Tải bản đầy đủ (.ppt) (38 trang)

(Skkn 2023) biện pháp sử dụng trò chơi trong dạy học tiếng việt lớp 1 để nâng cao chất lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.17 KB, 38 trang )

BIỆN PHÁP
SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
LỚP 1 ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG


NỘI DUNG BÁO CÁO
Phần 1: Lí do chọn biện pháp
Phần 2: Mô tả biện pháp
1. Đối tượng áp dụng
2. Thời gian áp dụng
3. Các biện pháp, giải pháp thực hiện
4. Kết quả đạt được
5. Điều kiện để biện pháp được nhân rộng
6. Đề xuất, kiến nghị


Để giúp các em học tốt, nếu chỉ dạy trên bảng đen phấn trắng thì học sinh sẽ chóng chán, tiếp thu bài hạn chế. Vậy

Phần 1: Lí do chọn biện pháp

Mơn Tiếng Việt và các mơn học khác đóng một vai trị rất
quan trọng, góp phần đào tạo nên những con người phát triển
toàn diện cả về phẩm chất và năng lực. Bởi nếu chỉ dạy cho
học sinh những kiến thức đã có sẵn trong sách giáo khoa,
trong các tài liệu thì tiết học sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt
và kết quả học tập sẽ không cao.
Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương
pháp dạy học ở bậc Tiểu học theo hướng phát triển năng lực
và phẩm chất. Học sinh chủ động, sáng tạo trong học tập, phát
huy tính tích cực, để giúp các em học tập tốt.
Vậy làm thế nào để hình thành kiến mới.,Củng cố, khắc


sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say
mê, hứng thú trong học tập. nhằm khơi gợi trí tị mị, óc sáng
tạo của học sinh.


Phần 1: Lí do chọn biện pháp
.
Trị chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng
thú nhất. Các trị chơi có nội dung lý thú và bổ ích phù hợp với
việc nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi các em
sẽ lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng. Đặc biệt trong các tiết
học Tiếng Việt ở phần hình thành dạy bài mới và củng cố kiến
thức, rèn kĩ năng thực hành .
Trong các tiết Tiếng Việt, bên cạnh việc tìm tịi và sáng tạo
các phương pháp giảng dạy phù hợp thì người giáo viên cần
giúp các em có phương pháp lĩnh hội kiến thức , để các em
đọc thông ,viết thạo.Các em tự tin trong học tập. Từ đó khuyến
khích tinh thần học tập của các em đồng thời góp phần rèn
luyện phương pháp học tập, làm việc khoa học và sáng tạo.
Vì vậy, tơi đã đầu tư thời gian để nghiên cứu, kiểm nghiệm
qua thực tế và rút ra “Biện pháp sử dụng trò chơi trong dạy
học Tiếng Việt lớp 1 để nâng cao chất lượng ".


Phần 2: Mô tả biện pháp
1. Đối tượng áp dụng
Biện pháp này áp dụng chủ yếu trong các tiết học mơn
Tiếng Việt phần hình thành kiến thức mới đối với HS lớp 1 học
theo Chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Bên cạnh đó, GV
cũng có thể áp dụng cho các tiết ôn tập, luyện tập.


2. Thời gian áp dụng
Tôi đã áp dụng biện pháp này vào thực tế giảng dạy từ năm
học 2020- 2021.

3. Các biện pháp, giải pháp thực hiện
3.1. Mục tiêu cần đạt khi sử dụng trò chơi trong dạy học
Tiếng Việt lớp 1


Phần 2: Mô tả biện pháp
3. Các biện pháp, giải pháp thực hiện
3.1. Mục tiêu cần đạt khi sử dụng trị chơi trong dạy học
Tiếng Việt lớp 1
- Hình thành kiến thức mới và củng cố, hệ thống lại các
kiến thức đã học ở tiết học theo chương trình (theo bài,
dạng bài, chủ đề,...)
- Rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết , kể chuyện...
trong các tiết học theo kế hoạch dạy học.
- Góp phần phát triển tư duy, khả năng diễn đạt, khả năng
phát hiện, tìm tịi và chiếm lĩnh kiến thức. Giúp học sinh
thêm hứng thú và u thích học mơnTiếng Việt.


3.2. Các hoạt động tổ chức trò chơi trong tiết học :
-Tổ chức trò chơi ở phần Kiểm tra bài cũ.
-Tổ chức trò chơi ở phần Luyện tập - Mở rộng vốn từ.
-Tổ chức trò chơi ở phần Tập đọc.
-Tổ chức trò chơi ở phần Tập viết.
-Tổ chức trò chơi ở phần Kể chuyện.

-Tổ chức trò chơi trong phần củng cố - dặn dị.
- Ngồi ra trong tiết ơn tập tơi cũng thường tổ chức cho học
sinh chơi trị chơi.


3.3. Xây dựng hệ thống trò chơi:
3.3.1. Nguyên tắc xây dựng nội dung trò chơi:
- Nội dung trò chơi phải phù hợp với mục tiêu tiết học và trình
độ HS.
- Nội dung trò chơi phải dựa trên cơ sở kiến thức đã học.
- Các nội dung trò chơi đưa ra phải chính xác, chọn lọc.
- Có hai cách: GV thiết kế trò chơi hoặc định hướng cho học
sinh tham gia trò chơi theo yêu cầu của giáo viên.
- Các trò chơi được vận dụng linh hoạt vào nội dung bài học
cụ thể...
- Trong mỗi trị chơi đều có sự phân hóa đối tượng rõ ràng.


3.4. Một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
3.4.1. Tổ chức trị chơi học tập
* Mục đích thiết kế trị chơi
Hình thành kiến thức của bài học, luyện tập lại kiến thức của
bài mới, phát hiện ra kiến thức mới (nếu có) một cách nhẹ
nhàng.
Làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái. Học
sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, gây hứng thú học tập. Kích
thích sự tìm tịi, sáng tạo .
Giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất như tình đồn
kết, thân ái, trung thực, …



* Nguyên tắc thiết kế trò chơi:
* Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện:
+ Mỗi trị chơi phải hình thành hoặc củng cố được một nội
dung bài học cụ thể.
+ Các trò chơi được xây dựng từ các dạng bài mới nhưng
mang những cái tên gợi trí tị mị, gây hứng thú, góp phần
hình thành và củng cố hệ thống kiến thức.
+ Trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nghe, nói,
đọc, viết, phát huy trí tuệ, óc phân tích, sáng tạo.
+ Trị chơi phải phù hợp với quỹ thời gian ( từ 5 đến 10 phút)
+ Trò chơi có sức hấp dẫn, tạo khơng khí thoải mái.
+ Trò chơi phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Tổ chức không
quá cầu kỳ.


* Nguyên tắc thiết kế trò chơi:
- Nguyên tắc khai thác và thực hành:
+ Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản, cũng
như đồ dùng, phương tiện có sẵn của mơn học
+ Các đồ dùng tự làm của giáo viên khai thác từ những vật
liệu gần gũi xung quanh như: Vỏ hộp bánh kẹo, nắp chai,...
sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục,
tính thẩm mỹ nhưng ít tốn kém.


* Các bước chuẩn bị và tiến hành trò chơi như sau:
- GV chuẩn bị những dụng cụ cần thiết, có thể cho HS chuẩn
bị những dụng cụ dễ kiếm.
- GV giải thích cách chơi ngắn gọn, rõ ràng

- Tiến hành: Dù trực tiếp hay gián tiếp, tất cả HS của cả lớp
phải tham gia vào trò chơi; GV theo dõi và giúp đỡ HS .
- GV cùng HS thảo luận rút ra kiến thức thơng qua trị chơi.
- Đánh giá kết luận: GV nhận xét, khuyến khích HS.


3.4.2. Một số trò chơi học tập sử dụng trong mơn học
Tiếng Việt:
**Tổ chức trị chơi ở phần Kiểm tra bài cũ:
* Trò chơi: Hái táo
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị giáo án điện tử có slide trị
chơi Hái táo. Hình ảnh trên cây táo có các quả táo được
gắn số thứ tự. Thẻ chữ để hiện các từ cần đọc, hình ảnh rổ
để đựng táo khi học sinh đọc đúng và hái được táo. Tivi
màn hình rộngcó kết nối HDMI với máy tính GV.
- Cách chơi: HS sẽ chọn quả táo mà mình thích, tiếng , từ sẽ
hiện ra. HS đọc tiếng , từ đó. Nếu đọc đúng quả táo sẽ
được hái xếp vào rổ và được thưởng 1 tràng vỗ tay từ các
bạn. Cứ như vậy cho đến khi trị chơi kết thúc. * Ví dụ: Khi
dạy bài 28: t th. Tôi chuẩn bị 5 quả táo, mỗi quả táo ghi 1
tiếng, từ: ngó, nhà bà, bố mẹ, nghỉ hè, ở quê.


**Tổ chức trò chơi ở phần Luyện tập - Mở rộng vốn từ:
*Trò chơi : Ghép tranh với từ tương ứng
- Mục đích: Hiểu nghĩa của từ để ghép đúng tranh. Rèn
luyện sự nhanh nhạy, tự tin.
- Chuẩn bị: Một số tranh (ảnh) theo bài học trong sách giáo
khoa, một số thẻ từ (ghi sẵn).
- Cách chơi: Phát tranh và thẻ từ cho các nhóm. Nêu yêu

cầu các nhóm thi đua ghép các tranh (ảnh) với các từ
tương ứng. Nhóm nào ghép đúng và nhanh hơn thì thắng
cuộc.
* Ví dụ: Khi dạy bài 31: ua ưa giáo viên cho học sinh thi
ghép nhanh tiếng với hình tương ứng ( dưa đỏ, quả dừa,
rùa, cà chua, đũa, sữa.)
- Học sinh thực hành chơi.Giáo viên nhận xét,tuyên dương.


Ở bước Tìm tiếng ngồi bài học sinh đã quen thuộc nên
rất dễ chán nản, không tập trung nên tôi đã lồng ghép trị
chơi “Thi tìm tiếng mới ”. Trị chơi này giúp học sinh nhìn,
nhận diện và phát âm được các tiếng có chứa vần ua, ưa.
Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 3 tổ (mỗi tổ 2 dãy
học sinh ngồi) thi tìm các tiếng có vần ua, ưa. Đội nào nêu
được nhiều tiếng đúng, nhanh thì đội đó thắng cuộc. Giáo
viên nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương đội tìm được
nhiều tiếng, từ.


**Trò chơi học tập trong phần Tập đọc:
*Trò chơi “Ai tinh mắt?”
- Mục đích: Giúp học sinh nhìn, nhận diện và phát hiện
được các chữ cái, các tiếng có chứa các dấu thanh , âm ,
vần.
* Ví dụ: Khi dạy bài 34: v y trong phần tập đọc bài Dì Tư.
Giáo viên cho học sinh tìm tiếng chứa âm v, y, có mấy
tiếng chứa âm v, y.
- GV hướng dẫn học sinh chơi:
- Giáo viên nêu yêu cầu của cuộc chơi.

- Học sinh tham gia chơi, giáo viên nhận xét, tuyên
dương.


**Trò chơi học tập trong phần Tập viết:
- Để học sinh hứng thú và nhanh nhẹn trong phần luyện viết
tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Ai nhanh hơn.
- Mục đích: Giúp học sinh có thói quen rèn viết đúng, viết
nhanh.
Ví dụ: Khi dạy bài 36: am, ap. Cô hướng dẫn học sinh viết
chữ am, quả cam, ap , xe đạp. Sau khi quan sát cô viết
mẫu, học sinh thực hiện viết vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. ( khen những bạn viết
đúng, viết đẹp, viết nhanh)


*Trò chơi học tập trong phần kể chuyện:
- Để HS hiểu ND câu chuyện tôi tổ chức cho HS chơi trị
chơi : “ Lật mảnh ghép”
- Mục đích: Giúp cho HS trả lời đúng câu hỏi dưới mỗi
tranh.
* Ví dụ: Khi dạy kể chuyện bài 32: Dê con nghe lời mẹ .
Tơi cho HS lật từng mảnh ghép hình vng hoặc hình
chữ nhật. Dưới mỗi mảnh ghép là câu hỏi của mỗi
tranh.HS nào nhanh tay chọn được mảnh ghép và trả lời
đúng câu hỏi dưới tranh được nhận một phần thưởng,
được cả lớp tuyên dương.


**Trò chơi học tập trong phần Củng cố - dặn dò:

- Để giúp học sinh nắm chắc âm, vần mới học tơi tổ chức
cho học sinh chơi trị chơi Ai nhanh, ai đúng. Đọc nhanh
câu chứa âm, vần mới học trong bài tập đọc.
- Mục đích: Giúp học sinh nhìn, nhận diện và phát hiện
được các chữ cái, các tiếng có chứa các dấu thanh , âm ,
vần vừa học.
Ví dụ: Khi dạy bài 40: âm, âp. Tôi hỏi học sinh hơm nay các
con được học vần gì mới? Đọc câu có vần âm, âp trong
bài tập đọc Bé Lê. Bạn nào đọc đúng, nhanh sẽ được
tuyên dương…


*Trị chơi trong các tiết ơn tập:
- Có thể nói tiết ôn luyện là thời gian vàng đối với học sinh
lớp Một. Các em được củng cố lại kiến thức được học
trong tuần. Để tránh sự nhàm chán khi phải học lại kiến
thức cũ, tơi thường tổ chức các trị chơi với nhiều hình
thức khác nhau. Chẳng hạn: trị chơi “Hái hoa dân chủ”,
“Ai nhanh – ai đúng”, “Rồng rắn lên mây”.
- Khi tổ chức trị chơi tơi ln chuẩn bị một số câu hỏi đơn
giản phù hợp với khả năng nhận thức của các em đọc
chưa được, đọc yếu. Việc cho các em chậm tiến tham gia
nhiều trò chơi sẽ giúp các em tiến bộ và tạo động lực để
giúp các em cố gắng học tốt hơn.



×