Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

(Skkn 2023) vận dụng dạy học stem vào giảng dạy môn hóa, khtn cấp thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 30 trang )

1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hóa học là một môn khoa học được xếp vào ngành khoa học tự nhiên với những
đặc trưng riêng. Hoá học là bộ môn khoa học thực nghiệm chuyên nghiên cứu các chất, sự
biến đổi và ứng dụng của chất. Hóa học có vai trị quan trọng trong cuộc sống con người
và ngày càng đóng vai trị rất lớn trong nền kinh tế của thời đại cơng nghệ. Trong khi đó,
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng sâu rộng vào mọi mặt đời sống, xã hội, giáo
dục cũng không ngoại lệ. Vì thế địi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp, học sinh
phải thay đổi cách học. Do vậy, vai trò của giáo viên phải chuyển đổi từ “dạy cái gì”,
“điều gì” sang dạy cho học sinh “phải làm gì” và “làm như thế nào”. Phương pháp dạy
học STEM đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới đó.
Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến
thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và
Toán học.
Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau,
giúp học sinh khơng chỉ hiểu biết về ngun lý mà cịn có thể thực hành và tạo ra được
những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục STEM sẽ thu hẹp khoảng cách
giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc “tức thì” trong
mơi trường có tính sáng tạo cao và sử dụng trí óc có tính chất cơng việc ít lặp lại trong
thế kỷ 21. Các kĩ năng làm việc phải được hình thành ngay từ khi cịn ngồi trên ghế nhà
trường. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy giáo viên cũng cần phải thay đổi phương
pháp, học sinh học phải được gắn với thực hành.
Từ những vấn đề nêu trên, trong năm học 2022 – 2023 tôi đã chọn đề tài: “Vận
dụng dạy học STEM vào giảng dạy mơn Hóa, KHTN cấp THCS” để nghiên cứu.
Với việc nghiên cứu đề tài này, tơi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên tiến
hành một giờ dạy học hiệu quả tốt hơn; học sinh tiếp cận kiến thức với tâm thế chủ động,
hào hứng, đi sâu vào thực tế, giúp các em được được làm, được trải nghiệm, tư duy, tự tay
làm các sản phẩm gần gũi với cuộc sống hàng ngày và cao hơn nữa là sản phẩm công
nghệ đáp ứng thời 4.0. Đồng thời thực hiện mục tiêu chương trình giáo dục phổ thơng
2018. Đây cũng là lí do tơi chọn đề tài này.




2
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích
- Tổng hợp cơ sở lí luận về giáo dục STEM.
- Ứng dụng STEM vào giảng dạy một số bài trong chương trình mơn Hóa, KHTN 6
THCS
- Đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường
và bước đầu định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Đề tài này tập trung nghiên cứu về Ứng dụng STEM vào giảng dạy một số bài trong
chương trình mơn Hóa THCS và mơn KHTN.
- Tìm ra phương pháp giảng dạy hợp lí với đối tượng học sinh nơi tôi công tác.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đây là SKKN: “Vận dụng dạy học STEM vào giảng dạy mơn Hóa, KHTN
cấp THCS” nên tơi tập trung nghiên cứu việc ứng dụng STEM vào một số bài dạy cụ
thể trong chương trình mơn Hóa 8,9 và KHTN 6 THCS sao cho hợp lí và có hiệu quả.
IV. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài tập trung nghiên cứu việc ứng dụng STEM vào giảng dạy một số bài cụ
thể trong chương trình mơn Hóa THCS, KHTN năm học 2022 – 2023.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu một số văn bản, tài liệu liên
quan đến phương pháp dạy học, giáo dục Stem.
2. Phương pháp điều tra: Lập các phiếu khảo sát khả năng vận dụng kiến thức
Hóa học, Khoa học tự nhiên vào thực tiễn của học sinh THCS.
3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm ở trường
THCS để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của đề tài
4. Phương pháp thống kê toán học: Phân tích các số liệu điều tra thực trạng và số
liệu thực nghiệm sư phạm.

5. Phương pháp hoạt động nhóm, trao đổi thảo luận, so sánh, phân tích, đàm
thoại, đọc tài liệu…
6. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.


3
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Giáo dục STEM trên thế giới
Đầu những năm 90, tại nhiều nước châu Âu và châu Mỹ đã hình thành xu hướng
giáo dục mới gọi là giáo dục STEM. Trong chương trình giáo dục STEM, các mơn học về
khoa học cơng nghệ khơng giảng dạy độc lập mà tích hợp lại với nhau thành một môn học
thông qua phương pháp giảng dạy bằng dự án, trải nghiệm, thực hành,… Để phát huy tối
đa sự sáng tạo của học sinh các cấp họ đã có những chính sách và chương trình cụ thể,
thường xuyên tổ chức các hội chợ khoa học (Science fair) từ cấp trường đến cấp quốc gia
cũng như hỗ trợ kinh phí cho các trường trung học tập trung vào STEM.
2. Giáo dục STEM ở Việt Nam
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
học sinh, mục tiêu của chương trình nhằm để trả lời cho câu hỏi: Học xong chương trình
học sinh làm được gì? Chính vì vậy mà cần phải đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra
đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Các phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học cần phải gắn nội dung bài học với những vấn đề thực tiễn và
giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh tìm hiểu và giải quyết được vấn đề, thơng qua đó
tiếp thu tri thức một cách chủ động. Giáo dục STEM cũng xuất phát từ vấn đề nảy sinh
trong thực tiễn được xây dựng thành các chủ đề/bài học STEM, thông qua việc giáo viên
tổ chức các hoạt động học sẽ giúp học sinh tìm ra được những giải pháp để giải quyết vấn
đề mà chủ đề/bài học STEM nêu ra.
Trong những năm qua, Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều văn
bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc đổi mới giáo dục có liên quan đến giáo dục STEM,
cụ thể như: Nghị quyết số 29/NQ–TW Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương

Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo; Công văn số 4612/BGDĐT–
GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện
chương trình giáo dục phổ thơng hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm
chất học sinh từ năm học 2017–2018; Kế hoạch số 10/KH–BGDĐT, ngày 7/1/2016 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ứng dụng ICT trong quản lí các hoạt động giáo dục ở
trường trung học năm học 2016–2017, trong đó thí điểm triển khai giáo dục STEM tại


4
một số trường trung học. Ngày 4/5/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 16/CTTTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chỉ thị
của Thủ tướng đề ra những giải pháp và nhiệm vụ thúc đẩy giáo dục STEM tại Việt Nam.
Với Chỉ thị trên, Việt Nam đã chính thức ban hành chính sách thúc đẩy giáo dục STEM
trong chương trinhd GDPT, tạo điều kiện để liên kết các sáng kiến và hoạt động giáo dục
STEM đơn lẻ hiện nay.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thực trạng việc giảng dạy và học tập mơn Hóa học, KHTN ở trường THCS Phú Sơn
- Thuận lợi
+ Năm học vừa qua cùng với việc sử dụng sách giáo khoa mới, phòng Giáo dục –
Đào tạo huyện Ba Vì đã mở nhiều đợt tập huấn đổi mới phương pháp dạy học, tập huấn
giáo dục STEM nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên.
+ Nhà trường trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để phục vụ q trình giảng
dạy mơn học.
+ Đội ngũ giáo viên của nhà trường có trình độ chuyên môn, nhiệt huyết với công
việc, tận tâm trong quá trình giảng dạy.
+Giáo viên có nhiều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng
phát huy tính tích cực của học sinh thơng qua các phương pháp dạy học như: ứng dụng
công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề,
thuyết trình….
+ Đa số các em học sinh ngoan ngỗn, lễ phép, một số em có tinh thần học tập cao.
- Khó khăn

+Một bộ phận phụ huynh, học sinh cịn coi mơn Hóa học là mơn phụ, chưa thực sự
quan tâm đến môn học.
+ Chưa phân luồng học sinh nên giữa các lớp cũng như trong cùng một lớp học
sinh có trình độ nhận thức khác nhau dẫn đến khó khăn trong q trình giảng dạy cũng
như áp dụng các phương pháp trong dạy học.
2. Trước khi thực hiện đề tài tơi có tiến hành khảo sát đối với các đồng chí giáo viên
trong tổ Tự nhiên và 120 học sinh một số vấn đề liên quan đến giáo dục STEM.
Kết quả như sau:


5
1. Với Giáo viên:
Tổng

Đã nhận thức đầy đủ vai

Nắm được các bước xây

Có thể xây dựng được

dựng chủ đề STEM
15,5 %

chủ đề STEM
0%

số
trò của giáo dục STEM
12
31 %

2. Với Học sinh
Câu hỏi

Nơi dung
Số

Câu 1: Sự hứng
thú học mơn
Hóa ở các em

Rất thích
Thích
Bình thường

Kết quả
Tỉ lệ %

lượng
8
18
61

6,6
15,0
50,8

thuộc mức nào?
Câu 2: Em thích

Khơng thích

Mơn Hóa là một trong những mơn thi học

33

27,5

học mơn Hóa vì:

sinh giỏi và thi tổ hợp KHTN.
Bài học sinh động, thầy cô dạy vui vẻ, dễ

23

19,1

hiểu.
Kiến thức dễ nắm bắt.
Kiến thức gắn thực tế nhiều.

47
20
30

39,1
16,7
25,0

40

33,3


30

25,0

hiểu sâu sắc vấn đề về hóa học.
Làm các bài tập nhiều để ơn thi, kiểm tra.
Khơng cần thí nghiệm thực hành nhiều.
Tăng cường học lí thuyết và giải bài tập

30
20
30

25,0
16,7
25,0

gắn với kì thi, kiểm tra.

40

41,6

Tập trung nghe giảng, phát biểu ý kiến,
Câu 3: Trong
giờ học mơn hóa
em thích được
học như thế
nào?

Câu 4: Nội dung
dạy học?

thảo luận và làm việc.
Nghe giảng và ghi chép một cách thụ
động.
Được làm các thí nghiệm thực hành để

Giảm tải lí thuyết, vận dụng kiến thức đã
học để đưa
50
33,3
Kết quả khảo sát cho thấy số lượng học sinh rất u thích và thích mơn Hóa rất
thấp chỉ chiếm 6% và 15%; các em thích học mơn Hóa là do giáo viên dạy, và kiến thức
gắn với thực tiễn. Các em cũng rất chú trọng các nội dung dạy học gắn với các kì thi
chiếm 45%. Rõ ràng qua phân tích thì các em vẫn chủ yếu học theo lối truyền thống nặng


6
về thi cử đối phó, do vậy mà các em ít có yếu tố đam mê nghiên cứu và thực sự yêu thích
là rất ít, kĩ năng thực hành rất hạn chế. Vậy đó là lí do tơi muốn đưa phương pháp dạy học
STEM lồng ghép vào các bài học và kết hợp với dạy học truyền thống.
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tơi đã xây dựng và vận dụng một tiết học
dạy STEM trong KHTN lớp 6 và lồng ghép STEM trong các bài học KHTN 6, Hóa 8 và
Hóa 9.
III.BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Vai trị của giáo dục STEM.
Để thực hiện có hiệu quả phương pháp đổi mới giáo dục theo định hướng
STEM, trước hết mỗi giáo viên cần nhận thức đầy đủ về vai trị của giáo dục
STEM.

1.1. STEM là gì?
Thuật ngữ STEM được hiểu như một “tổ hợp đa lĩnh vực” bao gồm: Khoa học
(Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Tốn học (Mathematics).
1.2. Giáo dục STEM là gì?
Giáo dục STEM là phương pháp tiếp cận, khám phá trong giảng dạy và học
tập giữa hai hay nhiều hơn các môn học STEM, hoặc giữa một chủ đề STEM và
một hoặc nhiều môn học khác trong nhà trường.
Theo Howard-Brown và Martinez
(chuyên gia giáo dục Mỹ), phương pháp giải quyết
vấn đề trong dạy học sẽ cho phép sự liên môn giữa
các lĩnh vực nói trên.
STEM trong trường phổ thơng được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức
và kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học.
Những kiến thức và kĩ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ nhau giúp học
sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà cịn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được
những sản phẩm trong cuộc sống thường ngày. Những sản phẩm này không nhất thiết
phải là sản phẩm mới, đừng suy nghĩ rằng các em phải tạo ra điều gì đó mới mẻ mới là


7
STEM, như vậy các em đã là những nhà sáng chế rồi, tất nhiên nếu tạo ra sản phẩm mới
thì càng tốt.
1. 3. Các kỹ năng STEM?
Kỹ năng STEM được hiểu là sự tích hợp, lồng ghép hài hịa từ bốn nhóm kỹ
năng là: Kỹ năng khoa học, kỹ năng cơng nghệ, kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng tốn học.
Kỹ năng khoa học: Là khả năng liên kết các khái niệm, nguyên lý, định luật và
các cơ sở lý thuyết của giáo dục khoa học để thực hành và sử dụng kiến thức này để
giải quyết các vấn đề trong thực tế.
Kỹ năng công nghệ: Là khả năng sử dụng, quản lý, hiểu biết, và truy cập được
công nghệ. Công nghệ là từ những vật dụng hằng ngày đơn giản nhất như quạt mo, bút

chì đến những hệ thống sử dụng phức tạp như mạng internet, mạng lưới điện quốc gia,
vệ tinh… Tất cả những thay đổi của thế giới tự nhiên mà phục vụ nhu cầu của con
người thì được coi là cơng nghệ.
Kỹ năng kỹ thuật: Là khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn diễn ra trong cuộc
sống bằng cách thiết kế các đối tượng, hệ thống và xây dựng các quy trình sản xuất để
tạo ra đối tượng. Hiểu một cách đơn giản, học sinh được trang bị kỹ năng kỹ thuật là có
khả năng sản xuất ra đối tượng và hiểu được quy trình để làm ra nó. Học sinh phải có
khả năng phân tích, tổng hợp và kết hợp để biết cách làm thế nào cân bằng các yếu tố
liên quan (như khoa học, nghệ thuật, cơng nghệ, kỹ thuật) để có được một giải pháp tốt
nhất trong thiết kế và xây dựng quy trình. Ngồi ra, học sinh cịn có khả năng nhìn
nhận ra nhu cầu và phản ứng của xã hội trong những vấn đề liên quan đến kỹ thuật.
Kỹ năng tốn học: Là khả năng nhìn nhận và nắm bắt được vai trị của tốn học
trong mọi khía cạnh tồn tại trên thế giới. Học sinh có kỹ năng tốn học sẽ có khả năng
thể hiện các ý tưởng một cách chính xác, áp dụng các khái niệm và kĩ năng toán học
vào cuộc sống hằng ngày.
1.4. Tầm quan trọng của dạy học STEM
Việc đưa giáo dục STEM vào trường trung học mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng,
phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục phổ thông. Cụ thể là:
- Đảm bảo giáo dục toàn diện: Triển khai giáo dục STEM ở nhà trường, bên cạnh
các môn học đang được quan tâm như Toán, Khoa học, các lĩnh vực Công nghệ, Kỹ thuật


8
cũng sẽ được quan tâm, đầu tư trên tất cả các phương diện về đội ngũ giáo viên, chương
trình, cơ sở vật chất.
- Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM:Các dự án học tập trong giáo dục
STEM hướng tới việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, học
sinh được hoạt động, trải nghiệm và thấy được ý nghĩa của tri thức với cuộc sống, nhờ đó
sẽ nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
- Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh: Khi triển khai các dự án

học tập STEM, học sinh hợp tác với nhau, chủ động và tự lực thực hiện các nhiệm vụ học;
được làm quen hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học. Các hoạt động nêu trên góp
phần tích cực vào hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
- Kết nối trường học với cộng đồng: Để đảm bảo triển khai hiệu quả giáo dục STEM,
cơ sở giáo dục phổ thông thường kết nối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học tại
địa phương nhằm khai thác nguồn lực về con người, cơ sở vật chất triển khai hoạt động
giáo dục STEM. Bên cạnh đó, giáo dục STEM phổ thơng cũng hướng tới giải quyết các
vấn đề có tính đặc thù của địa phương.
- Hướng nghiệp, phân luồng: Tổ chức tốt giáo dục STEM ở trường trung học, học
sinh sẽ được trải nghiệm trong các lĩnh vực STEM, đánh giá được sự phù hợp, năng
khiếu, sở thích của bản thân với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực STEM. Thực hiện tốt giáo
dục STEM ở trường trung học cũng là cách thức thu hút học sinh theo học, lựa chọn các
ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM, các ngành nghề có nhu cầu cao về nguồn nhân lực
trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
1.5. Học STEM như thế nào?
Một trong những phương pháp dạy và học mang lại hiệu quả cao nhất cho giáo
dục STEM là phương pháp “Học qua hành” -“Learning by doing”. Phương pháp “Học
qua hành” giúp học sinh có được kiến thức từ kinh nghiệm thực hành chứ không phải
chỉ từ lý thuyết. Bằng cách xây dựng các bài giảng theo chủ đề và dựa trên thực hành,
học sinh sẽ được hiểu sâu về lý thuyết, nguyên lý thông qua các hoạt động thực tế.
Chính các hoạt động thực tế này sẽ giúp học sinh nhớ kiến thức lâu hơn, sâu hơn. Học
sinh sẽ được làm việc theo nhóm, tự thảo luận tìm tịi kiến thức, tự vận dụng kiến thức
vào các hoạt động thực hành rồi sau đó có thể truyền đạt lại kiến thức cho người khác.


9
Với cách học này, giáo viên khơng cịn là người truyền đạt kiến thức nữa mà sẽ là
người hướng dẫn để học sinh tự xây dựng kiến thức cho chính mình.
1.6. Lồng ghép các chủ đề dạy học STEM vào các bài học và kết hợp với dạy học
truyền thống.

Rõ ràng STEM có rất nhiều ưu điểm tuy nhiên cũng còn một số hạn chế như sau:
Thứ nhất là mất nhiều thời gian thực hiện. Một chủ đề thực hiện sẽ mất khá nhiều
thời gian ở trên lớp cũng như ngoài lớp nên ảnh hưởng đến việc học tập trên lớp các em
cũng như thời gian học tập các môn học khác vì các em cần đầu tư thời gian tương đối
nhiều khi thực hiện một chủ đề.
Thứ hai trong khi các kì thi hiện tại vẫn chủ yếu rèn luyện trí nhớ kiến thức hàn
lâm và nặng về các bài tập tính tốn nên các em vẫn phải học để đáp ứng các kì thi, do
thói quen học tập cũ nặng về nhồi nhét kiến thức vậy nên chưa chú tâm học tập và trải
nghiệm các công việc được giao ở nhà, một số em còn làm theo đối phó và suy nghĩ rằng
chưa thiết thực với thi cử hiện hành.
Thứ ba đó là kinh phí thực hiện một số dụng cụ, nguyên liệu khi làm thực hành
chưa đầy đủ, và khá tốn kém nên đôi khi giáo viên và các em cũng ngại làm.
Thứ tư STEM là phương pháp tích hợp nên chắc chắn giáo viên giảng dạy đòi hỏi
phải nắm rõ phương pháp và cách thức tổ chức giảng dạy cũng như trình độ liên mơn nhất
định vì STEM như là khoa học, cơng nghệ, kĩ thuật và tốn học. Địi hỏi giáo viên phải có
trình độ và đam mê cơng việc nó mất nhiều thời gian và công sức của giáo viên. Do vậy
chúng ta nên phối hợp lồng ghép giữa phương pháp học tập truyền thống và giáo dục
STEM để học sinh có thể đạt hiệu quả học tập tốt nhất hiện nay.
2. Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề theo định hướng STEM.
2.1. Cách thiết kế chủ đề
- Các chủ đề GD STEM có thể là các nội dung hẹp và đơn giản, thiết bị phương tiện thực
hiện gọn nhẹ, thời gian thực hiện không dài và thường kết hợp trong một bài học hoặc
một phần của bài học nhằm xây dựng hoặc minh họa cho kiến thức của bài học, vận dụng
kiến thức của bài học để góp phần hình thành hoặc củng cố một kỹ năng thiết yếu trong
cuộc sống.
- Các chủ đề giáo dục STEM có nội dung của một dự án:


10
+ Nhằm luyện tập, tìm hiểu, giải quyết một vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, liên hệ chủ

yếu với kiến thức của một bài học, thiết bị phương tiện thực hiện không quá phức tạp,
thời gian và công sức thực hiện khơng dài.
+ Hoặc nhằm luyện tập tìm hiểu, giải quyết một vấn đề trong thực tiễn cuộc sống có tính
chất tích hợp, liên mơn, cần đầu tư nhiều cho các thiết bị phương tiện thực hiện và có thể
tốn nhiều thời gian, cơng sức.
2.2. Về hình thức tổ chức
- Các chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM có thể tổ chức lồng ghép
trong một tiết dạy học, trong một bài học chính khóa; tổ chức trong một tiết dạy học hoặc
một bài học ngoại khóa; Các chủ đề dạy học có thể được xây dựng theo chương trình giáo
dục nhà trường (đảm bảo sự đăng ký tham gia tự nguyện của học sinh và cha mẹ học sinh)
được xây dựng trong kế hoạch giáo dục nhà trường.
- Các chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM được xây dựng mới hoặc
kết hợp với một số giờ học tại phịng học bộ mơn trong nhà trường nhằm trang bị một số
công cụ thực hành thông dụng để tiến hành một số tiết học về GD STEM tại phịng bộ
mơn; tổ chức thành một cuộc thi trong phạm vi hẹp của nhóm hoặc lớp hay tổ chức thành
một cuộc thi trong phạm vi rộng trong nhà trường hoặc rộng hơn. Các nội dung này phải
được tính tốn phù hợp và đảm bảo việc thực hiện đầy đủ nội dung chương trình.
2.3. Một số định hướng về xây dựng một chủ đề giáo dục STEM
2.3.1. Về nội dung:
- Nội dung đề tài hẹp, thiết bị đơn giản, nhằm góp phần hình thành hoặc minh hoạ
cho kiến thức khoa học; Nội dung đề tài hẹp, thiết bị đơn giản, nhằm rèn luyện vận dụng
các kiến thức khoa học.
- Đề tài dạng một dự án trong thực tiễn cuộc sống, thiết bị và kiến thức không phức
tạp, thời gian thực hiện không dài; Đề tài dạng một dự án trong thực tiễn cuộc sống, thiết
bị và kiến thức khá phức tạp, cần nhiều thời gian thực hiện.
- Trong tổ chức thực hiện chính khố hay ngoại khóa, các chủ đề GD STEM đều
phải xác định các mục tiêu cần đạt được sau khi thực hiện đề tài, chủ đề.
2.3.2. Về thời lượng thực hiện:
Thời lượng thực hiện các Chủ đề GD STEM theo yêu cầu của đề tài, chủ đề.



11
2.3.3.Các bước xây dựng chủ đề STEM:
-

Bước 1: Lựa chọn nội dung dạy học

Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình các mơn học và các hiện tượng, q
trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên, xã hội; quy trình hoặc thiết bị cơng nghệ có
sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn... để lựa chọn chủ đề của bài học.
-

Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết

Sau khi chọn chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho học sinh
thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, học sinh phải học được những kiến thức, kĩ
năng cần dạy trong chương trình mơn học đã được lựa chọn (đối với STEM kiến tạo) hoặc
vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết (đối với STEM vận dụng) để xây dựng bài
học.
-

Bước 3: Xây dựng tiêu chí của sản phẩm/giải pháp giải quyết vấn đề

Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/sản phẩm cần chế tạo, cần xác định rõ tiêu chí
của giải pháp/sản phẩm. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng để đề xuất giả thuyết
khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sảnphẩm.
-

Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học


Mỗi bài học STEM được tổ chức theo 5 hoạt động:
+ Hoạt động 1: Xác định vấn đề
+ Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp;
+ Hoạt động 3: Trình bày và thảo luận phương án thiết kế
+ Hoạt động 4: Chế tạo sản phẩm theo phương án thiết kế đã lựa chọn, thử nghiệm
và đánh giá trong quá trình chế tạo
+ Hoạt động 5:Trình bày và thảo luận về sản phẩm đã chế tạo.
3. Ứng dụng STEM trong giảng dạy mơn Hóa THCS, mơn KHNT.
Năm học 2022 – 2023 là năm đầu tiên tôi nghiên cứu về ứng dụng của STEM
trong dạy học đồng thời với đặc thù của môn Hóa, KHTN nên tơi cũng chỉ mạnh dạn đưa
ra một số chủ đề có thể vận dụng STEM ở mức độ đơn giản nhất phù hợp với điều kiện cơ
sở vật chất của nhà trường, của học sinh tôi trực tiếp giảng dạy. Cụ thể:
CHẾ TẠO ĐỒNG HỒ ĐO THỜI GIAN
Chương trình KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6


12
Chủ đề thiết kế tổ chức hoạt động theo bài dạy STEM trên lớp học
Thời lượng thực hiện: 1 tiết
Thời điểm tổ chức chủ đề: Sau khi học xong bài: Đo thời gian, Một số vật liệu thơng dụng
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học bài học STEM được thực hiện theo qui trình sau:
KHBD STEM

KHBD THƠNG THƯỜNG (CV
5512)

Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ Xác định sản

Hoạt động 1:Mở đầu/ Xác định


phẩm cần làm và tiêu chí sản phẩm

nhiệm vụ học tập

Hoạt động 2 + 3: Nghiên cứu kiến thức nền và
đề xuất giải pháp, Lựa chọn giải pháp (và bảo
vệ giải pháp)

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
mới/ Thực thi nhiệm vụ

Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm và đánh giá

Hoạt động 3: Luyện tập

Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh

Hoạt động 4: Vận dụng

Đối với bài dạy STEM chúng tôi xây dựng bài dạy với 5 hoạt động theo như bảng trên.
Mỗi hoạt động được tổ chức theo 4 bước bao gồm:
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
+ Bước 2: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ
+ Bước 3: Thảo luận, báo cáo
+ Bước 4: Kết luận và đánh giá
Yêu cầu về các thành tố của năng lực KHTN:
- Giải quyết vấn đề thực tiễn (cụ thể là biết làm đồng hồ cát từ vật liệu tái chế đơn giản)
- Giao tiếp, ngôn ngữ: (Từ kiến thức bài Đo thời gian và bài một số vật liệu thông dụng
biểu đạt được kế hoạch và chế tạo được đồng hồ cát.)
- Mơ hình hóa KHTN: Đưa ra được các phương án để làm.

3.1. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ
Học sinh tìm hiểu và vận dụng kiến thức về Bài đo thời gian, Bài Một số vật liệu thông
dụng- KHTN 6. Thiết kế và chế tạo những chiếc đồng hồ cát đo được thời gian.
3.2. MỤC TIÊU


13
a. Kiến thức:
- Vận dụng được các kiến thức về Bài đo thời gian, Bài Một số vật liệu thông dụngKHTN 6 để chế tạo được đồng hồ cát đo thời gian theo tiêu chí cụ thể.
- Vận dụng kiến thức đo thời gian- Bài đo thời gian, Bài Một số vật liệu thông dụngKHTN 6 một cách sáng tạo để giải quyết các vấn đề tương tự.
b. Kĩ năng:
- Tính tốn, vẽ được bản thiết kế đồng hồ đảm bảo các tiêu chí đề ra.
- Lập kế hoạch cá nhân/nhóm để chế tạo và thử nghiệm dựa trên bản thiết kế.
- Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế và sản phẩm của mình, phản biện được các ý kiến
thảo luận.
- Tự nhận xét, đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và nhóm.
c. Phẩm chất:
- Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học.
- u thích sự khám phá, tìm tịi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết
nhiệm vụ được giao.
- Có tinh thần trách nhiệm, hịa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp.
- Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi thực nghiệm.
d. Năng lực:
- Tìm hiểu khoa học, cụ thể về các ứng dụng đo thời gian- Bài đo thời gian- KHTN 6.
- Hợp tác với các thành viên trong nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực
hiện; Tự nghiên cứu kiến thức, lên kế hoạch thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và đánh giá.
3.3. THIẾT BỊ
- Các thiết bị học tập: Giấy A4, mẫu bản kế hoạch, …
- Nguyên vật liệu và dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm đồng hồ cát đo thời gian: Tuỳ loại
đồng hồ HS chọ lựa chế tạo:

+ Bìa cứng, bìa màu, chai nhựa trong, nắp nhựa, cát đã lọc rang khơ có thể nhuộm màu..
+ Kéo, dao, keo dính, la bàn, đĩa CD, que nhỏ, mắc áo nhơm.
+ Bút màu, bút dạ dầu, bút màu nước, thước kẻ, compa, thước đo độ, bút chì.
+ Một vài đồ dùng khác theo ý tưởng của HS.
3.4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


14
Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ ĐỒNG HỒ CÁT
a. Mục đích của hoạt động
- Học sinh nắm vững yêu cầu Thiết kế đồng hồ cát: Đo được thời gian.
- Học sinh hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức học sinh tìm hiểu và vận dụng kiến thức
thời gian để lên ý tưởng.
b. Nội dung hoạt động
- Tìm hiểu về một số loại đồng hồ đo thời gian và kiến thức đo thời gian để làm đồng hồ.
- Xác định nhiệm vụ thiết kế đồng hồ cát đo thời gian với tiêu chí: Đo được thời gian.
c. Sản phẩm học tập của học sinh
- Mô tả và giải thích được một cách định tính về nguyên lí đo thời gian.
- Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế, chế tạođồng hồ cát đo thời gian
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu về một đồng hồ đo thời gian nhóm định làm, chuẩn
bị thêm các dụng cụ cần thiết.
- Học sinh ghi lời mơ tả và giải thích vào vở cá nhân; trao đổi với bạn (nhóm đơi hoặc 4
học sinh); trình bày và thảo luận chung.
- Giáo viên xác nhận kiến thức cần sử dụng là cách làm đồng hồ cát đo thời gian, giao
nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu để giải thích bằng tính tốn thơng qua việc thiết kế, chế
tao đồng hồ.
Hoạt động 2+3. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ XÂY DỰNG BẢN
THIẾT KẾ
a. Mục đích của hoạt động

Học sinh hình thành kiến thức đo thời gian, đề xuất được giải pháp và xây dựng bản đồng
hồ đo thời gian.
b. Nội dung hoạt động
- Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về các kiến thức trọng tâm:
+ Đo thời gian dựa vào bóng của vật dưới ánh nắng mặt trời.
+ Đo thời gian dựa vào lượng cát chảy xuống.
+ Trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra. Chứng minh đồng hồ
đo được thời gian chính xác


15
c. Sản phẩm của học sinh
- Học sinh xác định và ghi được thông tin, kiến thức về đồng hồ đo thời – nguyên lí đo.
- Học sinh đề xuất và lựa chọn giải pháp có căn cứ, xây dựng được bản thiết kế đồng hồ
đo thời gian.
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
+ Nghiên cứu kiến thức trọng tâm: Đo thời gian
+ Xây dựng bản thiết kế đồng hồ theo yêu cầu;
+ Lập kế hoạch trình bày và bảo vệ bản thiết kế.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:
+ Tự đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tìm kiếm thơng tin trên
Internet…- Có thể tham khảo cách làm :
Làm đồng hồ đo thời gian từ chai nhựa cũ
Làm đồng hồ đo thời gian từ giấy bìa
đồng hồ đo thời gian từ đĩa CD
+ Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban đầu, thống nhất một phương án thiết kế tốt nhất
+ Xây dựng và hoàn thiện bản thiết kế đồng hồ
+ Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

Hoạt động 4. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM ĐỒNG HỒ ĐO THỜI GIAN
a. Mục đích của hoạt động
- Học sinh dựa vào bản thiết kế đã lựa chọn để chế đồng hồ đo thời gian đảm bảo yêu cầu
đặt ra.
- Học sinh thử nghiệm, đánh giá sản phẩm và điều chỉnh nếu cần.
b. Nội dung hoạt động
- Học sinh sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước để tiến hành chế tạo đồng hồ
đo thời gian theo bản thiết kế.
- Trong q trình chế tạo các nhóm đồng thời thử nghiệm và điều chỉnh


16
c. Sản phẩm của học sinh
Mỗi nhóm có một sản phầm là một đồng hồ đo thời gian đã được hoàn thiện và thử
nghiệm.
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên giao nhiệm vụ:
+ Sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước để chế tạo đồng hồ đo thời gian theo
bản thiết kế
+ Thử nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm.
- Học sinh tiến hành chế tạo, thử nghiệm và hồn thiện sản phẩm theo nhóm.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh nếu cần.
Hoạt động 5. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM ĐỒNG HỒ ĐO THỜI GIAN
a. Mục đích của hoạt động
Các nhóm học sinh giới thiệu đồng hồ đo thời gian bằng vật liệu trước lớp, chia sẻ về kết
quả thử nghiệm, thảo luận và định hướng cải tiến sản phầm.
b. Nội dung hoạt động
- Các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp.
- Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đề ra:
+ Khả năng đo thời gian; Hình thức của đồng hồ; Chi phí để chế tạo đồng hồ.

- Chia sẻ, thảo luận để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm.
+ Các nhóm tự đánh giá kết quả nhóm mình và tiếp thu các góp ý, nhận xét từ giáo viên
và các nhóm khác;
+ Sau khi chia sẻ và thảo luận, đề xuất các phương án điều chỉnh sản phẩm;
+ Chia sẻ các khó khăn, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra qua quá trình thực hiện
nhiệm vụ thiết kế và chế tạo đồng hồ đo thời gian.
c. Sản phẩm của học sinh
Đồng hồ đo thời gian đã chế tạo được và nội dung trình bày báo cáo của các nhóm.
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên giao nhiệm vụ: các nhóm trình diễn sản phầm trước lớp và tiến hành thảo
luận, chia sẻ.


17
- Học sinh trình diễn cách làm đồng hồ. Các nhóm chia sẻ về kết quả, đề xuất các phương
án điều chỉnh, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên đánh giá, kết luận và tổng kết.
3.5. Tổng kết
- Giáo viên hệ thống lại các nội dung kiến thức đã vận dụng trong chủ đề.
- Nhận xét tinh thần, thái độ của cá nhân, nhóm học sinh khi hoạt động.
- Giáo viên tích hợp giáo dục cho học sinh biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung
quanh. Biết tận dụng những vật liệu xung quanh để tạo ra những sản phẩm thiết thực. Biết
trân trọng những gì mình làm ra dù là nhỏ nhất.
3.6. Hướng dẫn dặn dò
- Tiếp tục làm các sản phẩm đồng hồ đo thiết thực khác.
Ngoài chủ đề trên, một số bài học có thể ứng dụng STEM vào giảng dạy:
Lớp

Bài dạy/


Không ứng dụng

Ứng dụng STEM

chủ đề
STEM
KHTN 6 Bài
11: Học sinh biết những vật

- Học sinh vận dụng kiến thức để

(sách

Một số vật liệu thông dụng và ứng

làm các sản phẩm bằng giấy như

Chân

liệu

hộp quà, thiệp 8/3, đồng hồ, bản

Trời

dụng

thông dụng của chúng.

đồ Việt Nam, mũ sinh nhật, hộp


Sáng

đựng bút, hộp quà bằng giấy. Làm

Tạo)

các sản phẩm bằng tre, gỗ như nhà
sàn, đồng hồ cát…
Bài 26:

Học sinh tìm hiểu lợi

- Học sinh vận dụng kiến thức để

Thực hành

ích của vi khuẩn, biết

làm sữa chua tại nhà và các nhóm

quan sá vi

các bước làm sữa chua.

mang đến lớp trình bày sản phẩm.

sữa chua.
Bài
36: - Học sinh biết được vai


- Học sinh vận dụng kiến thức trên

Nước

để làm một số sản phẩm:

khuẩn. Tìm
hiểu các
bước làm

trị của nước trong đời


18
(Tiết 2)

8

sống và sản xuất.

+ Vẽ tranh cổ động bảo vệ môi

- Học sinh biết các

trường nước.

nguyên nhân, các biện

+ Chế tạo máy lọc nước mini từ


pháp bảo vệ nguồn

vật liệu đơn giản sỏi, cát, bông,

nước, tránh gây ô

than hoạt tính.

nhiễm.

+ Chế tạo nước rửa bát từ chanh,
muối, giấm. Chế tạo nước rửa bát

Bài 26: Sắt

từ quất, muối, giấm.
- Học sinh biết tính chất - Học sinh vận dụng kiến thức trên
vật lí, ứng dụng của sắt.

để làm một số sản phẩm máy hút
sắt vụn bằng cách chế tạo nam

9

châm điện.
- Học sinh biết tính chất - Học sinh vận dụng kiến thức trên

Bài 45:


Rượu etylic vật lí, hóa học và ứng để làm thuốc trừ sâu sinh học từ
dụng của rượu etylic.

tỏi, ớt, gừng và rượu etylic.

IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Qua một thời gian tìm tịi, nghiên cứu, thực hiện đề tài trên lớp 6C và lớp 8, 9 là
các lớp tôi trực tiếp giảng dạy trong năm học 2022 - 2023 tôi đã khảo sát và thu được kết
quả như sau:
1. Với Giáo viên:

Trước thực hiện
Sau thực hiện
2. Với Học sinh

Tổn

Đã nhận thức đầy

Nắm được các

Có thể xây dựng

g số

đủ vai trò của giáo

bước xây dựng chủ

được chủ đề


12
12

dục STEM
31 %
100 %

đề STEM
15,5 %
100 %

STEM
0%
70 %

Tổng

Đã được

Đã vận dụng các kiến thức

Thích học

số

tiếp cận với

Hóa học để tạo ra các sản


mơn Hóa

chủ đề

phẩm đơn giản ứng dụng

STEM

trong cuộc sống


19
Trước thực hiện
120
0%
17 %
30 %
Sau thực hiện
120
100 %
60 %
50 %
Với kết quả trên tôi thấy việc dạy học theo định hướng giáo dục STEM bước đầu
đã mang lại kết quả khá tích cực:
- Đối với bản thân: Đã nhận thức được đầy đủ vai trò của giáo dục STEM. Bước
đầu đã ứng dụng STEM vào giảng dạy ở một số bài trong chương trình mơn KHTN 6 và
Hóa 8, 9. Đồng thời đã giúp các đồng chí giáo viên trong tổ hiểu được vai trò, sự cần thiết
của giáo dục STEM trong giai đoạn hiện nay.
- Với các đồng chí giáo viên trong tổ: Đến nay, phần lớn đã có thể thiết kế một chủ
đề giáo dục STEM cơ bản trong chương trình bộ mơn mình giảng dạy.

- Đối với học sinh: Khơng khí giờ học thay đổi, đa số các em có hứng thú học tập,
việc trao đổi tranh luận sơi nổi hơn, mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước lớp. Khả
năng ghi nhớ kiến thức cao hơn. Đặc biệt học sinh đã vận dụng được những kiến thức đã
học vào thực tiễn để tạo ra những sản phẩm cần thiết trong cuộc sống hàng ngày.
Ngoài ra, qua một số bài dạy tôi cũng đã tư vấn, bước đầu định hướng nghề nghiệp
cho học sinh lớp 9. Nhiều em có lực học trung bình hoặc điều kiện khó khăn đã xác định
đi học nghề sau khi tốt nghiệp THCS.

C. KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Những điều tơi trình bày trên đây là kinh nghiệm rút ra từ thực tế trong quá trình
nghiên cứu và ứng dụng STEM vào giảng dạy mơn Hóa THCS, KHTN. Kết quả thu được
qua thực hiện đề tài bước đầu cho thấy dạy học theo định hướng giáo dục STEM là hiệu
quả và có tính khả thi. Việc dạy học mơn Hố, KHTN theo định hướng giáo dục STEM
có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, tư suy cho
HS. Giáo dục STEM là cần thiết và phù hợp với bối cảnh giáo dục Việt Nam nói chung và
việc dạy học mơn Hóa, KHTN ở trường phổ thông hiện nay.
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tơi hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé của mình vào
việc giúp giáo viên và học sinh trường chúng tơi nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh
trường bạn nói chung thực hiện việc dạy và học mơn hóa, KHTN tốt hơn; nhằm nâng cao


20
chất lượng giảng dạy trong chương trình đổi mới giáo dục hiện nay. Về phía bản thân, tơi
xin hứa sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được của việc thực hiện đề
tài, đồng thời không ngừng học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, khắc phục những khó khăn
trong giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục hiện nay.
II. KHUYẾN NGHỊ
Ứng dụng STEM vào dạy học nói chung và dạy học mơn Hóa, KHTN ở trường
phổ thơng cịn gặp nhiều trở ngại. Vì vậy tơi xin có một vài kiến nghị như sau:

- Đối với giáo viên: Cần tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. Nhận
thức đầy đủ về vai trò của giáo dục STEM trong giai đoạn hiện nay. Tiếp tục nghiên cứu,
xây dựng các chủ đề STEM ứng dụng vào việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông
ở những môn học liên quan nhằm trang bị cho học sinh tư duy phản biện và sáng tạo, kỹ
năng diễn đạt và thuyết trình, kỹ năng giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
- Với BGH: Có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời với GV có thành tích trong dạy
học cũng như dạy học tích cực mang lại hiệu quả cao. Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật
chất, hỗ trợ kinh phí cho giáo viên khi thực hiện các chủ đề STEM.
+ Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, dạy học STEM trong nhà trường.
- Với Phòng Giáo dục: Tổ chức các buổi chuyên đề phổ biến ứng dụng STEM trong dạy
học để các đồng chí giáo viên được học tập.
PHỤ LỤC
BẢN THIẾT KẾ
Nhóm:……………………………………..
Hình ảnh bản thiết kế:

Mơ tả thiết kế và giải thích:



×