Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

(Skkn 2023) một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé (3 4 tuổi) hứng thú trong hoạt động làm quen với toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.51 KB, 18 trang )

ĐƠN U CẦU CƠNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm Huyện Ba Vì
Ngày
Họ và tên tháng

Trình độ
Nơi cơng tác Chức

chun

Tên sáng kiến

danh
năm sinh

mơn
Một số biện pháp giúp trẻ

Nguyễn Thị

Trường MN Giáo
04/07/1991

Thúy Anh

Mẫu giáo bé 3-4 tuổi hứng
Cử nhân

Chu Minh


viên

thú trong hoạt động làm
quen với toán

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Giáo dục mẫu giáo
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: ngày 1/12/2021
- Mô tả bản chất của sáng kiến “Một số biện pháp giúp trẻ Mẫu giáo bé 3-4 tuổi
hứng thú trong hoạt động làm quen với toán”
Từ kiến thức chuyên môn đã được đào tạo kết hợp với việc tiếp thu phương
pháp giáo dục tiên tiến hiện đại tôi đã chắt lọc và đưa ra sáng kiến kinh
nghiệm “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi) hứng thú trong
hoạt động làm quen với toán”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do lựa chọn đề tài

Thế kỷ XXI với sự thay đổi mạnh mẽ của xã hội để tiếp thu một nền văn
minh phát triển cao, đó là nền văn minh trí tuệ, trong đó con người đứng ở vị trí
trung tâm. Trong nền văn minh ấy trình độ khoa học phát triển cao cùng với sự
bùng nổ thông tin, địi hỏi con người phải có những phẩm chất nhân cách phù
hợp, đặc biệt phải tích cực nhận thức để cải tạo thế giới, cải tạo chính mình.


Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là
khâu quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách tồn diện của trẻ và
cho trẻ bước vào học phổ thơng.
Việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có một vai trị to
lớn. Dạy tốn cho trẻ khơng nhằm đào tạo cho trẻ những nhà toán học, mà nhằm
phát triển ở trẻ khả năng nhanh nhậy, trí thơng minh, sự phán đốn phân tích, so
sánh tổng hợp. Giúp trẻ có được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp con số,

phép đếm, về kích thước, hình dạng, khả năng định hướng khơng gian.
Mơn tốn là mơn học rất khơ khan và cứng nhắc. Các tiết học tốn đặc biệt
là tiết học hình thành các biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm thường
lặp đi lặp lại nhiều lần các tiết học có nội dung giống nhau, chỉ khác về số lượng
là 3, 4, 5, ...10. Vì vậy nếu ta chỉ tập chung vào kiến thức dạy trẻ theo đúng các
bước, nếu lặp lại khi học trẻ thường rất nhanh chán sẽ không thu hút được sự
chú ý của trẻ.
Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng tốn học sơ đẳng cho trẻ mầm
non, khơng chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng tốn học
cần hình thành cho trẻ mà cịn phụ thuộc vào phương pháp, hình thức tổ chức
các hoạt động làm quen với toán cho trẻ ở trường mầm non. Làm thế nào để cho
trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên khơng bị gị ép phù hợp với sự nhận
thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này là: “Học mà chơi, chơi mà
học”.
Năm 2013, sau một thời gian được tham quan học hỏi tại trường mầm non
Liên hợp quốc UNIS và tham gia tập huấn tại các hội thảo tiếp cận với phương


pháp dạy học tiên tiến, tôi nhận thấy rằng giáo viên khơng tổ chức tiết học tốn
độc lập với các bước rõ ràng mà dạy tốn cho trẻ thơng qua các trò chơi. Từ các
trò chơi rất đơn giản, trẻ nhận biết được các con số, hình dạng, so sánh kích
thước, khó có thể phân biệt được ranh giới giữa học và chơi khiến trẻ cảm thấy
thoải mái, vui vẻ và hứng thú và tích cực hoạt động.
Từ kiến thức chuyên môn đã được đào tạo kết hợp với việc tiếp thu phương
pháp giáo dục tiên tiến hiện đại tôi đã chắt lọc và đưa ra sáng kiến kinh
nghiệm “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi) hứng thú trong hoạt
động làm quen với tốn”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé (3-4) tuổi hứng thú trong
hoạt động làm quen với toán.

3. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi) tại lớp Hoa sen 2- Trường mầm non Tràng An
Linh Đàm
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Đặc điểm tình hình chung của nhóm lớp
1.1 Thuận lợi
- Cơ sở vật chất của nhà trường khang trang, phịng học sạch sẽ, có đầy đủ các
tiện nghi cần thiết đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ phục vụ cho việc học tập
và vui chơi của trẻ.
- Lớp học luôn nhận được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơ
sở vật chất như mua sắm bộ học tốn, lơ tơ tốn cho các cháu.


- Hàng năm chúng tôi được học lớp bồi dưỡng chun mơn của Phịng giáo dục
quận Cầu Giấy, tham quan và dự một số hoạt động, tiết dạy của trường bạn và
đồng nghiệp trong trường. Đó cũng là điều kiện để tôi được học tập, củng cố
thêm kiến thức phục vụ cho tiết dạy của mình.
- Cả 3 giáo viên trong lớp có trình độ chun mơn lại từng được tham quan học
tập tại trường mầm non quốc tế UNIS nên có quan điểm chung về đổi mới trong
hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ.
- Phần lớn trẻ từ lớp nhà trẻ chuyển lên nên trẻ đã có nề nếp sinh hoạt và học tập
- Bên cạnh đó, phụ huynh luôn tin tưởng, sẵn sàng tạo mọi điều kiện cũng như
phối hợp với giáo viên để giúp trẻ yêu thích và tự tin khi học tốn
1.2 Khó khăn:
- Số trẻ trong lớp đơng giáo viên gặp khó khăn khi tổ chức các hoạt động
nhóm hay hoạt động cá nhân
- Trẻ ở lứa tuổi bé nên một số trẻ chưa tập trung chú ý, lắng nghe cô hướng
dẫn. Mức dộ nhận thức của trẻ ở độ tuổi này khá chênh lệch.
2. Khảo sát thực trạng hoạt động làm quen với tốn
Qua 4 năm dạy học áp dụng hình thức dạy học truyền thống, bản thân tơi

thấy khả năng tích cực, chủ động tư duy của trẻ còn hạn chế. Trẻ thường quan
sát cơ làm mẫu và sau đó làm theo cô một cách thụ động và thiếu tự tin.
Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng vào hoạt động làm quen với toán của trẻ
mẫu giáo bé lớp Hoa Sen 2
- 40% trẻ thiếu tập trung trong giờ học
- Số trẻ hứng thú và tích cực hoạt động chiếm 60%


- Khả năng tư duy sáng tạo của trẻ rất hạn chế, trẻ làm và nói theo cơ
- Trẻ thiếu tự tin, sợ nói sai, làm sai
- 60% trẻ thực hiện được yêu cầu của các bài tập, trò chơi toán
* Nguyên nhân của thực trạng .
Khả năng hứng thú và tính tích cực của trẻ chưa được phát huy và kết quả
trẻ nắm kiến cịn thấp tơi thấy do một số nguyên nhân sau:
- Do chưa tạo ra được mơi trường tốn học cho trẻ
- Chưa có nhiều đồ dùng đẹp và mới lạ.
- Chưa gây được sự tập trung chú ý tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình
dạy
- Chưa có nhiều trị chơi mới.
Trong các buổi tập huấn của các cấp, các ngành nhiều năm nay, vấn đề đổi
mới hình thức tổ chức các hoạt động giúp trẻ hứng thú, tích cực nhận thức đặc
biệt là hoạt động làm quen với tốn ln được quan tâm song việc thực hiện của
giáo viên còn chưa thực sự hiệu quả. Chính điều này làm tơi trăn trở suy nghĩ
làm thế nào để khắc phục tình trạng trên. Vì vậy tơi đã mạnh dạn đổi mới một số
hình thức, phương pháp tổ chức để giúp trẻ tích cực, chủ động hơn khi tham gia
các hoạt động làm quen với toán.
3. Các biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi) hứng thú trong hoạt
động làm quen với tốn.
3.1. Tạo mơi trường tốn học cho trẻ
* Thiết kế mơi trường lớp học xung quanh trẻ



Một mơi trường học tập tốt có hiệu quả là mơt trường gây hứng thú cho trẻ,
phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ. Chính vì vậy tơi luôn cố gắng
tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn trang trí xung quanh lớp. Ta cần tạo cho
trẻ một tâm lý thật thoải mái, coi lớp học như ngơi nhà thân u của mình và
trong ngơi nhà đó trẻ được tham gia dọn dẹp, trang trí, sáng tạo theo ý
mình.chính vì vậy tơi dã khuyến khích trẻ sưu tầm đồ chơi, tranh ảnh để trang trí
lớp học theo chủ đề.
Ví dụ Treo quả hoặc đám mây có gắn số phía dưới , vừa để trẻ đếm vừa
trang trí lớp. Treo các hình vng, hình trịn, hình tam giác, chữ nhật ngộ nghĩnh
do trẻ làm để trẻ vừa học tốn vừa ơn từ tiếng anh.
Tơi xây dựng góc tốn phong phú, nhiều chủng loại sắp xếp bố trí đồ chơi
gọn gàng, phải đảm bảo thuận tiện cho thao tác sử dụng,được xắp xếp sao cho
dễ lấy, dễ cất và đặc biệt có thể sử dụng vào các mơn học và các hoạt động khác.
Góc tốn được trang trí đẹp mắt, khoa học. Các trò chơi được thay đổi theo chủ
đề và theo chương trình học của trẻ. Trẻ có thể chơi ngay trên bảng của góc hoặc
chọn trị chơi từ những chiếc túi treo tại góc.
* Tận dụng mơi trường tốn học ở mọi lúc, mọi nơi.
Chúng ta khơng chỉ tạo mơi trường tốn học cho trẻ ở trong lớp học mà còn
tạo cho trẻ bất kỳ thời điểm nào có thể. Tốn học khơng phải là cái gì đó thật
cứng nhắc khơ khan, chỉ là số, là hình mà tốn học có thể là bất kỳ thứ gì ở xung
quanh trẻ.
*Ví dụ: Khi cho trẻ đi tham quan, đi dạo, ta có thể hỏi trẻ “ có bao nhiêu
luống rau, có bao nhiêu cây quất, quả này có dạng gì ...


Khi đến giờ ăn trẻ xếp đĩa và khăn cho mỗi bàn, trẻ phải biết lấy đủ số đĩa cho
mỗi bàn, như thế trẻ đã biết sắp xếp tương ứng 1-1 ta có thể tận dụng mọi cơ hội
để có thể hình thành các biểu tượng về tốn cho trẻ.

* Ví dụ : Khi hoạt động góc “bán hàng” khi trẻ đi mua và bán phải đếm số
hàng, đưa số tiền đúng với yêu cầu của người bán ở góc xây dựng u cầu.
Trẻ xây mơ hình ngơi nhà của bé, u cầu phía trước ngơi nhà có gì, phía
sau có gì. v. v mơi trường tốn học cho trẻ là rất phong phú,nếu chúng ta biết tận
dụng vào toán học cho trẻ thì rất có hiệu quả, trẻ vừa học vừa chơi. Trẻ học mà
khơng biết mình đang học.
Thơng thường thì những hành động thoải mái và có tính khám phá đối với
trẻ sẽ không đảm bảo cho việc học và việc nhận thức sâu các khái niệm. Ta phải
tạo điều kiện thuận lợi để tạo môi trường, khuyến khích mơi trường tư duy tốn
học ta cần nhận thức được điều gì cho trẻ muốn học.
3.2. Linh hoạt tích hợp hoạt động làm quen với tốn với nhiều mơn học
khác nhau để gây hứng thú cho trẻ
Trẻ nhỏ không học các khái niệm toán học bằng cách học vẹt hay bằng các
quy tắc. Trẻ được khuyến khích trong quá trình học, biết tìm kiếm các chuẩn
mực. Giải quyết các vấn đề nếu ta chỉ đơn thuần dạy trẻ xác định vị trí trong
khơng gian, nhận biết hình thơng thường, hay một số tiết học về số lượng nội
dung lại lặp đi lặp lại như thế sẽ rất nhàm chán và đơn điệu, cứng nhắc, sự hứng
thú của trẻ sẽ giảm đi. do vậy ta cần có sự linh hoạt thay đổi các hình thức tiết
học để trẻ học khơng nhàm chán.


Trong một tiết học ta có thể lồng ghép và tích hợp các mơn học khác như thế
ta tận dụng được tối đa đồ dùng đã chuẩn bị, củng cố kiến thức cho trẻ trong quá
trình cung cấp kiến thức cho trẻ ta nên linh hoạt thay đổi hình thức để trẻ khỏi
nhàm chán và hứng thú học tập, không nên gị ép trẻ theo một khn mẫu nhất
định, trẻ cần được học mà chơi, chơi mà học.
* Tích hợp với hoạt động Làm quen với văn học
Những câu truyện, bài thơ, bài vè đôi khi sẽ là phương tiện hiệu quả để giúp
trẻ hình thành các biểu tượng tốn.
Tơi thường đưa các câu chuyện có yếu tố tốn học vào, sau đó đàm thoại

cùng trẻ, hoặc sử dụng rối hoặc các hình ảnh minh họa truyện để lồng ghép dạy
trẻ học tốn.
Ví dụ: Sử dụng truyện “Câu chuyện về gia đình chim” để dạy trẻ về biểu tượng
số lượng.
Câu chuyện như sau: “Một ngày nọ, có hai con chim không biết bay từ đâu đến,
đậu trên cành cây và làm tổ ở khu vườn nhà bé Bi. Một con đi tìm rơm, cịn con
kia ở lại xây tổ. Thấy vậy, bé Bi chạy ra sau nhà lấy mấy cọng rơm để xuống
sân. Con chim sẻ kia hình như hiểu ý Bi, nó bay xuống dùng mỏ để gắp những
cọng rơm, rồi nghiêng cánh cảm ơn. Vài ngày sau, con chim sẻ nọ đẻ được ba
quả trứng nho nhỏ. Một tháng trôi qua, ba quả trứng nở thành hai chú chim non
đáng u. Gia đình chim sẻ trở nên đơng vui và hạnh phúc. Một ngày nọ, sau
khi đi bay đi kiếm mồi cùng mẹ, một chú chim non vì mải chơi nên bị lạc. Cả
nhà chim sẻ rất lo lắng. May sao đến tối chi non được bác Chào mào đưa về.


Cả nhà vui mừng rối rít. Chim non hứa lần sau sẽ không mải chơi để bị lạc
nữa. ”
Sau khi kể cho trẻ nghe nội dung câu chuyện cô giáo có thể đưa những câu
hỏi để trẻ nhớ lại nội dung câu chuyện cũng như để trẻ học tốn:
- Có bao nhiêu con chim sẻ lớn?
- Có bao nhiêu con chim sẻ con?
- Có tất cả bao nhiêu chú chim?
- Có mấy chú chim bị lạc mẹ?
- Trong tổ cịn lại mấy chú chim non?
- Giáo viên có thể vẽ, hoặc sử dụng rối để trẻ học đếm
Ví dụ: Sử dụng bài vè “mõ làng mõ xóm” để dạy trẻ xác định phương hướng.
Cô hoặc một trẻ làm người đi rao mõ. Vừa gõ mõ vừa đọc:
“Chiềng làng chiềng chạ

“Ấy là mõ xóm


Thượng hạ tây đơng

Mõ làng là tơi

Nếu là con trai

Thấy tơi đứng này

Đứng ra phía trước

Con trai bên trái

Nếu là con gái

Con gái bên phải

Đứng ra phía sau.’’

Nhanh mải lên nào.”

Sau khi người rao mõ đọc xong từng vế thì trẻ trai và trẻ gái đứng đúng vào
vị trí người rao mõ u cầu.Tiếp theo là cơ phải đặt các câu hỏi để trẻ trả lời
xem trẻ đang đứng ở vị trí nào của người rao mõ.
* Tích hợp với hoạt động tạo hình


Các hoạt động tạo hình ln mang lại cho trẻ sự thích thú. Trẻ được thỏa sức
sáng tạo với đơi bàn tay và trí tưởng tượng phong phú của mình. Giáo viên có
thể thiết kế một số hoạt động tạo hình qua đó giúp trẻ hình thành các biểu tượng

tốn.
* Ví dụ: Khi học số 3 thuộc chủ đề thế giới thực vật nặn 3 bông hoa, 3 quả....
vào trang “sách” và viết số tương ứng, đến hết chủ đề này, lại sang chủ đề khác
ở bài khác trẻ lại sưu tập tiếp dần dần trẻ có bộ sưu tập về mơn tốn rất phong
phú.
Hoặc cũng với hoạt động nặn, chỉ cần thêm một vài chiếc que, trẻ có thể nối
thành các hình trẻ đã học như hình vng, hình tam giác, hình chữ nhật. (Ảnh 4Phần phụ lục)
* Tích hợp với hoạt động thể chất
Làm quen với toán thường được xem là hoạt động phát triển nhận thức, trong
đó chủ yếu hoạt động tĩnh. Song nếu khéo léo lồng ghép các trò chơi vận động
sẽ khiến hoạt động làm quen với toán trở nên sinh động và gây hứng thú cho trẻ.
*Ví dụ: Trị chơi “Bắt cua bỏ giỏ” để củng cố khả năng luyện đếm, nhận biết số
lượng và luyện khả năng khéo léo của cơ tay.
Cách chơi: trẻ đan 2 tay vào nhau, dùng 2 ngón trỏ gắp sỏi vào giỏ
+ Mức độ 1: Thời gian là 1 bản nhạc, bạn nào bắt được nhiều cua hơn sẽ chiến
thắng. Sau khi thời gian kết thúc trẻ đếm số của trong giỏ mình so sánh với số
cua của bạn bên cạnh
+ Mức độ 2: Nghe tiếng ếch kêu bắt cua. Sau khi trẻ bắt xong cô hỏi: “Ếch kêu
mấy tiếng?”, “Cần bắt mấy con cua?” “Ai bắt đúng và nhanh nhất?”


* Tích hợp với hoạt động âm nhạc
Hoạt động âm nhạc mang lại cho trẻ cảm giác thoải mái, thư giãn khi học
tốn. Giáo viên đàm thoại hoặc có thể tạo ra các trò chơi âm nhạc thú vị vừa để
trẻ phát triển tai nghe âm nhạc vừa giúp trẻ hình thành biểu tượng tốn.
*Ví dụ:
- Sau khi trẻ học hát bài “Đố bạn” có thể hỏi trẻ có bao nhiêu con vật được nhắc
đến trong bài hát?
- Trong chủ đề giao thơng có thể tổ chức cho trẻ chơi điều khiển các phương
tiện giao thông theo chỉ dẫn của chú cơng an. Từ đó trẻ có thể xác định phương

hướng: phía trước, phía sau, phía phải, phía trái…
- Hoặc lắng nghe một đoạn nhạc và đếm xem có bao nhiêu loại nhạc cụ, có mấy
tiếng trống, mấy tiếng mõ. Hay trẻ có thể tạo ra số lượng âm thanh phát ra theo
yêu cầu của giáo viên (Gõ 3 tiếng trống)
* Tích hợp với hoạt động khám phá khoa học
Có thể lồng ghép các hoạt động khám phá khoa học với tốn theo từng chủ
đề. Có thể sử dụng lơ tơ hình ảnh trong chủ đề để dạy trẻ học tốn.
Trẻ vừa có những hiểu biêt về thế giới xung quanh vừa hình thành biểu tượng
tốn một cách tự nhiên.
* Ví dụ: Ở chủ đề “Thực vật” giáo viên có thể dạy trẻ nhận biết số lượng bằng
cách cho trẻ xem tranh các loại quả. Sau khi trẻ xem xong cô đưa ra câu hỏi đàm
thoại cho trẻ:
- Con hãy kể tên các loại quả trong tranh
- Hãy đếm xem mỗi loại có bao nhiêu quả? Số lượng quả nào nhiều hơn?


- Vỏ của các loại quả có gì khác nhau? (quả táo vỏ nhẵn, quả vải vỏ xù xì)
- Hãy kể tên 3 loại quả vỏ nhẵn, 2 loại quả vỏ xù xì
3. 3. Sáng tạo một số trị chơi ơn luyện, củng cố kiến thức tốn học cho
trẻ
Trị chơi tốn học là một dạng của trị chơi học tập. Trẻ phải giải quyết
nhiệm vụ học tập dưới hình thức chơi nhẹ nhàng, thoải mái, làm trẻ dễ dàng
vượt qua những khó khăn trở ngại nhất định. Trẻ tiếp nhận nhiệm vụ học tập
như nnhiệm vụ chơi, do đó tính tích cực của hoạt động nhận thức trong lúc chơi
được nâng cao. Trò chơi học tập được sử dụng trong q trình dạy hoc cũng
như hoạt động góc nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức cho trẻ.
Chính vì vậy trong các tiết học Toán và các hoạt động khác tôi luôn cố gắng
suy nghĩ sáng tạo ra một số trò chơi mới để áp dụng vào giờ học nhằm thay đổi
hoạt động chống sự chán nản, mệt mỏi, làm cho trẻ có hứng thú hoạt động. Điều
đặc biệt là các trò chơi được thiết kế rất đơn giản song có tính ứng dụng cao, chỉ

cần thay đổi hình ảnh hoặc cách chơi là có thể tạo ra một trị chơi mới. Bên cạnh
việc trẻ cùng cô làm đồ chơi học toán sẽ tăng hứng thú của trẻ khi tham gia chơi.
Một số ví dụ trị chơi củng cố về số lượng và hình dạng đã từng được ứng
dụng trong các giờ tổ chức hoạt động làm quen với toán cho trẻ:
* Trò chơi củng cố về số lượng
- Trò chơi Domino: Nối các miếng Domino với nhau sao cho số lượng nhóm đồ
vật tương ứng với số.


- Trị chơi “ Ghép đơi”: Ghép nhóm đồ vật với số tương ứng sao cho 2 nửa hình
trịn khớp nhau. Có thể chơi cá nhân hoặc 2 trẻ cùng chơi để cùng tìm miếng
ghép khớp nhau.
- Trị chơi “Lắp thân cho sâu”: lắp thân sâu theo thứ tự dãy số hoặc theo số
lượng chấm tròn từ 1 đến 5. Giáo viên có thể tạo ra các vị trí trống để trẻ lắp
tiếp hoặc trẻ có thể tạo ra để đố các bạn.
- Trò chơi ‘Thẻ số tổ ong” (Luyện trí nhớ). Trẻ úp lơ tơ xuống. Từng trẻ lật 2 lô
tô lên. Nếu số lượng ong và số ghi trên tổ tương ứng với nhau thì trẻ trẻ được
thưởng 1 ngôi sao. Nếu không tương ứng trẻ úp 2 lô tô xuống để bạn khác lật
tiếp. Chơi đến khi tất cả các lơ tơ đều được lật lên.
* Trị chơi củng cố về hình dạng
- Trị chơi Xúc xắc bật ơ: Trẻ tung xúc xắc rơi vào hình nào trẻ sẽ phải bật vào
các ơ hình tương ứng trên thảm.
- Trị chơi khúc cơn cầu: Trẻ dùng gậy khúc cơn cầu lia hình về cửa có hình
dạng tương ứng.
- Trò chơi Bingo: 2 trẻ cùng chơi. Mỗi trẻ 1 bảng Bingo. Úp lơ tơ các hình
xuống. Trẻ lật lơ tơ hình nào thì xếp lên hình tương ứng trên bảng. Trẻ nào xếp
kín 1 dãy hàng ngang trên bảng Bingo sẽ hơ “Bingo” và giành chiến thắng.
- Trị chơi Tìm hình thừa và xếp lại theo mẫu: Trẻ gọi tên hình thừa và sau đó
xếp lại theo mẫu. Trẻ có thể tự tạo ra hình mẫu để đố các bạn.
3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

* Giới thiệu về bộ trị chơi “Vui học tốn” cho trẻ mẫu giáo bé


Trị chơi thiết kế dựa trên các chương trình Powerpoint, photoshop, các hình ảnh
trên Internet sinh động gần gũi với trẻ
Trị chơi được đóng gói bằng phần mềm Ispring free 7 (Chuyển định dạng
Powerpoint sang Flash) có thể đưa lên Website để chơi trực tuyến.
Bộ trò chơi gồm 4 trò chơi liên kết với nhau với sự hướng dẫn của nhân vật Gấu
Pooh giúp trẻ dễ dàng lựa chọn và tham gia trò chơi
Các trò chơi phù hợp nhận thức và chương trình lớp Mẫu giáo bé, giúp trẻ ơn lại
các kiến thức toán đã học
Bộ phần mềm gồm 4 trị chơi
+ Trị chơi trốn tìm- (Chủ đề động vật): Trẻ tìm vị trí các con vật theo hướng
dẫn. Giúp trẻ ơn lại xác định các phía trước , sau, trên, dưới.
+ Trị chơi với các hình vng, trịn, tam giác, chữ nhật- (Chủ đề giao thơng).
Giúp trẻ tìm và nhận biết các hình đã học
+ Trị chơi Đi siêu thị- (Chủ đề Gia đình hoặc Bản thân) Lựa chọn các đồ vật
theokích thước u cầu. Giúp trẻ ơn so sánh độ dài, độ lớn, chiều cao của các
đối tượng
+ Trò chơi Bé tập làm đầu bếp-( Chủ đề nghề nghiệp hoặc Thực vật): Đếm và
chọnchữ số tương ứng. Giúp trẻ đếm, nhận biết số lượng và chữ số trong pham
vi 5
* Hướng dẫn sử dụng
Bước1: Trẻ chọn trò chơi
Bước 2: Tham gia trò chơi thực hiện theo yêu cầu của nhân vật hướng dẫn


Muốn nghe lại câu hỏi nhấp chuột vào biểu tượng dấu hỏi. Muốn chọn trị chơi
khác chọn biểu tượng ngơi nhà
Ví dụ: Trị chơi trốn tìm (Ảnh 13- phần phụ lục)

Các con vật trốn sau những chấm tròn màu trắng. Lắng nghe hướng dẫn và nhấp
chuột tráivào vị trí chấm trịn cho là đúng
Ví dụ: Trị chơivới các hình )
- Trẻ lựa chọn chơi với 4 hình vng, trịn, tam giác, chữ nhật.
- Trẻ tham gia chơi các trị: tìm đồ vật có dạng hình đó và xếp que tính thành
hình theo u cầu.
Ví dụ: Trị chơi “Đi siêu thị”
- Lắng nghe hướng dẫn. Tìm đồ dùng to hơn (nhỏ hơn). Tìm đồ vật ngắn
hơn(dài hơn). Tìm đồ dùng cao hơn (thấp hơn)
- Nhấp chuột vào đồ dùng cho là đúng
- Nếu đồ dùng được chọn đúng nó sẽ được đưa vào giỏ đựng đồ
Ví dụ: Trị chơi “Tập làm đầu bếp”
Lấy đủ số quả cần thiết để làm món Salad hoa quả. Nhìn trên màn hình hiện
lên bao nhiêu quả, đếm rồi chọn kết quả bằng các nhấp chuột vào số tương ứng.
Tơi thường đưa trị chơi với máy vi tính vào phần luyện tập, trẻ có thể chơi cá
nhân hoặc chơi theo nhóm. Các trị chơi với hình ảnh ngộ nghĩnh, sinh động, trẻ
hào hứng với hoạt động học và từ đó giúp trẻ củng cố các kiến thức vừa học.
Bên cạnh đó tơi đã đưa bộ trị chơi lên trang Bài giảng điện tử Violet để trẻ có
thể chơi trực tuyến khi trẻ ở nhà.
III. KẾT QUẢ


Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, học hỏi, rút kinh nghiệm đồng thời
được sự ủng hộ của Ban giám hiệu và các giáo viên trong lớp đã giúp tơi có
được một số kết quả khả quan trong việc ứng dụng “Một số biện pháp gây
hứng thú cho trẻ Mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán”.
* Đối với trẻ
- 85% trẻ đã tập trung trong giờ học
- Số trẻ hứng thú và tích cực hoạt động chiếm 80%
- Trẻ tự tin khi phát biểu hay khi hoạt động

- 80% trẻ thực hiện được yêu cầu của các bài tập, trị chơi tốn
* Đối với giáo viên
- Cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái và hứng thú khi thiết kế các hoạt động.
- Ngày càng có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, tự tin trong nghề nghiệp.
* Đối với phụ huynh
- Phụ huynh phấn khởi khi thấy con mạnh dạn tự tin và hứng thú khi học
tốn. Từ đó phụ huynh tin tưởng và nhiệt tình ủng hộ các phong trào hoạt động
do trường, lớp tổ chức.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu
giáo nói chung và cho trẻ mẫu giáo bé nói riêng tơi tự rút ra bài học cho mình
như sau.
- Cơ giáo phải nắm chắc nội dung chương trình và phương pháp bộ môn.
- Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ, nghiệp vụ.


- Giáo viên phải ln tìm tịi, nghiên cứu để tạo ra cái mới, học hỏi đồng
nghiệp rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
- Đặc biệt là ta phải gây được hứng thú cho trẻ để phát huy được tính tích
cực của trẻ bằng nhiều cách như:
+ Tạo mơi trường toán học phong phú, đa dạng theo chủ đề.
+ Biết sử dụng linh hoạt các hình thức khác nhau để gây hứng thú cho trẻ
+ Sáng tạo nhiều trò chơi mới, làm đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn phù
hợp với trẻ.
+ Để bắt nhịp với thời đại và những đổi mới trong giáo dục là ứng dụng
công nghệ thông tin vào giảng dạy, giáo viên cũng cần tìm tịi những nội dung
và những thông tin cần thiết để thay đổi hình thức, gây hứng thú cho trẻ nhằm
phát huy tính tích cực cho trẻ.
- Một yếu tố cũng rất quan trọng đó là ta cần phối hợp cùng với phụ huynh
để thống nhất cùng quan điểm giáo dục trẻ. Làm tốt cơng tác xã hội hố giáo

dục vì việc chăm sóc giáo dục trẻ khơng chỉ riêng có trách nhiệm của nhà
trường mà cần có sự phối kêt hợp của gia đình và xã hội.
V. KẾT LUẬN
Từ những nghiên cứu về lí luận cũng như thực tiễn đã khẳng định được vai
trò của việc gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động học mà đặc biệt là hoạt động
làm quen với toán ở trường mầm non. Trẻ hứng thú trong học tập mới thì mới
tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng. Chính vì vậy tạo hứng thú cho trẻ là một
vấn đề quan trọng và rất cần thiết. Điều này không phải là một vấn đề đơn giản
mà các nhà giáo dục cần có sự đầu tư, tìm tòi, cần dành thời gian và sự sáng


tạo để tạo điều kiện tốt nhất có thể. Nội dung, phương pháp và hình thức tổ
chức các hoạt động phải chính xác và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ,
tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, tăng hứng thú học tập.
Qua quá trình tiến hành đưa những ý tưởng vào thực tiễn dạy học, tôi nhận
thấy trẻ đã có những biểu hiện tích cực, tiến bộ rõ rệt trong học tập. Giáo viên
dạy học với tâm thể nhẹ nhàng, thoải mái, các hoạt động diễn ra chất lượng,
hiệu quả. Vì vậy tơi đã chia sẻ một số trị chơi, hoạt động làm quen với tốn đã
tổ chức thành công và hiệu quả tại lớp với đồng nghiệp và nhận được sự phản
hồi tích cực.
Trong thời gian tới tơi sẽ tiếp tục bổ sung và hồn thiện sáng kiến kinh
nghiệm của mình để góp phần nhỏ bé nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động
làm quen với tốn nói riêng và giáo dục mầm non nói chung. Rất mong nhận
được sự góp ý cuả các cấp để tơi có thể hồn thiện bản sáng kiến kinh nghiệm
của mình.



×