Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ MĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.78 KB, 23 trang )

KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ MĂNG
Chuẩn bị cá bố mẹ và cho đẻ
{ Cá bố mẹ cỡ 3 – 5 kg, tuổi từ 4 – 5+, được nuôi vỗ trong lồng hay bể
xi măng.
{ Khi cá thành thục sinh dục kích thước trứng trên 0,6 mm thì sẵn
sàng tiêm hormon cho đẻ, cá đực thì vuốt lườn bụng có sẹ trắng đục
chảy ra.
{ Cá được tiêm hormone với liều lượng là 10 mg não thùy thể kết hợp
với 1000 IU HCG/kg cá cái đối với liều sơ bộ và 10mg não thùy kết
hợp với 2.000 IU HCG/kg cá cái đối với liều quyết định.
{ Cá đực tiêm liều = ½ cá cái và tiêm 1 lần cùng lần quyết định của cá
cái. Sau thời gian tiêm liều quyết định 12 – 24 giờ cá sẽ đẻ.
{ Trứng sau khi vớt được vệ sinh và rửa sạch, định lượng trước khi
đưa sang bểấp.
Kỹ thuật ương nuôi cá bột lên cỡ 2 – 3 cm
Chuẩn bị bể ương và mật độ thả:
{ Trứng sau khi thu đưa vào bểấp 200 lít đã chuẩn bị sẵn nước
biển lọc, độ mặn 32 – 34 ppt, nhiệt độ 25 -30 oC, sục khí vừa để
tránh trứng bị chìm. Sau khoảng 20 – 25 giờ trứng nở ra cá bột.
{ Bể ương thể tích từ 5 – 15 m3, vệ sinh, lắp hệ thống cấp khí, đèn
chiếu sáng và cấp nước biển lọc sạch.
{ Sau 1 ngày thì ta thu cá bột chuyển sang bể ương thể tích từ 2 –
10 m3 có điều kiện môi trường như bểấp thả với mật độ 20 – 30
con/L.
Quản lý và chăm sóc:
{ Trong ương cá măng tảo được duy trì trong suốt 20 ngày đầu để ổn
định môi trường và là nguồn thức ăn cho luân trùng, các loại tảo
thường dùng là Isochrrysis, Nannochloropsis sp, Tetraselmis sp.
{ Luân trùng được cho ăn từ ngày thứ 3 sau khi nở đến 20 ngày tuổi,
mật độ từ 10 – 20 cá thể/mL.
{ Ấu trùng Artemia được bổ sung từ ngày 15 trở đi với mật độ từ 1 –


3 cá thể/mL.
{ Thức ăn tổng hợp có độ đạm trên 40%, giàu acid béo không no
cho ăn từ ngày thứ 10 trở đi góp phần giảm chi phí sản xuất.
{ Trong quá trình ương tùy thuộc mức độ dơ của đáy bể và môi
trường nước mà có chế độ siphon, thay nước, lượng nước thay
khoảng 30 - 50%. Độ mặn được giảm dần từ 32 – 34 ppt xuống
28ppt bắt đầu từ ngày thứ 5.
{ Sau 25 ngày ương cá bột đạt chiều dài 2 – 3 cm thì chuyển sang
ương lên cỡ giống lớn hơn trong ao đất.
Phương pháp vớtgiống cá măng ngoài tự nhiên
Khu vực có cá măng bột phân bố:
{ Cá măng bột cỡ 1 – 2 cm thường phân bốởnhững nơi ít sóng gió thuộc
vũng vịnh, đầm phá, vùng triều, cửa sông, ven rừng ngập mặn.
{ Ở Việt Nam các khu vực có nhiều cá măng bột phân bố là từ Bình Định –
Bình Thuận như:
- Đầm Thị Nại (Bình Định).
- Đầm Ô Loan (Phú Yên).
- Đầm Nha Phu, đầm Thủy Triều (Khánh Hòa).
- Đầm Nại (Ninh Thuận).
{ Mùa vụ xuất hiện nhiều cá măng bột là từ tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 9
đến tháng 10 khi có những cơn mua đầu mùa xuất hiện.
{ Dụng cụ vớt giống:
-Trủ mùng
-Vợt tam giác
-Chà
{ Cá sau khi vớt được phân lập.
{ Gom giữ và nuôi tạm.
{ Chuyển về ương thành giống
lớn.
KỸ THUẬT SẢN XUẤT GiỐNG VÀ NUÔI CÁ NGỰA

Chuẩn bị cá bố mẹ và cho đẻ:
{ Nguồn cá bố mẹ thu từ tự nhiên hoặc cá thương phẩm
nuôi trong bể xi măng.
{ Cá bố mẹ được chọn phải khỏe mạnh, không bị xây
sát, cá đực có túi ấp hoàn chỉnh, kích thước cá bố mẹ
trên 130 mm.
{ Cá bố mẹ được nuôi vỗ trong bể xi măng thể tích 4 –
10 m3, vệ sinh, thả vật bám, cấp nước biển lọc sạch có
độ mặn 30 – 34 ppt và duy trì sục khí liên tục.
{ Cá bố mẹ thả nuôi với mật độ 10 - 20 con/m3, tỷ lệ
đực cái là 1:1 hoặc 2:1.
{ Cho cá ăn Artemia trưởng thành, các loại tôm nhỏ còn sống và chỉ
cho ăn ban ngày, thức ăn được duy trì liên tục.
{ Theo dõi bể thường xuyên để kiểm soát lượng thức ăn.
{ Hàng ngày siphon để loại bỏ phân, thức ăn thừa.
{ Nếu nước dơ thì thay 50% nước.
•Thường xuyên theo dõi sự
phát triển tuyến sinh dục và sự
phát triển phôi đặc biệt là cá
đực.
Cho cá đẻ và nuôi lớn cá con:
{ Bể đẻ thường dùng bể xi măng thể tích 4 – 10 m3 (hoặc bể kính thể
tích 100 – 150 L) vệ sinh sạch và cấp nước biển lọc sạch.
{ Chọn cá đực mang trứng (từ tự nhiên hay nhân tạo) và thả nuôi với
mật độ 2 – 5 con/m3.
{ Sục khí được duy trì liên tục liên tục.
{ Thức ăn cho cá là copepoda trưởng thành hoặc ruốc (mysis) sống
được thả vào trong bể với mật độ 3 – 5 cá thể/L.
{ Khi cá đực đẻ xong thu cá con và loại bỏ những con yếu rồi chuyển

sang bể khác để ương.
{ Cá ngựa con được thả nuôi với mật độ 1 – 3 con/L, bể nuôi có
thể là các xô nhựa thể tích trên 100 L, bể xi măng th
ể tích 4 – 10
m3 đặt trong nhà.
{ Bể nuôi được thả vật bám, duy trì sục khí nhẹ.
{ Đảm bảo chế độ chiếu sáng 10 giờ/ngày.
{ Thức ăn: chân chèo (copepod), artemia, nhóm
chân bơi nghiêng, tôm nhỏ, ruốc đông lạnh.
{ Thức ăn giai đoạn này chủ yếu là copepoda, ấu trùng Artemia và
ruốc (mysis) đông lạnh.
{ Thời gian đầu thức ăn là copepoda, có thể bổ sung ấu trùng
Artemia, mật độ thức ăn trong bể ương duy trì từ 3 – 5 cá thể/L.
{ Sau 1,5 – 2 tháng nuôi cá đạt cỡ 4 – 5 cm thì có thể tập cho cá ăn
ruốc đông lạnh.
{ Hàng ngày si phông loại thức ăn thừa, cá chế, định kỳ 5 – 15
ngày tùy theo mức độ ô nhiễm môi trường trong bể nuôi mà thay
nước từ 40 – 100%.
{ Thời điểm thay 100% nước kết hợp tắm cho cá bằng formaline
nồng độ 100 ppm trong khoảng 2 giờ hoặc tetraciline 100 ppm
trong 1 giờ để phòng bệnh cho cá.
{ Thường xuyên kiểm tra các thông số môi trường (độ mặn, pH,
oxy, nhiệt độ, NH3-N, ) và duy trì tốt chất lượng nước.
{ Sau thời gian nuôi 2,5 tháng cá đạt cỡ 5 – 6 cm và hoàn toàn sử
dụng được ruốc đông lạnh thì có thể thu để bán hoặc chuyển
qua nuôi lớn. tỷ lệ sống trong giai đoạn này khoảng 60 – 70%.
Cá ngựagiống cỡ 5
–6 cm
Nuôi lớncángựa trong bể xi măng

{ Bể nuôi lớn cá ngựa có thể sử dụng bể xi măng có thể tích từ 4 –
100 m3, sau 1 – 1,2 m nước, bể có thể đặt trong nha hoặc ngoài
trời.
{ Đối với bể đặt ngoài trời cần phải được che bằng lưới đen ở bên
trên để hạn chế cường độ quá mạnh của ánh sáng mặt trời.
{ Nước biển lọc sạch được cấp vào bể, duy trì sục khí mạnh và thả
chà rạo làm vật bám.
{ Cá ngựa giống cỡ 5 – 6 cm, loại bỏ những con yếu và được thả
nuôi với mật độ 400 – 500 con/m3.
{ Thức ăn cho cá giai đoạn này chủ yếu là ruốc đông lạnh, cho ăn
theo nhu cầu từ 2 – 3 lần/ngày, trước khi cho ăn phải giải đông
ruốc và cho cá ăn từ từ để tránh dư thừa thức ăn.
{ Giai đoạn này nếu có thể thì bổ sung thức ăn tươi sống là Copepoda,
Artemia, Amphipoda (nhóm chân bơi nghiêng), tôm nhỏ.
{ Để hạn chế sự ô nhiễm môi trường thì cần thiết phải si phông hàng
ngày và định kỳ 2 – 3 ngày thay 40 – 50% nước.
{ Sau 10 – 15 ngày thay 100% nước kết hợp tắm cá bằng formaline
hoặc tetracilne để phòng bệnh cho cá.
{ Chế độ chiếu sáng rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
của cá, nếu nuôi trong điều kiện thiếu ánh sáng cá sẽ bị mù và
không bắt mồi và chết. Ánh sáng thích hợp là 500 – 5000 lux, thời
gian chiếu sáng khoảng 10 giờ/ngày.
{ Duy trì các thông số môi trường trong khoảng thích hợp, khi nuôi
ngoài trời thì phải thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường đặc
biệt là nhiệt độ nước.
{Sau khoảng thời
gian nuôi khoảng 5 –
6 tháng, cá đạt cỡ
trưởng thành (10 – 12
cm) thì có thể thu

hoạch hoặc chọn làm
cá bố mẹ.
Nuôi lớncángựabằng lồng trên biển
{ Lồng nuôi có thể tích từ 2 – 4 m3 (kích thước từ 1
x 2 x 1 m đến 2 x 2 x m), kích thước mắt lưới 3 –
5 mm, bên trên lồng nuôi được phủ lưới đen hoặc
xanh để hạn chế ánh sáng.
{ Lồng được đặt ở nơi nước sạch, độ mặn trên 28
ppt, nước lưu thông tốt.
{ Cá ngựa giống cỡ trên 6 cm sau khi loại bỏ những
con yếu được thả nuôi với mật độ 300 – 500
con/m3.
{ Thức ăn cho cá là ruốc hoặc tôm nhỏ đông lạnh,
ngày cho ăn 3 lần theo nhu cầu của cá.
Lồng nuôi lớncángựa
{ Định kỳ 10 – 15 ngày vệ sinh cho cá bằng bàn
chải mềm để loại sinh vật bám trên cá, và tắm
formaline nồng độ 100 ppm trong 1 giờ (lưu ý duy
trì sục khí khi tắm) để phòng bệnh.
{ Kết hợp vệ sinh cho cá để vệ sinh lưới lồng,
trường hợp lưới lồng bị sinh vật bám quá dày ảnh
hưởng đến khả năng trao đổi nước của lồng thì
tiến hành thay lưới.
{ Thường xuyên kiểm tra các thông số môi trường
để có biện pháp xử lý kịp thời, đặc biệt là sau khi
mưa.
{ Sau thời gian nuôi 4 – 5 tháng, cá đạt cỡ 10 – 12
cm thì có thể thu hoạch, tỷ lệ sống từ 50 – 60%.

×