Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP TỐI ƯU MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC PHƯỜNG THỌ QUANG TP ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 86 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sơn Trà là một quận nội thành của thành phố Đà Nẵng, được thành lập
từ tháng 01 năm 1997. Có vị trí khá đặc biệt, nằm ở phía Đơng thành phố, trải
dài theo hạ lưu phía Đơng sơng Hàn, phía Bắc giáp biển Đơng, phía Nam giáp
quận Ngũ Hành Sơn, phía Tây giáp sơng Hàn và phía Đơng giáp biển Đơng.
Đây là địa bàn có vị trí quan trọng về kinh tế và du lịch. Có cảng nước
sâu Tiên Sa là cửa khẩu quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ của thành phố Đà
Nẵng mà của cả khu vực miền Trung – Tây Nguyên và các nước Lào, Đông
Bắc Thái Lan, Myanma. Núi Sơn Trà, bao bọc xung quanh là sông và biển,
với tầm nhìn ngắm về thành phố rất bao quát và sinh động, sẽ là nơi xây dựng
các khu resorts phục vụ du lịch lý tưởng.
Quận Sơn Trà có 3 mặt giáp biển và sơng, có bờ biển đẹp kết hợp với
những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và giá trị là những điều kiện thuận lợi
cho việc phát triển ngành du lịch của thành phố Đà Nẵng và cả nước.
Trong những gần đây, cùng với quá trình đô thị hóa của cả thành phố Đà
Nẵng, quận Sơn Trà đã có những bước phát triển nhanh chóng và vượt bậc,
nhất là trên lĩnh vực kinh tế trong đó có phường Thọ Quang. Với việc quy
hoạch và chỉnh trang đô thị trên diện rộng, phường Thọ Quang quận Sơn Trà
đã có được trên mình diện mạo của một khu đô thị văn minh và hiện đại.
Nhiều khu dân cư đô thị mới được hình thành, các dự án nâng cấp, mở rộng
mạng lưới giao thơng, thốt nước, cấp nước, cơng viên, cây xanh, các trung
tâm vui chơi công cộng nội thị được đầu tư và xây dựng, các khu resort hiện
đại mang tầm quốc tế. Kèm theo đó là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, bệnh
viện, trường học,... được hình thành. Các ngành công nghiệp, thương mại, du
lịch, dịch vụ,… cũng phát triển một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.
Bên cạnh đó vẫn còn tình trạng thiếu nước sạch trong các khu dân cư,
nhất là các khu dân cư chỉnh trang và hiệu quả sử dụng nước chưa được quan
tâm nhiều, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như kinh tế của nhân




2

dân tại các khu vực nêu trên. Đặc biệt là các khu dân cư chỉnh trang trên địa
bàn phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Vì vậy, để giải quyết cấp nước cho các khu dân cư hiện trạng trên địa
bàn phường Thọ Quang, cần phải tính tốn, đề xuất phương án tối ưu để xây
dựng hệ thống cấp nước sạch đến từng hộ dân là điều cần thiết và cấp bách.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
a. Mục tiêu: Nghiên cứu đề xuất phương pháp tối ưu mạng lưới cấp
nước phường Thọ Quang phải đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất, phòng cháy
chữa cháy và sinh hoạt của người dân.
b. Nhiệm vụ:
+ Tính tốn đề xuất và xây dựng hệ thống cấp nước cho các khu dân cư
chỉnh trang, đảm bảo về kinh tế, lưu lượng và áp lực đủ đến từng hộ dân trong
các khu dân cư, phải phù hợp với điều kiện thực tế và tuân thủ theo quy hoạch
chung của hệ thống cấp nước quận Sơn Trà.
+ Định hướng quy hoạch cấp nước cho các khu dân cư hiện trạng như
sau:
- Nguồn nước: Được lấy từ trạm cấp nước Sơn Trà với đường kính ống
D200 dẫn dọc theo các tuyến đường chính và các khu dân cư mới hình thành.
- Mạng lưới: Mạng lưới chính bao gồm nhiều tuyến, tuyến D200 dọc
theo đường Trần Quang Khải và khu dân cư đầu tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc
cấp cho khu vực Thành Vinh, Lộc Phước và tuyến D200 dọc theo đường Ngô
Quyền, khu dân cư phía Nam đường Phan Bá Phiến cấp cho khu vực Quang
Cư và Mân Quang.
Ống cấp nước đến từng hộ dân có đường kính D50 chơn dưới đường bê
tơng hiện trạng.
Mục tiêu và nhiệm vụ chính của đề tài nhằm đánh giá đúng khả năng và

chọn phương án tối ưu mạng lưới cấp nước tại phường Thọ Quang.


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tượng: Tối ưu hóa mạng lưới cấp nước phường Thọ Quang.
b. Phạm vi: Phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Cách tiếp cận: Ứng dụng các phương pháp tính tốn hiện đại về mạng
lưới cấp nước đô thị của các tác công trình nguyên cứu trong và ngoài nước là
điều hết sức cần thiết, để quá trình nghiên cứu của đề tài này đi đúng hướng.
Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm:
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu, bản đồ địa hình, diện
tích, dân số.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu.
- Sử dụng phần mềm tính tốn mạng lưới cấp nước EPANET để tính
tốn.
- Phân tích kinh tế để thiết kế tối ưu mạng lưới cấp nước.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Việc nghiên cứu đề xuất phương pháp thiết kế tối ưu mạng lưới cấp
nước phường Thọ Quang, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của phường, của quận Sơn Trà và của thành phố Đà Nẵng, là căn cứ
khoa học nhằm hỗ trợ các cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá tính khả
thi của dự án để áp dụng rộng rãi cho các khu dân cư khác trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng ; đảm bảo cung cấp đủ về lưu lượng, áp suất và chất lượng nước
sạch cho các khu vực, tăng hiệu quả về mặt kinh tế, giảm thiểu vốn đầu tư
góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Luận văn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, kết hợp thực tiễn và
lý thuyết, thông qua việc sử dụng phần mềm tính tốn mạng lưới cấp nước

EPANET để đưa ra kết quả chính xác và tối ưu nhất.


4

Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở khoa học để đầu tư xây dựng
mạng lưới cấp nước cho các khu dân cư, phù hợp với định hướng phát triển
chung của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.
6. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn
gồm có các chương như sau :
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ PHƯỜNG THỌ QUANG –

QUẬN SƠN TRÀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CHƯƠNG 2 - HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CẤP THOÁT

NƯỚC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
ĐẾN NĂM 2020
CHƯƠNG 3 - NHU CẦU DÙNG NƯỚC ĐẾN NĂM 2020
CHƯƠNG 4 - TÍNH TỐN THỦY LỰC MẠNG LƯỚI CẤP

NƯỚC
CHƯƠNG 5 - TÍNH TỐN TRẠM XỬ LÝ NƯỚC
CHƯƠNG 6 - KHÁI TOÁN KINH TẾ


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHƯỜNG THỌ QUANG - QUẬN SƠN TRÀ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý:
Quận Sơn Trà là quận nằm phía đơng Thành phố Đà Nẵng:
- Phía Bắc và phía Đơng giáp biển Đơng
- Phía Nam giáp quận Ngũ Hành Sơn.
- Phía Tây giáp sơng Hàn.

Hình 1.1. Vị trí dự án
1.1.2 Địa hình địa mạo
Địa hình tương đối thoải đều, phía Đơng dốc về biển. Độ dốc trung bình
2%, độ cao trung bình 7m.


6

1.1.3 Khí hậu
Phường Thọ Quang thuộc quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng nên mang
tính chất khí hậu của Đà Nẵng, khu vực nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ mùa
Đơng hơi lạnh do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc và vị trí kinh độ của
vùng. Nhiệt độ của mùa hè hơi nóng do chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam và
địa hình dãy Trường Sơn. Khu vực hoạt động của khu công nghiệp thuộc tiểu
vùng 1 thuộc vùng khí hậu III với những đặc trưng chung của vùng cát Đà
Nẵng như: tổng nhiệt > 9000 độ, tổng lượng bức xạ năm > 140 Kcal/cm2, tổng
lượng mưa là 2060mm và số giờ nắng từ 1800 ÷ 2000 giờ trong một năm.
Dưới đây là các số liệu thống kê của Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung
Trung Bộ trong mười năm từ 1987 ÷ 1996 của thành phố Đà Nẵng.
* Gió:
Gió là một yếu tố thời tiết khơng những bị cơ chế hoàn lưu chi phối, mà
còn chịu tác động của yếu tố địa hình. Hướng gió tại Đà Nẵng tương đối phân
tán, hầu như 8 hướng chính đều có gió, do bị chi phối bởi điều kiện hồn lưu

và địa hình, tần suất các hướng thay đổi theo thời gian.
Tốc độ gió trung bình năm là 3,3m/s. Tần śt lặng gió khá cao từ 25 ÷
50%. Trong mùa mưa, gió mạnh nhất có hướng Bắc đến Đơng Bắc với tốc độ
từ 15 ÷ 25m/s. Trong bão, tóc độ gió có thể lên tới 30 ÷ 40m/s.
Hàng năm trung bình có từ 50 ÷ 55 ngày có gió Tây hoạt động mạnh làm
cho nền nhiệt độ tăng cao và độ ẩm giảm: Nhiệt độ trung bình cao nhất là
350C và độ ẩm thấp nhất là 55%.
Nếu chỉ xét tốc độ trung bình theo các hướng, thì hướng Bắc không
những chỉ có tần śt cao trong suốt mùa Đơng mà tốc độ gió trung bình cũng
trên 3m/s. Trong đó tháng 9 tháng 10 tốc độ gió trung bình trên 4m/s, sau đến
là hướng Đông Bắc và hướng Đông, tốc độ trung bình khoảng 3m/s. Riêng
các hướng Nam, Tây Nam, Tây có tần śt thấp, tốc độ trung bình khơng q
2m/s.


7

* Nhiệt độ:
Theo số liệu thống kê về nhiệt độ khơng khí của thành phố Đà Nẵng
trong những năm từ 1987 ÷1996 là:
- Nhiệt độ trung bình năm : 25.8oC
- Nhiệt độ cao trung bình

: 30,5oC

- Nhiệt độ cao tuyệt đối

: 40.9oC

- Nhiệt độ thấp trung bình : 22.7oC

- Nhiệt độ thấp tuyệt đối

: 7.2oC

* Mưa:
Hằng năm tại Đà Nẵng có một mùa mưa và một mùa khơ. Mùa mưa bắt
đầu từ tháng 9 đến tháng 12, mưa lớn tập trung vào tháng 10 và 11. Các tháng
ít mưa nhất trong năm là tháng 3, 4, 5 và 6.
Theo số liệu đo đạt, hàng năm tại Đà Nẵng có trung bình 11 ngày có
lượng mưa trên 50mm, có 114 ngày có lượng mưa dưới 10mm. Lượng mưa
lớn nhất phân bố theo thời gian tại Đà Nẵng như sau:
- Lượng mưa lớn nhất trong 15 phút là 50mm
- Lượng mưa lớn nhất trong 30 phút là 90mm
- Lượng mưa lớn nhất trong 1 giờ là 140mm
- Lượng mưa lớn nhất trong 24 giờ là 418mm
- Lượng mưa trung bình năm: 2400mm
- Lượng mưa lớn nhất trong năm: 3300mm
- Lượng mưa thấp nhất trong năm: 1400mm
Hàng năm, tại Đà Nẵng cũng như các tỉnh ven biển miền Trung đều xuất
hiện những cơn mưa to đến rất to kéo dài trong vài ba ngày, với tổng lượng
mưa từ 100 đến 500mm.
Theo số lượng thống kê trong 34 năm qua, trung bình hàng năm Đà
Nẵng có đến 8 đợt mưa to đến rất to, tổng lượng mưa một đợt là 150mm.


8

*Độ ẩm khơng khí
Độ ẩm khơng khí là yếu tố ảnh hưởng đến q trình chuyển hố các chất
ơ nhiễm khơng khí và là các yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng sức khoẻ của người

lao động. Độ ẩm lớn sẽ làm cho các phản ứng hoá học của các chất thải
(SO2,SO3…) mạnh hơn tạo ra H2SO3; H2SO4.
Độ ẩm trung bình tại Đà Nẵng là 82%. Độ ẩm cao nhất ghi nhận được là
85,8% vào tháng 12. Độ ẩm thấp nhất ghi nhận được là 75,2% vào tháng 6
Các tháng mùa khơ có độ ẩm trung bình từ 75-80%, độ ẩm thấp nhất có
thể xuống dưới 40%. Các tháng mùa mưa có độ ẩm trung bình 80-85%, có
ngày đạt tới 95%.
* Số giờ nắng:
Tại Đà Nẵng, hằng năm trung bình có khoảng 2253 giờ nắng, số giờ
nắng trung bình tong ngày là 6 giờ.Trong năm có ít nhất là 5 giờ nắng/ngày từ
tháng 2 đến tháng 10 hàng năm.Tháng 11 và tháng 12 là các tháng có ít giờ
nắng nhất là 2-3 giờ /ngày. Các tháng 4, 5 ,6 ,7 có số giờ nắng nhiều nhất là từ
8,1-8,9 giờ/ngày.
* Độ bền vững của khơng khí:
Độ bền vững khí quyển quyết định khả năng phát tán các chất ô nhiễm
trong không khí. Để xác định độ bền vững khí quyển chúng ta có thể dựa vào
độ gió và biên độ bức xạ mặt trời (vào ban ngày) hoặc độ che phủ mây trên
trời (vào ban đêm).
Với tốc độ gió trung bình tại Đà Nẵng là 3,3m/s nên độ bền vững khí
quyển tại khuvực thuộc loại A-B không bền vững vào ban ngày, từ tháng II-X
thuộc B, từ tháng XI-I độ che phủ mây ban đêm trung bình lớn hơn 4/8 nên
khí quyển thuộc loại D (theo phân loại của Pasquill).
Trong điều kiện độ bền vững khí quyển thuộc loại D, E ,F quá trình phát
tán tốt hơn loại A, B ,C. Khi đánh giá mức độ ô nhiễm, thiết kế hệ thống xử lý


9

khí thải tính tốn đối với điều kiện khí quyển bất lợi nhất cho quá trình
khuyếch tán (khí quyển loại A)

Tóm lại khí hậu phường Thọ Quang quận Sơn Trà có các đặc điểm cơ
bản:
- Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12.
- Mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 6.
- Nhiệt độ trung bình 26,5oC.
- Lượng mưa bình quân 1706 mm/năm tập trung 80 - 85% vào mùa
mưa.
- Tháng mưa nhiều, lượng mưa khoảng 326 mm/tháng.
- Tháng mưa ít, lượng mưa khoảng 100 mm/tháng.
- Tháng mưa ít nhất, lượng mưa khoảng 30 mm/tháng.
(Xem phụ lục 1-6)
1.1.4 Thủy văn
Suối Sơn Trà 1: Bắt nguồn từ đỉnh Sơn Trà 1. Đây là suối có lưu lượng
dồi dào nhất, lưu vực khoảng 40 km2.
Qua nhiều năm khai thác Công ty Cấp nước Đà Nẵng đo được vào mùa
khô lưu lượng khoảng 47 l/s.
Suối Sơn Trà 2: Cũng bắt nguồn tư suối Sơn Trà 1, suối này có lưu vực
khoảng 20 km2 , lưu lượng nhỏ hơn.
Qua nhiều năm khai thác Công ty Cấp nước Đà Nẵng đo được vào mùa
khô lưu lượng khoảng 35 l/s.
Hồ Xanh: Lưu vực hồ khoảng 33 km2 , được xác định theo bản đồ địa
hình. Khu vực này nguyên là mỏ đá được hình thành do khai thác đá từ những
năm 1975. Sau này do bảo vệ môi trường cho khu rừng cấm Quốc gia nên đã
ngừng khai thác tồn bộ, từ đó trở thành hồ chứa nước. Chính do cấu tạo
thành đáy hồ nguyên là đá gốc nên khơng bị nhiễm mặn và khơng có nguồn


10

mạch ngầm phổ cập. Nước trong hồ đơn thuần tạo thành do nước mưa và

lượng nước giảm đi do bay hơi.

Hình 1.2. Hồ xanh
Qua đo đạc từ thực địa và nhiều năm quan trắc Cơng ty Cấp nước Đà
Nẵng có kết quả như sau:
- Diện tích bề mặt hồ khoảng 33 ha (580m x 580m).
- Cốt mực nước cao nhất: 3,5m.
- Cốt mực nước thấp nhất: 2,5m.
- Cốt đáy hồ: -5m.
- Trữ lượng khai thác khoảng 2,2 triệu m3 tương đương 6.000 m3/ng.đ.
Nước ngầm:
Theo một số báo cáo trong các hồ sơ trình duyệt của các ban ngành trong
thành phố thì nguồn nước ngầm của Thành phố Đà Nẵng rất khan hiếm.
Tầng chứa nước: 40 – 60m, trữ lượng nước ngầm thấp do vậy nước
ngầm không thể khai thác ở quy mô lớn.


11

1.2 Điều kiện kinh tế xã hội:
1.2.1 Quy mô dân số:
Theo số liệu thống kê của phường tính đến ngày 31/12/2011 tổng dân số
của phường 28.928 người.
Trong đó:

- 50% sống bằng dịch vụ, buôn bán.
- 30% sống bằng đánh bắt hải sản.
- 20% sống bằng hình thức khác.

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: 2,3%

1.2.2 Đất đai
Tổng diện tích đất tồn phường : 4665 (ha).
Trong đó:
- Diện tích đất nơng nghiệp chiếm: 10,53 (ha)
- Diện tích đất lâm nghiệp chiếm: 3618,40 (ha)
- Diện tích đất ở chiếm:

116,33 (ha)

- Diện tích đất chùa, nhà thờ: 8,17 (ha)
1.2.3 Hạ tầng xã hội
a) Nhà ở
Theo số liệu điều tra về dân số và nhà ở của UBND Phường năm 2010,
chiều cao nhà ở trung bình trên địa bàn phường từ 1 tầng đến 3 tầng.
b) Giáo dục, y tế
Giáo dục: Hệ thống trường lớp được sắp xếp và đầu tư xây dựng ngày
càng khang trang hơn, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học được tăng
cường. Theo thống kê trên địa bàn phường hiện có 3 trường mầm non, 6
trường tiểu học và 3 trường trung học cơ sở.
Y tế: trên địa phường có 1 trạm y tế phường.


12

c) Dịch vụ, du lịch
Phường Thọ Quang thuộc bán đảo Sơn Trà, có vị trí địa lí cùng với
những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển du lịch biển. Những
năm trở lại đây, công nghiệp du lịch của địa phương rất phát triển với việc
xây dựng nhiều khu nghỉ dưỡng, khách sạn, chợ. Theo thống kê, phường có 9
chợ nhỏ, 20 nhà hàng, 15 khách sạn mini và 2 khách sạn lớn, 5 bãi tắm và khu

du lịch Bãi Bụt.
1.2.4 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Cảng Tiên Sa: Là một cảng lớn của Thành phố Đà Nẵng làm nhiệm vụ
bơc dỡ hàng hóa và đón khách du lịch bằng đường biển. Đây là cảng chủ lực
của thành phố. tổng diện tích 20ha.
Hàng hóa bốc dỡ:

khoảng 1 triệu tấn/năm.

Số lượng tàu cập bến:

khoảng 120 tàu/năm.

Khu công nghiệp thủy sản Thọ Quang: là khu công nghiệp chế biến thủy
sản lớn nhất thành phố Đà Nẵng, với tổng diện tích lên đến 40ha.
1.2.5 Hạ tầng kỹ thuật:
Phường Thọ Quang có hệ thống hạ tầng cơ sở khá hồn chỉnh đáp ứng
được các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đặc biệt phát triển du lịch biển.
a) Giao thông
Hệ thống giao thông: đường bộ, đường biển. Mạng lưới giao thơng phân
bố dày đặc, mật độ hợp lí thuận lợi cho giao thông nội vùng và ngoại vùng.
Đường bộ: với các tuyến đường chính là đường Ngơ Quyền, đường Sơn
Trà – Điện Ngọc, đường Phan Bá Phiến, đường Nguyễn Phan Vinh, đường
Trần Quốc Toản, đường Trần Quang Khải và nhiều đường giao thơng đơ thị
khác.
Đường thủy: chính là giao thơng đường biển với cảng biển Tiên Sa
b) Thoát nước và vệ sinh môi trường


13


Mạng lưới thoát nước mưa và thải kết hợp dọc theo các trục đường giao
thông. Nước thải phần lớn được thải ra biển. Mạng lưới nước thải phường
được đầu tư nhiều nhưng hiện tại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế và
nước thải vẫn chưa được xử lí hết trước khi thải ra ngồi.
Vệ sinh mơi trường đơ thị: Phần lớn rác thải sinh hoạt của phường được
thu gom và xử lí. Tất cả nhà dân đều có công trình vệ sinh kiên cố đáp ứng
được các yêu cầu môi trường.


14

CHƯƠNG 2

HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC VÀ ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
2.1 Hiện trạng hệ thống cấp nước và thoát nước:
2.1.1 Hiện trạng hệ thống cấp nước:
Hệ thống cấp nước phường Thọ Quang, quận Sơn Trà được quản lý bởi
chi nhánh cấp nước Quận Sơn Trà thuộc công ty TNHH MTV cấp nước thành
phố Đà Nẵng.
Nguồn nước: Hai trạm cấp nước Sơn Trà 1 và Sơn Trà 2 lấy nước từ hai
con suối Sơn Trà 1 và Sơn Trà 2 bằng hệ thống đập dâng tự chảy rồi cấp vào
hệ thống cấp nước của quận.

Hình 2.1. Trạm cấp nước Sơn Trà (cao trình 7,5 - 10,1m)
Trạm Sơn Trà 1 diện tích khoảng: 2.000m2 (50m x 40m).
Trạm Sơn Trà 2 diện tích khoảng: 4.000m2 (80m x 50m).
Cơng śt thiết kế
Mạng lưới đường ống:


: 9.000m3/ng.đ


15

+ Đường ống cấp 2: đường ống nhựa D500, D300 chạy dọc trên các
tuyến đường chính của phường: đường Ngơ Quyền, Yết Kiêu, Trần Quốc
Toản.
+ Đường ống cấp 3: đường ống nhựa D200, D150, D100 chạy dọc các
tuyến đường phân bố đến các điểm tiêu thu nước.

Hình 2.2. Mặt bằng dự án
2.1.2 Hiện trạng hệ thống thoát nước:
Hiện trạng thoát nước trên địa bàn quận khơng hồn chỉnh.
- Tuyến mương thốt nước chính nằm dọc theo đường Ngơ Quyền.
- Nước thải được thải ra biển và sông Hàn.
- Đây là hệ thống thốt nước tự chảy, khơng có cơng trình xử lý nước
thải.


16

- Chủ yếu là cống xây gạch và đậy đanh bê tông cốt thép.
2.2 Định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020:
2.2.1 Mục tiêu kinh tế xã hội đề ra:
- Tổng sản phẩm trong phường (GDP) tăng 11%.
- Giá trị nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 1,9%
- Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng 13,5%.
- Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 11,9%.

- Cơ cấu nông, lâm nghiệp, thủy sản-công nghiệp, xây dựng-dịch vụ đạt
22,1% - 45,7% - 32,2%.
- Tổng vốn đầu tư xã hội 20.800 tỷ đồng, tăng 10,5%.
- Giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng 14-15%.
- Tổng thu ngân sách nội địa tăng 5% so với chủ trương của quận Sơn
Trà
- Tạo việc làm mới cho 3,2 vạn lao động.
- Giảm 2-2,5% tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo mới).
- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống còn
17,5%.
- Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%.
- Mức giảm tỷ lệ sinh 0,18%.
2.2.2 Quy mô dân số dự kiến:
Theo dự báo của ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình quận Sơn Trà
thì đến năm 2020 dân số của phường Thọ Quang khoảng 32000 người.


17

2.2.3 Công nghiệp và du lịch:
Theo định hướng phát triển chung của thành phố Đà Nẵng đến năm
2020, về tình hình chung không xây dựng thêm khu công nghiệp nào nữa.
Khu công nghiệp thủy sản Thọ Quang được mở rộng lên diện tích lên 40 ha.
Tiếp tục phát triển kinh tế du lịch biển, khai thác tối đa mọi tiềm năng tự
nhiên để phát triển du lịch biển và kinh tế biển. Xác định đây là mũi nhọn
kinh tế trọng điểm của phường.
2.2.4 Hạ tầng kĩ thuật:
Nâng cấp và mở rộng xây dựng mạng lưới giao thông đáp ứng được các
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đề ra.
Nâng cấp mạng lưới cấp nước đáp ứng được các yêu cầu của đô thi loại

1, vùng du lịch biển và sự phát triển của các ngành công nghiệp.
Tiếp tục xây dựng và cải tạo mạng lưới nước thải. Xây dựng được các
nhà máy xử lí nước thải trước khi thải vào môi trường
2.3 Định hướng cấp nước đến năm 2020
- Xây dựng hệ thống cấp nước nghiên cứu phù hợp với đô thị loại 1.
- Mức độ cấp nước tuân theo tiêu chuẩn cấp nước của đô thị loại 1, tỉ lệ
cấp nước là 100% cho toàn thành phố.
- Nguồn nước cấp cho đô thị sử dụng là nguồn nước mặt.
- Thực hiện hạn chế hoặc ngưng sử dụng nguồn nước ngầm để bảo tồn
nguồn nước ngầm.
Phương châm cơ bản của quy hoạch xây dựng hệ thống cấp nước như
sau: Hệ thống cấp nước sạch được cấu trúc từ hệ thống lấy nước thông
thường, đưa nước vào, trữ nước, xử lý nước, dẫn nước và phân phối nước.
Thiết lập cấu trúc và bố trí tổng thể của cơng trình cần chú ý tới các điểm sau:
- Cố gắng bố trí các công trình hài hòa với địa hình đến mức có thể.
- Thích hợp với sự phát triển trong tương lai của đô thị.


18

- Không bị mất nước trong trường hợp khẩn cấp.
- Cùng với việc xây dựng và quản lý duy tu cơng trình dễ dàng, cần chú
ý tới cả tính kinh tế của công trình.
- Sử dụng được cả hệ thống cấp nước vốn có.


19

CHƯƠNG 3
NHU CẦU DÙNG NƯỚC ĐẾN NĂM 2020

3.1 Phạm vi, giới hạn và quy mô cấp nước:
- Dự án cấp nước cho phường Thọ Quang được dự kiến cho sự phát triển
kinh tế xã hội đến năm 2020;
- Cung cấp nước sạch cho toàn bộ phường Thọ Quang bao gồm khu dân
cư, khu công nghiệp và các công trình công cộng trên địa bàn thành phố;
- Đảm bảo cung cấp nước đầy đủ cho 100% dân số dùng nước và 100%
khu cơng nghiệp có nước dùng đảm bảo cho sản xuất;
- Xây dựng hệ thống cấp nước nghiên cứu phù hợp với đô thị loại 1;
- Mức độ cấp nước tuân theo tiêu chuẩn cấp nước của đô thị loại 1, tỉ lệ
cấp nước là 100% cho toàn thành phố;
- Nguồn nước cấp cho đô thị sử dụng là nguồn nước mặt;
- Ngưng sử dụng nguồn nước ngầm để bảo tồn nguồn nước ngầm.
3.2 Nhu cầu dùng nước:
3.2.1 Nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt của dân cư:
SH

Qngay max 

 qi Ni K ngay max
1000

(3.1)

Trong đó:
+ qi: tiêu chuẩn dùng nước cho một đầu người trong một ngày đêm, q i =
200 ( l/ng.ngđ) (Theo Bảng 3.1 TCXDVN 33:2006)
+ Ni: Dân số cấp nước tính tốn của thành phố, Ni = 32000 người.
+ Kngaymax: Hệ số dùng nước không điều hồ ngày lớn nhất K ngaymax = 1,2÷
1,4 (Theo điều 3.3 TCXDVN 33:2006), chọn Kngaymax = 1,35.
Thay vào công thức (3.1) ta được QngaymaxSH = 7680 (m3/ngđ)



20

3.2.2 Nhu cầu dùng nước của các khu công nghiệp:
Trên địa bàn phường có khu cơng nghiệp thủy sản Thọ Quang có diện
tích 24 ha, với khoảng 1850 cơng nhân làm việc.
* Lưu lượng nước dùng cho việc sản suất
Lượng nước dùng cho khu cơng nghiệp tính theo qui mơ của KCN.
Do số liệu khơng có sẵn nên tính tốn lưu lượng cung cấp cho công
nghiệp theo điều 2.4-TCXD 33-2006. Trong đó có 60 % cơng nghiệp chế biến
thực phẩm có nhu cầu dùng nước q 1 = 45 m3/ha.ngđ). Còn lại là công nghiệp
khác với nhu cầu dùng nước là q2 = 22m3/ha.ngđ.
tb
Qngđ


F1 q1  F2 q2
(m3/ngđ)
1000

(3.2)

Trong đó:
q1: Tiêu chuẩn cấp nước cho công nghiệp loại 1, q1 = 45m3/ha.ngđ;
q2: Tiêu chuẩn cấp nước cho công nghiệp loại 2, q1 = 22m3/ha.ngđ.
Bảng 3.1 - Bảng tổng hợp lưu lượng nước dùng cho sản xuất của KCN
Diện SX
F1 (ha)
tích (ha)CN

24

F2 (ha)

14.4

q1
q2
(m3/ha.ngđ) (m3/ha.ngđ)

9.6

45

25

Q
(m3/ngđ)
888

* Lưu lượng nước cấp cho sinh hoạt của công nhân (CN)
Lưu lượng nước cho sinh hoạt công nhân xác định theo công thức:
Q

ca
sh

=

45 N 1  25 N 2

1000

3

(m /ngđ)

(3.3)

Trong đó :
+ 45; 25 là tiêu chuẩn cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt của CN trong
phân xưởng (PX) nóng, lạnh (l/ng.ca);
+ N1; N2 số CN trong PX tương ứng.



×