Tải bản đầy đủ (.pdf) (225 trang)

Đối Chiếu Ẩn Dụ Ý Niệm Về Vui Mừng Và Tức Giận Trong Tiếng Nhật Và Tiếng Việt.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 225 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGHIÊM HÔNG VÂN

ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ
“VUI MỪNG” VÀ “TỨC GIẬN”
TRONG TIẾNG NHẬT VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGHIÊM HÔNG VÂN

ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ
“VUI MỪNG” VÀ “TỨC GIẬN”
TRONG TIẾNG NHẬT VÀ TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu
Mã số

: 9222024

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : GS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP



HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác. Nội dung luận án có tham khảo và sử dụng ngữ liệu đƣợc trích
dẫn từ các truyện ngắn Việt Nam và Nhật Bản theo phụ lục luận án. Nếu sai tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả luận án

Nghiêm Hồng Vân


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
QUY ƢỚC VIẾT TẮT TRUYỆN NGẮN ĐƢỢC SỬ DỤNG LÀM NGỮ LIỆU KHẢO SÁT
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU
1.
Lí do chọn đề tài........................................................................................................1
2.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................2
2.1. Mục đích nghiên cứu................................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................2
3.

Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và ngữ liệu khảo sát...............................................3
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................3
3.2. Ngữ liệu khảo sát.......................................................................................................3
4.
Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu........................................................5
4.1. Phƣơng pháp phân tích, miêu tả................................................................................5
4.2. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu................................................................................6
4.3. Thủ pháp thống kê, phân loại....................................................................................6
5.
Đóng góp mới của luận án.........................................................................................7
6.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án................................................................7
6.1. Về mặt lí luận............................................................................................................7
6.2. Về mặt thực tiễn.........................................................................................................8
7.
Cấu trúc luận án.........................................................................................................8
NỘI DUNG
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT...........10
1.1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu..............................................................................11
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm....................................................................11
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm biểu đạt cảm xúc........................................19
1.2. Cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài.........................................................................28
1.2.1. Một số khái niệm liên quan.....................................................................................30
1.2.2. Những vấn đề về ẩn dụ ý niệm................................................................................40
1.2.3. Khái quát về phạm trù tình cảm, cảm xúc...............................................................49
Tiểu kết...............................................................................................................................59
Chƣơng 2. ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ Ý NIỆM BIỂU ĐẠT CẢM XÚC “VUI MỪNG”
TRONG TIẾNG NHẬT VÀ TIẾNG VIỆT.......................................................................61
2.1. Miền nguồn thông dụng trong các biểu thức ẩn dụ biểu đạt cảm xúc “vui mừng”
trong tiếng Nhật và tiếng Việt.................................................................................61

2.1.1. Miền nguồn “phƣơng hƣớng” .................................................................................64
2.1.2. Miền nguồn “ánh sáng”...........................................................................................64


Miền nguồn “bộ phận cơ thể ngƣời”……………………….....…............………..65
Miền nguồn “chất lỏng”………………….........…………………............…….....67
Miền nguồn “hoa”……………………….........................……………............…..68
Miền nguồn “thời tiết, khí hậu”………….…………………………...............…...69
Các miền nguồn khác…..……………………...………………………...........…..70
Ẩn dụ định hƣớng biểu đạt cảm xúc “vui mừng” trong tiếng Nhật và tiếng Việt...71
Ẩn dụ cơ sở “VUI MỪNG là HƢỚNG LÊN / Ở MỘT VỊ TRÍ CAO” .................72
Ẩn dụ thứ cấp “VUI MỪNG là BAY / RỜI KHỎI MẶT ĐẤT”............................74
Ẩn dụ thứ cấp “VUI MỪNG là CHUYỂN ĐỘNG”...............................................76
Ẩn dụ “VUI MỪNG là ÁNH SÁNG”.....................................................................78
Ẩn dụ cấu trúc biểu đạt cảm xúc “vui mừng” trong tiếng Nhật và tiếng Việt.........80
Ẩn dụ “VUI MỪNG là HOA” ................................................................................81
Ẩn dụ “VUI MỪNG là CHẤT LỎNG TRONG VẬT CHỨA”..............................84
Ẩn dụ bản thể biểu đạt cảm xúc “vui mừng” trong tiếng Nhật và tiếng Việt..........87
Ẩn dụ “BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI là VẬT CHỨA CẢM XÚC VUI MỪNG”.......87
Ẩn dụ “VUI MỪNG là TRỜI QUANG ĐÃNG / GIÓ MÁT” và ẩn dụ “VUI
MỪNG là ẤM ÁP” .................................................................................................92
Tiểu kết...............................................................................................................................94

2.1.3.
2.1.4.
2.1.5.
2.1.6.
2.1.7.
2.2.
2.2.1.

2.2.2.
2.2.3.
2.2.4.
2.3.
2.3.1.
2.3.2.
2.4.
2.4.1.
2.4.2.

Chƣơng 3. ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ Ý NIỆM BIỂU ĐẠT CẢM XÚC “TỨC GIẬN” TRONG
TIẾNG NHẬT VÀ TIẾNG VIỆT………..……………………………………….…...…96
3.1. Miền nguồn thông dụng trong các biểu thức ẩn dụ biểu đạt cảm xúc “tức giận” trong
tiếng Nhật và tiếng Việt...........................................................................................96
3.1.1. Miền nguồn “nhiệt”……………………………........................................................98
3.1.2. Miền nguồn “bộ phận cơ thể ngƣời”…….........................................……………100
3.1.3. Miền nguồn “động, thực vật”................................................................................101
3.1.4. Miền nguồn “hiện tƣợng tự nhiên”........................................................................102
3.2. Ẩn dụ cấu trúc biểu đạt cảm xúc “tức giận” trong tiếng Nhật và tiếng Việt.........103
3.2.1. Ẩn dụ “TỨC GIẬN là NHIỆT” ............................................................................103
3.2.2. Ẩn dụ “TỨC GIẬN là MẤT KIỂM SOÁT” ........................................................116
3.3. Ẩn dụ bản thể biểu đạt cảm xúc “tức giận” trong tiếng Nhật và tiếng Việt..........118
3.3.1. Ẩn dụ “BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI là VẬT CHỨA CẢM XÚC TỨC GIẬN” ......119
3.3.2. Ẩn dụ “TỨC GIẬN là CON THÚ BỊ NHỐT (BỊ THƢƠNG)” và ẩn dụ “TỨC
GIẬN là ĐỘNG (THỰC VẬT) GÂY HẠI ..........................................................127
3.3.3. Ẩn dụ “TỨC GIẬN là SỨC MẠNH THIÊN NHIÊN”………………..…………131
Tiểu kết.............................................................................................................................136
KẾT LUẬN.....................................................................................................................138
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Ngữ liệu ẩn dụ ý niệm chỉ cảm xúc “vui mừng” trong tiếng Việt......................1
Phụ lục 2 : Ngữ liệu ẩn dụ ý niệm chỉ cảm xúc “vui mừng” trong tiếng Nhật...................12
Phụ lục 3 : Ngữ liệu ẩn dụ ý niệm chỉ cảm xúc “tức giận” trong tiếng Việt......................28
Phụ lục 4 : Ngữ liệu ẩn dụ ý niệm chỉ cảm xúc “tức giận” trong tiếng Nhật.....................44


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT



[số ...]

Nguồn tài liệu tham khảo: Số tài liệu trích dẫn
(in thẳng). Nội dung tham khảo đƣợc viết tóm
lƣợc lại dựa vào các nội dung của tài liệu,
khơng viết trong ngoặc kép. Ví dụ: [18].



[số ...: số ...]

Nguồn tài liệu tham khảo: Số tài liệu trích dẫn,
số trang (in thẳng) và các số đƣợc viết cách
nhau bằng dấu hai chấm (:). Nội dung tham
khảo đƣợc trích dẫn nguyên văn và viết
nghiêng trong ngoặc kép (“...”). Ví dụ: [99: 4].


Ngơn ngữ học tri nhận

NNHTN

Ẩn dụ ý niệm

ADYN

Biểu thức ngôn ngữ

BTNN

Biểu thức ẩn dụ

BTAD

Miền nguồn thông dụng

MNTD

Cơ chế ánh xạ

CCAX

Bộ phận cơ thể ngƣời

BPCTN



QUY ƢỚC VIẾT TẮT TRUYỆN NGẮN
ĐƢỢC SỬ DỤNG LÀM NGỮ LIỆU KHẢO SÁT
STT

Tên tác phẩm

Tên tác giả

Ký hiệu

1

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

Nguyễn Nhật Ánh

NNA.1

2

Bảy bƣớc tới mùa hè

Nguyễn Nhật Ánh

NNA.2

3

Cô gái đến từ hôm qua


Nguyễn Nhật Ánh

NNA.3

4

Chuyện cổ tích dành cho ngƣời lớn

Nguyễn Nhật Ánh

NNA.4

5

37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ

Nguyễn Thị Thu Huệ

NTTH

6

Công ty

Phan Hồn Nhiên

PHN.1

7


Mắt bão

Phan Hồn Nhiên

PHN.2

8

Những đôi mắt lạnh

9

Cuộc sống rất giống cuộc đời

Phan Hồn Nhiên,
Phan Vũ Linh
Nguyễn Hoàng Hải

10

11

12

13
14
15
16

下町ロケット

(Shitamachi rocket)
Tên lửa ở trung tâm thành phố
オレたちバブル入行組
(Oretachi baburu nyuugyougumi)
Chúng tơi và bong bóng kinh tế
かばん屋の相続
(Kabanya no souzoku)
Thừa kế cửa hàng túi
オレたち花のバブル組
(Oretachi hana no baburugumi)
Chúng tơi và bong bóng hoa
七つの会議 (Nanatsu no kaigi)
7 cuộc họp
サマーウォーズ (Summer Wars)
Cuộc chiến mùa hè
おおかみこどもの雤と雪
(Ookamikodomo no ame to yuki)
Những đứa con của sói

PHN.3
NHH

Ikeido Jun

IJ. 1

Ikeido Jun

IJ. 2


Ikeido Jun

IJ. 3

Ikeido Jun

IJ. 4

Ikeido Jun

IJ. 5

Hosoda Mamoru

HM. 1

Hosoda Mamoru

HM. 2


17
18
19
20

21

時をかける少女
(Toki wo kakeru shoujo)

Cô gái lƣớt qua thời gian
君の名は (Kimi no na wa?)
Tên cậu là gì?
言の葉の庭 (Koto no ha no niwa)
Khu vƣờn ngôn từ
秒速 5 センチメートル
Byousoku 5 centimeters
5cm / s
彼女と彼女の猫
(Kanojo to kanojo no neko)
Ngƣời yêu tôi và con mèo của cô ấy

Hosoda Mamoru

HM. 3

Makoto Shinkai

MS. 1

Makoto Shinkai

MS. 2

Makoto Shinkai

MS. 3

Makoto Shinkai


MS. 4


DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU

Thứ tự
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 3.1
Sơ đồ 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4

Bảng 3.5

Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12


Tên hình vẽ, bảng biểu

Trang

Minh họa về sơ đồ BỘ PHẬN – CHỈNH THỂ
Minh họa về sơ đồ TÂM – BIÊN
Minh họa về sơ đồ GỐC – LỘ TRÌNH – ĐÍCH ĐẾN
So sánh phạm trù “tình cảm” và “cảm xúc”
Bảng phân loại về tình cảm do Ortony và Turner tổng hợp
Miền nguồn thông dụng trong các biểu thức ẩn dụ ý niệm chỉ cảm xúc
“vui mừng”
Biểu thức ẩn dụ ý niệm “vui mừng” có miền nguồn “phƣơng hƣớng”
Sự tƣơng ứng giữa hai miền nguồn - đích trong ẩn dụ ý niệm “VUI
MỪNG là CHẤT LỎNG TRONG BÌNH CHỨA”
Biểu thức ẩn dụ ý niệm “vui mừng” có miền nguồn “bộ phận cơ thể
ngƣời”
Miền nguồn thông dụng trong các biểu thức ẩn dụ ý niệm chỉ cảm xúc
“tức giận”
Sơ đồ tầng bậc của các biểu thức ẩn dụ có miền nguồn nhiệt
Biểu thức ẩn dụ ý niệm chỉ cảm xúc “tức giận” có miền nguồn nhiệt
Sự tƣơng ứng giữa hai miền nguồn – đích trong ẩn dụ ý niệm “TỨC
GIẬN là LỬA”
Tƣơng ứng bản thể giữa miền nguồn và miền đích trong biểu thức
ẩn dụ “TỨC GIẬN là CHẤT LỎNG (KHÍ) NĨNG TRONG VẬT
CHỨA”
Tƣơng ứng tri thức giữa miền nguồn và miền đích trong biểu thức
ẩn dụ “TỨC GIẬN là CHẤT LỎNG (KHÍ) NĨNG TRONG VẬT
CHỨA”
Một số cặp đối lập và đặc tính tƣơng ứng Âm - Dƣơng

Ngũ hành và bộ phận cơ thể tƣơng ứng
Biểu thức ẩn dụ có miền nguồn bộ phận cơ thể thuộc phần đầu
Biểu thức ẩn dụ có miền nguồn bộ phận cơ thể thuộc phần nội tạng
Biểu thức ẩn dụ có miền nguồn động, thực vật
Biểu thức ẩn dụ “TỨC GIẬN là SỨC MẠNH THIÊN NHIÊN”
Hiện tƣợng tự nhiên trong các biểu thức ẩn dụ “TỨC GIẬN là SỨC
MẠNH THIÊN NHIÊN”

37
38
39
51
53
63
72
86
89
97
104
104
108
113

113

122
123
125
125
130

134
134


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong khoảng 20 năm trở lại đây, các ý niệm và phạm trù tình cảm đƣợc đặc
biệt chú ý nghiên cứu trong tâm lý học và ngơn ngữ học tri nhận vì ngƣời ta ngày một
quan tâm hơn đến sự tác động qua lại giữa tình cảm, hành vi, nhận thức và văn hóa
(bao hàm ngôn ngữ nhƣ một trong những yếu tố cấu thành quan trọng nhất). Các nhà
khoa học đã chỉ ra rằng, tình cảm và cảm xúc của con ngƣời khơng phải hồn tồn vơ
hình nhƣ chúng ta tƣởng. Chúng ta có thể tìm hiểu nội dung cụ thể của các trạng thái
cảm xúc thơng qua mơ hình văn hóa chung đƣợc biểu hiện qua ngơn ngữ. Khi nói về
một trạng thái cảm xúc nào đó, hồn tồn có thể liên hệ với mơ hình văn hóa – ngơn
ngữ này và dựa vào nó để lí giải về cơ chế biểu đạt của cảm xúc ấy. Chính vì thế, gần
đây trong giới nghiên cứu ngôn ngữ học trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam rộ lên
hàng loạt các nghiên cứu về phạm trù tình cảm và cảm xúc đƣợc biểu thị, mã hóa ra
sao trong các ngơn ngữ khác nhau từ bình diện ngơn ngữ học tri nhận, từ đó đối chiếu
và so sánh sự tƣơng đồng và khác biệt giữa các ngôn ngữ với nhau.
Xuất phát từ nhận thức trên và qua quá trình tìm hiểu, tổng hợp kết quả của các
cơng trình nghiên cứu đi trƣớc, chúng tơi lựa chọn đề tài “Đối chiếu ẩn dụ ý niệm về
„vui mừng‟ và „tức giận‟ trong tiếng Nhật và tiếng Việt” cho cơng trình luận án của
mình. Đề tài của chúng tôi sẽ tập trung vào khảo sát và nghiên cứu hai miền cảm xúc
cơ bản là “vui mừng” và “tức giận” đƣợc biểu hiện trong hai ngôn ngữ. Chúng tơi cho
rằng, trong cuộc sống tình cảm hàng ngày, con ngƣời dù thuộc các nhóm dân tộc khác
nhau nhƣng đều có chung những trải nghiệm về hai miền cảm xúc cơ bản này. Trong
luận án, chúng tôi tập trung khảo sát các thành ngữ thu thập đƣợc từ các cuốn từ điển
giải thích và các biểu thức ngơn ngữ diễn đạt cảm xúc “vui mừng” và “tức giận” thu
đƣợc từ một số truyện ngắn của các nhà văn nổi tiếng Việt Nam và Nhật Bản nhằm
xác định các miền nguồn thông dụng và cơ chế ánh xạ các miền nguồn vào miền đích

“vui mừng” và “tức giận” trong các biểu thức ẩn dụ loại này ở hai thứ tiếng; từ đó tìm
1


hiểu những nét tƣơng đồng và khác biệt về đặc trƣng văn hóa, địa lý, lịch sử và tƣ duy
dân tộc ẩn sau cơ chế tri nhận của ngƣời Việt và ngƣời Nhật trong q trình sử dụng
biểu thức ngơn ngữ chỉ cảm xúc “vui mừng” và “tức giận”.
Nghiên cứu đề tài ẩn dụ ý niệm biểu đạt cảm xúc “vui mừng” và “tức giận” đặt
trong mối liên hệ so sánh, đối chiếu giữa tiếng Nhật và tiếng Việt là đề tài mới, không
trùng lặp với bất cứ đề tài nào trƣớc đây. Thông qua đề tài nghiên cứu này, chúng tơi
mong muốn sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của việc nghiên cứu ngôn ngữ học tri
nhận trên cơ sở đối chiếu giữa các ngôn ngữ thuộc các loại hình khác nhau. Ngồi ra,
kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho việc giảng dạy và học tập tiếng Nhật cũng nhƣ tìm
hiểu văn hóa Nhật Bản tại khoa tiếng Nhật, trƣờng Đại học Hà Nội, nơi tác giả đang
công tác đƣợc đầy đủ và tồn diện hơn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nhƣ đã trình bày trong phần lý do chọn đề tài, mục đích của luận án là so sánh
đối chiếu các biểu thức ẩn dụ biểu đạt cảm xúc “vui mừng”, “tức giận” ở tiếng Nhật và
tiếng Việt trên phƣơng diện tính chất của các ý niệm miền nguồn, cơ chế ánh xạ... để
tìm hiểu sự ánh xạ ý niệm trong quá trình kiến tạo nghĩa của biểu thức ngôn ngữ trong
tƣ duy; từ đó tìm hiểu những nét tƣơng đồng và khác biệt về đặc trƣng văn hóa, địa lý,
lịch sử và tƣ duy dân tộc ẩn sau cơ chế tri nhận của ngƣời Việt và ngƣời Nhật trong
quá trình sử dụng biểu thức ngôn ngữ chỉ cảm xúc “vui mừng” và “tức giận”.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đƣợc chúng tôi đặt ra là :
- Hệ thống hóa và đƣa ra đƣợc danh sách các biểu thức ẩn dụ biểu đạt cảm xúc
“vui mừng” và “tức giận” trong tiếng Nhật và tiếng Việt.
- Xác định các mơ hình ẩn dụ cũng nhƣ miền nguồn thông dụng trong biểu thức
ngôn ngữ biểu đạt cảm xúc “vui mừng” và “tức giận” trong tiếng Nhật và tiếng Việt.

2


- Luận giải về cơ chế ánh xạ từ miền nguồn vào miền đích “vui mừng” và “tức
giận” trong tiếng Nhật và tiếng Việt.
- Chỉ ra những tƣơng đồng và khác biệt trong các biểu thức ẩn dụ biểu đạt cảm
xúc “vui mừng” và “tức giận” trong tiếng Nhật và tiếng Việt.
3.
3.1.

Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và ngữ liệu khảo sát
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận án lựa chọn đối tƣợng đƣa vào phân tích đối chiếu song song là biểu thức

ngôn ngữ chứa ẩn dụ ý niệm về tâm lý “vui mừng” và “tức giận” trong tiếng Nhật và
tiếng Việt và chủ yếu tiến hành khảo sát miền nguồn thông dụng và cơ chế ánh xạ
miền nguồn vào miền đích “vui mừng” cũng nhƣ “tức giận” trong các biểu thức ngôn
ngữ biểu đạt những cảm xúc loại này ở hai thứ tiếng.
Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống ẩn dụ ý niệm về tâm lý “vui mừng” và “tức giận”
trong tiếng Nhật và tiếng Việt, phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ giới hạn về mặt
đồng đại, nghĩa là luận án chỉ tập trung nghiên cứu hình thái - cấu trúc, ngữ nghĩa, đặc
điểm của các biểu thức ngôn ngữ chứa ẩn dụ ý niệm biểu đạt cảm xúc “vui mừng” và
“tức giận” trong tiếng Nhật và tiếng Việt.
3.2.

Ngữ liệu khảo sát
Trƣớc hết, luận án khai thác, chọn lọc các thành ngữ biểu đạt cảm xúc “vui

mừng” và “tức giận” từ các cuốn từ điển dƣới dạng giải thích nhƣ trong tiếng Việt là
Từ điển tiếng Việt [81], Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam [64], Từ điển giải

thích thành ngữ tiếng Việt [113], Đại từ điển tiếng Việt [114]); trong tiếng Nhật là 例
解慣用句辞典(Reikai kanjooku jiten ) [144], 比喩表現辞典(Hiyu hyoogenn
jiten)[163], 日本国語大辞典(Nihon kokugo daijiten)[165], 日本語慣用句の辞
典(Nihongo Kanjooku no jiten) [180].
Chúng tôi dựa vào các công trình từ điển để sƣu tập thành ngữ làm đối tƣợng
3


nghiên cứu vì đó là sự kết tinh trí tuệ của các thế hệ tiền bối. Có thể nói các cơng trình
từ điển xét về chiều rộng lẫn chiều sâu đều tỏ rõ tính bao quát tƣơng đối đầy đủ, đƣợc
biên soạn công phu với ngữ liệu hết sức phong phú. Các đơn vị thành ngữ trong các
cơng trình đó thƣờng đƣợc các tác giả lựa chọn một cách tinh túy từ các tác phẩm văn
học, sách giáo khoa, báo chí đã xuất bản, có độ tin cậy cao. Hơn nữa, trong một số từ
điển, ngồi giải thích ý nghĩa tổng thể của thành ngữ ra, cịn có phần giải thích nghĩa
gốc hay nghĩa mặt chữ của một số yếu tố cấu thành thành ngữ, điều này sẽ giúp ích
cho việc tìm hiểu các miền nguồn của ẩn dụ trong thành ngữ; phần giữ nguyên viết rõ
xuất xứ của thành ngữ cũng tạo điều kiện tốt để tìm hiểu các thành ngữ có nguồn gốc
từ điển cố. Vì vậy, có thể nói các cơng trình từ điển là nguồn ngữ liệu đáng tin cậy để
chúng tôi thu thập và căn cứ vào đó mở rộng thu thập các BTAD biểu đạt cảm xúc
“vui mừng” cũng nhƣ “tức giận” trong luận án.
Tuy nhiên, do số lƣợng thành ngữ biểu đạt cảm xúc “vui mừng” và “tức giận”
xuất hiện trong các cuốn từ điển này còn khá khiêm tốn, chƣa phản ánh đƣợc sự đa
dạng, phong phú của hệ thống biểu thức ẩn dụ loại này trên thực tế nên luận án đã thu
thập thêm từ một số truyện ngắn của các nhà văn nổi tiếng của Việt Nam và Nhật Bản.
Cụ thể :
Ngữ liệu tiếng Việt đƣợc lấy từ truyện ngắn của các nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
(1955), Nguyễn Thị Thu Huệ (1966), Phan Hồn Nhiên (1972), Nguyễn Hoàng Hải
(1976).
Ngữ liệu tiếng Nhật đƣợc lấy từ truyện ngắn của các nhà văn Ikeido Jun
(1963 ), Hosoda Mamoru (1967), Makoto Shinkai (1973).

Đây đều là các tác giả nổi tiếng viết về lứa tuổi mới lớn và tuổi trẻ với rất nhiều
cung bậc cảm xúc khác nhau nên luận án hy vọng có thể thu đƣợc nhiều nhất các biểu
thức ẩn dụ ở hai miền cảm xúc này. Ngoài ra, các tác giả này cũng có sự tƣơng đƣơng
về tuổi tác, thế hệ và đƣợc đánh giá là ít chịu ảnh hƣởng của văn học nƣớc ngoài nên

4


có thể nói ngữ liệu thu đƣợc đảm bảo là những biểu thức ngơn ngữ có lối viết, phong
cách miêu tả cảm xúc của nhân vật mang đậm dấu ấn văn học Việt Nam và Nhật Bản.
Luận án khảo sát tổng cộng 226 thành ngữ và 945 biểu thức ngôn ngữ chứa ẩn
dụ ý niệm biểu đạt cảm xúc “vui mừng” và “tức giận” trong cả tiếng Nhật và tiếng
Việt để nghiên cứu đối chiếu. Các số liệu và ví dụ đƣợc sử dụng để thống kê, phân tích
và miêu tả đƣợc lấy từ hệ thống ngữ liệu là các biểu thức ngôn ngữ rút ra từ các truyện
ngắn mang hơi thở hiện đại của văn hóa, xã hội hai quốc gia. Danh mục các truyện
ngắn đƣợc sử dụng làm ngữ liệu khảo sát đƣợc trình bày trong phần cuối của tài liệu
tham khảo. Hệ thống biểu thức ngôn ngữ có chứa ẩn dụ ý niệm biểu đạt cảm xúc “vui
mừng” và “tức giận” đƣợc trình bày trong các phụ lục từ 1 đến 4.
4.

Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1.

Phƣơng pháp phân tích, miêu tả
Phƣơng pháp nghiên cứu chủ đạo, xuyên suốt luận án là phƣơng pháp miêu tả

ngơn ngữ và phƣơng pháp phân tích ngữ nghĩa theo các khung lý thuyết của ngôn ngữ
học tri nhận đƣợc lấy làm cơ sở lý luận cho luận án. Các phƣơng pháp này đƣợc sử
dụng để miêu tả, phân tích q trình ý niệm hóa, phạm trù hóa hai miền cảm xúc “vui

mừng” và “tức giận” trong tiếng Nhật và tiếng Việt. Luận án sẽ cố gắng phác họa các
mô hình tri nhận lí tƣởng về hai miền cảm xúc này đƣợc thể hiện nhƣ thế nào trong hệ
thống thành ngữ và một số tác phẩm truyện ngắn tiếng Nhật và tiếng Việt, xác lập một
khung miêu tả tổng hợp dựa trên tính chất của các ý niệm thuộc mơ hình tri nhận
nguồn và mơ hình tri nhận đích trong các ánh xạ ẩn dụ ý niệm. Đồng thời, phƣơng
pháp này cịn đƣợc sử dụng để phân tích đặc trƣng tri nhận của ngƣời Việt và ngƣời
Nhật về các phạm trù cảm xúc cơ bản “ vui mừng”, “tức giận”.

5


4.2.

Phƣơng pháp đối chiếu
Phƣơng pháp đối chiếu là sự so sánh hai hay nhiều ngơn ngữ một cách có hệ

thống nhằm mô tả những điểm giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ. Đây là
một phƣơng pháp nghiên cứu quan trọng trong ngơn ngữ học. Bằng việc phân tích đối
chiếu các biểu thức ẩn dụ biểu đạt cảm xúc “vui mừng” và “tức giận” trong tiếng Nhật
và tiếng Việt sẽ giúp tìm ra những tƣơng đồng và khác biệt về hình thức, phƣơng thức
biểu trƣng nghĩa ẩn dụ trong các biểu thức ngơn ngữ, tìm ra nét phổ biến và cá biệt
trong quá trình tri nhận về thế giới nội tâm của hai dân tộc Nhật và Việt, cũng nhƣ
những nét tƣơng đồng và dị biệt về đặc trƣng văn hóa dân tộc thể hiện trong phƣơng
thức ẩn dụ của các biểu thức ngôn ngữ biểu đạt cảm xúc “vui mừng” và “tức giận”
trong tiếng Nhật và tiếng Việt. Cụ thể, trong chƣơng 2 và chƣơng 3, luận án sử dụng
phƣơng thức đối chiếu song song nhằm mục đích so sánh những điểm tƣơng đồng và
khác biệt trong quá trình ý niệm hóa cảm xúc “vui mừng” và “tức giận” của ngƣời
Việt và ngƣời Nhật. Với phƣơng pháp này, sự tƣơng đồng hay khác biệt của các biểu
thức ẩn dụ biểu đạt cảm xúc “vui mừng” và “tức giận” trong tiếng Việt và tiếng Nhật
đƣợc nhìn nhận một cách đa chiều và bộc lộ rõ nét.

4.3.

Thủ pháp thống kê, phân loại
Thủ pháp này đƣợc sử dụng nhằm khảo sát, thống kê ngữ liệu làm cơ sở thực

tiễn để áp dụng lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận. Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng
thủ pháp này để thống kê, phân loại và hệ thống hóa ý niệm, miền, các ẩn dụ ý niệm
chỉ cảm xúc “vui mừng”, “tức giận” trong tiếng Việt và tiếng Nhật. Dựa trên kết quả
đó, luận án có thể rút ra một số nhận xét căn bản về cơ sở tri nhận trong các biểu thức
ẩn dụ biểu đạt cảm xúc “vui mừng” và “tức giận” thông qua các ánh xạ ẩn dụ ý niệm.
Ngoài phƣơng pháp miêu tả, phƣơng pháp đối chiếu và thủ pháp thống kê,
chúng tơi cịn áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu ngôn ngữ học khác nhƣ phƣơng
pháp phân tích ngữ cảnh... để giải quyết các vấn đề cụ thể của luận án.
6


5.

Đóng góp mới của luận án
Thực tế, việc nghiên cứu về ngơn ngữ học tri nhận nói chung đã có bề dày lịch

sử và việc ứng dụng những thành tựu của lý thuyết về ngôn ngữ học tri nhận vào việc
nghiên cứu đối chiếu xem các phạm trù cảm xúc đƣợc biểu thị, “mã hóa” ra sao trong
các ngơn ngữ khơng cịn là hƣớng đi mới ở Việt Nam.
Tuy nhiên, điểm mới của luận án ở đây là: luận án là cơng trình đầu tiên ở Việt
Nam cũng nhƣ Nhật Bản nghiên cứu về biểu thức ngôn ngữ biểu đạt cảm xúc trong
tiếng Nhật và tiếng Việt; từ đó so sánh, đối chiếu với nhau từ bình diện ngơn ngữ học
tri nhận. Về mặt lý thuyết, luận án tổng hợp những quan điểm và những kết quả
nghiên cứu mới nhất về ngôn ngữ học tri nhận của các học giả hàng đầu thế giới và
trong nƣớc. Một điểm đặc biệt khác là luận án cũng cung cấp những tri thức mô tả chi

tiết về những đặc điểm của các ẩn dụ ý niệm biểu đạt cảm xúc “vui mừng” và “tức
giận” cũng nhƣ những giá trị để khám phá mối quan hệ giữa ngơn ngữ - văn hóa và tƣ
duy.
6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

6.1.

Về mặt lý luận
Thơng qua việc phân tích tri nhận các miền nguồn cũng nhƣ mơ hình ánh xạ của

chúng trong các biểu thức ẩn dụ biểu đạt cảm xúc “vui mừng” và “tức giận” trong
tiếng Nhật và tiếng Việt, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp thêm một số quan điểm và
nhận thức lý luận cũng nhƣ thực tế cho việc nghiên cứu đặc trƣng văn hóa và tƣ duy
dân tộc, một nhân tố quan trọng liên quan đến quá trình cũng nhƣ phƣơng thức nhận
thức của con ngƣời. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng hy vọng hệ thống biểu thức ẩn dụ ý
niệm đƣợc thu thập trong cơng trình sẽ góp phần củng cố cơ sở ngữ liệu và ngơn từ để
cùng với kết quả nghiên cứu của một số cơng trình khác về ẩn dụ ý niệm biểu đạt cảm
xúc trong các thứ tiếng nhƣ Anh, Trung, Pháp, Nga… chứng minh đƣợc xu hƣớng phổ
quát và tính đặc thù văn hóa của các ẩn dụ ý niệm.
7


6.2.

Về mặt thực tiễn
Kết quả của luận án có tính ứng dụng cao. Trƣớc hết, luận án sẽ cung cấp cho

ngƣời đọc những hiểu biết thiết thực về một số điểm tƣơng đồng và khác biệt trong

ngôn ngữ và văn hóa giữa ngƣời Nhật và ngƣời Việt thơng qua việc tri nhận về mối
liên quan giữa văn hóa, hiện tƣợng tự nhiên, xã hội... với hai cảm xúc cơ bản của con
ngƣời là “vui mừng” và “tức giận”; góp phần giới thiệu, giữ gìn và phát triển bản sắc
dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu khơng những cịn
có thể áp dụng vào việc giảng dạy tiếng Nhật và tiếng Việt nhƣ là một ngoại ngữ, làm
giàu nguồn ngữ liệu cho công tác biên soạn giáo trình giảng dạy tiếng Nhật và tiếng
Việt mà cịn có thể phục vụ cho cơng tác nghiên cứu ngơn ngữ - văn hố, dịch thuật,
giao tiếp và bảo tồn văn hóa dân tộc.
7.

Cấu trúc luận án
Ngồi phần Mở đầu và phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận án

đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng với các nội dung chính nhƣ sau:
Chƣơng 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
Ở chƣơng này, ngồi phần tổng quan tình hình nghiên cứu ngồi nƣớc và
trong nƣớc liên quan đến đề tài, luận án tập trung trình bày và thảo luận một số vấn đề
có liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu, thảo luận các khái niệm then chốt, đồng
thời đƣa ra quan điểm lựa chọn làm cơ sở cho luận án nhƣ vấn đề ý niệm và ý niệm
hóa, khái niệm ẩn dụ ý niệm, đặc điểm và phân loại ẩn dụ ý niệm, ánh xạ, cơ chế ánh
xạ và sơ đồ ánh xạ... Ngoài ra, cũng ở chƣơng này, luận án cịn trình bày một số quan
niệm về tình cảm và cảm xúc, sự giống và khác nhau giữa hai phạm trù này theo quan
điểm của các nhà tâm lí học và ngơn ngữ học, từ đó đề cập đến các quan niệm và định
nghĩa về hai phạm trù cảm xúc cơ bản là “vui mừng” và “tức giận”, đối tƣợng nghiên
cứu chính của luận án.

8


Chƣơng 2 : Đối chiếu ẩn dụ ý niệm biểu đạt cảm xúc “vui mừng” trong tiếng

Nhật và tiếng Việt
Trong chƣơng 2, luận án trình bày thống kê về các biểu thức ngôn ngữ chứa ẩn
dụ ý niệm biểu đạt cảm xúc “vui mừng” qua kết quả thu thập đƣợc, các miền nguồn
thông dụng trong các biểu thức ẩn dụ về “vui mừng” ở cả hai ngôn ngữ cũng nhƣ các
miền nguồn đặc thù chỉ có riêng trong mỗi ngơn ngữ. Ngoài ra, cũng tại chƣơng này,
luận án đề cập đến cơ chế ánh xạ miền nguồn vào miền đích “vui mừng” ở hai ngôn
ngữ và bƣớc đầu làm sáng tỏ vấn đề cơ chế này có hồn tồn giống nhau ở hai ngôn
ngữ hay không trong bối cảnh cả Nhật Bản và Việt Nam đều là các nƣớc ở khu vực
Châu Á, có phong tục và lối suy nghĩ gần nhau; luận giải nguyên nhân dẫn đến những
khác biệt (nếu có) trong cơ chế ánh xạ miền nguồn vào miền đích ở các biểu thức ẩn
dụ loại này ở hai thứ tiếng.
Chƣơng 3 : Đối chiếu ẩn dụ ý niệm biểu đạt cảm xúc “tức giận” trong tiếng Nhật
và tiếng Việt
Chƣơng 3 đƣợc triển khai theo cách thức giống chƣơng 2.
Ngồi ra, luận án cịn có phần Phụ lục là danh mục các truyện ngắn đƣợc sử
dụng làm ngữ liệu khảo sát, hệ thống biểu thức ngơn ngữ có chứa ẩn dụ ý niệm biểu
đạt cảm xúc “vui mừng” và “tức giận” đƣợc sử dụng để phân tích trong luận án (phụ
lục từ 1 đến 4).

9


NỘI DUNG
Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Cuối thế kỉ XX, đầu thế kỷ XXI đã xuất hiện một khuynh hƣớng nghiên cứu
ngôn ngữ mới thu hút sự tham gia đông đảo của giới ngơn ngữ học, đó là chuyển từ
khảo sát ngữ liệu của những miền có thể quan sát trực tiếp sang nghiên cứu những
miền trừu tƣợng hơn, với những vấn đề không quan sát đƣợc của con ngƣời nhƣ cảm
xúc, trí tuệ, văn hóa, tri thức, niềm tin, tín ngƣỡng... và mối liên hệ giữa hai miền này.

Xu thể nghiên cứu ngôn ngữ này đƣợc đặt tên là Ngôn ngữ học tri nhận. Trong ngôn
ngữ học tri nhận, ẩn dụ khơng cịn đƣợc coi nhƣ là một sản phẩm đơn thuần của ngôn
ngữ, mà đƣợc coi là một hiện tƣợng của tri nhận, là một phƣơng thức tƣ duy và hành
động của con ngƣời đƣợc thể hiện qua ngôn ngữ. Cùng với hốn dụ, ẩn dụ đóng vai trị
hết sức quan trọng trong quá trình tri nhận của con ngƣời, đồng thời cũng ảnh hƣởng
đến tƣ duy và hành động của con ngƣời. Lakoff từng chỉ ra ẩn dụ “nằm ở vị trí hạt
nhân của giao tiếp và tri nhận”, ẩn dụ là quá trình tri nhận của con ngƣời mƣợn sự trải
nghiệm về một lĩnh vực nào đó của thế giới khách quan để thuyết giải hoặc lý giải một
lĩnh vực khác, lĩnh vực của các khái niệm trừu tƣợng nhƣ những ý niệm cảm xúc, lĩnh
vực tinh thần...
Từ trƣớc đến nay đã có rất nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên
cứu mảng đề tài này dƣới nhiều góc độ khác nhau. Sau đây, chúng tơi sẽ điểm lại và
phác họa bức tranh tổng quát về tình hình nghiên cứu ẩn dụ ý niệm nói chung và ẩn dụ
biểu đạt cảm xúc nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó xác định cơ sở lí luận có
tính đƣờng hƣớng cho đề tài.

10


1.1.

Tổng quan về đề tài nghiên cứu

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm
Ẩn dụ là một hiện tƣợng phổ biến trong ngôn ngữ, luôn thu hút sự quan tâm của
các học giả trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ ngôn ngữ học, tâm lý học, phong cách
học, nghiên cứu văn học… Ngôn ngữ học tri nhận cho rằng: ẩn dụ nằm trong hệ thống
tƣ duy, thể hiện tƣ duy của con ngƣời. Ẩn dụ là một phần của ngơn ngữ và là một phần
của tri nhận. Chính các ẩn dụ ngôn ngữ sẽ phối hợp với nhau, tạo nên ẩn dụ ý niệm.
Trong hơn 300 năm qua, các nhà triết học và ngôn ngữ học Châu Âu đã bƣớc đầu đƣa

ra đƣợc những nguyên lý và một số kết quả nghiên cứu về lý thuyết ẩn dụ tri nhận.
Trong số những học giả có thể xem nhƣ là tổ tiên của phƣơng pháp tri nhận về ẩn dụ
có thể nêu ba tên tuổi tiêu biểu là: Kant, Blumenberg và Weinrich. Quan điểm của ba
nhà nghiên cứu này về mối quan hệ giữa ẩn dụ và tri nhận đã tạo nền tảng cho lý
thuyết ẩn dụ ý niệm sau này.
Kant [125] là ngƣời đầu tiên nghiên cứu khá cụ thể về thuyết tri nhận ẩn dụ.
Kant đã xác định hai cội nguồn của tri thức: hiểu biết qua khái niệm và trực giác qua
cảm xúc. Chỉ khi hai yếu tố này kết hợp với nhau thì mới có đƣợc tri thức thật sự.
Trực giác là một thành tố hết sức quan trọng của tri thức. Có những khái niệm không
gắn liền trực tiếp với trực giác cảm xúc và những khái niệm này cần phải đƣợc gián
tiếp “cảm xúc hóa”. Theo Kant, đây chính là chức năng tri nhận của ẩn dụ dù trong
cơng trình của mình, ơng không nhắc tới từ ẩn dụ (metaphor) mà đề cập tới biểu tượng
(symbol). Để phản ánh một khái niệm trừu tƣợng nhƣ NHÀ NƢỚC, con ngƣời sử
dụng nhiều cách so sánh (qua sự giống nhau) tạo nên cảm xúc gián tiếp hay tiền đề
cho ẩn dụ. Theo Kant, sự tƣơng tự (do trực giác, trải nghiệm mà có đƣợc) đƣa đến việc
chúng ta biết ứng dụng khái niệm vào một sự vật có đƣợc từ trực giác cảm xúc, rồi
ứng dụng quy luật phản ánh với trực giác vào một sự vật hồn tồn khác, trong đó sự
vật trƣớc chỉ là biểu tƣợng. Nhƣ vậy, tùy theo đƣờng lối, luật lệ sử dụng để cai trị mà
một nhà nƣớc quân chủ sẽ đƣợc ý niệm hóa là một sinh vật, còn một nhà nƣớc chuyên
11


quyền đƣợc ý niệm hóa là một cỗ máy (cối xay). Kant cho rằng, ý niệm đầu tiên để chỉ
cơ cấu có quyền hành tuyệt đối của nhà nƣớc quân chủ, còn ý niệm thứ hai để chỉ các
mặt dân chủ của một nhà nƣớc. Điều đáng ca ngợi nhất trong cơng trình của Kant là
ơng khẳng định khơng có sự tƣơng tự giữa nhà nƣớc chuyên quyền và một cối xay
nhƣng có sự giống nhau giữa quy luật phản ánh trong cả hai trƣờng hợp và thiệt hại
mà cả hai đem lại, phản ánh qua ẩn dụ khái niệm tạo nên những điểm giống nhau nhờ
những quan hệ tƣơng cận giữa các yếu tố và những liên kết chức năng của hai sự vật.
Có thể thấy, mặc dù khơng rõ ràng nhƣng q trình “cảm xúc hóa hình tƣợng” của

Kant dựa vào sự tƣơng tự đã xác lập đƣợc những nguyên lý quan trọng nhất của thuyết
ẩn dụ sau này.
Blumenberg [122] đề cập đến “ẩn dụ nền” (background metaphor), là “sự sử
dụng ẩn dụ có hàm ý”. Những ẩn dụ nền này hầu nhƣ tƣơng đƣơng với những ẩn dụ ý
niệm. Nhiều ẩn dụ mà Blumenberg đƣa ra làm chúng ta liên hệ tới các ẩn dụ ý niệm
đƣợc ngơn ngữ học tri nhận phân tích nhƣ : “SỰ THẬT là ÁNH SÁNG”, “THẾ GIỚI
là MỘT SINH VẬT / CÁI ĐỒNG HỒ / CON TÀU / RẠP HÁT hay là CUỐN SÁCH”,
“LỊCH SỬ là MỘT CÂU CHUYỆN”, “CUỘC ĐỜI là MỘT CHUYẾN ĐI BIỂN”.
Những thí dụ này của Blumenberg phần nào xác định phƣơng hƣớng của việc chuyển
đổi ẩn dụ từ phạm trù này (miền nguồn) sang phạm trù khác (miền đích). Dù những ví
dụ này của ơng đƣợc dẫn chủ yếu từ các tác phẩm cổ điển về triết học, văn học, khoa
học nhƣng chúng ta phải thừa nhận ơng đã có những đóng góp tiên phong về thuyết ẩn
dụ ý niệm, về mối quan hệ giữa ẩn dụ ngơn ngữ và mơ hình văn hóa cũng nhƣ sự phân
tích về chức năng của ẩn dụ.
Nhà ngơn ngữ học Đức Harald Weinrich trình bày thuyết ẩn dụ của mình trong
một số bài viết xuất bản từ năm 1958 đến 1976. Weinrich [123] trình bày hiểu biết về
ẩn dụ theo ý niệm, phân tích ẩn dụ ngơn ngữ khơng phải biệt lập mà theo trƣờng hình
ảnh tƣơng tự nhƣ ẩn dụ ý niệm ngày nay. Để giải thích cho những thí dụ ngơn ngữ,
ơng nêu ra trƣờng hình ảnh TỪ - TIỀN (WORD - CURRENCY), mà sau này theo
12


Lakoff và Johnson (1980) chúng ta có “TỪ là ĐỒNG XU (WORD are COINS)” hay
“NGÔN NGỮ là TIỀN BẠC (LANGUAGE as FINANCE)”. Nhìn chung, mỗi trƣờng
hình ảnh của Weinrich có thể diễn dịch thành ẩn dụ ý niệm theo mẫu “A là / nhƣ B”
và ngƣợc lại. Nhƣ thế một số trƣờng hình ảnh của Weinrich có mẫu : CUỘC ĐỜI HÀNH TRÌNH, THẾ GIỚI - RẠP HÁT, HƠN NHÂN - CHUYẾN XE, TÌNH YÊU CHIẾN TRANH, CHIẾN TRANH - NGƠN TỪ. Theo Weinrich, trƣờng hình ảnh này
khơng cần phải tạo nên vì nó có sẵn từ vơ số các nguồn khác nhau, trƣờng hình ảnh có
thể đƣợc hiểu nhƣ là sự nối kết của hai phạm trù ngữ nghĩa bao gồm thể “cho hình ảnh
(image donor)” và thể “nhận hình ảnh (image recipient)”. Thuật ngữ này của ơng cũng
giống nhƣ “phạm trù nguồn (source domain)” và “phạm trù đích (target domain)”

trong ngơn ngữ học tri nhận ngày nay. Ơng cho rằng, nhiệm vụ của các nhà ẩn dụ học,
tƣơng tự nhƣ ngôn ngữ học tri nhận ngày nay là phải lập danh mục các trƣờng hình
ảnh, mơ tả các phạm trù và giải thích mối tƣơng quan giữa chúng.
Ngồi ra, ông cũng đề cập hai nguyên lý về mô hình ẩn dụ (metaphorical
models). Theo đó, ơng kết luận rằng cái nhìn của chúng ta về thế giới chủ yếu do
trƣờng hình ảnh quyết định và ẩn dụ khơng phản ánh sự giống nhau (similarities), có
thực hay tƣởng tƣợng nhƣ thuyết ẩn dụ cổ điển mà ẩn dụ chỉ thiết lập nên sự tƣơng tự
(analogies), tạo nên các mối tƣơng đẳng (correspondences).
Ngồi ba tên tuổi tiêu biểu nói trên thì khi bàn tới những cơng trình nghiên cứu
tiêu biểu về ẩn dụ ý niệm, không thể không nhắc đến công trình trở thành kiệt tác trí
tuệ “Metaphors We live by” đƣợc G. Lakoff viết chung với nhà triết học M. Johnson.
Trong cơng trình viết chung này, hai ơng đã bắt đầu phát triển lí thuyết về ẩn dụ tri
nhận và khái quát các đặc điểm cơ bản của ẩn dụ dƣới góc nhìn tri nhận nhƣ sau:
Thứ nhất, trái với nhiều ngƣời cho rằng khơng cần đến ẩn dụ vì ẩn dụ chỉ là vấn
đề ngôn ngữ thuần túy, vấn đề của từ ngữ hơn là vấn đề thuộc phạm trù tƣ tƣởng và
hành động thì G. Lakoff và M. Johnson cho rằng ẩn dụ chủ yếu thuộc về lĩnh vực tƣ
duy, hành động và chỉ phát sinh trên lĩnh vực ngơn ngữ. Hai ơng nói “chúng tơi nhận
13


thấy rằng ẩn dụ tỏa khắp đời sống hàng ngày, không chỉ trong ngôn ngữ mà cả trong
tư tưởng và hành động. Xét về cách chúng ta suy nghĩ và hành động, hệ thống khái
niệm thông thường của chúng ta về bản chất mang tính ẩn dụ.” [dẫn theo 53 : 14].
Nói cách khác, ẩn dụ chính là vấn đề thuộc về tƣ tƣởng, cho phép con ngƣời thể hiện
suy nghĩ về bản thân và thế giới ; hệ thống ý niệm của con ngƣời đƣợc cấu trúc và xác
định theo ẩn dụ.
Thứ hai, hai ông nhấn mạnh các diễn đạt ẩn dụ không xuất hiện một cách ngẫu
nhiên, rời rạc mà theo những nhóm lớn hơn, gọi là ẩn dụ ý niệm; đặc trƣng bởi phép
chiếu giữa hai miền – từ miền nguồn sang miền đích và đƣợc khái qt bằng cơng
thức “ĐÍCH là NGUỒN”. Ẩn dụ ý niệm là cơ chế giúp chúng ta hiểu và diễn đạt một

ý niệm trừu tƣợng thông qua một ý niệm khác cụ thể hơn dựa trên cơ sở những trải
nghiệm về thế giới khách quan. Nói cách khác, chức năng chủ yếu của ẩn dụ là cung
cấp một phần hiểu biết về một loạt trải nghiệm dƣới dạng một loạt trải nghiệm khác.
Ví dụ: “tức giận” là một phạm trù cảm xúc trừu tƣợng, do vậy con ngƣời khó có thể
định nghĩa một cách chính xác và hồn hảo về sự “tức giận”. Cũng chính vì thế, cảm
xúc “tức giận” thƣờng đƣợc ẩn dụ hóa thơng qua các biểu đạt của các phạm trù cụ thể
hơn nhƣ : ngọn lửa, chất lỏng nóng, thú dữ, sấm chớp, mưa bão, núi lửa...
Trong những năm sau đó, lí thuyết của phép ẩn dụ đã phát triển và đƣợc đào sâu
đáng kể. G. Lakoff (1987) và Kovecses (1986) đã cho thấy những ẩn dụ cảm xúc (nhƣ
sự giận dữ của con ngƣời) xuất hiện trong ngôn ngữ và đều xuất phát từ cơ sở văn hóa,
cơ sở sinh lí học của con ngƣời. Năm 2002, Gilles Fauconnier và Mark Turner đã phát
triển một kiểu khơng gian tinh thần tƣởng tƣợng kết hợp với lí thuyết thần kinh của
ngơn ngữ có tên gọi là lí thuyết về khơng gian pha trộn, trong đó, các ánh xạ ẩn dụ
đƣợc thực hiện trên cơ sở vật lí giống nhƣ một bản đồ thần kinh, nhƣ thế, chúng tạo
thành các cơ chế thần kinh tự nhiên trong các suy luận ẩn dụ.
Tiếp đó, cùng một số nhà nghiên cứu khác, Lakoff đã phát triển tƣ tƣởng về vai
trò của ẩn dụ trong việc hình thành hệ thống ý niệm của con ngƣời và cấu trúc của
14


ngôn ngữ tự nhiên. Tƣ tƣởng này đã đƣợc Lakoff phát triển thành học thuyết “Trí tuệ
nhập thân”, chủ trƣơng nghiên cứu sự phụ thuộc của những năng lực tƣ duy của con
ngƣời và những quan niệm về thế giới, kể cả những hệ thống triết học vào những đặc
điểm cấu tạo của cơ thể và bộ não con ngƣời.
Về các nghiên cứu liên quan đến ứng dụng của lí thuyết ẩn dụ trong lĩnh vực
tâm lí học : các tác giả đã chứng minh đƣợc tầm quan trọng của ẩn dụ đối với cả hai
lĩnh vực nhận thức và tâm lí học. Nhận thức tâm lí bị chi phối bởi ý tƣởng cũ mà khái
niệm nằm ở các con chữ và nghĩa, nhƣng các tài liệu về lí thuyết ẩn dụ cung cấp bằng
chứng áp đảo chống lại quan điểm đó và mở ra một khả năng cho nhận thức tâm lí thú
vị hơn nhiều, các nghiên cứu của Gibbs (1994), ẩn dụ cảm xúc của G. Lakoff (1987)

hay ẩn dụ nghiệm thân của Kovecses (1990) nghiên cứu về tâm trí, bộ nhớ... đã chứng
minh điều đó.
Ở trong nƣớc, nghiên cứu đƣợc xem là sớm nhất về khuynh hƣớng tri nhận có
thể kể đến Nguyễn Lai với cơng trình Nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt
(Đại học tổng hợp, H, 1990) nghiên cứu về quá trình phát triển ngữ nghĩa của từ chỉ
hƣớng ra vào, lên xuống, đến tới, lại qua, sang về. Tuy trong cơng trình này tác giả
không dùng đến thuật ngữ “tri nhận” nhƣng các nhóm từ chỉ hƣớng này hồn tồn
đƣợc xem xét và triển khai theo đƣờng hƣớng của ngôn ngữ học tri nhận với giả thuyết
nghiệm thân.
Đến năm 2002, tác giả Nguyễn Đức Tồn tuy cũng chƣa trực tiếp bàn đến ngôn
ngữ học tri nhận nhƣng đã bắt đầu một số nghiên cứu của mình theo hƣớng lí thuyết
tâm lí. Tác giả đã dùng thuật ngữ tri giác khi bàn đến ẩn dụ với cách tiếp cận và hiểu
về bản chất của ẩn dụ nhƣ là một kiểu “tƣ duy phạm trù”, cụ thể qua tìm hiểu về đặc
điểm dân tộc của định danh thực vật, định danh động vật, định danh bộ phận cơ thể
ngƣời của ngƣời Việt (đặt trong sự so sánh với ngƣời Nga, ngƣời Anh)... tác giả đã
bƣớc đầu khẳng định đặc điểm văn hóa – dân tộc của ngƣời Việt, khẳng định mỗi dân
tộc có cách tri giác, định danh riêng của mình về bức tranh ngôn ngữ thế giới khách
15


×