Tải bản đầy đủ (.pdf) (251 trang)

Nghiên cứu phương án khả thi phủ sóng phát thanh đến vùng sâu vùng xa của đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 251 trang )

i
Đài Tiếng Nói Việt Nam
0o0




BáO CáO tổng kết KHOA HọC Kỹ THUậT

Đề TàI
NGHIÊN CứU PHƯƠNG áN KHả THI
PHủ SóNG PHáT THANH ĐếN VùNG SÂU
VùNG XA CủA ĐấT NƯớC




Chủ nhiệm đề tài: KS. Đào Duy Hứa

Đơn vị chủ trì:
Trung tâm ứng dụng tin học và
phát triển công nghệ phát thanh,
Đài Tiếng nói Việt Nam.


5568
11/11/2005

Hà Nội - 2005



ii
Đài Tiếng Nói Việt Nam





BáO CáO tổng kết KHOA HọC Kỹ THUậT

Đề TàI
NGHIÊN CứU PHƯƠNG áN KHả THI
PHủ SóNG PHáT THANH ĐếN VùNG SÂU
VùNG XA CủA ĐấT NƯớC




KS. Đào Duy Hứa




Hà Nội - 2005

Tài liệu này đợc chuẩn bị trên cơ sở kết quả thực hiện
Đề tài độc lập cấp Nhà nớc mã số: ĐTĐL-2003/29

MỤC LỤC

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI vi

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT, TỪ NGẮN vii
PHẦN MỞ ĐẦU ix
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHÁT THANH VIỆT NAM xviii
I. CÁC THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA xviii
II. QUAN ĐIỂM ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG VỀ BÁO CHÍ VÀ PHÁT THANH
VIỆT NAM
xxiv
III. VAI TRÒ CỦA PHÁT THANH TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ, XÂY DỰNG
VÀ ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC
xxvii
1. Sự hình thành và phát triển của Đài Tiếng nói Việt Nam xxvii
2. Ý nghĩa về sự ra đời của Đài Tiếng nói Việt Nam xxviii
3. Vai trò của Đài phát thanh trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và đổi mới
đất nước
xxix
IV. ĐẶC ĐIỂM, NĂNG LỰC PHỦ SÓNG PHÁT THANH VIỆT NAM xxxiv
1. Đặc điểm hệ thống phát thanh Tiếng nói Việt Nam xxxiv
2. Đặc điểm hệ thống phát sóng phát thanh địa phương và truyền thanh cơ
sở
…………………………………………………………………………… xl
V. KHẢO SÁT CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH BẰNG TIẾNG VIỆT VÀ
TIẾNG DÂN TỘC CỦA CÁC ĐÀI NƯỚC NGÒAI VÀO VIỆT NAM
xlv
1. Mở đầu xlv
2. Khảo sát các đài nước ngoài phát tiếng Việt và tiếng dân tộc vào Việt Nam
……………………………………………………………………………xl
vi

3. Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của các đài phát thanh có nội dung xấu . xlvii
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ PHỦ SÓNG TIẾNG NÓI VIỆT NAM l

I. XÁC ĐỊNH VÙNG PHỦ SÓNG TNVN THEO LÝ THUYẾT l
1. Những căn cứ để xác định vùng phủ sóng theo lý thuyết tính toán l
2. Xây dựng bản đồ phủ sóng phát thanh sóng trung của TNVN lvi
3. Xây dựng bản đồ phủ sóng phát thanh FM của TNVN lviii
II. XÁC ĐỊNH VÙNG PHỦ SÓNG TRÊN CƠ SỞ KẾT QUẢ ĐO CƯỜNG ĐỘ
ĐIỆN TRƯỜNG VÀ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA THÍNH GIẢ
lix
iii
1. Tiến hành đo cường độ trường lix
2. Tiến hành điều tra, lấy ý kiến nhận xét của thính giả lxv
3. Lập bản đồ hiện trạng phủ sóng TNVN lxxv
III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÙNG PHỦ SÓNG lxxix
1. So sánh sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế. lxxix
2. Phân tích, đánh giá hiệu quả và năng lực phát sóng của Đài TNVN lxxxv
3. Phân tích đánh giá những vấn đề tồn tại hiện nay xci
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHỦ SÓNG TIẾNG NÓI VIỆT NAM
xcvi
I. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN PHỦ SÓNG TIẾNG
NÓI VIỆT NAM ĐẾN CÁC VÙNG SÂU VÙNG XA
xcvi
1. Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về công tác phát thanh xcvi
2. Quan điểm phủ sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam ci
3. Những đặc trưng cơ bản của vùng sâu vùng xa cii
4. Phủ sóng phát thanh một số nước trên thế giới cxii
II. CÁC PHƯƠNG ÁN VÀ GIẢI PHÁP TỔNG THỂ PHỦ SÓNG PHÁT THANH
VÙNG SÂU VÙNG XA
cxvi
1. Các phương án điều chỉnh, sắp xếp lại hệ thống phát sóng. cxvi
2. Lựa chọn phương án đầu tư và xây dựng mới các trạm phát sóng cxviii
3. Phương án xây dựng mô hình phát thanh cấp huyện và cấp xã cxxii

4. Phương án phát triển phương tiện thu nghe cxxxi
5. Phương án phát triển số lượng người nghe đài và vấn đề phản hồi của
thính giả
cxxxv
6. Các phương án kỹ thuật truyền dẫn tín hiệu cxl
7. Giải pháp kỹ thuật và phương án quản lý và giám sát sự hoạt động của các
trạm phát lại tại vùng sâu vùng xa. cxliii
8. Các phương án quản lý khai thác hệ thống các trạm phát sóng cho vùng
sâu vùng xa
cxlvii
9. Mở rộng vùng phủ sóng Tiếng nói Việt Nam sử dụng mạng phát thanh -
truyền thanh cơ sở
cxlix
III. LẬP LUẬN CHỨNG KINH TẾ KỸ THUẬT CHO 14 TỈNH ĐẶC TRƯNG CHO
CÁC VÙNG LÕM SÓNG
cl
iv
1. Những căn cứ kỹ thuật và kinh tế để lập luận chứng cl
2. Giải pháp thực hiện cliv
KẾT LUẬN clxxviii
KIẾN NGHỊ clxxxi
PHỤ LỤC I: DANH MỤC CÁC ĐÀI PHÁT SÓNG CỦA ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
HIỆN NAY
clxxxiii
1. Các đài phát sóng trung clxxxiii
2. Các đài phát sóng FM clxxxiv
PHỤ LỤC II: CÁC TUYẾN ĐO, KHẢO SÁT CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG clxxxv
Tuyến 1 : Các tỉnh phía Tây Bắc clxxxv
Tuyến 2 : Các tỉnh phía Đông Bắc clxxxv
Tuyến 3: Các tỉnh phía bắc khu 4 và các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.clxxxvi

PHỤ LỤC III: TÍNH ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO ĐO PHÉP ĐO CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN
TRƯỜNG
clxxxvii
PHỤ LỤC IV: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA THÍNH GIẢ cxcviii
PHỤ LỤC V: QUAN HỆ GIỮA MỨC CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG ĐỐI VỚI TẦN SỐ
VÀ ĐỘ DẪN ĐIỆN CỦA ĐẤT
ccvii
PHỤ LỤC VI: KHÁI TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ CHO 01 ĐÀI PSPT FM ccviii
PHỤ LỤC VII: CÁC MÔ HÌNH TRUYỀN THANH CẤP XÃ ccx
PHỤ LỤC VIII: BẢN ĐỒ PHỦ SÓNG THEO TÍNH TOÁN LÝ THUYẾT ccxiii
PHỤ LỤC IX: BẢN ĐỒ PHỦ SÓNG THEO THỰC TẾ ĐO CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN
TRƯỜNG VÀ ĐIỀU TRA THÍNH GIẢ
ccxvii
PHỤ LỤC X: BẢN ĐỒ PHỦ SÓNG TNVN SAU ĐẦU TƯ TẠI MỘT SỐ TỈNH ccxxiii
TÀI LIỆU THAM KHẢO ccxxxix
v
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

TT Họ và Tên Chức danh, đơn vị công tác
1
Đào Duy Hứa
Kỹ sư, chuyên viên cao cấp, Phó Tổng Giám
đốc Đài Tiếng nói Việt Nam – chủ nhiệm đề tài
2
Lê Đình Đạo
Cử nhân, Phó Tổng Giám đốc
Đài Tiếng nói Việt Nam
3
Nguyễn Xuân Huy


Kỹ sư, Phó Trưởng Ban Kỹ thuật phát thanh ,
Đài TNVN
4
Phạm Văn Ly
Kỹ sư, Trưởng phòng kỹ thuật, Ban Kỹ thuật
phát thanh, Đài TNVN
5
Lê Thị Côi
Kỹ sư chính, Phó Giám đốc Trung tâm RITC,
Đài TNVN
6
Dương Đình Chiến
Kỹ sư, Giám đốc Ban Quản lý dự án phát thanh,
Đài TNVN.
7
Vũ Việt Nga

Thạc sỹ, Trưởng phòng Công nghệ Kỹ thuật
phát thanh, Trung tâm RITC, Đài TNVN.
8
Nguyễn Văn Hùng
Thạc sỹ, Phòng Công nghệ Kỹ thuật phát thanh,
Trung tâm RITC, Đài TNVN.
9
Nguyễn Thi
Kỹ sư, Phòng Đo lường kiểm chuẩn, Trung tâm
RITC, Đài TNVN.
10
Lê Đình Lam
Kỹ sư, Phòng kỹ thuật, Ban Kỹ thu

ật phát thanh,
Đài TNVN.


vi
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT, TỪ NGẮN

AM Điều chế biên độ, điều biên
FM Điều chế tần số, điều tần
PPM
(pulse position modulation)
Điều chế vị trí xung
PAM (Pulse amplitude
modulation)
Điều chế biên độ xung
PCM (Pulse code modulation) Điều chế mã xung
PM (phase Modulation) Điều pha
MW (Medium wave) Sóng trung
SW (Short wave) Sóng ngắn
VHF (Very hight frequency) Sóng cực ngắn
VSWA Hệ số sóng đứng
ITU (International
Telecommunications Union)
Liên minh Viễn thông Quốc tế, là cơ quan của
liên hợp quốc phụ trách các vấn đề về Viễn
thông
FCC (Federal
Communicatioas commission)
Uỷ ban truyền thông Liên bang Hoa Kỳ
CCIR (International Radio

Consutative Committee)
Hội đồng Tư vấn phát thanh Quốc tế
DVB (Digital video
Broardcasting )
Truyền hình quảng bá số
AWA Một loại thiết bị truyền dẫn
VOV1 Hệ chương trình phát thanh số 1 của Đài Tiếng
nói Việt Nam
- Hệ chương trình Thời sự, chính trị tổng hợp.
VOV2 Hệ chương trình phát thanh số 2 của Đài Tiếng
nói Việt Nam
- Hệ Văn hoá và đời sống xã hội
VOV3 Hệ chương trình phát thanh số 3 của Đài Tiếng
nói Việt Nam
- Hệ Âm nhạc-Thông tin-Giải trí
VOV4 Hệ chương trình phát thanh số 4 của Đài Tiếng
nói Việt Nam
-Hệ phát thanh tiếng Dân tộc
CK2 Tên Đài phát sóng phát thanh của Đài Tiếng
nói Việt Nam ở Hà Tây
VN1 Tên Đài phát sóng phát thanh của Đài Tiếng
nói Việt Nam ở Sơn Tây
VN2 Tên Đài phát sóng phát thanh của Đài Tiếng
nói Việt Nam ở Cần Thơ
VN3 Tên Đài phát sóng phát thanh của Đài Tiếng
nói Việt Nam ở Hưng Yên
TĐ Đài Tam Đảo
vii
MT Đài Mễ Trì
TDTH Truyền dẫn tín hiệu

TH Truyền hình
PT-TH Phát thanh-Truyền hình
PSPT Phát sóng phát thanh
Ban KTPT Ban Kỹ thuật phát thanh
TNVN Tiếng nói Việt Nam
THVN, VTV Truyền hình Việt Nam
Bộ VH-TT Bộ Văn hoá Thông tin
RITC Trung tâm Ứng dụng Tin học và phát triển
công nghệ phát thanh
Lớp E Là lớp khí quyển nằm trong tầng điện ly cao
khoảng 100km so với mặt đất
Lớp F Cao khoảng 200km so với mặt đất
Lớp D Là lớp nằm trong tầng bình lưu cao khoảng
60km so với mặt đất
E Ký hiệu Điện trường
H Ký hiệu Từ trường
P Ký hiệu Công suất
S/N Tỷ số tín hiệu/tạp âm
FS: (Field Strength) Cường độ trường
dBµV/m Tỉ lệ dB so với 1µV/m, là một đơn vị đo
thường sử dụng trong phép đo cường độ điện
trường.
dBi Đơn vị đo hệ số khuếch đại anten

viii
PHẦN MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI
Ở thời đại chúng ta có thể nói thông tin đóng vai trò quan trọng chưa từng có

trong lịch sử. Sự tiến bộ hay lạc hậu của một cá nhân, sự trì trệ hay phát triển của
một dân tộc, sự hưng thịnh của một quốc gia phụ thuộc không ít vào chỗ thông tin
được nhận thức và sử dụng như thế nào trong phát triển đời sống chính trị- kinh tế-
xã hội của đất nước.
Trong lĩ
nh vực thông tin, phát thanh-truyền thanh là một trong những
phương tiện thông tin đại chúng hết sức quan trọng. Do vậy, trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội 2001-2010, nhiệm vụ thông tin báo chí đã được chỉ rõ: “phát
triển và hiện đại hoá mạng thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng các sản phẩm,
dịch vụ phát thanh, truyền hình, báo chí, xuất bản. Đến năm 2010 hoàn thành công
việc phổ cập các phương tiện phát thanh, truyền hình đến mỗi gia đình ”
Để th
ực hiện chiến lược trên của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua,
Đài Tiếng nói Việt Nam đã triển khai nhiều công việc nhằm cải thiện một bước
công tác truyền dẫn và phủ sóng phát thanh trên lãnh thổ Việt Nam và nâng cao chất
lượng phát sóng các chương trình phát thanh đối ngoại. Nhờ đó, phát thanh Việt
Nam đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đồng thời
hạn chế, làm thấ
t bại âm mưu phá hoại cách mạng Việt Nam bằng các làn sóng đen
độc hại mà các thế lực phản động, thù địch quốc tế đang ngày đêm phát vào Việt
Nam.
Qua tổng kết kinh nghiệm không chỉ của nước ta, mà của nhiều nước trên thế
giới trong mấy chục năm qua, một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng và không
thể thiếu vắng của hệ thống phát thanh trong đời sống chính trị-kinh t
ế-xã hội của
nước ta, bởi lẽ:
- Đây là phương tiện thông tin có sức quảng bá mạnh mẽ và hiệu quả thiết
thực nhất trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước đến với người dân; là diễn đàn để phản ánh tâm tư, nguyên vọng chính
đáng của nhân dân đối với Đảng.

- Đối với Việt Nam, một đất nước còn nghèo, hơn 70% dân s
ố sống ở nông
thôn, vùng xa xôi hẻo lánh; trong khi các các phương tiện thông tin khác còn hết
ix
sức hạn chế, thì phát thanh là phương tiện thông tin đại chúng hữu hiệu nhất để
nâng cao dân trí, góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định an ninh chính trị và phát
triển đất nước.
- Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng, đã và đang đem lại nhiều thành
quả đáng khích lệ thì các thế lực thù địch càng tăng cường chống phá. Hiện nay,
hàng ngày có 52 Đài Phát thanh nước ngoài có chương trình tiếng Việt hướng vào
Việ
t Nam. Nhiều chương trình có nội dung xấu, xuyên tạc đường lối, chính sách
của Đảng ta, gây tâm lý hoang mang dao động trong nhân dân, đặc biệt là đối với
đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Gần 60 năm tồn tại và phát triển, mặc dù có nhiều cố gắng trong việc phủ
sóng phát thanh Quốc gia, nhưng khách quan mà đánh giá, hiện tại sóng của Đài
Tiếng nói Việt Nam ở các vùng sâu, vùng xa, hải đảo đặc biệt là vùng núi.
Để thực hiện mục tiêu đến n
ăm 2010, phủ sóng phát thanh 97% dân số cả
nước, ổn định cả ngày lẫn đêm. Đây là một việc lớn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng,
bởi vì những vùng chưa phủ được sóng chủ yếu là những vùng dân cư thưa thớt, địa
hình phức tạp, cơ sở hạ tầng rất hạn chế. Phủ sóng tốt những vùng đó là yêu cầu bức
xúc song cũng vô cùng khó khăn và tố
n kém.
Từ trước đến nay, mặc dù chúng ta đã thu thập nhiều số liệu, bước đầu khảo
sát đánh giá về vùng phủ sóng phát thanh TNVN, nhưng chưa có một công trình
nghiên cứu có tính khoa học, tổng thể và toàn diện đánh giá đúng thực trạng tình
hình và năng lực phát sóng hiện có, đặc biệt chưa có một giải pháp tổng thể về phủ
sóng phát thanh Việt Nam cho các vùng còn bị lõm sóng.
Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài “ Nghiên cứu ph

ương án khả thi phủ
sóng phát thanh đến vùng sâu, vùng xa của đất nước” là hết sức cần thiết, phù hợp
với quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, góp phần nâng cao
dân trí, thúc đẩy kinh tế- xã hội, ổn định chính trị vùng sâu, vùng xa.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Trên cơ sở nhiệm vụ đề ra, mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là:
- Khảo sát và đánh giá thực trạng phủ sóng Tiế
ng nói Việt Nam hiện
nay, xác định những vùng lõm sóng Tiếng nói Việt Nam.
x
- Lập luận chứng và những giải pháp khả thi để phủ sóng những vùng
sâu vùng xa của đất nước.

III. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC VÀ TRONG
NƯỚC
1. Ngoài nước
Trên thực tế, việc phủ sóng phát thanh đã được các nhà hoạch định chiến
lược của các nước quan tâm từ rất sớm, từ khi sóng vô tuyến được ứng dụng trong
lĩnh vực truyền tin và thông tin đại chúng . Phụ thuộc vào điều kiệ
n kinh tế-xã hội,
phân bố địa lý và chiến lược phát triển về thông tin, mà mỗi nước tự chọn cho mình
một phương pháp thực hiện phù hợp. Hiện nay tại nhiều quốc gia trên thế giới, phát
thanh không còn là lĩnh vực độc quyền của Nhà nước, mà có sự tham gia của các
đài phát thanh tư nhân. Chúng ta sẽ điểm qua một vài nét cơ bản về tình hình nghiên
cứu và phủ sóng phát thanh của một vài nước tiêu biểu.
Tại Nhậ
t Bản phát thanh được bắt đầu vào năm 1923. Ngay từ khi ra đời
người nghe đài phải trả phí hàng năm. Nhờ chính sách hỗ trợ và đẩy mạnh thị

trường máy thu của Chính phủ mà ngày nay 49 triệu hộ gia đình của Nhật Bản có
khoảng 120 triệu máy thu thanh. Cùng với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số,
hiện nay ngoài phát thanh theo phương thức analog, công nghệ phát thanh kỹ thuật
số đã được ứng dụng nhiều nước trên thế giới. Tháng 4 năm 1999, tại 11 vùng của
Nhật Bản đã tiến hành kiểm tra toàn diện để đánh giá khả năng thực hiện của hệ
thống ISDB-T. ISDB-T là một công nghệ trong lĩnh vực phát sóng cho cả truyền
hình và phát thanh số với khả năng phát cả băng thông rộng lẫn băng thông hẹp.
Những kiểm tra này bao gồm: phát số liệu phát thanh, truyền hình, các dịch vụ khẩn
cấ
p và đa phương tiện di động, truyền hình trả tiền, và các dịch vụ theo yêu cầu
khác. Các kết quả kiểm tra sẽ được sử dụng khi ISDB-T đi vào hoạt động thường
xuyên ở 3 khu vực chính Tokyo, Nagoya, và Osaka vào năm 2005. Vào năm 2006,
ISDB-T sẽ phủ sóng toàn bộ Nhật Bản.
Hiệp hội ủng hộ phát thanh số, tổ chức được cấp giấy phép phát sóng, đã
phát thử nghiệm phát thanh số ở Nhật Bản vào 10 tháng 10 nă
m 2003 trên băng III
của dải tần VHF. Vùng phủ sóng hiện nay bao gồm Tokyo và Osaka. Việc phát thử
nghiệm sẽ tiến hành cho tới tận năm 2011, khi việc chuyển sang phát truyền hình số
xi
đã hoàn tất. DRP là một liên doanh được thiết lập giữa NHK và các đài phát thanh
thương mại khác. Tháng hai năm 2004, NHK đã đưa ra dịch vụ dự báo thời tiết theo
nhiều ngôn ngữ. Dịch vụ phát thanh này được dựa trên cơ sở một hệ thống tự động
dịch và đọc dữ liệu về thời tiết theo tiếng Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh và Trung
Quốc.
Tầm nhìn 1, là một nhà cung cấp thiết bị
liên lạc và dịch vụ phát thanh vệ
tinh, chào hàng chương trình vệ tinh số trả tiền ở trên kênh "Sky Perfect TV", dịch
vụ điện thoại tế bào Tu-Ka số, và liên lạc vô tuyến tới tất cả khách hàng Nhật Bản
từ ngày 1 tháng 2 năm 2002. Chương trình Sky Perfect TV cung cấp hơn 194 kênh
truyền hình và 106 kênh phát thanh số, bao gồm 130 kênh truyền hình và 100 trạm

phát thanh số qua kênh Sky Perfect TV.
Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới với mạng phát thanh được phân
cấp giống như
ở Việt Nam: Trung ương và địa phương. Mạng phát thanh Trung
ương không phủ hết 100% dân số, do vậy mạng phát thanh địa phương có nhiệm vụ
hỗ trợ cho mảng Trung ương. Các đài địa phương có nhiệm vụ tiếp phát các chương
trình phát thanh Trung ương và tự cân đối kinh phí.
Đối với Đài phát thanh Thụy Điển (SR), kể từ khi các chương trình phát
thanh được phát thường lệ vào năm 1925, và sau này có thêm truyền hình đều do
một doanh nghiệp độc quy
ền điều hành. Nói là độc quyền nhưng mọi hoạt động của
doanh nghiệp phải tuân thủ sự chỉ đạo của Nhà nước, cụ thể là phải thực hiện theo
những quy định của luật phát thanh và truyền hình Thụy Điển. Từ năm 1993, luật
pháp Thụy Điển cho phép tư nhân hoá các đài phát thanh thương mại địa phương.
Hiện nay đài phát thanh Thụy Điển có 32 kênh phát thanh, trong đ
ó 6 kênh
quốc gia và 26 kênh địa phương với thời lượng phát sóng 122.000 giờ/năm. Về phát
sóng, SR có 4 mạng FM quốc gia. FM1, FM2 và FM3 đã phủ sóng toàn quốc. Mạng
FM4 phân chia cho 25 đài địa phương. Các mạng FM này được phát ở 54 trạm FM
chính và 107 trạm phụ trợ khác. Phát thanh số được bắt đầu thực hiện từ năm 1995
trên hệ thống máy phát FM, hiện đã phủ sóng được 85% dân số và đang được mở
rộng.
xii
2. Việt Nam
Ở trong nước, Đài Tiếng nói Việt Nam là Đài phát thanh quốc gia được
thành lập vào ngày 7/9/1945, nhưng đến năm 1994 Đài mới xây dựng được quy
hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh Việt Nam giai đoạn 1995-2000 và sau năm
2000. Quy hoạch này đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số
796/TTg ngày 24 tháng 12 năm 1994 với mục tiêu đề ra cho giai đoạn 1995-2000,
95% dân số trong nước nghe ổn định các chương trình phát thanh Quốc gia trong

đó
có chương trình tiếng các dân tộc
Năm 2002, Đài Tiếng nói Việt Nam đã xây dựng Chiến lược phát triển phát
thanh Việt Nam đến 2010 và sau 2010 với mục tiêu là đến 2010, 97% dân số Việt
Nam thu tốt sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam, tiến tới phủ sóng cả nước vào những
năm tiếp theo. Cũng trong năm 2002 Đài Tiếng nói Việt Nam đã triển khai đề tài
cấp Bộ “ xây dựng tiêu chuẩn mức cường độ
trường sóng phát thanh Việt Nam”,
làm chuẩn cho việc xác định vùng phủ sóng Tiếng nói Việt Nam. Do điều kiện kinh
phí, nên trong khuôn khổ của đề tài chỉ tiến hành đo đạc cường độ trường tại các
vùng phủ sóng tốt thuộc miền trung du, đồng bằng mà chưa có điều kiện thực ở các
vùng sâu, vùng xa của đất nước.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KỸ THUẬT SỬ DỤNG

Đề tài “Nghiên cứu phương án khả
thi phủ sóng phát thanh đến vùng sâu,
vùng xa của đất nước” là một đề tài khoa học có tính chính trị-xã hội cao, do vậy
đối tượng nghiên cứu hết sức rộng và đặc trưng, liên quan đến nhiều lĩnh vực mà
không giới hạn trong lĩnh vực truyền dẫn phát sóng. Để có thể đưa ra được các
phương án phủ sóng vùng sâu, vùng xa mang tính khoa học, khả thi, nhóm nghiên
cứu phải nghiên cứu sâu về các khái niệm như: vùng phủ sóng, vùng lõm, vùng sâu,
vùng xa. Năng lực phủ sóng c
ủa Đài Tiếng nói Việt Nam, của các đài PT-TH địa
phương. Phải xây dựng được bản đồ phủ sóng Tiếng nói Việt Nam đối với phương
thức truyền sóng bằng sóng trung ( MW), sóng ngắn ( SW) và sóng cực ngắn ( FM).
Đo cường độ điện trường từng sóng kết hợp với điều tra thính giả. Không những
vậy đối tượng nghiên cứu còn bao gồm cả đặc điểm địa lý,
địa hình, phân bổ dân cư
, đặc điểm về kinh tế xã hội, văn hoá, tập quán thu nhận thông tin, phương tiện thu

xiii
nghe của người dân ở các vùng sâu, vùng xa. Trên cơ sở những nghiên cứu mang
tính tổng hợp đó cần so sánh, đánh giá sự khác biệt giữa lý thuyết tính toán với thực
tế, phân tích nguyên nhân và cách khắc phục.
Đề tài liên quan đến nhiều đối tượng nghiên cứu bởi xuất phát từ đặc điểm
hết sức đặc trưng của kinh tế-xã hội nước ta nói chung và vai trò, vị trí của phát
thanh Việt Nam đối với vùng sâu vùng xa của đấ
t nước nói riêng. Đặc điểm này
được biểu hiện trước hết ở xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam còn quá thấp so
với thế giới, do vậy mức sống của nhân dân ta, đặc biệt là của đồng bào các dân tộc
thiểu số rất thấp. Những tỉnh có đồng bào thiểu số sinh sống phần lớn là những tỉnh
nghèo, kinh tế chậm phát triển. Theo thống kê củ
a Bộ Lao động Thương binh Xã
hội thì 90% người nghèo tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên và
duyên hải miền Trung. Bà con các dân tộc thiểu số thường sinh sống ở những vùng
địa bàn phức tạp, hiểm trở, điều kiện giao thông đi lại khó khăn, nhiều nơi không có
đường xe ô tô và chỉ đi ngựa hoặc đi bộ, nên cuộc sống của đồng bào những vùng
này gần như tách biệt với sự
sôi động của cả nước, họ chưa có điều kiện để nâng
cao dân trí, mức hưởng thụ văn hoá còn khoảng cách rất xa so với các vùng đồng
bằng.
Một đặc điểm khác cần lưu ý là hiện nay các Đài PT-TH thuộc các tỉnh miền
núi, vùng sâu vùng xa, ngoài chương trình phát thanh tiếng phổ thông, họ lại phải
thực hiện thêm chương trình phát thanh tiếng các dân tộc ít người, nguồn thu quảng
cáo hàng năm rất ít, nên không có đi
ều kiện để đầu tư trang thiết bị, đào tạo đội ngũ.
Bên cạnh đó kinh phí cho sự nghiệp phát thanh hàng năm được cấp theo đầu người,
trong khi dân số các tỉnh này lại hết sức ít, sống rải rác trên địa bàn rộng, địa hình
phức tạp, hết sức trở ngại cho việc phủ sóng phát thanh. Chính từ thực tế đó,
phương pháp nghiên cứu của đề tài là :

- Sử dụng ph
ần mềm chuyên dụng để tính toán xác định vùng phủ sóng .
-Dựa trên cơ sở khảo sát thực trạng phủ sóng phát thanh Việt Nam, thông
qua việc việc đo mức cường độ điện trường các sóng Tiếng nói Việt Nam, kết hợp
với điều tra thính giả để xây dựng bản đồ phủ sóng Tiếng nói Việt Nam. Việc đo
đạc, khảo nghiệm kết hợp với điều tra thính giả là
điểm đặc biệt trong phương pháp
và kỹ thuật tiến hành nghiên cứu đề tài lần này, bởi lẽ từ trước đến nay vùng phủ
xiv
sóng được xác định dựa trên cơ sở tính toán và đo mức cường độ điện trường và
đánh giá chủ yếu từ phía đầu phát sóng. Việc đánh giá vùng phủ sóng trong đề tài
này không chỉ giới hạn trong việc tung sóng lên trời, mà còn quan tâm đến việc thu
sóng, có nghĩa là đánh giá chủ quan của thính giả. Điều này đã làm cho việc khảo
sát điều tra lần này không chỉ phục vụ cho việc đánh giá về mặt k
ỹ thuật truyền dẫn
phát sóng, mà nó còn giúp ích cho việc đánh giá về mặt nội dung của chương trình.
Để có cơ sở xây dựng bản đồ phủ sóng, nhóm nghiên cứu còn xây dựng một
số định nghĩa, quan niệm, yêu cầu đối với việc phủ sóng phát thanh quốc gia.
Phương pháp nghiên cứu cũng dựa trên kinh nghiệm và sự hiểu biết của nhóm đề tài
và tư vấn của các chuyên gia có kinh nghiệm trong và ngoài ngành.

V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦ
A ĐỀ TÀI

1. Xây dựng bộ bản đồ hiện trạng phủ sóng phát thanh Tiếng nói Việt Nam
trên cơ sở kết quả đo cường độ trường và điều tra thính giả.
2. Đưa ra các giải pháp, phương án khả thi để phủ sóng Tiếng nói Việt Nam
đến vùng sâu, vùng xa:
- Phương án xây dựng, đầu tư các đài phát sóng mới.
Phương án quản lý khai thác, giám sát các trạm phát sóng cho vùng sâu,

vùng xa.
- Phương án truyền dẫn tín hiệu cho các vùng sâu vùng xa.
- Phương án mở rộ
ng truyền thanh cơ sở.
- Các giải pháp để phát triển phương tiện thu nghe trong dân, khuyến khích
tăng số lượng thính giả và vấn đề quảng bá cho phát thanh.
3. Đưa ra luận chứng kinh tế-kỹ thuật phủ sóng cho một số tỉnh đặc trưng
cho các vùng lõm sóng của Tiếng nói Việt Nam: Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Cao
Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa thiên Huế, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đak Lắc
Ngoài ra, việc phủ sóng các đảo xa trước đây giao cho quân đội đảm nh
ận,
nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà đến nay vẫn chưa được thực hiện theo
kế hoạch đề ra. Chính vì vậy phương án phủ sóng cho vùng biển và các đảo xa của
tổ quốc cũng được đề cập tới trong nội dung nghiên cứu của Đề tài.
xv
VI. SẢN PHẨM VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.
Sản phẩm của đề tài bao gồm:
- Báo cáo tổng hợp đề tài.
- Báo cáo tóm tắt đề tài.
- Bộ bản đồ phủ sóng các hệ chương trình phát thanh đối nội.
- Các báo cáo chuyên đề
- Báo cáo thống kê các số liệu đo cường độ trường và điều tra thính giả
Hiệu quả của đề tài:
Đề tài mang lại hiệu quả cao cả về kinh t
ế và kỹ thuật. Các kết quả nghiên
cứu của dề tài được áp dụng ngay vào thực tế để phủ sóng một số vùng lõm sóng ở
khu vực phía Bắc và Tây Nguyên.
Đề tài là nguồn tài liệu vô cùng quý báu cho các cơ quan nghiên cứu, hoạch
định chiến lựơc, là cẩm nang cho các cán bộ làm công tác phát thanh ở cả Trung
ương và địa phương trong cả nước.

Kết quả của đề tài đã được nhân rộng qua các cuộc hội thảo, trao đổi nghiệp
vụ và được đăng trên tạp chí của Đài TNVN.
Quá trình thực hiện đề tài đã giúp cho cán bộ tham gia thực hiện trưởng
thành về mọi mặt, đặc biệt là những cán bộ trẻ.

VII. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, kết cấu báo cáo tổng kết của đề tài gồm 3 chươ
ng:
Chương 1. Tổng quan về hệ thống phát thanh Việt Nam.
Chương này đề cập tổng thể đến các phương thức phủ sóng Tiếng nói Việt
Nam hiện nay, một số khái niệm thuật ngữ về vùng phủ sóng, về vùng lõm… Ngoài
ra còn đề cập đến đặc điểm và năng lực phủ sóng phát thanh của Việt Nam gồm Đài
Tiếng nói Việt Nam và các đài phát thanh-truyền hình địa phương cũng như các
chương trình phát thanh của nước ngoài bằng tiếng Việt và tiếng dân tộc được phát
vào Việt Nam.
Chương 2. Khảo sát và đánh giá tình hình phủ sóng của Đài Tiếng nói Việt
Nam hiện nay.
xvi
Chương này tập trung vào việc xác định, đánh giá vùng phủ sóng Tiếng nói
Việt Nam bằng phương pháp tính toán lý thuyết kết hợp với đo mức cường độ điện
trường và điều tra thính giả. Trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn về mức
cường độ trường chuẩn của Đài Quốc gia để lập bản đồ hiện trạng phủ sóng Tiếng
nói Việ
t Nam, trong đó chú trọng đặc biệt đến vùng sâu, vùng xa.
Chương 3. Phương hướng và các giải pháp phủ sóng Tiếng nói Việt Nam
đối với vùng sâu, vùng xa của đất nước.
Chương này gồm các phương án đề xuất, các giải pháp để phủ sóng Tiếng
nói Việt Nam đến vùng sâu, vùng xa, trong đó chú trọng đến việc tính toán các

phương án phủ sóng các vùng lõm đặc trưng. Các phương án quản lý khai thác các
trạm phát sóng cho vùng sâu, vùng xa. Phương án xây dựng mới và điều chỉnh, sắp
xế
p lại hệ thống truyền dẫn -phát sóng hiện có, kết hợp giữa phát thanh-truyền hình-
bưu chính viễn thông để đạt kết quả tối ưu về kỹ thuật-kinh tế. Các giải pháp để
phát triển phương tiện thu nghe trong dân, khuyến khích tăng số lượng thính giả và
vấn đề quảng bá cho phát thanh. Lập luận chứng kinh tế-kỹ thuật phủ sóng cho các
vùng lõm đặc trưng.
xvii
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHÁT THANH VIỆT NAM
I. CÁC THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Phủ sóng phát thanh Tiếng nói Việt Nam
Đối với Đài Tiếng nói Việt Nam, phủ sóng phát thanh Tiếng nói Việt Nam
tức là cung cấp sóng ổn định cho các vùng dân cư trên lãnh thổ Việt Nam để đảm
bảo cho người dân nghe được ít nhất là hệ phát thanh Thời sự Chính trị Tổng hợp –
VOV1 của Đài TNVN bằng các máy thu thanh dân dụng có độ nhạy trung bình trên
các sóng AM thuộc dải sóng trung và FM thuộc dải sóng cực ngắn. Trong quy
hoạch phủ sóng phát thanh Việt Nam, sóng ngắn chỉ đượ
c coi là phương thức truyền
dẫn hỗ trợ.
Vùng phủ sóng phát thanh .
Vùng phủ sóng phát thanh là những phần lãnh thổ, ở đó sóng Vô tuyến điện
lan truyền tới đạt được một mức cường độ trường nhất định để máy thu của người
dân có thể thu được chương trình phát thanh .Kích thước và hình dạng của vùng phủ
sóng phụ thuộc vào công xuất bức xạ, giản đồ hướng của Anten phát và ảnh h
ưởng
của địa hình đến sự lan truyền của sóng. Nói cách khác Vùng phủ sóng hay còn gọi
là vùng bao phủ là vùng trong đó cường độ trường bức xạ của một đài phát bằng
hoặc lớn hơn một mức cường độ trường nhất định có thể chấp nhận được.

Trong trường hợp tạp âm và nhiễu không ổn định, phải công bố số phần trăm
thời gian trong đó các đi
ều kiện này thoả mãn được.
Chú thích : Vùng bao phủ được xác định bởi các điều kiện kỹ thuật xác định, có sự
phụ thuộc theo thời gian và vùng địa lý
.
Vùng địa lý định phủ sóng :
vùng địa lý định phủ sóng được định nghĩa là vùng mà các nhà phát thanh
dự định phủ sóng để thu được chương trình phát thanh của họ.
Vùng quan tâm đầu tiên
Trong bất kỳ định nghĩa nào về vùng phủ sóng, đối với mỗi một phương
thức truyền sóng xác định, đều có một vùng quan trọng nhất cần nhận được sóng
xviii
đó. Vùng này có thể là Thủ đô của một nước hoặc vùng mà ở đó có mật độ dân số
cao sử dụng chính ngôn ngữ đó, người ta gọi vùng này là vùng quan tâm đầu tiên.
Phương thức phát thanh sóng ngắn có lợi thế là vùng phủ sóng có thể đạt
được rất rộng, và xa. Tuy nhiên nó lại có mặt hạn chế khác đó là chất lượng phủ
sóng không thể luôn luôn tốt.Vì vậy cần đưa ra định nghĩa thế nào là vùng tối thiể
u
nhận được chất lượng tốt. Thông thường đây cũng chính là vùng quan tâm đầu tiên.
Các phương pháp phân định vùng phủ sóng
Trên thế giới, vùng phủ sóng có thể phân định bằng một số cách sau:
Một địa điểm như là thị trấn, thành phố hoặc một nơi tùy ý được chọn lựa.
Một vòng tròn bán kính xác định, lấy tâm là nơi đặt máy phát hoặc một diện
tích hình rẻ quạt được mô tả bằng 2 ph
ương vị theo chiều kim đồng hồ từ hướng
Bắc thực tới khoảng cách được phủ sóng nhỏ nhất và lớn nhất từ máy phát
Tên của nước hoặc một số nước.
Vùng địa lý được xác định bằng kinh độ và vĩ độ của biên giới.
Một vùng lãnh thổ ví dụ: Châu Âu,Châu Á ,Châu Úc

Đối với mục đích quy hoạch, cách chia vùng đã được khuyến cáo là:
- Vùng thành phố (urban): là vùng mà dân số tại trung tâm vượt quá 20.000
người, có nhiều tòa nhà cao hơn 2 tầng.
- Vùng ngoại ô (suburban): là vùng mà hầu hết nhà ở là 1 hoặc 2 tầng với
dân số không vượt quá 2.000 người.
- Vùng nông thôn (rural): là vùng dân cư của các thị trấn, thị xã nhỏ với cụm
dân cư không vượt quá 200 người. Ở vùng này địa hình phẳng, nhiễu do con người
gây ra thấp nên nói chung sẽ có mức cường độ trường đồng đều hơn.
Các nhà lập quy hoạch cũng có thể có cách phân loại khác, nếu họ thấy r
ằng
thị trấn hoặc thành phố ở nước họ có những hòan cảnh riêng khác biệt.
Tại Việt Nam, vùng phủ sóng và cách phân chia vùng theo tiêu chuẩn mà
Đài TNVN đã xây dựng là:
Đối với sóng cực ngắn- FM

vùng
Đặc trưng cuả vùng

FM1 Vùng nông thôn :
xix
- Chủ yếu là nhà một tầng,
- Mật độ dân số < 1000 người/km2
FM2 Vùng các thành phố, thị xã vừa và nhỏ:
- Chủ yếu là nhà 1-2 tầng, một số nhà cao tầng.
- Mật độ dân cư trong khoảng (1000÷10.000) người/km2
FM3 Vùng các thành phố lớn & các khu công nghiệp:
- Có nhiều nhà cao tầng, nhiều nhà máy lớn.
- Mật độ dân số >10.000 người/km2

Đối với sóng trung -AM.

Mã vùng Đặc trưng cuả vùng

AM2
Vùng Nông thôn đồng bằng:
- Chủ yếu là nhà 1 tầng
- Mật độ dân (100 ÷ 500) ng /km2
AM3 Vùng thị trấn, thị xã nhỏ:
- Chủ yếu là nhà 1-2 tầng
- Mật độ dân số (500 ÷ 1000) ng /km2
AM4 Vùng thành phố, thị xã vừa:
- Có một số toà nhà cao tầng
- Mật độ dân số trong khoảng từ (1000 ÷ 10.000) ng /km2
AM5
Vùng các thành phố lớn & các khu công nghiệp:
- Có nhiều nhà cao tầng, nhiều nhà máy lớn
- Mật độ dân số >10.000 người/km2
Vùng lõm sóng phát thanh
- Đối với Đài Tiếng Nói Việt Nam:
vùng lõm sóng phát thanh là vùng không thu được bất cứ một chương trình
phát thanh nào trên các sóng AM và FM.
Ghi chú: Nói như vậy có nghĩa là phủ sóng ngắn không được chấp nhận là phủ
sóng phát thanh do tính không ổn định của nó. (tính cả sóng ngắn thì sóng của TNVN đã
phủ đựợc toàn bộ lãnh thổ).
- Quan điểm trên thế giới :
xx
Vùng lõm sóng là vùng không được phủ sóng. Trong vùng lõm sóng, sóng
phát thanh rất yếu hoặc không có. Nói cách khác vùng lãnh thổ không thuộc vùng
phủ sóng nhưng lại nằm trong phạm vi mong muốn được phủ sóng thì gọi là vùng
lõm sóng.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người ta quan niệm vùng lõm sóng là

vùng không thu được sóng, nằm giữa các vùng thu tốt sóng phát thanh.Tại những
vùng lõm sóng, cũng có thể có những địa điểm nhất định nghe được rõ sóng phát
thanh. Trong thực tế cả hai cách hiểu trên đều đựơc áp dụng.
Bản đồ phủ
sóng phát thanh
Bản đồ phủ sóng phát thanh là bản đồ địa lý trong đó đánh dấu những vùng
thu đựợc sóng phát thanh theo tiêu chí đánh giá qui ước. Nói cách khác bản đồ phủ
sóng cuả một đài phát thanh là bản đồ tập hợp tất cả những vùng được phủ sóng
thuộc phạm vi phục vụ của đài phát thanh đó.
Bản đồ phủ sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam là bản đồ tập hợp các vùng
phủ sóng c
ủa các đài phát sóng do Đài Tiếng nói Việt Nam quản lý và các đài phát
sóng địa phương tiếp phát chương trình TNVN theo hợp đồng hoặc qui định.
Cách chấm điểm SINPO cho các sóng phát thanh
Báo cáo SINPO thường được biên soạn dưới dạng bảng, ghi chép tóm tắt
các nội dung như ngày tháng thu, tần số phát, mã 5 số SINPO và thông tin định rõ
đặc điểm của vị trí thu.
Cách đánh giá được thể hiện ở bảng sau:
Cho
điểm
Mức tín hiệu
Signal strength
(S)
Mức tạp âm
Noise
(N)
Phađing Propagation
disturbance
(P)
Đánh giá chung

Overall
readability (O)
5 Rất tốt Không có Không có Rất tốt
4 Tốt Không đáng kể Không đáng kể Tốt
3 Tạm được Vừa Vừa Tạm được
2 Hơi xấu Dữ dội Dữ dội Hơi xấu
1 Có thể nghe được
nhưng không rõ
Rất dữ dội Rất dữ dội Không chấp nhận


xxi
Chú thích: SINPO là 5 chữ cái đầu được viết tắt được ghi đậm ở bảng trên.
S: Signal strength: Mức tín hiệu (cường độ trường)
I: Interference : nhiễu ( do ảnh hưởng của các đài phát khác cùng kênh hoặc
kênh lân cận).
N: Noise : Tạp âm (gây ra do mức nhiễu tự nhiên hay nhiễu nhân tạo)
P: Propagation disturbance : Nhiễu do truyền sóng (ví dụ Fading)
0: Overall Quality: Cho điểm đánh giá chung
Các phương thức phủ sóng phát thanh :
Ở Việt Nam hiện nay, Sóng phát thanh đối nội sử dụng phương thức phủ
sóng bằng sóng trung AM và sóng cực ngắn FM. Sóng ngắn chỉ được coi là phương
thức phủ sóng bổ trợ, hoặc dùng để dự phòng cho truyền dẫn tín hiệu.
Sóng phát thanh đối ngoại sử dụng phương thức phủ sóng bằng sóng trung
và sóng ngắn.
Mức cường độ điện trường tối thiểu cho phép:
Trong điều kiện thu cụ thể, là mức cường độ địên trường cần thiết tối thiể
u
để thu đựơc tín hiệu đạt chất lượng mong muốn. Điều kiện thu ở đây đã có tính đến
nhiễu tự nhiên và nhân tạo không có can nhiễu từ các máy phát khác.

Chất lượng thu mong muốn là chất lượng tín hiệu mà người nghe cảm thấy
thoả mãn nó được xác định bởi hệ số bảo vệ hay tỷ số tín hiệu/tạp âm.
Khi xác định điều kiện thu cần tính đến kiểu phân cực sóng, b
ăng tần số sử
dụng, các đặc tính kỹ thuật của máy thu, (tăng ích an ten, chỉ tiêu của máy thu, địa
điểm thu); điều kiện làm việc của máy thu, đặc biệt là vùng địa lý, thời gian trong
ngày, mùa trong năm.
Chú thích 1: Chất lượng mong muốn được xác định theo đặc thù riêng bằng hệ số
bảo vệ chống lại tạp âm và bằng phần trăm thời gian trong đó hệ số bảo vệ phải đảm bảo
được.
Chú thích 2: Các điều kiện thu bao gồm
:
- Kiểu phân cực và băng tần sử dụng
- Đặc tính của thiết bị thu (hệ số khuếch đại anten, chỉ tiêu của máy thu, vị trí thu)
- Các điều kiện làm việc của máy thu, đặc thù của vùng địa lý, thời gian và mùa.
xxii
Chú thích 3: Những nơi còn mơ hồ, không rõ ràng thì có thể dùng thuật ngữ
"cường độ trường nhỏ nhất”.
Chú thích 4: Trong nhiều tài liệu của ITU, thuật ngữ "cường độ trường nhỏ nhất có
thể chấp nhận được” còn được gọi là "cường độ trường nhỏ nhất bảo vệ được”.
Cường độ trường có thể chấp nhận được (Eu)
Giá trị cần thiết nhỏ nhất của cường độ trường cho phép nhận được chất
lượng thu mong muốn, dưới các điều kiện thu xác định, có cả nhiễu, tạp âm nhân
tạo và tạp âm tự nhiên (interference and noise), tình huống hiện có hoặc đã được
xác định bởi sự thỏa thuận hoặc quy họach tần số.
Chú thích 1: chất lượng mong muốn được xác định theo đặc thù riêng bằng các hệ
số bảo vệ chống lại tạp âm và nhiễu và bằng phần trăm thời gian trong đó chất lượng thu
yêu cầu được đảm bảo trong trường hợp nhiễu và tạp âm không ổn định.
Chú thích 2: Các điều kiện thu bao gồm:
- Phương thức phát (transmission) và băng tần sử dụng

- Đặc tính của thiết bị thu (hệ số
khuếch đại anten, chỉ tiêu của máy thu, vị trí thu)
- Các điều kiện làm việc của phần thu, đặc thù của vùng địa lý, thời gian và mùa,
hoặc nếu máy thu là di động (không cố định), các thay đổi tại điểm thu của cường độ
trường do ảnh hưởng của truyền sóng .
Chú thích 3: Trong nhiều tài liệu của ITU, thuật ngữ "cường độ trường có thể chấp
nhận được” còn được gọi là "cường độ
trường cần thiết".
Cường độ trường có thể dùng làm chuẩn - Reference usable field
strength (Eref)
Là giá trị "cường độ trường có thể chấp nhận được" đã được thoả thuận để sử
dụng như là một tiêu chuẩn hoặc để làm cơ sở cho việc lập quy hoạch.
Chú thích 1: Tuỳ thuộc vào các điều kiện thu và chất lượng yêu cầu, có thể có vài
giá trị cường độ trường chuẩn cho cùng một dịch vụ.
Chú thích 2 : Những nơi không rõ ràng, Thuật ngữ "cường độ trường chuẩn -
Reference field strength" có thể được sử dụng.
Chú thích 3: Trong một vài tài liệu của ITU, thuật ngữ "cường độ trường có thể
dùng làm chuẩn" còn được gọi là "cường độ trường danh định - nominal usable field
streng ".
xxiii
Cường độ điện trường chuẩn của Đài TNVN: là mức cường độ trường chuẩn
cho các vùng khác nhau của các sóng phát thanh, do Đài TNVN xây dựng, cụ thể
như sau:
Đối với sóng cực ngắn- FM


vùng*
Đơn vị đo



Cường độ trường chuẩn
Sóng FM- Mono
Cường độ trường chuẩn
Sóng FM- Stereo
FM1
dBµV/m
46 52
FM2
dBµV/m
58 64
FM3
dBµV/m
68 73

Đối với dải sóng trung, sóng đất, ban ngày :

Mã vùng* Đơn vị đo

Mức cường độ trường
chuẩn
AM2
dBµV/m
65
AM3
dBµV/m

71
AM4
dBµV/m
78

AM5
dBµV/m
87

*Xem định nghĩa vùng trong mục trên
Ngoài ra chúng tôi còn xây dựng 33 thuật ngữ, khái niệm về anten truyền
sóng, về thu thanh và các chương trình phát thanh (xem phần báo cáo chuyên đề
thuật ngữ, định nghĩa).
II. QUAN ĐIỂM ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG VỀ BÁO CHÍ VÀ PHÁT
THANH VIỆT NAM
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp phát thanh, coi phát thanh
là một trong các công cụ tuyên truyền hữu hiệu và quan trọng nhất. Tổng bí thư
Nông Đức Mạnh (lúc đó là Chủ tịch Quốc hội) đã nói nhân kỷ niệm 50 năm thành
xxiv
lập Đài TNVN “Đài phát thanh là nơi phản ánh nhanh nhất trong các loại báo đến
với tất cả mọi miền đất nước, đến với thế giới. Gần với dân nhất chính là Đài
TNVN. Các chính sách, đường lối, chủ trương trương của Đảng, những quyết định
lớn của Nhà nước đến với dân sớm nhất cũng qua đài TNVN”.
Đài phát thanh, truyền hình là những tờ báo điện t
ử có ưu thế hơn những loại
báo viết vì nó mang đến cho người nghe, người xem những thông tin mang tính thời
sự tức thời sống động hầu như ít bị ảnh hưởng của khoảng cách thiên tai và thời tiết.
Hàng triệu thính giả của đài và khán giả truyền hình có thể theo dõi những sự kiện
lịch sử đang diễn ra trong nước và trên thế giới. Với sự phát triển ngày càng cao của
công nghệ thông tin liên l
ạc, thế giới giờ đây như đang thu nhỏ lại làm cho mọi
người trên hành tinh ngày càng gần gũi nhau hơn. Họ có thể cùng xem một trận
bóng đá, cùng thưởng thức một buổi hoà nhạc mặc dù ở cách xa nhau hàng ngàn
dặm. Phát thanh lại còn có ưu thế hơn vì phương tiện nghe đơn giản rẻ tiền. Người
nông dân có thể vừa làm ruộng trên cánh đồng vừa nghe đài. Còn gì thú vị hơn

trong khi những giọt m
ồ hôi của họ nhỏ xuống cánh đồng họ lại được nghe một
giọng dân ca tuyệt diệu ca ngợi chính sự hy sinh vất vả một nắng hai sương của họ.
Tiếng nói Việt Nam còn được phát lại từ nước thứ ba đến những vùng khó
phủ sóng như Đông bắc Mỹ, vùng biển Caribê và châu Mỹ la tinh. Thông qua Đài
Tiếng nói Việt Nam bạn bè khắp năm châu hiểu biết thêm về con người Việ
t Nam
và công cuộc đổi mới của đất nước Việt Nam.
Đài Tiếng nói Việt Nam là Đài phát thanh Quốc gia, thuộc Chính phủ, thực
hiện chức năng thông tin tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước, góp phần giáo dục nâng cao dân trí phục vụ đời sống tinh thần của
người dân bằng các chương trình phát thanh"
1
.
Về đối nội thì Đài Phát thanh là phương tiện tuyên truyền nhanh nhất rộng
khắp nhất để truyền bá những chủ trương của Đảng và Chính phủ, phản ánh kịp thời
diễn biến tình hình trong nước và thế giới; là cầu nối giữa Trung ương và địa
phương, giữa Chính phủ với Nhân dân. Về đối ngoại, làn sóng Đài Phát thanh có
thể vượt qua biên giới Quốc gia không cần hộ chiếu để
chọc thủng bức màn bưng


1
Điều 1 Nghị định 83/CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức bộ máy của Đài Tiếng nói Việt Nam
xxv

×