Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

(Skkn 2023) một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả ở trường tiểu học ba trại a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.34 KB, 23 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phân mơn chính tả có một vị trí rất quan trọng ở bậc tiểu học vì giai đoạn
tiểu học là giai đoạn then chốt trong q trình hình thành kĩ năng viết đúngchính
tả cho học sinh. Chính tả được bố trí thành một phân mơn độc lập, có tiết dạy
riêng trong khi bậc trung học cơ sở hay các bậc học tiếp theo đều khơng có.  
Mỗi tiết học trong phân mơn Chính tả ở chương trình tiểu học có hai phần
đó là chính tả đoạn bài và chính tả âm vần. Phần chính tả đoạn bài là học sinh
nghe, viết hoặc tập chép hay chính tả nhớ- viết lại một đoạn văn, đoạn thơ (theo
số lượng tiếng của từng lớp học trong chuẩn kiến thức kĩ năng) sau khi được đọc
và tìm hiểu các hiện tượng chính tả trong thời gian khoảng 15 phút. Nội dung
các bài chính tả âm vần là luyện viết đúng chữ ghi tiếng có âm, vần, thanh dễ
viết sai chính tả. Thời gian dành cho bài tập chính tả âm vần dù là rất ngắn so
với chính tả đoạn bài song việc rèn kỹ năng qua bài tập đó có ý nghĩa rất lớn đối
với học sinh. Qua các bài tập chính tả âm vần các em được rèn luyện để tránh
việc viết sai chính tả các chữ ghi tiếng có âm, vần, thanh dễ lẫn nhằm đạt mục
tiêu mơn học.Tính chất nổi bật của phân mơn chính tả là thực hành bởi vì chỉ có
thể hình thành các kĩ năng kĩ xảo cho học sinh thông qua thực hành, luyện tập.
Là giáo viên dạy Tiểu học, ngoài việc nắm vững vị trí, nhiệm vụ, tính
chất, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp, GV cịn phải nắm
vững các nguyên tắc dạy chính tả Tiếng Việt thì giờ dạy Chính tả sẽ đạt hiệu quả
cao và học sinh có hứng thú học tập. Dạy chính tả là một q trình rèn luyện lâu
dài, khơng chỉ ở giờ chính tả mà có thể rèn luyện phân tích từ ở phân môn: Tập
đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn.
Hiện nay, viết sai chính tả đang trở thành căn bệnh trầm trọng trong các
nhà trường từ cấp tiểu học đến bậc đại học và sau đại học. Người viết sai chính
tả khơng chỉ là học sinh mà cịn là giáo viên phổ thông và giảng viên các trường
đại học. Sai chính tả là vi phạm chuẩn mực ngơn ngữ. Nó chứng tỏ sự thiếu hụt
tri thức văn hóa của người viết. Viết sai chính tả sẽ làm giảm hiệu quả thông tin,
nhiều khi làm người đọc hiểu sai ý định của người viết và gây phản cảm tiếp
nhận văn bản. Nhà trường là nơi dạy người ,dạy chữ; do đó giáo viên và học


sinh, sinh viên khơng thể viết sai chính tả.Vì vậy dạy phân mơn chính tả đóng
vai trị hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với HS tiểu học, là bậc học nền móng.
Qua thực tế giảng dạy ở trường Tiểu học tôi thấy các em học sinh viết sai
lỗi chính tả khá nhiều. Có những học sinh làm một bài văn rất hay nhưng mắc
nhiều lỗi chính tả thì bài văn đó khơng đạt điểm cao. Hay học sinh dự thi viết
chữ đẹp cấp huyện dù chữ có đẹp bao nhiêu nhưng mắc một vài lỗi chính tả thì
cũng khơng đem lại kết quả. Nếu một em viết sai nhiều lỗi chính tả thì có thể sẽ
khơng học tốt các mơn học khác.


Đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả”
Chính vì những lí do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh
nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả ở trường
Tiểu học Ba Trại A.”để nghiên cứu và thực hiện trong năm học 2021 - 2022
này.
2. Mục đích nghiên cứu.
Đánh giá thực trạng và và đề xuất một số biện pháp giúp học sinh lớp 3
viết đúng Chính tả ở Trường Tiểu học Ba Trại A.
3. Đối tượng và nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả
ở Trường Tiểu học Ba Trại A.
2. Khách thể : Phương pháp dạy học phân mơn Chính tả ở trường Tiểu
học.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
- Địa bàn nghiên cứu: trường Tiểu học Ba Trại A- Ba Vì – Hà Nội.
- Đối tượng khảo sát và thực nghiệm: học sinh lớp 3A2 trườngTiểu học Ba
Trại A.
- Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm: năm học 2021- 2022.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.

- Xây dựng và xác định các cơ sở lý luận để dạy cho học sinh biết viết
đúng chính tả theo yêu cầu của lớp 3.
- Nghiên cứu thực trạng rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3
ở trường tiểu học Ba Trại A.
- Đề xuất và tổ chức dạy học thực nghiệm áp dụng một số biện pháp rèn
kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Ba Trại A.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu các tài liệu
- Phân tích tổng hợp các tài liệu
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
6.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ khác
- Phương pháp thống kê
- Luyện tập thực hành

2/20


Đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả”

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1:Cơ sở lý luận
1.1.Căn cứ khoa học của đề tài:
1.1.1. Căn cứ ngữ âm học
Chính tả là một trong những phân mơn của Tiếng Việt ở tiểu học. Phân
môn này dạy cho học sinh tri thức và kĩ năng chính tả, phát triển năng lực sử

dụng ngôn ngữ ở dạng viết và hoạt động giao tiếp. Chữ viết là kí hiệu bằng hình
ảnh thị giác ghi lại tiếng nói. Chính tả thực hiện những quy ước của xã hội, đề
phòng, ngăn ngừa sự vận dụng tùy tiện, vi phạm các quy ước. Môn này còn
cung cấp cho học sinh những quy tắc sử dụng hệ thống chữ viết, làm cho học
sinh nắm vững các quy tắc, hình thành kĩ năng viết thơng thạo Tiếng Việt. Đây
là một phân môn cần thiết thể hiện nét chữ nết người. Mơn học này cịn rèn
luyện cách phát âm đúng, củng cố nghĩa từ, góp phần phát triển một số thao tác
tư duy cho học sinh. Bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết
trong cơng việc như: Cẩn thận, chính xác, tính thẩm mĩ, lịng tự trọng và tinh
thần trách nhiệm…
Chữ viết hiện nay của người Việt là chữ viết ghi lại theo phát âm. Do đó
việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sở của viết đúng. Tuy
nhiên do yếu tố vùng miền, cách phát âm mỗi nơi mỗi khác. Mặc dù những quy
tắc, quy ước về chính tả được thống nhất theo ngữ pháp chung. Nhưng việc “viết
đúng chính tả” của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng cịn
nhiều khó khăn, tồn tại mà mỗi giáo viên và học sinh cần phải nỗ lực để khắc
phục tồn tại trên.
Người giáo viên muốn đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng phải
thơng qua năng lực viết đúng chính tả của các em. Vì vậy mỗi thầy, cơ giáo cần
phải nhiệt tình trong cơng tác giảng dạy: rèn cho học sinh viết đúng chính tả
ngay từ đầu, dần dần các em ham thích trong mỗi giờ học chính tả như các môn
học khác.
1.1.2. Căn cứ vào quy tắc viết chính tả
Để hạn chế đến mức tối đa việc học sinh viết sai chính tả và học tốt các
mơn học khác ở lớp, người giáo viên cần cố gắng sử dụng nhiều biện pháp,
nhiều hình thức giảng dạy nhằm giúp học sinh hình thành, phát triển và hồn
thiện kĩ năng viết đúng Tiếng Việt chuẩn mực theo hướng “giữ gìn sự trong sáng
của Tiếng Việt”. Trong đó, nhà trường là mơi trường quan trọng đóng vai trị
chủ đạo trong việc thực hiện chuẩn hóa ngơn ngữ và chữ viết.
Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh là một cơng việc mang tính

lâu dài và liên tục, rèn cho các em ý thức, thói quen và hồn thiện kĩ năng viết
3/20


Đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả”
đúng chính tả nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt. Việc học sinh luyện kĩ
năng viết đúng chính tả khơng chỉ để học tốt mơn Chính tả mà cịn dùng nó để
phục vụ cho các mơn học khác. Dạy Chính tả là rèn luyện cho học sinh kĩ năng
viết thành thạo chữ Tiếng Việt theo các chuẩn chính tả và làm bài tập. Qua đó
rèn các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, cung cấp cho học sinh vốn từ, vốn hiểu biết
về các mảng khác nhau của đời sống.
1.2. Vài nét về phân mơn Chính tả lớp 3
*Mục tiêu dạy học Chính tả lớp 3 :
1.Rèn luyện kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe:
-Viết chữ đúng mẫu, đúng chính tả, khơng mắc q 5 lỗi/ một bài trên
dưới 70 chữ.
- Đạt tốc độ viết tăng theo thời gian: Giữa kì I khoảng 55 chữ/15 phút;
Cuối kì I khoảng 60 chữ/15 phút; Giữa kì II khoảng 65 chữ/ 15 phút; Cuối kì II
khoảng 70 chữ/ 15 phút.
2.Kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm, cũng cố
nghĩa từ, trau dồi về ngữ pháp Tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác tư
duy cho HS (nhận xét, so sánh, liên tưởng, ghi nhớ, ).
3. Bồi dưỡng cho HS một số đức tính và thái độ cần thiết trong cơng việc
như: cẩn thận, chính xác, có óc thẫm mĩ, lịng tự trong và tinh thần trách nhiệm
*Nội dung dạy học:
- Nội dung dạy học chính tả ở lớp 3 là luyện viết đúng các âm, vần khó,
viết đúng các tên riêng (bao gồm cả tên riêng nước ngoài), các bài chính tả ngắn
có nội dung gần gũi với lứa tuổi HS. Thơng qua một số bài chính tả, HS cịn
được mở rộng vốn từ, mở rộng hiểu biết về cuộc sống.
- Chương trình phân mơn Chính tả Sách giáo khoa Tiếng việt 3 có nội

dung phong phú, hấp dẫn; mỗi bài văn, đoạn văn, bài thơ viết chính tả đều có
tính giáo dục cao.
* Các hình thức luyện tập:
a) Chính tả đoạn, bài (có độ cao trên dưới 60 chữ):
- Tập chép (nhìn – viết), áp dụng trong nửa đầu học kì I.
- Nghe – viết (hình thức luyện tập chủ yếu).
- Nhớ - viết, áp dụng từ giữa học kì I.
b) Chính tả âm, vần: luyện viết các từ có âm, vần viết sai chính tả do
khơng năm vững quy tắc của chữ quốc ngữ hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm
địa phương. Các loại BT chính tả, vần gồm có :

4/20


Đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả”
- Bài tập bắt buộc (BT chung cho tất cả các vùng phương ngữ) : Nội dung
các BT này là luyện viết phân biệt những âm, vần khó.
- BT lựa chọn cho từng vùng phương ngữ: Nội dung các BT này là luyện
viết phân biệt các âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương,
VD: l/n, tr/ch, s/x (đối với các địa phương phía Bắc), ang/an, ac/at,dấu hỏi/dấu
ngã (đối với địa phương Nam Trung Bộ và Nam Bộ)... Trong SGK, số liệu của
các BT lựa chọn được đặt trong ngoặc đơn. Mỗi BT lựa chọn bao gồm 1, 2 hoặc
3 BT nhỏ (kí hiệu là a, b hay c), mỗi BT nhỏ dành cho một vùng phương ngữ
nhất định. GV căn cứ vào đặc điểm phát âm và thực tế viết chính tả của mỗi lớp,
mỗi HS địa phương mình dạy mà chọn BTa, HS khác BTb, tùy theo lỗi phát âm
và lỗi chính tả các em thường mắc.

5/20



Đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả”

Chương 2:
Thực trạng việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả của học
sinh lớp 3 trường tiểu học Ba Trại A
2.1. Đặc điểm chung của trường tiểu học Ba Trại.
*Thuận lợi:
- Trường Tiểu học Ba Trại A là một trường thuộc khu vực miền núi, nằm
trên địa bàn đồi núi nhưng đã được đầu tư về cơ sở vật chất phòng lớp học khá
khang trang, đúng quy cách; môi trường cảnh quan trường học xanh- sạch-đẹp.
- Hầu hết giáo viên có kế hoạch rèn học sinh viết đúng chính tả ngay từ
những tuần đầu năm học (thống kê phân loại học sinh học yếu chính tả để theo
dõi thường xuyên vào những giờ chính tả).
- Sĩ số học sinh lớp 3A2 có 42 em khơng q đơng, thuận lợi cho việc
kiểm tra (chấm bài viết chính tả thường xuyên, phát hiện lỗi sai kịp thời để giúp
học sinh sửa chữa và khắc phục lỗi sai để viết đúng chính tả).
- Học sinh có đầy đủ sách vở để học tập; có đầy đủ vở chính tả và vở bài
tập Tiếng Việt (ghi đầy đủ nội dung bài tập chính tả).
* Khó khăn:
- Tình hình thực tế học sinh lớp 3A2 tôi chủ nhiệm vốn từ các em còn hạn
chế, đa phần các em sử dụng từ địa phương. Các em chỉ hiểu nghĩa của các từ
ngữ ở mức độ đơn giản trong khi từ ngữ Tiếng Việt vơ cùng phong phú.
- Học sinh trong lớp cịn nhiều em chưa có ý thức về học chính tả, phát
âm hoặc viết sai chính tả các phụ âm l/n; s/x; ch/tr; r/d/gi,…; các vần ai/ay; anh/
ang; …; các thanh hỏi/ngã/ nặng, …
- Đa số gia đình các em sống về nghề nơng cịn nghèo, cha mẹ cịn lo đi
làm đồng hoặc đi làm xa kiếm sống, chưa thực sự quan tâm đến việc học của
các em.
2.2. Thực trạng việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả của học sinh lớp 3
trường tiểu học Ba Trại A.

2.2.1. Thuận lợi và khó khăn
Trong trường Tiểu học Ba Trại A, Ban giám hiệu nhà trường luôn quan
tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác giảng dạy. Bên cạnh đó
cịn có sự trợ giúp của tổ chun mơn cùng đồng nghiệp luôn trao đổi, rút kinh
6/20


Đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả”
nghiệm trong các tiết dự giờ, thao giảng nhằm tìm ra những biện pháp hay để
cùng nhau học hỏi.
- Trong giảng dạy, giáo viên vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, có
sử dụng đồ dùng học tập trong giảng dạy, bài soạn phù hợp với đối tượng học
sinh trong lớp, ln cố gắng tìm tịi nghiên cứu biện pháp tốt để giúp học sinh
viết đúng chính tả. - Về phía học sinh, đa số các em chăm ngoan, có ý thức, tự
tin trong học tập và đã biết viết chính tả từ năm học lớp 1 và lớp 2.
- Qua các tiết giảng dạy và dự giờ phân mơn Chính tả ở trường thì hầu hết
các tiết dạy Chính tả được giáo viên đầu tư nhiều nhưng chủ yếu dựa vào Sách
giáo khoa và Sách giáo viên là chính. Bên cạnh đó cịn một số học sinh chưa
nắm vững các quy tắc, mẹo luật chính tả để áp dụng vào bài viết hoặc bài tập.
Thời gian rèn phát âm đúng và chuẩn của giáo viên cho học sinh chưa nhiều.
Bên cạnh đó, cịn tồn tại một thực trạng phổ biến hiện nay là: Hầu hết
giáo viên và học sinh chỉ phát âm đúng trong giờ Tập đọc và Chính tả cịn các
mơn học khác và khi trao đổi hoặc trị chuyện cùng nhau thì phát âm theo kiểu
bình thường của người địa phương cho nên việc phát âm không đúng chuẩn
cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc viết chính tả của học sinh.
Để xây dựng được kế hoạch thực hiện nghiên cứu biện pháp: “Rèn học
sinh viết đúng chính tả” cho học sinh của lớp, tơi đã tiến hành khảo sát tình hình
thực tế việc viết chính tả của học sinh ngay từ đầu năm học. Kết quả khảo sát
chất lượng học sinh viết Chính tả đầu năm của lớp 3A2 tôi chủ nhiệm như sau:
Tổng số HS

Kết quả học sinh viết chính tả đầu năm học 2021 - 2022
đầu năm
Viết đúng
Còn sai 1- 2 Cịn mắc 3 - 5 Cịn mắc trên
chính tả
lỗi chính tả
lỗi chính tả
5 lỗi chính tả.
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
42
5
11,9% 11
26,2% 15
35,7%
11
26,2%

Điều đó cho thấy kĩ năng nghe - viết chính tả của các em cịn hạn chế
nhiều, có một số học sinh viết sai hơn10 lỗi trong một bài chính tả. Việc viết sai
chính tả chính là một nguyên nhân làm ảnh hưởng tới kết quả học tập ở môn
Tiếng Việt cũng như các môn học khác.
2.2.2. Nhận định nguyên nhân:
Học sinh viết sai chính tả chủ yếu do các em bị mất căn bản từ lớp dưới,

chưa nắm vững âm, vần, chưa phân biệt được cách phát âm của giáo viên, chưa
7/20


Đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả”
hiểu rõ nghĩa của từ, chưa có ý thức tự học, tự rèn ở nhà, chưa chú ý khi viết
chính tả. Qua thống kê các loại lỗi, tôi thấy học sinh thường mắc các loại lỗi sau:
2.3.1/ Do ảnh hưởng của phương ngữ, thổ ngữ : (lỗi phát âm)
Phương ngữ là biến dạng của ngơn ngữ tồn dân ở một địa phương cụ thể
với những nét khác biệt so với ngơn ngữ tồn dân về cách phát âm, dùng từ hay
diễn đạt. Thổ ngữ là biến dạng của ngơn ngữ tồn dân ở phạm vi lãnh thổ nhỏ
hẹp hơn so với phương ngữ. Do ảnh hưởng của phương ngữ, thổ ngữ, học sinh
vùng nào cũng có thể
mắc lỗi chính tả.
Học sinh thuộc phương ngữ Bắc Bộ có ưu điểm ít viết sai thanh
điệu và vần nhưng thường hay phát âm và viết sai lẫn lộn một số chữ ghi phụ âm
đầu tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n, g/gh, ng/ngh,…
Ví dụ:
a) Về âm đầu:
- Học sinh còn viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây:
+ g/ gh: gế gỗ, gi bài,…
+ ng/ ngh: ngỉ nghơi; nge ngóng,…
+ c/ k: cầu cì, céo cờ, cẹp tóc,…
+ s/ x : sẻ gỗ, chim xẻ,…
+ d/ gi: dữ gìn, da vị, réo giắt,…
+ l/ n: láo động, béo lúc lích, lỗ nực,…
+ ch/ tr: dân trài, trâu trấu,…
Qua thực tế giảng dạy trong nhiều năm tôi nhận thấy lỗi về s/x ; g/gh;
ng/ngh; d/gi là phổ biến hơn cả.
b) Về âm chính:

Học sinh hay mắc lỗi khi viết chữ ghi các âm chính trong các vần sau đây:
+ oe/eo: sức khẻo (sức khỏe).
+ iu/êu/ iêu: kì dịu (kì diệu).
+ ui/ i: cuối đầu (cúi đầu); cúi cùng (cuối cùng).
+ iu/ ưu/ươu: miu trí (mưu trí); hưu quạnh (hiu quạnh); con hưu (con
hươu).
c) Về âm cuối:
Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây:
+ ai/ay: mái bai (máy bay),…
+ oai/oay: loai hoai (loay hoay),…
+ ăn/ăng: khăng quàng (khăn quàng); lăng tròn (lăn tròn),…
+ êt/êch: lệch bệt (lệt bệt),…
8/20


Đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả”
+ ên/ênh: bện tật (bệnh tật),….
2.3.2/ Do hạn chế về vốn từ : (chính tả từ vựng ngữ nghĩa)
Muốn viết đúng chính tả, người viết phải hiểu nghĩa của từ và cách viết cụ
thể của nó.
Ví dụ : Muốn biết khi nào viết truyện, khi nào viết chuyện, người viết phải
phân biệt được sự khác nhau về nghĩa của hai từ này để từ đó rút ra cách viết
đúng chính tả :
- Viết là “truyện” khi muốn chỉ tác phẩm văn học được in (truyện ngắn, 
…)
- Viết là “chuyện” khi muốn chỉ một sự việc được kể lại (câu chuyện,
kể chuyện, chuyện cũ, nói chuyện, …) hay chỉ cơng việc (chưa làm nên chuyện).
Học sinh cũng thường viết sai các từ Hán Việt do chưa hiểu thấu đáo
nghĩa của từ.
Ví dụ : bàng quang viết thành bàng quan, …

2.3.3. Do chưa thuộc các quy tắc chính tả :
Muốn viết đúng chính tả, học sinh phải thuộc quy tắc chính tả tiếng Việt.
- Quy tắc viết hoa (viết hoa tên riêng, viết hoa đầu câu, viết hoa tu từ).
- Quy tắc viết các chữ c/k/q, g/gh, ng/ngh hay i/y …     
Những quy tắc chính tả này HS sẽ được trang bị dần trong quá trình học
theo Chương trình Tiếng Việt ở tiểu học.
2.3.4. Lỗi viết hoa:
Đây là loại lỗi phổ biến và trầm trọng nhất trong các bài viết của các em,
trong tất cả bài viết của học sinh trong lớp thì chỉ có hai em khơng sai lỗi nào đó
là em Nguyễn Phúc Ánh và em Nguyễn Hồng Huy.
Lỗi viết hoa của các em thường gặp ở 2 dạng:
Không viết hoa đầu câu, danh từ riêng (tên riêng), tên địa danh:
* Ví dụ: Dạy Chính tả (Nghe - viết): Chiếc áo len - Viết đoạn 4 (TV3-T1).
Câu: “Nằm cuộn trịn trong chiếc chăn bơng ấm áp, Lan ân hận quá.”
Học sinh viết: “Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, lan ân hận quá”.
Viết hoa tùy tiện:
* Ví dụ: Nghe - viết: Người mẹ (TV3 - Tập 1), tr.30
Câu: Thần khơng hiểu rằng: vì con người mẹ có thể làm được tất cả. Học
sinh lại viết: “Thần khơng hiểu rằng: Vì con, Người Mẹ có thể làm được tất cả”.
Ngoài ra ở một số bài viết, học sinh trong lớp cịn mắc các lỗi khác như:
Trình bày chưa sạch, chữ viết cịn thiếu nét, thừa nét (ví dụ: “mềm” lại viết là
“mền”; “miền Nam” lại viết “miềm Nam”).

9/20


Đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả”
Qua khảo sát thống kê tơi thấy hầu hết các loại lỗi chính tả các em đều
mắc (kể cả học sinh khá, giỏi) số lỗi mà các em mắc nhiều nhất là lỗi phụ âm
đầu và lỗi âm chính. So với yêu cầu về kĩ năng viết chính tả (khơng q 5 lỗi

trong một bài) thì trình độ kĩ năng viết chính tả của học sinh cịn q thấp (số bài
có từ 6 lỗi trở lên chiếm trên 60% theo khảo sát chính tả đầu năm).
Thực trạng trên đây là rất đáng lo ngại đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải
nghiên cứu và tìm ra nhiều biện pháp giúp đỡ các em khắc phục lỗi chính tả.

Chương 3
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả.
Trước tình hình học sinh trong lớp chủ nhiệm viết cịn sai nhiều lỗi chính
tả, tơi đã áp dụng một số biện pháp khắc phục như sau:
3.1. Gợi nhu cầu nhận thức cho học sinh.
Nhà tâm lý học Polya đã từng khẳng định: “…Con người chỉ tư duy tích
cực khi có nhu cầu. hoạt động nhận thức chỉ có kết quả cao khi chủ thể ham
thích, tự giác và tích cực”.
Do đó trong dạy học chính tả cần khéo léo sử dụng các phương pháp thích
hợp có tác dụng khêu gợi và kích thích sự chú ý, tích cực hóa hoạt động tư duy
của học sinh, làm cho học sinh nhận thức được đầy đủ và ý nghĩa thực tiễn của
giờ đang học. Đồng thời xây dựng niềm tin vào khả năng cho học sinh, làm cho
các em cảm thấy rằng nếu mình tập trung, chịu khó học tập thì sẽ thu lượm được
những kết quả tốt đẹp có ích cho bản thân, vừa long thầy cơ, cha mẹ. Đặc thù
của mơn Chính tả địi hỏi có các đức tính cần cù, nhẫn nại, …nhưng học sinh
tiểu học do tâm lý lứa tuổi thường hay phân tấn sự tập trung, chóng chán. Hoạt
động gợi nhu cầu nhận thức, gây hứng thú mơn học có thể sử dụng linh hoạt
trong q trình giảng dạy. Khơng nhất thiết, đơn thuần chỉ sử dụng ngay đầu tiết
dạy.
3.2. Luyện phát âm:  
Hiện tượng học sinh viết sai nhiều lỗi chính tả phần lớn là do phát âm sai
dẫn đến viết sai. Vì vậy giáo viên cần chú ý luyện phát âm cho học sinh để phân
biệt âm đầu, vần, thanh dễ lẫn cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, giữa cách
đọc và cách viết thống nhất với nhau. Việc rèn phát âm không chỉ được thực
hiện ở tiết tập đọc mà được thực hiện thường xuyên, liên tục trong tất cả các

môn học, kể cả trong sinh hoạt. Với những học sinh có vấn đề về phát âm như
10/20


Đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả”
nói ngọng, nói lắp, … giáo viên cần đặc biệt quan tâm, hướng dẫn học sinh sửa
sai phát âm từng âm, vần, tiếng, kể cả luyện uốn lưỡi, độ mở của miệng… để
học sinh phát âm đúng và tiến đến viết đúng. Ngay cả GV cũng phải tự luyện
cách phát âm cho bản thân mình vì nếu giáo viên chưa phát âm chuẩn, do ảnh
hưởng của cách phát âm ở địa phương, sinh ra và lớn lên trong mơi trường phát
âm như vậy thì các em cũng có thói quen phát âm sai dẫn đến hiện tượng viết sai
chính tả.
* Ví dụ: hoa sen - hoa xen; lên núi- nên lúi; rực đỏ - dực đỏ; nghị quyết nghị viết… Giáo viên phải phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp học
sinh viết đúng chính tả.

3.3. Phân tích so sánh:
Song song với việc luyện phát âm cho học sinh, khâu phân tích so sánh
tiếng, từ cũng rất quan trọng trong giờ học chính tả. Đối với những tiếng có vần
khó, tiếng dễ lẫn lộn giáo viên cần giúp học sinh phân tích cấu tạo tiếng, nhấn
mạnh những điểm khác nhau giữa cách viết đúng và viết sai  để học sinh thấy
được những điểm khác nhau để ghi nhớ.
Ví dụ:  khuỷu = kh + uyu + thanh hỏi
             khuỷ = kh + uy + thanh hỏi
             buồng = b +uông + thanh huyền
            buồn = b + uôn + thanh huyền
Cần cho học sinh so sánh để thấy được sự khác nhau trong từng cặp từ
vừa phân tích để học sinh ghi nhớ. Với cặp từ dễ lẫn lộn giáo viên có thể yêu
cầu học sinh tìm thêm từ có âm, vần, thanh dễ lẫn vừa phân tích để các em phân
biệt cụ thể hơn, các em sẽ ghi nhớ và viết sẽ không bị sai.
* Ví dụ : Dạy bài Chính tả (Tập chép): Cậu bé thông minh - TV3 -Tập 1,

tr.4
Cho học sinh nhìn bảng viết đoạn 3: từ “Hơm sau …đến xẻ thịt
chim”.Trước khi viết bài, giáo viên phân tích cho học sinh hiểu nghĩa một số
tiếng dễ lẫn lộn như:
+ rèn ≠ rằn. Giúp học sinh hiểu nghĩa rèn trong câu là làm cho con dao
sắc bén còn rằn là rằn ri. Nếu học sinh khó hiểu có thể cho học sinh đặt câu để
hiểu rõ hơn (Mẹ tôi rèn chiếc dao này thật bén - Cu Tuấn mặc bộ đồ rằn đỏ).
+ sắc ≠ sắt: sắc là sắc bén còn sắt là thanh sắt (vật kim loại).
+ xẻ (thịt chim) ≠ sẻ: xẻ là mổ xẻ, bổ ra còn sẻ là chim sẻ, san sẻ.
Qua phần bài tập: Điền vào chỗ trống vần an hay ang?
11/20


Đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả”
- đ .`… hồng.
- đ .`… ơng.
- s...…lống.
Học sinh tiến hành làm bài tập, sau đó giáo viên sửa bài và cho học sinh
phân tích từ:
- đàng hồng ≠ đàn (tiếng đàn)
- đàn ơng ≠ đàng (đường)
- sáng loáng ≠ sán (sán: giun, lãi) nghĩa khác là tiến đến gần.
* Dạy bài: Nghe - viết: Ông ngoại - (TV3 - Tập 1, tr.34) - Chép đoạn 3
Trong đoạn viết có câu: “Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, …
trong đời đi học của tôi sau này”.
Khi viết tiếng “lặng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “lặn”, giáo viên yêu
cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này:
+ lặng = l + ăng + thanh nặng
+ lặn = l + ăn + thanh nặng
So sánh để thấy sự khác nhau, tiếng “lặng” có âm cuối là “ng” cịn tiếng

“lặn” có âm cuối là “n”. Học sinh ghi nhớ cách phát âm và cách viết sẽ không
viết sai.
3.4. Giải nghĩa từ:
Do phương ngữ của từng vùng miền khác nhau, cách phát âm đôi khi
chưa thống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm rõ nghĩa của từ để viết cho
đúng.
* Dạy Chính tả (Tập chép): Chị em - (TV3 - Tập1, tr.27)
- Học sinh viết: Để chị trải chiếu, buông màn cho em.
- Học sinh đọc “buôn màn” nhưng viết “buông màn”, do đó học sinh cần
hiểu “bng” có nghĩa là thả màn xuống, cịn “bn” là bn bán vì vậy phải
viết là “bng màn”.
* Dạy Chính tả (Nghe - viết): Người mẹ (TV3 - Tập 1, tr.30)
- Nội dung viết: Nhờ Thần Đêm Tối chỉ đường, bà vượt qua bao nhiêu
khó khăn, hi sinh cả đơi mắt của mình để giành lại đứa con đã mất.
- Học sinh đọc “dành” nhưng viết “giành”. Giáo viên giúp học sinh hiểu
nghĩa: giành là tranh giành, giành phần hơn về mình cịn dành là để dành (dành
dụm, dỗ dành).
Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Tập đọc, Luyện từ và
câu, Tập làm văn, nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết chính tả khi
mà học sinh khơng thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo
tiếng. Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh. Giáo viên chú giải từ mới ở
12/20


Đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả”
phân mơn Tập đọc kết hợp đặt câu. Nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã
hiểu nghĩa từ; tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật
thật, mô hình, tranh ảnh,… Với những từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó
trong văn cảnh cụ thể để giải nghĩa từ.
3.5. Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả:

Ngay từ lớp Một, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như
các âm đầu : k, gh, ngh chỉ kết hợp với âm i, e, ê và âm g chỉ kết hợp với : a, ă,
â, o, ơ, ơ, u, ư. Giáo viên cịn có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật
khác như sau:
a) Phân biệt âm đầu s/x : Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt
đầu bằng s (sắn, sung, sầu riêng, sứ, sả, sim, sậy, …; sáo, sên, sâu, sán, sóc, sói,
sư tử,…).
b) Phân biệt âm đầu tr/ch : Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con
vật đều bắt đầu bằng ch (chổi, chum, chén, chảo, chai, chày, chăn, chiếu,…; chó,
chuột, châu chấu, chuồn chuồn, chào mào, chiền chiện,…).
c) Luật trầm - bổng (luật hỏi - ngã trong từ láy) :
Có thể cho học sinh học thuộc hai câu thơ sau:
Chị Huyền mang Nặng ngã đau
Anh Ngang, Sắc thuốc Hỏi đau chỗ nào.
Nghĩa là: Thanh Huyền, Nặng, Ngã kết hợp với dấu Ngã.
Thanh Ngang, Sắc, Hỏi kết hợp với dấu Hỏi.
Ví dụ: Âm trầm
+ Huyền - Ngã: vững vàng, vẽ vời, vồn vã, lững lờ, sẵn sàng,…
+ Nặng - Ngã: đẹp đẽ, nhẹ nhõm, mạnh mẽ, lạnh lẽo, vội vã,…
+ Ngã - Ngã: dễ dãi,, nhõng nhẽo, lỗ lã, nghễnh ngãng,…
Ví dụ: Âm bổng
+ Huyền - Hỏi: vui vẻ, nho nhỏ, lẻ loi, trong trẻo,…
+ Sắc - Hỏi: vắng vẻ, mát mẻ, nhắc nhở, trắng trẻo, sắc sảo, vất vả,…
+ Hỏi - Hỏi: hổn hển, lỏng lẻo, thỏ thẻ, thủ thỉ, rủ rỉ,…
Cũng có thể cung cấp thêm cho học sinh mẹo luật sau:
Từ có âm đầu là M, N, Nh, V, L, D, Ng thì viết là dấu ngã (Mình Nên
Nhớ Viết Là Dấu Ngã).
Ví dụ: M: mĩ mãn, mã lực, từ mẫu, cần mẫn,…
N: nỗ lực, trí não, truy nã, nữ giới,…
Nh: nhẫn nại, nhẵn bóng, quấy nhiễu, nhõng nhẽo,…

V: vĩnh viễn, vỗ về, vũ trang, võ nghệ, vũ trụ,…
L: lễ phép, lữ hành, kết liễu, thành lũy, lạnh lẽo, …
13/20


Đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả”
D: dã man, dã tràng, dũng cảm, dỗ dành, hướng dẫn, diễm lệ,…
Ng: ngưỡng mộ, hàng ngũ, ngữ nghĩa, ngơn ngữ, ngỡ ngàng, …
Ngồi 7 âm đầu trên các từ Hán Việt đều viết dấu hỏi:
Ví dụ: ảm đạm, ẩm thực, ủy ban, quỷ quyệt, xả thân, kỉ niệm, tỉ mỉ,..
Ngoại lệ: quỹ đạo, thủ quỹ, xã hội, kĩ thuật, mĩ thuật,…
3.6. Giúp học sinh viết đúng chính tả qua các bài tập:
Các dạng bài tập chính tả thường gặp ở lớp Ba trong HKI là các dạng bài:
Bài tập điền vào chỗ trống (Bài tập điền khuyết); Bài tập tìm từ; Bài tập tìm
tiếng; Bài tập giải câu đố; Bài tập lựa chọn. Sang HKII có thêm dạng Bài tập đặt
câu (Bài tập phân biệt hai từ trong từng cặp từ).
Mỗi bài viết chính tả giáo viên cần luyện học sinh phát âm từ khó, phân
tích so sánh tiếng, từ khó, giải nghĩa từ, ghi nhớ mẹo luật chính tả. Ngồi nhiệm
vụ trên giáo viên còn hướng dẫn học sinh làm các bài tập khác nhau để giúp học
sinh tập tận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn
cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp các em rút ra các qui tắc chính tả để
ghi nhớ.
a) Bài tập điền vào chỗ trống: Với dạng bài tập này thường giúp học
sinh điền đúng âm đầu, vần vào chỗ chấm:
* Ví dụ: Bài tập 2 a) - TV3, Tập 1, tr. 22
Điền vào chỗ trống tr hay ch ?
- Cuộn …òn, …ân thật, chậm …ễ
* Bài tập 3a) -TV3, Tập 1, tr.48
Điền vào chỗ trống s hay x ?
Giàu đôi con mắt, đôi tay

Tay …iêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm
Hai con mắt mở, ta nhìn
Cho sâu, cho …áng mà tin cuộc đời.
* Dạy Chính tả (Nghe - viết) : Ông ngoại (đoạn 3) - TV3, Tập 1, tr. 35
- Nội dung viết: Ơng cịn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt da
loang lổ của chiếc trống trường.
- Một số học sinh viết sai lỗi “da” viết là “gia”, cũng có em viết là “ra”.
Tôi phân biệt cho các em biết nghĩa của hai từ da và gia: da viết là d - với các
nghĩa có liên quan tới “da thịt”, trong “da diết”; còn gia viết là gi trong các
trường hợp còn lại, với các nghĩa là “nhà” (ví dụ: gia đình), chỉ người có học
vấn, chun mơn (ví dụ: chun gia), nghĩa khác (gia vị, gia súc,…) Sau phần
bài viết tôi tự ra bài tập để các em hiểu thêm. Nội dung bài tập như sau:
* Điền vào chỗ trống r, d hay gi ?
14/20


Đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả”
- …a vào; …a dẻ;…a đình.
- …a rả; …a thịt, tham …a.
* Điền vào chỗ trông iên hay iêng ? (Bài tập 2b - TV3, Tập 1, tr. 56)
Trên trời có g…... nước trong.
Con k…... chẳng lọt, con ong chẳng vào.
* Điền vào chỗ trống en hay oen ? (Bài tập 2 - TV3, Tập 1, tr. 60)
- nhanh nh……, nh…….. miệng cười, sắt h…….gỉ, h….... nhát.
* Điền vào chỗ trống l hay n? ( Bài tập 2, TV3, Tập 2, trang 63)
- …áo động; hỗn …áo; béo …úc…ních; …úc đó.
b) Bài tập tìm từ:
Học sinh tìm từ ngữ chứa âm, vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua gợi ý
từ cùng nghĩa, trái nghĩa:
* Bài tập 3a) - TV3, Tập 1, trang 52

Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x có nghĩa như sau:
- Cùng nghĩa với chăm chỉ : …..
- Trái nghĩa với gần : …..
- (Nước) chảy rất mạnh và nhanh : …..
* Bài tập 3b) - TV3, Tập 1 tr. 31
Tìm các từ chứa tiếng có vần ân hoặc âng có nghĩa như sau:
- Cơ thể của người: …..
- Cùng nghĩa với nghe lời: …..
- Dụng cụ đo trọng lượng (sức nặng) : …..
c) Bài tập tìm tiếng :
* Bài tập 2b) - TV3,Tập 1, tr. 18
Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:
- gắn, gắng
- nặn, nặng
- khăn, khăng
Giúp học sinh ghép đúng:
- gắn: gắn bó, hàn gắn, gắn kết,…
- gắng: cố gắng, gắng sức, gắng lên,…
- nặn: nặn tượng, nặn óc nghĩ, nhào nặn,….
- nặng: nặng nhọc, nặng nề, nặng cân,…
- khăn: khăn tay, khăn quàng, cái khăn,…
- khăng: khăng khăng, khăng khít,…
d) Bài tập giải câu đố:
* Bài tập 2b) - TV3, Tập 1, trang 22
15/20


Đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả”
Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ? Giải câu đố sau:
Vừa dài mà lại vừa vuông

Giúp nhau ke chỉ, vạch đường thăng băng
(Là cái gì?)
Ngồi ra giáo viên phải kết hợp cho học sinh biết xây dựng cái đúng, loại
bỏ cái sai. Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những qui tắc chính tả, hướng
dẫn học sinh thực hành, luyện tập nhằm hình thành kĩ xảo chính tả, cần đưa ra
những trường hợp viết sai để hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa rồi từ đó
hướng học sinh đi đến cái đúng.
e) Bài tập lựa chọn:
* Bài tập 3b) - TV3, Tập 1, tr. 132
Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau:
- (bão, bảo) : Mọi người ….. nhau dọn dẹp đường làng sau cơn …..
- (vẽ, vẻ) : Em ….. mấy bạn …..mặt tươi vui đang trò chuyện.
- (sữa, sửa): Mẹ em cho em bé uống ….. rồi …..soạn đi làm.
g) Bài tập đặt câu (Bài tập phân biệt):
Với dạng bài tập này sang HKII, học sinh làm quen với bài tập: tập đặt
câu để phân biệt hai từ trong từng cặp từ để hiểu nghĩa của từng cặp từ.
*Bài tập 3b) - TV3, Tập 2, trang 48 (Tuần 23). Đặt câu phân biệt hai từ trong
từng cặp từ sau: trút - trúc; lụt - lục
Ví dụ: + trút: Trời mưa như trút nước.
+ trúc: Bố em có cây sáo trúc.
+ lụt: Năm nay ở nước ta có nhiều lũ lụt.
+ lục: Bé lục tung đồ đạc trong nhà.
h) Một số bài tập ngồi giờ học chính khóa :
Ngồi các bài tập trên, giáo viên còn tổ chức cho học sinh tham gia trị
chơi viết đúng chính tả qua các tiết học buổi chiều với các dạng bài tập ngoài
bài. Nội dung các bài tập giáo viên đưa ra phải phù hợp với từng đối tượng học
sinh nhằm gây sự hứng thú trong giờ học, cụ thể các bài tập sau:
● Bài tập trắc nghiệm :
Khoanh tròn vào chữ cái trước từ ngữ viết đúng chính tả:
a - suy nghỉ

b - nghĩ hè
c - nghỉ phép
d - im lặn
e - lặn lội
g - vắng lặn
h - muối cam
i - hạt múi
k - sương muối
Đáp án: khoanh vào c, e, k
● Bài tập điền Đúng - Sai :

16/20


Đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả”
Điền chữ Đ vào ơ trống sau những chữ viết đúng chính tả và chữ S vào ơ
trống sau những chữ viết sai chính tả:
chim xẻ
mổ xẻ
mải miết
dìu dắt
dìu biếc
vẻ vời
● Bài tập nối tiếng :
Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành những từ viết
đúng chính tả:
A
B
a. mong
trịn

(1)
b. rau
khổ
(2)
c. cuộn
muốn (3)
d. khuôn
cau
(4)
e. buồng
muống (5)
Đáp án: a - 3 ; b - 5 ; c - 1; d - 2 ; e - 4
● Bài tập phát hiện:
Tìm từ sai chính tả trong các câu sau và sửa lại cho đúng:
- Dẫu các cháu khơng dúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn.
- Một ngôi xao chẳng sáng đêm.
- Chỉ có vần trăng vẫn thao thức như canh gát trong đêm.
- Anh cảm thấy dễ chiệu và đầu óc bớt căng thẳng.
3.7. Biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả qua các mơn học khác:
Khơng những giúp học sinh viết đúng chính tả ở các giờ học chính tả mà
chúng ta cịn giúp học sinh viết đúng chính tả trong các mơn học khác như: Tập
làm văn, Luyện từ và câu, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Tốn, Thủ cơng,… Đối
với các mơn học ghi bài vào vở, học sinh thường ghi đề sai, giáo viên thường
xuyên theo dõi vở học hằng ngày để phát hiện lỗi sai và sửa chữa kịp thời.
* Ví dụ: + Đạo đức: Tự làm lấy việc của mình
Học sinh lại viết: Tự làm lấy việt của mình
+ Tự nhiên và xã hội: Hoạt động nơng nghiệp
Có học sinh viết: Hoạt động nông ngiệp
+ Dạy Thủ công: Gấp, cắt, dán bông hoa
Học sinh lại viết: Gấp, cắt, dáng bông hoa

+ Dạy Toán : Khi giải bài toán học sinh thường viết sai tên đơn
vị như: “tuổi” lại viết “tủi”, “mét” lại viết “mết". Giáo viên cần sửa chữa kịp
thời để các em khơng mắc lại lần nữa
Giáo viên cịn sửa chữa lỗi sai trong vở bài tập Luyện từ và câu và nhất là
phân môn Tập làm văn, giáo viên cần chú ý hơn vì nếu các em viết văn sai âm,
17/20


Đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả”
vần, thanh thì nghĩa sẽ khác đi, bài văn đó sẽ khơng hồn hảo và người đọc sẽ
khơng hiểu ý bài văn viết gì.
Giáo viên cần khuyến khích học sinh khơng sai lỗi trong vở học sẽ được
khen thưởng bằng những phần thưởng nhỏ như: cục tẩy, nhãn tên, viên phấn,…
Với những em vở được xếp loại A cuối mỗi tháng, giáo viên tuyên dương trước
lớp để cả lớp nêu gương.
3.8. Biện pháp tổ chức dạy học giờ chính tả hiệu quả:
a) Hướng dẫn viết và chữa bài:
* Chuẩn bị và nghe viết chính tả:
- Cho học sinh đọc bài chính tả sẽ viết (SGK), nắm nội dung chính của bài
viết.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét những hiện tượng chính tả trong bài.
- Luyện viết những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn (tiếng mang vần khó,
tiếng có âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ hay thói quen).
- Khi đọc cho học sinh viết bài, giáo viên cần phát âm rõ ràng, tốc độ vừa
phải, tạo điều kiện cho học sinh chú ý đến những hiện tượng chính tả cần viết
đúng.
* Chữa bài:
- Cho học sinh tự chữa lỗi của mình qua bài mẫu trên bảng cụ thể, chu
đáo, không sửa qua loa, lấy lệ và hướng dẫn kĩ để học sinh dễ nhớ.
- Sửa lỗi chính tả theo nhóm, phân những học sinh thường cùng mắc một

loại lỗi chính tả thành một nhóm. Mỗi nhóm do một em khá, giỏi trong
lớp phụ trách dưới sự gợi ý của giáo viên, nhóm trưởng hướng dẫn các bạn trong
nhóm phát hiện ra lỗi chính tả trong các bài viết của các bạn cùng nhóm, cùng
bàn bạc thống nhất cách sửa lỗi đó.
- Đối với những học sinh mắc nhiều lỗi do ảnh hưởng của tiếng địa
phương hoặc thói quen, giáo viên cần chữa bài cho các em đó, chỉ ra từng lỗi sai
và cho các em viết lại các từ đã sửa dưới bài viết. Nếu các em sai trên 5 lỗi thì
cho chép lại tồn bài.
b) Thực hành luyện tập:
- Khi tổ chức các hoạt động thực hành luyện tập, giáo viên lựa chọn hình
thức luyện tập phù hợp với từng đối tượng học sinh và phù hợp với từng nội
dung bài tập nhằm tạo hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ
học.
- Trong quá trình học sinh làm bài, giáo viên quan sát cá nhân học sinh,
nhóm học sinh để đơn đốc hướng dẫn và biết được những bài làm sai để tổ chức
cho học sinh nhận xét và sửa chữa . Đối với các dạng bài tập khó, giáo viên nên
18/20


Đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả”
tổ chức cho học sinh luyện tập dưới hình thức trị chơi hoặc thảo luận nhóm thì
hiệu quả và việc sửa chữa tối ưu hơn cả.
* Ví dụ: Bài tập 3a) - TV3, Tập 1, tr. 87
Thi tìm nhanh, viết đúng:
- Từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, tính chất có tiếng bắt đầu bằng x:
* Ví dụ: xào nấu, xanh xao, xanh mượt.
Qua mỗi bài tập, giáo viên tổng kết ý kiến và chốt lại nội dung kiến thức
cần ghi nhớ và kĩ năng cần rèn luyện.
- Giáo viên tuyên dương, khen thưởng, động viên kịp thời tạo hứng thú
cho các em say mê trong mỗi giờ học chính tả.

Tiểu kết Chương 3
Trong q trình giảng dạy suốt gần 30 tuần học, tôi đã áp dụng các biện
pháp trên và nhận thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt. Học sinh hứng thú trong giờ
học chính tả khơng cịn “sợ” học chính tả như trước đây. Số lỗi sai giảm hẳn, tỉ
lệ học sinh viết sai chính tả giảm đáng kể. Những em trước kia cịn mắc trên 5
lỗi chính tả khi viết nay chỉ còn 1- 2 lỗi, những em viết sai 3 - 5 lỗi chính tả giờ
chỉ cịn 1- 2 lỗi hoặc khơng sai lỗi chính tả nào khi viết. Kết quả phân mơn chính
tả tiến bộ nhiều dẫn đến chất lượng học Tiếng Việt và một số môn học khác của
lớp có tiến bộ rõ rệt qua từng kỳ kiểm tra thể hiện trong bảng so sánh đối chứng
ở phần minh chứng.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm ngun nhân mắc lỗi, từ đó đưa ra
các biện pháp khắc phục là rất cần thiết khơng thể thiếu trong q trình dạy học
Tiêng Việt. Để việc dạy học chính tả đạt hiệu quả ngay từ khi các em mới bắt
đầu làm quen với Tiếng Việt, giáo viên cần hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các
qui tắc chính tả, qui tắc kết hợp từ, qui tắc ghi âm chữ quốc ngữ và cung cấp cho
các em một số mẹo luật chính tả,…
Để dạy tốt người giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tham khảo ở
sách, báo và kinh nghiệm của anh chị đồng nghiệp; tự tìm hiểu, nghiên cứu để
nâng cao trình độ tay nghề, cần phải có kiến thức về ngữ âm học, từ vựng học,
ngữ nghĩa học, tra “từ điển” các từ có liên quan đến chính tả.
Nắm vững phương pháp đặc trưng của phân mơn Chính tả, kết hợp linh
hoạt các phương pháp giảng dạy sao cho sát hợp với từng đối tượng học sinh
của lớp mình. Phải dùng nhiều hình thức rèn luyện, khen thưởng và động viên
học sinh kịp thời. Không nên trách phạt, chê các em trước lớp làm cho các em
19/20


Đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả”

có mặc cảm và bạn bè có ấn tượng khơng tốt về các em. Bên cạnh đó giáo viên
cịn phải khích lệ, động viên học sinh phải kiên trì, chăm chỉ rèn luyện mới đạt
được kết quả tốt.
Sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả là cả một q trình lâu dài, địi hỏi người
giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, khơng được nơn nóng. Bởi vì có những học sinh
tiến bộ ngay trong vài tuần nhưng cũng có những học sinh sự tiến bộ diễn ra rất
chậm, khơng phải vài tuần, có khi vài tháng, thậm chí cả một học kỳ. Nếu giáo
viên khơng biết hướng dẫn, chờ đợi thì kết quả sẽ khơng cao.
Ngồi việc giúp học sinh khắc phục các lỗi chính tả, giáo viên cần chú
trọng phần rèn chữ viết của học sinh về: mẫu chữ, độ cao con chữ, cách trình
bày. Trong quá trình rèn chữ viết cho học sinh, giáo viên chú trọng các kĩ thuật
viết: khoảng cách, cách cầm bút, tư thế ngồi viết, kĩ năng nghe và luyện phát âm
chuẩn để viết đúng. Giáo viên cần hình thành cho học sinh thói quen luyện chữ
trong tất cả các mơn học khơng chỉ riêng mơn Chính tả. Bên cạnh đó, giáo viên
cũng cần trau dồi chữ viết của mình, đó chính là phương tiện trực quan nhất mà
có ảnh hưởng lớn nhất đến học sinh.
2. Khuyến nghị:
2.1. Đối với phòng Giáo dục huyện Ba Vì
- Tiến hành các buổi sinh hoạt, toạ đàm, hội thảo khoa học với các chuyên
gia về phương pháp dạy học hiện đại.
- Bộ phận chuyên mơn mở chun đề dạy phân mơn Chính tả để Phó hiệu
trưởng và Tổ trưởng chun mơn tiếp thu chun đề và phổ biến rộng rãi đến
giáo viên trong nhà trường giảng dạy được tốt hơn.
- Có thể tổ chức thao giảng chính tả theo cụm để giáo viên dự giờ rút kinh
nghiệm.
2.2. Đối với trường tiểu học Ba Trại
2.2.1. Đối với Ban giám hiệu:
- Ban giám hiệu chỉ đạo cho Cán bộ thư viện mua sắm đầy đủ sách tham
khảo, tài liệu, từ điển (Chính tả) Tiếng Việt để giáo viên mượn và sử dụng trong
giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân mơn Chính tả nói riêng.

- Hiệu phó chun mơn mở chun đề phân mơn chính tả tại trường
thường xuyên để giáo viên giảng dạy, học tập rút kinh nghiệm.
2.2.2. Đối với phụ huynh học sinh:
- Sắm một cuốn vở chính tả riêng (khơng dùng chung với vở Tập làm văn
hoặc vở Luyện từ và câu).
- Sắm một cuốn vở soạn bài ( dùng viết trước bài chính tả )

20/20



×