Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
i
MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU.................................................................................................1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẾ HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC..........3
1.1 CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG PHANH...........................................3
1.1.1 Công dụng........................................................................................3
1.1.2 Phân loại...........................................................................................4
1.1.3 Kết cấu chung của hệ thống phanh...................................................5
1.1.4 Yêu cầu.............................................................................................6
1.2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HỆ THỐNG PHANH Ơ TƠ TOYOTA
VIOS..............................................................................................................9
1.2.1 Giới thiệu đơi nét về ô tô Toyota Vios.............................................9
1.2.2 Thông số kỹ thuật của ô tô Toyota Vios........................................10
1.2.3 Hệ thống phanh thủy lực trên ô tô Toyota Vios.............................11
1.2.4 Các phần tử cơ bản của hệ thống phanh.........................................14
1.3 NHỮNG CẢI TIẾN TRÊN HỆ THỐNG PHANH Ô TÔ HIỆN NAY 22
1.3.1 Hệ thống phanh ABS......................................................................23
1.3.2 Hệ thống phanh thông minh giúp xe tiết kiệm nhiên liệu..............26
CHƯƠNG II LÝ THUYẾT QUÁ TRÌNH PHANH...................................29
2.1 LỰC PHANH SINH RA Ở BÁNH XE................................................29
2.2 CÁC LỰC TÁC DỤNG LÊN Ô TƠ TRONG Q TRÌNH PHANH
TRÊN DỐC.................................................................................................30
2.3 HIỆU QUẢ PHANH Ơ TÔ...................................................................32
2.3.1 Điều kiện đảm bảo phanh tối ưu....................................................32
2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phanh.............................................35
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
ii
CHƯƠNG Ш KHẢO SÁT ĐỘNG LỰC HỌC Q TRÌNH PHANH –
CÁC MƠ HÌNH TỐN NGHIÊN CỨU SỰ ỔN ĐỊNH VỀ HƯỚNG
CHUYỂN ĐỘNG CỦA Ô TÔ TOYOTA VIOS.........................................39
3.1 CÁC GIẢ THIẾT..................................................................................39
3.2 MƠ HÌNH TỐN HỌC........................................................................39
3.2.1 Mơ hình phẳng tổng qt...............................................................40
3.2.2 Mơ hình tính tốn...........................................................................45
3.3 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT..............................................................47
3.3.1 Xây dựng chương trình tính...........................................................47
3.3.2 Các phương án khảo sát.................................................................50
3.3.3 Thông số đầu vào...........................................................................50
3.4 KẾT QUẢ KHẢO SÁT........................................................................51
3.4.1 Khảo sát sự ảnh hưởng của sự cố mất mômen phanh trong các
trường hợp xe đi thẳng mất phanh không đều theo trục dọc của xe........51
3.4.2 Khảo sát ảnh hưởng của sự cố chậm tác dụng dẫn động phanh trên
các bánh xe đến các chỉ tiêu phanh và tính ổn định hướng của ô tô khi
phanh.......................................................................................................61
3.5. NHẬN XÉT CHUNG..........................................................................73
CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................75
4.1 KẾT LUẬN...........................................................................................75
4.2 ĐỀ NGHỊ...............................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................77
PHỤ LỤC........................................................................................................78
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
LỜI NĨI ĐẦU
Từ lâu việc sử dụng phương tiện để đi lại cũng như vận chuyển hàng hố
đã chiếm vị trí quan trọng trong các hoạt động xã hội. Ngày nay, giao thơng
vận tải có ý nghĩa đặc biệt đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia.
Ở nước ta hiện nay, giao thông đường bộ đóng vai trị chủ đạo và phần
lớn lượng hàng và người được vận chuyển trong nội địa bằng ôtô. Vì vậy lĩnh
vực ơtơ - máy kéo đã nhận được được sự quan tâm của nhiều trường đại học,
cũng như nhiều cơ quan có liên quan.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nghành cơng nghiệp ơtơ đã
có sự phát triển vượt bậc nhằm đáp ứng những yêu cầu của con người. Những
chiếc ôtô ngày càng trở nên đẹp hơn, nhanh hơn, an toàn hơn, tiện nghi hơn
để theo kịp với xu thế của thời đại.
Song song với việc phát triển ngành ơtơ thì vấn đề bảo đảm an toàn cho
người và xe càng trở nên cần thiết. Do đó trên ơtơ hiện nay xuất hiện rất nhiều
cơ cấu bảo đảm an toàn như: cơ cấu phanh, dây đai an tồn, túi khí, trong đó
cơ cấu phanh đóng vai trò quan trọng nhất, được sử dụng thường xuyên nhất.
Do đó việc nghiên cứu về hệ thống phanh đang là vấn đề được đặt ra
hàng đầu đối với ngành cơ khí ơtơ trong giai đoạn hiện nay.
Nghiên cứu hệ thống phanh là một vấn đề tương đối phức tạp. Tuy
nhiên, với sự phát triển của công nghệ thông tin đã giúp cho việc nghiên cứu
hệ thống phanh được diễn ra thuận tiện hơn. Với sự trợ giúp của các phần
mền tiện ích, trong đó đặc biệt kể đến sự hỗ trợ của phần mền Matlab đã giúp
Tôi trong việc tìm hiểu nghiên cứu đồ án tốt nghiệp “ Khảo sát động lực học
q trình phanh của ơ tơ Toyota Vios 1.5L ”
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẾ HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC
1.1 CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG PHANH
1.1.1 Công dụng
Hệ thống phanh trên ôtô được sử dụng để giảm tốc độ của xe ôtô đến
một tốc độ nào đó hoặc cho đến khi ngừng hẳn. Ngồi ra hệ thống phanh có
thể giữ cho ơtơ dừng được ở trên đoạn đường dốc.
Phanh là một trong những cụm hệ thống quan trọng nhất, nó đảm bảo
cho ơ tơ chạy an toàn ở mọi tốc độ đặc biệt là ở tốc độ cao, do đó sẽ nâng cao
được năng suất vận chuyển và nâng cao được vận tốc trung bình của ôtô.
Hình 1.1 Công dụng của hệ thống phanh
Trên hệ thống ô tô quá trình phanh xe được tiến hành bằng cách tạo ma
sát giữa phần quay và phần đứng yên của các cụm liên kết với bánh xe, giữa
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
tang trống với má phanh hoặc đĩa phanh với má phanh. Trong quá trình phanh
ma sát giữa các cơ cấu phanh dẫn tới sự mài mịn và nung nóng các chi tiết
ma sát, khơng xác định kịp thời và tiến hành hiệu chỉnh thì sẽ dẫn tới làm
giảm hiệu quả phanh.
Các hư hỏng trong hệ thống phanh làm mất an tồn chuyển động của
ơtơ và thường kèm theo những hậu quả nghiêm trọng.
Phụ thuộc vào kết cấu hệ thống phanh mà có các hư hỏng khác nhau.
1.1.2 Phân loại
Với hệ thống phanh có nhiều cách phân loại khác nhau.
1.1.2.1 Theo cấu tạo bộ phận phanh
- Phanh dải.
- Phanh trống.
- Phanh đĩa.
1.1.2.2 Theo công dụng
- Hệ thống phanh chính (phanh chân).
- Hệ thống phanh dừng (phanh tay).
- Hệ thống phanh dự phòng.
- Hệ thống phanh chậm dần (phanh bằng động cơ, thủy lực, hoặc điện
từ).
1.1.2.3 Theo nguyên tắc dẫn động cho cơ cấu phanh
- Hệ thống phanh dẫn động bằng cơ học.
- Hệ thống phanh dẫn động bằng thủy lực.
- Hệ thống phanh dẫn động bằng khí nén.
- Hệ thống phanh dẫn động bằng điện từ.
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
1.1.3 Kết cấu chung của hệ thống phanh
Hệ thống phanh trên ôtô thuộc hệ thống điều khiển của xe bao gồm các
bộ phận sau:
Hình 1.2 Sơ đồ kết cấu chung của hệ thống phanh
Hình 1.3 Sơ đồ bố trí hệ thống phanh trên ơtơ
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
Hệ thống phanh chính dùng để phanh ôtô ở tất cả các chế độ chuyển
động, cịn hệ thống phanh dừng để giữ ơtơ ở vị trí đứng n. Ngồi ra cịn có
hệ thống phanh dự phịng được xử dụng khi hệ thống phanh chính đột ngột hư
hỏng.
Nguồn năng lượng chính có vai trị tích trữ năng lượng dưới dạng thế
năng giúp cho phanh luôn ở trạng thái sẵn sàng làm việc.
Cơ cấu điều khiển là cơ cấu trực tiếp tác động điều khiển từ lái xe và
đảm bảo tính chất tùy động của hệ thống dẫn động, bộ phận truyền dẫn truyền
năng lượng từ nguồn đến cơ cấu chấp hành. Tại cơ cấu chấp hành năng lượng
được biến đổi thành dạng thích hợp để dẫn động cơ cấu phanh.
Cơ cấu phanh là bộ phận trực tiếp làm giảm tốc độ góc của bánh xe ơtơ,
ln có mơ men phanh lớn, ln ln ổn định khi điều kiện bên ngoài và chế
độ phanh thay đổi.
Dẫn động phanh là một hệ thống các chi tiết truyền lực tác dụng từ bàn
đạp đến cơ cấu phanh làm cho cơ cấu phanh hoạt động thực hiện quá trình
phanh.
1.1.4 Yêu cầu
Xuất phát từ những tiêu chuẩn quốc gia về an tồn chuyển động của các
phương tiện giao thơng, và phổ biến hơn cả là quy định N0–13 EÝK 00H của
Hội đồng kinh tế châu Âu, tiêu chuẩn F18-1969 của Thụy Điển , tiêu chuẩn
FM VSS-121 của Mỹ
Người ta đã đưa ra những yêu cầu quan trọng nhất như sau:
Đối với hệ thống phanh thuộc thế hệ các xe hiện đại hệ thống phanh
phải đạt được:
- Quãng đường phanh ngắn nhất khi phanh đột ngột .
- Phanh êm dịu trong mọi trường hợp, bảo đảm sự ổn định khi phanh.
- Điều khiển nhẹ nhàng.
- Thời gian chậm tác dụng (còn gọi là thời gian phản ứng) nhỏ.
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
- Cơ cấu phanh thốt nhiệt tốt.
- Phân bố mô men phanh ở các bánh xe, phải tuân theo quan hệ sử dụng
hoàn toàn trọng lượng bám và hệ số bám giữa bánh xe với mặt đường ở bất kỳ
cường độ phanh nào (sử dụng điều chỉnh tự động lực phanh theo tải, sử dụng
thiết bị chống hãm cứng bánh xe).
- Có độ tin cậy cao (sử dụng dẫn động phanh nhiều mạch độc lập, nâng
cao độ bền các chi tiết của hệ thống phanh).
- Có hệ thống tự kiểm tra, chẩn đốn các hư hỏng một cách kịp thời.
Cũng từ những tiêu chuẩn trên, các phương tiện vận tải ô tô cần
phải được trang bị các hệ thống phanh bao gồm:
- Hệ thống phanh cơng tác (hoặc phanh chính, và cũng thường gọi là
phanh chân), có tác dụng trên tất cả các bánh xe.
- Hệ thống phanh dự phòng.
- Hệ thống phanh dừng và hệ thống phanh phụ trợ (phanh chậm dần).
Điểm đặc biệt về an tồn đối với phanh cơng tác là dẫn động phanh cần phải
có khơng dưới hai mạch độc lập, ví dụ một mạch dẫn động cho cầu trước, một
mạch dẫn động cho cầu sau và một mạch cho dẫn động phanh dừng... để lỡ
khi hư hỏng một mạch nào đó, mạch cịn lại vẫn đảm bảo phanh ơtơ với hiệu
quả phanh không thấp hơn 30% so với khi hệ thống phanh còn nguyên vẹn.
Theo tiêu chuẩn của Thụy Điển thì giá trị này là 50%.
- Đối với hệ thống phanh khí nén, phanh cơng tác cần có dung tích bình
chứa tới mức đủ để phanh có hiệu quả 5 lần liên tiếp khi nguồn năng lượng
(máy nén khí) khơng làm việc. Mỗi mạch dẫn động cần có các bình chứa
riêng biệt khi nguồn năng lượng là chung của toàn hệ thống. Trong trường
hợp một mạch dẫn động nào đó bị hư hỏng, nguồn năng lượng chung vẫn tiếp
tục cung cấp năng lượng cho các mạch khác còn tốt.
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
- Hệ thống phanh dự phịng cần phải đảm bảo dừng được ơ tơ trong
trường hợp hệ thống phanh chính bị hư hỏng. Có thể bố trí hệ thống phanh dự
phịng riêng biệt, nếu khơng thì hệ thống phanh chính hoặc phanh dừng phải
thực hiện chức năng này và vẫn được coi là hệ thống phanh dự phòng.
- Hệ thống phanh dừng phải dừng và đỗ được xe trên dốc. Dẫn động
phanh dừng có thể sử dụng bất kỳ dạng năng lượng nào, nhưng bộ phận tạo ra
mô men phanh để giữ xe đứng yên phải là một cơ cấu hoạt động thuần tuý
bằng phương pháp cơ khí và khơng phụ thuộc vào hệ thống phanh chính.
- Hệ thống phanh chậm dần (phanh phụ trợ) đảm bảo duy trì cho ơtơ
chuyển động ở một tốc độ ổn định, điều chỉnh tốc độ ô tô một cách độc lập
hoặc đồng thời cùng với hệ thống phanh chính, nhằm mục đích giảm tải cho
phanh chính.
- Khi làm việc với rơ mc, trên ơtơ kéo cần có thiết bị bảo vệ chống
tụt áp suất khí nén (hoặc thuỷ lực) để đề phịng trường hợp đường ống nối
giữa ơ tơ kéo và rơ mc bị phá hủy.
- Trường hợp xe đang chuyển động mà bị đứt moóc kéo, yêu cầu hệ
thống phanh chính của rơ mc phải tự động dừng được mc với hiệu quả
khơng thấp hơn quy định đối với xe đồn tương ứng.
- Trên rơ mc cũng cần được trang bị cơ cấu phanh dừng để hãm rơ
moóc khi tách nó ra khỏi đầu kéo.
- Sự mài mòn của má phanh cần được bù lại bằng hệ thống điều chỉnh
bằng tay hoặc tự động. Theo tiêu chuẩn Thụy Điển, mài mòn má phanh cần
được bù lại bằng hệ thống điều chỉnh tự động hay phải có bộ phận tín hiệu để
cảnh báo về việc tăng khe hở giữa má phanh và tang phanh.
- Trong mỗi mạch dẫn động phanh cần phải có các bộ phận giao tiếp
với thiết bị kiểm tra, để kiểm tra và thông báo tình trạng kỹ thuật của dẫn
động phanh trong quá trình sử dụng.
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
1.2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HỆ THỐNG PHANH Ơ TƠ TOYOTA
VIOS
1.2.1 Giới thiệu đơi nét về ơ tơ Toyota Vios
Cơng ty Ơtơ Toyota Việt Nam vừa giới thiệu và tung ra thị trường xe
Vios mới 2010. Vios 2010 tạo nên một hình ảnh mới mẻ của một chiếc xe thể
thao, hướng tới sự hoàn hảo và bắt kịp sự thay đổi của thời đại nhằm đáp ứng
nhu cầu đa dạng và ngày càng tăng của khách hàng.
Với thiết kế ấn tượng, đèn sương mù mạ bạc, kính chiếu hậu điều chỉnh
gập, mở bằng nút bấm với mặt gương lớn tạo sự thoải mái tối ưu và tầm quan
sát tốt hơn khi rẽ hoặc đỗ xe. Đèn báo rẽ được tích hợp trên kính chiếu hậu đã
tăng thêm sự an tồn cho người lái và tơn thêm vẻ hiện đại của chiếc xe.
Theo các nhà sản xuất thì xe ơtơ Vios mới 2010 được trang bị một thiết
bị an toàn tiêu chuẩn quốc tế ở mức cao nhất nhằm đảm bảo an toàn cho
người sử dụng trong trường hợp xảy ra va chạm từ phía trước như hệ thống
chống bó cứng phanh cùng hệ thống phân lực phanh điện tử và trợ lực phanh
khẩn cấp.
Xe Vios mới 2010 trang bị động cơ 1.5 với 16 van DOHC và công
nghệ VVT-i nên động cơ xe luôn được vận hành và tăng tốc ở chế độ ổn định,
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
đốt cháy triệt để và tiết kiệm nhiên liệu, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Được đánh giá là hình ảnh của sự trẻ trung và năng động.
Đây là chiếc xe được thiết kế dành cho người tiêu dùng khu vực châu
Á. Lần đầu tiên giới thiệu tại Việt Nam vào tháng 8/2003, Vios luôn giữ vị trí
số 1 trong phân khúc xe sedan hạng nhỏ trung cấp với doanh số bán cộng dồn
xấp xỉ 18.000 xe, chiếm gần 50% thị phần trong phân khúc thị trường cùng
hạng.
1.2.2 Thông số kỹ thuật của ô tô Toyota Vios
Bảng 1.1 Thông số kỹ thuật của ô tô Toyota Vios
Động cơ / Engine
1.5 C
Hộp số / Transmission
5 số sàn / 5 M/T
KÍCH THƯỚC - TRỌNG LƯỢNG / DIMENSION - WEIGHT
Kích thước tổng Dài x Rộng x
thể / Overall
Cao / L x W x H
mm
4300 x 1700 x1460
Chiều rộng cơ
sở / Tread
mm
1480 x 1470
mm
150
m
4.9
Khơng tải / Curb
kg
1020 - 1075
Tồn tải / Gross
kg
1485
Dung tích bình nhiên liệu /
Fuel Tank Capacity
L
42
Dung tích khoang chứa hành lý
/ Luggage space
L
448
Trước x Sau /
Front x Rear
Khoảng sáng gầm xe /
Ground clearance
Bán kính vịng quay tối
thiểu / Min.Turning Radius
Trọng lượng /
Weight
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
ĐỘNG CƠ / ENGINE
4 xy lanh, thẳng hàng, 16 van,
DOHC, VVT-i / 4 cylinders, in-line,
16-valve, DOHC with VVT-i
Loại / Engine type
Dung tích cơng tác / Displacement
Công suất tối đa / Max. Output
(SAE-Net)
Mô men xoắn tối đa / Max
Torque (SAE-Net)
cc
1497
HP/rpm
107 / 6000
kW/rpm
80 / 6000
Kg.m/rpm
14.4 / 4200
Nm/rpm
141 / 4200
Tiêu chuẩn khí xả / Emission Control
Euro 4
KHUNG GẦM / CHASSIS
Hệ thống treo
/ Suspension
Phanh / Brakes
Trước / Front
Kiểu Macpherson / Macpherson Strut
Sau / Rear
Thanh xoắn / Torsion beam
Trước / Front
Đĩa thơng gió / Ventilated Disc
Sau / Rear
Tang trống / Leading-trading Drum
Lốp xe / Tires
175/65R14
Mâm xe / Wheels
Mâm thép 14" / Steel 14"
1.2.3 Hệ thống phanh thủy lực trên ô tô Toyota Vios
Hiện nay hệ thống phanh dẫn động bằng thủy lực chiếm một số lượng
lớn trong các hệ thống phanh được sử dụng. Hệ thống phanh dẫn động bằng
thủy lực là hệ thống phanh sử dụng chất lỏng (dầu phanh) để truyền lực tác
động. Lực tác động sẽ từ bàn đạp phanh truyền tới các bánh xe nhờ quá trình
di chuyển của dầu phanh.
1.2.3.1 Cấu tạo hệ thống phanh của xe toyota vios
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
Phanh chân được sử dụng để điều khiển tốc độ xe và dừng xe. Thông
thường, phanh đĩa được sử dụng trên các bánh xe phía trước, còn phanh đĩa
và phanh trống được dùng trên các bánh xe phía sau.
1 - Bàn đạp phanh
2 - Trợ lực phanh
3 - Xi lanh phanh chính
4 - Van điều hoà lực phanh (van P)
5 - Phanh đĩa
6 - Phanh trống
1.2.3.2 Nguyên lý hoạt động
Khi phanh người lái đạp chân lên bàn đạp phanh thơng qua hệ thống
địn bẩy đẩy piston của xilanh chính dịch chuyển đẩy dầu trong buồng xilanh,
dầu trong xilanh bị ép có áp suất cao được dẫn qua đường ống. Dầu áp suất
cao được đưa tới buồng của xilanh phanh, dầu đẩy piston chuyển động đẩy
hai guốc phanh có má phanh ép sát vào tang trống (ép má phanh vào đĩa
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
phanh) thực hiện q trình phanh bánh xe do trống phanh (đĩa phanh) gắn liền
với moayơ bánh xe.
Khi thơi phanh lị xo kéo hai má phanh về vị trí ban đầu. Dưới tác dụng
của lị xo, các piston sẽ dịch chuyển về vị trí ban đầu, ép dầu trở lại buồng dầu
của xilanh phanh chính.
1.2.3.3 Ưu, nhược điểm
* Ưu điểm
- Có thể phân bố lực phanh giữa các bánh xe hoặc giữa các guốc phanh
theo đúng yêu cầu thiết kế.
- Có hiệu suất cao.
- Độ nhậy tốt.
- Kết cấu đơn giản.
- Có khả năng dùng trên nhiều loại xe ôtô khác nhau mà chỉ cần thay đổi
cơ cấu phanh.
* Nhược điểm
- Không thể làm tỷ số truyền lớn nếu khơng có cường hóa, nên chỉ dùng
cho ơtơ có trọng lượng tồn bộ nhỏ.
- Lực tác dụng lên bàn đạp lớn, hiệu suất dẫn động sẽ giảm ở nhiệt độ
thấp do sự thay đổi thể tích của dầu phanh.
- Ngoài ra hệ thống phanh thủy lực khi sử dụng dẫn động một dòng, nếu
bị rò rỉ thì cả phanh trước và phanh sau đều khơng làm việc.
Để khắc phục các nhược điểm này, người ta hay sử dụng hiện nay là hệ
thống phanh thủy lực với trợ lực khí nén hoặc chân khơng, dẫn động hai dòng
hoặc sử dụng bộ chia dòng.
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
1.2.4 Các phần tử cơ bản của hệ thống phanh
1.2.4.1 Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của phanh đĩa
Cơ cấu phanh dạng đĩa có các dạng chính và kết cấu trên hình 1.15.
Hình 1.15 Kết cấu của cơ cấu phanh
Cấu tạo của cơ cấu phanh đĩa bao gồm:
– Một đĩa phanh được lắp với moayơ của bánh xe và quay cùng bánh xe.
– Một giá đỡ cố định trên dầm cầu trong đó có đặt các xilanh bánh xe.
– Hai má phanh dạng phẳng được đặt ở hai bên của đĩa phanh và được
dẫn động bởi các piston của các xilanh bánh xe.
Má phanh đĩa
Đây là vật liệu ma sát dùng để ép vào rôto phanh đĩa đang quay.
Các hạng mục bảo dưỡng định kỳ bao gồm việc kiểm tra chiều dày má phanh
đĩa.
Tấm chống ồn
Tránh cho tiếng kêu khác thường khi má phanh bị rung tại thời điểm phanh
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
Hình 1.16 Cấu tạo của má phanh
1 - Má phanh đĩa
2 - Tấm chống ồn
Rôto phanh đĩa
Hình 1.17 Cấu tạo roto phanh đĩa
Đó là một đĩa kim loại, nó quay cùng với bánh xe. Có loại đĩa đặc được
làm từ một đĩa rôto và loại có các lỗ thơng gió bên trong.
* Ưu điểm của phanh đĩa
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
Phanh đĩa được dùng phổ biến cho xe có vận tốc cao đặc biệt hay gặp ở
cầu trước. Ngày nay, phanh đĩa được dùng cho cả cầu trước và cầu sau vì các
ưu điểm chính sau:
- Cấu tạo đơn giản nên việc kiểm tra và thay thế má phanh đặc biệt dễ
dàng.
- Công nghệ chế tạo ít gặp khó khăn, có nhiều khả năng giảm giá thành
trong sản xuất.
- Cơ cấu phanh đĩa cho phép mômen phanh ổn định hơn so với cơ cấu
phanh kiểu tang trống khi hệ số ma sát thay đổi. Điều đó giúp cho các bánh xe
bị phanh làm việc ổn định, nhất là ở tốc độ cao.
- Khối lượng các chi tiết nhỏ, kết cấu gọn nên tổng các khối lượng các
chi tiết khơng treo nhỏ, nâng cao tính êm dịu và sự bám đường của xe.
- Khả năng thoát nhiệt ra mơi trường bên ngồi là dễ dàng.
- Thốt nước tốt: Do nước bám vào đĩa phanh bị loại bỏ rất nhanh bởi
lực ly tâm nên tính năng phanh được phục hồi trong một thời gian ngắn.
- Không cần điều chỉnh phanh.
* Nhược điểm của phanh đĩa
- Nhược điểm của phanh đĩa là khó có thể tránh bụi bẩn và đất cát vì đĩa
phanh khơng được che đậy kín, bụi bẩn sẽ lọt vào khe hở giữa má phanh và
đĩa phanh khi ôtô đi vào chỗ lầy lội làm giảm ma sát giữa đĩa phanh và má
phanh khi phanh, phanh sẽ kém hiệu quả.
- Má phanh phải chịu được ma sát và nhiệt độ lớn hơn. Phanh đĩa có
tiếng kêu rít do sự tiếp xúc giữa đĩa phanh và má phanh.
- Lực phanh nhỏ hơn.
Với ưu điểm lớn nhất đó là kết cấu đơn giản, hiệu quả phanh cao như
phân tích trên thì loại phanh đĩa giá đỡ di động lại có ưu điểm là xilanh thuỷ
lực của cơ cấu phanh đặt một bên nên dễ dàng bố trí cơ cấu phanh và do loại
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
phanh đĩa giá đỡ di động có thể tự lựa khi phanh nên hiệu quả phanh tốt hơn
và phanh ăn êm dịu hơn cho nên ta chọn loại phanh đĩa có giá đỡ di động làm
cơ cấu phanh trước.
1.2.4.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của cơ cấu phanh tang trống
Một trống phanh quay cùng với bánh xe. Guốc phanh sẽ ép vào trống
phanh từ bên trong. Ma sát này sẽ điều khiển chuyển động quay của bánh
xe…
Cần phải kiểm tra trống phanh và má phanh.
Hình 1.18 Cơ cấu phanh guốc
1 - Xylanh phanh bánh xe
Có một píttơng, có gắn một vành cao su (cupen), được lắp trong
xylanh. Píttơng truyền áp suất thuỷ lực đến guốc phanh từ xylanh phanh chính
và ép má phanh vào.
2 - Guốc phanh
Má phanh là một loại vật liệu ma sát dùng để ép vào trống phanh đang
quay, nó được gắn lên trên bề mặt của guốc phanh. Guốc đẩy tạo ra tác dụng
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
tự cường hố được gắn theo hướng chuyển động của xe. Guốc kéo được lắp ở
phía đối diện với guốc đẩy.
3 - Má phanh
Má phanh là một loại vật liệu ma sát dùng để ép vào trống phanh đang
quay, nó được gắn lên trên bề mặt của guốc phanh. Guốc đẩy tạo ra tác dụng
tự cường hoá được gắn theo hướng chuyển động của xe. Guốc kéo được lắp ở
phía đối diện với guốc đẩy.
4 - Trống phanh
Trống phanh quay cùng với bánh xe.
5 - Píttơng
Bộ phận mà nhận áp suất thuỷ lực từ xylanh phanh chính và ép guốc
phanh vào trống phanh.
6 - Cupen
Cupen là chi tiết bằng cao su dùng để làm kín giữa xylanh bánh xe và
píttơng.
* Ngun lý làm việc của cơ cấu phanh loại tang trống
- Khi ở trạng thái khơng làm việc thì dưới tác dụng của lị xo 4 làm cho má
phanh và tang trống không tiếp xúc nhau.
- Khi ở trạng thái làm việc thì áp suất dầu được tạo ra từ xilanh phanh
chính sẽ đến các xilanh phanh các bánh xe, lực sinh ra thắng lực lò xo và ép
các má vào tang trống và đây là quá trình biến cơ năng thành nhiệt năng.
* Ưu, nhược điểm
Cấu tạo của cơ cấu phanh guốc đối xưng qua trục là khá đơn giản, việc
bảo dưỡng sửa chữa khơng phức tạp. Do vậy, nó có tính kinh tế cao. Tuy
nhiên, do đặc trưng của loại phanh này là má phanh làm việc không đều, đầu
trên của má phanh làm việc nhiều hơn nên bị mòn nhiều hơn, má phanh bị
mịn khơng đều. Ngồi ra, đối với loại sử dụng cụm xilanh thủy lực thì do lực
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
tác dụng lên hai má khơng đều nhau nên khi chế tạo có một guốc dài hơn
(guốc xiết) một guốc ngắn hơn (guốc nhả). Do má phanh không bám đều lên
tang trống nên loại này hiệu quả phanh khơng cao.
1.2.4.3 Cụm dẫn động phanh
Hình 1.19 Cấu tạo cụm dẫn động phanh
1 - Bình chứa
2 - Xy lanh
3 - Đến các phanh trước
4 - Đến các phanh sau
A - Bàn đạp phanh
Là bộ phận được điều khiển bằng lực đạp chân của lái xe. Lực này sẽ
được chuyển hố thành áp suất thuỷ lực, nó tác dụng lên hệ thống phanh.
Độ lớn của lực phanh được xác định bằng độ lớn của lực mà lái xe tác dụng
lên bàn đạp. Cần phải kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp, độ cao và
khoảng cách dự trữ khi bảo dưỡng định kỳ.