KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC
I) MỤC ĐÍCH:
1. Nhận biết và biết cách biểu lộ cảm xúc.
2. Biết cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực.
3. Biết cách làm chủ cảm xúc.
II) PHƯƠNG TIỆN:
Khoảng không gian rộng để trẻ di chuyển.
Các bảng ghi tên các cảm xúc: yêu mến – mừng rỡ – vui sướng –
hạnh phúc – thoải mái – thích thú – buồn – giận dữ – bực bội – lo lắng
– căng thẳng – bối rối – sợ hãi …
Giấy A0 – viết lông – chì màu.
III) THỜI GIAN: 90 phút
IV) TIẾN HÀNH:
1. Họat động 1: Biểu lộ cảm xúc:
HDV đề nghò trẻ:
a. Nêu tên một cảm xúc
b. Nhớ lại một trường hợp mình đã có cảm xúc ấy.
c. Hình dung lại xem mình biểu hiện cảm xúc ấy như thế nào?
HDV lần lượt đưa từng bảng ghi cảm xúc lên (nếu đã chuẩn bò sẵn)
hoặc ghi lên bảng.
a. Tập hợp thành 2 vòng tròn đồng tâm, số người ở hai vòng trọng
bằng nhau.
b. HDV mở nhạc, 2 vòng tròn di chuyển (xoay) ngược chiều nhau. Cho
chuyển động chừng vài giây, HDV tắt máy, các vòng tròn ngừng
chuyển động vào xoay mặt đối mặt từng đôi. (1 ở vòng trong, 1 ở
vòng ngoài). HDV đồng thời đưa cao bảng tên cảm xúc thứ nhất cho
mọi trẻ đọc được. Các trẻ sẽ lần lượt diễn tả cảm xúc ấy cho người
đối diện quan sát.
c. HDV tiếp tục mở nhạc, 2 vòng tròn tiếp tục di chuyển. Vài giây,
HDV tắt máy, các trẻ dừng lại và xoay mặt đối như lần trước. HDV
giơ cao bảng tên cảm xúc thứ hai. Các trẻ lại lần lượt diễn tả cảm
xúc như trên (HDV khuyến khích các em diễn tả theo đúng cách
bình thường các em thể hiện)
d. Tiếp tục cho đến hết (số cảm xúc HDV chọn tùy thời gian và không
khí của lớp cho phép).
2. Họat động 2: Trao đổi để nhận diện nhưng trường hợp xảy ra các
cảm xúc.
Chia thành các nhóm, mỗi nhóm thảo luận về những câu hỏi sau đây
và trình bày ý kiến thảo luận trên giấy A0 sao cho thật đẹp (có thể có hình
minh họa cho sinh động), dán lên bảng. Sau đó trao đổi về những gì đọc
thấy trên bảng của các nhóm.
a. Cho các em kể những trường hợp các em có những cảm xúc tích
cực, rồi sau đó kể các trường hợp các em có cảm xúc tiêu cực.
b. Chúng ta có được phép có những cảm xúc tiêu cực như giận dữ –
buồn chán – thất vọng – ganh ghét … không? (được phép. Vì đó là
những cảm xúc tự nhiên của con ngừơi khi đứng trước một hòan
cảnh nào đó).
c. Chúng ta có nên luôn luôn để cảm xúc điều khiển hành động của
chúng ta không? Vì sao? Cho thí dụ (không nên hành đôïng khi cảm
xúc đang đầy tràn. Vì dễ phạm sai lầm, do lúc ấy thường không sáng
suốt. Thí dụ giải quyết mâu thuẫn với bạn khi đang nóng nảy).
3. Họat động 3: Trao đổi về cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực.
Thảo luận của lớp:
a. Hãy phân tích thí dụ sau: Hải có một đứa em trai nhỏ hơn Hải 5
tuổi. Hải thường xuyên có cảm giác khó chòu với em. Hải có thể nổi
giận vơi em vì bất cứ chuyện gì, vào bất cứ lúc nào mà không kiềm
chế được. Điều này làm không khí gia đình nhiều lúc mất vui. Hải
cùng thấy rất khổ sở nhưng không thể lý giải tại sao mình lại như thế.
b. Nhờ các bạn tìm giúp. (câu trả lời có thể là: vì Hải ganh với em, em
nhỏ hơn nên cha mẹ cưng chiều hơn, nhưng Hải không dám công
nhận điều này: Ganh tò với em).
c. Có bao giờ chúng ta không nhìn nhận rằng mình có một cảm xúc
nào đó không? Vì sao? (vì chúng ta nghó rằng đó là cảm xúc xấu,
không được phép có nó). Kể vài thí dụ. (ganh tò với em, với bạn bè,…
óan giận cha mẹ, thầy cô vì cho rằng cha mẹ, thầy cô không công
bằng …).
d. Nếu chúng ta không nhìn nhận có nó, nó có tự động mất đi không?
(nó sẽ đi vào sâu trong tiềm thức)
e. Nếu những cảm xúc tiêu cực cứ đọng lại trong lòng, chuyện gì sẽ
xảy ra? (nó sẽ điều khiển hành động của chúng ta trong vô thức)
f. Những cảm xúc này có gắn chặt với các em mãi mãi không? Chúng
có thóat đi được không? Cho thí dụ.
g. Bằng cách nào chúng ta làm cho những cảm xúc tiêu cực thoát ra
và tan biến đi? (điều hết sức quan trọng là phải Ý THỨC được
chúng ra đang có cảm xúc đó. Kế đến bày tỏ, tâm sự với bạn bè,
người thân …)
h. Đối với cá nhân em, những người nào em tin tưởng và có thể chia
sẻ tâm sự?
i. Bằng cách nào em bày tỏ cảm xúc của em với họ? (nói chuyện, viết
thư, email …)
j. Bằng cách nào em có thể làm chủ được cảm xúc? (ý thức cảm xúc
đó – chia sẻ, diễn tả một cách tích cực)
V) KẾT THÚC:
Tổng kết những ý kiến của các em và nhấn mạnh những ý sau:
1. Phải nhìn nhận cảm xúc, khi hiểu rằng mình đang có cảm xúc ấy
chúng ta mới có thể làm chủ cảm xúc.
2. Rất cần thiết bày tỏ các cảm xúc một cách trung thực.
3. Bày tỏ một cách tích cực. Thí dụ bực bội vì bạn đã hứa cho mượn
quyển sách mà bạn cứ quên hoài. “nói đúng sự việc xảy ra làm cho bạn
bực mình – không chọn cách diễn tả: “bực mình quá! Bạn thật tệ!”.
Tức là kiểu kết án con người bạn. Khả năng đặt mình vào đòa vò người
khác (thấu cảm) sẽ giúp chúng ta có cách bày tỏ những cảm xúc một
cách tích cực hơn.
Tài liệu tham khảo: AUTHOR: Bonnie Custer, St. Agatha School;
Porland, OR.