Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Nuôi cá vược nước lợ công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.03 KB, 3 trang )

Thông tin kĩ thuật dành cho người nuôi thuỷ sản
Nuôi cá vược nước lợ công nghiệp
NTNN, 8/9/2003

Cá vược là loài có giá trị kinh tế cao, năng suất có thể đạt 5-8 tấn/ha/vụ. Tuy vậy, việc
nuôi cá vược công nghiệp ở Việt Nam hiện chưa được tiến hành, mặc dù đã cho đẻ nhân
tạo thành công loại cá này. Để đẩy mạnh nghề nuôi cá vược cần tiến hành nuôi thử
nghiệm với quy mô công nghiệp để từ đó phát triển mạnh hơn và tiến tới xuất khẩu.
Chuẩn bị ao nuôi
Đào vét tu sửa ao: Ao nuôi phải có độ sâu khoảng 2,4m, nước luôn đảm bảo giữ ở mức
1,2- 1,5m, diện tích ao nuôi là 350m2, có bờ cao hơn mặt bằng khoảng 20 - 30cm. Sau
đó, bơm cạn ao, phơi khô. Rải nilon xuống trùm khắp đáy ao và trùm lên bờ ao, sau đó
phủ một lớp đất cát pha bùn khoảng 10- 15cm để tránh nước bị phèn và thẩm thấu ra
ngoài ao.
Đặt hệ thống nén khí: Đặt 2 đường ống nhựa có đường kính 20mm chạy dọc theo chiều
dài của ao, dùng kim đan lưới dùi lỗ với khoảng 10cm, sau đó nối với máy nén khí đặt ở
trên bờ. Hệ thống nhựa được đặt chếch với mặt đất 3 - 5cm. Thường xuyên kiểm tra
đường ống, tránh rò rỉ giữa các khớp nối hay các ống bị vỡ ảnh hưởng đến khả năng nén
khí. Phơi khô ao trong 3-4 ngày, cho nước vào qua đường kênh dẫn nước có đặt tấm lưới
lọc với mức nước cho vào khoảng 50cm. Sau đó, bón phân hữu cơ (phân gà càng tốt) với
liều lượng khoảng 500kg/ha. 2 ngày sau bổ sung nước vào khoảng 1,2 -1,5m và thả 20
cặp cá rô phi bố mẹ. Khi cá rô phi đẻ, thấy có cá bột trong ao thì tiến hành thả cá vược.
Thả cá, quản lý và chăm sóc
Cá vược dài 5cm đem thả vào ao nuôi với mật độ 4 con/m2, tổng số lượng cá thả 1.400
con. Thức ăn chủ yếu là cá liệt tươi. Hai tháng đầu cho ăn 10% trọng lượng cá trong ao
kết hợp với cám gạo, tạo cho cá quen ăn với thức ăn tinh. Tỉ lệ phối trộn là 90% cá tạp
băm nhỏ với 10% cám gạo nghiền nhỏ. Bốn tháng trước khi thu hoạch cho ăn 5 - 8%
trọng lượng cá với tỷ lệ phối trộn là 70% cá tạp và 30% cám gạo. Cho thức ăn xuống từ
từ, 2 lần/ngày. Sáng 6 giờ, chiều vào 16 giờ.
Chế độ thay nước: Hai tuần đầu chỉ thay 1 lần với lượng nước thay khoảng 40%. Tháng
còn lại, cứ 3 ngày thay 1 lần với lượng nước thay 50% lượng nước trong ao. Định kỳ 1


tháng kiểm tra sinh trưởng 1 lần, mỗi lần 30 con, qua đó kiểm tra cơ sở cho cá ăn hàng
ngày. Định kỳ kiểm tra chất lượng nước 1lần/tháng. Tiêu chuẩn chất lượng nước về ôxy
hoà tan là 4 -9mg/l, độ pH từ 7,5 - 8,5, nhiệt độ từ 26 - 32oC, độ đục <10mg/l, độ muối từ
8,0 - 25%0.
Với thời gian nuôi 6 tháng thì có thể cho thu hoạch. Trọng lượng cá thương phẩm đạt 500
-600gr/con, tỉ lệ sống 80 - 85%, năng suất 7 tấn/ha, cá vược có thể xuất khẩu sang các
nước Thái Lan, Indonesia, Hồng Kông

KỸ THUẬT NUÔI CÁ VƯỢC TRẮNG
(Bidyanus bidyanus)
Cá vược trắng có nguồn gốc từ lưu vực sông Morry - Darling ở châu Úc

1. Ðặc điểm sinh học
Thân cá hình thoi, dẹt ngang, đầu nhọn, miệng nhỏ, cuống đuôi dài. Màu sắc phần có
lưng trên đường bên hơi đậm có màu xám đen; phần dưới đường bên đến gần bụng màu
trắng bạc hay màu vàng, phần bụng màu trắng, đường bên dài tới tận giữa cuống đuôi.
Cá vược trắng là loài cá nuôi hiền nhất, tính ăn tạp, thức ăn của chúng là tôm nhỏ, côn
trùng, sinh vật phù du, rong, tảo biển v.v nguồn thức ăn đa dạng hơn các loài cá ăn động
vật khác. Cỡ cá thường nặng 4,5 kg.
Nhiệt độ sống trong phạm vi 2 - 36oC, nhiệt độ sinh trưởng thích hợp nhất 15 - 30oC, có
thể nuôi trong ao nước ngọt hoặc ao nước lợ có độ mặn 2 - 3. Cá ưa sống nơi nước trong,
pH 6,7 - 8,5, nước quá đậm (giàu dinh dưỡng) sẽ ảnh hưởng đến cường độ ăn mồi của cá.
2. Kỹ thuật nuôi và phòng bệnh.
* Mật độ nuôi :
- ương cá giống, cỡ giống 3,5 cm, ương 1,5 - 2 vạn con/667 m2, nước ao sâu 90 cm, có
một máy quạt nước.
- Nuôi cá thịt : cỡ giống 10 - 12 cm, thả 3.000 - 3.500 con/667m2, nước ao sâu 90 cm, có
1 máy quạt nước.
* Quản lý hằng ngày
Tẩy dọn khử trùng ao trước khi thả cá, dùng vôi hoặc chlorine. Thường nuôi bằng thức ăn

công nghiệp dạng viên nổi, hàm lượng đạm 42% (đối với cá lúc nhỏ) và 36 - 41% đối với
cá lớn. Lượng cho ăn hằng ngày từ 3 - 5% trọng lượng cá, mỗi ngày cho ăn 2 - 3 lần,
nghiêm chỉnh thực hiện nguyên tắc cho ăn theo bốn định (điểm, giờ, lượng, chất).
* Phòng bệnh
Loài cá vược này có sức kháng bệnh khoẻ nhưng vẫn phải chú ý làm tốt công tác phòng
bệnh. Mùa Xuân - Hè phòng bằng rắc thuốc lân hữu cơ 0,3 - 0,7 g/m3 hoặc vôi sống
15g/m3, 2 - 3 tuần 1 lần để diệt ký sinh trùng; mùa Thu - Ðông phải dùng thuốc diệt
khuẩn, 3 - 4 tuần rắc 1 lần.
* Thu hoạch
Trước khi xuất bán 4 - 6 tuần, hoà 15 kg vôi sống rắc đều lên 667 m2 ao sâu 90 cm; 5 - 7
ngày làm 1 lần. Làm như vậy khử được mùi tanh của cá, tăng chất lượng cá bán.
ở Ôxtrâylia, nuôi cá vược trắng cỡ 5 g/con, mật độ thả 20.000 con/ha, tỷ lệ sống 98%,
thời gian nuôi 17 tháng, hệ số thức ăn 2 : 1, thu hoạch sản lượng 10 tấn/ha, giá 7 đô
la/1kg. Cá vược trắng được chọn là 1 trong 6 loài nuôi cá có triển vọng sinh lợi, sản
lượng cá này ở Ôxtrâylia năm 1998 - 1999 đạt 98.000 tấn, giá trị 441 triệu đôla.
Năm 1996 Công ty Thuỷ sản Xương Thịnh ở Tuyển châu tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc)
đã nhập giống cá vược trắng về nuôi ở các điều kiện sinh thái khác nhau và đã xây dựng
thành qui trình nuôi.
Nên nghiên cứu để nhập loài cá vược trắng, góp phần tăng đối tượng nuôi cá có giá trị
cao.

Hồ Lư

VIETLINH PTE. Official Homepage

×