Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bài tiểu luận về biến đổi khí hậu với lâm ngiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.96 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHOA LÂM NGHIỆP
---------------------------

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP

GVHD :
SVTH :
Lớp:
MSSV:

Thái Nguyên ,tháng 10 năm 2016


I/. Tác động của biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp
1.1 Giới thiệu chung về lĩnh vực lâm nghiệp Lâm nghiệp là một ngành
kinh tế kỹ thuật đặc thù có vị trí kinh tế, xã hội và mơi trường rất quan trọng, là
một phần không thể tách rời khỏi nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt
Nam. Hiện tại ngành lâm nghiệp quản lý sử dụng hơn một nửa lãnh thổ đất
nước, liên quan trực tiếp đến đời sống của khoảng 25 triệu đồng bào, trong đó
có 7 triệu đồng bào dân tộc thiểu số. Nói đến lâm nghiệp là nói đến rừng và
nghề rừng. Lâm nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các khâu, từ
trồng, chăm sóc, bảo vệ, xúc tiến tái sinh tự nhiên đến khai thác, bảo quản, chế
biến và tiêu thụ sản phẩm, vv…
/>Rừng là yếu tố cơ bản của môi trường tự nhiên, góp phần quan trọng vào phát
triển bền vững đất nước, vào sự tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và an ninh
quốc phịng. Rừng đóng một vai trị khơng thể thiếu trong việc cung cấp các sản
phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và xã hội, bảo vệ môi trường sống,
bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý bền vững cảnh quan và góp phần bảo vệ an
ninh quốc gia, tạo việc làm cho nhân dân, nhất là người dân miền núi, góp phần


xố đói giảm nghèo. Nếu như trong sự nghiệp bảo vệ đất nước, rừng là căn cứ
địa kháng chiến, là vành đai bảo vệ biên giới, thì trong cơng cuộc xây dựng đất
nước, rừng là vành đai phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, là tư liệu sản
xuất chính trong lâm nghiệp, là công cụ chống ô nhiễm, bảo vệ môi sinh, là
nguồn sinh thủy cho sản xuất và phục vụ đời sống.
/>a) Về diện tích rừng.
Theo thống kê của các địa phương trong cả nước, đến năm 2008, tồn
quốc có trên 12,9 triệu hécta rừng, bao gồm: 10,35 tri ệu hécta r ừng t ự nhiên
và trên 2,55 triệu hécta rừng trồng; độ che phủ đạt 38,27%.
Từ năm 1991 đến nay (sau khi Luật bảo vệ và phát tri ển r ừng đ ược ban
hành), hoạt động bảo vệ rừng và thực thi pháp luật lâm nghiệp có chuyển
biến tích cực, diện tích rừng ngày càng được phục hồi, Việt Nam tr ở thành
quốc gia duy nhất trong khu vực có diện tích rừng ngày càng tăng. Di ện tích
rừng tăng lên do khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên và tr ồng m ới nh ững


năm qua ln cao hơn diện tích rừng bị giảm do những nguyên nhân hợp
pháp và bất hợp pháp.
Thống kê về diện tích rừng trên đây cho thấy, độ che phủ rừng toàn qu ốc 5
năm qua (2002 – 2007) tăng bình quân gần 0,5% mỗi năm, kết quả này là cố
gắng rất lớn trong công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng của Việt Nam, trong
khi độ che phủ rừng các nước trong khu vực đang suy giảm.
b) Về chất lượng rừng.
- Chất lượng, trữ lượng và giá trị đa dạng sinh học được duy tr ì, bảo tồn tốt
hơn ở những khu rừng đặc dụng đã được thành lập và có ban quản l ý. Tuy
nhiên, tình trạng phổ biến là rừng tự nhiên vẫn bị suy giảm về chất lượng,
những khu rừng nguyên sinh, rừng giàu chủ yếu chỉ c òn ở những khu rừng
đặc dụng và phòng hộ thuộc vùng sâu, vùng xa, rừng tự nhiên thuộc quy
hoạch rừng sản xuất hiện có 3.105.647ha, trong đó r ừng giàu và trung b ình
chỉ cịn 652.645ha chiếm 21%, rừng nghèo và rừng non 2.453.002ha chiếm

79% đa số là rừng tự nhiên tái sinh và rừng phục h ồi sau khai thác, sau canh
tác nương rẫy.
Rừng trồng tăng nhanh cả về diện tích và trữ lượng trong năm năm qua,
góp phần nâng cao độ che phủ rừng trong cả nước. Đ ã có nhiều khu rừng các
lồi cây bản địa, phát triển vùng nguyên liệu công nghiệp chế biến gỗ (ch ủ
yếu là dăm, giấy). Năng xuất, sản lượng gỗ và lâm sản hàng hóa tăng nhanh,
đến năm 2008 ước đạt gần 4 triệu mét khối gỗ khai thác từ rừng trồng. Tuy
nhiên, trữ lượng rừng trồng còn thấp so với các nước khác, cấu trúc thiếu ổn
định, giá trị về đa dạng sinh học, khả năng cung cấp gỗ, tác dụng p hòng hộ và
bảo vệ mơi trường chưa cao.
/>TONG_QUAN_VE_BAO_VE_RUNG_VIET_NAM_VA_NHUNG_GIAI_PHAP_BAO_VE_R
UNG/
1.2 Tác động của biến đổi khí hậu tới lâm nghiệp
Theo số liệu quan trắc, trong những năm vừa qua thời tiết nước ta đã có những
biến động bất thường và có mối quan hệ chặt chẽ với những thay đổi lớn của khí
hậu tồn cầu. Sự biến động phức tạp của thời tiết có thể gây ra nhiều hậu quả
khác nhau. Có thể nêu ra đây hai nhóm hiện tượng thời tiết cực hạn quan trọng
nhất. Trước hết đó là khả năng tăng tần suất và mức độ gây hại của các hiện
tượng thiên tai như bão, lũ lụt. Mưa, lũ tăng lên đồng nghĩa với việc tăng nguy
cơ ngập lụt ở các vùng trũng vốn thường xuyên bị ngập, gây chua úng, xói lở


đất, trượt lở đất trên diện rộng, làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất, đến tài
nguyên thiên nhiên và cuộc sống của con người.
Hiện tượng thời tiết cực hạn quan trọng thứ hai chính là hạn hán. Hạn hán đã
gây nhiễm mặn, nhiễm phèn ở vùng đồng bằng ven biển đe dọa trực tiếp tới sự
phát triển và tính đa dạng sinh học của rừng ngập mặn và rừng tràm đồng thời
làm tăng nguy cơ cháy rừng. Đối với sản xuất lâm nghiệp, đây là loại thiên tai
tồi tệ nhất, xảy ra ngày càng nghiêm trọng với tần suất và quy mô ngày càng lớn
gây nhiều thiệt hại và kéo dài dai dẳng . Như vậy, hai yếu tố liên quan chặt chẽ

tới biểu hiện của biến đổi khí hậu là nhiệt độ và lượng mưa. Theo báo cáo về
Biến đổi khí hậu và Phát triển con người ở Việt Nam của Chương trình phát
triển của Liên Hợp quốc (UNDP, 2007,), từ năm 1900 đến năm 2000, mỗi thập
kỷ, nhiệt độ trung bình ở Viêt Nam tăng 0,1 0 C. Mùa hè trở nên nóng hơn, với
nhiệt động trung bình tăng 0,1-0,3 0 C/thập kỷ. So với năm 1990, nhiệt độ
trung bình năm 2050 sẽ tăng 1,4-1,5 0 C và nhiệt độ trung bình năm 2100 sẽ
tăng 2,5-2,8 0 C. Đất liền sẽ là nơi có nhiệt độ cao nhất. So với năm 1990, lượng
mưa trung bình hàng năm sẽ tăng 2,5-4,8 % vào năm 2050 và 4,7-8,8% vào
năm 2100. Lượng mưa tăng cao nhất ở phía Bắc Việt Nam và thấp nhất ở đồng
bằng Nam bộ. Lượng mưa sẽ tập trung hơn vào các tháng mùa mưa, hạn hán sẽ
nghiêm trọng hơn vào mùa khơ. Biến đổi khí hậu đã và đang làm cho lượng
mưa thay đổi bất thường và rất khác nhau theo mùa và theo vùng (Schaefer,
2003). Lượng mưa hàng tháng đã giảm ở hầu hết các vùng trong cả nước vào
tháng 7 và 8, tăng lên vào tháng 9, 10 và 11 (Bộ TN và MT, 2003). Sự biến động
của thời tiết Việt Nam có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến rừng và nghề
rừng. Có thể nêu ra hai khía cạnh quan trọng nói lên mối tương tác giữa biến
đổi khí hậu và lâm nghiệp.

Thứ nhất .
Sự phát triển chưa bền vững của rừng và nghề rừng lại đã và đang góp phần
làm tăng thêm tính cực đoan của khí hậu thời tiết Việt Nam. Mất rừng làm tăng
15% phát thải khí nhà kính trên tồn cầu. Mất rừng, suy thối rừng và chuyển
đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp ước tính làm phát thải 19,38 triệu tấn
CO2, chiếm 18,7 % tổng lượng khí phát thải ở Việt Nam (Vietnam Initial
NatCom, 2003). Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy trong mùa khô độ ẩm
của đất ở các vùng khơng có cây che phủ chỉ bằng 1/3 so với độ ẩm của đất ở


những nơi có rừng che phủ. Tại một số nơi khơng có rừng che phủ, nhiệt độ
trên mặt đất có thể lên tới 50 – 600 C vào buổi trưa hè. Những đặc điểm cơ lý

của đất như độ tơi xốp, độ liên kết, độ thấm, hàm lượng các chất dinh dưỡng và
hàm lượng vi sinh bị giảm đi đáng kể, đất trở nên khơ, cứng, bị nén chặt, khơng
thích hợp cho trồng trọt. Hàng triệu ha đất trống, đồi trọc đã mất rừng lâu năm,
đất mặt bị biến đổi cấu tượng và lý hố tính, trở nên dễ bị xói mịn, rửa trơi, tích
tụ sắt nhơm gây nên hiện tượng kết von và đá ong hóa, khả năng sản xuất nông
lâm nghiệp bị suy giảm nghiêm trọng.
Thứ hai.
Sự biến động phức tạp của thời tiết đang và sẽ gây ra nhiều tác hại tới rừng và
nghề rừng. Biến đổi khí hậu đe dọa tới đa dạng sinh học rừng, làm tăng nguy cơ
mất rừng, nguy cơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp và do đó làm
tăng nguy cơ phát thải khí nhà kính. Nhiệt độ tăng, lượng mưa giảm sẽ làm
tăng nguy cơ cháy rừng, tăng dịch bệnh và làm giảm khả năng chống chọi của
các hệ sinh thái rừng trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu sẽ
làm thay đổi tổ thành và cấu trúc của một số hệ sinh thái rừng, buộc các lồi
phải di cư và tìm cách thích ứng với điều kiện sống mới. Biến đổi khí hậu sẽ làm
tăng nguy cơ tuyệt chủng một số loài động thực vật, gây khó khăn cho cơng tác
bảo tồn đa dạng sinh học. Một số lồi nếu khơng thích nghi được với mơi
trường sống mới thì mãi mãi sẽ biến mất khỏi hành tinh.
Đối với vùng núi và trung du phía B ắc: Độ che phủ trung bình của rừng
ở khu vực này hiện nay khoảng 44,2% (Cục Kiểm Lâm, 31/12/2006). Tuy
nhiên, độ che phủ này không đồng đều, thấp nhất là Hà Tây (7,4%), cao nhất là
Tuyên Quang (61,8%). Mặc dù đã có nhiều dự án trữ nước được thực hiện, song
do độ dốc lớn, địa hình bị chia cắt mạnh nên phần lớn các hồ chứa nước đều có
quy mơ nhỏ. Thêm vào đó, do độ che phủ của rừng không đồng đều và chất
lượng rừng không cao nên trong những năm có lượng mưa nhỏ, việc phịng
chống hạn khơng có mấy hiệu quả.
Đối với vùng ven biển Trung Bộ: Độ che phủ của rừng trung bình tại
vùng này khoảng 44,4 %. Do địa hình phức tạp với các dãy núi cao chạy sát
biển, xen kẽ với những đồng bằng nhỏ hẹp chịu ảnh hưởng nhiều của các đợt
gió mùa nóng và khơ , lượng mưa thấp nên điều kiện khí hậu của khu vực này

khắc nghiệt nhất tồn quốc. Độ che phủ của rừng khơng đồng đều, lưu vực sông
ngắn và dốc đã hạn chế khả năng điều tiết dịng chảy của hệ thống tưới tiêu và
sơng ngòi, dễ gây ra lũ lụt nhanh, bất ngờ và hạn hán kéo dài. Do vậy sản xuất


lương thực gặp rất nhiều khó khăn và đời sống của nhân dân ln ở trong tình
trạng phải đối phó với thiên tai. Khu vực này cũng được coi là khu vực trọng
điểm trong Chương trình hành động quốc gia chống hoang mạc hoá.
Đối với vùng Tây Nguyên: Đây là vùng đất bazan rộng lớn nhất Việt
Nam. Loại đất bazan thường dễ hấp thụ nước và do có độ che phủ trung bình
của rừng cao nhất nước (54,5%) nên nguồn nước ngầm ở đây cịn khá dồi dào.
Tuy vậy, khí hậu bất thường trong các năm 1993, 1998, 2004 và sự khai thác
quá mức nguồn nước cho trồng cây công nghiệp đã gây nên sự mất cân bằng
nghiêm trọng giữa nước mặt và nước ngầm, giữa khả năng cung cấp nước tưới
và yêu cầu phát triển sản xuất. Nguy cơ cháy rừng, mất rừng do nạn khai thác
lậu và lấy đất trồng cây ngắn ngày vẫn đang là vấn đề bức xúc đối với ngành lâm
nghiệp ở địa bàn đầu nguồn các con sơng lớn và cịn diện tích rừng tự nhiên lớn
nhất cả nước này.
Đối với vùng đồng bằng sơng Cửu Long: Đây là vùng có độ che phủ
trung bình thấp nhất cả nước (12,1%). Nhiều nơi vùng châu thổ sơng Mê Cơng
bị tác động của phèn hố ngày càng nặng do các khu rừng tràm bị phá hoại
nghiêm trọng để lấy đất sản xuất nông nghiệp. Nhiều khu rừng ngập mặn cũng
đã bị phá huỷ để làm hồ nuôi tôm. Việc phá huỷ lớp phủ bề mặt đã làm giảm
khả năng giữ nước của đất, tạo điều kiện để các tầng nhiễm mặn dưới sâu xâm
nhập dần lên bề mặt đất, gây mặn hóa, phèn hố tồn bộ tầng đất mặt, làm chết
nhiều loại cây trồng và thuỷ sản.
Trong vịng nửa thế kỷ qua, hầu như tồn bộ lãnh thổ Việt Nam đều trải qua
những biến đổi lớn về khí hậu và thời tiết. Sự biến đổi khí hậu ngày càng phức
tạp đã dẫn tới hậu quả là thiên tai ngày một thường xuyên và nghiêm trọng
hơn. Có thể liệt kê mấy loại thiên tai có ảnh hưởng nhiều đến sản xuất lâm

nghiệp:
Hạn hán: Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), châu Á là khu vực bị
thiên tai nặng nề nhất trong vòng 50 năm qua, trong đó thiệt hại về tài sản do
hạn hán gây ra đứng thứ ba sau lũ và bão. Có rất nhiều chỉ tiêu khác nhau để
đánh giá hạn hán. Tuy nhiên, trên quan điểm nơng nghiệp có thể thấy hạn hán
thường xảy ra vào mùa khơ, nắng nóng, lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa
nhiều lần, đã làm cây trồng khô héo nhanh chóng, làm tăng nguy cơ cháy r ừng
và làm chết cây hàng loạt. Đối với sản xuất lâm nghiệp, đây là loại thiên tai tồi tệ
nhất, xảy ra ngày càng nghiêm trọng hơn, với tần suất và quy mô ngày càng lớn
hơn, gây nhiều thiệt hại và kéo dài dai dẳng nhất. Ở nước ta, hạn hán xảy ra ở


rất nhiều nơi với những thiệt hại ngày càng lớn hơn. Hạn hán và nắng nóng đã
gây ra cháy rừng. Có thể kế ra đây một số đợt hạn hán nghiêm trọng nhất. Đó là
đợt hạn hán 1997-1998. Riêng 6 tháng đầu năm 1998 có 60 vụ cháy rừng ở
Đồng Nai (làm mất 1.200 ha) và ở Đắc Lắc (làm mất 316 ha). Đợt khô hạn từ
tháng 5 đến tháng 8 năm 1998 đã làm 11.370 ha rừng bị cháy. Theo ước tính,
thiệt hại tổng cộng trong cả nước lên tới trên 5.000 tỷ đồng.Cháy rừng đã làm
huỷ hoại nhiều cánh rừng trên đất nước. Khoảng 5 triệu ha rừng bị liệt vào loại
dễ cháy ở bất cứ mùa nào trong năm. Trong số diện tích rừng hiện có, 56% dễ
bị cháy trong mùa khô. Mỗi đe doạ cháy rừng lớn nhất là rừng thông ở vùng cao
nguyên Trung Bộ và rừng tràm ở châu thổ sông Mê Công. Trong mùa khơ
1997-1998, do thời tiết khơ nóng đã có 1.681 vụ cháy rừng trên toàn quốc làm
mất khoảng 19.819 ha, trong đó có 6.293 ha rừng tự nhiên, 7.888 ha rừng
trồng, 494 ha rừng tre nứa và 5.123 ha cỏ và cây bụi. Ở Quảng Ninh và Lâm
Đồng, các vụ cháy rừng thông đã làm tê liệt nhiều nhà máy sản xuất nhựa thông
(Cục Kiểm Lâm, 1999). Mực nước tại một số điểm đồng bằng sông Cửu Long
trong đợt hạn này đã hạ thấp tới mức – 0,3 tới – 0,4 m. Trong tất cả các vụ cháy
rừng, vụ cháy rừng U Minh Thượng năm 2002 là vụ cháy rừng nghiêm trọng
nhất, đã phá huỷ trên 5.000 ha rừng ngập mặn có giá trị đa dạng sinh học cao,

gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Các loại rừng bị cháy thường là các loại rừng
non mới tái sinh, rừng trồng từ 3-5 tuổi, trảng cỏ và cây bụi. Gần đây nhất là đợt
hán hán kéo dài 9 tháng liền năm 2004-2005 đã gây tổn thất nhiều cho sản
xuất lâm nghiệp ở miền Trung và Tây Ngun.
Bão: Khơng có sự gia tăng số lượng bão đổ bộ vào Việt Nam trong 10
năm gần đây nhưng sự bất thường và phức tạp của các cơn bão có thể quan sát
được một cách rõ ràng. Chẳng hạn cơn bão Linda được hình thành và đổ bộ vào
miền Nam rất nhanh cuối năm 1997 là cơn bão thuộc loại này, xảy ra duy nhất
chỉ một lần trong suốt một thế kỷ. Mặc dù về quy mô đổ bộ vào miền Nam trong
thế kỷ 20, Lin da chỉ xếp hàng thứ hai, nhưng về cường độ lại là cơn bão mạnh
hơn rất nhiều lần so với cơn bão hồi đầu thế kỷ, và gây ra nhiều thiệt hại
nghiêm trọng. Các cơn bão liên tục đổ bộ vào miền Trung đã gây ra lụt lội, xói
lở đất nghiêm trọng ở các tỉnh ven biển miền Trung, gây ra triều cường và
tượng nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, ảnh hưởng tới sản xuất lâm nghiệp
tại địa bàn. Gần đây, bão có xu hướng tiến sâu về phía Nam.
Lũ lụt: Ở Việt Nam, trong vịng 10 năm gần đây, hầu như hàng năm đều
có lũ lụt nghiêm trọng xảy ra. Nhiều trận lụt lớn xảy ra tại miền Trung và gây ra
tổn thất nghiêm trọng cho sản xuất ở vùng này. Trận lụt tháng 11 năm 1999 là


trận lụt ghi nhiều kỷ lục của một giai đoạn vài chục năm, đặc biệt là về lượng
mưa. Trong vòng 245 giờ, lượng mưa ở Huế đạt 1384 mm, là lượng mưa cao
nhất thống kê được trong lịch sử ngành thuỷ văn ở Việt Nam và chỉ đứng thứ
hai sau kỷ lục thế giới là 1870 mm đo được ở Đảo Reunion ở Thái Bình Dương
vào năm 1952. Ở đồng bằng sông Cửu Long, lụt lội xảy ra thường xuyên hơn,
đặc biệt trận lũ kéo dài trong năm 2000 là trận lũ lớn nhất trong vòng 70 năm
qua. Lũ lụt cũng gây ra trượt lở đất ở vùng ven biển dẫn tới việc biển tiến sâu
vào đất liền và gây ra hiện tượng nhiễm mặn ở vùng nội đồng. Lũ lụt cũng là
loại thiên tai gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống đồng
bào tại vùng nông thôn.

Lũ quét và lũ ống: Loại thiên tai này kéo theo hiện tượng trượt lở đất, phá
huỷ rừng, xói mịn đất và gây ra những thiệt hại về kinh tế - xã hội ở nhiều khu
vực, đặc biệt là vùng nơng thơn miền núi phía Bắc. Sự xói mòn xảy ra mạnh nhất
ở độ cao 1000-2000 m và thường gây ra trượt lở đất, nứt đất khi có các trận
mưa rào lớn. Do xói mịn mạnh, một lượng lớn các chất dinh dưỡng như nitơ,
kali, canxi, magiê cùng các lồi vi sinh vật bị cuốn rửa trơi. Đất dần dần mất khả
năng tích nước và trở nên rắn, chặt hơn, gây ra q trình hoang mạc hóa.
/>2. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI
1. Thách thức
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại.
Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và mơi trường
trên phạm vi tồn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, gây
nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với
công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai. Vấn đề biến đổi khí
hậu đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện và sâu sắc q trình phát triển và an
ninh tồn cầu như năng lượng, nước, lương thực, xã hội, việc làm, ngoại giao,
văn hóa, kinh tế, thương mại.
Theo báo cáo của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu, nhiệt độ
trung bình tồn cầu và mực nước biển tăng nhanh trong vòng 100 năm qua,
đặc biệt trong khoảng 25 năm gần đây. Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua
nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5 - 0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng
20 cm. Hiện tượng El Nino, La Nina ngày càng tác động mạnh mẽ. Biến đổi khí
hậu thực sự đã làm cho những thiên tai, đặc biệt là bão, lũ và hạn hán ngày càng
khốc liệt.


Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng
nề nhất của biến đổi khí hậu, trong đó đồng bằng sơng Cửu Long là một trong
ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng, bên cạnh
đồng bằng sông Nile (Ai Cập) và đồng bằng sông Ganges (Bangladesh). Theo

các kịch bản biến đổi khí hậu, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở
nước ta tăng khoảng 2 - 3oC, tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa
tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khơ lại giảm, mực nước biển có thể dâng
khoảng từ 75 cm đến 1 m so với thời kỳ 1980 - 1999. Nếu mực nước biển dâng
cao 1m, sẽ có khoảng 40% diện tích đồng bằng sơng Cửu Long, 11% diện tích
đồng bằng sơng Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ
bị ngập, trong đó, thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ngập trên 20% diện tích;
khoảng 10 - 12% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng
10% GDP. Tác động của biến đổi khí hậu đối với nước ta là rất nghiêm trọng, là
nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục
tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước.
Trong những năm qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu, tần suất và
cường độ thiên tai ngày càng gia tăng, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài
sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hố, xã hội, tác động xấu đến mơi trường.
Chỉ tính trong 10 năm gần đây (2001 - 2010), các loại thiên tai như: Bão, lũ, lũ
quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn và các thiên tai khác đã làm
thiệt hại đáng kể về người và tài sản, đã làm chết và mất tích hơn 9.500 người,
giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm.
Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát
triển nông nghiệp: Thu hẹp diện tích đất nơng nghiệp, đặc biệt là một phần
đáng kể ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển, đồng bằng sông Hồng, sông Cửu
Long bị ngập mặn do nước biển dâng; tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất
cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng;
thời gian thích nghi của cây trồng nhiệt đới mở rộng và của cây trồng á nhiệt
đới thu hẹp lại; ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng, tăng khả năng sinh bệnh,
truyền dịch của gia súc, gia cầm.
Do tác động của biến đổi khí hậu, tài nguyên nước phải chịu thêm nguy cơ
suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, mùa, ảnh hưởng trực tiếp
đến nông nghiệp, cung cấp nước ở nông thôn, thành thị và sản xuất thủy điện.
Chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa, và hạn hán

vào mùa khô, tăng mâu thuẫn trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước.
Với định hướng cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
vào năm 2020, các hoạt động sản xuất và tiêu thụ năng lượng sẽ tăng cường


mạnh mẽ, đặc biệt là trong công nghiệp, giao thông vận tải, phát triển đô thị, làm
tăng lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam. Điều này đi ngược lại xu thế
chung của quốc tế đòi hỏi mỗi quốc gia, không phụ thuộc là nước phát triển hay
đang phát triển, đều phải giảm phát thải khí nhà kính nhằm góp phần bảo vệ hệ
thống khí hậu trái đất. Trong khi năng lượng tái tạo, năng lượng mới có mức
phát thải khí nhà kính thấp nhưng địi hỏi đầu tư lớn và có giá thành cao.
Trên qui mơ tồn cầu, đang dần hình thành các chính sách về giảm nhẹ
phát thải khí nhà kính có thể tạo ra các rào cản mới trong thương mại. Nếu các
nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, khơng có lựa chọn phù hợp, hài hịa
chính sách quốc gia với quốc tế thì khơng vượt được qua rào cản do chưa có đủ
tiềm lực tài chính và cơng nghệ để sản xuất ra hàng hóa đủ điều kiện tham gia thị
trường hàng hóa các-bon thấp.
Nhận thức về biến đổi khí hậu của cộng đồng còn hạn chế và phiến diện, mới
chỉ quan tâm nhiều đến các tác động tiêu cực mà biến đổi khí hậu gây ra mà
chưa quan tâm đúng mức tới việc chuyển đối lối sống, mẫu hình sản xuất và
tiêu thụ theo định hướng các-bon thấp, tăng trưởng xanh.
Những thách thức đó địi hỏi Việt Nam phải có những nỗ lực hơn nữa trong
các chính sách, biện pháp tăng cường nhận thức và năng lực ứng phó với biến
đổi khí hậu, song song với phát triển kinh tế nhằm tăng cường sức cạnh tranh
của nền kinh tế và vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
2. Cơ hội
Hiện nay, mô hình phát triển thơng thường của các nước đang phát triển là
dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên, tận dụng lao động giá rẻ, gây ô
nhiễm môi trường dẫn đến phát triển thiếu bền vững. Vấn đề biến đổi khí hậu
tạo cơ hội để chúng ta thay đổi tư duy phát triển, tìm ra mơ hình và phương

thức phát triển theo hướng phát thải các-bon thấp, bền vững.
Trong khung cảnh Việt Nam đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung
bình, các nguồn tài trợ quốc tế cho phát triển nói chung đều hạn chế dần và thay
đổi tính chất hợp tác sang phương thức hai bên cùng có lợi. Biến đổi khí hậu mở
ra các cơ hội để thúc đẩy hợp tác toàn cầu, đa phương, song phương, thơng qua
đó các nước đang phát triển như Việt Nam có thể tiếp cận các cơ chế mới đang
hình thành để tiếp nhận hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ từ các nước
phát triển.
Việc tăng cường các hoạt động hợp tác, hội nhập với các quốc gia, các tổ chức
quốc tế trong q trình thực hiện Cơng ước khung của Liên Hợp quốc về Biến


đổi khí hậu và các điều ước quốc tế có liên quan sẽ nâng cao vai trò và vị thế
của Việt Nam trong khu vực cũng như trên thế giới.
Nhận thức rõ những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đến sự
phát triển bền vững của đất nước, Chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia và
phê chuẩn Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị
định thư Kyoto, đồng thời chỉ đạo từng bước hoàn thiện các văn bản pháp
luật, tạo hành lang pháp lý cho cơng tác phịng chống và giảm nhẹ thiên tai,
ứng phó với biến đổi khí hậu. Tháng 12 năm 2008, Chương trình mục tiêu
quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu đã được phê duyệt. Đây là một trong
những nỗ lực quan trọng của Chính phủ cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng các
nhà tài trợ quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Với sự quan
tâm của Đảng và Chính phủ, ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta đã đạt được
một số thành công bước đầu được quốc tế ghi nhận. Để ứng phó hiệu quả với biến
đổi khí hậu và phát triển bền vững đất nước, một chiến lược quốc gia về biến đổi
khí hậu với tầm nhìn thế kỷ, làm cơ sở cho các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch
là rất cần thiết đối với nước ta trong bối cảnh hiện nay.
/>4. Những nỗ lực nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu
trong lâm nghiệp

Nhận thức được vai trị quan trọng của lâm nghiệp đối với việc giảm thiểu và
thích ứng với biến đổi khí hậu, Cục Lâm nghiệp đã và đang phối hợp cùng các
bên liên quan xây dựng Kế hoạch hành động giảm thiểu và thích ứng với biến
đổi khí hậu ngành nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, trong đó chú trọng vào
việc bảo tồn và phát triển bền vững hệ thống rừng tự nhiên; thiết lập và quản lý
bền vững hệ thống rừng phòng hộ ven biển, bao gồm cả rừng ngập mặn; xây
dựng và triển khai thí điểm các dự án về cơ chế phát triển sạch trong lâm
nghiệp; tăng cường các sáng kiến quản lý đất lâm nghiệp bền vững gắn với giảm
nghèo; lồng ghép các vấn đề thực thi ba công ước Rio của Liên hợp quốc là
Cơng ước khung về biến đổi khí hậu, Công ước đa dạng sinh học và Công ước
chống hoang mạc hóa. Đồng thời tăng cường kêu gọi sự ủng hộ về tài chính và
kỹ thuật của các tổ chức quốc tế, như Ngân hàng thế giới, Quỹ Ủy thác ngành
lâm nghiệp, UNDP, IFAD trong việc xây dựng Khung chương trình quản lý đất
lâm nghiệp bền vững, trong đó có các dự án bộ phận lồng ghép vấn đề biến đổi
khí hậu và đa dạng sinh học rừng với chống hoang mạc hóa; Cục Lâm nghiệp
cũng đã phối hợp với các tổ chức quốc tế như Fauna and Flora International,
SNV Hà Lan, vv… trong việc xây dựng ý tưởng dự án ”Giảm thiểu phát thải khí


gây hiệu ứng nhà kính gây ra do mất rừng và suy thoái rừng (gọi tắt là REDD)
và đã được Quỹ Đối tác Các ban ngành lâm nghiệp (FCPF) chấp thuận; GTZĐức, Phần Lan và Hà Lan về tăng cường năng lực, theo dõi đánh giá tài nguyên
rừng, phục vụ các hoạt động giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu trong
lâm nghiệp. Báo cáo lần thứ nhất của Việt Nam gửi Ban Thư ký UNFCC nhận
định rằng với các chính sách đúng đắn, ngành lâm nghiệp đang và sẽ đóng góp
vai trị quan trọng trong việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ mất rừng và
suy thoái rừng và hướng tới thị trường các bon trong giai đoạn từ nay tới năm
2020.
II/ Kết luận
Từ các kết quả và phân tích, đánh giá về tác động của BĐKH đến lâm nghiệp có
thế đưa ra một số kết luận và các định hướng, chính sách và chương tr ình ưu

tiên nhằm ứng phó với BĐKH như sau:
1. BĐKH sẽ làm thay đổi phân bố và ranh giới các hệ sinh thái rừng tự
nhiên và rừng trồng.
Xu hướng chung của tất các hệ sinh thái rừng tự nhiên là kh ả năng thu
hẹp khu vực phân bố cũng như diện tích thích hợp về khí hậu. H ệ sinh thái
rừng khộp có xu hướng dịch chuyển ra phía Bắc và có th ể khơng c ịn ở vùng
Tây Ngun. Đối với hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và
rừng nửa kín ẩm nhiệt đới thì có xu hướng suy giảm diện tích ở khu vực Bắc
và Bắc Trung Bộ, tiếp tục phân bố và mở rộng khu vực phân b ố ở vùng Tây
Nguyên và Nam Trung Bộ. Đối với rừng trồng, phân bố của một số loại rừng
trồng như Thơng nhựa, Lát hoa có thể bị thu hẹp đáng kể, nh ưng t ốc đ ộ thu
hẹp khu vực phân bố không nhanh như các kiểu rừng tự nhiên. Tuy nhiên khi
sự thay đổi về lượng mưa và nhiệt đội khắc nghiệt hơn vào năm 2100 th ì khu
vực phân bố của chúng có thể bị thu hẹp nhanh chóng.
2. BĐKH sẽ gây tác động mạnh mẽ đến ĐDSH và một số hệ sinh thái.
Với sự suy giảm diện tích các trạng thái rừng tự nhiên này trên ph ạm vi
cả nước so với hiện tại trong trường hợp các kịch bản biến đổi khí hậu xảy
ra thì tính đa dạng sinh học và duy trì đa dạng trong các hệ sinh thái sẽ bị đe
dọa nghiêm trọng. Thực vật sẽ mất dần các khu vực phù hợp với biên đ ộ sinh
thái của nó, nguồn gen và bảo tồn nguồn gen sẽ b ị ảnh h ưởng, đ ộng v ật sẽ
mất dần nơi cư trú và nguồn thức ăn, v.v. Các h ệ sinh thái nhạy c ảm sẽ b ị tác
động mạnh như rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng trên núi thấp. Các loài thú
cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ do sự BĐKH, đặc biệt là các loài nguy cấp.


3. BĐKH sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng
Các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu tới cháy rừng gồm nhiệt độ khơng khí,
độ ẩm khơng khí và lượng mưa. Ở vùng Bắc trung bộ, nguy c ơ cháy r ừng sẽ
tăng trong các thập kỷ tới. Các tháng có nguy cơ cháy rừng cao là tháng 5, 6 và
7. Nguy cơ cháy rừng vào năm 2020 tăng hơn so v ới năm 2000 t ừ 6 – 40%;

năm 2050 là từ 16 – 52% và vào năm 2100 là từ 51 – 85%. Ở khu v ực Tây b ắc
bộ, nguy cơ cháy rừng tăng cao vào các tháng 12, 1, 2 và 3, đ ặc bi ệt là tháng
12 và tháng 1. Nguy cơ cháy rừng tăng vào năm 2020 trong các tháng trên là
từ 5-41%; vào năm 2050 là từ 16 – 35% và vào năm 2100 là t ừ 25 – 113%.
Với các vùng khác nguy cơ cháy rừng cũng đều tăng. Vùng Đông B ắc nguy c ơ
cháy rừng tăng cao vào các tháng 1, 2 và 3; vùng Nam trung bộ là t ừ tháng 3 –
6; vùng Tây nguyên là từ tháng 3 – 5; vùng Đông Nam b ộvà Đ ồng B ằng sông
Cửu Long là từ tháng 1 – 4.
4. BĐKH làm tăng nguy cơ sâu bệnh hại rừng:
BĐKH sẽ tạo ra điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho s ự phát tri ển c ủa
một số sâu, bệnh hại rừng, đặc biệt là sâu róm thơng. Sâu róm thơng sẽ
sinh trưởng mạnh mẽ và dễ phát sinh dịch bệnh hơn. Nguy c ơ sâu róm
thơng sẽ tăng khoảng 10% vào năm 2020, kho ảng 13% vào năm 2050 và
đặc biệt vào năm 2100 nguy cơ phát triển sâu róm thơng tăng khoảng 31%
so với năm 2000. Tuy nhiên, các loài bao giờ cũng có tính chọn lọc tự nhiên,
với điều kiện bất lợi một số cá thể khơng có khả năng kháng l ại sẽ b ị đào
thải, còn những cá thể cịn tồn tại sẽ hình thành khả năng thích nghi với các
điều kiện bất lợi đó và di truyền cho các thế hệ sau.
5. Tác động của BĐKH đến hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng tràm:
Rừng ngập mặn sẽ bị tác động mạnh bởi ĐBKH, đặc biệt là mực nước
biển dâng. Một số loài cây ngập mặn ở miền Nam có thể gây trồng ở phía Bắc.
Nhiệt độ tăng sẽ làm tăng hàm lượng CO2 trong nước biển, gây suy thối rạn
san hơ và kéo theo suy thoái rừng ngập mặn. Mực nước biển dâng lên nên
rừng ngập mặn sẽ phải chuyển dịch vào trong cửa sông, nếu thích nghi được
thì tồn tại cịn ngược lại sẽ bị tiêu diệt. Diện tích rừng ngập mặn có nhiều nguy
cơ bị thu hẹp. Ảnh hưởng của lượng mưa tùy thuộc nếu tăng th ì rừng ngập
mặn sẽ tốt lên hoặc giảm thì suy thối. Bão với tần suất tăng và cường độ tăng sẽ
hủy hoại rừng ngập mặn. Nếu lượng mưa tăng, lượng trầm tích tăng sẽ làm
giảm quang hợp của cây trong rừng ngập mặn.
6. Các giải pháp ứng phó với BĐKH:



Trong lâm nghiệp cần tập trung vào các giải pháp: i) bảo vệ diện tích
rừng hiện có, đặc biệt là rừng tự nhiên nhằm duy tr ì các bể chứa các bon trong
các hệ sinh thái rừng và giảm thiểu phát thải KNK do các hoạt động phá rừng và
chuyển đổi rừng sang đất phi lâm nghiệp; ii) trồng và phục hồi rừng nhằm
giảm thiểu nồng độ khí nhà kính trong khí quyển, đặc biệt là việc phục hồi các
hệ thống rừng phòng hộ ven biển; iii) cải thiện các biện pháp quản lý rừng như
nâng cao năng lực quản lý rừng, xây dựng cơ sở dữ liệu về BĐKH, diễn biến
môi trường, các hệ thống cảnh báo, v.v.; iv) áp dụng các biện pháp lâm sinh
phù hợp nhằm nâng cao khả năng phòng chống cháy rừng và sâu bệnh hại, lựa
chọn cơ cấu cây trồng trong điều kiện biến đổi khí hậu; v) đầu tư phù hợp cho
các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; vi) nâng cao nhận
thức và đào tạo nguồn lực về BĐKH; và vii) tăng cường hợp tác quốc tế nhằm
chia sẻ thơng tin, kinh nghiệm và đào tạo.
7. Chính sách và các hoạt động ưu tiên ứng phó với BĐKH:
Các chính sách ứng phó với BĐKH trong lâm nghiệp cần ưu tiên tập trung
vào: i) bảo vệ và phát triển rừng bền vững, duy tr ì ổn định các khu rừng phòng
hộ đầu nguồn, ven biển; ii) bảo tồn các khu rừng đặc dụng, nguồn gen, quy
hoạch, mở rộng hành lang đa dạng sinh học; iii) trồng và phục hồi rừng, các hệ
sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái quan trọng, dễ bị tổn thương; iv) sử dụng
hợp lý tài nguyên rừng, phát triển sinh kế, khuyến khích sự tham gia của cộng
đồng trong bảo vệ rừng, chia sẻ lợi ích về dịch vụ mơi trường rừng.
Hoạt động ưu tiên cho ứng phó với BĐKH bao gồm: i) đánh giá đầu đủ tác
động của BĐKH đến lâm nghiệp, các cộng đồng dân cư phụ thuộc vào rừng; ii)
xây dựng các kịch bản BĐKH, nước biển dâng và nguồn nước ở vùng đầu
nguồn; iii) xây dựng và triển khai chương trình khoa học cơng nghệ về BĐKH
trong lâm nghiệp; iv) rà sốt, điều chỉnh, thể chế hóa các văn bản pháp luật,
các chiến lược, kế hoạc phát triển lâm nghiệp phù hợp với bối cảnh BĐKH; v)
nâng câo nhận thức và đào tạo nguồn lực và vi) tăng cường hợp tác quốc tế.


Tài liệu tham khảo chính:
1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Tuyển tập các báo cáo khoa học tại
Hội nghị Mơi trường tồn quốc, 1998


2. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Công bố hiện trạng rừng tồn quốc năm 2007,
2008
3. Bộ Nơng nghiệp và PTNT, Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc
hóa giai đoạn 2001-2010, 2002
4. Chính phủ, Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa giai đoạn
2006-2010 và Định hướng tới 2020, Quyết định 204/2006/QĐ-TTg ngày
02/9/2006
5. IPCC, Báo cáo đánh giá lần thứ 4 về biến đổi khí hậu, 2007
6. Global Mechanism, UNCCD, Giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và
thối hóa đất thơng qua chương trình COSOP của IFAD tại Việt Nam, 2008
7. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2007
8. UNDP, Biến đổi khí hậu và Phát triển con người ở Việt Nam, 2007
9. Vietnam Initial Natcom, 2003

II/ Trình bày những thuận lợi khó khăn và giải pháp của các dạng
thời tiết bão hạn front đặc biệt ở việt nam ảnh hưởng đến sản xuất
nông lâm nghiệp


2.1 Khái quát về thời tiết Việt Nam
Việt Nam nằm hồn tồn trong vịng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc,
thiên về chí tuyến hơn là phía xích đạo. 
Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình năm
từ 22ºC đến 27ºC. Hàng năm, có khoảng 100 ngày mưa v ới l ượng m ưa trung

bình từ 1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm khơng khí trên dưới 80%. Số giờ nắng
khoảng 1.500 - 2.000 giờ, nhiệt bức xạ trung b ình năm 100kcal/cm².
Chế độ gió mùa cũng làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Vi ệt
Nam thay đổi. Nhìn chung, Việt Nam có một mùa nóng mưa nhiều và một mùa
tương đối lạnh, ít mưa. Trên nền nhiệt độ chung đó, khí hậu c ủa các t ỉnh phía
bắc (từ đèo Hải Vân trở ra Bắc) thay đổi theo bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Việt Nam chịu sự tác động mạnh của gió mùa Đơng B ắc nên nhi ệt đ ộ trung
bình thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á. So
với các nước này, Việt Nam nhiệt độ về mùa đông lạnh hơn và mùa hạ ít nóng
hơn.
Do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa h ình nên khí hậu của Việt
Nam ln ln thay đổi trong năm, từ giữa năm này với năm khác và giữa nơi
này với nơi khác (từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao).
2.2  Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt
động sản xuất và đời sống.
a/ Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp:
*Thuận lợi: nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghi ệp lúa
nước, tăng vụ, đa dạng hố cây trồng, vật ni, phát triển mơ h ình Nơng –
Lâm kết hợp, nâng cao năng suất cây trồng.
*Khó khăn: lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, khí h ậu thời ti ết khơng ổn đ ịnh, mùa
khô thiếu nước, mùa mưa thừa nước…
b/ Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống:
*Thuận lợi để phát triển các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản, GTVT, du lịch…đẩy
mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng… vào mùa khơ.
*Khó khăn:
+ Các hoạt động GTVT, du lịch, công nghiệp khai thác… ch ịu ảnh h ưởng tr ực
tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sơng.
+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho quản lý máy móc, thiết bị, nơng sản.



+ Các thiên tai như: mưa bão, lũ lụt hạn hán và diễn biến bất thường như dông,
lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khơ nóng… gây ảnh hưởng lớn đến đời sống
và sản xuất.
+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.



×