Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Khảo sát sinh trưởng và chất lượng thịt của đàn gà hắc phong nuôi tại trại gà học viện nông nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.27 MB, 65 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NI
-------  -------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“KHẢO SÁT SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG
THỊT CỦA ĐÀN GÀ HẮC PHONG NUÔI TẠI TRẠI
GÀ HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM”

HÀ NỘI – 2022


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NI
-------  -------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“KHẢO SÁT SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG
THỊT CỦA ĐÀN GÀ HẮC PHONG NUÔI TẠI TRẠI
GÀ HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM”

Người thực hiện
Lớp
Khóa

: ĐẶNG MINH AN
: K62CNTYB


: 62

Ngành
: CHĂN NUÔI THÚ Y
Người hướng dẫn : THS. ĐINH THỊ N
Bộ mơn
: HĨA SINH ĐỘNG VẬT
HÀ NỘI – 2022


MỤC LỤC

1


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của em. Các số liệu và kết
quả được trình bày trong khố luận là hồn tồn trung thực và chưa từng được
cơng bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào, do em tiến hành làm và thu thập
trong quá trình thực tập.
Em xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp
này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong bản khóa luận đều được ghi
rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 7 tháng 2 năm 2022
Sinh viên thực hiện

Đặng Minh An

2



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, đến nay em đã hoàn thành báo cáo tốt nghiệp. Nhân dịp này em xin bày tỏ
lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến:
Cô giáo, THS. Đinh Thị Yên người đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện,
giúp đỡ em trong suốt q trình thực tập và hồn thiện khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong Bộ mơn Hóa Sinh Động
Vật, các thầy cơ giáo khoa Chăn ni, Học viện Nơng Nghiệp Việt Nam đã tận
tình giảng dạy, đào tạo trong tồn khóa học.
Cuối cùng em xin được cảm ơn gia đình và bạn bè đã khích lệ, động viên,
giúp đỡ em trong suốt q trình học tập vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 7 tháng 2 năm 2022
Sinh viên thực hiện

Đặng Minh An

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC ĐỒ THỊ
3


4


MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT


5


TRÍCH YẾU KHĨA LUẬN
Tên tác giả: Đặng Minh An
Mã sinh viên: 620221
Tên đề tài: “Khảo sát sinh trưởng và chất lượng thịt của đàn gà hắc phong
nuôi tại trại gà Học viện Nông Nghiệp Việt Nam ”
Ngành: Chăn nuôi
Mã số: 7620106
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Em tiến hành nghiên cứu đề tài trên nhằm đánh giá được khả năng sinh
trưởng và chất lượng thịt đàn gà hắc phong.
Các nội dung nghiên cứu gồm: khả năng sinh trưởng (tỷ lệ nuôi sống, sinh
trưởng, lượng thức ăn tiêu tốn và hiệu quả chuyển hóa thức ăn) và chất lượng
thịt. Thí nghiệm trên được theo dõi trên đàn gà Hắc Phong, số lượng con nuôi 50
con từ 1 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi. Nghiên cứu tiến hành tại trại gà Học viện
Nông nghiệp Việt Nam. Trong thời gian từ ngày 20/09/2021 đến ngày
20/01/2022.
Phương pháp nghiên cứu:
Các chỉ tiêu trong từng nội dung nghiên cứu được xác định nhờ các
phương pháp sử dụng trong nghiên cứu gia cầm bao gồm: nghiên cứu về quy
trình kĩ thuật chăn nuôi , khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của đàn gà Hắc
phong.
Kết quả chính: Từ kết quả thí nghiệm trên đàn gà Hắc Phong ni tại trại
gà Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, tôi đã rút ra được kết luận như sau:
- Đặc điểm đặc trưng nhất của gà Hắc Phong là lông đen, da đen, thịt đen,
xương đen.
- Tỷ lệ nuôi sống của gà Hắc Phong cao, từ 0 - 20 tuần tuổi đạt 94%.

6


- Khối lượng cơ thể của đàn gà nuôi 20 tuần tuổi đạt 1262,43g/con/ngày.
- Hiệu quả chuyển hóa thức ăn từ 0 - 20 tuần tuổi là 4,57kg.
- Chất lượng thịt, gà Hắc Phong có một số đặc điểm nổi bật là tỷ lệ hao
hụt sau bảo quản và tỷ lệ hao hụt sau chế biến thấp; độ dai của thịt cao; tỷ lệ
protein thô cao; và hàm lượng cholesterol trong thịt thấp.
- Chỉ số sản xuất lần lượt từ các tuần tuổi 17; 18; 19; 20 đạt 269,62;
251,14; 203,91 và 208,73 cho thấy đến 20 tuần tuổi có thể giết thịt.

7


Phần I

MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước có nền nơng nghiệp phát triển, trong đó cùng với
trồng trọt thì chăn ni là một ngành kinh tế quan trọng trong nền nông nghiệp
nước nhà. Chăn nuôi gia cầm đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp một
lượng lớn thực phẩm thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, chiếm vị trí
quan trọng thứ hai (sau chăn nuôi lợn) trong ngành chăn nuôi Việt Nam.
Chăn nuôi gà đem lại hiệu quả kinh tế cao, chu kỳ sản xuất thịt và trứng
nhanh hơn so với nhiều vật ni khác. Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng thấp
và tạo ra nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Chất lượng cuộc sống của
người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm an toàn,
chất lượng ngày càng tăng. Gà Hắc Phong là giống gà thuốc, giống mới nuôi
thực nghiệm thành công tại Viêt Nam, gà đang được nuôi bảo tồn và phát triển
nguồn gen quý, gà có đặc điểm màu lông đen, da đen, thịt và xương đều đen gà

sử dụng để hầm thuốc bắc, nấu canh và luộc, gà có hương vị thơm ngon rất đặc.
Gà phù hợp cho chăn nuôi chăn thả, chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp.
Dựa trên những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu:
“Khảo sát sinh trưởng và chất lượng thịt của đàn gà Hắc Phong nuôi tại trại
gà Học viện Nông Nghiệp Việt Nam”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Cung cấp các thông tin cần thiết về khả năng sinh trưởng, khả năng sản
xuất thịt, tiêu tốn thức của gà Hắc Phong.
1.3.

YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá được tỷ lệ nuôi sống, sinh trưởng của gà Hắc Phong
- Đánh giá lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả chuyển hóa thức ăn
- Đánh giá được chất lượng thịt của gà Hắc Phong
8


Phần II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH CỦA GIA CẦM
- Đặc điểm lơng, da:
Tồn thân được bao phủ bằng lơng và yếm. Lơng cườm và lơng trên lưng
có sự khác biệt giữa đực và cái. Ở con đực lông cườm và lông lưng dài, mềm
mại hơn ở con cái. Sự sai khác này theo giới tính có thể nhận thấy ngay ở lứa
tuổi còn non, nhất là các giống gà có tuổi thành thục sớm. Bộ lơng của gia cầm
có tác dụng ngăn cản những tác động bất lợi của môi trường đối với cơ thể, giúp
cơ thể duy trì thân nhiệt và là cơ quan cảm giác nhờ tận cùng của các thần kinh
ngoại biên. Lông của gia cầm có cấu tạo khác nhau và được chia thành các loại
chủ yếu sau:

Lông ống: Là phần cơ bản của bộ lông. Số lượng lớn lông ống là nằm ở
cánh và đi. Tuỳ theo hình dạng và độ lớn mà chia lơng cánh thành 2 loại là:
Lơng cánh chính và lơng cánh phụ. Lơng cánh chính, mỗi bên cánh thường có
10 cái, lơng cánh phụ thường có 14-16 chiếc, chúng xếp sát vào nhau rất dễ
nhận biết nhưng khi khép lại thì khó phân biệt đâu là lơng cánh chính, đâu là
lơng cánh phụ. Giữa lơng cánh chính và lơng cánh phụ có một lơng ngăn cách
gọi là lơng trục. Lơng trục nằm đối diện với góc cánh và phân chia ranh giới
giữa 2 lớp lơng nói trên. Lơng cánh có ý nghĩa trong điều hồ thân nhiệt ở gia
cầm. Lơng cịn có ý nghĩa kinh tế đặc biệt, nhất là ở thuỷ cầm.
Lơng tơ có nhiều ở gà tây, vịt, ngỗng: Thường phân bố ở vùng ngực, nằm
sát dưới da, dưới lớp lơng cánh chính và đi. Trong 30 ngày tuổi đầu tiên đã
xảy ra việc thay lông tơ bằng lông non đồng thời với việc phát triển các nang
lông và tạo nên các nếp nhăn của da. Trong thời kỳ tiếp theo đến 150 ngày tuổi,
lớp lông non được thay bằng lơng trưởng thành có khả năng cách nhiệt rất tốt.
Màu sắc của bộ lông: Ở gia cầm màu sắc lông rất đa dạng. Màu lông phụ
9


thuộc vào sự biểu hiện dưới dạng hạt hay phân bố đều của sắc tố mêlanin và
dạng dịch của sắc tố lipocrôm. Sắc tố mêlanin quy định từ màu càfê- vàng đến
màu đen; cịn lipơcrơm quy định màu vàng, đỏ, xanh hoặc xanh sẫm. Ở gia cầm
màu sắc lông khác nhau có thể chia làm 2 nhóm lớn là lơng màu và lơng trắng.
Da của gia cầm bao phủ tồn thân và có vai trị đặc biệt quan trọng trong
việc trao đổi nhiệt giữa cơ thể với môi trường, nhất là ở gia cầm non. Da gồm 2
phần chính, lớp biểu bì với lớp tế bào hình trụ. Dưới lớp biểu bì là lớp mơ
liên kết mỏng gần giống như mơ mỡ, có chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh.
Đặc điểm lớn nhất của da gia cầm là mỏng, nghèo các tuyến dưới da, khơng có
tuyến mồ hơi. Trong những ngày đầu tiên sau khi nở, việc thải nhiệt xảy ra trên
tồn bộ bề mặt da. Khi đó thân nhiệt của gà con khoảng 38,7 - 38,9°C. Việc giữ
nhiệt kém của bộ lông tơ đã làm hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể gà con

với những thay đổi đột ngột về nhiệt độ mơi trường, vì vậy khi ni gà con, việc
giữ nhiệt độ thích hợp là quan trọng nhất.
- Đặc điểm mào (móng, tích):
Mào (mịng, tích) của gia cầm là do gấp nếp của da tạo thành, tại đó tập
trung rất nhiều dây thần kinh, mạch quản và các hốc máu, làm cho chúng ln
có màu đỏ tươi. Có thể căn cứ vào màu sắc của mào mà đánh giá tình trạng sức
khoẻ và sức sản xuất của gia cầm. Khi gia cầm khoẻ mạnh, nhất là khi thành
thục sinh dục, mào và tích có màu đỏ rực rỡ. Khi gia cầm đẻ nhiều thì màu sắc
của mào, tích trở nên nhợt nhạt. Trong mọi trường hợp, khi gia cầm ốm thì mào,
tích đều trở nên tím tái, đó là dấu hiệu đầu tiên để đánh giá sức khoẻ của gia
cầm ốm.
Phân loại mào: gà có 4 loại mào: mào đơn thường có ở gà Ri, gà Mía;
mào hoa hồng ở gà Hồ, Đơng Tảo; mào quả dâu và mào hình hạt đậu ở gà trọi.
Trong một số trường hợp, người ta phải diệt mào đi ngay từ khi nó mới chỉ là
mầm ở gà mới nở để đảm bảo an tồn khi ni gà sinh sản sau này.
- Đặc điểm mỏ, móng, cựa, vẩy:
10


Mỏ, móng, cựa, vẩy của gia cầm là các cấu trúc hố sừng của biểu mơ
phát triển thành. Trong chăn ni gà, thường người ta phải cắt bớt mỏ, móng và
cựa để phòng cho đàn gà sây xước, chấn thương khi chúng đánh nhau và đạp
mái.
- Đặc điểm chân:
Chân của gia cầm được bao phủ bằng lớp vảy sừng và có sự khác nhau về
màu sắc. Chân vàng là do sự có mặt của lipơcrơm đồng thời thiếu vắng mêlanin.
Màu đen của chân là do sự xuất hiện của mêlanin. Khi màu đen có mặt ở thể trội
và màu vàng có mặt ở thể lặn thì chân sẽ xuất hiện màu lục . Khi đồng thời cả 2
màu đều không xuất hiện thì chân có màu trắng. Về độ đậm nhạt của màu vàng
tuỳ thuộc vào hàm lượng xantôphin trong khẩu phần

2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIA CẦM
2.2.1. Khái niệm về sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình diễn ra đồng thời, liên tục trong cơ thể động vật
cũng như cơ thể gia cầm. Sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước
của cơ thể do kết quả của sự phân chia các tế bào sinh dưỡng.
Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như quá trình tổng hợp protein,
nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình
sinh trưởng. Tuy nhiên, trong thực tế có thể gặp hiện tượng tăng trọng mà không
phải tăng trưởng (chẳng hạn béo mỡ, tích nước...). Sự tăng trưởng kéo dài liên
tục từ khi trứng rụng cho đến lúc cơ thể đã trưởng thành và được chia làm hai
giai đoạn chính: giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai, đối với gia cầm là
thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng thành.
Như vậy sinh trưởng sẽ thơng qua ba q trình: phân chia tế bào để tăng số
lượng, tăng thể tích của tế bào và tăng thể tích giữa các tế bào. Tất cả các đặc
tính của gia súc gia cầm như ngoại hình, thể chất, sức sản xuất đều khơng phải
đã sẵn có trong tế bào. Các đặc tính của các bộ phận được hình thành trong quá
trình sinh trưởng là một sự tiếp tục thừa hưởng các đặc tính di truyền của bố mẹ
11


nhưng hoạt động mạnh hay yếu còn do tác động của môi trường.
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
* Ảnh hưởng của dịng, giống đến trình sinh trưởng
Trong cùng điều kiện chăn nuôi, mỗi giống khác nhau sẽ có khả năng sinh
trưởng khác nhau.
Letner và Asmundsen (1983) đã so sánh tốc độ sinh trưởng của các giống
gà Leghorn trắng và Plymouth Rock tới 24 tuần tuổi, cho rằng gà Plymouth
Rock sinh trưởng nhanh hơn gà Leghorn 2 – 6 tuần tuổi và sau đó khơng có sự
khác nhau.
Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (1994) cho biết sự khác nhau về khối

lượng giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hướng
trứng khoảng 500 – 700g (13-30%). Trần Long (1994) nghiên cứu tốc độ sinh
trưởng trên 3 dòng thuần (dòng V1, V3, V5) của giống gà Hybro HV85 cho thấy
tốc độ sinh trưởng 3 dịng hồn tồn khác nhau ở 42 ngày tuổi.
* Ảnh hưởng của giới tính và tốc độ mọc lơng đến sinh trưởng
Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng và khối lượng của cơ thể gà do yếu tố
giới tính quy định trong đó con trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn con mái.
Ở cùng độ tuổi, cùng điều kiện chăn ni con trống có khối lượng cao hơn con
mái từ 0,5-1 kg. Tốc độ mọc lơng có liên hệ với chất lượng gà thịt, những con gà
có tốc độ mọc lơng nhanh thường có chất lượng thịt tốt hơn.
Theo Jull (dẫn theo Phùng Đức Tiến, 1996) gà trống có tốc độ sinh trưởng
nhanh hơn gà mái 24 – 32%. Tác giả cũng cho biết, sự sai khác này do gen liên
kết giới tính, những gen này ở gà trống (2 nhiễm sắc thể giới tính) hoạt động
mạnh hơn gà mái (1 nhiễm sắc thể giới tính). Trong cùng một giống, cùng giới
tính, ở gà có tốc độ mọc lơng nhanh có tốc độ sinh trưởng, phát triển tốt hơn.
* Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trị quan trọng đối với sinh trưởng của gà. Có
2 phương thức cho ăn đó là dùng thức ăn tự nhiên và thức ăn hỗn hợp:
12


Thức ăn tự nhiên: Là tận dụng những nguồn nguyên liêu trong tự nhiên
phục vụ cho chăn nuôi. Nhằm giảm bớt chi phí chăn ni. Thức ăn tự nhiên có
ưu điểm là dễ kiếm, an tồn do khơng có hàm lượng hoocmon và giá rẻ. Tuy
nhiên dùng thức ăn tự nhiên sẽ không cung cấp một cách đầy đủ những dưỡng
chất thiết yếu cho vật nuôi. Vật nuôi chậm lớn, năng suất không cao, thời gian
nuôi kéo dài.
Thức ăn hỗn hợp: Thức ăn hỗn hợp hiện nay là lựa chọn tốt nhất cho các hộ
chăn nuôi. Thức ăn hỗn hợp có ưu điểm là cân bằng các thành phần dinh dưỡng.
Tuy nhiên có một số nhược điểm là: nếu như không sử dụng đúng cách và lạm

dụng thức ăn nhằm thúc tăng cân nhanh ở vật ni thì dư lượng hoocmon trong
thịt sẽ cao, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu thụ thực phẩm.
Thức ăn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến toàn bộ các giai đoạn
sinh trưởng phát dục và năng suất của gia súc, gia cầm. Đặc biệt đối với gia cầm
non do không được bú sữa mẹ như động vật có vú nên giá trị dinh dưỡng của
thức ăn ở giai đoạn đầu có tác dụng quyết định đến khả năng sinh trưởng và khối
lượng cơ thể của chúng sau này.
* Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm:
Nhiệt đô ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của gia
cầm. Đối với gà con do giai đoạn còn nhỏ (30 ngày tuổi đầu) cơ quan điều khiển
nhiệt chưa hoàn chỉnh cho nên yêu cầu về nhiệt độ tương đối cao. Nếu nhiệt độ
không phù hợp (quá thấp), gà con tụ đống không sử dụng thức ăn, sinh trưởng
kém, hoặc chết hàng loạt do dẫm đạp lên nhau. Giai đoạn sau nếu nhiệt độ quá
cao sẽ hạn chế việc sử dụng thức ăn, gà uống nước nhiều, bài tiết phân lỏng hạn
chế khả năng sinh trưởng và dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa.
Ẩm độ khơng khí q cao có ảnh hưởng không tốt đến tốc độ sinh trưởng
của gia cầm, do chuồng trại ln ẩm ướt, lượng khí độc sinh ra nhiều và là môi
trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Trong mọi điều kiện của thời
tiết nếu ẩm độ khơng khí cao đều bất lợi cho gia súc, gia cầm; bởi vì nhiệt độ
13


thấp mà ẩm độ cao làm tăng khả năng dẫn nhiệt, gà con dễ mất nhiệt gây cảm
lạnh và ngược lại nhiệt độ cao, ẩm độ cũng cao sẽ làm cho cơ thể gia cầm thải
nhiệt khó khăn dẫn đến cảm nóng, ở mọi mơi trường gà con đều sử dụng thức ăn
kém, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát dục.
* Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng:
Gia cầm rất nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là giai đoạn gà con và giai
đoạn gà đẻ cho nên chế độ chiếu sáng là vấn đề cần quan tâm. Chuồng gà phải
làm ở những nơi thơng thống, có ánh sáng vào ban ngày, ban đêm cần thắp

bóng điện suốt đêm và đủ sáng để gà ăn uống và sinh hoạt bình thường. Thời
gian và cường độ chiếu sáng phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho gà ăn, uống,
vận động ảnh hưởng tốt tới khả năng sinh trưởng.
* Ảnh hưởng của mật độ chuồng nuôi:
Mật độ nuôi cũng là một vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng tới hiệu quả và
năng suất chăn nuôi gia cầm. Mật độ nuôi thưa gây lãng phí lao động, lãng phí
chuồng trại và hiệu quả sản xuất thấp. Mật độ nuôi cao không hợp lý ảnh hưởng
tới tiểu khí hậu chuồng ni, lượng khí độc sinh ra trong chuồng ni. Khí độc
trong chuồng nuôi sinh ra từ sự phân hủy phân, nước tiểu, nước thải, thức ăn
thừa... tạo thành các khí NH3, CO2, H2S, CH4.... khí NH3 khi đi vào cơ thể làm
lượng kiềm dự trữ trong máu tăng, gia cầm bị trúng độc kiềm. Cùng với NH3,
khí H2S cũng là khí độc ảnh hưởng tới sinh trưởng, H 2S kết hợp với Na trong
dịch niêm mạc đường hô hấp tạo thành Na2S, muối này đi vào máu thủy phân
thành H2S, tác động tới thần kinh, gây trúng độc cho gia cầm.
Với điều kiện khí hậu ở nước ta, khi ni gà nhốt thì mật độ 10 con/m 2
hoặc ít hơn là thích hợp.
2.2.3. Các chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng ở gia cầm
- Sinh trưởng tích luỹ: Sinh trưởng tích lũy chính là khối lượng cơ thể gia
cầm qua các giai đoạn nuôi (thường xác định theo tuần tuổi). Cân vào các thời
điểm 1 ngày tuổi, cân hàng tuần từ 1 tuần tuổi cho đến khi kết thúc thí nghiệm.
14


Cân vào một ngày, giờ nhất định trước khi cho ăn, cân từng con một. Trong thực
tế, thường cân gia cầm vào buổi sáng, trước khi cho ăn, cho uống. Đối với quần
thể lớn, cân ngẫu nhiên 10 - 20% số con trong đàn, song phải đảm bảo cân tối
thiểu 50 con, cân từng con một. Khi cân, sử dụng cân có độ chính xác càng cao
càng tốt. Đối với gia cầm mới nở (1 ngày tuổi) cân bằng cân kỹ thuật có độ
chính xác tối thiểu ± 0,5g. Khi gia cầm < 500g, cân bằng cân có độ chính xác tối
thiểu ± 5g. Khi gia cầm > 500g, cân bằng cân có độ chính xác tối thiểu ± 10g.

Đồ thị sinh trưởng tích lũy ln có dạng hình chữ S
- Sinh trưởng tuyệt đối: Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng
cơ thể trong một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát, đó là hệ quả được rút ra
khi tính tốn số liệu thu được từ sinh trưởng tích luỹ. Trong chăn ni gia cầm,
người ta thường xác định sinh trưởng tuyệt đối theo từng tuần tuổi (khối lượng
tuần sau trừ khối lượng tuần trước liền kề) và tính trung bình mỗi ngày trong
tuần. Vì vậy, thơng thường đơn vị tính sinh trưởng tuyệt đối là gam/con/ngày.
Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối ln có dạng hình parabol
- Đường cong sinh trưởng: Khơng chỉ sử dụng để chỉ rõ về khối lượng
mà còn chỉ ra một phần về chất lượng, sự sai khác giữa các dịng, các giống, tính
biệt, điều kiện mơi trường, ni dưỡng và chăm sóc.
2.2.4. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa ở gia cầm
Tiêu hóa là một q trình phân giải các chất dinh dưỡng trong thức ăn từ
những hợp chất hóa học phức tạp chuyển biến thành những hợp chất đơn giản
mà cơ thể gia cầm có thể hấp thu và lợi dụng được. Cơ quan tiêu hóa gia cầm
gồm: thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, lá lách, túi mật, gan, ống mật.
Tuyến tủy, ruột hồi manh tràng, ruột già, ổ nhớp.
- Tiêu hóa ở miệng: Gia cầm mổ thức ăn bằng mỏ, một phút mổ 180 –
240 lần, lúc đói mổ nhanh, mỏ mở rộng. Mặt trên lưỡi có răng rất nhỏ hóa sừng,
hướng về cổ họng để đưa thức ăn về phía thực quản – thị giác và xúc giác kiểm
tra tiếp nhận thức ăn, còn vị giác và khứu giác kém hơn. Tuyến nước bọt kém
15


phát triển, thành phần chủ yếu là dịch nhầy. Nước bọt có tác dụng thấm trơn
thức ăn thuận tiện cho việc nuốt. Trong nước bọt có chứa một số ít men amylaza
nên có ít tác dụng đối với tiêu hóa. Thức ăn vào diều, khi đói theo ống diều vào
thẳng dạ dày, khơng giữ lại lâu ở diều.
- Tiêu hóa ở diều: Diều gà hình túi ở thực quản chứa được 100 – 200g
thức ăn. Giữa các cơ thắt lại có ống diều để khi gà đói, thức ăn đi thẳng vào

phần dưới của thực quản và dạ dày không túi diều. Ở diều thức ăn được làm
mềm, quấy trộn và tiêu hóa từng phần do các men và vi khuẩn có trong thức ăn
thực vật. Thức ăn cứng lại trong diều lâu hơn. Khi thức ăn và nước có tỷ lệ 1:1
thì được giữ lại ở diều 5 – 6 giờ. Độ pH trong diều gia cầm là 4,5 – 5,8. Sau khi
ăn từ 1- 2 giờ diều co bóp theo dạng dãy với khoảng cách 15 – 20 phút, sau khi
ăn từ 5 -12 giờ là 10 - 12 phút. Ở diều nhờ men amylaza của nước bọt chuyển
xuống, tinh bột được phân giải thành đường đa rồi một phần chuyển thành
đường glucoza.
- Tiêu hóa ở dạ dày: Dạ dày chia ra: Dạ dày tuyến và dạ dày cơ.
Dạ dày tuyến: Cấu tạo từ cơ trơn là dạng ống ngắn, có vách dày, khối
lượng khoảng từ 3,5 - 6 g. Vách gồm màng nhầy, cơ và mô liên kết. Dịch có
chứa chlohydric, pepsin và musin. Sự tiết dịch diễn ra liên tục, sau khi ăn càng
được tăng cường. Thức ăn không giữ lâu ở dạ dày tuyến, khi được dịch dạ dày
làm ướt thức ăn chuyển xuống dạ dày cơ nhờ nhịp co bóp đều đặn của dạ dày cơ
(không quá một lần/phút).
Dạ dày cơ: Cấu tạo từ cơ vân, có dạng hình đĩa hơi bóp ở phía cạnh. Dạ
dày cơ khơng tiết dịch tiêu hóa mà dịch này từ dạ dày tuyến tiết ra chảy vào dạ
dày cơ. Thức ăn được nghiền nát bằng cơ học, trộn lẫn và tiêu hóa dưới tác dụng
của men dịch dạ dày, enzyme và các vi khuẩn. Acid Cholohydric tác động làm
cho các peptin và một phần thành các acid amin. Từ dạ dày cơ, các chất dinh
dưỡng được truyền vào tá tràng có các men của dịch ruột và tuyến tụy cùng
tham gia, mơi trường kiềm hóa tạo điều kiện thích hợp cho sự hoạt động của các
16


men phân giải protein và glucid. Sỏi và các dị vật trong dạ dày làm tăng tác
động nghiền của vách dạ dày. Tốt nhất nên cho gà ăn sỏi thạch anh vì khơng bị
phân hủy bởi Acid Chlohydric.
- Tiêu hóa ở ruột: Ruột non của gia cầm có đầu trên giáp với dạ dày cơ,
đầu dưới giáp với manh tràng. Ruột già của gia cầm khơng phát triển, nó do trực

tràng thô ngắn và hai manh tràng đổ vào đoạn đầu trực tràng tạo thành. Thành
ruột cũng có lớp nhung mao nhăn nheo. Các tuyến tiêu hóa phân bố dọc niêm
mạc ruột. Dịch tuyến tụy – pancreatic – lỏng, không màu, hơi mặn, có phản ứng
hơi toan hoặc kiềm (pH = 6 ở gà, pH = 7,2 – 7,5 ở gia cầm khác). Dịch này có
men tripsin, carboxi peptidaza, mantaza và lipaza. Trong các chất khơ của dịch
này có các acid amin, lipid và các chất khoáng CaCl2. NaCl, NaHCO3
Mật của gia cầm được tiết liên tục từ túi mật vào đường ruột, lỏng màu
sáng hoặc xanh đậm, tính kiềm, pH =7,3 – 8,5. Mật có vai trị đa dạng trong q
trình tiêu hóa của gia cầm, gây nên nhũ tương mỡ, hoạt hóa các enzyme tiêu hóa
của dịch tủy, kích thích làm tăng nhu động ruột, tạo điều kiện hấp thu các chất
dinh dưỡng đã được tiêu hóa, đặc biệt là các acid béo mà chúng tạo thành các
hợp chất dễ hòa tan. Mật ngăn cản việc gây nên vết loét trên màng nhầy của dạ
dày cơ và có tính diệt khuẩn. Phần dưỡng chất khơng được hấp thu ở ruột non
chuyển xuống manh tràng và van hồi manh tràng của ruột già.
Ruột già khơng có tuyến tiết dịch tiêu hóa, chỉ có tế bào chén của màng
nhầy tiết ra dịch nhầy. Ở đây cũng diễn ra quá trình tiêu hóa như ở ruột trong
ruột non. Trong ruột già cịn có hệ vi sinh vật cư trú, về số lượng và chủng loại
giống như trong dạ cỏ của động vật nhai lại. Các vi sinh vật này hoạt động chủ
yếu ở manh tràng, phân giải cellulose, bột đường, protein. Q trình tiêu hóa ở
ruột già một phần do tác dụng của enzyme ở ruột non đi xuống còn chủ yếu nhờ
tác dụng của hệ vi sinh vật. Quá trình tiêu hóa cellulose và tiêu hóa protein tạo
ra các acid béo bay hơi và amino acid sẽ được hấp thu ở đây. Một số vi khuẩn lại
sử dụng một số chất trong ruột để tổng hợp nên vitamin K, vitamin B12, và phức
17


hợp vitamin B. Trong ruột già cịn có q trình viên phân, tạo phân (Hoàng Toàn
Thắng và Cao Văn, 2005).
2.3. LƯỢNG THỨC ĂN THU NHẬN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC
ĂN

2.3.1. Lượng thức ăn thu nhận
Lượng thức ăn thu nhận là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi gia
cầm, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm theo phương thức công nghiệp, chịu ảnh
hưởng trực tiếp của nồng độ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của mỗi
loại gia cầm, chất lượng giống, mùa vụ... Thông qua chỉ tiêu này, có thể đánh giá
được tình trạng sức khỏe của đàn gia cầm, chất lượng thức ăn và trình độ ni
dưỡng, chăm sóc. Dựa vào lượng thức ăn thu nhận và năng suất của mỗi đàn gia
cầm, người ta tính được tiêu tốn và chi phí thức ăn cho một đơn vị sản phẩm
chăn ni (FCR). Vì vậy, lượng thức ăn thu nhận có một ý nghĩa rất quan trọng
trong nghiên cứu cũng như trong sản xuất của ngành chăn nuôi gia cầm.
- Với những đàn gia cầm cho ăn tự do: Xác định lượng thức ăn cho ăn:
Hàng ngày, vào một giờ nhất định, cân chính xác lượng thức ăn đổ vào máng
cho gia cầm ăn. Xác định lượng thức ăn thừa: Vào giờ nhất định (giờ cân thức
ăn cho ăn của ngày hôm trước) của ngày hôm sau, vét sạch lượng thức ăn còn
thừa trong máng và cân lại lượng thức ăn còn thừa.
- Với những đàn gia cầm cho ăn theo bữa: Xác định lượng thức ăn cho
ăn: Cân chính xác lượng thức ăn đổ vào máng cho gia cầm ăn mỗi bữa. Xác định
lượng thức ăn thừa: Cuối mỗi bữa ăn, vét sạch lượng thức ăn còn thừa trong
máng và cân lại lượng thức ăn còn thừa.
- Chú ý độ ẩm của thức ăn: Khi xác định lượng thức ăn cho ăn và thức
ăn thừa, cần phải chú ý độ ẩm của thức ăn, vì thức ăn thừa ln có độ ẩm cao
hơn thức ăn khi đổ vào máng cho gia cầm ăn do hơi nước từ khơng khí, nước
uống của gia cầm. Để đảm bảo độ chính xác của kết quả nghiên cứu, thức ăn cho
ăn, thức ăn thừa và lượng thức ăn thu nhận phải được tính theo 100% vật chất
18


khơ. Sau đó mới tính lại theo độ ẩm thực tế trong thức ăn cho ăn. Vấn đề này
quan trọng hơn trong các thí nghiệm đối với thủy cầm, nhất là khi sử dụng thức
ăn trộn ướt.

2.3.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn
Mục tiêu cơ bản của ngành chăn nuôi gia cầm lấy thịt là khai thác sản
phẩm ở thời hạn ngắn nhất với tiêu tốn và chi phí thức ăn thấp nhất. Thức ăn
liên quan chặt chẽ đến khả năng sinh trưởng của gia cầm. Gia cầm có tốc độ
sinh trưởng càng nhanh bao nhiêu thì nhu cầu về dinh dưỡng càng cao bấy
nhiêu. Trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt, muốn có hiệu quả kinh tế cao, cần phải
xác định tuổi giết thịt thích hợp nhất. Khi xác định chỉ tiêu này, khơng chỉ tính
khối lượng của gia cầm khi giết thịt mà phải tính đến tiêu tốn và chi phí thức ăn
cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể. Bởi vì thức ăn chiếm đến 70% trong tổng giá
thành sản phẩm chăn ni. Chi phí thức ăn để sản xuất 1kg thịt là một yếu tố rất
quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gia cầm lấy thịt. Hiện nay ở các
nước tiên tiến, người ta thường giết thịt gia cầm ở độ tuổi từ 35 - 60 ngày tuỳ
theo các giống khác nhau. Hiện nay, khi chất lượng cuộc sống đã được nâng lên,
người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng thịt gia cầm. Thịt của các
loại gia cầm nuôi trong thời gian ngắn thường có chi phí thức ăn thấp nên giá rẻ
hơn. Tuy nhiên, tính ngon miệng của loại thịt này cũng kém hơn nên chưa đáp
ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Vì vậy, ngồi các qui trình ni gà năng
suất cao, cịn có các qui trình ni gà chất lượng cao với thời gian nuôi dài hơn,
hiệu quả sử dụng thức ăn kém hơn và chi phí thức ăn sẽ cao hơn. Đương nhiên,
giá thành của các loại thịt gia cầm chất lượng cao đắt hơn rất nhiều so với loại
thịt năng suất cao. Hiệu quả sử dụng thức ăn là một chỉ tiêu quan trọng trong
chăn nuôi gia cầm. Trong chăn nuôi gia cầm ở nước ta, hiệu quả sử dụng thức ăn
chính là tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm. Trong chăn nuôi gia cầm lấy
thịt (broiler), hiệu quả sử dụng thức ăn chính là tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng
khối lượng cơ thể (FCR). Tuy nhiên khi sử dụng hai thuật ngữ này phải thận
19


trọng cách dùng từ nếu không sẽ bị hiểu sai chiều hướng của kết quả. Bởi vì,
hiệu quả sử dụng thức ăn càng tốt thì tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng

cơ thể sẽ càng thấp.
- Phương pháp tính: Hiệu quả sử dụng thức ăn được tính tốn dựa trên
các chỉ tiêu đã được xác định ở phần trên như sức sinh trưởng và lượng thức ăn
thu nhận.
2.4. KHẢ NĂNG CHO THỊT
Khả năng cho thịt là khối lượng của chúng ở độ tuổi giết thịt, đạt hiệu
quả kinh tế cao. Được đánh giá thông qua năng suất thịt và chất lượng thịt
Năng suất thịt được biểu hiện bằng các chỉ tiêu như khối lượng sống,
khối lượng thân thịt, khối lượng thịt đùi, thịt ngực, khối lượng phần không ăn
được. Tỷ lệ thịt ngực, thịt đùi với khối lượng thịt xẻ là các chỉ tiêu phản ánh rõ
nhất khả năng cho thịt của gia cầm.
Năng suất thịt phụ thuộc vào lồi, giống, tuổi, giới tính, chế độ dinh
dưỡng, quy trình chăm sóc quản lý và vệ sinh thú y. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến năng suất thịt của gia cầm:
- Kiểu thể trạng: Gà kiểu hình thịt có khối lượng, kích thước lớn, cơ thể
rộng và sâu, đầu to, mào nhỏ, lưng rộng, phẳng, góc ngực rộng, cơ ngực và cơ
đùi chiếm tỷ lệ cao so với khối lượng tồn cơ. Kiểu thể trạng khơng những ảnh
hưởng đến năng suất mà còn liên quan đến chất lượng thịt gia cầm. Nó liên quan
đến tỷ lệ các tổ chức thịt, cấu trúc của tổ chức cơ, thành phần hóa học và giá trị
dinh dưỡng của thịt.
- Loài, giống: Các lồi khác nhau thì khả năng cho thịt cũng khác nhau.
Trong cùng một loài sự khác biệt về giống cũng rất lớn
- Giới tính: Con đực thường nặng hơn con cái. Sự khác nhau này là do
các gen liên kết giới tính xác định

20


- Tốc độ sinh trưởng: Tốc độ sinh trưởng mang tính di truyền và liên
quan đến những đặc điểm trao đổi chất. Gia cầm có tốc độ sinh trưởng nhanh thì

có thể vỗ béo và giết thịt sớm hơn
- Sự phát triển của cơ ngực: Khối lượng cơ ngực là một chỉ tiêu quan
trọng có liên quan chặt chẽ với sức sản xuất thịt.
Chất lượng thịt phản ánh qua thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng
của thịt. Để đánh giá được chất lượng thịt cần đánh giá các chỉ tiêu: Hàm lượng
vật chất khô, tỷ lệ protein, lipit, khống tổng số…Vật chất khơ thể hiện độ chắc
của thịt, protein thể hiện giá trị dinh dưỡng, mỡ thể hiện độ béo của thịt, khống
tọa nên độ đậm đà. Ngồi ra, để đánh giá chất lượng thịt gia cầm, ta còn xác
định một số chỉ tiêu sau đây:
- Độ pH: Thơng thường, sau khi bị giết thịt, do q trình chuyển hóa vật
chất sau giết mổ xảy ra trong thịt, chủ yếu là phân hủy đường và các chất hữu
cơ, đó là q trình axit hố làm cho pH của thịt bị giảm xuống. pH giảm càng
nhanh thì chứng tỏ q trình axit hố càng nhanh, thịt càng có chất lượng kém.
Cách xác định pH cơ ngực: xác định giá trị pH vào thời điểm 15 phút (pH15)
sau khi giết thịt và tại thời điểm 24 giờ (pH24) bảo quản trong nhiệt độ 2 - 4
độC ở cơ ngực phải. Phần thân thịt bên phải được bảo đảm trong túi nhựa kín ở
nhiệt độ 2 - 4 độ C trong 24 giờ để sử dụng xác định màu sắc và giá trị pH24..
- Tỷ lệ mất nước sau 24 giờ bảo quản và chế biến: Sau khi đo pH15,
lọc cơ ngực trái, cân khối lượng trước bảo quản và bảo quản trong túi nhựa kín ở
nhiệt độ 2 - 4 độ C trong thời gian 24 giờ. Sau bảo quản, mẫu cơ ngực trái được
làm khô bằng giấy vệ sinh mềm và cân lại khối lượng sau bảo quản. Tiếp tục
đưa mẫu vào túi nhựa chịu nhiệt và hấp ở nhiệt độ 85 độ C trong vòng 25 phút.
Sau khi hấp, túi mẫu được lấy ra và làm mát dưới vịi nước chảy ngồi túi mẫu
30 phút. Làm khơ mẫu thịt bằng giấy vệ sinh mềm và cân khối lượng mẫu sau
chế biến. Tỷ lệ mất nước tổng là sự chênh lệch khối lượng mẫu trước bảo quản
và sau chế biến. Thịt mất nước càng nhiều thì chất lượng càng kém.
21


- Màu sắc thịt (L: màu sáng; a: màu đỏ và b: màu vàng): Đo màu sắc

thịt được thực hiện tại thời điểm 24 giờ bảo quản sau giết thịt ở cơ ngực phải
- Xác định độ dai của thịt: Độ dai của thịt rất quan trọng, liên quan đến
thị hiếu của người tiêu dùng. Độ dai được xác định bằng lực cắt tối đa đối với cơ
sau khi hấp cách thuỷ. Độ dai của mỗi mẫu thịt được xác định là trung bình của
5 lần đo lặp lại. Phân loại chất lượng thịt dựa vào màu sáng thịt (L), giá trị pH15
và pH24 cơ ngực theo tiêu chuẩn của Barbut và cs (2005): Thịt bình thường
(chất lượng tốt): 46 < L < 53 và 5,7 < pH24 < 6,1. Độ dai thịt gà phân loại theo
tiêu chuẩn của Schiling và cs (2008): Độ dai > 4,5kg: thịt dai. Độ dai < 4,5kg:
thịt không dai.
2.5. GIỚI THIỆU VỀ GIỐNG GÀ HẮC PHONG
Ở Việt Nam, hai giống gà đen bản địa là gà Ác và gà H’mông được
nhiều người biết đến với đặc điểm thịt ngọt, da dày giòn, nhiều chất dinh dưỡng,
thịt ít mỡ, trứng có tỷ lệ lịng đỏ cao và thịt của chúng được coi như một vị
thuốc tăng cường sức khỏe cho con người. Gà Ác có hàm lượng sắt và axit amin
(Nguyễn Thị Mai và cộng sự, 2009), protein thô (Phùng Đức Tiến và cộng sự,
2010) cao hơn đáng kể so với các giống gà khác. Gà H’mong có chất lượng thịt
tương đương với các loại gà nội khác, tuy nhiên, hàm lượng sắt cao hơn và có
đủ 8 loại axit amin thiết yếu (Nguyễn Thị Phương và cộng sự, 2017).
Song hành với hai giống gà kể trên, Hắc Phong cũng là một giống gà đen
xuất hiện ở Việt Nam. Gà Hắc Phong được nuôi ở tỉnh Quảng Ninh, năm 2006
giống gà Hắc Phong đã được Viện Chăn Nuôi đưa về nuôi tại Trung tâm nghiên
cứu Vịt Đại Xuyên đeể nuôi bảo tồn nhằm đánh giá đặc điểm ngoại hình và các
tính năng sản xuất.
Một số kết quả bước đầu nuôi giữ bảo tồn nguồn gen giống gà Hắc
Phong tại hội nghị bảo tồn nguồn gen vật nuôi (2010 - 2012) của tác giả Nguyễn
Đức Trọng, Nguyễn Thị Thúy Nghĩa, Phạm Văn Chung, Lương Thị Bột, Mai
Hương Thu (2012) cho biết gà Hắc Phong trong ñiều kiện nuôi bảo tồn exsitu,
22



theo phương thức ni nhốt hồn tồn với số lượng 243 con. Quá trình theo dõi
cho thấy tuổi đẻ trứng lần đầu ở 20 tuần tuổi, năng suất trứng bình quân 148 –
153 quả/năm, tỷ lệ phôi 90 – 92%, tỷ lệ nở trên tổng trứng ấp 84 – 88%. Trong
điều kiện ni nhốt tỷ lệ ni sống 94,74% đến 97,05% ở các giai đoạn.
2.6. SỨC SỐNG VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH
Sức sống và khả năng kháng bệnh là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả chăn nuôi. Hiệu quả chăn nuôi bị chi phối bởi yếu tố bên trong cơ
thể (di truyền) và môi trường ngoại cảnh (dinh dưỡng, chăm sóc, chuồng trại, mùa
vụ, dịch tễ). Sức sống của gia cầm là một tính trạng số lượng, nó đặc trưng cho
từng giống, từng dịng, từng cá thể. Trong cùng một giống sức sống của mỗi
dòng khác nhau là khác nhau, các cá thể khác nhau trong cùng một dịng cũng
có sự khác nhau, nhưng nằm trong giới hạn nhất định của phẩm giống.
Tỷ lệ nuôi sống gia cầm con sau khi nở ra dùng để đánh giá sức sống của gia
cầm ở giai đoạn hậu phôi. Tỷ lệ sống được xác định bằng tỷ lệ phần trăm số cá thể
còn sống ở cuối giai đoạn so với các cá thể ở đầu giai đoạn. Sức sống và khả năng
kháng bệnh ở đàn gia cầm là yếu tố quan trọng giúp cho chăn nuôi đạt hiệu quả cao.
Hiện nay, với cơ chế mở cửa nhập nhiều giống gà có đặc tính sản xuất cao từ
nước ngồi hay giữa các tỉnh thì cần quan tâm tới khả năng thích nghi với điều kiện
mơi trường, sức sống và khả năng kháng bệnh. Đó là yếu tố di truyền số lượng đặc
trưng cho từng lồi, giống, dịng, cá thể và được xác định bởi khả năng chống chịu
ảnh hưởng của dịch bệnh và ngoại cảnh.
Ngoài các yếu tố giống, dinh dưỡng, kỹ thuật, chăm sóc thì sức sống và khả
năng sinh trưởng phát triển của gia cầm chịu tác động trực tiếp của các yếu tố ngoại
cảnh như nhiệt độ, ẩm độ, độ thơng thống và chiếu sáng, những yếu tố này tác động
gây ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng của cơ thể, dễ gây hiện tượng stress làm giảm
sức sống gia cầm. Trong điều kiện tự nhiên nước ta các yếu tố này tác động lần lượt
ở các mức độ khác nhau tại những vùng địa lý khác nhau, các giống vật ni ơn đới
có khả năng chống các bệnh truyền nhiễm và kí sinh trùng thấp hơn các vật nuôi
23



×