có tính trơ. Cấu trúc bên trong
xốp, nhiều lỗ như tổ ong nên tạo sự thông thoáng
cũng như giữ chất dinh dưỡng rất tốt, thích hợp
cho các mô hình thủy canh và có thể tái sử dụng
nhiều lần. Do được nung ở nhiệt độ cao nên LECA
là loại giá thể sạch.
I.9.5. Rockwool
Là giá thể được sử dụng rất phổ biến trong
canh tác thủy canh ở các nước trên thế giới, chúng
được làm từ đá bazan nung ở nhiệt độ cao và kéo
Page 13
CNSH trong sản xuất rau quả sạch
thành sợi, đóng gói dưới dạng khối nén. Ngoài ra rockwool còn được sản xuất dưới dạng
khối vuông nhỏ, hạt, …
I.10. Tình hình sản xuất thủy canh
Từ những thập niên 60-70, thủy canh đã được các trang trại các quốc gia phát triển áp
dụng vào sản xuất nông nghiệp thương mại và phổ biến rộng rãi ở những năm thập kỷ 80
với tổng diện tích trên thế giới vào khoảng 5.000-6.000ha. Đến những năm đầu thế kỷ 21,

diện tích canh tác thủy canh đã tăng lên rất nhiều, vào khoảng 20.000-25.000 ha (2001).
Các quốc gia có diện tích sản xuất thủy canh lớn điển hình như Hà Lan, đây là một
trong các quốc gia có diện tích lớn (10.000 ha, 2001) và kỹ thuật canh tác thủy canh tiên
tiến nhất trên thế giới. Ban đầu, hà Lan tập trung sản xuất các loại rau ăn lá và ăn quả,
đặc biệt là cà chua cho năng suất cao và tăng thời gian thu hoạch đối với giống cà chua
vô hạn. Ngày nay, quốc gia này phát triển sang các loại hoa cắt cành có giá trị cao như
tulip, lily, cẩm chướng cho năng suất cao hơn so với canh tác truyền thống.
Ngoài ra, các quốc gia khác cũng có diện tích canh tác lớn như Tây Ban Nha (4.000
ha), Canada (2.000 ha), Pháp (1.000 ha), Úc (500 ha) cũng có kỹ thuật canh tác thủy canh
rất phát triển và mở rộng ra nhiều đối tượng cây trồng.
Tại các nước đang phát triển cụ thể ở Việt Nam điều kiện nghiên cứu cũng như sản
xuất rau, quả bằng canh tác thủy canh vẫn còn nhiều hạn chế, hiện chỉ có thể sản xuất ở
quy mô hộ gia đình, quy mô nhỏ vừa. Tuy nhiên, xu hướng trong tương lại thủy canh sẽ
ngày càng được đầu tư nghiên cứu đúng mực và đưa vào sản xuất trên quy mô lớn nhằm
giải quyết những nhu cầu thiết yếu của người Việt Nam.
I.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng thủy canh.
I.11.1. Nồng độ CO
2
:
CO
2
cùng H
2
O tham gia tổng hợp chất hữu cơ. Thành phần CO
2
trong khí quyển
tương đối ổn định (khoảng 0.03% thể tích khí quyển). CO
2
có tác dụng với nước cho
H

2
CO
3
. Khi nồng độ CO
2
trong nước giảm thì bicarbonate hòa tan trong nước phân giải
thành carbonat kết tủa, CO
2
và H
2
O.
Ta có phản ứng thuận nghịch:
Ca(HCO
3
)
2
 CaCO
3
+ CO
2
+H
2
O
Khi hàm lượng CO
2
cao hơn ngưỡng thì một phần CO
2
trở thành hoạt hóa và kết hợp
với carbonat chuyển thành dạng bicarbonat hòa tan làm cho độ cứng của nước tăng lên.
Khi hàm lượng CO

2
trong nước tăng lên một ít thì làm tăng cường độ quang hợp, quá
trình phát triển của bộ phận trên không thuận lợi nhưng khi CO
2
trong nước tăng thì ảnh
hưởng lớn đến hô hấp của hệ rễ.
Hệ thống carbonat không chỉ là nguồn dinh dưỡng mà còn là chất đệm để giữ nồng độ
ion H+ trong môi trường nước ở gần với giá trị trung bình.
I.11.2. Ảnh hưởng của độ thoáng khí đến sự hút chất dinh dưỡng.
Page 14
CNSH trong sản xuất rau quả sạch
Khi hô hấp hiếu khí, 50% vật chất oxy hóa được chuyển thành năng lượng, trong khi
đó hô hấp kị khí chỉ 3% vật chất chuyển thành năng lượng. Trong đất và nước, việc hấp
thu O
2
khó, nó phụ thuộc vào cấu trúc của đất, chế độ canh tác, hệ vi sinh vật…Nguồn O
2
trong nước là do O
2
khuếch tán từ không khí (rất chậm và rất ít). Sự hút chất khoáng đạt
mức cao nhất ở môi trường có nồng độ O
2
từ 2-3%. Khi nồng độ O
2
dưới 2% tốc độ hút
khoáng giảm, nhưng nếu tăng nồng độ O
2
từ 3-100% thì tốc độ hút khoáng cũng không
thay đổi.
I.11.3. Ảnh hưởng của sự ngập úng đối với hệ rễ.

Sự tích lũy N
2
, H
2
S và các khí khác trong đất úng ngập có tác động ức chế hoạt động
hút khoáng của hệ rễ. Mặc dù mọi thực vật bậc cao cần có nước tự do nhưng nếu quá
nhiều nước trong môi trường, rễ cây trên cạn có thể bị tổn hại thậm chí gây chết vì nó
ngăn cản sự trao đổi khí di chuyển của oxy và các khí khác, giữa đất và khí quyển. Tuy
nhiên, những loài ưa nước hoặc những cây đặc trưng cho môi trường đất ngập nước có
cấu tạo rễ đặc biệt và có khác biệt cơ bản về sinh hóa học để có thể phát triển tốt ở môi
trường ngập nước.
Ở những loài thực vật chịu nước, rễ có những tế bào có vách thứ cấp hóa mộc, hóa
sube xuất hiện cách đỉnh sinh trưởng rễ vài mm, nhờ đó mà rễ giữ được O
2
, ngăn không
cho O
2
khuếch tán ra ngoài (vì trong đất ở môi trường kị khí có thế oxit khử thấp). Ngược
lại, ở một số cây nhất là vùng đất phèn, có sự thoát O
2
từ rễ ra môi trường, điều này có
tác dụng khử độc đối với những hợp chất khử và duy trì một căn cầu oxit hóa. Sự oxit
hóa Fe
2+
thành Fe
3+
ở bề mặt rễ và trong vách tế bào có thể tạo ra những kết tụ hydroxit
feric trong vùng biểu bì và có chức năng như là nơi thu dọn các kim loại đó.
Hiểu biết sự khác biệt này có thể khai thác qua con đường sinh học phân tử chọn
giống cây trồng, phát triển nuôi trồng những thực vật mà nó có thể chịu được những thời

gian thiếu O
2
lâu hơn.
I.11.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hút khoáng
Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang chu kỳ, nếu nhiệt độ tăng từ 15.5-21.1
o
C thì độ dài của
quang chu kỳ cũng tăng lên. Nhiệt độ cao thường làm giảm khả năng đậu quả. Khi nhiệt
độ tăng ở một giới hạn hẹp đã làm tăng sự hút các chất dinh dưỡng. Nhiệt độ đã ảnh
hưởng chủ yếu lên quá trình trao đổi chất, lên quá trình liên kết giữa các phân tử trong
chất nguyên sinh với các nguyên tố khoáng.
I.11.5. Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự hút khoáng
Ánh sáng ảnh hưởng mạnh đến sự hút khoáng, anhe hưởng mạnh đến khả năng hấp
thu NH
4
-
, SO
4
2-
, trong khi đó sự hấp thu Ca và Mg ít thay đổi. Nhìn chung, tác động của
ánh sáng liên quan đến quá trình quang hợp, trao đổi nước và tính thẩm thấu của chất
nguyên sinh.
Page 15
CNSH trong sản xuất rau quả sạch
I.11.6. Ảnh hưởng của nồng độ và tỉ lệ các nguyên tố khoáng ở môi trường ngoài
đến sự hút khoáng.
Tỉ lệ ion trong môi trường và mối liên quan giữa chúng với cường độ hút khoáng,
người ta thấy có 3 hình thức tương quan giữa các ion: đối kháng, hỗ trợ và không ảnh
hưởng lẫn nhau.
Hiện tượng đối kháng ion là hình thức tương quan phổ biến đối với các cation. Quan

hệ đối kháng thể hiện rõ ở các cặp sau:
 Mg
2+
và K
+
, Na
+
, Ca
2+
, Mn
2+
, NH
4
+
 K
+
và NH
4
+
, Mn
2+
, Pb
2+
 Ca
2+
và Li
+
, Na
+
, NH

4
+
, Fe
2+
, Mg
2+
Hiện tượng đối kháng giữa các anion theo thứ tự sau: Cl
-
> I
-
> Br
-
Một số căp đối kháng ion như: Cl-, NO
3
-
, PO
4
2-
.
I.11.7. Ảnh hưởng của nấm bệnh trong dung dịch thủy canh
Nấm là loại bệnh nghiêm trọng mà chúng ta gặp phải trong hệ thống này, rất hiếm khi
thấy bệnh khi tất cả các phần trong hệ thống được giữ sạch sẽ. Các điều kiện vệ sinh là
một phương thức điều khiển bệnh lý thực vật tốt nhất.
Nếu lượng Mn bị thiếu hụt sẽ làm cây dễ bị nhiễm nấm. Co cũng có khả năng đàn áp
sựu phát triển của vi khuẩn nhưng nếu tăng lượng Co sẽ gây độc tố cho cây. Mn và Zn
cũng có khả năng này nhưng ít gây độc hơn. Để giảm thiểu sự phát triển của nấm bệnh
cần tăng lượng Mn cao hơn mức tối thiểu cần cho cây phát triển.
I.11.8. Ảnh hưởng của các giá thể nuôi trồng thủy canh
Giá thể trồng cây phải có nhiều tính chất giống đất, phải là chỗ dựa cho hệ thống rễ,
tạo điều kiện cho rễ mọc dài ra để tìm nước và chất dinh dưỡng, và phải là phương tiện

cung cấp O
2
, nước và dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Có nhiều vật liệu thích hợp có thể sử dụng làm giá thể trong thủy canh. Việc lựa chọn
một giá thể nào đó phụ thuộc vào ảnh hưởng của các yếu tố bao gồm giá tiền, hiệu quả,
cân nặng, tỉ lệ xốp, khả năng chống lại sự phân hủy, tính trơ, khả năng giữ nước, tính
đồng đều và bền vững, có độ vô trùng cao, bền và có khả năng tái sử dụng được. Giá thể
phải không chứa các vật liệu gây độc có thể ảnh hưởng độc hại tới môi trường dinh
dưỡng, và cả độ pH của môi trường. Rễ cây phải dễ dàng tách ra khỏi giá thể trồng.
Page 16
CNSH trong sản xuất rau quả sạch
II. Kỹ thuật thủy canh dưa leo
Giới thiệu
II.1. Nguồn gốc
Cây dưa leo (Cucummis sativus.L) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm Châu Phi, Châu
Mĩ, Châu Nam Á, (Ấn
Độ, Malaca, Nam Trung
Quốc). Tuy nhiên, hầu hết
các loại dưa leo có mặt ở
Châu Phi. Nhiều tài liệu
cho rằng dưa leo có
nguồn gốc từ chân dãy
núi Hymalaya nơi có
nhiều loài hoang dại có
quan hệ chặt chẽ với loài
cucummis Hardi Wichil
Royle. Dưa leo đã được
trồng ở Ấn Độ cách đây
3000 năm và nó được biết
ở Ai Cập cổ đại, Hy Lạp và Đế chế La Mã. Vào thế kỉ thứ 6, dưa leo đã được trồng nhiều

ở Trung Quốc, Malaysia. Từ đó được lan truyền khắp các nước trên thế giới, đặc biệt là
các nước vùng nhiệt đới. Vì vậy, dưa leo là loại rau ưa nhiệt độ ấm áp và những vùng
nhiệt đới mát mẻ. Nhiệt độ thích hợp để trồng dưa leo là 18 - 30
o
C.
Ở nước ta, cây dưa leo đã được trồng từ lâu, có thể trồng được ở tất cả các địa bàn rất
thích hợp nhưng chủ yếu được trồng ở vùng đồng bằng và miền núi phía Bắc.
II.2. Phân loại
- Đặc điểm chín sớm tức là tính từ lúc mọc đến thu quả đầu tiên, các giống dưa leo ở
nước ta chia làm 3 nhóm:
+ Nhóm các giống chín sớm có thời gian 30 - 35 ngày trong vụ Đông và 35 - 40
ngày trong vụ Xuân. Các giống dưa leo Việt Nam ở dạng sinh thái đồng bằng đều thuộc
nhóm này.
+ Nhóm chín trung bình có thời gian 35- 40 ngày trong vụ Đông và 40 - 45 ngày
trong vụ Xuân.
+ Nhóm giống chín muộn có thời gian 40 - 45 ngày trở lên. Các giống dưa leo Việt
Nam ở miền núi thuộc nhóm này.
- Theo mục đích sử dụng các giống dưa leo dựa vào chiều dài quả có thể chia làm 4
nhóm:
Page 17
CNSH trong sản xuất rau quả sạch
+ Nhóm quả rất nhỏ (hay dưa leo bao tử): Nhóm này cho sản phẩm để chế biến là 2 -
3 ngày tuổi. Khối lượng trung bình được sử dụng là 150- 250g/ quả. Phần lớn các giống
thuộc nhóm này là dạng cây 100% hoa cái (Gynoecious) như Marinda, F1 Dunja, F1
Levina (Hà Lan) và một số giống của Mĩ. Một khó khăn lớn của sản xuất nhóm quả bao
tử là quả dễ bị sâu bệnh, chủ yếu bị bệnh sương mai từ trung bình đến nặng.
+ Nhóm quả nhỏ: Quả có có chiều dài dưới 1cm, đường kính 2,5 - 3,5cm, nhóm này
có thời gian sinh trưởng ngắn (65 - 80 ngày tùy vụ trồng). Năng suất khoảng 15 - 20 tấn/
ha (7 - 8 tạ/ sào). Ngoài ăn tươi loại này chủ yếu là chế biến đóng hộp nguyên quả. Đại
diện cho nhóm này là giống Tam Dương (Vĩnh Phú) và Phú Thịnh (Hải Dương)

+ Nhóm quả trung bình: Gồm hầu hết các giống địa phương trong nước và giống
H1(giống lai tạo). Quả có kích thước 13 - 20 x 3,5 - 4,5. Thời gian sinh trưởng 75 - 85
ngày. Năng suất 22 - 25 tấn/ ha. Một số giống trong nhóm này (H1, Yên Mĩ, Nam Hà) có
thể sử dụng để chẻ nhỏ đóng lọ thủy tinh.
+ Nhóm quả to: Gồm các giống lai F1 của Đài Loan và Nhật Bản. Các giống Đài
Loan có kích thước 25 - 30 x 4,5 - 5cm, quả hình trụ màu xanh nhạt, gai trắng, vỏ quả
xanh đậm. Những giống thuộc nhóm này có năng suất khá cao, trung bình đạt 30 - 35
tấn/ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt 50 tấn/ha. Phần lớn các giống này được sản xuất theo
đơn đặt hàng của các công ty nước ngoài.
II.3. Đặc điểm thực vật học
II.3.1. Bộ rễ: Rễ dưa leo thuộc loại rễ chùm bao gồm rễ chính và rễ phụ:
Rễ chính tương đối phát triển, phân bố chủ yếu ở tầng đất canh tác ở độ sâu 0 - 30cm,
rộng 50 - 60 cm. Rễ chính có thể ăn sâu từ 60 - 100cm, nếu trong điều kiện lý tưởng( đất
có tầng canh tác dày, nhiều mùn, tươi xốp, thoáng khí) thì rễ chính còn có khả năng ăn
sâu hơn nữa.
Rễ phụ phân bố tương đối
nông, chủ yếu ở độ sâu 0 - 20 cm.
II.3.2. Thân: Thân thảo
hằng niên, thân dài, có nhiều tua
cuốn để bám khi bò. Chiều dài
thân tùy điều kiện canh tác và
giống, các giống canh tác ngoài
đồng thường chỉ dài từ 0.5 - 2,5m.
Thân trên lá mầm và lóng thân
trong điều kiện ẩm độ cao có thể
thành lập nhiều rễ bất định. Thân
tròn hay có góc cạnh, có lông ít
nhiều tùy giống. Thân chính thường phân nhánh; cũng có nhiều dạng dưa leo hoàn toàn
Page 18
CNSH trong sản xuất rau quả sạch

không thành lập nhánh ngang. Sự phân nhánh của dưa leo còn chịu ảnh hưởng của nhiệt
độ ban đêm.
II.3.3.Lá: Lá đơn, to mọc cách trên thân, dạng lá hơi tam giác với cuống lá rất dài
5 - 15 cm; rìa lá nguyên hay có răng cưa. Lá trên cùng cây cũng có kích thước và hình
dáng thay đổi.
II.3.4. Hoa: Đơn tính cùng cây hay khác cây. Hoa cái mọc ở nách lá thành đôi hay
riêng biệt; hoa đực mọc thành cụm từ 5 - 7 hoa; dưa leo cũng có hoa lưỡng tính. Có giống
trên cây có cả 3 loại hoa và có giống chỉ có 1 loại hoa trên cây. Hoa có màu vàng, thụ
phấn nhờ côn trùng, bầu noãn của hoa cái phát triển rất nhanh ngay trước khi hoa nở. Các
giống dưa leo trồng ở vùng ĐBSCL thường ra hoa sớm, bắt đầu ở nách lá thứ 4 - 5 trên
thân chính, sau đó hoa nở liên tục trên thân chính và nhánh.
Sự biến dị về tính trạng giới tính ở dưa leo rất rộng, đó là đặc tính thích nghi mạnh của
cây trong điều kiện môi trường. Nói chung, điều kiện ngày dài, nhiệt độ cao và các điều
kiện bất lợi khác làm cho cây cho nhiều hoa đực. Ngoài ra, tỉa nhánh, sử dụng kích thích
sinh trưởng và chế độ phân bón có thể ảnh hưởng đến sự biến đổi giới tính của cây. Các
dạng cây có giới tính khác nhau ở dưa leo được nghiên cứu và tạo lập để sữ dụng trong
chọn tạo giống lai.
II.3.5. Trái, hạt: Lúc còn non có gai xù xì, khi trái lớn gai từ từ mất đi. Trái từ khi
hình thành đến khi thu hoạch có màu xanh đậm, xanh nhạt, có hay không có hoa văn
(sọc, vệt, chấm), khi chín trái chuyển sang màu vàng sậm, nâu hay trắng xanh. Trái tăng
trưởng rất nhanh tùy theo giống, có thể thu trái từ 8 - 10 ngày sau khi hoa nở. Phẩm chất
trái không chỉ tùy thuộc vào thành phần các chất dinh dưỡng trong trái mà còn tùy thuộc
vào độ chặc của thịt trái, độ lớn của ruột trái và hương vị trái. Trái chứa hạt màu trắng
ngà, trung bình có từ 200 - 500 hạt/trái.
Dưa leo thuộc nhóm ưa nhiệt, nhiệt độ ngày thích hợp cho dưa tăng trưởng là 30
o
C. Và
nhiệt độ ban đêm 18 - 21
o
C. Dưa có phản ứng với độ dài ngày khác nhau tùy theo giống,

thông thường ngày ngắn kích thích cây ra lá và trái, vì vậy điều kiện thời tiết vùng đồng
bằng cho phép dưa leo ra hoa trái quanh năm.
II.4. Yêu cầu sinh thái của dưa leo
II.4.1. Nhiệt độ
Dưa leo thuộc nhóm cây ưa nhiệt. Hạt có thể nảy mầm ở nhiệt độ từ 12 - 13
o
C, thích
hợp cho dưa leo sinh trưởng phát triển là từ 25 - 30
o
C nhiệt độ cao hơn sẽ kéo dài thời
gian sinh trưởng và nếu kéo dài nhiệt độ từ 35 - 40
o
C thì cây sẽ chết.
Tổng tích ôn tính từ lúc mọc đến lúc ra hoa là 900
o
C đến khi hết thu hoạch là 1650
o
C.
II.4.2. Ánh sáng
Dưa leo ưa ánh sáng ngày ngắn. Thời gian chiếu sáng thích hợp cho cây sinh trưởng
và phát triển phát huy tác dụng là 10 - 12h/ngày. Nắng nhiều có tác dụng tốt đến hiệu suất
Page 19
CNSH trong sản xuất rau quả sạch
quang hợp làm tăng năng suất, chất lượng quả và rút ngắn thời gian lớn của quả. Cường
độ ánh sáng thích hợp cho dưa leo trong phạm vi 15.000 - 17.000 lux.
II.4.3. Nước và độ ẩm
Yêu cầu về độ ẩm và nước đối với dưa leo rất lớn, đứng đầu họ bầu bí. Độ ẩm thích
hợp cho dưa leo là từ 85 - 95%, độ ẩm không khí từ 90 - 95%. Cây dưa leo rất yếu chịu
hạn. Thiếu nước cây không những sinh trưởng kém mà còn tích lũy Cucurbitaxina là chất
gây đắng trong quả. Thời kì cây ra hoa tạo quả yêu cầu nước cao nhất.

II.4.4. Đất trồng
Đất trồng dưa leo thích hợp là đất có thành phần cơ giới nhẹ như cát pha, đất thịt nhẹ,
độ pH thích hợp là từ 5,6 - 6,5.
II.4.5. Dinh dưỡng
Nghiên cứu về hiệu suất sử dụng phân khoáng chủ yếu của dưa leo thấy rằng: Dưa leo
sử dụng Kali với hiệu suất cao nhất, thứ 2 là đạm rồi đến lân. Khi bón N60P60K60 thì
dưa leo sử dụng được 92% đạm, 33% lân, 100% Kali. Dưa leo không chịu được nồng độ
phân cao nhưng lại nhanh chóng phản ứng với hiện tượng thiếu dinh dưỡng.
II.5. Giá trị của dưa leo
II.5.1. Giá trị dinh dưỡng
Dưa leo là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng phổ biến trong các
bữa ăn hằng ngày của nhiều dân tộc trên thế giới dưới nhiều hình thức khác nhau như: ăn
tươi, nấu chín, muối Quả dưa leo có hàm lượng nước thấp hơn các loại quả khác thuộc
họ bầu bí nhưng lại có hàm lượng protein cao. Theo bảng thành phần hóa học thức ăn
Việt Nam 1972:
Trong 100g dưa leo ăn được có chứa:
• Nước 95%
• Protein 0,8 mg;
• Glucose 3mg;
• Canxi 23mg;
• Photpho 27 mg;
• Tiền vitamin A( caroten) 0,3 mg;
• B1 0,03mg;
• B2 0,04 mg;
• PP 0,1mg;
• Vitamin C 5mg.
II.5.2. Giá trị kinh tế
Dưa leo là loại rau ăn quả có thời gian
sinh trưởng ngắn, năng suất cao. Trong vụ Thu- Đông có thời gian chiếm đất 70 - 85
ngày, mỗi ha có thể thu được 15 - 20 tấn quả xanh, trong vụ Hè - Thu khả năng cho năng

suất còn cao hơn. Vì vậy trong những năm gần đây, dưa leo là loại cây trồng đã được một
Page 20
CNSH trong sản xuất rau quả sạch
số địa phương mạnh dạn đưa vào sản xuất và đạt hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, dưa leo
còn là nguyên liệu cho ngành chế biến và là mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn.
Về mặt Y học, dưa leo có hàm lượng nước cao, vị ngọt và có tính lạnh nên có công
dụng giải khát mà không ai có thể phủ nhận được. Ngoài ra, do đặc điểm giàu các nguyên
tố khoáng như Kali và ít Natri nên dưa leo kích thích sự lưu thông nước trong cơ thể, có
tác dụng lợi tiểu và tái tạo khoáng.
II.6. Một số sâu bệnh hại dưa leo và cách phòng trừ sâu bệnh
II.6.1. Sâu hại quan trọng gồm có:
- Bọ trĩ hay bù lạch ( Thrips palmi ) :
Thành trùng và ấu trùng rất nhỏ có màu trắng
hơi vàng, sống tập trung trong đọt non hay mặt
dưới lá non, chích hút nhựa cây làm cho đọt non
bị xoăn lại. Thiệt hại này kết hợp với triệu chứng
do rệp dưa làm cho đọt non bị sượng, đọt bị chùn
lại, nông dân thường gọi là ngù đọt. Khi nắng lên
bù lạch ẩn nấp trong rơm rạ hoặc lá cuốn lại. Thiệt
hại do bọ trĩ có liên quan đến bệnh khảm.
Bù lạch phát triển mạnh vào mùa khô hạn. Thiệt hại do bù lạch trong những vùng
chuyên canh rất trầm trọng. Nên trồng đồng loạt và tránh gối vụ, kiểm tra ruộng dưa thật
kỹ để phát hiện sớm ấu trùng.
Bù lạch có tính kháng thuốc rất cao, nên thay đổi thuốc thường xuyên phun Vertimec,
Confidor, Admire, Danitol.
- Bọ rầy dưa ( Aulacophora similis ) :
Bọ rầy có kích thước khá to, bằng đầu đủa ăn,
màu cam, bay chậm, có thể bắt bằng tay vào sáng
sớm khi đang ăn phá cây con. Âu trùng màu trắng
ngà, ăn phần rễ hoặc thân gần mặt đất.

Thu gom tiêu hủy cây dưa sau mùa thu hoạch,
chất thành đống tạo bẩy để rầy dưa tập trung, sau đó
phun thuốc. Rãi thuốc hột như Bam, Basudin,
Regent 20kg/ha hay phun các loại thuốc phổ biến
như Sumi-alpha, Sumicidin, Baythroit, Admire.
- Rệp dưa, rầy nhớt ( Aphis spp. ) :
Ấu trùng lẫn thành trùng đều rất nhỏ, dài độ 1-2 mm, có màu vàng, sống thành đám
đông ở mặt dưới lá non từ khi cây có hai lá mầm đến khi thu hoạch, chích hút nhựa làm
cho ngọn dây dưa chùn đọt và lá bị vàng, rầy truyền bệnh khảm. Rầy có rất nhiều thiên
Page 21
CNSH trong sản xuất rau quả sạch
địch như bọ rùa, dòi, kiến, nhện, nấm nên chỉ phun thuốc khi nào mật số quá cao gây
ảnh hưởng đến năng suất. Thuốc phòng trị như ở bọ rầy dưa.
- Dòi đục lòn lá hay sâu vẽ bùa ( Liriomyza spp. ) :
Thành trùng là một lọai ruồi rất nhỏ, dài 1.4 mm, màu đen bóng, có vệt vàng trên
ngực, khi đậu cặp cánh màng xếp lại trên lưng
bụng. Trứng dạng tròn, màu trắng hồng, được đẻ
trong mô mặt trên lá. Âu trùng là dòi, dài 2 mm,
màu vàng nhạt, đục thành đường hầm ngoằn ngèo
dưới lớp biểu bì lá của nhiều lọai cây trồng như
bầu bí dưa, cà, ớt, đậu . Dưới ảnh hưởng của ánh
nắng mặt trời, những đường này làm cho lá bị cháy
khô, cây rất mau tàn lụi. Ruồi tấn công rất sớm khi
cây bắt đầu có lá thật, thiệt hại trong mùa nắng cao hơn trong mùa mưa.
Ruồi rất nhanh quen thuốc, nên cần thay đổi chủng loại thuốc thường xuyên. Phun khi
cây có 2-3 lá; khi cần thiết có thể phun lập lại sau 7-10 ngày. Qua nhiều thí nghiệm cho
thấy phun các lọai thuốc gốc cúc hoặc phối hợp với thuốc gốc lân hay dầu khoáng D-C
Tron Plus 5%o. Trãi màng phủ plastic trên mặt líp sẽ giãm được mật số ruồi đáng kể và
cho hiệu quả kinh tế cao.
II.6.2. Bệnh hại quan trọng gồm có:

- Bệnh héo rũ, chạy dây (nấm Fusarium sp. ) : Cây bị mất nước, chết khô từ đọt, thân đôi
khi bị nứt, trên cây con bệnh làm chết rạp từng đám. Trên cây trưởng thành, nấm gây hại
từ thời kỳ ra hoa đến tượng trái, cây dưa bị héo từng nhánh, sau đó héo đột ngột như bị
thiếu nước rồi chết cả cây. Vi sinh vật lưu tồn trong đất nhiều năm, bệnh này có liên quan
ít nhiều đến tuyến trùng và ẩm độ đất. Nấm Phytophthora sp. cũng được ghi nhận gây nên
bệnh này.
Nên lên líp cao, làm đất thông thoáng, bón
thêm phân chuồng, tro trấu, nhổ cây bệnh tiêu
hủy. Phun hay tưới vào gốc Copper-B,
Derosal, Rovral, Topsin-M 2 -3%o hoặc
Appencarb supper, Aliette, Ridomil, Curzate 1-
2%o. Rãi thuốc hạt Bam, Basudin 10-20 kg/ha
trừ tuyến trùng. Tránh trồng dưa leo và các cây
cùng nhóm như bí đỏ, bí đao, dưa hấu liên tục
nhiều năm trên cùng một thửa ruộng.
- Bệnh chết héo cây con, héo tóp thân (nấm Rhizoctonia solani ):
Page 22
CNSH trong sản xuất rau quả sạch
Cổ rễ thường bị thối nhũng, cây dễ ngã, lá non vẫn xanh. Nấm chỉ gây hại ở giai đoạn
cây con, bệnh còn làm thối đít trái. Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ cao; nấm lưu tồn trên
thân lúa, rơm rạ, cỏ dại, lục bình, hạch nấm tồn tại trong đất sau mùa lúa.
Cần xử lý rơm bằng thuốc hóa học sau khi gieo hạt. Phun Validacin, Anvil, Rovral,
Hinosan; Copper-B, Tilt super, Bonanza (các loại thuốc trị bệnh đốm vằn trên luá đều trị
được bệnh này)
- Bệnh thối trái non (nấm Choanephora cucurbitarum):
Thường tấn công lá, hoa và trái non 5 - 7 ngày sau khi thụ phấn, bệnh gây thiệt hại
nặng trong mùa mưa. Không nên trồng qúa dầy, giảm nước tưới, không nên tưới nước
vào buổi chiều tối khi bệnh đã xuất hiện. Cần vệ simh đồng ruộng, thu gom các lá trái
bệnh đem tiêu hủy. Nên phun ngừa các loại thuốc như phòng trị bệnh héo rủ.
- Bệnh thán thư (nấm Colletotrichum lagenarium ) :

Vết bệnh trên lá có màu nâu tạo thành những
vòng tròn đồng tâm. Khi thời tiết thuận hợp như
nắng mưa xen kẻ, vết bệnh sẽ nặng hơn, các ổ
nấm màu đen nằm trên vòng tròn rất rõ. Vết
bệnh trên thân có dạng dài, tạo thành vệt. Vết
bệnh trên trái có màu nâu tròn lõm vào da còn
gọi là ghẻ dưa, bệnh nặng các vết này liên kết
thành mảng to gây thối trái, nhủng nước.
Phun Manzate, Mancozeb, Antracol, Curzate, Copper-B, Topsin-M, Toptan, Benlat-C.
- Bệnh đốm phấn, sương mai (nấm Pseudoperonospora cubensis ) :
Vết bệnh hình đa giác có góc cạnh rất rõ, lúc đầu
có màu vàng nhạt sau chuyển thành nâu; sáng sớm
quan sát kỹ mặt dưới lá có tơ nấm màu trắng hoặc
vàng nhạt, vết bệnh lúc già rất giòn, dễ vỡ. Bệnh
thường xuất hiện từ lá già ở gốc lan lên lá non, phát
triển mạnh vào thời điểm ẩm độ cao, mưa nhiều.
Phun Curzate, Mancozeb, Copper-B, Benlate-C
hoặc Ridomil.
- Bệnh khảm do siêu vi khuẩn:
Bệnh này được truyền từ cây bệnh sang cây khỏe bởi nhóm côn trùng chích hút như
bù lạch và rệp dưa. Triệu chứng bệnh là đọt non bị xoăn lại, lá bị mất màu, lốm đốm
vàng, thiệt hại nặng sẽ làm cho đọt bị sượng, cây bị chùn lại, phát triển rất chậm, khả
năng cho trái rất ít, trái thường dị dạng và có vị đắng. Chỉ nên phun ngừa bù lạch và rệp
dưa khi cây còn nhỏ bằng các lọai thuốc thông thường. Cần nhổ bỏ và tiêu hủy các cây
bệnh để tránh lây lan.
Page 23
CNSH trong sản xuất rau quả sạch
- Bệnh lở cổ rễ, cháy khô lá (nấm Phytophthora sp.):
Bệnh gây hại trên lá, trái và gốc thân. Bệnh gây haị ở bất kỳ vị trí nào trên lá, nhưng
thường từ rìa lá vào, vùng bệnh như bị úng nước, chuyển sang màu đen và thối nhũn.

Trên trái bệnh chỉ gây hại trên trái non làm trái bị thối đen và nhũn ra. Ở thân, bệnh
thường gây hại ở phần cổ rễ làm nơi đây bị úng nước mất màu, sau đó chuyển sang màu
nâu đen nhũn ra và gây thối cả rê, làm cây chết.
Thoát nước tốt cho ruộng dưa. Tránh trồng quá dày, không tưới nước đẫm vào chiều
mát. Phun thuốc Manzate; Curzate, Ridomil; Aliette 7-10 ngày một lần.
II.7. Tình hình tiêu thụ dưa leo
II.7.1. Trên thế giới
Dưa leo là loại rau ăn quả có thể dùng để ăn tươi, giấm hay muối mặn Trong những
năm gần đây đã có nhiều nước trên thế giới đã xuất nhập khẩu loại này dưới dạng ăn tươi
hay chế biến.
Bảng: Tình hình xuất nhập khẩu dưa leo một số nước trên thế giới
Nhập khẩu Xuất khẩu
Quốc gia Khối lượng (tấn) Quốc gia Khối lượng (tấn)
Hoa Kì 423.431 Tây Ban Nha 399.256
Đức 410.084 Mêxico 398.971
Anh 104.054 Newtherland 360.054
Newtherland 66.091 Jordan 64.308
Pháp 59.019 Canada 54.967
Liên Bang Nga 44.112 Hoa Kì 48.460
CH.Czech 43.256 Honduras 38.253
Canada 42.470 Iran 36.948
Thế giới 1.545.819 Thế giới 1.331.695
(Nguồn: Recorders Copyright 2006)
II.7.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, cây dưa leo đã trở thành cây rau quan trọng
trong sản xuất. Mặc dù sản phẩm dưa leo chế biến đang có thị trường rộng lớn trên thế
giới nhưng thực tế nghề sản xuất dưa leo của nước ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu.
Page 24
CNSH trong sản xuất rau quả sạch

Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc
II.8. Những vật liệu cần chuẩn bị để trồng dưa leo thủy canh
Cây trồng thủy canh được bố trí trong nhà lưới đảm bảo hạn chế tối đa ảnh hưởng của
điều kiện ngoại cảnh như mưa gió, sâu bọ, côn trùng gây hại Các dụng cụ cần phải
chuẩn bị khi tiến hành trồng dưa leo thủy canh là:
- Thùng xốp: kích thước
40x50x25 (cm), dày để giữ nhiệt và
tránh ánh sáng ảnh hưởng đến bộ rể
cây trồng. Thùng có nắp đậy
cũng là nơi đặt giá thể trồng cây,
nắp thùng có kích thước tương
ứng và được đục lổ tròn có
đường kính 5cm, trên mỗi thùng bố
trí 2 cây.
- Túi nilon bọc thùng, dùng nilon đen để tao điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt hơn.
- Rọ nhựa có đục lỗ để khi cây ra rễ
thì chui qua những lỗ này vào môi
trường nước.
- Xơ dừa dùng làm giá thể để giữ
cây đứng vững trong môi trường
nước.
- Rong biển (dớn) dùng để bọc
quanh bộ rễ cây con để giữ ẩm cho
cây.
- Máy sục khí, dây và các đầu sục
để cung cấp không khí cho cây
không bị úng rể.
- Máy hoặc giấy đo pH.
- Can đựng và đong dung dịch.
- Nước và các chất dinh dưỡng để pha.

- Chuẩn bị sẵn cây con để đưa vào rọ nhựa.
II.9. Dung dịch dinh dưỡng
II.9.1. Pha chế dung dịch dinh dưỡng
Một khi giá thể không đóng góp gì vào sự sinh trưởng và sản lượng thu hoạch thì tất
cả dinh dưỡng đều phải thêm vào trong nước. Bản thân nước cung cấp cho cây cũng chứa
một vài chất khoáng hòa tan có ích cho cây. Các chất khoáng được sử dụng trong môi
Page 25

×