1
BÁO CÁO BIỆN PHÁP
“Giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm
Thông qua một số hoạt động trong ngày
Lý do chọn đề tài
Hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm là một cách học thông qua thực
hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới, trên cơ sở trải
nghiệm thực tế, giúp trẻ nhận thức, khám phá đối tượng bằng việc tương tác với
đối tượng thông qua các thao tác vật chất bên ngồi (nhìn, sờ, nếm, ngửi,...) và
các q trình tâm lý bên trong (chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng). Nó khơng
chỉ quan tâm tới trẻ “học được cái gì?” mà cịn chú trọng “học như thế nào?” và
cho trẻ những trải nghiệm học tập tích cực, tạo điều kiện và cơ hội để hình thành
cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, hịa nhập, từ đó trẻ tổng hợp kiến thức để xử lú
tình huống trong cuộc sống, tạo điều kiện để trẻ được gần gũi thiên nhiên săn
sang khám phá thế giới xung quanh.
Nhận thức tầm quan trọng của việc đào tạo lớp công dân tý hon đáp ứng với
yêu cầu và xu thế hội nhập của toàn ngành giáo dục hiện nay, cũng như để thực
hiện tốt chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, vì vậy năm
học 2021- 2022, tơi đã mạnh dạn áp dụng biện pháp “Tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi
được hoạt động trải nghiệm thông qua một số hoạt động trong ngày” để
nghiên cứu đưa vào giảng dạy và đã thu được1 số kết quả khả quan, cuối năm trẻ
mạnh dạn tự tin, nắm kiến thức vững vàng, có những kỹ năng trong cuộc sống,
được ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp đánh giá cao. Trong quá trình thực
hiện biện pháp bản thân tôi cũng gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện
thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong các hoạt động giáo dục trải nghiệm của
trường, lớp. đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tích
cực “học bằng chơi, chơi mà học”.
Giáo viên yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao và có khả năng
tốt trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Các bậc phụ huynh trong lớp nhiệt tình gần gũi chia sẻ các kinh nghiệm
và thống nhất phương pháp cùng dạy trẻ theo khoa học
Trẻ trong lớp đều khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, khả năng tiếp thu bài tương đối
tốt. Học sinh có nề nếp trong học tập và vui chơi.
* Khó khăn
Giáo viên cịn gặp 1 số khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục
theo hướng trải nghiệm.
Bố mẹ chỉ chú ý đến việc dạy trẻ kiến thức theo hình thức áp đặt, mà chưa
biết cách làm thế nào để các con tiếp cận kiến thức 1 cách dễ dàng và thoải mái nhất,
do đó trẻ ít được trải nghiệm, từ đó dẫn đến những kỹ năng thực hành cơ bản của trẻ
về các hiện tượng, sự vật, cuộc sống xung quanh trẻ cịn nhiều hạn chế.
Vì vậy ngồi việc tun truyền đến các bậc phụ huynh những kiến thức để
dạy trẻ thì cơ giáo cần phải nghiên cứu để tìm ra những biện pháp giúp trẻ được
2
tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm ở trường ở lớp, qua đó giúp trẻ lĩnh hội
kiến thức một cách dễ dàng và tự tin trong cuộc sống.
* Nội dung biện pháp: Tổ chức cho trẻ được hoạt động trải nghiệm
thông qua 1 số hoạt động trong ngày
* Tổ chức trong giờ hoạt động học
Trong tiết học, tôi để trẻ tự thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những
hiểu biết của trẻ đối với sự vật, trẻ muốn được lựa chọn, cô luôn là người hướng
dẫn, động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo.
+ Cái trẻ muốn làm (chính là nội dung sáng tạo). Lựa chọn chủ đề trải
nghiệm phù hợp với sự kiện xã hội tại địa phương hoặc sự kiện chung dẫn dắt
đến môn học, bài học
+ Làm thế nào để đạt được (chính là q trình sáng tạo). Dựa vào đặc
điểm hiểu biết của trẻ lên mục tiêu về đối tượng, nội dung trải nghiệm và khả
năng hoạt động của trẻ.
+ Cái hoàn thành sẽ như thế nào (chính là kết quả sáng tạo, sản phẩm sáng tạo)
- Chuẩn bị: Tùy vào nội dung học của các môn học khác nhau để chuẩn bị
+ Chuẩn bị về địa điểm phải phù hợp và luôn tạo sự mới mẻ hấp dẫn về
chủ đề trẻ trải nghiệm.
+ Chuẩn bị đồ dùng vật liệu đủ cho số lượng trẻ tham gia ngày hơm đó.
+ Chuẩn bị thêm các dụng cụ ghi lại hình ảnh hoạt động của trẻ để sau
các hoạt động trẻ đúc rút kinh nghiệm bản thân.
- Tiến hành các hoạt động:
+ Trải nghiệm thực tế.
Khi cô giới thiệu bài học thì cơ đưa ứng dụng thực tế trong đời sống hằng ngày
có liên quan đến trải nghiệm, mà trải nghiệm đó trẻ đã được tham gia hoặc tạo tình
huống bằng các thước phim ,chuyện phim ngắn mà cô đã quay lại hoặc cô sưu tầm
được trong cuộc sống…nhằm gây hứng thú và định hướng vào bài dạy.
VD1: Làm quen với toán: Số 7 tiết 2- Chủ đề gia đình. Giới thiệu bài:
Trẻ đã từng hoạt động trải nghiệm tham quan với vườn cổ tích, đã được nghe
chuyện bạch tuyết và 7 chú lùn, đã được xem phi hoạt hình về 7 chú lùn nên tơi
dựng kịch bản tiết dạy dựa trên câu chuyện Bạch Tuyết và 7 chú lùn.
Hình ảnh trẻ quan sát mơ hình nhà của các chú lùn
3
Tôi đưa trẻ bước vào hoạt động nhận thức một cách nhẹ nhàng bằng lời dẫn
dắt của câu chuyện: “Nàng Bạch Tuyết đi lạc vào nhà chú lùn nàng nhìn thấy
trong nhà có 7 cái giường, 7 cái cố ,7ncais bát và 7 cái thìa nhưng cái nào cũng
nhỏ xíu xiu…….” Tôi cho trẻ chọn đối tượng tất nhiên cháu chọn 7 chú lùn, cái
thìa và 7cái bát cho trẻ cùng nhau xếp hàng theo sự hưỡng dẫn của tơi
Hình ảnh giờ học tiết tốn số 7 tiết 2
- Tơi cho cháu lớp tôi trải nghiệm thực tế vào hoạt động học so sánh hơn
kém nhau trong phạm vi 7 mà đối tượng cũng thực tế là bát và thìa… Vào phần
ơn tập tơi cũng cho cháu chơi các trị chơi qua hoạt động trải nghiệm….như giúp
các chú lùn dọn bát và thì trong bữa tiệc bằng cách trẻ chọn số bát và số thìa sao
cho tương ứng với số cô đã cho.
Như vây giờ học của tôi trẻ rất hứng thú và nhận được nhiều bài học kinh
nghiệm từ cuộc sống như biết giúp bố mẹ nhặt rau , dọn cơm…., và biết được là
đồ dùng bằng sành sứ thì phải nhẹ nhà để k bị đổ vỡ.
VD2: Hoạt động KPKH “chủ đề thực vật” tìm hiểu về một số loại rau ăn quả.
Tôi cho trẻ xem lại video mỗi lần đi giã ngoại, vườn cây ăn quả “vườn
cam”, sau đó trị chuyện với trẻ về buổi thăm quan ngày hơm đó
- Khi vào bài cơ sử dụng ảo thuật và đưa ra “quả cam, quả quýt , quả
bưởi”cho trẻ quan sát, trẻ được trải nghiệm,được ngắm nghía, được sờ, được
ngưởi ,và trẻ phân biệt được đâu là cam, đâu là quýt, đâu là bưởi . trẻ phân biệt
được sự khác biệt giữa 3 loại quả đó,đặc biệt là cô hướng dẫn cho trẻ cách cắt
vỏ , khi ăn bỏ hat và chế biến các loại nước uống từ các loại quả mà hơm đó trẻ
được khám phá như pha nước chanh, nước cam, nước ép bưởi.....
4
- Cơ củng cố kiến thức cho trẻ bằng hình thức trải nghiệm ,thi vắt nước
cam hoặc nước chanh, hoặc tổ chức thi bầy mâm ngũ quả vvvv....
Hoặc khi tìm hiểu về các loại rau “rau muống , rau tầm tơi, rau ngót” thì trẻ
được trải nghiệm cách nhặt rau , khi nhặt rau thì chỉ lấy ngọn ,bỏ những lá sâu lá
già lá úa vvv ....và trẻ được trải nghiệm cách luộc rau ....
Qua những bài học như vậy trẻ biết được tầm quan trọng của các loại thực vật
cây cối xung quanh ta , biết trân trọng và bảo vệ, chăm sóc chúng , biết yêu
thương người tạo ra chúng và chúng cung cho cơ thể các loại vitamin và muối
khống từ đó trẻ biết ăn tất cả các loại rau củ quả ở lớp cũng như ở nhà.
Hình Ảnh: Trẻ Quan Sát Thực Hành Pha Nước Chanh
+ Trẻ rút ra kinh nghiệm cho bản thân:
Sau các tiết học như vậy tôi thường gợi hỏi trẻ: Con học được gì qua hoạt
động này? Hoặc những điều con biết qua hoạt động này là gì? Trẻ được tự do
nói về các kinh nghiệm mà trẻ đã lĩnh hội được rồi dùng tranh ảnh vật thật giúp
trẻ khắc sâu kinh nghiệm của bản thân..
VD3 Hoạt động tạo hình.
Trong các hoạt động trải nghiệm, tôi thường tổ chức hoạt động tạo hình
theo các hình thức sao cho trẻ được hoạt động trải nghiệm theo nhóm và cá nhân
nhiều hơn so với các hoạt động mang tính đại trà.
Thay bằng cách day truyền thống là nặn bằng đất sét, cắt dán thủ cơng bằng
giấy màu thì ở phương pháp hoạt động trải nghiệm này tôi cho trẻ thực hành
bằng các hoạt động thực tế như
Chủ đề: “Tết mùa xuân” cô cho trẻ thực hành trải nghiệm bằng bột mỳ,
gạo nếp,lá dong ,lá chuối... bằng vật thật để trẻ được thực hàng vo gao, lau lá
dong và trải nghiệm cách gói bánh chưng, nhào bột, vo bột, lăn bột nặn bánh
dày,bánh trôi, cách trộng gia vị gói làm bánh đa nem.
5
Hình ảnh: trẻ trải nghiệm thực hành gói bánh chưng
Hoặc trang trí cây đào, cây thơng, cắt hoa, bằng cành cây khơ, lá khơ, sỏi,
len, bìa catong vvv.. sử dụng tạp chí, tờ lịch cũ trang trí bưu thiếp ngày lễ
20/11, tập gấp hoa tặng bà, mẹ ngày 8/3 Tết...Giups trẻ trẻ hiểu thêm về phong
tục tập quán, Tết cổ truyền của dân tộc, thể hiện tình cảm yêu quê hương đất
nước, con người Việt Nam.
Hình ảnh: trẻ thực hành trải nghiệm làm thiệp hoa nhân ngày mùng 8/3
Qua những hoạt động mang tính trải nghiệm như vậy trẻ của lớp tôi rất tự
tin và tiếp thu bài một cách tốt hơn và đầy hiệu quả.
* Tổ chức Thông qua hoạt động góc.
Ví dụ: Khi chơi góc phân vai trẻ được đóng vào vai bố, mẹ, con, cơ giáo,
bác sĩ, bán hàng,… thì trẻ phải tự hố thân vào các nhân vật, tự suy nghĩ và
tưởng tượng ra nội dung của các câu giao tiếp làm sao có ý nghĩa và phải biết
cách diễn đạt ý kiến của mình cho các bạn trong nhóm chơi hiểu để phối hợp
cùng các bạn diễn thành công các vai chơi.
Thông qua các hoạt động trẻ được thể hiện mình là một thành viên của xã
hội qua đó trẻ phát triển ngơn ngữ cá nhân hay nói cách khác trẻ biết được mình
là ai, mình đang thể hiện vai của ai đó trong xã hội. Vì thế trẻ phải cố gắng thực
hiện các lời nói, cử chỉ, điệu bộ, hành vi sao cho thật giống nhất, ở đây khơng
chỉ là giao tiếp mà cịn có cả thái độ, hành vi, cử chỉ của trẻ cũng được củng cố
và trở thành thói quen
6
Hình ảnh : Trẻ trải nghiệm làm bác sỹ, cơng nhân, đầu bếp
Thông qua hoạt động goc trẻ được thể hiện mình là một thành viên của xã
hội từ đó trẻ phát triển ngôn ngữ cá nhân cho trẻ hay nói cách khác trẻ biết được
mình là ai, mình đang thể hiện vai của ai trong xã hội. Vì thế trẻ phải cố gắng
thực hiện các lời nói, cử chỉ, điệu bộ, hành vi sao cho thật giống nhất, ở đây
khơng chỉ là giao tiếp mà cịn có cả thái độ, hành vi, cử chỉ của trẻ cũng được
củng cố và trở thành thói quen
* Tổ chức thơng qua hoạt động ngoài trời.
Ở hoạt động ngoài trời trẻ được trải nghiệm, khám phá thiên nhiên 1 cách tự
nhiên nhất, thoải mái nhất và được nhìn sờ nắn , ngắm mọi vật chân thật nhất.
VD: Chủ đề “Nghề nghiệp” Trẻ được trải nghiệm đóng vai bác nơng dân
làm đất, trồng hoa, tưới cây, nhặt cỏ, chăm sóc cây từ đó hiểu biết thêm về đặc
điểm, tính chất cơng việc của nghề, tạo ra sản phẩm từ các nghề: như trẻ gieo hạt
rau cải thì sản phẩm thu được sẽ là cây rau cải. Cây hoa , cây ngơvvv....
Hình ảnh:Trẻ làm đất Trồng và chăm sóc rau.
7
Hình ảnh: Trẻ quan sát vườn hoa
Ở chủ điểm các hiện tượng tự nhiên “cho trẻ khám phá sự kỳ diệu của
khơng khí” sau khi đựơc quan sát khơng khí xung quang và được tìm hiểu về
khơng khí khơng mầu khơng mùi, khơng vị và biết được khơng khí có trọng
lượng rất nhẹ và khi cho nước vào chai không khí nhẹ nên khơng khí trơng chai
đẩy nước ra ngồi và tạo thành bọt và trẻ biết được khơng khí có từ đâu. Trẻ
được trải nghiện làm thế nào lấy được khơng khí vào túi bóng.
Hình ảnh: Trẻ trải nghiệm với khơng khí
8
Từ đó tạo điều kiện cho trẻ vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống bằng
cách: tôi đã dựa việc lĩnh hội kinh nghiệm ở trẻ thiết kế nhiều trò chơi học tập
cho trẻ trải nghiệm ở hoạt động ngoài trời như trị chơi bắt khơng khí, ỏe chủ
điểm giao thong thì chơi trị chơi gấp thuyền và thả thuyền, gấp máy bay và phi
máy bay, chủ điểm thực vật thì chơi trò hái hoa bỏ giỏ vvv
+ Trẻ rút ra kinh nghiệm cho bản thân:
Sau các tiết học tôi thường gợi hỏi trẻ những câu hỏi như: Con học được gì qua
hoạt động này? Hoặc những điều con biết qua hoạt động này là gì? Trẻ được tự
do nói về các kinh nghiệm mà trẻ đã lĩnh hội được rồi dùng tranh ảnh vật thật
giúp trẻ khắc sâu kinh nghiệm của bản thân..
* Tổ chức thông qua các hoạt động lễ hội, hội thi:
Các Ngày lễ ngày hội trong năm là cơ hội để trẻ tìm hiểu , tham gia vào các hoạt
động thực tế cuộc sống.
VD: Ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam 22/12 trẻ được trải nghiệm
tham quan doanh trại bộ đổi , được tìm hiểu về công việc hàng ngày của các
chú, được thể hiện mình thơng qua các trị chơ và chơi giao lưu cùng các chú.
Hình ảnh: Trẻ trải nghiệm các chú bộ đội sắp xếp tư trang
9
Hình ảnh: Trẻ chụp ảnh lưu niệm cùng các bậc phụ huynh
- Ngoài ra trẻ được tham quan trải nghiệm Lễ hội đền song vào tháng 2
âm lịch hang năm tại địa phương, Thăm các nhà máy xí nghiệp ở khu công
nghiệp bắc sơn. mỗi lần trẻ được trải nghiệm thực tế cuộc sống là một lần hình
thành cho trẻ có ý thức, thói quen, hành vi, thái độ và tư duy về một vấn đề hay
một đối tượng nào đó.
Tóm lại: Phương pháp dạy học trải nghiệm là chúng ta đừng ép trẻ học
bằng sự bắt buộc hay hà khắc, mà hãy hướng trẻ học bằng điều thu hút tâm trí
trẻ, để bạn có thể phát hiện tốt hơn năng khiếu đặc biệt của trẻ qua từng môn
học. Chúng ta nên tích hợp nhiều bộ mơn trong bài dạy cũng nên đổi nhiều hình
thức tổ chức tránh ngơi 1 chỗ lâu gây sự nhàm chán của trẻ
* Kết quả đạt được
Qua một thời gian thực hiện và theo dõi, tơi nhận thấy những biện pháp trên
rất có hiệu quả, học sinh lớp tơi có chuyển biến rất rõ rệt. Kết quả đạt được như
sau:
Về phía trẻ:
Trẻ thích đến trường, đi học đều hơn, hứng thú khi tham gia vào các hoạt
động ở lớp cũng như ở nhà, trẻ có kiến thức rõ rệt trong việc ghi nhớ nội dung
bài hát, bài thơ, nhớ 29 chữ cái trong chưng tình và bíêt đếm, thêm bớt trong
phạm vi 10, trẻ có những kỹ năng thực hành trong cuộc sống một cách rõ rệt,
biết nhìn nhận và cảm nhận được cái đẹp yêu cái đẹp và tạo ra được cái đẹp...
Về phía giáo viên:
Giáo viên nắm được mục đích, phương pháp và có nhiều hình thức phong
phú trong bài soạn và bài giảng. Giúp bản thân tôi năng động, sáng tạo hơn
trong chun mơn nghiệp vụ, có tính kiên trì, quyết tâm thực hiện từng bước và
liên tục trong suốt quá trình giảng dạy nói chung và phát huy những năng khiếu,
khả năng sáng tạo của trẻ nói riêng.
10
Về phía phụ huynh:
Phụ huynh tích cực hơn trong việc trao đổi với giáo viên về tình hình, sở
thích của trẻ khi ở nhà. Nhiệt tình phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc dạy
trẻ các kỹ năng hoạt động. Phụ huynh thấy hài lòng hơn về con em mình, cảm
thấy mãn nguyện với thành cơng của trẻ, tin tưởng vào kết quả giáo dục của cô
giáo, của nhà trường. Mong muốn con được đến trường và tham gia vào các
hoạt động tập thể . Ủng hộ giáo viên khi tổ chức các hoạt động một cách cởi mở
và hơn nữa là thông cảm với giáo viên mầm non nhiều hơn.
Kết luận: Trên đây là bài thuyết trình của tơi, vẫn đang cịn nhiều vướng
mắc và thiếu sót , rất mong các cô trong ban giám khảo và đông nghiệp góp ý để
tơi được hồn thiện hơn
Chân thành cảm ơn!
Ngày ……tháng……năm 2022
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Người viết
Mai Thị Hải