Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.18 KB, 4 trang )

Nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ (ở giai đoạn từ 21 tuần tuổi trở đi)
Gà ta bắt đầu đẻ từ 24 – 26 tuần tuổi, còn các giống gà Trung Quốc (Tam Hoàng, Lương
Phượng, gà BT ) thì đẻ sớm hơn. Gà công nghiệp hướng trứng như gà Leghorn, gà Gold-line bắt
đầu đẻ lúc 20 tuần tuổi…
1. Chọn giống
- Chọn từ gà hậu bị: đối với gà hướng trứng ở 18 tuần tuổi, gà hướng thịt ở 20 tuần tuổi.
- Chọn những gà mái có ngoại hình đẹp (bộ lông óng mượt, cánh ép sát thân, đuôi vểnh cao, bụng xệ,
mồng tích phát triển màu đỏ tươi, da chân vàng, mắt tròn, sáng, tinh nhanh. Không chọn những con có lỗ
huyệt nhỏ và khô, bụng thon treo, mồng bị teo dần.
- Chọn những con có trọng lượng trung bình của giống: đối với gà chuyên trứng có trọng lượng lúc 18
tuần tuổi khoảng 1,4 – 1,6 kg, gà hướng thịt khoảng 2,4 – 2,5 kg.
- Sau khi gà đẻ 3 tháng đầu tiên, người ta lại tiến hành chọn để loại những gà mái đẻ kém hoặc không
đẻ để đảm bảo tỷ lệ đẻ luôn cao.

2. Chuồng trại và trang thiết bị chuồng nuôi
a. Nuôi gà trên lồng:
- Ưu điểm:
+ Tận dụng tối đa diện tích chuồng nuôi.
+ Tiêu tốn thức ăn cho vận động ít.
+ Trứng đẻ trên lồng có chất lượng tốt vì không tiếp xúc với phân, chất độn chuồng.
+ Dễ theo dõi, quản lý năng suất và thực hiện vệ sinh phòng bệnh cho đàn gà.
- Nhược điểm:
+ Vốn đầu tư ban đầu cho để xây dựng hệ thống lồng cao.
+ Thức ăn phải cân đối dưỡng chất.
+ Điều kiện chuồng chật hẹp, không thuận lợi cho việc đạp mái nên nuôi gà giống trên lồng phải gieo
tinh nhân tạo.
- Kỹ thuật nuôi gà trên lồng: Lồng gà đẻ làm bằng kẽm với chiều dài 1,2m, chiều sâu trên nắp 40cm,
đáy thêm phần chứa trứng là 65cm. Máng ăn với chiều cao 17cm được lắp dọc theo lồng, ngang lưng
gà. Máng uống tự động có núm uống đặt song song phía dưới máng ăn, mỗi máng uống tự động đủ cho
3 gà.
b. Nuôi gà trên nền chất độn chuồng:


- Ưu điểm:
+ Không cần vốn ban đầu nhiều để trang bị lồng.
+ Gà có khoảng không gian rộng để vận động nên bộ xương vững chắc, dự trữ Ca tốt để tạo vỏ
trứng, gà trống có thể đạp mái dễ dàng.
+ Gà mái có thể tìm kiếm nguồn thức ăn trong phân và chất độn chuồng nên ít khi bị thiếu protein,
khoáng và vitamin.
- Nhược điểm:
+ Gà được vận động nhiều nên nhu cầu dinh dưỡng cho vận động và duy trì tăng, từ đó dẫn đến tăng
tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng làm tăng giá thành trứng.
+ Trứng đẻ dưới nền nên tỷ lệ trứng bị dơ do dính phân hoặc hấp thu các chất khí như amoniac,
sulphur cao.
+ Việc quản lý đàn sẽ gặp khó khăn, không dễ dàng phát hiện kịp thời những gà bệnh, đẻ kém, dễ bị
lây lan nếu có dịch bệnh nổ ra.
+ Công tác thay chất độn chuồng sẽ làm xáo trộn đàn gà gây dập trứng.
- Kỹ thuật nuôi gà trên nền chất độn chuồng:
+ Máng ăn: Kiểu máng tự động hình trụ tròn hoặc hình nón cụt có đường kính đáy khoảng 33 cm, đáy
chứa mâm cản làm thức ăn rơi xuống từ từ khi gà ăn hết thức ăn trong mâm, máng treo cao ngang lưng
gà, mỗi máng dành cho 15 – 17 gà mái đẻ. Hoặc máng dài có chiều cao 17 cm có gờ cong vào trong để
cản thức ăn tránh rơi ra ngoài.
+ Máng uống: Máng uống bán tự động hình chuông có dung tích 3 – 5 lít, thay nước 1 – 2 lần/ ngày, mỗi
máng cho khoảng 15 – 20 con gà. Máng uống tự động hình chuông sẽ cung cấp được cho 50 – 80 con/
bình hoặc máng uống tự động có gắn núm uống.

3. Thức ăn và cách cho ăn
- Đối với gà đẻ trứng thương phẩm thức ăn cần thiết cung theo nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất
trứng. Vì vậy phải tính nhu cầu năng lượng và protein theo thể trọng gà mái đẻ và số trứng đẻ ra của mỗi
gà mái hàng ngày.
Bảng 7: Nhu cầu dinh dưỡng cho gà đẻ thương phẩm
Chất dinh dưỡng
Việt Nam

NRC
20 - 40 >40 tt
ME(Kcal/kg) 2700 - 2900 2700 - 2800
Protein thô (%) 16 - 17 15 - 16 15 - 16
Béo (%) 2,5 - 5,0
3,0 - 6,0
3,8 - 4,0
0,5 - 0,6
0,6 - 0,7
0,5 - 0,65
0,14 - 0,18
3 -5
Xơ thô (%) 5 -6
Ca (%) 3,25 - 3,5
P hữu dụng (%) 0,25 - 0,3
Lysin (%) 0,69
Methionin (%) 0,30
Tryptophan (%) 0,16
Nguồn "sách chăn nuôi gia cầm - PGS.TS.Lâm Minh Thuận”
- Đối với thức ăn hỗn hợp hoặc cám hỗn hợp trộn đồng đều máng, đảo đều thức ăn ít nhất là 2 - 3 lần/
ngày để thức ăn được phân bố đều trong máng kích thích gà ăn được nhiều hơn. Không được giảm
khẩu phần thức ăn khi tỷ lệ đẻ của đàn gà con cao, chỉ giảm khi tỷ lệ đẻ tụt xuống. Cho gà ăn 2 lần trong
ngày: lần 1 cho ăn vào buổi sáng với 75% lượng thức ăn trong ngày, lần 2 vào buổi chiều với 25% lượng
thức ăn trong ngày.
- Trong quá trình khai thác trứng phải chú ý giữ cho tỷ lệ đẻ ổn định bằng cách xác định các điều kiện
nuôi dưỡng và chăm sóc một cách tối ưu. Mọi thay đổi đều tác động xấu đến năng suất trứng. Gà đẻ có
nhu cầu tiêu thụ năng lượng và protein cao vào buổi sáng, nhưng lại cần Ca nhiều vào buổi tối để tạo vỏ
trứng.
- Nước uống phải luôn đảm bảo số lượng 250 ml/con, luôn sạch và mát 26
0

C.

4. Chăm sóc và nuôi dưỡng
- Mật độ nuôi
Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và phương thức nuôi
Bảng 8: Mật độ nuôi gà đẻ phụ thuộc vào phương thức nuôi
Tuần tuổi
Nuôi nền (chuồng hở)
con/m
2
Nuôi nền (chuồng kín)
con/m
2
Nuôi lồng
con/m
2
Sau 18 tuần tuổi 3,5 - 4 5 - 6 5 - 6

- Nhiệt độ chuồng nuôi
Nhiệt độ chuồng nuôi ảnh hưởng lớn đến trọng lượng trứng và tỷ lệ đẻ. Nhiệt độ tối ưu cho gà đẻ là
21 - 25
0
C. Nếu nhiệt độ thấp hơn thì gà sẽ ăn nhiều, năng suất trứng không giảm nhưng tiêu tốn thức ăn
sẽ tăng lên.
Khi nhiệt độ tăng lên 27
0
C năng suất trứng giảm nhẹ, nếu nhiệt độ lên 30
0
C thì năng suất trứng giảm
nhanh, trọng lượng trứng giảm nhiều. Khí hậu nóng gà ăn ít nên hàm lượng protein và Ca trong thức ăn

phải tăng lên để đảm bảo cho nhu cầu tạo trứng. Cần lưu ý đến các axit amin giới hạn như methionin và
lysin.
Gà thải nhiệt nhiều nên lượng khí CO
2
thải ra tăng mạnh dẫn đến thiếu nguyên liệu tạo ra vỏ trứng,
do đó vỏ mỏng, dễ vỡ, giảm chất lượng trứng.
- Ánh sáng
Ánh sáng có tác động tới cơ chế sinh tổng hợp các hoocmon sinh dục có tham gia vào những quá
trình phát triển trứng, trứng chín, rụng trứng, hình thành quả trứng hoàn chỉnh và đẻ trứng. Vì vậy nên
duy trì chế độ chiếu sáng cho gà 16 giờ/ ngày.
- Từ 4 - 6 giờ sáng: dùng ánh sáng đèn.
- Từ 6 - 18 giờ chiều: dùng ánh sáng tự nhiên.
- Từ 18 - 20 giờ đêm: dùng ánh sáng đèn
Cường độ ánh sáng duy trì 4w/m
2
cho suốt thời kỳ đẻ.
Trong giai đoạn này tốc độ tăng trọng của gà phải chậm (đặc biệt trong 5 - 6 tháng đầu thời kỳ đẻ).
Khi bắt đầu có sự giảm trọng lượng thường dẫn tới năng suất đẻ giảm và gà thay lông, đây là lúc cần
nâng cao chất lượng thức ăn, bên cạnh đó cần bổ sung Methionin trong khẩu phần để giúp gà mọc lông
tốt hơn.

5. Quy trình vệ sinh phòng bệnh
- Hiện nay trên thị trường thuốc thú y có nhiều loại vacxin phòng bệnh cho gà nên tùy theo thực trạng
của đàn gà và tình hình dịch bệnh xung quanh để chọn vacxin và lịch chủng ngừa hiệu quả nhất.
- Trước khi gà đẻ cần tiến hành tẩy giun cho gà.
- Thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn gà hậu bị đúng đã đưa ra ở trên, ngoài ra cũng cần tiêm
phòng một số bệnh như CRD, hội chứng giảm đẻ (ESD) chủng 1 lần trước khi đẻ 2 tuần, bệnh tụ huyết
trùng và E.coli

×