Bài 38. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
MỤC TIÊU
1. Trình bày được khái niệm về bệnh, nguyên nhân gây bệnh
2. Trình bày được triệu chứng của 2 loại đái đường týp 1 và týp 2.
3. Nêu được các biến chứng, tiêu chuẩn chẩn đoán đái đường
4. Trình bày được cách điều trị bệnh.
1. Đại cương
Đái tháo đường là một chứng bệnh mạn tính, do rối loạn chuyển hoá Glucid làm cho Glucose trong
máu tăng cao; đường máu tăng quá cao vượt quá ngưỡng hấp thu lại của ống thận và xuất hiện đường
ra ngoài nước tiểu. Đường máu tăng cao gây ra rối loạn chuyển hoá và gây ra nhiều biến chứng.
2. Nguyên nhân, phân loại, triệu chứng *
Đái tháo đường týp 1 Đái tháo đường týp 2
- Do bệnh lý tụy như: sỏi tụy, viêm tụy, K tụy
- Insulin máu giảm
- Thường xảy ra ở người trẻ tuổi, gầy
- Hội chứng 4 nhiều rõ, rầm rộ
+ Ăn nhiều
+ Uống nhiều
+ Tiểu nhiều
+ Sụt cân nhanh
- Bệnh nặng nhiều biến chứng
- Triệu chứng cận lâm sàng
+ Đường máu tăng cao
+ Đường niệu (+)
+ Có thể có Ceton niệu
- Do u tuyến nội tiết, xơ gan, lão hóa, có thai,
dùng Corticoid…
- Insulin máu bình thường hoặc tăng
- Thường gặp ở người già, mập
- Hội chứng 4 nhiều không rõ
- Bệnh nhẹ hơn, ít biến chứng
- Triệu chứng cận lâm sàng
+ Đường máu tăng cao nhẹ
+ Đường niệu (+)
+ Không bao giờ có thể Ceton
(Thể Ceton được sinh ra do sự rối loạn chuyển hóa Glucid trong khi tế bào không sử dụng được
Glucose)
3. Biến chứng
- Bệnh đái tháo đường là bệnh toàn cơ thể, cơ quan nào cũng có thể bị biến chứng.
- Bệnh đái tháo đường gây rối loạn chuyển hóa, sinh ra những sản phẩm độc cho cơ thể và dần dần
thoái hóa các cơ quan nội tạng.
- Các biến chứng đái tháo đường là do:
+ Nhiễm trùng
+ Thoái hóa do tổn thương các vi động mạch
+ Rối loạn chuyển hóa
3.1. Biến chứng mạn tính
- Ngoài da: nhiễm trùng da dai dẳng, kéo dài, lở ngứa, mụn nhọt, đinh râu
- Mắt: đục thuỷ tinh thể, viêm võng mạc, viêm thần kinh thị, liệt dây thần kinh ngoại biên, rối loạn
môi trường chiết quang
- Răng: dễ rụng, viêm mủ chân răng
- Phổi: viêm phổi, lao phổi
- Thận: viêm đường tiết niệu, hội chứng thận hư, suy thận
- Tim mạch:
+ Xơ mỡ động mạch vành dẫn tới thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim (bệnh nhân đái
đường dễ xơ mỡ động mạch và lipid máu tăng cao)
+ Viêm động mạch chi dưới làm hoại thư chi
+ Cao huyết áp, tai biến mạch máu não
- Thần kinh:
+ Viêm đa dây thần kinh
+ Xơ mỡ động mạch não gây tai biến mạch máu não
- Gan to, nhiễm mỡ
- Đi cầu lỏng kéo dài dễ gây suy dinh dưỡng, tử vong
- Cơ teo, thoái hóa khớp
3.2. Biến chứng cấp tính: hôn mê đái đường do:
- Tăng áp lực thẩm thấu
- Tăng acid lactic
- Nhiễm toan xê-ton
4. Chẩn đoán xác định *
Dựa vào:
- Đường máu lúc đói ≥ 7 mmol/l (≥ 126 mg%)
- Đường máu bất kỳ ≥ 11 mmol/l (≥ 200 mg%)
- Nghiệm pháp dung nạp Glucose (cho bệnh nhân uống nước đường, xét nghiệm đường máu sau 2
giờ) ≥ 11 mmol/l
5. Tiến triển
Là bệnh mạn tính, luôn đe doạ bởi các biến chứng. Hôn mê đái đường là biến chứng nặng dễ gây tử
vong. Tiên lượng phụ thuộc vào chăm sóc theo dõi, sử dụng thuốc và chế độ ăn.
6. Điều trị
6.1. Đái tháo đường týp 2
6.1.1. Chế độ ăn:
- Chế độ ăn thích hợp làm ổn định đường huyết cũng có khả năng điều trị tốt đái đường thể 2.
- Lượng calo cung cấp khoảng 1500 kcalo, trong đó
+ Glucid: 55 - 60% + Lipid: 30 - 35% + Protid: 10 - 15%
6.1.2. Vận động thể lực: luyện tập thể dục, thể thao thtch hợp.
6.1.3. Thuốc hạ đường máu:
- Thuốc hạ đường máu được chỉ định khi chế độ ăn và vận động thất bại.
- Sulfamid hạ đường huyết được chỉ định ở bệnh nhân có trọng lượng trung bình hay nhẹ ký.
- Biguanid ưu tiên trên bệnh nhân béo phì.
- Nếu tình trạng không cải thiện có thể phối hợp nhiều loại thuốc, phối hợp Insulin.
6.2. Đái tháo đường týp 1
6.2.1. Chế độ ăn:
- Hạn chế glucid nhưng đảm bảo thể trọng bình thường
- Lượng calo mỗi ngày: 1800 kcalo
6.2.2. Insulin: gồm
- Loại Insulin tác dụng nhanh: thời gian tác dụng 4-6 giờ
- Loại tác dụng bán chậm: thời gian tác dụng 12 giờ
- loại Insulin tác dụng chậm: thời gian tác dụng 24 giờ
- Liều lượng Insulin tùy theo tình trạng thiếu Insulin, mức độ kháng Insulin
Thường khởi đầu 0,3 - 0,4 UI/kg