Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BTCK giáo dục học so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.38 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÀI TẬP GIỮA KÌ
HỌC PHẦN: GIÁO DỤC HỌC SO SÁNH

Giảng viên
: TS. Nguyễn Hoàng Hải
Lớp
: K43 – Giáo dục học
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Dục
Mã số
: 3204121008

Đà Nẵng, tháng 2 năm 2022


Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Dục
Mã số

: 3204121008

Lớp

: K43_Giáo dục học

Học phần

: Giáo dục học so sánh

Giảng viên



: TS. Nguyễn Hồng Hải
BÀI TẬP GIỮA KÌ

Câu 1: Khi xây dựng hệ thống phân loại tiêu chuẩn quốc tế về giáo dục, Tổ
chức UNESCO đã định nghĩa: “giáo dục là mọi sự giao tiếp có tổ chức theo
đuổi mục đích học tập”. Anh (chị) hãy phân tích làm rõ định nghĩa và chỉ ra ý
nghĩa, tác dụng của nó trong nghiên cứu Giáo dục so sánh?
Câu 2: Trong bảng dưới đây là số liệu về tỷ lệ (%) dân số từ 15 tuổi trở lên
biết đọc, biết viết của một số nước trên thế giới năm 2015.
Nước
Giới tính
Nam
Nữ

Angola
82.0
60.7

Brunei

Myanma

97.0
93.9

r
95.2
91.2


Iran
91.2
82.5

Malaysia

Ethiopi

Việt

95.4
90.7

a
57.2
41.1

Nam
97.0
94.6

Trình bày số liệu trong bảng dưới dạng biểu đồ hình cột. So sánh tỷ lệ dân
số biết đọc, biết viết của Việt Nam với các nước khác (chỉ ra những điểm tương
đồng và khác biệt, nguyên nhân của sự khác biệt).
Câu 3: Vì sao việc lựa chọn hệ thống các chỉ số để so sánh trình độ phát
triển giáo dục giữa các nước phải dựa trên cơ sở mối quan hệ tương tác giữa
phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục?

Trang: 1



Bài làm:
Câu 1:
* Phân tích định nghĩa:
Theo mục đích của hệ thống phân loại tiêu chuẩn quốc tế về giáo dục,
giáo dục là mọi sự giao tiếp có tổ chức theo đuổi mục đích học tập. Tổ chức
UNESCO đã định nghĩa: “Giáo dục là mọi sự giao tiếp có tổ chức theo đuổi
mục đích học tập”. Như vậy, định nghĩa trên có thể phân tích thành 3 vấn đề
sau:
Mọi sự
giao tiếp
có tổ chức

Giáo
dục
Mục đích
học tập

Theo đuổi

Thứ nhất, giáo dục là mọi sự giao tiếp có tổ chức. Sự giao tiếp là hoạt
động của con người để xác lập, vận hành mối quan hệ giữa hai hay nhiều người,
trong đó có sự truyền đạt thông tin. Cơ quan giáo dục tổ chức sự giao tiếp này
thông qua việc xác định các mục tiêu, chương trình và phương thức, sử dụng
giáo viên. Sự giao tiếp là hoạt động của con người thể hiện trong mối quan hệ
giữa hai hay nhiều người và kèm theo một sự truyền đạt thông tin. Hoạt động
này được tổ chức bằng một cơ quan giáo dục. Cơ quan này xác định các mục
tiêu, chương trình và phương thức, sử dụng giáo viên.
Thứ hai, theo đuổi ở đây có nghĩa là giáo dục được đặc trưng bởi thời gian
và sự liên tục. Ví dụ: giáo dục Việt Nam trải qua các giai đoạn và phát triển liên

tục đến ngày nay như: Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945, Giai đoạn
1945-1954, Giai đoạn 1954-1975, Giai đoạn 1975-1986, Giáo dục Việt Nam
thời kỳ đổi mới đến nay.
Trang: 2


Thứ ba, mục đích học tập ở đây có nghĩa là việc học tập bao gồm mọi sự
biến đổi về hành vi, thông tin, kiến thức, sự thông hiểu, thái độ, các kĩ năng hoặc
năng lực để có thể tăng cường thể lực và phát triển các đặc điểm nội tại của
người học.
Vậy có thể hiểu giáo dục là hình thức học tập, theo đó kiến thức, kỹ năng
và thói quen của một nhóm người được trao truyền liên tục từ thế hệ này sang
thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn
ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học.
* Ý nghĩa và tác dụng trong nghiên cứu giáo dục so sánh:
Giáo dục so sánh là một bộ môn khoa học nghiên cứu việc so sánh các
vấn đề giáo dục xảy ra ở một nơi với vấn đề đó ở một (hoặc vài) nơi khác để biết
được tình hình phát triển giáo dục, phân tích và giải thích nguyên nhân sự giống
nhau và sự khác biệt và tìm ra cách giải quyết vấn đề, sau đó có thể rút ra được
kinh nghiệm thực tế cũng như đóng góp về lý luận cho sự phát triển giáo dục.
Mục đích của giáo dục so sánh là hiểu biết tốt hơn nền giáo dục nước
mình, phát triển, cải tiến hoặc cải cách giáo dục trong nước và nước ngoài, phát
triển kiến thức, lý thuyết và nguyên tắc về giáo dục nói chung và về mối quan hệ
giữa giáo dục và xã hội, đồng thời nhằm hiểu biết và hợp tác quốc tế để giải
quyết các vấn đề về giáo dục, cũng như các vấn đề khác có liên quan mang tính
quốc tế.
Vì vậy, định nghĩa “Giáo dục là mọi sự giao tiếp có tổ chức theo đuổi
mục đích học tập” có ý nghĩa và tác dụng trong nghiên cứu so sánh. Nó giúp
người nghiên cứu xác định được đối tượng (sự giống nhau và khác nhau của lý
luận cũng như thực tiễn, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển đó, mọi vấn đề

về phát triển giáo dục, hiểu được các nhiệm vụ của việc nghiên cứu giáo dục học
so sánh: mô tả, tận dụng và cải tiến những thành công của nền giáo dục khác,
đồng thời rút kinh nghiệm để tránh những thất bại đã gặp phải. Nó đáp ứng cơ
bản sự cần thiết của số liệu thống kê, bao qt tất cả những gì có thể nắm được,
giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường, giáo dục thanh thiếu niên và
Trang: 3


người lớn, cho dù thuộc sự quản lý nào (công lập hay tư thục, dân sự hay quân
sự), môi trường, các phương pháp và kỹ thuật.
Câu 2:
* Trình bày số liệu trong bảng dưới dạng biểu đồ hình cột.
Biểu đồ tỷ lệ (%) dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết
của một số nước trên thế giới năm 2015
97

100
90

93.9

95.2

95.4

91.2

91.2

97


90.7

94.6

82.5

82

80
70

60.7

57.2

Đơn vị tính (%)

60
50

41.1

40
30
20
10
0

Angola


Brunie

Myanmar

Iran
Nam

Malaysia

Ethiopia

Việt Nam

Nữ

* So sánh tỷ lệ dân số biết đọc, biết viết của Việt Nam với các nước
khác
Nhìn vài biểu đồ trên, chúng ta có thể nhận thấy những đặc điểm sau đây:
- Điểm tương đồng:
+ Tất cả các nước trong bảng thống kê đều có tỉ lệ nam giới từ 15 tuổi trở
lên biết đọc, biết viết nhiều hơn nữ giới. Cụ thể: Ở Việt Nam, tỉ lệ nam giới cao
hơn tỉ lệ nữ giới biết chữ (97% > 94,6%), tương đồng với các nước Angola
(82% > 60.7%), Brunie (97% > 93.9%), Myanmar (95.2% > 91.2%), Iran
(91.2% > 82.5%), Malaysia (95.4% > 90.7%), Ethiopia (57,2% > 41.1%).
+ Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết của Việt Nam khá cao,
tương đồng với tỉ lệ của các nước Brunie, Myanmar và Malaysia; Tỉ lệ dân số cả
nam và nữ từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết của 4 quốc gia này chiếm hơn
90% và sự chênh lệch tỉ lệ giữa nam và nữ không lớn (dưới 5%). Cụ thể: Việt
Nam (nam 97%, nữ 94,6%, chênh lệch 2,4%), Brunie (nam 97%, nữ 93,0%,

Trang: 4


chênh lệch 3,1%), Myanmar (nam 95,2%, nữ 91,2%, chênh lệch 4%) và
Malaysia (nam 95,4%, nữ 90,7%, chênh lệch 4,7%).
Nguyên nhân của những đặc điểm trên là cũng giống như Brunie,
Myanmar và Malaysia, Chính phủ và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến công
tác giáo dục và đào tạo của đất nước. Đồng thời tỉ lệ này cũng cho thấy sự phát
triển của nền kinh tế - xã hội ở các nước này có sự tương đồng.
- Điểm khác biệt:
+ Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết của Việt Nam khá cao,
ngược lại với tỉ lệ của các nước Angola, Iran, Ethiopia; Tỉ lệ dân số cả nam và
nữ từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết của 3 quốc gia này rất thấp và sự chênh
lệch tỉ lệ giữa nam và nữ lớn (từ 9,2-21,3%). Cụ thể: Việt Nam (nam 97%, nữ
94,6%), trong khi đó Angola (nam 82%, nữ 60,7%, chênh lệch 21,3%), Iran
(nam 91,2%, nữ 82,5%, chênh lệch 9,2%) và Ethiopia (nam 97%, nữ 94,6%,
chênh lệch 16,1%).
Sự khác biệt này có thể là do xuất phát từ những nguyên nhân liên quan
đến thể chế chính trị và các chính sách xã hội liên quan đến việc khích lệ người
dân trong độ tuổi trên tham gia các chương trình giáo dục của quốc gia. Các
nước Angola, Iran và Ethiopia có nền kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế và sự
quan tâm đối với giáo dục và đào tạo là chưa thực sự thích đáng. Bên cạnh đó,
cịn do việc coi trọng nam giới hơn nữ giới, điều này đến từ văn hóa tơn giáo của
các dân tộc (như Hồi giáo, Hindu giáo) và đến từ nhận thức của người dân ở đó
cịn hạn chế (đặc biệt là các nước ở châu Phi do điều kiện xã hội còn thấp). Việc
phổ cập giáo dục cho nữ giới ở các nước này không được xem trọng. Tuy nhiên,
Brunie cũng là là quốc gia theo đạo Hồi nhưng học sinh được đi học miễn phí,
việc phụ nữ tiếp cận giáo dục khơng bị ngăn cản bởi tơn giáo nên Brunie có tỉ lệ
dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết cao và chênh lệch giữa nam và nữ
thấp.

Ở Việt Nam, năm 2015, tỷ lệ nam giới biết chữ là 97% cao hơn nữ giới là
2,4%. Số liệu cho thấy vẫn có sự chênh lệch giữa nam và nữ về tỷ lệ biết đọc,
biết viết. Tuy nhiên, sự chênh lệch này đã giảm đáng kể trong 20 năm qua. Qua
Trang: 5


số liệu trên, thì tỉ lệ biết đọc, biết viết ở hai giới gần bằng nhau. Tỉ lệ nữ giới biết
đọc, biết viết ở Việt Nam cao hơn hẳn so với nhiều quốc gia trong nhóm trên,
cũng như trên thế giới. Điều này chứng minh sự bất bình đẳng về giới trong lĩnh
vực giáo dục gần như được xóa bỏ tại Việt Nam.
Câu 3:
Việc lựa chọn hệ thống các chỉ số để so sánh trình độ phát triển giáo dục
giữa các nước phải dựa trên cơ sở mối quan hệ tương tác giữa phát triển kinh tế xã hội và giáo dục vì:
Giáo dục là một loại hình hoạt động cơ bản của đời sống xã hội. Ngay từ
thời sơ khai cho đến khi hình thành một hệ thống giáo dục ở các quốc gia đều
ln có mối quan hệ tác động qua lại với các điều kiện, bối cảnh chính trị, kinh
tế, xã hội, khoa học - cơng nghệ...
Hệ thống giáo dục các nước được hình thành và phát triển trước hết xuất
phát từ trình độ và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Mặt
khác, trình độ và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vừa tạo điều kiện, nguồn lực
cho việc hình thành và phát triển hệ thống giáo dục vừa là nhân tố thúc đẩy sự
hình thành và phát triển cùa các loại hình trường, lớp trong hệ thống giáo dục.
Các hoạt động giáo dục ở các nước đều dựa trên nền tảng văn hoá của mỗi
quốc gia. Do đó hệ thống giáo dục các nước cũng đồng thời phản ánh những đặc
trưng, tính chất truyền thống và hiện đại của nền văn hoá các quốc gia - dân tộc,
đặc biệt là trong việc hình thành hệ thống các loại hình trường, trong nội dung
giáo dục v.v...
Trong quá trình phát triển của các nước, hệ thống giáo dục chịu sự tác động
qua lại của quá trình giao lưu hợp tác khoa học, văn hoá, giáo dục, kinh tế, phát
triển nhân lực giữa các quốc gia trong từng khu vực và tồn thế giới.

Qua đó có thể thấy, sự phát triển giáo dục và đào tạo và kinh tế - xã hội có
mối quan hệ tác động qua lại. Giáo dục và đào tạo luôn là công cụ, phương tiện
để cải biến xã hội. Con người được giáo dục, đào tạo tốt sẽ là động lực cho sự
phát triển kinh tế - xã hội; khi kinh tế - xã hội phát triển đến một mức nào đó sẽ
tạo điều kiện mới cho phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời cũng tạo ra
Trang: 6


những yêu cầu mới cho giáo dục và đào tạo. Vì vậy, khi nghiên cứu so sánh
trình độ phát triển giáo dục giữa các nước, các khu vực trên thế giới, chúng ta
không thể tách rời bối cảnh kinh tế, xã hội của các nước, cũng như phong tục,
tập quán và truyền thống văn hoá của mỗi dân tộc.
Điều kiện để phát triển giáo dục có thể được chia thành các điều kiện bên trong
và bên ngoài; các điều kiện vật chất và tinh thần... Tuy nhiên, đối với mọi quốc
gia thì đều có thể có thể chia các điều kiện đảm bảo phát triển giáo dục thành
các nhóm sau: mơi trường kinh tế - xã hội; chính sách và các cơng cụ thể chế
hố giáo dục; cơ sở vật chất - kỹ thuật và tài chính giáo dục; nghiên cứu giáo
dục, lý luận giáo dục và thông tin giáo dục.
Bối cảnh kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục là cơ cấu
kinh tế vĩ mơ, cũng như tất cả những q trình kinh tế kèm theo như thị trường
lao động, nhu cầu nhân lực, cơ cấu và động thái dân số, cơ cấu xã hội về nghề
nghiệp, về lãnh thổ, về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo, hệ thống truyền thông đại
chúng, cũng như thiết chế xã hội - chính trị của mỗi nước đều có tác động mạnh
mẽ đến quy mơ, tốc độ và tính chất của sự phát triển giáo dục. Nền giáo dục và
hệ thống giáo dục của các nước luôn luôn mang dấu ấn đặc trưng về truyền
thống lịch sử, văn hố, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Chính
vì vậy mơ hình cấu trúc hệ thống giáo dục các nước rất đa dạng. Bên cạnh
những nét chung, hệ thống giáo dục mỗi nước đều có những nét đặc thù cùa
mình. Ngồi ra cịn có các yếu tố khác như tập quán học tập, uy tín của nghề
giáo viên, các quan hệ xã hội cũng ảnh hưởng đến giáo dục và phát triển giáo

dục.
Những điều kiện trên rất khác nhau ở mỗi nước và trong từng khu vực, môi
trường kinh tế - xã hội ở khu vực phát triển cao, ở các nước công nghiệp ổn định
hơn so với các nước đang phát triển. Tốc độ tăng trưởng thay đổi ít thì việc quy
hoạch phát triển giáo dục sẽ dễ dàng hơn và chính xác hơn. Cơ cấu kinh tế ổn
định và hợp lý cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo đảm và nâng cao chất
lượng giáo dục. Do vậy nên ở các nước đang phát triển, môi trường kinh tế - xã
hội nói chung tác động mạnh vào sự phát triển quy mô và mạng lưới giáo dục,
Trang: 7


cải cách cơ cấu giáo dục trên nhiều mặt (pháp lý, nhân sự, mục tiêu, nội dung,
phân bố lãnh thổ, tài chính, tổ chức...). Cịn ở các nước phát triển thì tác động đó
chủ yếu nhằm vào mặt chất lượng của giáo dục và hiệu quả kinh tế - xã hội của
giáo dục. Tóm lại, hệ thống giáo dục các nước trên thế giới vừa là sản phẩm của
quá trình phát triển chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá của mỗi nước trong mối
quan hệ, giao lưu hợp tác quốc tế, vừa là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy
và phát triển đời sống xã hội và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các quốc
gia.
Giáo dục gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội. Sự
phát triển kinh tế, xã hội và giáo dục được đánh giá thơng qua hệ thống các chỉ
số có liên quan và được thống kê hàng năm. Các chỉ số giáo dục là công cụ thiết
yếu trong việc lập kế hoạch và đánh giá các hoạt động giáo dục, giám sát hệ
thống giáo dục của các quốc gia.
Các chỉ số mà người nghiên cứu sẽ lựa chọn để so sánh trình độ phát triển
giáo dục ở các nước:
(i) Các chỉ số kinh tế - xã hội (có ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục và đào
tạo) được lựa chon để so sánh
TT


Chỉ số

Số liệu so sánh

1 Dân Số-Lao động-Việc làm:
Dân số (Nam/nữ)
Dân số chia theo nhóm tuổi

1. Tình hình dân số theo các năm (giai đoạn 10
năm)
1. Dân số chia theo nhóm tuổi (dưới 15 tuổi, từ
15 đến 59 tuổi và từ 60 trở lên )
2. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học so với tổng
dân số chia theo nhóm tuổi (6-11; 12-17 và 18Tỷ lệ tăng dân số bình quân 1. Tình hình tăng dân số theo các năm
hàng năm
2. Tốc độ tăng dân số TB năm giai đoạn 10
Cơ cấu dân số theo gioi tính và năm
1. Dân số chia theo giới tính
theo khu vực thành thị, nông 2. Dân số chia theo khu vực (thành thị, nông
Dân số trong độ tuổi lao động Tỷ lệ lao động so với dân số trong độ tuổi lao
động và cơ cấu theo khu vực kinh tế (nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ)
Tình hình lao động và thất nghiệp ở một số
Tỷ lệ thất nghiệp
nước
2. Thu nháp quốc dân-cơ cấu kinh tế:
- Tổng sản phẩm quốc nội Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo các năm
(GDP)
Trang: 8



- GDP chia theo ngành
- Tốc độ tăng GDP hàng năm
- GDP/đầu người
3. Xã hội-mức sống:
- Tuổi thọ trung bình

GDP chia theo khu vực kinh tế (CN, NN, DV)
theo các năm
Tốc độ tăng GDP/nãm
GDP bình quân đầu người theo các năm
Tuổi thọ trung bình theo các năm và giới tính

- Chỉ số nghèo đói tổng hợp
Chỉ số nghèo đói tổng hợp theo các năm
- Số bác sĩ/100.000 dân
Số bác sĩ/100.000 dân theo các nãm
Chỉ số phát triển con người
Chỉ số phát triển con người theo các năm và
(HDI)
trong giai đoạn 10 năm
- Chỉ số phát triển có tính đếnChỉ số phát triển có tính đến giới theo các nãm
- Chỉ số giáo dục (EI)
Chỉ số giáo dục theo các năm
(ii) Các chỉ số phát triển giáo dục – đào tạo được lựa chọn để nghiên cứu so sánh
TT
Nôi dung
Số liệu so sánh
1. Xoá mù chữ và Phổ câp giáo đục
- Tỷ lệ người lớn biết chữ (> 15 tuổi) 1.Tỷ lộ người lớn biết chữ theo các năm

2. Tỷ lệ người lớn biết chữ theo giới
tính
3. Tỷ lệ thanh niên (15-24 tuổi) biết chữ
theo các năm
4. Tỷ lệ thanh niên (15-24 tuổi) biết chữ
theo giới tính
lệ thanh
nữ (15-24
tuổi)
- Tỷ lệ mù chữ của người lớn (> 15 5.
TỷTỷ
lệ người
lớnniên
mù chữ
theo các
nămbiết
tuổi)
- Tỷ lê học đến lớp 5
- Số năm học bình quân

Tỷ lệ trẻ em học đến lớp 5
Số nãm đến trường bình quân của người
lớn (từ 15 tuổi trở lên) theo các năm

2.

Quy mô phát triển giáo duc:
- Tổng số nhập học trước tiểu học
(mầm non)
- Tổng số nhập học theo các bậc học:

(TS,Tiểu học, Trung học, sau trung
- Tỷ lệ nhập học theo các bậc học
(TS,Tiểu học, Trung học, sau trung
- Số sv/l 00.000 dân
3. Chất lương giáo duc
- % lưu ban theo các lớp
-% bỏ học theo các lớp
- % hoàn thành cấp học
4. Cấc điều kiện đảm bảo phát triển giáo dục
- Tỷ lệ Hsinh/giáo viên ở các cấp học
(TS, Tiểu học, Trung học, sau trung
- Tài chính cho giáo dục:
+ Chi tiêu cơng cho giáo duc (%
+ Chi tiêu công cho giáo dục (tỷ

_

Trang: 9


+ Chi tiêu công cho giáo dục theo các
bậc học:
- Mầm non
- Tiểu học
- Trung hoc
- CĐ-ĐH
5. Công bằng cơ hôi tham gia giáo duc:
- Tỷ lệ nhập học theo giới tính, theo
nhóm thu nhập, khu vực ở các bậc
học: (tiểu học, trung hoc, sau trung

6. Xã hơi hố giáo dục
Tỷ lê hoc sinh ngồi cơng lập
Chính vì vậy, việc lựa chọn hệ thống các chỉ số để so sánh trình độ phát
triển giáo dục giữa các nước phải dựa trên cơ sở mối quan hệ tương tác giữa
phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục.

Trang: 10



×