ĐỀ NLVH : “ Thơ là sự thể hiện của con người và thời đại một cách cao đẹp “ –
Sóng Hồng . Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua tác phẩm “ Đồng chí “ .
Bài làm
Bàn về thơ, Xuân Diệu đã từng nói: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ cịn
là thơ nữa”. Đơi mắt là cử sổ tâm hồn, là nơi soi thấu nhưng gì ta suy nghĩ và cảm
nhận cùng thế giới quan của mỗi người. Đôi mắt trong văn học cũng là ô cửa sổ
soi chiếu quan điểm và ý kiến của tác giả. Không chỉ là ô của sổ tâm hồn của tác
giả mà còn là chiếc camera ghi lại những chặng đường của một thời đại. Thơng
qua những dịng thơ, người đọc như một lữ khách thời gian dạo bước trên chặng
đường đầy huy hoàng của một dân tộc và bước qua một tâm hồn và tư tưởng.
Đôi chân dạo bước phiêu du như làn gió, bàn tay ơm trọn những tâm tình mỏng
manh cùng đơi mắt tinh tường phát hiện những góc khuất trong sâu thẳm tâm
tình của người viết. Như Sóng Hồng nói “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại
một cách cao đẹp”. Và bài thơ “ Đồng chí “ của Chính Hữu là thi phẩm thể hiện rõ
điều đó .
“Văn học đối với tôi là một hiện tượng đẹp đẽ nhất trên thế gian” (Pautopxki).
Kì diệu làm sao khi cảm xúc được viết thành thơ và xướng lên thành khúc hát, khi
một tấm lòng soi rõ hàng trăm tấm lòng khác. Sự kết nối mạnh mẽ giữa người với
người dù ở thời đại nào, dù ở độ tuổi nào là một phép màu thần kì mà nhà thơ
đưa vào trong thơ ca. Thơ ca sinh ra để khiến cho tâm hồn con người đơm hoa
kết trái, để tiếng hát ngợi ca thời đại được xướng cao trên mỗi trang thơ. Văn học
là kết tinh của cuộc đời. Mỗi tác phẩm văn học cũng là một mảnh đời, một số
phận, một tiếng nói lương tri cho một thời đại. Vậy thơ là gì mà lại có sức ảnh
hưởng sâu sắc đến tâm hồn mỗi người như thế ?
Thơ là hình thức nghệ thuật dùng ngôn ngữ làm chất liệu , thể loại văn học
bộc lộ cảm xúc , tình cảm . Thơ là khúc nhạc trữ tình vừa có vần điệu , vừa có nội
dung truyền tải sâu sắc .” Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao
đẹp” : Ý kiến này bàn về mối quan hệ giữa thơ với con người và cuộc sống thời đại
đã sản sinh ra nó. Nhưng khơng phải miêu tả điều đó đơn giản, máy móc mà thể
hiện một cách cao đẹp, nghĩa là ca ngợi, tự hào, yêu mến… bằng những hình thức
nghệ thuật độc đáo. Hai yếu tố con người và thời đại không tách rời nhau mà gắn
bó mật thiết trong cảm xúc hình tượng thơ. Như vậy , nhận định của Sống Hồng
đã đề cập đến mỗi quan hệ giữa con người và thời đại trong tác phẩm thơ ca .
Nhà văn Tơ Hồi từng khẳng định : “ Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà
nó ra đời “. “ Thời đại “ có thể hiểu là bối cảnh xã hội mà tác phẩm ra đời được
thể hiện trong tác phẩm văn học , là những sự kiện lịch sử , những biến đổi về
mặt chính trị và xã hội mà người nghệ sĩ quan sát và lồng ghép vào trang văn cùng
với những hình tượng nghệ thuật độc đáo . Bên cạnh đó , “ thời đại” cửa tác
phẩm văn học hiểu rằng : trong mỗi giai đoạn nhất định , trong sáng tác văn học
chia ra làm nhiều khuynh hướng khác nhau có thể có nét chung nào đó về tư duy
nghệ thuật và kĩ thuật biểu diễn . Dù mỗi người có một “ gương mặt “ riêng , song
tất cả đều làm nên diện mạo chung của giai đoạn văn học . Chức năng của văn
chương là hướng con người tơi sánh sáng của chân – thiện – mĩ , mà muốn cảm
hóa được con người thì phải xuất phát từ chính con người . Hai yếu tố con người
và thời đại khơng tách rời nhau mà gắn bó mật thiết với nhau trong cảm xúc , hình
tượng thơ . Qua lăng kính chủ quan của nhà văn , tác phẩm phải được nhà văn
nhào nặn bằng bàn tay nghệ thuật , được thổi vào đó khơng chỉ là hơi thở của
thời đại mà còn là cả sức sống , tư tưởng và tâm hồn người viết . Chính nhờ đó
mà tác phẩm hịa một nhịp với cuộc đời . Văn học không sao chép hiện thực cuộc
sống . Văn học chỉ bắt nguồn từ đời sống con người rồi từ đó nghệ sĩ thăng hoa
trên câu chữ , lồng ghép vào tác phẩm một cách khéo léo những thông điệp mà
mình gửi gắm . Để làm được điều đó , nhà văn không thể chỉ là “ những người thợ
khéo tay làm theo vài kiểu mẫu đưa cho “ mà cần biết sáng tạo , đổi mới , tạo ra
cho mình một giấu ấn riêng trên văn đàn . Chính Hữu là nhà thơ có tác phẩm
khơng chỉ nói lên tiếng lịng mà cịn nói lên sự bi tráng của một thời đại gian khổ
mà hào hùng – bài thơ “ Đồng chí “ .
Trong thời kì kháng chiến khốc liệt , dữ dội chống Pháp ấy thì “ Đồng chí “
là tác phẩm ra đời trong cuộc kháng chiến lớn chống lại kẻ thù đầy “ oai hùm “
của những người lính . Là tiếng nói , tiếng hét thét lên của một quá trình lịch sử
hùng hồn mà nhân dâ ta đã từng trái qua . Trước hết là “sự thể hiện con người
một cách cao đẹp “trong bài thơ . Đó là những người nơng dân mặc áo lính ra trận
, tham gia đánh Pháp với những nét đẹp bình dị . Sự bình dị trước hết thể hiện ở
hoàn cảnh , giai cấp xuất thân :
“ Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá “
Những anh lính đều là những người nơng dân mặc áo lính , họ khác hẳn với
những người lính tri thức, hào hoa trong “ Tây tiến “ của Quang Dũng . Họ đi ra từ
những miền quê khác nhau : người ở vùng đồng bằng ven biển nước mặn phèn
chua , người ở vùng núi cao hay dải đất miền trung đá sỏi , nơi nào cũng khó
trồng trọt , chăn ni , phát triển kinh tế . Làng quê nào cũng nghèo khó, lam lũ ,
vất vả với việc cày cấy , ruộng đồng . Cái đói , cái nghèo như ăn sâu vào lòng đất ,
làn nước . Họ sống một đời giản dị , đạm bạc , không hề phong phú , hào hoa . Sự
giản dị của cuộc sống làng q như thấm vào máu của những chàng lính nơng dân
đáng q ấy !
Nét bình dị cịn được thể hiện ở cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ , thiếu
thốn : “ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ “ . Câu thơ tả thực thời tiết khắc
nghiệt , gợi cái rét cắt da cắt thịt của vùng rừng núi phương Bắc , gợi liên tưởng
đến những khó khăn , thử thách trong chiến đấu mà người lính gặp phải trong
chiến đấu , sinh hoạt hằng ngày . Hình ảnh “ chung chăn “ biểu hiện của sự đồng
cam cộng khổ , chia ngọt sẻ bùi . Từ “ chung chăn “ đã xóa đi cái lạnh giá , rét buốt
của thời tiết . Chính những u thương đó đã khiến họ trở thành những người tri
kỉ thân thiết , gắn bó . Câu thơ ấm áp biết bao tình đồng chí của những anh lính
nơng dân đáng u , giản dị ! Gian khổ là thế nhưng những người lính vẫn cùng
nhau chịu đựng và cùng vượt qua khó khăn , thử thách : “ Áo anh rách vai / Quần
tơi có vài mảnh vá / Chân khơng giày ...” Vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến
chống Pháp , nước ta thực sự đang rất khó khăn , lạc hậu , nghèo nàn . Quân đội
ta mới thành lập , vũ khí cịn rất thơ sơ , khơng đủ để chiến đấu . Người lính cịn
cùng chung chịu đựng về sự thiếu thốn tận cùng về vật chất , những quân tư
trang bình thường nhất họ cũng khơng có . Họ phải thường xun mặc “ áo rách ,
quần vá , chân không giày ..” để chiến đấu , chống chọi với cái rét thấu xương để
băng rừng , vượt núi . Đối lập với tất cả những khó khăn thiếu thốn đó , người lính
vẫn kiên cường dũng cảm đạp lên chông gai , vượt qua mưa bom bão đạn , chiến
thắng mọi vũ khí hiện đại của kẻ thù . Hình ảnh những người lính hiện lên chân
thực , mộc mạc làm sao !
Nét bình dị cịn tốt lên từ trong cách cảm , cách nghĩ , cách ứng xử hằng
ngày của những anh lính . Họ ln cảm thơng , chia sẻ tâm tư , thấu hiểu nỗi lòng ,
tâm tư của nhau :
“ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà khơng mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính “
Nếu người lính trong bài thơ “ Tây tiến “ khi ra đi nhớ về quê hương Hà Nội
với “ dáng Kiều thơm “ thì người lính trong bài thơ “ Đồng chí “ lại nhớ về cây đa
đầu làng , giếng nước mát trong . “ Ruộng nương , gian nhà , giếng nước , gốc đa “
đều là những hình ảnh quý giá, gần gũi , thân quen , gắn bó máu thịt với người
lính , là một phần của tâm hồn họ , họ khơng dễ gì từ bỏ được . Hình ảnh ấy ln
thường trực trong nỗi nhớ của người lính . Câu thơ cho ta thấy các anh có tình
u q hương , gia đình sâu sắc , mãnh liệt . Chính tình cảm đó đã tạo nên sức
mạnh thần kì , góp phần làm nên chiến cơng hiển hách của họ . Câu thơ làm ta
liên tưởng tới những lời thơ của Chế Lan Viên :
“ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn “
Dù rất yêu quý ruộng nương , giann nhà nhưng người lính vẫn bỏ sau lưng tất
cả . Ruộng nương thì gửi bạn thân cày , gian nhà kệ cho gió lung lay . “ Giếng nước
gốc đa “ là hình ảnh hốn dụ , kết hợp với nghệ thuật nhân hóa , câu thơ gợi ra
nỗi nhớ hai chiều . Những người lính nhớ về q hương mình , những người ở nơi
hậu phương cũng luôn hướng về các anh , dõi theo bước đường các anh đi , mong
các anh có ngày trở về . Vậy là những người lính đã chia sẻ mọi taamm tư , nỗi
niềm của nhau chia sẻ những chuyện thầm kín , riêng tư nhất : “ Chia khắp anh
em một mẩu tin nhà “ . Họ cùng sống trong trong kỉ niệm , trong nỗi nhớ và vượt
lên trên nỗi nhớ .
Thi phẩm “ Đồng chí “ cịn thể hiện vẻ đẹp cao cả của những nhười lính bộ
đội cụ Hồ trong cuộc kháng chiến khốc liệt . họ có lí tưởng sống cao đẹp : yêu quê
hương đất nước , các anh cầm súng chiến đấu để bảo về dành lại hịa bình cho
dân tộc thân yêu . Trước khó khăn , gian lao , các anh không sợ hãi mà vẫn vui vẻ
đối mặt với khó khăn , hiểm nguy để tiêu diệt kẻ thù , chủ động chờ giặc , đánh
giặc . Nếu người lính trong bài thơ “ Tây tiến “ của Quang Dũng , người lính phát
hiện được hình ảnh “ Heo hút cồn mây súng ngửi trời “ thì trong bài thơ “ Đồng
chí “ , người lính lại phát hiện được hình ảnh “ Đầu súng trăng treo “ . Câu thơ tả
thực về đêm , trăng trên trời xuống thấp dần , người lính đứng gác , nịng súng
hướng lên trời cao , người lính có liên tưởng trăng như treo trên đầu mũi súng .
Hình ảnh thơ lãng mạn , nhịp 2/2 gợi lên nhịp lắc của một thứ gì đó chơng chênh ,
lơ lửng trong sự bát ngát . Chữ “ treo “ rất thơ mộng , tạo ra mối quan hệ độc đáo
nối mặt đất với bầu trời . Vậy là giữa giây phút hiểm nguy , những người lính vẫn
say sưa mở rộng tâm hồn mình cho ánh trăng lùa tới . Người lính lạc quan , lãng
mạn biết bao !
Tình đồng chí cao cả thiêng liêng của các anh cịn được thể hiện qua những
“đêm rét chung chăn” để rồi “ thành đôi tri kỉ “ . Câu thơ đặc biệt “ Đồng chí “
được coi là “ cái thắt lưng ong duyên dáng” , là bản lề cảm xúc của bài thơ . Câu
thơ như nốt nhấn trên bản đàn , vang lên như lời khẳng định tình đồng chí , đồng
đội của người lính . Câu thơ cịn là niềm tự hào , kiêu hãnh của tác giả , hai tiếng
đơn sơ mà giản dị đến nao lòng , nó có sức vang dội và ngâ nga mãi trong lịng
người đọc ! Hình ảnh “ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay “ biểu hiện thật giản dị
và xúc động tình đồng chí , đồng đội của những người lính , cái bắt tay thay cho
vạn lời nói . Các anh nắm tay nhau , truyền cho nhau hơi ấm , sức mạnh , niềm
tin , tình yêu , ý chí . Tình cảm đó đã tạo nên sức mạnh để họ vượt qua gian lao ,
thiếu thốn , gian khổ trong chiến đấu . Hơi ấm như lan truyền cả bài thơ . Hình
ảnh đơi bàn tay siết chặt là biểu tượng của tình đồn kết , tình đồng chí gắn bó ,
keo sơn . “ Thơ là sự thể hiện con người một cách cao đẹp “ , đó là những con
người của thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Pháp mang đầy đủ những phẩm
chất cao đẹp của người lính cụ Hồ . Và đó cũng chính là hình ảnh con người của
nhà thơ Chính Hưu : giản dị , chân thực , quả cảm , yêu nước .
Không chỉ vậy , bài thơ “ Đồng chí “ cịn “ thể hiện thời đại một cách cao
đẹp “ . Bài thơ ra đời năm 1948 , thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp – thời
kì đất nước ta cịn nhiều khó khăn , thiếu thốn. Không chỉ đối mặt với kẻ thù nguy
hiểm , người lính cịn phải chịu những khó khăn của thời tiết khắc nghiệt ,với
những thiếu thốn về vật chất : mặc áo rách , quần vá , chân không đi giày ... để
chiến đấu . Gian lao nhất chính là căn bệnh sốt rét cứ “ bám theo “ các anh .
CHính Hữu cũng là một người lính nên ơng hiểu rõ sự khó khăn , đau đớn mà căn
bệnh ấy gây ra . Đây cũng là hiện thực mà ta gặp gỡ trong lời thơ của Quang
Dũng : “ Tây tiến binh đồn khơng mọc tóc / Qn xanh màu lá giữ oai hùm “ . Nơi
“ rừng hoang sương muối “ lạnh lẽo , giữa nơi thời tiết khắc nghiệt , cái lạnh ăn
sâu vào xương tủy của , nhưng những người lính vẫn đứng cạnh nhau , kề sát vai
nhau chờ giặc , vẫn mở rộng tâm hồn để cảm nhận sự lãng mạn của thiên nhiên
tươi đẹp . Vượt lên trên tất cả những hiện thực khốc liệt đó là bản lĩnh , là lí
tưởng anh hùng của người lính chống Pháp , người lính cụ Hồ . Dấu ấn thời đại
còn được thể hiện ở xuất thân giai cấp , hình ảnh làng quê , ruộng đồng , đói
nghèo là những chi tiết rất chân thực về thời kì gian khổ ấy . Những người lính ấy
đã tình nguyện rời bỏ quê hương, xa rời bờ tranh, mái lá, xa cây đa, bến nước,
con đò, nghe theo tiếng gọi của tiền phương. Dầu xuất thân khác nhau, dầu khơng
cùng chung hồn cảnh, nhưng đã chung chiến hào thì thành tình đồng đội. Rất có
thể, trong số họ sẽ có người :
“ Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành “
(Tây tiến - Quang Dũng )
Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,
anh bộ đội cụ Hồ đã nhanh chóng trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở
thành niềm tin yêu và hi vọng của toàn dân tộc. Nhà thơ Tố Hữu đã viết về anh
bằng những vần thơ tươi thắm nhất, sôi nổi nhất của lịng mình. Bởi anh là Tổ
quốc, anh là hơm nay, anh là mãi mãi. Anh mang trong mình lí tưởng cao đẹp. Tố
Hữu đã nói hộ tình cảm của nhân dân đối với anh vệ quốc quân - những con
người anh hùng thời kháng chiến chống Pháp:
“ Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ
Anh vệ quốc quân ơi
Sao mà yêu anh thế ! “
Trong một phút gặp gỡ bất ngờ nhưng nhà thơ Tố Hữu đã kịp ghi lại hình ảnh của
anh và tình cảm của mình dành cho những con người ấy. “ Thơ là sự thể hiện thời
đại một cách cao đẹp “ : đó là thời kì gian khổ mà hào hùng của con người Việt
Nam ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp . Dù có vất vả , thiếu thốn , dù có khó
khăn chồng chất , người lính vẫn một lịng lạc quan , tin tưởng vào sự thắng lợi
của dân tộc . Để rồi ta đã làm nên chiến công lừng lẫy , đầy tự hào :
“ Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành đai đỏ nên thiên sử vàng “
“ Đồng chí “ là bài thơ thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp .
Điều này đã được nhà thơ Chính Hữu ghi lại dấu ấn trong sự thành cơng về nghệ
thuật của tác phẩm . Ngôn ngữ thơ giản dị , chân thực , cô đọng , giàu sức biểu
cảm . “Đồng chí” cũng thể hiện rõ phong cách thơ độc đáo của Chính Hữu: ít lời
để gợi nhiều ý, ngịi bút biết tinh lọc, cơ đúc trong từng chi tiết, từng hình ảnh để
vừa cụ thể, vừa giàu tính khái qt, câu thơ chắc gọn bên ngồi lại ẩn chứa một
tâm hồn thiết tha, da diết từ bên trong . Nổi bật lên vẻ đẹp hình tượng người lính
cách mạng độc đáo : người lính nơng dân giản dị , chân thật , mộc mạc . Tác phẩm
còn rất thành công trong việc sử dụng bút pháp hiện thực kết hợp với những màu
sắc lãng mạn bay bổng ở câu thơ cuối bài – nhãn tự của bài thơ , biểu tượng cao
đẹp của tình đồng chí . Bên cạnh đó kết hợp điêu luyện với các biện pháp tu từ
nghệ thuật đặc sắc . Thể thơ và giọng điệu thủ thỉ tâm tình như lời kể chuyện .
Tất cả những vẻ đẹp trong đời sống tinh thần của dân tộc đều được những
vần thơ cách mạng 1945-1975 chuyền tài một cách chân thực, sắc nét và tinh tế
nhất. Những sự kiện ấy được ghi lại bằng cảm xúc cá nhân của mỗi nhà thơ lại hát
lên bản anh hùng ca hùng tráng của dân tộc. Vì vậy mà “thơ là thể hiện con người
và thời đại một cách cao đẹp”. Thơ xuất phát từ hiện thực của thời đại những cần
đi qua một tâm hồn tinh tế và sâu sắc của thi sĩ để hun đúc lên nó. Người nghệ sĩ
nhìn nhận thời đại qua con mắt chủ quan của mình, thời đại là tư liệu dồi dào cho
chất thơ trong người nghệ sĩ. Vì vậy mà Chế Lan Viên từng nhận định “Thơ là đi
giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào
cái vực nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng cũng dễ nông cạn.”
Nhà thơ Vũ Quần Phương đã từng nhận xét: Chính Hữu là “nhà thơ quân đội
thực thụ cả ở phía tác giả lẫn tác phẩm”. Sắc xanh áo lính đã gắn bó với Chính
Hữu trong suốt con đường thơ của ơng và nói đến thơ ơng là nói đến những trang
thơ về người lính. Nhà thơ Chính Hữu đã từ giã cõi đời nhưng những vần
thơ sáng đẹp của ông vẫn luôn là bài ca bất hủ về hình ảnh người chiến sĩ,
hình ảnh một dân tộc, một thời đại gian khổ, hào hùng và lãng mạn với thời
gian. ” Đồng chí “ là bài thơ độc đáo viết về anh bộ đội cụ Hồ, những người nông
dân mặc áo lính, anh hùng áo vải trong thời đại Hồ Chí Minh, một tượng đài tráng
lệ mộc mạc, bình dị mà cao cả thiêng liêng về con người Việt Nam trong cuộc
chiến tranh thần thánh, trường kì chống Pháp, qua đó, cảm hóa ý thức sâu sắc
tuổi trẻ hơm nay về lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
Những vần thơ không chỉ bồi đắp thêm vẻ đẹp tinh thần cho con người mà
cịn mang đến luồng sinh khí mới cho nên văn học của thời đại. Một bài thơ xuất
sắc là khi đọc vào những vần thơ, ta như sống lại được thời kì lịch sử hào hùng mà
gian lao của dân tộc. Đây không chỉ là sự thành cơng của người nghệ sĩ mà cịn là
tiếng ra của thời đại cho dù là lúc ấy hay bây giờ, những vần thơ lưu lại để thế hệ
trẻ luôn luôn nhớ những con người vơ danh đã góp mặt làm nên đất nước mn
đời ấy.
Văn học cần đến hình tượng như loài ong cần chất nhụy để tạo nên mật
ngọt tinh túy cho đời. Hình tượng có sức sống bền bỉ là hình tượng được phát
biểu lên từ những vấn đề nóng hổi của thời đại. Nhưng hình tượng ấy cần đi qua
một tâm hồn, một trí óc để có thể trọn vẹn cả bề dài lẫn bề sâu, để người đọc có
thể khai thắc những tinh hoa của cả thời đại ấy. Vì vậy mà hai yếu tố con người và
thời đại gắn chặt không thể tách rời nhau trong thơ ca. Đúng như nhận định của
Sóng Hồng “Thơ là thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp”. “ Đồng chí “
của Chính Hữu đã chỉ rõ cho ta về mối quan hệ giữa con người với thời đại trong
văn học , đồng thời làm sống lại trong ta những năm tháng gian lao hào hùng của
dân tộc Việt Nam anh hùng . “ Đồng chí “ xứng đáng là thi phẩm thành công nhất
của thời đại đánh Pháp 1945-1075 , ghi dấu ấn mãi trong lòng độc giả của mọi thế
hệ !