Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

(Skkn 2023) một số biện pháp giúp trẻ 24 36 tháng bước đầu hình thành một số kĩ năng tự phục vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 21 trang )

Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng bước đầu hình thành một số kỹ năng tự phục vụ

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ
TRƯỜNG MẦM NON YÊN BÀI A

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng bước đầu hình
thành một số kĩ năng tự phục vụ
Lĩnh Vực: Giáo Dục Nhà Trẻ

Năm Học: 2022-2023
1/24


Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng bước đầu hình thành một số kỹ năng tự phục vụ

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Có câu nói “ Nếu như bắt cho con một con cá, con sẽ có cá ăn cả ngày.
Nhưng nếu dạy con con bắt cá, con sẽ có cá an cả đời” xuất phát từ tư duy
này, cha mẹ và giáo viên dạy con tính tự lập, sống bằng đơi tay của mình ngay
từ nhỏ. Với mỗi độ tuổi khác nhau chúng ta đặt ra mục tiêu và cách dạy trẻ
khác nhau, với phương châm “ tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”.
Việc dạy trẻ một số kỹ năng tự phục vụ sẽ giúp trẻ phát triển tính tự lập sau
này. Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi
gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh,
gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đầu tư cho trẻ em chính
là đầu tư cho tương lai, vận mệnh của đát nước. Việc tự phục vụ bản thân đối
với trẻ em ngày nay là một vấn đề rất nan giải ở nước ta, hiện nay có rất nhiều
trẻ em khơng biết làm một số công việc tự phục vụ bản thân trong sinh hoạt
hàng ngày. Và điều này được xuất phát từ một số nguyên nhân như: Trong xã


hội hiện nay hầu như mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con nên việc các bậc
phụ huynh quá chiều chuộng con cái, khơng bắt con mình phải làm bất cứ
cơng việc gì, kể cả việc tự phục vụ bản thân với những việc đơn giản nhất như
cất dọn đồ chơi, xúc cơm ăn, lấy nước uống....thậm chí có những gia đình có
điều kiện cịn th người giúp việc và hầu như các em không cần làm bất cứ
công việc gì, ngồi việc ăn, học và chơi. Hầu hết các bậc phụ huynh chỉ quan
tâm đến việc học kiến thức của con, mà quên mất việc dạy cho con mình
những kỹ năng xã hội, kỹ năng tự phục vụ để con mình có thể thích nghi với
mọi hồn cảnh mà trẻ có thể gặp phải trong cuộc sống, dạy trẻ kỹ năng tự
phục vụ, kỹ năng xã hội tức là dậy con mình cách thích nghi với cuộc sống.
Kỹ năng tự phục vụ là yếu tố quan trọng có thể giúp trẻ tăng cường tính độc
lập và cảm giác về sự thành công. Dạy cho trẻ kỹ năng tựu phục vụ, trẻ ý thức
được sự cần thiết của việc tự phục vụ bản thân, biết tự chăm sóc mình, tăng
cường tính độc lập, trẻ sống có trách nhiệm hơn đối với chính mình, dạy trẻ
biết quan sát và làm theo hướng dẫn của người lớn trong các công việc nhỏ
hàng ngày...
Kỹ năng tự phục vụ là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá
nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình
huống hay cơng việc phục vụ cho chính mình ví dụ như tự xúc cơm, tự uống
nước, tự thu dọn đồ dùng, tự đi vệ sinh.....

2/24


Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng bước đầu hình thành một số kỹ năng tự phục vụ

Đối với trẻ 24 – 36 tháng việc hình thành một số kỹ năng tự phục vụ cho
trẻ không phải là vấn đề đơn giản, ở giai đoạn này ý thức của trẻ chưa ổn định,
thích thì trẻ làm, khơng thích thì trẻ khơng làm. Các con cịn nhỏ nên hầu hết
các việc tự phục vụ bản thân đều do cha mẹ làm hộ, các bậc phụ huynh hầu

hết chưa quan tâm đến việc dạy trẻ những kỹ năng tự phục vụ phù hợp với trẻ,
vì vậy trẻ hầu như chưa có một chút kỹ năng tự phục vụ nào, cho dù là kỹ
năng đơn giản nhất. Những ngày đầu đến lớp ngoài việc tập cho trẻ làm quen
với lớp, các cơ cịn phải dạy trẻ một số kỹ năng tự phục vụ đơn giản cho trẻ
như tự xúc cơm ăn, cất đồ chơi đúng nơi quy định, biết xin cơ khi có nhu cầu
đi vệ sinh... đây là một việc rất khó khăn đối với các cơ giáo nhà trẻ, mà trong
thực tế thì khơng phải cơ giáo nào cũng có kỹ năng để hình thành cho trẻ một
số kỹ năng tự phục vụ đơn giản cho trẻ ở giai đoạn này.
2. Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay hầu như kỹ năng tự phục vụ của trẻ còn rất yếu và hạn chế, điều
này được xuất phát từ cả phía phụ huynh và nhà trường. Thực tế là không
những chỉ có phụ huynh chưa quan tâm đến việc hình thành kỹ năng tự phục
vụ cho trẻ, mà trong thực tế hiện nay các nhà trường cũng như giáo viên cũng
chưa quan tâm nhiều đến vấn đề hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Ngoài
việc dạy kiến thức cho trẻ thì chúng ta cần quan tâm đến việc hình thành một
số kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, để giúp trẻ từng bước hình thành đức tính tự lập
sau này, đây là một đức tính cần có đối với mỗi cá nhân chúng ta khi chúng ta
bước ra ngoài xã hội. Chính vì vậy việc dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ ở trong các
nhà trường là điều rất cần thiết và quan trọng, nó cần được đưa vào xong xong
với việc học của trẻ.
Với trẻ 24 – 36 tháng các hành động của trẻ hầu như là bắt chiếc người lớn
hoặc mọi người xung quanh, trẻ có khả năng bắt chước rất nhanh đây cũng là
một điều kiện thuận lợi để dạy trẻ một số kỹ năng đơn giản. Nếu cô giáo tận
dụng được giai đoạn này để giúp trẻ hình thành một số kỹ năng tự phục vụ sẽ
rất thuận lợi và trẻ có thể hình thành được một số kỹ năng rất nhanh. Qua quá
trình thực tế bản thân tơi đã nhận thấy việc hình thành cho trẻ những kỹ năng
tự phục vụ ban đầu cho trẻ nhà trẻ là rất cần thiết, chính vì vậy nên tôi đã
quyết định chọn đề tài “Một số biên pháp giúp trẻ 24- 36 tháng bước đầu
hình thành một số kỹ năng tự phục vụ”.
3. Mục đích nghiên cứu:

Với trẻ khi đến trường không chỉ được học, được chơi, mà với trẻ việc
giúp trẻ hình thành một số kỹ năng xã hội, kỹ năng tự phục vụ. Để cho trẻ sau
này có thể thích nghi với mọi hồn cảnh mà trẻ có thể gặp phải trong cuộc sống,
3/24


Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng bước đầu hình thành một số kỹ năng tự phục vụ

dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng xã hội tức là dạy trẻ cách thích nghi với
cuộc sống. Kỹ năng tự phục vụ là yếu tố quan trọng có thể giúp trẻ tăng cường
tính độc lập và cảm giác về sự thành công. Dạy cho trẻ kỹ năng tự phục vụ, trẻ
ý thức được sự cần thiết của việc tự phục vụ bản thân, biết tự chăm sóc mình,
tăng cường tính độc lập, trẻ sống có trách nhiệm hơn đối với chính mình. Ở đây
các cơ sẽ giúp trẻ biết thực hiện một số công việc tự phục vụ gần gũi và thích
hợp với trẻ, khi trẻ biết làm một việc nào đó sẽ giúp trẻ tự tin hơn. Thiếu kỹ
năng tự phục vụ sẽ dẫn đến hệ lụy trẻ lười biếng, thụ động và khó khăn khi
tham gia vào các hoạt động của tập thể. Vì thế muốn cho trẻ nên người, chúng
ta cần rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ngay từ những bậc học nhỏ nhất.
4. Đối tượng nghiên cứu:
“ Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng bước đầu hình thành một số kỹ
năng tự phục vụ”.
5. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
Tại nhóm trẻ 24 - 36 tháng D1 trường mầm non nơi tôi đang công tác.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp dùng lời nói.
Phương pháp làm mẫu.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp thực hành.
Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
Phương pháp động viên , khuyến khích.

7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện tại lớp nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi D1 trường mầm
non nơi tôi đang công tác.
Thời gian thực hiện từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023. Củng cố
và thực hiện trong những năm học tiếp theo.

4/24


Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng bước đầu hình thành một số kỹ năng tự phục vụ

II. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Bác Hồ thân yêu của chúng ta đã từng nói: “ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy
theo sức của mình”, đó chính là câu nói của Bác trong 5 điều Bác dạy cho các
em thiếu nhi, các em cịn nhỏ thì làm các việc nhỏ, rồi mới đến các việc khác,
cũng như chúng ta dạy trẻ từ những kỹ năng tự phục vụ nhỏ nhất phù hợp với
từng giai đoạn phát triển của trẻ. Việc trẻ được khuyến khích làm việc có ý
nghĩa cho sự trưởng thành sau này của trẻ. Theo báo mới đây trên tờ
Independent ( Anh) các nhà tâm lý cho biết một trong những điểm chung của
các bậc cha mẹ có con thành đạt là “ Cho trẻ làm việc nhà. Bà Julie LythcottHaims, chuyên gia từ đại học Standford tin rằng những đứa trẻ được dạy làm
việc ngay từ bé thì khi lớn lên sẽ phối hợp tốt với đồng nghiệp. Cha mẹ và cô
giáo dạy trẻ biết làm một số kỹ năng tự phục vụ, chính là dạy trẻ biết tự phục
vụ bản thân, không phụ thược vào người khác, điều này sẽ góp phần vào việc
hình thành khả năng tự lập cho trẻ, giúp trẻ sẽ có được nhiều cơ hội thành
cơng trịn cuộc sống sau này.
2. Khảo sát thực trạng:
Hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ
bản thân, là giúp trẻ hình thành các kỹ năng thích nghi với mọi hồn cảnh sống,
giúp trẻ hình thành tính độc lập. Qua nhiều năm công tác ở lớp 24 – 36 tháng tôi

nhận thấy rằng việc dạy một số kỹ năng tự phục đơn giản cho trẻ lứa tuổi này
cũng là một việc rất cần thiết. Chính vì vậy mà tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “
Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng bước đầu hình thành một số kỹ năng
tự phục vụ” để làm bài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Tơi mong muốn
những biện pháp mà tơi áp dụng vào việc hình thành các kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ sẽ mang lại những kết quả tốt. Qua quá trình khảo sát tại trường và tại
nhóm lớp tơi đã nhận thấy được một số thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
Trường mầm non n Bài A là một ngơi trường có bề dày thành tích,
trường có 03 điểm trường, với 17 nhóm lớp, với tổng số 327 học sinh. Năm
2020 trường đã được đón bằng cơng nhận “Trường chuẩn quốc gia”; danh hiệu
“Đơn vị văn hóa”.Có nhiều giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp, có nhiều
cán bộ giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.

5/24


Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng bước đầu hình thành một số kỹ năng tự phục vụ

Phòng học được xây dựng kiên cố đảm bảo đủ diện tích theo tiêu chuẩn
trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, có cơng trình vệ sinh khép kín, có đầy
đủ đồ dùng đồ chơi theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo.
Đa số phụ huynh đã nhận thức được việc cần thiết cho trẻ đi đến trường
mầm non, nhiều phụ huynh rất muốn cho con đi lớp sớm từ lớp 2 tuổi, hiện nay
các gia đình đều ít con vì vậy phụ huynh đều rất quan tâm đến các con, đa số
phụ huynh rất nhiệt tình trong việc phối hợp với nhà trường và giáo viên để
chăm sóc và dạy con.
Cơng tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường cũng được thực hiện
thường xuyên và có hiệu quả, nhờ đó mà nhà trường đã từng bước đi lên và là
một trong những trường có uy tín về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, được

phụ huynh tin tưởng.
Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ đạo công
tác giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Nhà trường đã Tập
huấn cho 100% giáo viên trong trường về việc dạy trẻ kỹ năng sống, kỹ năng
tự phục vụ.
* Khó khăn:
+ Về phụ huynh học sinh: Trong xã hội hiện nay mỗi gia đình chỉ có từ 1
đến 2 con nên đa số các bậc phụ huynh thường rất quan tâm đến con cái, luôn
làm hết mọi thứ cho con. Thậm chí có những gia đình con thích gì cũng chiều
theo, ông bà, bố mẹ thường làm hết phần việc của con cháu, chỉ lo cho con
cháu ăn mà quên mất việc phải rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ, cũng chính là
rèn cho trẻ khả năng thích nghi với cuộc sống, tính độc lập sau này. Cũng
chính vì sự chiều chuộng con cái của phụ huynh mà hiện nay hầu như các con
khi đến lớp kỹ năng tự phục vụ của các còn rất kém, nhất là ở các bé 24 – 36
tháng kỹ năng tự phục vụ còn rất ít. Khi các cơ rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ
cũng đã gặp phải những dào cản từ phía phụ huynh, vì khi nhìn thấy các con ở
lớp lớn phải kê ghế, kê bàn, tưới cây, giặt khăn.....thì phụ huynh thấy sót con
vì ở nhà các con hầu như chưa phải làm những cơng việc đó.
+ Với giáo viên:
Việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ở các trường mầm non mới bắt
đầu được quan tâm, vì vậy cũng cịn gặp nhiều khó khăn, nhiều giáo viên chưa
biết lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ một cách hợp lý,
linh hoạt, hiệu quả theo yêu cầu từng độ tuổi.
Nhiều giáo viên còn chưa chú trọng đến việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho
trẻ ở trường lớp.
6/24


Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng bước đầu hình thành một số kỹ năng tự phục vụ


Đối với những giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm nhưng sự tích cực
chủ động sáng tạo, ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học, đưa kỹ năng tự
phục vào từng hoạt động học của trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
Đối với giáo viên trẻ mới ra trường năng động sáng tạo, nhưng chưa có
nhiều kinh nghiệm trong việc chọn lựa nội dung, lồng ghép tích hợp các nội
dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ vào các hoạt động hàng ngày còn
chưa phù hợp, đạt hiệu quả chưa cao.
Trẻ ở độ tuổi này ý thích của trẻ cịn chưa ổn định, trẻ thích thì trẻ làm,
khơng thích thì trẻ khơng làm.
Ở trường cũng như ở nhà, các en hầu như còn yếu về kỹ năng tự phục vụ,
trẻ luôn ỷ lại, phụ thuộc vào người lớn.
Đối với trẻ 24 -36 tháng đây là lần đầu tiên trẻ xa người thân để đến một
môi trường mới vì vậy trẻ cịn nhiều bỡ ngỡ và lo sợ, do đó trẻ cịn khóc nhiều
khi đến lớp. Nhất là vào đầu năm học trẻ đến lớp chỉ khóc, mà kỹ năng tự
phục vụ của trẻ hầu như là rất yếu, vì ở nhà thì trẻ thường được bố mẹ làm cho
hết, do các con còn nhỏ, và bố mẹ cũng chưa quan tâm đến việc dạy trẻ kỹ
năng tự phục vụ. Đây cũng chính là vấn đề rất khó khăn đối với các cơ giáo,
ngồi việc dỗ trẻ, đưa trẻ vào nề nếp, các cô bắt đầu hướng dẫn trẻ từ những
kỹ năng tự phục vụ đơn giản nhất.
Sự phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh còn hạn chế, chưa được
thường xuyên.
Kết quả khảo sát thực tế tại lớp 24-36 tháng D1 được thể hiện ở bảng
như sau:
Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài:
Số
trẻ
20

Trẻ chưa có kỹ
năng tự phục vụ

nào
Số trẻ
%
11
55

Trẻ có 1-2 kỹ
năng tự phục vụ
Số trẻ
6

%
30

Trẻ có 2-3 kỹ
năng tự phục
vụ trở lên
Số trẻ
%
5
25

3. Những biện pháp thực hiện (nội dung chủ yếu của đề tài ):
“Một số biện pháp giúp trẻ 24 -36 tháng bước đầu hình thành một số
kỹ năng tự phục vụ”.
* Biện pháp thứ nhất:
Sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, tư liệu về việc hình thành kỹ năng tự phục
vụ cho trẻ mầm non.
7/24



Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng bước đầu hình thành một số kỹ năng tự phục vụ

* Biện pháp thứ hai:
Giúp trẻ hình thành kỹ năng tự phục vụ qua việc trò chuyện, làm mẫu,
hướng dẫn, luyện tập, trải nghiệm.
* Biện pháp thứ ba:
Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ trong các hoạt động có chủ đích.
* Biện pháp thứ tư:
Dạy trẻ kỹ năng cho tự phục vụ ở mọi lúc, mọi nơi.
* Biện pháp thứ năm:
Hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ qua việc động viên, khích lệ,
nêu gương.
* Biện pháp thứ sáu:
Phối kết hợp với cha mẹ trẻ để cùng giúp trẻ hình thành một số kỹ năng
tự phục vụ.
4. Những biện pháp thực hiện (nêu rõ từng phần):
4.1. Biện pháp thứ nhất: Sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, tư liệu về việc
hình thình một số kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
Ở trẻ 24 -36 tháng bắt đầu xuất hiện nhu cầu tự khẳng định mình,
nguyện vọng độc lập. Trẻ thích tự mình làm mọi việc, kể cả những việc trẻ
chưa làm được, trẻ bắt đầu thích làm theo người lớn, trẻ hay thích được
giống người lớn, thích tự mình làm mà khơng cần người lớn giúp đỡ như trẻ
địi “ Tự xúc cơm; tự đi dép…” do vậy đây cũng chính là điều kiện thuận lợi
để người lớn và đặc biệt là giáo viên có thể giúp trẻ dần có khả năng làm
được một số việc tự phục vụ bản thân, phát triển tính độc lập ở trẻ. Tuy nhiên
với trẻ lứa tuổi này trẻ còn nhỏ, ý thức của trẻ chưa ổn định, lúc thích, lúc
khơng. Vì vậy mà việc dạy cho trẻ hình thành được một số kỹ năng tự phục
vụ cũng không phải là vấn đề đơn giản.
Ở mỗi độ tuổi, mỗi thời kỳ, trẻ có những đặc điểm tăng trưởng và phát

triển khác nhau. Do đó giáo viên cần lựa chọn những kỹ năng sao cho phù hợp
với trẻ để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
Để có thể tìm ra được các biện pháp giúp trẻ 24 -36 tháng hình thành
được một số kỹ năng tự phục vụ phù hợp thì bản thân tơi đã đi sâu nghiên cứu,
tìm tịi, tham khảo những tài liệu, tư liệu có nội dung về đề tài như: Các hoạt
động giao dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non; Tâm lý học trẻ
mầm non; Giáo trình giáo dục học mầm non; Phương pháp chăm sóc giáo dục
trẻ nhà trẻ…... qua các phương tiện thơng tin đại chúng, nhất là các đoạn
video dạy trẻ về một số kỹ năng tự phục vụ của Nhật,học hỏi kinh nghiệm của
đồng nghiệp, của mọi người xung quanh….
8/24


Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng bước đầu hình thành một số kỹ năng tự phục vụ

Thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên đề về dạy trẻ một số
kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ, do nghành và nhà trường tổ chức.
Từ việc nghiên cứu kỹ các tài liệu, tơi đã tìm được một số kỹ năng tự
phục vụ phù hợp với trẻ như tự xúc cơm ăn; tự đi dép, cất dép đúng nơi quy
định; biết lấy và cất cốc; biết bỏ rác vào thùng; tự đi vệ sinh; lấy và cất đồ
dùng, đồ chơi đúng chỗ; biết tranh xa một số nơi nguy hiểm.
4.2. Biện pháp thứ hai: Giúp trẻ hình thành kỹ năng tự phục vụ qua
việc trò chuyện, làm mẫu, hướng dẫn, luyện tập, trải nghiệm.
Để có thể giúp trẻ hình thành một số kỹ năng tự phục vụ được thành
cơng thì cơ giáo cần phải thực hiện một số việc như sau:
- Trị chuyện, đàm thoại: Thơng qua xem tranh ảnh, trị chuyện cơ giáo
giới thiệu cho trẻ về một số kỹ năng tự phục vụ bản thân, từ đó giúp trẻ nhận
biết về các kỹ năng tự phục vụ và muốn làm được như vậy, khi trẻ đã có mong
muốn được làm những cơng việc tự phục vụ thì việc cơ giáo hướng dẫn cho
trẻ sẽ dễ dàng hơn.

- Làm mẫu, hướng dẫn cho trẻ: Muốn hình thành được kỹ năng tự phục
vụ cho trẻ thì việc đầu tiên là cô phải làm mẫu cho trẻ xem, hướng dẫn trẻ thực
hiện, sau đó cơ cho trẻ làm lại giống cơ, ở giai đoạn này trẻ rất thích làm theo
người lớn, trẻ thích bắt chước, chính vì vậy mà việc cô giáo làm mẫu cho trẻ
xem và hướng dẫn cho trẻ về một số kỹ năng tự phục vụ một cách chính xác
và phù hợp với khả năng của trẻ sẽ giúp trẻ nhanh chóng có được những kỹ
năng tự phục vụ bản thân
Ảnh 1: Cô hướng dẫn trẻ cách đi dép, cất dép.
- Luyện tập các kỹ năng một cách thường xuyên: Trong sinh hoạt hàng
ngày hầu như lúc nào trẻ cũng phải xử dụng đến các kỹ năng tự phục vụ, có
những lúc trẻ làm được, có lúc trẻ chưa làm được, do đó người lớn phải
kiên trì theo dõi và kịp thời bảo ban, giúp đỡ cho trẻ đúng lúc. Giai đoạn
này trẻ dễ nhớ nhưng cũng nhanh qn chính vì vậy mà việc thường xuyên
tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm, tập luyên kỹ năng tự phục vụ trong mọi hoạt
động, mọi lúc mọi nơi, sẽ giúp trẻ hình thành kỹ năng bền vững hơn. Cô
giáo nên thương xuyên tổ chức các hoạt động để trẻ được trải nghiệm, để
cuốn hút trẻ vào các hoạt động khác nhau với các bạn trong nhóm,
lớp( cùng thu dọn đồ chơi, cùng thi đua xúc cơm, lấy và cất gối trong giờ đi
ngủ....), tạo tình huống cho trẻ trải nghiệm:

9/24


Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng bước đầu hình thành một số kỹ năng tự phục vụ

Ví dụ: Khi cơ nhìn thấy có một quả bóng nằm ở giữa lớp, cơ hỏi trẻ “ quả
bóng ai để kia nhỉ? Có phải quả bóng được cất ở đó khơng nhỉ? Ai giúp cơ cất
quả bóng về đúng chỗ nào?”
Hay khi cơ giáo nhìn thấy đơi dép đi trong lớp khơng được cất gọn gàng,
cơ nói với trẻ “ Ai để đôi dép ở kia nhỉ? Hải ơi con giúp cô cất đôi dép vào

dàn dép đi nào!”
Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi như:
Trò chơi: “Cái này cất ở đâu?” Cô giáo để các đồ dùng, đồ chơi quanh
lớp khơng đúng vị trí và cho trẻ đi đến từng đồ dùng đồ chơi và hỏi trẻ xem
cái này để ở đâu? Để ở đây có đúng khơng? Sau đó cho trẻ cầm để vào đúng
nơi quy định.
Trị chơi: “Nơi nào nguy hiểm” Cơ giáo cho trẻ xem những bức tranh
về việc tránh xa nguy hiểm và đàm thoại cùng trẻ về bức tranh, giúp trẻ
nhận ra những nguy hiểm dễ gặp như: Bàn là nóng, ổ điện, ao, hồ, canh
nóng, phích nước...
Thơng qua việc trị chuyện, đàm thoại, làm mẫu, hướng dẫn và cho trẻ
luyện tập, trải nghiệm cơ giáo đã giúp trẻ có được một số kỹ năng tự phục vụ
phù hợp với khả năng của trẻ.
4.3. Biện pháp thứ ba: Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ thơng qua các
hoạt động có chủ đích.
Trong quá trình hướng dẫn, tổ chức các hoạt động dạy trẻ các kỹ năng tự
phục vụ, cô giáo cũng cần lên kế hoạch cụ thể dựa trên đặc điểm, kinh
nghiệm, khả năng của trẻ, dự trên các hoạt động học hàng ngày của trẻ, ở giờ
học này thì cần lồng ghép kỹ năng tự phục vụ nào vào cho trẻ, ở hợt động kia
thì cần phải lồng ghép kỹ năng nào cho trẻ. Để làm sao các kỹ năng mà cô
giáo lựa chọn để dạy cho trẻ phải đơn giản, gần gũi, phù hợp với trẻ. Ví dụ
như trong một số hoạt động sau:
- Hoạt động phát triền vận động: Ở hoạt động phát triển thể chất cơ giáo
có thể giúp trẻ hình thành một số kỹ năng tự phục vụ rất tốt như: Trong giờ thề
dục buổi sáng hay ở bài tập phát triển chung của giờ học thể dục khi tập với
dụng cụ như bóng, vịng, gậy, bơng… cơ giáo có thể cho trẻ tự đi lấy đồ dùng
để tập; trẻ cũng có thể giúp cơ thu dọn đồ dùng khi tập xong, hay cô giáo cũng
tạo cơ hội cho trẻ có được kỹ năng tự phục vụ khi cho trẻ cùng cô chuẩn bị đồ
dùng cho bài tập như: khi dạy trẻ bài vận động “ Đi trong đường hẹp” cơ có
10/24



Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng bước đầu hình thành một số kỹ năng tự phục vụ

thể cho trẻ sách sỏi đổ vào đường để giúp cơ hồn thành con đường bằng sỏi;
Hay khi cho trẻ tập bài vận động “ Bị chui qua cổng” cơ giáo cũng có thể cho
trẻ giúp cơ xếp những chiếc cổng ra để tập.

Ảnh 2: Trẻ giúp cô chuẩn bị đồ dùng trong giờ thể dục.
- Hoạt động tạo hình: Trong giờ tạo hình khi tổ chức cho trẻ học xé
dán, vẽ, hay nặn cơ có thể lồng ghép kỹ năng ngồi ghế, trẻ biết chấm hồ bôi
hồ để dán, biết lau tay khi dán xong, trẻ biết tự lấy bút, cầm bút để tô và cất
bút vào hộp sau khi tô xong, trẻ biết lấy và cất đất trong giờ nặn, biết lau
tay sau khi nặn.
- Hoạt động giáo dục âm nhạc: Trong các giờ hoạt động giáo dục âm
nhạc cơ giáo cũng có thể kết hợp hình thành cho trẻ kỹ năng tự phục vụ như
ngồi ghế, cô cho trẻ tự lấy và cất dụng cụ âm nhạc khi trẻ lên hát, vận động
theo bài hát có kết hợp với dụng cụ âm nhạc…
Trước đây khi chưa thực hiện đề tài còn chưa chú ý đến việc lồng ghép
các kỹ năng tự phục vụ vào trong các giờ học cho trẻ, mà hầu hết là cô tự làm
không phát huy được tính tự lập và sáng tạo của trẻ, trẻ thường thụ động trong
các hoạt động. Từ khi thực hiện đề tài tôi đã thường xuyên chú ý đến việc lồng
ghép các kỹ năng tự phục vụ vào trong các giờ học có chủ đích thì tơi nhận
thấy trẻ thực hiện rất tốt, trẻ mạnh dạn tự tin hơn, trẻ chủ động hơn, các kỹ
năng tự phục vụ của trẻ được hình thành khá nhanh và thuần thục hơn qua mỗi
hoạt động chủ đích hàng ngày.
Nói tóm lại thơng qua các giờ học có chủ đích giáo viên có thể lựa chọn
các kỹ năng tự phục vụ phù hợp với trẻ, phù hợp với bài dạy để lồng ghép vào
trong hoạt động nhằm phát triển khả năng tự lập, khả năng tự phục vụ bản
thân, từ đó phát huy tính tích cực, tính mạnh dạn tự tin, tính chủ động ở trẻ.

Đây cũng chính là một trong những biện pháp mà tơi đã áp dụng để giúp trẻ
hình thành các kỹ năng tự phục vụ và đã có kết quả.
4.4. Biện pháp thứ tư: Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ ở
mọi lúc, mọi nơi.
Ngoài việc tổ chức các giờ chơi - tập có chủ đích, việc giúp trẻ hình
thành các kỹ năng tự phục vụ cần phải được tiến hành thường xuyên, ở mọi
lúc, mọi nơi, đây cũng chính là hình thức quan trọng để giúp trẻ hình thành
các kỹ năng tự phục vụ một cách tốt nhất vì nó rất phù hợp với đặc điểm của
trẻ nhỏ. Bởi vì với trẻ càng nhỏ thì việc giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi càng
được đặc biệt chú trọng.Trẻ dễ nhớ nhưng cũng chóng quên, nếu các kỹ năng
11/24


Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng bước đầu hình thành một số kỹ năng tự phục vụ

của trẻ được tập luyện thường xuyên và ở mọi lúc, mọi nơi thì các kỹ năng đó
sẽ bền vững hơn. Cơ giáo có thể hướng dẫn, giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ ở
hầu hết các thời điểm trong ngày như: Khi đón, trả trẻ; cho trẻ ăn, cho trẻ ngủ,
cho trẻ đi vệ sinh; uống nước; cho trẻ ngủ; giờ hoạt động vui chơi ở góc; dạo
chơi ngồi trời. Cơ giáo có thể lồng ghép rất nhiều kỹ năng tự phục vụ vào
trong các hoạt động này để hình thành các kỹ năng tự phục vụ phù hợp vói trẻ
lứa tuổi 24 – 36 tháng.
Ví dụ: - Trong giờ ăn cơ giáo cũng có thể lồng ghép giáo dục các kỹ
năng tự phục vụ cho trẻ như dạy trẻ biết cầm thìa và tự xúc cơm ăn, biết ăn
gọn gàng không làm rơi cơm, biết nhặt cơm rơi vào đĩa, biết cất bát, cất ghế
sau khi ăn xong.
- Trong giờ đi vệ sinh cô giáo dạy trẻ biết đi vệ sinh đúng chỗ, biết tự đi
vệ khi có nhu cầu.
- Khi cho trẻ uống nước tơi cũng đã tập cho các con biết tự lấy cốc uống
nước và cất cốc sau khi uống xong, sau một thời gian mỗi khi đi uống nước

các con biết tự lấy cốc và cất cốc đúng nơi quy định.
Ảnh 3: Trẻ tự lấy và cất cốc khi uống nước.
- Khi trẻ ăn quà bánh xong những ngày đầu tôi cũng hướng dẫn trẻ bỏ rác vào
thùng rác, từ đó mỗi khi có rác là trẻ biết bỏ rác vào đúng nơi quy định, không
vứt rác lung tung như trước nữa.
- Ở giờ ngủ cơ giáo cũng có thể giúp trẻ hình thành kỹ năng tự phục vụ như
hướng dẫn trẻ biết lấy và cất gối đúng nơi quy định.
Ảnh 4: Trẻ đang tự lấy gối trong giờ đi ngủ.
- Với giờ hoạt động góc, đây cũng chính là hoạt động mà cơ giáo có thể giúp
trẻ hình thành một số kỹ năng tự phục vụ như trẻ biết xúc cho em bé ăn trong
trò chơi bế em, biết xâu những chiếc vịng bé thích, biết lấy đồ chơi và cất đồ
chơi sau khi chơi
- Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời cơ giáo có thể dạy trẻ kỹ năng tự phục
vụ như biết lấy dép, đi dép, khi hoạt động ngoài trời xong cô hướng dẫn trẻ biết
cất dép lên giá dép
Qua việc dạy trẻ hình thành kỹ năng tự phục vụ ở mọi lúc, mọi nơi, cô giáo đã
giúp trẻ hình thành được một số kỹ năng tự phục vụ phù hợp với khả năng của
mình.
4.5. Biện pháp thứ năm: Hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ qua
việc động viên, khích lệ, nêu gương.
12/24


Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng bước đầu hình thành một số kỹ năng tự phục vụ

Trong việc dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ, người lớn cần biết khen ngợi và
động viên trẻ kịp thời. Khi trẻ làm được một việc gì đó, cần khen ngay bằng
những lời biểu dương ngọt ngào, những phần thưởng mang ý nghĩa tinh thần hơn
là vật chất để khuyến khích, động viên trẻ. Chúng ta cần động viên, khuyến khích
và khen ngợi trẻ, tuy nhiên chúng ta cũng cần phải chú ý rằng khơng phải khi trẻ

làm được thì chúng ta mới khen trẻ, mà khi trẻ chưa làm được chúng ta cũng nên
động viên trẻ, khuyến khích trẻ để lần sau trẻ làm tốt hơn. Bởi trẻ nhỏ rất thích
được khen ngợi, khơng muốn bị chê, nên chúng ta cần biết khen ngợi và nhắc
nhở động viên trẻ sao cho trẻ không bị cảm thấy mặc cảm, thiếu tự tin, từ đó sẽ
giúp trẻ sớm hình thành được những kỹ năng tự phục vụ phù hợp với trẻ.
Việc thường xuyên đưa ra những gương về những việc làm tốt của các bạn
cũng giúp kích thích sự ham muốn giống được khen ngư bạn ở trẻ và từ đó trẻ
cũng sẽ có nhu cầu làm những việc giống như bạn để được người lớn khen. Điều
này tốt nhất là nên làm vào thì điểm bình cờ cuối ngày, lúc này cô giáo nêu ra
những việc tốt mà trẻ đã làm được trong ngày có cả việc tự phục vụ bản thân
như: Cất dọn đồ chơi; tự xúc cơm ăn; Biết xếp dép gọn gàng khi đến lớp…
Ví dụ: Hơm nay cô thấy bạn Minh Anh rất tiến bộ, bạn đã biết tự xúc cơm ăn
và ăn hết cơm, bạn xúc rất gọn gàng, không làm rơi vãi ra bàn.
Mong muốn được khen ngợi đã trở thành một nhu cầu thực sự của trẻ, và trẻ cố
gắng hết sức để đạt được điều đó.Nhờ đó mà trẻ có thể bỏ được một số thoi
quen xấu, học được những tính tốt. Do đó tơi đã thường xun khen ngợi ,
động viên trẻ khi trẻ làm được những việc tốt.
Ví dụ : Khi trẻ chơi đồ chơi xong, bé Nam đã biết cất đồ chơi vào đúng
nơi quy định, tôi đã động viên, khen ngợi ngay lúc đó để trẻ thấy vui và các
bạn khác cũng học theo.
Hay trong giờ đón trẻ, có một bạn đã biết cất dép rất gọn lên giá dép, biết
tự cất ba lô vào đúng tủ của mình, tơi đã khen trẻ ngay và tơi nói với các ban
trong lớp về việc làm của bạn đó để từ đó kích thích các bạn khác cũng thích
làm giống bạn.
Trong năm học vừa qua từ khi thực hiện đề tài tôi đã áp dụng biện pháp
là hàng ngày tôi quay lại những việc làm của từng trẻ ở lớp, sau đó cuối tuần
tơi cho trẻ xem lại hình ảnh về các việc làm của từng trẻ để cá nhân trẻ, cũng
như các bạn trong lớp nhìn thấy được những việc mà mình và các bạn làm
được. Tơi đã khen ngợi và tuyên dương trẻ. Từ đó trẻ nào chưa làm được cũng
muốn làm được giống bạn vì ở tuổi này trẻ rất thích được bắt chiếc mọi người

13/24


Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng bước đầu hình thành một số kỹ năng tự phục vụ

xung quanh, điều này giúp trẻ có thể nhanh chóng có được một số kỹ năng tự
phục vụ phù hợp với trẻ.
Một đứa trẻ được giáo dục tốt luôn luôn có nguyện vọng được trở thành
“bé ngoan” để được người lớn khen. Nhu cầu đó dẫn đến sự phát triển tinh
thần tự trọng và có tác dụng làm cho hành vi của trẻ trở lên tốt đẹp. dựa vào
đặc điểm tâm lý này mà tôi đã làm tốt biện pháp trên giúp trẻ sớm có được
những kỹ năng tự phục vụ phù hợp với mình.
4.6. Biện pháp thứ sáu: Phối kết hợp với cha mẹ trẻ để cùng giúp trẻ
hình thành một số kỹ năng tự phục vụ.
Trong việc dạy trẻ một số kỹ năng tự phục vụ, việc phối hợp giữa
gia đình trẻ và cơ giáo là rất quan trọng. Việc thống nhất về các kỹ năng cần
dạy cho trẻ khơng chỉ có ở trường lớp mà cha mẹ trẻ và cơ giáo cần có sự
thống nhất và phối hợp cùng với nhau để giúp trẻ sớm hình thành được những
kỹ năng cần thiết, phù hợp với trẻ. Đều này rất cần thiết cho sự hình thành và
phát huy các kỹ năng tự phục vụ ở mỗi trẻ.
Ví dụ: Khi ở nhà cha mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ biết thu dọn đồ
chơi khi chơi xong, dạy trẻ biết xúc cơm, dạy trẻ biết cất gọn đồ dùng cá nhân
như dép, mũ, ba lô, dạy trẻ biết tranh xa những nơi nguy hiểm…..Khi đưa con
đến lớp cha mẹ cũng hướng dẫn các con biết để dép lên giá dép, biết cất ba lơ
vào ngăn tủ của mình.
Ảnh 5: Phụ huynh đang hướng dẫn trẻ lấy và cất đồ dùng.
Trong sự phối hợp này, các cô giáo của trường mầm non cần chủ đồ
dùnglên kế hoạch. Vì cơ giáo là người được trang bị những chi thức khoa học
nuôi dạy trẻ, là người gần gũi trẻ suốt cả ngày nên có thể phát hiện ra những
kỹ năng nào cần cho trẻ, phù hợp với trẻ. Từ đó có giáo viên có thể tìm ra các

biện pháp giáo dục, cách giải quyết phù hợp với quy luật phát triển của trẻ.
Sự kết hợp giữa giáo viên với cha mẹ trẻ trong việc giáo dục có thể tiến
hành ở nhiều lúc, nhiều nơi, nhưng ở thời điểm nhận trẻ và trả trẻ là thuận lợi
hơn hết. Trong thời gian đó, cơ giáo có thể tranh thủ trao đổi với cha mẹ trẻ về
kỹ năng tự phục vụ của trẻ ở nhà, cũng như ở lớp. Tìm hiểu xem trẻ đã có
những kỹ năng tự phục vụ nào rồi, hay chư có kỹ năng tự phục vụ để cùng với
cha mẹ trẻ phối hợp giúp trẻ hình thành các kỹ năng tự phục vụ phù hợp với
trẻ. Ngược lại, các bậc cha mẹ cũng nên tranh thủ dịp này để phản ánh cho cô
giáo biết về kỹ năng tự phục vụ của con mình, nhằm phối hợp với giáo viên để
hình thành các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ có hiệu quả hơn.
Thơng qua việc phối hợp với hài hịa giữa phụ huynh và cơ giáo mà đã
giúp trẻ hình thành một số kỹ năng tự phục vụ rất tốt. Có phụ huynh đã nói với
14/24


Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng bước đầu hình thành một số kỹ năng tự phục vụ

tôi rằng: Cô giáo ạ từ ngày đi lớp đến giờ con có nề nếp hơn hẳn sáng ra ngủ
dậy là đòi đi lớp, rồi còn tự lấy mũ, khẩu trang, ba lơ ra để đi học, khi đến lớp
cịn biết tự cất dép cất ba lô nữa cô ạ! Có phụ huynh lại nói con tơi ngày trước
ở nhà chưa biết tự xúc cơm ăn bao giờ thế mà từ ngày đi lớp đến giờ về nhà
đến bữa ăn là khơng cho ai bón mà địi tự xúc cơm ăn. Mà bây giờ về nhà có
lúc thấy mọi người để dép chưa gọn gàng thế là con tự ra xếp gọn lên giá đấy
cơ ạ! Thấy phụ huynh nói vậy tơi cảm thấy rất vui, vì nhờ có sự phối hợp tốt
giữa cô giáo và phụ huynh mà đã có được những kết quả như vậy.
III. KẾT QUẢ
Qua quá trình thực hiện đề tài, từ những kiến thức được trang bị, cũng
như nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự hợp tác của giáo viên
trong lớp, những lỗ lực tập luyện cho trẻ của các cô giáo trong lớp và với sự
ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh, đã giúp việc hình thành các kỹ năng

tự phục vụ cho trẻ đạt được những kết quả như sau:
* Về trẻ: Trẻ đã mạnh dạn, tự tin khi đến lớp, đã có thể thực hiện được
một số kỹ năng tự phục vụ như:
- Giờ ngủ trẻ đã biết tự lấy gối, cất gối trong giờ ngủ.
- Giờ ăn trẻ đã tự xúc ăn, ăn hết xuất.
- Lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định.
- Biết giúp cô lấy và cất đồ dùng trong các hoạt động có chủ đích.
- Biết lấy và cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Biết tự đi dép, lấy và cất cốc khi uống nước.
- Biết vứt rác vào thùng rác.
- Biết tránh xa những nơi nguy hiểm.
Đến cuối năm thì 100% trẻ đã có kỹ năng tự phục vụ, khơng cịn trẻ nào
chưa có kỹ năng tự phục vụ bản thân.
* Về giáo viên:
- Cô giáo đã nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy cho trẻ một số
kỹ năng tự phục vụ.
- Giáo viên tích cực hướng dẫn cho trẻ thực hiện những kỹ năng tự phục
vụ ở mọi thời điểm, mọi lúc, mọi nơi.
- Giáo viên đã biết lựa chọn những kỹ năng phù hợp với trẻ, luôn chú ý
đến từng cá nhân trẻ để có biện pháp riêng cho từng cá nhân trẻ, chú trọng đến
việc phát triển của từng cá nhân, không cào bằng, không so sánh, luôn tôn
trọng ý muốn của trẻ, đối xử công bằng với trẻ.
15/24


Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng bước đầu hình thành một số kỹ năng tự phục vụ

- Giáo viên đã biết tìm ra những điểm yếu của trẻ để từ đó tìm ra các kỹ
năng phù hợp nhất để dạy cho trẻ.
* Về phía phụ huynh:

- Các bậc cha mẹ đã nhận thức được việc cần thiết cho con đến trường
mầm non.
- Ln tích cực tham gia vào các hoạt động của các con ở trường, lớp.
Thương xuyên phối hợp với giáo viên trong việc dạy trẻ các kỹ năng tự phục
vụ, cũng như các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
- Các bậc cha mẹ cũng đã nhận thấy tầm quan trọng của việc dạy cho con
mình một số kỹ năng tự phục vụ, mà khơng cịn q nng chiều các con, khơng
cịn lo ngại con mình sẽ khơng làm được việc này, khơng làm được việc kia.
- Cha mẹ cảm thấy mãn nguyện với những thành cơng của con mình,
cảm thấy rất vui vì con mình đã làm được những việc tự phục vụ mà trước đây
các bậc cha mẹ cho là con mình chưa thể làm được việc này. Có phụ huynh đã
nói với tôi sau khi con đi lớp được một thời gian rằng: “ Cô ơi từ ngày đi lớp
đến giờ con đã biết đòi tự xúc cơn ăn, biết cất dọn đồ chơi mà trước đây ở nhà
chẳng bao giờ con biết làm cả cơ ạ” Có phụ huynh lại nói “ Bây giờ cứ sáng ra
là địi đi lớp, rồi tự vào lấy ba lô, mũ , dép để đi lớp. Khi đến lớp tồn địi tự
cất dép, cất ba lơ, lúc về thì địi tự lấy khơng cho bố mẹ lấy đâu cô ạ”. Thực sự
tôi cảm thấy các bậc phụ huynh đã rất vui khi nhìn thấy con mình tiến bộ từng
ngày và bản thân tơi cũng cảm thấy rất vui khi sau một quá trình tập luyện cho
trẻ cuối cùng đã có kết quả.
Điều này đã tạo niềm vui, sự an tâm, tin tưởng của các bậc phụ huynh
khi gửi trẻ đến trường.Cụ thể được thể hiện trong bảng kết quả sau:
* Kết quả khảo sát có so sánh đối chứng:

Nội dung
Trẻ khơng có kỹ năng tự
phục vụ nào.
Trẻ có từ 1-2 kỹ năng tự
phụ vụ
Trẻ có từ 3-4 kỹ năng tự
phục vụ trở lên.


Số
trẻ

Trước khi thực
hiện đề tài
Số
%
trẻ

Sau khi thực
hiện đề tài
Số
%
trẻ

20

11

55

0

0

20

6


30

18

90

20

5

25

16

80

16/24


Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng bước đầu hình thành một số kỹ năng tự phục vụ

Kết quả cho thấy:
Khơng có trẻ khơng có ký năng phục vụ nào: 0%
Trẻ có 1 - 2 kỹ năng tự phục vụ chiếm: 90%
Trẻ có từ 3 - 4 kỹ năng tự phục vụ trở lên chiếm: 80%
Với những kết quả đã đạt được các giáo viên trong nhóm ln lỗ lực
tìm tịi, áp dụng các biện pháp một cách đúng đắn để giúp trẻ của nhóm
mình ln đạt được kết quả tốt trong hoạt động giáo dục, cũng như hoạt
động khác của trẻ.
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận:
Qua q trình thực hiện đề tài trên, tơi đã rút ra được một số kết luận như sau:
- Giáo viên phải thường xuyên học tập bằng nhiều hình thức như bồi
dưỡng thường xuyên, tập huấn tham khảo tài liệu chuyên ngành, học hỏi đồng
nghiệp để có kiến thức hiểu biết sâu rộng trong chuyên môn, kịp thời cập nhập
các thơng tin và nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ.
- Thường xuyên khuyến khích, động viên trẻ kịp thời khi trẻ làm được
việc thì trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn vào năng lực của bản thân và có nhiều hy
vọng về tương lai nhiều hơn.
- Những kỹ năng của trẻ sẽ bền vững hơn nếu được tập luyện thường
xun, chính vì vậy người lớn cần phải thường xun tạo cơ hội cho trẻ được
thực hiện, được trải nghiệm.
- Người lớn cần dành nhiều thời gian cho trẻ, gần gũi trẻ nhiều hơn,
kiên trì nhẫn lại trong quá trình giáo dục trẻ.
- Không nên tạo áp lực cho trẻ, cần tơn trọng ý thích của trẻ, khơng la
mắng, dọa nạt, hạ thấp trẻ.
- Hướng dẫn và chỉ bảo ngay khi giao nhiệm vụ cho trẻ.
- Cần chỉ dẫn, giải thích, hay gợi ý khi trẻ gặp khó khăn.
- Phân chia cơng việc gia đình và giao cho trẻ những việc vừa sức.
- Cha mẹ trẻ không nên bao bọc trẻ thái quá làm trẻ yếu đuối.
- Làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh.

17/24


Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng bước đầu hình thành một số kỹ năng tự phục vụ

Có làm được những việc như vậy thì sẽ giúp trẻ hình thành được một số
kỹ năng tự phục vụ phù hợp với độ tuổi của trẻ, từ dó góp phần vào việc phát
triển tính tự lập, tính chủ động, sáng tạo cho trẻ về sau.

2. Những đề xuất và khuyến nghị:
Qua thực tế trực tiếp thực hiện SKKN của tơi. Tơi có một số đề xuất sau:
- Nhà trường tiếp tục tạo điều kiện cho giáo viên được tham quan, học
tập kinh nghiệm của các trường bạn.
- Nhà trường tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm về các biện pháp
giúp trẻ hình thành một số kỹ năng tự phục vụ.
- Phòng giáo dục, nhà trường cần tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn cho
giáo viên về việc dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ.
Trên đây là một số phương pháp, biện pháp, kết quả, tôi đã sử dụng
trong năm qua. Kính mong hội đồng sư phạm và các bạn đồng nghiệp đóng
góp ý kiến cho tơi để sáng kiến của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

18/24


Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng bước đầu hình thành một số kỹ năng tự phục vụ

19/24


Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng bước đầu hình thành một số kỹ năng tự phục vụ

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

20/24




×