Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Tiểu luận hoàn thiện thể chế sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.26 KB, 29 trang )

1
MỞ ĐẦU

Sở hữu - phạm trù cơ bản, phức tạp và hàm súc của kinh tế chính trị, là vấn đề
mấu chốt, liên quan đến cơ sở kinh tế của một chế độ xã hội. Bởi vậy, sự nhận
thức đúng- sai vấn đề này có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới việc giải quyết
nhiều vấn đề kinh tế - xã hội - chính trị của một quốc gia, nhất là quốc gia đó
đang trong thời kỳ chuyển đổi, nó có tác động thúc đẩy sự phát triển hay suy
vong của một đất nước.
Theo “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” thì: “Chế độ sở hữu đã trải qua những
thay đổi liên tiếp, những cải biến liên tục trong lịch sử”, sở hữu vừa là kết quả,
vừa là điều kiện cho sự phát triển của LLSX, là hình thức xã hội có tác động
thúc đẩy hoặc kìm hãm LLSX. Trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, sự phát
triển của LLSX khác nhau thì tương ứng với nó là mối quan hệ sở hữu khác
nhau. Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định
hướng XHCN ở nước ta, vấn đề sở hữu không chỉ là kim chỉ nam cho hành động
kinh tế của đất nước mà cịn góp phần giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khắc phục
sai lầm trong thực tiễn quản lý điều hành phát sinh vì sự hồn thiện của chế độ
sở hữu XHCN, từ đó tạo nền tảng pháp lý cho cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện
đại hoá, đổi mới đất nước, phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh.
Hiện nay, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta đang đứng trước
nhiều thời cơ thuận lợi song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức.
Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, luận giải để
phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Theo đó, việc nghiên cứu, làm rõ vấn đề “Hoàn thiện thể chế sở hữu
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn sâu sắc.



2
NỘI DUNG
I. SỞ HỮU VÀ THỂ CHẾ SỞ HỮU TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.

1. Quan điểm C. Mác, Ph. Ăngghen và sự phát triển của V.I.Lênin về
chế độ sở hữu trong chủ nghĩa xã hội
1.1. Quan điểm C. Mác, Ph. Ăngghen về chế độ sở hữu trong chủ nghĩa
xã hội
Có thể nói, lý luận về chế độ sở hữu được C.Mác lấy làm tiền đề để tạo
lập nền móng cho tồn bộ lý luận kinh tế của mình; quy luật phát sinh, phát triển
và diệt vong của chủ nghĩa tư bản cũng được xây dựng trên cơ sở phân tích bản
chất chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, nó là hạt nhân và bản chất của lý luận kinh
tế Mác - xít. Trong suốt q trình hình thành quan niệm về chủ nghĩa xã hội, vấn
đề sở hữu là một trong những vấn đề luôn giành được sự quan tâm chú ý của các
nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong hầu hết các tác phẩm chủ yếu của
mình, dẫu khơng dành riêng một phần nào để nói về sở hữu, về chế độ sở hữu
trong chủ nghĩa xã hội, nhưng khi bàn về cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mà giai cấp vơ sản có sứ mệnh lịch phải
thực hiện, các ông luôn đặt vấn đề sở hữu lên hàng đầu và coi đó là một vấn đề
thiết yếu, cần phải được giải quyết trong công cuộc xây dựng xã hội mới.
Trước hết, có thể khẳng định rằng, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhất quán
quan niệm và coi mọi cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ xã hội cũ và thiết lập
chế độ xã hội mới bao giờ cũng phải “đưa vấn đề chế độ sở hữu lên hàng đầu,
coi đó là vấn đề cơ bản của phong trào, khơng kể là nó đã có thể phát triển đến
trình độ nào”1. Đồng thời các ơng cịn khẳng định rằng: “Thủ tiêu chế độ tư hữu
là một cách nói vắn tắt nhất và tổng quát nhất về việc cải tạo toàn bộ chế độ xã
hội; việc cải tạo này là kết quả tất yếu của sự phát triển của cơng nghiệp. Cho
nên, những người cộng sản hồn toàn đúng khi đề ra việc thủ tiêu chế độ tư hữu
thành yêu cầu chủ yếu của mình”2. Rằng: “Theo ý nghĩa đó, những người cộng

1
2

C. Mác và Ph. Ăngghen Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H. 1995tr.646.
C. Mác và Ph. Ăngghen Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H. 1995tr.467.


3
sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất này là: xóa bỏ
chế độ tư hữu”3.
Với một quan niệm triệt để như vậy, trong hầu hết các tác phẩm của mình,
khi đề cập đến những đặc trưng của xã hội tương lai - xã hội XHCN, Mác và
Ăngghen ln nói đến vấn đề sở hữu và coi việc xoá bỏ chế độ tư hữu, thiết lập
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu để trên cơ sở đó, phát triển lực
lượng sản xuất, xây dựng một nền kinh tế có kế hoạch và tiến hành phân phối
theo lao động là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giai cấp vô sản khi tiến
hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khi
nghiên cứu các tác phẩm mang tính cương lĩnh, chúng ta thấy rằng, Mác và
Ăngghen đã xác định một cách dứt khoát rằng, vấn đề sở hữu là vấn đề cơ bản,
then chốt của cách mạng và sự nghiệp xây dựng CNXH do giai cấp vô sản tiến
hành, đồng thời diễn đạt tư tưởng đó một cách hết sức rõ ràng và đầy đủ. Có lẽ
vì thế mà trong các tác phẩm sau này, các ơng ít khi quay trở lại quan niệm đó,
mà chủ yếu đề cập đến vấn đề tính tất yếu, những tiền đề cơ bản và những hậu
quả của q trình xố bỏ chế độ tư hữu và thiết lập chế độ công hữu về tư liệu
sản xuất trong chủ nghĩa xã hội.
Kế thừa những tư tưởng về sở hữu của C.Mác và Ph.Ăngghen, sau này
Lênin đã khẳng định cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư
sản, chống mọi ách áp bức bóc lột chỉ chấm dứt khi nào toàn bộ tư liệu sản xuất
chủ yếu trở thành sở hữu xã hội để trên cơ sở đó, tổ chức nền sản xuất xã hội,
mưu cầu lợi ích cho giai cấp vơ sản và toàn thể quần chúng nhân dân lao động.

Đặc biệt, Lênin cho rằng: “chủ nghĩa xã hội địi thủ tiêu... tồn bộ chế độ tư hữu
về tư liệu sản xuất... chủ nghĩa xã hội là cả ruộng đất, cả công xưởng đều phải
được chuyển giao vào tay tất cả những người lao động”4.
Có thể nói rằng, theo quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác Lênin, vấn đề xác định các hình thức sở hữu trong chủ nghĩa xã hội, nhất là
trong giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội phải tính đến
3
4

C. Mác và Ph. Ăngghen Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H. 1995, tr.616.
V.I.Lênin, Toàn tập , Tập 12, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr.99.


4
những sự thay đổi về trình độ của lực lượng sản xuất, của sự phân cơng lao động
và tính đến lợi ích của người lao động nhằm tạo ra động lực cho quá trình phát
triển sản xuất, phát triển xã hội. Điều đó địi hỏi chúng ta khi xác lập các hình
thức sở hữu trong bối cảnh của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và nhiều
quan hệ sở hữu khác nhau theo định hướng xã hội chủ nghĩa phải tính đến thực
trạng kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay và các xu hướng vận động của nó. Bởi,
như C.Mác đã nói: “Vấn đề sở hữu biểu hiện ra dưới một hình thức rất khác biệt,
tương ứng với những giai đoạn phát triển khác nhau của cơng nghiệp nói chung
và với những giai đoạn phát triển đặc biệt của nó ở các nước khác nhau”5.
Theo C.Mác, mỗi một hình thái kinh tế - xã hội được đặc trưng bởi một kiểu
quan hệ sản xuất đặc trưng được quy định bởi chế độ sở hữu chủ đạo của xã hội.
Lịch sử phát triển của nhân loại gắn liền với sự thay đổi chế độ sở hữu. Trong chế độ
nô lệ, tư hữu trở thành động lực vươn lên trong mỗi con người và động lực phát triển
xã hội. Tuy nhiên tư hữu nô lệ trong chế độ chiếm hữu nô lệ là tư hữu dã man, không
chỉ bị chiếm đoạt của cái làm ra mà nô lệ cịn là đối tượng sở hữu của chủ nơ. Chế độ
phong kiến đã giải phóng nơ lệ, nơng dân được sở hữu một phần sản phẩm của mình.
Cuộc cách mạng tư sản đã đem lại bước tiến mới, xoá bỏ tính chất độc quyền sở hữu

của Nhà nước, khẳng định sử hữu tư nhân. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, con
người được pháp luật thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản của mình. Con người
được tự do, của cải làm ra được bảo vệ. Năng lực sáng tạo của hàng triệu con người
được phát huy. Chế độ tư hữu đã tạo động lực to lớn cho sự phát triển của chủ nghĩa
tư bản. Sự phát triển vượt trội về kinh tế, khoa học công nghệ và một số mặt về xã
hội có nguồn gốc của chế độ sở hữu tư nhân - động lực to lớn dưới chủ nghĩa tư bản.
Nhưng chính sự phát triển ấy đã ngày càng làm sâu sắc thêm mâu thuẫn cơ bản của
chủ nghĩa tư bản, trình độ bóc lột ngày càng tăng, phân hóa ngày càng lớn, từ sức
mạnh kinh tế chuyển hố thành sức mạnh chính trị: thống trị, áp đặt - nguyên nhân
chủ yếu của các cuộc chiến tranh phi lý tàn khốc, băng hoại tự do, dân chủ của tuyên
ngôn lúc ban đầu.
5

C. Mác và Ph. Ăngghen Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H. 1995, tr.427.


5
Như vậy, lịch sử đã ghi nhận sở hữu có vai trị to lớn, tạo bước ngoặt trong
tiến trình phát triển nhân loại, nhưng cũng tạo ra rất nhiều thách thức đối với xã
hội. Cũng chính vì điều đó, Mác và Ăngghen muốn thiết kế một chế độ tốt đẹp
hơn - chế độ cộng sản chủ nghĩa, ở đó khơng có áp bức bất cơng, xóa bỏ tư hữu,
nguồn gốc của bóc lột. Sự xuất hiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa là một
cuộc cách mạng trong lịch sử xã hội lồi người. Vì đặc trưng của quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa là tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu xã hội. Sự hình thành chế
độ công hữu về tư liệu sản xuất tạo ra mối quan hệ hợp tác tương trợ giữa những
người lao động đã thốt khỏi bóc lột và sản xuất được tổ chức khoa học nhằm
thoả mãn nhu cầu vật chất và văn hoá của mọi thành viên trong xã hội. Tuy nhiên,
xây dựng chế độ công hữu như thế nào? Dưới những hình thức gì? Bước đi và
nhịp độ phát triển ra sao là một vấn đề kinh tế và chính trị cực kỳ phức tạp, khơng
thể đem ý chí chủ quan nơn nóng áp đặt một cách tuỳ tiện. Giống như mọi kết cấu

kinh tế của xã hội, quan hệ sở hữu thay đổi phụ thuộc vào sự phát triển của
LLSX. Khi LLSX cịn rất thấp thì ngay như chế độ tư hữu cũng chưa thể xuất
hiện. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất thì chế độ sở hữu tư nhân về
tư liệu sản xuất cũng ra đời và phát triển từ thấp đến cao. Chế độ chiếm hữu nô lệ,
chế độ phong kiến và đỉnh cao của chế độ tư hữu là chế độ chiếm hữu tư nhân tư
bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Tuy chế độ tư hữu có nhiều khuyết tật nhưng
lồi người khơng thể tùy ý lựa chọn, xóa bỏ nó khi mà trình độ phát triển của
LLSX chưa cho phép.
Nếu chế độ tư hữu là một tất yếu kinh tế gắn bó với một trình độ phát triển
nhất định của lực lượng sản xuất thì chế độ cơng hữu, đến lượt nó cũng trở thành một
tất yếu kinh tế khi lực lượng sản xuất đã phát triển đến một trình độ phát triển nhất
định, khi nền sản xuất xã hội đạt đến một trình độ xã hội hố cao. Bàn về vấn đề xây
dựng một nền kinh tế công hữu, trong tác phẩm “Những nguyên lý của chủ nghĩa
cộng sản” Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng, không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có
tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu, cho
nên cuộc cách mạng của giai cấp vơ sản... sẽ chỉ có thể cải tạo xã hội hiện nay một


6
cách dần dần và chỉ khi nào tạo nên một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho
việc cải tạo đó thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu. Theo Mác và Ph.Ăngghen
chế độ công hữu xã hội không những không loại trừ sở hữu cá nhân mà cịn khơi
phục cá nhân của người lao động đã bị chế độ tư hữu phủ định. Sở hữu cá nhân ở
đây không phải chỉ là những sản phẩm lao động với tính cách là tư liệu tiêu dùng
như quan niệm lâu nay mà phải bao gồm cả sở hữu về tư liệu sản xuất nhưng khơng
cịn mang hình thức tư nhân, nó tồn tại trong sự thống nhất với sở hữu xã hội. Nói
cách khác, sở hữu cá nhân được khơi phục trên cơ sở cao hơn vì khơng cịn bị phủ
định một cách tất yếu như trong chế độ tư hữu trước đây. Trong chế độ công hữu xã
hội chủ nghĩa, sở hữu xã hội phải được hiểu là sở hữu của những cá nhân đã liên
hiệp lại với nhau. “trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự

phát triển tự do của tất cả mọi người”6.
Lịch sử của toàn bộ xã hội từ trước đến nay (trừ xã hội cộng sản nguyên
thuỷ) đều diễn ra sự đối kháng giai cấp, và sự đối kháng ấy mang những hình thức
khác nhau tùy theo từng thời đại, các ông cho rằng: “Nhưng dù những đối kháng
ấy mang hình thức nào đi nữa thì hiện tượng một bộ phận này của xã hội bóc lột
một bộ phận khác cũng vẫn là một hiện tượng chung cho tất cả các thế kỷ trước
kia…Cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với những quan
hệ sở hữu kế thừa của quá khứ; khơng có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng trong
tiến trình phát triển của nó, nó đoạt tuyệt một cách triệt để nhất với những tư
tưởng kế thừa của quá khứ”7. Tuy nhiên, việc xoá bỏ chế độ tư hữu, xây dựng chế
độ công hữu không thể làm nhanh, nơn nóng, đốt cháy giai đoạn được. C.Mác và
Ph.Ănghen đã phác thảo giai đoạn, bước đi để hình thành chế độ sở hữu mới, q
trình đó phải trải qua nhiều giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất trong cuộc cách mạng cộng sản là giai đoạn giành lấy dân
chủ. Trong giai đoạn này, “giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để
từng bước một đoạt lấy tồn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả
những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đã
6
7

C. Mác và Ph. Ăngghen Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H. 1995, tr.628.
C. Mác và Ph. Ăngghen Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H. 1995, tr.626.


7
được tổ chức thành giai cấp thống trị, và để tăng thật nhanh số lượng những LLSX” 8.
Và “cố nhiên, điều đó lúc đầu chỉ có thể thực hiện được bằng cách xâm phạm một
cách chuyên chế vào quyền sở hữu và vào những QHSX tư sản, nghĩa là bằng những
biện pháp, mà về mặt kinh tế thì hình như khơng được đầy đủ và khơng có hiệu lực,
nhưng trong tiến trình vận động những biện pháp ấy sẽ vượt quá bản thân chúng và

là thủ đoạn không thể thiếu để đảo lộn toàn bộ phương thức sản xuất”9. Trong những
nước khác nhau, những biện pháp ấy dĩ nhiên sẽ khác nhau rất nhiều. Những người
cộng sản phác thảo, thay thế chế độ tư hữu bằng chế độ công hữu là nhằm tạo ra sự
liên hiệp chung của tất cả mọi thành viên trong xã hội nhằm mục đích cùng nhau
khai thác LLSX một cách có kế hoạch, phát triển LLSX tới mức có thể thỏa mãn
nhu cầu của con người.
Tuy nhiên, việc xoá bỏ chế độ tư hữu là một quá trình lâu dài, tuỳ thuộc
vào sự phát triển của lực lượng sản xuất và những nhiệm vụ cụ thể của từng giai
đoạn, từng thời kỳ của cách mạng. Trong nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản,
chính Ph.Ăngghen đã nói tới sự cần thiết phải xố bỏ sở hữu tư sản một cách từ
từ. Đối với tư hữu nhỏ lại càng phải hết sức thận trọng. Từ cái gốc căn bản đó
của quan hệ kinh tế mà địi hỏi giai cấp vơ sản phải có chiến lược, sách lược
khác nhau đối với sở hữu tư bản và sở hữu nhỏ của người lao động.
Vì vậy, khơng thể thủ tiêu chế độ tư hữu ngay lập tức được, cũng như
không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần
thiết để xây dựng nền kinh tế cơng hữu. Chỉ có thể cải tạo xã hội hiện nay một
cách dần dần và chỉ khi nào tạo nên một khối lượng tư liệu sản xuất cần cho việc
cải tạo đó thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu. Ngay cả quan hệ sở hữu
TBCN cũng không ngừng biến đổi trong điều kiện của chủ nghĩa đế quốc để có
những bước nhảy vọt về LLSX: tích tụ, tập trung tư bản dẫn đến tích tụ sản xuất,
hình thành tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính. Quan hệ sở hữu được xã hội
hoá ngày càng cao, xã hội hoá sở hữu đến mức: quốc tế hoá sở hữu và quản lý đã
đi trước quốc tế hoá sản xuất. Bọn đầu sỏ tài chính quốc tế thực sự thống trị chế
8
9

C. Mác và Ph. Ăngghen Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H. 1995, tr.626.
C. Mác và Ph. Ăngghen Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H. 1995, tr. 626, 627.



8
độ chính trị.
1.2. Sự phát triển của V.I.Lênin về chế độ sở hữu trong chủ nghĩa xã hội
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Lênin đã chỉ ra sự tồn tại
khách quan lâu dài của các thành phần kinh tế, các loại hình sở hữu, phải sử
dụng ngay cả tư hữu tư bản chủ nghĩa để xây dựng xã hội mới. Và Lênin cho
rằng, cải biến tư hữu nhỏ phải là quá trình lâu dài, kiên trì theo nguyên tắc “tự
nguyện”. Đây là vấn đề cốt lõi để đưa nông dân đi lên chủ nghĩa xã hội. Xây
dựng chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa mà khơng xố bỏ quan hệ hàng hố tiền tệ, trái lại cần phải sử dụng quan hệ đó làm phương thức quản lý của chính
ngay doanh nghiệp nhà nước, biết tổ chức hạch toán kinh tế và vận dụng quy
luật giá trị. Cần sử dụng nhiều hình thức sở hữu hỗn hợp, trong đó đặc biệt chú
ý đến mức độ khác nhau của hình thức tư bản nhà nước… Những điều đó địi
hỏi nhà nước phải biết vận dụng cả một hệ thống công cụ để quản lý kinh tế
hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường.
C. Mác, Ph. Ăngghen, Lênin cho rằng, chủ nghĩa cộng sản là một chế độ xã
hội mà quyền lực thuộc về người lao động, nhờ có chế độ sở hữu xã hội thay thế cho
chế độ sở hữu tư nhân, chế độ người bóc lột người bị thủ tiêu, quan hệ giữa người với
người là quan hệ hợp tác. Sự phát triển LLSX dưới chế độ TBCN là điều kiện vật chất
cho sự thay thế CNTB bằng CNXH. Do sự phát triển ấy, nên đặc trưng kinh tế cơ bản
của hình thái kinh tế xã hội CNCS không phải là sự kết thúc của chế độ sở hữu nói
chung mà là sự kết thúc của chế độ sở hữu tư sản và sự mở đầu chế độ sở hữu công
cộng về tư liệu sản xuất. Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác cũng chỉ ra rằng, không
thể thủ tiêu chế độ tư hữu ngay lập tức được mà chỉ có thể hiện dần dần, và chỉ khi nào
đã tạo ra được một lực lượng sản xuất hiện đại, xã hội hoá cao độ với NSLĐ rất cao
thì khi đó mới xố bỏ được chế độ tư hữu. Sự phát triển tới một trình độ cao ấy là điều
kiện làm cho mỗi thành viên trong xã hội đều có cơ hội phát triển như nhau. Khi đó,
sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi
người. Hầu hết các nhà lý luận ở các nước XHCN trong đó có nước ta đều thừa nhận
vị trí trung tâm của sở hữu. C. Mác đã sử dụng quan hệ sở hữu, trong đó chủ yếu là sở



9
hữu đối với TLSX như là một hòn đá tảng, sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ học
thuyết cách mạng của mình.
2. Quan niệm về sở hữu và thể chế sở hữu trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2.1. Chế độ sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam
Chế độ sở hữu ta hiện nay chưa phải là chế độ cơng hữu hồn thiện theo
đúng nghĩa. Đó là chế độ sở hữu của xã hội đang quá độ lên xã hội XHCN.
Trong chế độ sở hữu của thời kỳ quá độ này, bao hàm, đan xen cùng tồn tại, cùng
phát triển của cả những hình thức sở hữu thuộc chế độ công hữu và chế độ tư hữu.
Mỗi hình thức sở hữu đều thể hiện vai trị nhất định trong việc thúc đẩy giải phóng
mọi nguồn lực. Đó là một tất yếu. Tất yếu này được quy định bởi chính trình độ
LLSX và hồn cảnh trình độ phát triển lịch sử khách quan của chính xã hội sinh ra.
Cần chú ý thêm, thời kỳ quá độ lên CNXH Việt Nam, khi các hình thức
thuộc CĐCH, tự nó, chưa đủ phát triển để có thể chi phối được sự vận động của
các hình thức sở hữu khác do trình độ LLSX chưa tạo tiền đề chín muồi, thì
trong mối quan hệ biện chứng, có thể các hình thức của chế độ tư hữu sẽ lấn át.
Sự lấn át đó là thực tế khách quan do trình độ LLSX quyết định.
Trong trường hợp như vậy, cần có sự tác động (vào cơ sở tồn tại của sở
hữu) của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, tác động của
nhân tố chủ quan để thúc đẩy công hữu, trước hết phải thúc đẩy LLSX phát
triển. Tuyệt nhiên khơng thể sử dụng mệnh lệnh hành chính để chủ quan gượng
ép hình thành cho bằng được các hình thức của CĐCH. Cách làm hành chính
như vậy, chỉ có thể đưa đến hậu quả là kéo lùi lịch sử. Cho nên, khơng thể thúc
đẩy các hình thức sở hữu vượt quá trình độ LLSX tương ứng. Nhân tố chủ quan có
nhiệm vụ nhận thức đúng quy luật khách quan và từ đó góp phần tháo gỡ, giải
phóng các rào cản đang kìm hãm sự phát triển LLSX, góp phần giải phóng nguồn
lực để phát triển.



10
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam do cịn tồn tại nhiều hình thức
sở hữu nên cịn tồn tại nhiều thành phần kinh tế. Do tất yếu tồn tại nhiều hình
thức sở hữu khác nhau, nên trên cơ sở sự hiện diện của mỗi hình thức sở hữu với
tư cách là quan hệ bản chất bên trong, sẽ là cơ sở hình thành các bộ phận của nền
kinh tế gắn với các hình thức sở hữu ấy: thành phần kinh tế nhà nước, tập thể,
thành phần kinh tế tư nhân, thành phần kinh tế hỗn hợp. Đại hội XIII của Đảng đã
khẳng định: “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam có nhiều hình
thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố phát triển; kinh tế
tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi được
khuyến khích phát triển phù hợp”10.
2.2. Thể chế sở hữu và vai trò của thể chế sở hữu trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2.2.1. Quan niệm về thể chế sở hữu
Thể chế được hàm nghĩa dưới dạng khái quát chung nhất là những quy
tắc và thiết chế (tổ chức) thực hiện các quy tắc ấy do con người của một chế độ
xã hội mang tính lịch sử cụ thể lập nên nhằm ràng buộc các cách ứng xử trong
hoạt động tương tác khi thực hiện xác lập các mối quan hệ xã hội giữa con
người với con người ứng với một trình độ phát triển nhất định của phân công
lao động xã hội và quan hệ sản xuất tương ứng.
Các thể chế được chia sẻ và được áp dụng bằng một loại chế tài nhất định.
Những thể chế thiếu chế tài kèm theo sẽ khơng có tác dụng trên thực tế. Chỉ khi
chế tài được áp dụng thì thể chế mới khiến cho hành vi của cá nhân trở nên dễ
tiên đoán hơn. Các quy tắc cùng với các chế tài hướng hành vi con người theo
những lộ trình tương đối dễ tiên đốn, qua đó tạo ra một mức độ trật tự. Nếu các
quy tắc đa dạng liên quan tỏ ra nhất quán với nhau, điều này sẽ tạo điều kiện cho
sự hợp tác tin tưởng giữa mọi người với nhau, qua đó họ có thể khai thác tốt sự

phân công lao động và khả năng sáng tạo của con người. Với hàm ý nêu trên,
10

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội lần thứ XIII, tập 1, Nxb. CTQG, Hà nội, 2021, tr.129.


11
theo nghĩa đơn giản hơn, người ta có thể diễn đạt thể chế là hệ thống gồm: “luật
chơi”; “cách chơi”; “người chơi” trong một hệ quy chiếu quan hệ kinh tế - xã
hội nhất định.
Chức năng then chốt của các thể chế nói chung là nhằm tạo ra một sự vận
động theo trật tự quy ước đối với các quan hệ giữa con người với con người, giữa
các chủ thể kinh tế - xã hội phong phú trong xã hội với nhau. Từ đó, xác lập một
mơ thức có tính hệ thống, giảm ngẫu nhiên và vì thế dễ nắm bắt, về các hành vi và
biến cố trong sự vận động xã hội. Khi xã hội hỗn loạn, sự tương tác xã hội trở nên
quá tốn kém, sự tin tưởng và hợp tác đổ vỡ. Sự phân công lao động, nguồn gốc chủ
yếu của sự phồn vinh kinh tế, sẽ khơng cịn khả thi nữa.
Theo cấu thành các lĩnh vực cốt lõi của một chế độ xã hội nhất định, thể chế
có thể được phân loại thành: Thể chế chính trị; Thể chế kinh tế; Thể chế xã hội.
Trong đó, thể chế chính trị là những nguyên tắc, phương thức và các thiết chế thực
hiện quyền lực chính trị của một chế độ xã hội tương ứng với trình độ phát triển
của xã hội đó; thể chế xã hội là hệ thể chế điều chỉnh sự vận hành của các lĩnh vực
xã hội. Các thể chế chính trị và kinh tế, xã hội bổ trợ lẫn nhau.
Như vậy, theo cách phân loại trên đây, thể chế kinh tế được xem là một hệ
thể chế của trong một chế độ xã hội nhất định. Trong đó bao gồm: các bộ quy tắc,
luật lệ điều chỉnh, chế định các hành vi kinh tế, là bộ công cụ điều chỉnh các chủ
thể tham gia hành vi kinh tế; Vị thế, vai trò, chức năng, năng lực, phương thức tổ
chức vận hành của các chủ thể tham gia các hành vi kinh tế (nhà nước, doanh
nghiệp, người dân, các hiệp hội); Cơ chế, cách thức tổ chức các luật lệ nhằm đạt
mục tiêu mà các chủ thể khi tham gia hành vi kinh tế mong muốn.

Xét về bản chất, thể chế kinh tế là “luật chơi”, “cách thức chơi” cùng các
“đối tượng tham gia cuộc chơi và tuân thủ luật chơi” đó là các tổ chức kinh tế
(như nhà nước, doanh nghiệp, cơng đồn…). Thể chế kinh tế luôn gắn liền với
tổ chức kinh tế và tác động qua lại với tổ chức kinh tế. Các tổ chức kinh tế đều
nằm trong một khuôn khổ thể chế kinh tế nào đó, nhưng các tổ chức kinh tế
cũng có thể làm thay đổi thể chế kinh tế. Thể chế kinh tế phản ảnh và chịu tác


12
động mang tính quyết định của nền quản trị quốc gia. Trong nền quản trị, ngoài
yếu tố quản lý nhà nước, phải xét đến vai trò tham gia của các thành phần xã
hội, yếu tố công khai. Minh bạch; trách nhiệm giải trình của cơ quan cơng
quyền; và chất lượng của cơ chế kiểm sốt tham nhũng.
Xét về vai trị, thể chế kinh tế luôn tác động trực tiếp không những đến phát
triển kinh tế nói riêng, mà cịn trực tiếp tác động đến sự ổn định của chế độ chính
trị - xã hội. Thể chế kinh tế tiến bộ, dung hợp không chỉ làm cho đất nước phát
triển, giàu mạnh, mà cịn góp phần quan trọng bảo đảm sự ổn định và bền vững
chế độ chính trị, xã hội. Ngược lại, thể chế kinh tế lạc hậu, chiếm đoạt khơng
những sẽ đưa nền kinh tế đó trở nên nghèo nàn, đói khổ, mà cịn tác động trực
tiếp làm cho chế độ chính trị mất ổn định (thậm chí có thể sụp đổ).
Trên cơ sở các hàm ý nêu trên, có thể khái quát, thể chế sở hữu thuộc thể
chế kinh tế. Đó là hệ thống những nguyên tắc nhằm xác định các chủ thể, điều
chỉnh hành vi, quan hệ giữa các chủ thể ấy cũng như phương thức thực hiện lợi
ích và cách thức đảm bảo lợi ích liên quan trong quan hệ sở hữu.
2.2.2. Vai trò của thể chế sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam
Thứ nhất, thể chế sở hữu góp phần xác lập và củng cố cơ sở pháp lý cho
việc tất yếu hình thành hệ thống luật pháp bảo đảm sự tồn tại của nhiều hình
thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế và sự đa dạng của các hình thức tổ chức
kinh doanh cũng như sự đa dạng của các quan hệ kinh tế.

Thứ hai, thể chế sở hữu là cơ sở cho sự hình thành các thể chế tổ chức
quản lý, thể chế về phân phối và phân bổ, giải phóng các nguồn lực thúc đẩy sự
phát triển lực lượng sản xuất; thúc đẩy các quan hệ kinh tế lành mạnh. Từ đó
góp phần thúc đẩy sự hoàn thiện của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ ba, thể chế sở hữu cịn là cơng cụ để các cấp lãnh đạo quản lý ở Việt
Nam thực hiện chức năng tổ chức, quản lý xã hội phù hợp với các quy luật kinh


13
tế khách quan.
Thứ tư, thể chế về sở hữu góp phần tạo lập cơ sở cho việc thực hiện lợi
ích của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
2.2.3. Đặc trưng thể chế sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam
Thứ nhất, có sự đan xen đa dạng của nhiều hình thức thể chế, vừa thống
nhất lại vừa có mâu thuẫn. Có bộ phận thể chế do các cơ quan nhà nước xác lập.
Có bộ phận thể chế được hình thành tự phát trong cộng đồng xã hội. Những hình
thức thể chế tự phát khơng chính thức đó nhiều khi mâu thuẫn, xung đột với các
thể chế chính thức. Xét về tính thống nhất, các loại hình thể chế đều cùng phát
huy tác dụng trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng
vận động trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế quá độ lên xã hội chủ
nghĩa. Do đó, dù phạm vi áp dụng khác nhau, chủ thể điều chỉnh khác nhau, song
thể chế sở hữu dù dưới hình thái nào cũng đều nhằm mục tiêu hướng tới sự ổn
định và phát triển của các quan hệ kinh tế.
Ngồi ra, xét riêng hình thức thể chế sở hữu do nhà nước xác lập, do sự biến
đổi không ngừng của các quan hệ kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam, nên trong bản thân loại hình thể chế này cũng chứa đựng những mâu
thuẫn. Hiện tượng các văn bản, quy định, điều luật này mâu thuẫn, chồng chéo với
các điều luật khác chính là biểu hiện cụ thể của hiện tượng này. Nguyên nhân có

nhiều, song chủ yếu là do chúng ta vừa phải hoàn thiện, vừa phải thực thi thể chế
sở hữu, thậm chí chưa thực thi đã trở nên lạc hậu.
Thứ hai, thể chế sở hữu phản ánh đặc trưng của thể chế nền kinh tế
chuyển đổi. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta
đang tích cực hồn thiện, trên thực tế, là kết quả của sự đổi mới, chuyển đổi từ
nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa, bao cấp tập trung cao độ trong
giai đoạn trước Đổi mới sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Do
đó, xét về thực tế, cịn những di sản thể chế sở hữu trong nền kinh tế vận hành
theo cơ chế cũ để lại. Trong đó, tất yếu có những nguyên tắc, quy định còn phù


14
hợp, nhưng phần nhiều các quy định ràng buộc cần phải được thay thế song
chưa được thay thế phù hợp nên còn ảnh hưởng tới tư duy, cách thức xây dựng
thể chế sở hữu hiện nay.
Thứ ba, thể chế sở hữu hiện nay ở Việt Nam mang đặc trưng của nền kinh
tế chậm phát triển trong khi thực hiện hội nhập với thế giới có trình độ phát
triển cao hơn. Xét về thực tế, rõ ràng, trình độ phát triển của Việt Nam hiện nay
mới thuộc nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp. “Hồn thiện thể chế; đổi
mới mơ hình tăng trưởng cơ cấu lại nền kinh tế; cơng nghiệp hố hiện đại hóa
cịn chậm, chưa tạo được chuyển biến căn bản về mơ hình tăng trưởng; năng
suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao” 11. Trong
khi đó, bối cảnh hội nhập thế giới yêu cầu chúng ta tham gia ngày càng tích cực
vào các hoạt động của nền kinh tế thế giới với sự đại diện của nhiều nền kinh tế
phát triển nhất, với những hệ thống thể chế sở hữu được hoàn thiện hàng trăm
năm kinh tế thị trường. Cho nên, đòi hỏi Việt Nam tất yếu phải vừa hoàn thiện
vừa thực thi thể chế sở hữu trong nước trong hệ quy chiếu của thể chế sở hữu
các quốc gia phát triển. Hiện thực này tạo ra sự giao thoa, bổ khuyết, cũng đồng
thời là ảnh hưởng làm cho hệ thống thể chế sở hữu của Việt Nam vừa ln hiện
đại hóa đồng thời vừa ln bị lạc hậu.

3. Thực trạng hoàn thiện thể chế sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam
3.1. Thành tựu, kết quả
Thứ nhất, xét về chủ thể bộ máy lãnh đạo, quản trị đất nước đã chuyển đổi
thành công tư duy về sở hữu trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch
hóa tập trung sang tư duy về sở hữu trong điều kiện nền kinh tế vận hành theo
cơ chế thị trường.
Trở lại lịch sử phát triển đất nước những năm trước Đổi mới, trong điều kiện
nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, với tư duy chủ quan, duy
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021,
trang 80.
11


15
ý chí, đường lối lãnh đạo của Đảng đã chủ trương xác lập thể chế về công hữu đơn
điệu với hai hình thức sở hữu tồn dân và tập thể một cách nóng vội. Hệ quả là,
theo thời gian, thể chế về sở hữu được thiết lập theo cách như vậy đã khơng phù
hợp với trình độ lực lượng sản xuất của đất nước, làm suy giảm động lực phát triển
và dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng.
Bước sang thời kỳ Đổi mới, với phương châm giải phóng tối đa sức sản
xuất, thực hiện vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, tư duy kinh tế mà
trước hết là tư duy về sở hữu đã từng bước được đổi mới. Những thí điểm đầu
tiên về khốn 100, tiến đến khốn 10 trong nơng nghiệp; cơ chế kế hoạch ba tự
chủ trong sản xuất công nghiệp... là những bước dò dẫm đầu tiên nhưng đúng
hướng khẳng định sự chuyển dần tư duy về sở hữu từng bước bắt nhịp với cơ
chế kinh tế mới.
Đến nay, sau hơn ba thập kỷ, tư duy thừa nhận sự tồn tại khách quan của
nhiều hình thức sở hữu trong thời kỳ quá độ lên xã hội xã hội chủ nghĩa từ một
nước nông nghiệp lạc hậu đã đứng vững và từng bước được tiếp tục đổi mới phù

hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Việc chuyển đổi thành công tư duy về sở hữu mà không đẩy nền kinh tế rơi
vào hoảng loạn và sụp đổ là một thành tựu mang tầm vóc lịch sử của Việt Nam
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực tế cho thấy, trong quá trình chuyển đổi tư duy
phát triển này, nhiều quốc gia đã không thành công, khủng hoảng nghiêm trọng về
kinh tế, kéo theo sự sụp đổ chế độ và mất vai trò của đảng cầm quyền. Bài học đó
của các đảng Cộng sản trên thế giới càng khẳng định tính chất cách mạng thành
công trong đổi mới tư duy Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ hai, thể chế xác lập quyền sở hữu, cấu trúc quyền sở hữu tài sản của
các chủ thể trong xã hội đã được hình thành cơ bản đồng bộ.
Nhằm thể chế hóa những nguyên tắc trong văn kiện Đại hội VI, khơng lâu
sau đó, dựa vào thành tựu tổng kết bước đầu những thí điểm thành cơng về vận
hành cơ chế kinh tế mới, Hiến pháp 1992 được ban hành, trong đó ghi nhận


16
quyền sở hữu tài sản là quyền cơ bản của công dân. Trên cơ sở Hiến pháp, bộ luật
dân sự 1995 được ban hành, trong đó quy định cụ thể về xác lập quyền sở hữu,
nội hàm cấu trúc quyền sở hữu được chỉ rõ và khơng ngừng được hồn thiện
trong các bộ luật dân sự 2005, 2015 sửa đổi cùng hệ thống các văn bản pháp quy
giải thích và áp dụng luật. Theo đó, nội hàm của quyền sở hữu từ chỗ rất chưa rõ
trong tư duy cũ thì đến các bộ luật này đã được chỉ rõ bao gồm một tập hợp quyền
như quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Với mỗi nội dung quyền
đó lại được thể chế hóa chi tiết theo tính quy luật phát sinh trong các quan hệ xã
hội. Đặc biệt quan trọng hơn, từ chỗ nhận thức được có sự tách biệt giữa các hệ
quyền nêu trên mà đã tạo tiền đề để xác định cơ chế sử dụng các quyền đó ứng
với mỗi chủ thể trong xã hội. Đây là thành tựu rất nổi bật về thể chế xác lập quyền
sở hữu và cấu trúc quyền sở hữu trong thời kỳ Đổi mới của Việt Nam.
Thứ ba, thể chế phân định các hình thức sở hữu từng bước được cụ thể
hóa theo tiến trình phát triển của xã hội

Đi liền với hệ thống nguyên tắc, chính sách, luật pháp về xác lập quyền,
thể chế phân định và bảo hộ các hình thức sở hữu từng bước được làm rõ và
phản ngày càng rõ bản chất pháp lý và bản chất kinh tế của sở hữu trong điều
kiện nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường hơn. Từ chỗ trong tư duy cũng
như trong triển khai áp dụng thực tế đời sống xã hội chỉ có hai hình thức sở hữu
là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, hơn thế nội hàm sở hữu toàn dân cũng
chưa rõ thì đến nay, sau một bước tiến dài, thể chế phân định hình thức sở hữu
của Việt Nam được cụ thể hóa. Theo đó, các hình thức sở hữu ở Việt Nam được
chỉ rõ trong bộ luật dân sự (2005, 2015) bao gồm: Sở hữu Nhà; Sở hữu tập thể ;
Sở hữu tư nhân; Sở hữu chung; Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội; Sở hữu của tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội nghề nghiệp.
Như vậy, theo tiến trình phát triển và quá trình dân chủ hóa xã hội, từ chỗ
các hình thức sở hữu được quy định giản đơn, không rõ chủ thể, đến nay, các hình
thức sở hữu đã bao hàm và cụ thể đến hầu hết các chủ thể trong xã hội: cá nhân, tổ


17
chức, nhà đầu tư nước ngoài (trong sở hữu chung). Đây là bước phát triển về thể
chế sở hữu trong thời kỳ Đổi mới gắn với hội nhập quốc tế.
Thứ tư, thể chế bảo hộ quyền sở hữu, các đối tượng sở hữu, rành mạch
giữa nội dung pháp lý và nội dung kinh tế của sở hữu dần được chi tiết theo xu
hướng phát triển của nền kinh tế thị trường và triển khai áp dụng thực tế trong
đời sống xã hội.
Q trình hồn thiện thể chế về sở hữu cịn thể hiện ở khía cạnh đã phân biệt
được nội dung pháp lý và nội dung kinh tế của sở hữu. Nếu như những năm đầu
của thời kỳ Đổi mới, tư duy về sở hữu và theo đó là việc áp dụng trong đời sống
thực tiễn cơ bản dừng lại ở khía cạnh pháp lý, chưa chú ý thỏa đáng tới nội dung
kinh tế của sở hữu thì đến nay, thông qua hệ thống các nguyên tắc trong đường lối
lãnh đạo của Đảng cũng như những chính sách như chính sách về đất đai, về phân
phối thu nhập... và luật pháp về sở hữu cho thấy, đi liền với nội dung pháp lý là

từng bước chú ý thỏa đáng tới nội dung kinh tế - lợi ích của sở hữu. Hình thức biểu
hiện của sự tiến bộ này là các quy định về bảo hộ quyền sở hữu. Điều này được ghi
nhận ngay từ Hiến pháp, quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ.
Cụ thể hơn, các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu cũng đã được chỉ ra. Chẳng hạn,
theo Luật dân sự 2015 sửa đổi quy định: “Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối
với tài sản có quyền u cầu Tịa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc
người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở
trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu
bồi thường thiệt hại”12.
Thứ năm, bộ máy, các thiết chế thực thi việc giải quyết các quan hệ lợi ích
liên quan đến sở hữu tài sản của các chủ thể trong xã hội đã hình thành một cách
cơ bản và đang phát huy tốt vai trò của các thiết chế trong nền kinh tế vận hành
theo cơ chế thị trường.
Cùng với việc xây dựng các nguyên tắc, ban hành các chính sách, luật
pháp về sở hữu, trong ba thập kỷ Đổi mới vừa qua, các tổ chức, cơ quan chức
12

Khoản 2, Điều 164, Bộ luật Dân sự 2015.


18
năng liên quan trực tiếp đến để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lợi
ích liên quan đến sở hữu cũng được thành lập mới, tổ chức sắp xếp lại, bổ sung,
điều chỉnh chức năng theo hướng thuận lợi hóa cho q trình thực hiện quyền sở
hữu của cá nhân, tổ chức; hệ thống các cơ quan tư pháp về sở hữu: tòa dân sự,
tòa kinh tế; các cơ quan hành pháp về xác lập, điều chỉnh quyền sở hữu: nhà đất,
cơng chứng… được kiện tồn và xã hội hóa thực hiện.
Qua 35 năm đổi mới, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân và
tồn qn ta cơng cuộc đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn và
có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ

tương đối cao trong suốt 35 năm qua với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7%
mỗi năm. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỷ đô
la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình
quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD; Việt Nam đã ra khỏi
nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008.
Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay Việt Nam không
những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu
gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Công nghiệp phát triển khá
nhanh, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng
85% GDP. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540 tỷ
USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối tăng
mạnh, đạt 100 tỷ USD vào năm 2020.
Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đăng ký đạt gần 395 tỷ USD vào cuối năm
2020. Về cơ cấu nền kinh tế xét trên phương diện quan hệ sở hữu, tổng sản
phẩm quốc nội của Việt Nam hiện nay gồm khoảng 27% từ kinh tế nhà nước,
4% từ kinh tế tập thể, 30% từ kinh tế hộ, 10% từ kinh tế tư nhân trong nước và
20% từ khu vực có vốn đầu tư nước ngồi.
Tỷ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%; giảm từ 58% năm
1993 xuống còn 5,8% năm 2016 theo chuẩn nghèo của Chính phủ và dưới 3%


19
năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều (tiêu chí cao hơn trước)....” 13
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định và nhấn
mạnh: “Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát
triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. Với tất cả sự
khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ
đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. 14
3.2. Hạn chế, khuyết điểm
Một là, chính sách và quy định về nghĩa vụ và giới hạn thực hiện quyền

đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai đối với chủ thể là Nhà nước và công
chức nhà nước trong thực hiện quyền lực nhà nước là chưa rõ, còn chồng chéo,
chưa minh bạch thực sự.
Hai là, thể chế quy định về việc sử dụng nguồn lực tài chính thu được từ
q trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cho thuê đất với tư cách Nhà nước
chỉ là đại diện chủ sở hữu của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam còn
chưa minh bạch.
Ba là, thể chế quy định về trách nhiệm giải trình của các chủ thể thực thi
công chức công vụ trong các cơ quan đại diện quyền sở hữu Nhà nước tại doanh
nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước chưa được hoàn thiện, kém hiệu quả, tạo kẽ hở
cho tham nhũng, lãng phí, nhóm lợi ích phát triển gây méo mó các quan hệ thị
trường. Đây là những khiếm khuyết căn bản trong hệ thống thể chế về sở hữu ở
Việt Nam xét từ yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường, những khiếm khuyết này
nếu khơng được sớm hồn thiện sẽ tiếp tục gây ra những hệ luỵ khó lường về kinh
tế cũng như chính trị - xã hội trong những năm tới.
II. YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỂ CHẾ SỞ HỮU
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1. Yêu cầu hoàn thiện thể chế sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ
Nguyễn Phú Trọng "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam" Ngày 16/5/2021
14 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nhà xuất bản chính trị quốc
gia Sự thật, Hà Nội, 2021, trang 25.
13


20
nghĩa xã hội ở Việt Nam
Đại hội XII xác định: tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các
thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. Nội hàm của yêu cầu này là phải

thực hiện thể chế hóa quyền tài sản (bao gồm quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền
định đoạt và hưởng lợi từ sử dụng tài sản) của Nhà nước, tổ chức và các nhân đã
được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Bảo đảm công khai, minh bạch về nghĩa
vụ và trách nhiệm trong thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ công để quyền tài
sản được giao dịch thông suốt. Bảo đảm quyền quản lý, thu lợi của Nhà nước đối với
tài sản công15.
Xuất phát từ yêu cầu tổng quát nêu trên, để góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời gian tới, việc hoàn
thiện thể chế về sở hữu phải đáp ứng những yêu cầu cụ thể như sau:
Một là, yêu cầu về giải phóng sức sản xuất, trước hết là giải phóng mọi
nguồn lực của xã hội để thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng suất lao động
xã hội. Việc xác lập và hoàn thiện thể chế về sở hữu phải là quá trình thống
nhất biện chứng vấn đề có tính hai mặt, một mặt thể chế về sở hữu phải đảm bảo
từng bước hoàn thiện bản thân các cấu trúc quyền của sở hữu và các phương
thức thực hiện lợi ích từ quyền sở hữu đó để tiến tới hình thành quan hệ sản xuất
tiến bộ; mặt khác, việc xác lập thể chế về sở hữu phải hướng tới điểm mấu chốt
chính là giải phóng sức sản xuất. Thông qua thể chế về sở hữu để thiết lập nên
các thể chế kinh tế khác thuộc phạm trù quan hệ sản xuất như quan hệ tổ chức
sản xuất và quan hệ phân phối mà các quan hệ này phải đảm bảo đúng tính định
hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường. Tính định hướng xã
hội chủ nghĩa trước hết phải thể hiện ở tinh thần vì lợi ích của nhân dân lao động
chân chính.
Hai là, yêu cầu về đảm bảo tính đa dạng một cách lâu dài của các hình
thức sở hữu. Đảm bảo tính đa dạng, ổn định, lâu dài của các hình thức sở hữu
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật,
Hà Nội, 2016, tr. 104-105.
15




×