Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THẢO NHÂN

BẢO ĐẢM QUYỀN
ĐƯỢC CHĂM SĨC SỨC KHỎE SINH SẢN
CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

BẢO ĐẢM QUYỀN
ĐƯỢC CHĂM SĨC SỨC KHỎE SINH SẢN
CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Chuyên ngành: Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380102

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Đỗ Minh Khôi
Học viên
: Nguyễn Thảo Nhân
Lớp
: Cao học Luật khóa 30



TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản
của người chưa thành niên” là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong luận văn là trung thực, chưa được ai công bố trong bất
cứ cơng trình nào. Các số liệu được liệt kê trong luận văn này là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả

Nguyễn Thảo Nhân


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Từ ngữ nguyên nghĩa

CSSKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

NCTN

Người chưa thành niên

SKSS


Sức khỏe sinh sản

SKTD

Sức khỏe tình dục

TN

Thanh niên

UBND

Ủy ban nhân dân

VTN

Vị thành niên


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC CHĂM
SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN .................. 7
1.1. Khái niệm sức khỏe người chưa thành niên ................................................. 7
1.1.1. Khái niệm người chưa thành niên ..............................................................7
1.1.2. Đặc điểm độ tuổi người chưa thành niên ...................................................8
1.1.3. Khái niệm về sức khỏe sinh sản..................................................................9
1.2. Khái niệm, đặc điểm quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người
chưa thành niên .................................................................................................... 10

1.2.1. Khái niệm về quyền và quyền của người chưa thành niên .......................10
1.2.2. Khái niệm về quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa
thành niên ...........................................................................................................15
1.2.3. Đặc điểm quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành
niên .....................................................................................................................16
1.2.4. Vai trị, ý nghĩa của quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người
chưa thành niên ..................................................................................................18
1.3. Nội dung quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành
niên ........................................................................................................................ 20
1.3.1. Quyền tiếp cận thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản ........................21
1.3.2. Quyền được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.......................21
1.3.3. Quyền được lựa chọn các biện pháp tránh thai .......................................22
1.3.4. Quyền tự quyết định liên quan đến sức khỏe sinh sản .............................23
1.4. Trách nhiệm và biện pháp bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe sinh
sản của người chưa thành niên ........................................................................... 24
1.4.1. Chính phủ .................................................................................................24
1.4.2. Ủy ban Nhân dân các cấp ........................................................................26


1.4.3. Bộ Y tế và các Bộ ngành liên quan ...........................................................27
1.4.4. Gia đình của người chưa thành niên và các tổ chức trong xã hội ...........29
Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................... 33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC SỨC
KHỎE SINH SẢN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN HIỆN NAY .............. 34
2.1. Thực trạng về sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên .................. 34
2.1.1. Tình hình sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên .........................34
2.1.2. Các yếu tố tác động đến vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản của người
chưa thành niên ..................................................................................................36
2.2. Thực trạng quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa
thành niên ............................................................................................................. 42

2.2.1. Thực trạng quyền tiếp cận thông tin ........................................................42
2.2.2. Thực trạng quyền tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản..............46
2.2.3. Thực trạng quyền lựa chọn các biện pháp tránh thai ..............................48
2.2.4. Thực trạng quyền tự quyết định liên quan đến sức khỏe sinh sản ...........49
2.3. Thực trạng thực hiện các biện pháp bảo đảm quyền được chăm sóc sức
khỏe sinh sản của người chưa thành niên ......................................................... 50
2.3.1. Chính phủ .................................................................................................50
2.3.2. Uỷ ban nhân dân các cấp .........................................................................52
2.3.3. Bộ Y tế và các Bộ ngành liên quan ...........................................................53
2.4.4. Gia đình của người chưa thành niên và các tổ chức trong xã hội ...........56
2.4. Những hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện quyền và các biện pháp
bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên . 57
2.4.1. Những hạn chế trong thực hiện quyền và các biện pháp bảo đảm quyền
được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên ..........................57
2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện quyền và các biện pháp
bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên .62


2.5. Kiến nghị và giải pháp thực hiện quyền và các biện pháp bảo đảm quyền
được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên ........................ 71
2.5.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật quyền được chăm sóc sức khỏe
sinh sản của người chưa thành niên...................................................................71
2.5.2. Đầu tư tài chính cho cơng tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người
chưa thành niên ..................................................................................................73
2.5.3. Đảm bảo nguồn nhân lực chuyên ngành và nâng cao năng lực chuyên
môn sức khỏe sinh sản cho người chưa thành niên cho y tế các tuyến ..............74
Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................... 79
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người chưa thành niên là nhóm đối tượng đặt biệt chiếm khoảng 1/5 dân số
thế giới. Nhóm đối tượng này là những người ở nhóm tuổi tiền trưởng thành với
nhu cầu phát triển khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và môi trường
sống của họ. Trải qua giai đoạn phát triển từ thời thơ ấu, trải qua tuổi vị thành niên
rồi đến tuổi trưởng thành, mọi người cần phải được trang bị những kiến thức và kỹ
năng cần thiết để đối mặt với những thách thức trong tương lai. Trong khi đó, người
chưa thành niên là nhóm đối tượng đang có sự thay đổi về mặt thể chất lẫn tinh
thần, là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương do đó cần được sự quan tâm, bảo vệ cũng
như hỗ trợ để có thể phát triển một cách tồn diện nhất. Sự thiếu hiểu biết về sức
khoẻ sinh sản được xem là một trong những nguy cơ lớn nhất đối với sức khỏe của
người chưa thành niên trong giai đoạn phát triển này.
Tại Việt Nam, nhóm người chưa thành niên đang phải đối mặt với rất nhiều
vấn đề liên quan đến sức khoẻ sinh sản. Theo kết quả điều tra Quốc gia về sức khỏe
sinh sản và sức khỏe tình dục của thanh thiếu niên Việt Nam ở độ tuổi từ 10-24 tuổi
do Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc thực hiện năm 2016, thì trong tổng số nữ ở độ tuổi
từ 15 -24 tỉ lệ sử dụng biện pháp tránh thai là 60%, nhu cầu chưa được đáp ứng về
biện pháp tránh thai trung bình khoảng 30% đến 48,4% đối với đối tượng nữ chưa
từng kết hôn ở độ tuổi này. Trong tổng số người tham gia nghiên cứu, có 83% từng
nghe nói về bao cao su, 63,4% hiểu đúng mục đích sử dụng tuy nhiên chỉ có 26%
trong số đó biết cách sử dụng bao cao su đúng cách. Theo báo cáo của Vụ Sức khỏe
Bà mẹ - Trẻ em thuộc Bộ Y tế, mỗi năm cả nước có khoảng 250.000-300.000 ca
phá thai được báo cáo chính thức, tỉ lệ phá thai ở độ tuổi vị thành niên chiếm hơn
20% các trường hợp phá thai. Việc phá thai, mang thai sớm, các biến chứng khi
mang thai và sinh nở là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các em nữ trong độ
tuổi từ 15-19, trẻ em sinh ra từ các bà mẹ dưới 20 tuổi cũng đối mặt với nguy cơ
nhẹ cân, sinh non và các bệnh nghiêm trọng khác.

Qua những con số trên cho thấy phần nào về thực trạng thiếu hiểu biết về vấn
đề giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của người chưa thành
niên hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề sức khỏe sinh sản, sức
khỏe tình dục của người chưa thành niên, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ


2
trương, chính sách nhằm thúc đẩy cải thiện tình hình sức khỏe sinh sản của người
chưa thành niên. Nhiều chương trình, chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe
sinh sản theo từng giai đoạn đã được tiến hành ở các địa phương, nhưng do nhận
thức về văn hóa xã hội, giáo dục giới tính cịn nhiều hạn chế, đặc biệt ở các vùng
sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trình độ dân trí cịn thấp nên sự quan tâm chưa
được sát sao. Chăm sóc sức khỏe sinh sản bao gồm nhiều nội dung, chương trình
khác nhau nên cần có những cán bộ có chun mơn, kiến thức hướng dẫn cụ thể
trong khi nguồn cán bộ phụ trách về vấn đề này còn hạn chế về số lượng và năng
lực chuyên môn. Mặt khác, việc thực hiện quy định pháp luật nhằm đảm bảo quyền
được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên hiện nay ở nhiều địa
phương còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân chủ yếu là sự bất cập của một số quy định pháp luật, hạn chế về
nhận thức trong thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản, hạn chế của đội
ngũ đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên và
một số nguyên nhân khác. Điều này địi hỏi trong thời gian tới cần có các biện pháp
nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế trên, đồng thời nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền
được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên.
Chính vì vậy, học viên lựa chọn thực hiện đề tài “Bảo đảm quyền được
chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên” làm luận văn thạc sĩ tốt
nghiệp nhằm góp phần giải quyết tốt thực trạng nêu trên.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến vấn đề quyền của người chưa thành niên, quyền được chăm
sóc sức khỏe sinh sản trong thời gian qua đã có nhiều học giả nghiên cứu dưới

nhiều góc độ khác nhau, có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu như:
- Trần Quốc Đồn (2020), Quyền được bảo vệ chăm sóc sức khoẻ ở Việt Nam
hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Đề tài đã làm rõ một số
vấn đề về sức khỏe và quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe. Đánh giá được tương
đối thực trạng về thực hiện quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay để từ đó, có thể đề ra một số giải pháp nhằm thực hiện tốt
hơn quyền được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Đặng Bích Thuỷ (2017), Thực hiện quyền chăm sóc sức khoẻ trẻ em ở Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Luận án tiến sĩ, Viện Hàn lâm Khoa học xã


3
hội Việt Nam. Luận án đã phân tích và làm rõ thực trạng thực hiện quyền chăm sóc
sức khỏe trẻ em thơng qua phân tích mối quan hệ giữa chủ thể mang quyền là trẻ
em và bên có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện quyền là nhà nước, gia đình, nhà
trường và các tổ chức xã hội, với các tiêu chí cơ bản của quyền con người trong lĩnh
vực sức khỏe và các nguyên tắc, quy định về quyền chăm sóc sức khỏe trẻ em trong
Cơng ước quốc tế về quyền trẻ em.
- “Khảo sát, đánh giá về kiến thức, thái độ thực hành của Vị thành niên, thanh
niên Hải Phòng với các vấn đề liên quan đến Sức khỏe sinh sản” (1999) do Nguyễn
Quốc Anh, Nguyễn Mỹ Hương, Daniel Weitraub, Meredith Caplan - Ủy ban Quốc
gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tiến hành. Theo đó, có 1.100 thanh niên trong
độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi được lựa chọn ngẫu nhiên là mẫu nghiên cứu phỏng vấn
tại 20 xã của dự án “Giáo dục sức khỏe sinh sản và sức khỏe gia đình vị thành niên
tại Hải Phịng”. Khảo sát góp phần làm rõ thực trạng liên quan đến sức khỏe sinh
sản của nhóm thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi.
- Võ Khánh Linh, Phan Duy Anh, Hoàng Trung Hiếu (2020), “Pháp luật
Việt Nam về đảm bảo các điều kiện tồn tại và phát triển của trẻ em”, Tạp chí Khoa
học - Trường Đại học mở Hà Nội, số 68 tháng 6/2020, tr. 24-32. Bài viết tổng hợp
và phân tích cụ thể các quy định pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam từ

Hiến pháp đến các luật chuyên ngành ở góc độ bảo đảm các điều kiện tồn tại và
phát triển trẻ em - một khía cạnh quan trọng trong bảo đảm quyền sống của trẻ em.
Từ đó, nhóm tác giả đưa ra một số đánh giá thực trạng quy định của pháp luật Việt
Nam về vấn đề này.
- Đào Nguyễn Diệu Trang, Phan Thị Bích Ngọc, Nguyễn Vũ Quốc Huy, Cao
Ngọc Thành (2020), Nghiên cứu thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản ở nữ vị
thành niên người dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Y học Việt Nam, số
2 tháng 6/2020, tr. 54-60. Nghiên cứu chỉ ra những kiến thức cơ bản về mang thai,
thực hành về sức khoẻ sinh sản ở vị thành niên nữ trong khu vực dân tộc thiểu số
còn khá nhiều hạn chế.
Những nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo hữu dụng, tuy nhiên các
đề tài chủ yếu đề cập đến vấn đề về chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sức khỏe của trẻ
em nói chung, chưa đề tài nào nghiên cứu về các chính sách pháp luật về bảo đảm
quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên, tình hình thực


4
hiện quyền chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên và những giải
pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với vấn đề chăm sóc
sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ vấn đề về quyền được
chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên, quy định pháp luật về vấn
đề này và đánh giá thực trạng ở Việt Nam hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, luận văn xác định
một số nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
Một là, nghiên cứu, làm rõ khái niệm, đặc điểm của người chưa thành niên,
quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên.
Hai là, nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật để bảo đảm quyền được
chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên hiện nay, thực trạng áp dụng

pháp luật, những kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân.
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm quyền được chăm sóc sức
khỏe sinh sản của người chưa thành niên hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện các
quy định pháp luật về bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người
chưa thành niên.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Luận văn nghiên cứu dưới góc độ lý luận về quyền được chăm
sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên, tập trung vào lĩnh vực Y tế và các
quy định pháp luật về đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người
chưa thành niên hiện nay.
Về không gian và thời gian: Luận văn nghiên cứu các số liệu trong phạm vi
cả nước, kể từ khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành cho đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận: Tiếp cận các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa


5
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê Nin làm cơ sở nền
tảng cho việc nghiên cứu đề tài.
- Cơ sở phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử
dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp,
thống kê, so sánh, diễn giải quy nạp… dựa trên các quy định pháp luật Việt Nam về
đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên.
+ Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các
chương của luận văn để phân tích các khái niệm, phân tích quy định của pháp luật
về chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên.
+ Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong luận văn để so sánh một số quy

định của pháp luật về đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người
chưa thành niên.
+ Phương pháp thống kê: Được sử dụng để làm rõ thực trạng quy định pháp
luật về đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên.
+ Phương pháp diễn giải quy nạp: Được sử dụng trong luận văn để diễn giải
các số liệu, các nội dung trích dẫn liên quan và phương pháp này được sử dụng tất
cả các chương của đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về mặt lý luận: Luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về nghiên cứu các về
vấn đề người chưa thành niên, đặc biệt quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của
người chưa thành niên, phân tích đánh giá các quy định pháp luật bảo đảm quyền
được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên hiện nay, từ đó phát
hiện những điểm cịn bất cập của quy định pháp luật về vấn đề này đồng thời đề
xuất phương hướng, giải pháp nhằm góp phần phần nâng cao nhận thức về quyền
được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên cũng như trách nhiệm
của Đảng, Nhà nước, các cơ quan tổ chức, từng gia đình và mỗi cá nhân trong việc
đảm bảo thực hiện quyền này tại Việt Nam hiện nay.
Về mặt thực tiễn: Hạn chế là điều không thể tránh khỏi song kết quả
nghiên cứu của luận văn có thể được xem là tài liệu tham khảo trong quá trình
nghiên cứu về sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên ở những mức độ cần
thiết nhất định.


6
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 2 chương.
Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý về bảo đảm quyền được chăm
sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên.
Chương 2. Thực trạng và giải pháp bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe

sinh sản của người chưa thành niên hiện nay.


7
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC
SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
1.1. Khái niệm sức khỏe người chưa thành niên
1.1.1. Khái niệm người chưa thành niên
Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm người chưa thành niên (NCTN).
Theo quan niệm quốc tế thì: “Trẻ em (Child) là người dưới 18 tuổi, người
chưa thành niên (Juvenile) là người từ 15 đến 18 tuổi, thanh niên (Youth) là người
từ 15 đến 24 tuổi, người trẻ tuổi (Young persons) bao gồm trẻ em, người chưa
thành niên và thanh niên".
Điều 1 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 quy định:
"Trẻ em có nghĩa có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp
luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn". Bên
cạnh Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1990 thì khái niệm NCTN
cịn được đề cập tại Quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị
tước tự do năm 1990. Cụ thể thể tại Điểm a Khoản 1 Điều 11 Quy tắc này nêu rõ:
"Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Giới hạn độ tuổi thấp hơn mức này
theo đó khơng được phép tước tự do của trẻ em cần được pháp luật quy định".
Ở Việt Nam, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có quy định cụ thể trong việc xác
định độ tuổi của NCTN so với người đã thành niên. Theo Khoản 1 Điều 20 và Khoản
1 Điều 21 Bộ luật này thì: “Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, người
thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên”. Khái niệm NCTN sẽ được thống nhất áp
dụng trong một số văn bản pháp luật khác như Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ
sung năm 2017; Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Bộ luật Lao động năm
2019... với từng chế định pháp luật riêng biệt đối với nhóm đối tượng này.
Một lưu ý là cần phân biệt rõ giữa các khái niệm “trẻ em”, “vị thành niên

(VTN)1”, “người chưa thành niên”. Theo đó, khái niệm trẻ em tại Điều 1 Luật Trẻ em
năm 2016 được quy định như sau: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Có nghĩa là trẻ em
là người trong độ tuổi từ 0 đến dưới 16 tuổi, còn tại Khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự
Vị thành niên là từ hán việt (chữ Hán: 未成年 đọc là wèichéngnián), trong đó từ vị (wèi) có nghĩa là khuyết,
chưa đủ, chưa đến. Năm 1998, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và
Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) đã thống nhất VTN là người trong độ tuổi 10 đến 19 tuổi.
1


8
năm 2015 thì “Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi”, có nghĩa là người
trong độ tuổi từ 0 đến dưới 18 tuổi. Như vậy, NCTN gồm có trẻ em là người dưới 16
tuổi, nhóm người từ độ tuổi 10 đến 18 tuổi là VTN. Điều này thể hiểu là mọi trẻ em là
NCTN nhưng không phải tất cả NCTN đều là trẻ em, hoặc người trong độ tuổi VTN
niên có thể là NCTN nhưng khơng phải tất NCTN là người trong độ tuổi VTN.
Tóm lại các khái niệm về độ tuổi của NCTN của các quy định trên trong pháp
luật Việt Nam không đồng nhất với nhau. Vậy nên, tác giả xin thể thống nhất một
quan điểm về khái niệm NCTN là người chưa đủ 18 tuổi chưa phát triển đầy đủ hoàn
thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như
người đã thành niên.
1.1.2. Đặc điểm độ tuổi người chưa thành niên
NCTN trong quá trình phát triển có những biến đổi đặc biệt về thể chất cũng
như sự biến đổi về sinh lý và tâm lý xã hội.
* Những thay đổi về giải phẫu và sinh lý: Sự phát triển cơ thể dễ nhận biết
nhất và rõ rệt nhất là các dấu hiệu dậy thì. Dậy thì là một trong những giai đoạn đặc
biệt của cuộc đời con người, tuổi dậy thì ở nữ thường sớm hơn và trong khoảng từ
10-15 tuổi, ở nam trong khoảng từ 12-17 tuổi, trong giai đoạn dậy thì, các nội tiết tố
sinh dục (estrogen và progesteron đối với nữ, testosteron đối với nam) tăng dần, cơ
quan sinh dục phát triển và cơ thể chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động sinh sản. Các
dấu hiệu dậy thì biểu hiện ra với tốc độ khác nhau giữa các cá nhân và phụ thuộc

vào các yếu tố sinh học, môi trường. Biểu hiện rõ rệt ở các em nữ là hiện tượng kinh
nguyệt và ở em nam là hiện tượng xuất tinh.2
* Những thay đổi về nhận thức hành vi và tâm lý xã hội: Vào giai đoạn phát
triển, NCTN bắt đầu ý thức được bản thân khơng cịn là trẻ con và cố gắng chứng
minh mình là người lớn nhằm khẳng định sự độc lập của bản thân. Bắt đầu phát
triển khả năng tư duy trừu tượng, suy nghĩ logic. Đi đôi với những suy nghĩ phức
tạp là những nhận thức về bản thân, có xu hướng thể hiện mạnh mẽ cái tơi cá nhân.
Do những phát hiện thay đổi về cơ thể nên NCTN trong giai đoạn này bắt đầu quan
tâm đến hình thức bên ngồi, tị mị và khám phá sự khác biệt với những bạn bè
cùng trang lứa.
Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - Ban hành kèm theo Quyết định số
4128/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 29/07/2016 về phê duyệt tài liệu Hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc
sức khỏe sinh sản, tr. 288.
2


9
Qua từng giai đoạn biến đổi về tâm lý khác nhau, có thể thấy được NCTN
đang trong q trình phát triển về sinh lý, song song với phát triển tâm lý hành vi,
ngồi việc thích ứng với những thay đổi bên ngồi của cơ thể NCTN cịn thường
xun đối mặt với nhiều áp lực, căng thẳng từ việc học tập, các mối quan hệ bạn bè
và gia đình nên có những biến cố về mặt cảm xúc, rối loạn cân bằng cảm xúc, dẫn
đến những hành vi bất thường phá bỏ quy tắc, những phản ứng tiêu cực nhằm giải
tỏa cảm xúc.
Nhìn chung, do sự phát triển chưa hồn thiện về tâm sinh lý nên NCTN có
những suy nghĩ, nhận thức chưa hoàn thiện về vấn đề sức khỏe sinh sản (SKSS), do
đó địi hỏi cần sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, nhà trường, Nhà nước và tồn
xã hội, đảm bảo NCTN có quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) phù
hợp với lứa tuổi của họ.
1.1.3. Khái niệm về sức khỏe sinh sản

Dựa trên khái niệm về sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm
1948, SKSS được định nghĩa như sau: "Sức khỏe sinh sản là một tình trạng hài hịa
về thể lực, tinh thần xã hội chứ không phải chỉ đơn thuần là khơng có bệnh tật hay
tàn phế trong tất cả các vấn đề liên quan đến tình dục và hệ thống sinh sản của con
người, những chức năng và q trình của nó”.3
Theo Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) đã được tổ chức tại
Cairo - Ai Cập từ ngày 5/9/1994 đến ngày 13/9/1994 thì khái niệm SKSS được hiểu
là: "Sức khoẻ sinh sản là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội của
tất cả những gì liên quan tới hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản chứ khơng
phải là có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó”. Điều này cũng hàm ý là tất cả mọi
người, kể cả nam và nữ đều có được cuộc sống tình dục thỏa mãn và an tồn; họ có
khả năng sinh sản và tự do quyết định khi nào và khoảng cách các lần sinh; có quyền
nhận được thơng tin và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các biện pháp kế
hoạch hóa gia đình an tồn, có hiệu quả và chấp nhận được theo sự lựa chọn của
mình, cũng như có khả năng lựa chọn các biện pháp phá thai phù hợp không trái pháp
luật, bảo đảm cho người phụ nữ trải qua quá trình thai nghén và sinh đẻ an toàn, tạo
cho các cặp vợ chồng cơ may tốt nhất để sinh được đứa con khỏe mạnh.

Đại học Thái Nguyên (2008), Giáo trình Dân số - Chăm sóc sức khỏe sinh sản, PGS.TS. Đàm Khải Hoàn,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 82.
3


10
Tại Việt Nam, theo Quyết định số 3781/QĐ-BYT ngày 28/8/2020 của Bộ Y
tế về Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình
dục cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2020-2025 đã đưa ra khái niệm về
SKSS. Theo đó, “Sức khỏe sinh sản là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất,
tinh thần và xã hội mà không chỉ đơn thuần là khơng có bệnh tật hay ốm đau liên
quan đến hệ thống sinh sản. Sức khỏe sinh sản do đó ngụ ý rằng mọi người có thể

có một cuộc sống tình dục hài lịng và an tồn; họ có khả năng sinh sản và tự quyết
định về thời điểm sinh sản”.
Vậy nên, có thể hiểu SKSS bao gồm khía cạnh như sau:
Về thể chất: Bộ máy sinh sản có cấu tạo bình thường và khỏe mạnh về chức
năng sinh sản cũng như hoạt động tình dục.
Về tinh thần: Có sự thoải mái, bằng lịng, khơng lo lắng, băn khoăn về các
vấn đề liên quan đến sinh sản.
Về xã hội: Được xã hội tôn trọng và đối xử công bằng về các quyền sinh sản
và tình dục.
Tất cả mọi người bất kể nam hay nữ đều có thể có cuộc sống tình dục an tồn
và thoải mái, được tự do quyết định về tất cả các vấn đề sinh sản của bản thân, được
tiếp cận các thông tin và những biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp, tiếp cận
các dịch vụ y tế, CSSKSS an tồn.
Tóm lại, “Sức khỏe sinh sản là một khái niệm được công nhận ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới, sức khỏe sinh sản là sự liên kết giữa hệ thống sinh sản của
con người cùng với những điều kiện về thế chất, tinh thần và xã hội”.
Do đó, SKSS giúp con người có đời sống tình dục an tồn và tự quyết định
về thời điểm sinh sản, bất kể nam nữ đều có quyền được thơng báo về những vấn đề
tâm sinh lý của cơ thể và các biện pháp kế hoạch hóa gia đình an tồn. Theo cách
này, CSSKSS được tạo nên từ các biện pháp kỹ thuật, dịch vụ khác nhau, nhằm
nâng cao các vấn đề về SKSS.
1.2. Khái niệm, đặc điểm quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của
người chưa thành niên
1.2.1. Khái niệm về quyền và quyền của người chưa thành niên
* Quyền con người: Quyền con người là một phạm trù đa diện, đã có nhiều
định nghĩa khác nhau về quyền con người.


11
Ở cấp độ quốc tế, có một định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về

quyền con người (OHCHR) thường được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu. Theo
định nghĩa này, "Quyền con người là những bảo đảm pháp lý tồn cầu có tác dụng
bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm
tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do cơ bản của con người".4
Ngoài định nghĩa trên, khi gắn với các học thuyết về các quyền tự nhiên thì:
"Quyền con người có thể hiểu là những sự được phép mà tất cả thành viên của cộng
đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tơn giáo, địa vị xã hội...; đều
có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người".
Trong lịch sử lập hiến Việt Nam, trước đây khái niệm quyền con người ít khi
được đề cập một cách chính thức, trong hầu hết các bản Hiến pháp từ năm 1980 trở
về trước đều không quy định khái niệm quyền con người, chỉ đến Hiến pháp năm
1992 trở đi thì quyền con người bắt đầu được ghi nhận như một quyền hiến định.
Tuy nhiên, ở Hiến pháp 1992 chưa thể hiện sự tách bạch về quyền con người so với
quyền công dân.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển những điểm tiến bộ của Hiến pháp năm
1992, Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, các quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa, xã hội được cơng nhận, tơn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp
luật. Quyền con người, quyền cơng dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật
trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng".
Khái niệm trên cho thấy, đến Hiến pháp năm 2013 quyền con người và quyền
công dân là những quyền độc lập và quyền công dân là một bộ phận của quyền con
người, được Hiến pháp và pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
Như vậy, có thể rút ra khái niệm về quyền con người như sau: "Quyền con
người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận
và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế".
* Quyền của NCTN: Tại Việt Nam, như đã phân tích ở mục 1.1.1, khái niệm
trẻ em và NCTN khơng hồn tồn đồng nhất với nhau nên có thể hiểu tất cả các
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nguyễn

Đăng Dung - Vũ Công Giao - Lã Khánh Tùng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 37.
4


12
quyền của trẻ em sẽ thuộc quyền của NCTN. Tuy nhiên, vẫn cịn khoảng trống để
ngỏ chưa có quy định đối với NCTN trong nhóm độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.
Mặc dù độ tuổi của trẻ em và NCTN chưa có sự thống nhất với nhau trong quy định
của pháp luật, nhưng có thể hiểu theo nghĩa rộng là quyền của NCTN căn bản là
quyền của trẻ em, bảo vệ quyền của trẻ em là bảo vệ quyền của NCTN.
Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989
và Công ước có hiệu lực tại nước ta từ ngày 20/12/1990, Việt Nam là nước đầu tiên
ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước. Ngay sau khi phê
chuẩn, Việt Nam đã thực hiện đưa tinh thần và nội dung của Công ước trong chiến
lược phát triển luật pháp quốc gia, từng bước cụ thể hóa quyền của trẻ em trong hệ
thống pháp luật. Các quyền của trẻ em được pháp luật Việt Nam công nhận và quy
định cụ thể, tập trung vào 10 nhóm quyền cơ bản đó là:
- Quyền sống: Quyền sống là quyền cơ bản và thiêng liêng nhất của con
người, trong đó bao gồm có trẻ em. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có
quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Khơng ai bị tước đoạt
tính mạng trái luật”. Tại khoản 1 Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016 đứng đầu trong các
hành vi nghiêm cấm là: “Tước đoạt quyền sống của trẻ em”, theo đó quyền sống là
quyền cơ bản nhất của trẻ em, là tiền đề cho việc bảo vệ các quyền khác của trẻ em.
Và tại Điều 12 của Luật Trẻ em năm 2016 tiếp tục khẳng định: “Trẻ em có quyền
được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển”.
- Quyền được khai sinh và có quốc tịch: Khai sinh là quyền tất yếu của con
người khi sinh ra, việc khai sinh có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng của đối với
cá nhân và xã hội. Quốc tịch cũng là một trong những sự kiện pháp lý về hộ tịch của
cá nhân, nó cũng là mối quan hệ pháp lý giữa một quốc gia có chủ quyền độc lập
với một cá nhân. Cụ thể Điều 13 Luật Trẻ em năm 2016 quy định: “Trẻ em có

quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân
tộc, giới tính theo quy định của pháp luật. Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có trách
nhiệm khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn theo quy định”. Tất cả các trẻ em khi sinh
ra thì ai cũng đều có quyền được khai sinh và có quốc tịch của pháp luật. Trong
trường hợp trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, nếu có u cầu thì được cơ quan có
thẩm quyền giúp đỡ để xác định cha, mẹ theo quy định của pháp luật.5
5

Điều 101 Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014.


13
- Quyền được chăm sóc, ni dưỡng: Điều 15 Luật Trẻ em năm 2016 khẳng
định: “Trẻ em có quyền được chăm sóc, ni dưỡng để phát triển tồn diện”. Việc
chăm sóc, ni dưỡng trẻ em là cung cấp các điều kiện cần thiết, nhằm nuôi dưỡng,
hỗ trợ cho sự phát triển tồn diện về thể chất, tinh thần, tình cảm, trí tuệ góp phần
hình thành nhân cách, tư tưởng và đạo đức của trẻ em. Chính vì vậy, Nhà nước có
trách nhiệm bảo đảm về việc chăm sóc, ni dưỡng trẻ em được quy định cụ thể tại
Điều 42 Luật trẻ em năm 2016. Bên cạch trách nhiệm của Nhà nước, gia đình là
nhân tố quan trọng cho sự phát triển tồn diện của trẻ em, do đó tại Khoản 2 Điều
98 Luật này quy định rõ trách nhiệm của cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, người
giám hộ và các thành viên trong gia đình về việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em.
- Quyền chung sống với cha mẹ: Gia đình là tế bào của xã hội, là mơi trường
cho sự phát triển tồn diện của trẻ em, do đó trẻ em có quyền được sống chung với
cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục 6, đảm bảo cho trẻ em
được sống trong các điều kiện tốt nhất về tinh thần lẫn vật chất, giúp trẻ em phát
triển một cách toàn diện và an toàn.
- Quyền được bảo vệ: Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp
để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý
các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hồn cảnh đặc biệt.7 Như vậy, trẻ em

có quyền được gia đình, nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ nhằm được sống trong
một mơi trường sống an tồn, lành mạnh, tránh bị phân biệt đối xử, tránh bị bỏ rơi
và bóc lột cũng như xâm phạm thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm, bí
mật đời tư của trẻ em bằng mọi hình thức. Với nhóm quyền này, Luật trẻ em năm
2016 đã quy định chi tiết, cụ thể các quyền như: Quyền được bảo vệ để không bị
xâm hại tình dục, Quyền được bảo vệ để khơng bị bóc lột sức lao động, Quyền được
bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc; Quyền được bảo vệ để khơng bị mua
bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.
- Quyền được chăm sóc sức khỏe: Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn khỏe
mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là khơng có bệnh tật
hay ốm đau. Với một sức khỏe tốt trẻ em sẽ được sống và phát triển một cách toàn
diện về thể chất, tinh thần, đạo đức và các mối quan hệ xã hội. Do đó, trẻ em có
quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ
6
7

Điều 22 Luật trẻ em năm 2016.
Khoản 1 Điều 4 Luật trẻ em năm 2016.


14
phịng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh8. Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo thực hiện
quyền này thông qua việc ban hành những chính sách phù hợp với điều kiện kinh
tế- xã hội từng thời kỳ, đảm bảo các biện pháp theo dõi sức khỏe định kỳ, chăm sóc
dinh dưỡng, sức khỏe ban đầu, SKSS, SKTD cho trẻ em.
- Quyền được học tập, giáo dục và phát triển năng khiếu: Trẻ em có quyền
được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của
bản thân. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài
năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh. Do đó, pháp luật nước ta luôn quan tâm chú
ý đến việc ban hành các chính sách, quy định về trách nhiệm nghĩa vụ của gia đình,

nhà trường, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, đồng thời nghiêm cấm hành
vi cản trở quyền được giáo dục, học tập của trẻ em.
- Quyền được vui chơi giải trí hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể
thao, du lịch: Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn
hố, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi mà gia đình, nhà
trường và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt
động văn hố, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi. Nhà nước
có trách nhiệm ban hành các chính sách hỗ trợ, ưu tiên đối với trẻ em cũng như phát
triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở cho trẻ em, mà chủ thể thực hiện
việc bố trí quỹ đất, đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ
thuật, thể thao cho trẻ em; bảo đảm điều kiện, thời gian, thời điểm thích hợp để trẻ
em được tham gia hoạt động tại các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở sẽ là Ủy ban
nhân dân (UBND) cấp tỉnh9.
- Quyền tham gia và bày tỏ ý kiến: Chương V Luật Trẻ em năm 2016 quy
định trẻ em được tham gia vào tất cả những vấn đề liên quan đến trẻ em thông qua
các hình thức như: diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, sự kiện; thơng qua tổ chức
đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em; hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh, Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp hoạt động vì trẻ em... Trẻ em có quyền được tiếp cận đầy đủ các
thơng tin, có quyền tìm kiếm, thu nhận các thơng tin dưới mọi hình thức theo quy
định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ
trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em. Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến,
8
9

Điều 14 Luật trẻ em năm 2016.
Khoản 3 Điều 11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018.


15

nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em; được tự do hội họp theo quy định
của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em;
được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản
hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng.
- Quyền có tài sản: Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế và các quyền
khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật. Tài sản riêng của trẻ em bao gồm
tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của trẻ em,
hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của trẻ em và thu nhập hợp pháp khác. Tài
sản được hình thành từ tài sản riêng của trẻ em cũng là tài sản riêng của trẻ em. Cha
mẹ có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo quản lý, bảo vệ, định đoạt tài sản riêng của trẻ
em và đảm bảo quyền dân sự của trẻ em về tài sản theo quy định của pháp luật.10
Nhìn chung, quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và
lớn lên một cách lành mạnh và an tồn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em
khơng chỉ là người tiếp nhận sự yêu thương, chăm sóc của người lớn, mà các em là
những thành viên tham gia tích cực vào q trình phát triển của chính mình.
Từ những nội dung về quyền trẻ em, có thể đưa ra khái niệm về quyền của
NCTN như sau: “Quyền của người chưa thành niên là những quyền con người đặc
thù, riêng biệt dành cho người chưa thành niên - là người chưa phát triển đầy đủ,
hoàn thiện về thể chất và tinh thần, theo đó người chưa thành niên được công nhận
và đảm bảo thực hiện các quyền này theo quy định của pháp luật”.
1.2.2. Khái niệm về quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa
thành niên
Quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em được quy định khá cụ thể tại
Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1990, Khoản 1 Điều 21 của Cơng ước nêu
rõ: “Trẻ em có quyền được hưởng mức cao nhất có thể đạt được về sức khoẻ, các
phương tiện chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ”. Khoản 2 của Công ước đề cập cụ thể
hơn trách nhiệm của các quốc gia thành viên phải đặc biệt chú trọng đến việc chăm
sóc sức khoẻ ban đầu, chống bệnh tật và suy dinh dưỡng và giúp đỡ y tế và chăm
sóc sức khỏe cho tất cả trẻ em; phải thực hiện những biện pháp thích hợp để giảm tỷ
lệ tử vong ở trẻ em và trẻ sơ sinh; cha mẹ và trẻ em được thông tin, giáo dục về bảo

vệ sức khoẻ và dinh dưỡng của trẻ em, phát triển cơng tác phịng bệnh và các dịch
10

Điều 75, Điều 76 Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014.


16
vụ kế hoạch hố gia đình; xố bỏ những tập tục có hại cho sức khoẻ của trẻ em và
tăng cường hợp tác quốc tế trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của trẻ em.
Ngay sau khi phê chuẩn Cơng ước, Việt Nam đã cụ thể hóa các quy định của
công ước thông qua các chiến lược phát triển luật pháp quốc gia. Đặc biệt, trong Hiến
pháp năm 2013 đã khẳng định vai trò quan trọng của quyền con người, thể hiện sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền
công dân, trong đó có quyền trẻ em. Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nhà nước, xã
hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện
kế hoạch hóa gia đình”. Hiến pháp năm 2013 là nền tảng pháp lý để có những bước
tiến mới, đột phá trong lĩnh vực chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Dựa trên tinh
thần và các quy định về quyền trẻ em của Hiến pháp năm 2013, Quốc hội đã thông qua
Luật Trẻ em năm 2016, gồm 7 Chương và 106 Điều, quy định cụ thể các quyền của trẻ
em, trong đó có quyền được chăm sóc sức khỏe. Theo Điều 14 Luật Trẻ em năm 2016
quy định “Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận,
sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh”, Khoản 2 Điều 43 Luật này
cũng quy định về trách nhiệm của Nhà nước như sau: “Nhà nước bảo đảm thực hiện
các biện pháp theo dõi sức khỏe định kỳ cho phụ nữ mang thai và trẻ em theo độ tuổi;
chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe ban đầu và tiêm chủng cho trẻ em; phịng, chống tai
nạn, thương tích trẻ em; tư vấn và hỗ trợ trẻ em trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản,
sức khỏe tình dục phù hợp với độ tuổi theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, “quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên
là những gì cần có để đảm bảo người chưa thành niên có trạng thái thoải mái tồn
diện về sức khỏe sinh sản, qua đó người chưa thành niên phát triển một cách toàn diện,

lành mạnh và an tồn, được pháp luật cơng nhận và đảm bảo thực hiện. Trên tinh thần
và các quy định của pháp luật, nội dung quyền này là các biện pháp kỹ thuật và dịch vụ
để góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe sinh sản bằng cách phòng ngừa và giải
quyết các vấn đề về sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên”.
1.2.3. Đặc điểm quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người chưa
thành niên
Một là, quyền được CSSKSS của NCTN khơng thể chuyển giao.
Như đã trình bày, quyền được CSSKSS của NCTN là những gì cần có để
đảm bảo NCTN trạng thái thoải mái toàn diện về SKSS, qua đó sẽ giúp cho NCTN
phát triển một cách toàn diện, lành mạnh và an toàn.


17
Quyền được CSSKSS của NCTN được pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực
hiện, do quyền được CSSKSS của NCTN chỉ gắn liền với cá nhân mỗi một con
người và khơng thể chuyển giao cho bất kì người nào khác. Điều này cũng thể hiện
ở chỗ quyền được CSSKSS của NCTN không thể bị tước đoạt hay hạn chế một
cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả các cơ quan quản lý nhà nước, chỉ trừ
một số trường hợp đặc biệt mà pháp luật quy định.
Khác với quyền được CSSKSS của NCTN thì một số quyền trẻ em khác như
quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao hoặc quyền được bày tỏ ý kiến (có thể tự
bày tỏ trực tiếp ý kiến hoặc thông qua người đại diện của trẻ em).
Hai là, quyền được CSSKSS của NCTN không thể phân chia.
Quyền được CSSKSS của NCTN bao gồm những quyền như: Quyền tiếp cận
thông tin về CSSKSS, quyền được tiếp cận dịch vụ CSSKSS, quyền được lựa chọn
các biện pháp tránh thai... Về nguyên tắc, các quyền này đều có tầm quan trọng như
nhau, khơng có quyền nào được coi là có giá trị cao hơn quyền nào. Những quyền
này sẽ gắn kết chặt chẽ với nhau, tương hỗ lẫn nhau, việc tách biệt, tước bỏ hay hạn
chế bất kì quyền nào có liên quan đều có ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển an
toàn và lành mạnh về SKSS của NCTN.

Khác với quyền được CSSKSS của NCTN thì đối với các quyền của trẻ em
khác, tùy thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh nhất định và với những đối tượng
cụ thể, cơ quan có thẩm quyền có thể ưu tiên thực hiện một số quyền nhất định,
miễn là phải dựa trên những cơ sở và yêu cầu thực tế của việc bảo đảm các quyền
này. Ví dụ trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 xảy ra, quyền được ưu tiên thực hiện
trước tiên lúc này là quyền được chăm sóc y tế, quyền được bảo đảm an tồn về tính
mạng. Những ưu tiên như vậy khơng có nghĩa là quyền được ưu tiên thực hiện có
giá trị cao hơn, mà là bởi các quyền đó trong thực tế xét thấy cần thiết vì nếu khơng
thực hiện thì có nguy cơ tính mạng của trẻ em sẽ bị đe dọa.
Ba là, quyền được CSSKSS của NCTN là quyền có tính thụ động, NCTN
khơng thể tự thực hiện các quyền này mà cần phải có sự hỗ trợ, bảo đảm từ các chủ
thể khác.
Quyền được CSSKSS của NCTN thể hiện tinh thần bảo vệ các quyền của
NCTN một cách thụ động, thông qua việc liệt kê các quyền và trách nhiệm của gia
đình, nhà nước và tồn xã hội trong việc bảo đảm các quyền CSSKSS cho NCTN.


18
Vì là quyền có tính thụ động nên địi hỏi Nhà nước phải có những biện pháp nhằm
hỗ trợ NCTN trong việc thực hiện quyền CSSKSS. Đây cũng được coi là nghĩa vụ
chủ động của Nhà nước, bởi nó yêu cầu Nhà nước phải có những kế hoạch, chương
trình cụ thể để bảo đảm cho NCTN được hưởng thụ đến mức cao nhất có thể về
quyền CSSKSS.
1.2.4. Vai trị, ý nghĩa của quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản của người
chưa thành niên
Một là, quyền được CSSKSS của NCTN là yếu tố xác lập vị thế pháp lý bình
đẳng của so với người trưởng thành (người đã thành niên) trong đời sống xã hội.
Với đặc điểm thể chất và tinh thần của NCTN, pháp luật nước ta có những
chế định riêng đối với nhóm đối tượng này trong từng lĩnh vực cụ thể, như: Dân sự,
hình sự, xử phạt vi phạm hành chính, lao động...

Về nguyên tắc, đối với một cá nhân, để tham gia vào các quan hệ xã hội nói
chung và quan hệ dân sự nói riêng, cá nhân đó phải có năng lực chủ thể. Năng lực
chủ thể được cấu thành bởi năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân
sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có được từ khi người đó sinh ra và chấm dứt
khi người đó chết.11
Khác với năng lực pháp luật thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả
năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân không giống nhau, phụ thuộc vào các yếu tố
như: lứa tuổi, thể chất của từng người. Người thành niên từ đủ 18 tuổi trở lên có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp mất năng lực hành vi dân sự và bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự.12 Đối với NCTN thì họ là người chưa có đủ năng
lực hành vi dân sự nên trong một số trường hợp việc thực hiện quyền dân sự đối với
họ cần thiết phải thông qua người đại diện hợp pháp.
NCTN có quyền được CSSKSS như người trưởng thành, không bị phân biệt
đối xử, điều này thể hiện sự bình đẳng về địa vị pháp lý khi NCTN thực hiện quyền
được chăm sóc SKSS.
11
12

Điều 16 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Điều 18 Bộ luật Dân sự năm 2015.


×