Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý tổng hợp huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.12 MB, 191 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

Nguyễn Văn Cơng
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MƠ HÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP HUYỆN
ĐẢO CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

HÀ NỘI – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

Nguyễn Văn Cơng

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MƠ HÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP HUYỆN
ĐẢO CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường.
Mã số: 98.50.101



LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. Trần Đức Thạnh
2. TS. Đinh Văn Huy

HÀ NỘI – 2022


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận án “Nghiên cứu xây dựng mơ hình quản lý tổng hợp huyện
đảo Cơ Tơ, tỉnh Quảng Ninh” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn
của tập thể hướng dẫn là GS.TS. Trần Đức Thạnh và TS. Đinh Văn Huy. Quá trình
thực hiện nghiên cứu được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình đạo tạo Tiến sỹ của
Học viện Khoa học và công nghệ. Các số liệu thể hiện trong luận án đảm bảo tính
minh bạch, là kết quả nghiên cứu của tôi và kế thừa những kết quả nghiên cứu liên
quan đảm bảo trích dẫn nguồn theo quy định. Những kết quả nghiên cứu của Luận án
được nêu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố./.

TẬP THỂ HƯỚNG DẪN

GS.TS. Trần Đức Thạnh

TS. Đinh Văn Huy

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Văn Công



ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS. Trần Đức Thạnh và TS. Đinh Văn
Huy – những người thầy đã ln khuyến khích, định hướng, truyền đạt kiến thức và
hướng dẫn tôi thực hiện luận án trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn lãnh đạo và các nhà khoa học của Học viện Khoa học và
Công nghệ, Viện Tài nguyên và Môi trường biển cùng các chuyên gia, nhà khoa học
trong lĩnh vực QLTh đã tạo điều kiện, định hướng giúp tơi trong q trình nghiên
cứu, hồn thiện luận án.
Đặc biệt là sự đồng hành, hỗ trợ của Ban chủ nhiệm và các thành viên nghiên
cứu dự án Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn biển Cô Tô - Đảo Trần, tỉnh Quảng Ninh
trong quá trình khảo sát, điều tra bổ sung điều kiện tài nguyên, môi trường, đa dạng
sinh học huyện đảo Cô Tô, đây là những hỗ trợ hết sức quý báu, nghiên cứu sinh
(NCS) xin chân thành cảm ơn. Trân trọng cảm ơn Thạc sỹ Nguyễn Đắc Vệ - Phòng
Tư liệu và Viễn thám biển, Tài nguyên và Môi trường biển đã hỗ trợ NCS về phương
pháp nghiên cứu thiết lập hệ thống bản đồ luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và lãnh đạo Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Quảng Ninh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh,
UBND huyện Cô Tô, Thị ủy Đông Triều tạo điều kiện về thời gian, điều kiện làm
việc và động viên, góp ý cho tơi trong suốt q trình thực hiện nghiên cứu.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình, đã ln ủng hộ, động viên, giúp đỡ tơi vượt qua mọi khó khăn khi thực hiện
luận án.
Quảng Ninh, ngày

tháng 11 năm 2022

Nghiên cứu sinh


Nguyễn Văn Công


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu luận án .............................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
3. Nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
4.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3
4.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ......................................................4
5.1. Phương pháp luận............................................................................................4
5.2. Các phương pháp nghiên cứu ..........................................................................5
5.3. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu. ....................................................................10
6. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu của Luận án .....................................11
7. Đóng góp mới của luận án ....................................................................................11
8. Kết cấu của luận án ...............................................................................................11
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU......................................12
1.1. Lý luận về QLTHVB .........................................................................................12
1.1.1. Vùng bờ .......................................................................................................12
1.1.2. Khái niệm QLTHVB ....................................................................................13

1.1.3. Sự cần thiết áp dụng QLTHVB ...................................................................13
1.1.4. Mục tiêu và nguyên tắc của QLTHVB ........................................................15
1.2. Mơ hình QLTHVB .............................................................................................16
1.2.1. Khung QLTHVB..........................................................................................16
1.2.2. Chiến lược/kế hoạch hành động về QLTHVB ............................................17
1.2.3. Phân vùng QLTHVB ...................................................................................17
1.2.4. Chu trình thực hiện QLTHVB .....................................................................18


iv
1.2.5. Cơ chế giám sát và đánh giá ......................................................................21
1.3. Quá trình nghiên cứu, áp dụng QLTHVB trên thế giới .....................................22
1.4. Hoạt động quản lý tổng hợp khu vực Biển Đông Á ..........................................23
1.5. Áp dụng mơ hình QLTHVB ở các đảo nhỏ .......................................................30
1.5.1. Tại Pháp......................................................................................................30
1.5.2. Tại Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Cape Vert .............................................31
1.5.3. Ở Ecuador và Cuba ....................................................................................32
1.5.4. Ở Indonesia .................................................................................................33
1.6. Quản lý tổng hợp tại Việt Nam ..........................................................................34
1.6.1. Q trình nghiên cứu, áp dụng mơ hình QLTH ở Việt Nam thơng qua các
chương trình, dự án ..............................................................................................34
1.6.2 Khung pháp lý và tổ chức QLTHVB đồng bộ tại Việt Nam .........................38
1.6.3. Nghiên cứu, triển khai mơ hình QLTH ở cấp huyện và các nghiên cứu liên quan
đến huyện đảo Cô Tô..............................................................................................40
1.7. Xu thế QLTHVB trong tương lai .......................................................................41
1.8. Tiểu kết Chương I ..............................................................................................42
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ TỔNG HỢP HUYỆN ĐẢO CƠ TƠ
...................................................................................................................................44
2.1. Vị trí địa lý và đặc điểm phân bố của các đảo thuộc huyện đảo Cô Tô .............44
2.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện đảo Cơ Tơ..................................................45

2.2.1. Đặc điểm địa hình - địa mạo ......................................................................45
2.2.2. Đặc điểm địa chất, khoáng sản...................................................................51
2.2.3. Đặc điểm khí hậu và thủy văn.....................................................................53
2.3. Tài nguyên huyện đảo Cô Tô .............................................................................56
2.3.1. Tài nguyên đất ............................................................................................56
2.3.2. Tài nguyên nước .........................................................................................59
2.3.3. Đa dạng sinh học (ĐDSH) ..........................................................................60
2.3.4. Đánh giá tài nguyên vị thế huyện đảo Cô Tô .............................................67
2.4. Hiện trạng môi trường, tai biến thiến nhiên và biến đổi khí hậu .......................69
2.4.1. Hiện trạng mơi trường ................................................................................69
2.4.2. Các tai biến thiên nhiên ..............................................................................71
2.4.3. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng ...........................................................74


v
2.5. Tình hình kinh tế xã hội .....................................................................................76
2.5.1. Tình hình phát triển kinh tế ........................................................................76
2.5.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .........................................................................76
2.5.3. Dân cư, dân số, việc làm và mức sống dân cư ...........................................78
2.5.4. Hiện trạng phát triển kết cấu hạ tầng.........................................................79
2.5.5. Hiện trạng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang .............81
2.6. Định hướng quy hoạch huyện đảo Cô Tô và dự báo tác động đến tài nguyên môi
trường ........................................................................................................................82
2.7. Tiểu kết Chương II .............................................................................................86
CHƯƠNG III: MƠ HÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP HUYỆN ĐẢO CƠ TƠ ..........88
3.1. Mục tiêu, ngun tắc thực hiện mơ hình Quản lý tổng hợp huyện đảo Cô Tô ..88
3.1.1. Mục tiêu ......................................................................................................88
3.1.2. Ngun tắc thực hiện mơ hình quản lý tổng hợp huyện đảo Cô Tô ...........88
3.2. Các yếu tố tác động đến mơ hình Quản lý tổng hợp huyện đảo Cơ Tơ .............89
3.2.1. Năng lực chính quyền huyện Cơ Tơ ............................................................89

3.2.2. Cam kết chính trị ........................................................................................91
3.2.3. Hợp tác liên ngành .....................................................................................91
3.2.4. Cơ chế tài chính ..........................................................................................92
3.2.5. Sự tham gia của người dân địa phương .....................................................92
3.2.6. Nguồn nhân lực phục vụ quản lý tổng hợp .................................................92
3.3. Phân vùng quản lý tổng hợp huyện đảo Cô Tô ..................................................93
3.3.1. Nguyên tắc phân vùng quản lý tổng hợp huyện đảo Cô Tô ........................93
3.3.2. Phân vùng quản lý tổng hợp huyện đảo Cô Tô ..........................................94
3. 4. Khung hành động quản lý tổng hợp ................................................................103
3.4.1. Tăng cường thể chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý cho công tác
quản lý tổng hợp .................................................................................................103
3.4.2. Nâng cao năng lực quản lý tổng hợp........................................................103
3.4.3. Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm ....................105
3.4.4. Xác lập cơ chế tài chính bền vững cho quản lý tổng hợp.........................105
3.4.5. Xây dựng cơ chế tham gia của cộng đồng, các bên có lợi ích .................106
3.4.6. Ma trận ưu tiên hành động khung quản lý tổng hợp qua các thời kỳ.......107
3.5. Tiến trình và kế hoạch quản lý tổng hợp huyện đảo Cô Tô .............................107


vi
3.5.1. Tiến trình quản lý tổng hợp huyện đảo Cơ Tô ..........................................107
3.4.2. Kế hoạch và phân kỳ thực hiện các nội dung quản lý tổng hợp ...............109
3.5.2. Các chương trình trọng điểm QLTH huyện đảo Cô Tô ............................109
3.6. Hệ thống tổ chức quản lý tổng hợp huyện đảo Cô Tô .....................................118
3.6.1. Cấp trung ương .........................................................................................118
3.6.2. Cấp Tỉnh ...................................................................................................119
3.6.3. Cấp cơ sở: Huyện đảo Cơ Tơ ...................................................................120
3.7. Sơ đồ mơ hình QLTH huyện đảo Cô Tô ..........................................................122
3.8. Giải pháp thúc đẩy quản lý tổng hợp huyện đảo Cô Tô ..................................123
3.8.1. Cam kết chính trị, quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch ............................123

3.8.2. Tạo dựng cơ chế, giám sát, phản biện và tham gia của khoa học và công
nghệ. ....................................................................................................................124
3.8.3. Đẩy mạnh giáo dục, truyền thông và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng
............................................................................................................................125
3.8.4. Thực hiện cơ chế điều phối liên vùng và hợp tác quốc tế ........................126
3.8.5. Thúc đẩy đối tác công tư trong công tác QLTH .......................................127
3.9. Công cụ thực hiện quản lý tổng hợp huyện đảo Cô Tô ...................................127
3.9.1. Các công cụ kỹ thuật.................................................................................127
3.9.2. Các công cụ kinh tế - xã hội .....................................................................129
3.10. Giám sát quản lý tổng hợp .............................................................................131
3.10.1. Đối tượng và phạm vi giám sát...............................................................131
3.10.2. Mục đích và yêu cầu giám sát.................................................................131
3.10.3. Nội dung hoạt động giám sát ..................................................................131
3.10.4. Tổ chức thực hiện giám sát .....................................................................134
3.11. Tiểu kết Chương III........................................................................................136
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................138
1. Kết luận ...............................................................................................................138
2. Kiến nghị .............................................................................................................139
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .......................................................140
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................141
PHỤ LỤC I. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HUYỆN ĐẢO CÔ TÔ ...................................... i


vii
PHỤ LỤC II: DANH LỤC CÁC LOÀI CÁ BIỂN VÀ SAN HÔ PHÂN BỐ TẠI KHU
VỰC CÔ TÔ – ĐẢO TRẦN.......................................................................................v
PHỤ LỤC III: MỘT SỐ THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO CÔ TÔ ........ xvi
PHỤ LỤC IV: CÁC YẾU TỐ ĐƯỢC DỰ TÍNH TRONG KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU 2020 ....................................................................................................... xix
PHỤ LỤC V: QUY MÔ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG BỜ BIẾN ĐÔNG Á VÀ

CƠ HỘI MỞ RỘNG ĐẾN NĂM 2021 ................................................................... xxi
PHỤ LỤC VI: NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI THỰC HIỆN PHÂN VÙNG CHỨC
NĂNG ĐỚI BỜ..................................................................................................... xxvi


viii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Stt

Viết tắt

Nội dung tiếng anh (nếu có)

Nội dung tiếng việt

1

CTR

Chất thải rắn

2

ĐDSH

Đa dạng sinh học

3

EAS


East Asian Seas

Biển Đông Á

4

GDP

Gross domestic product

Tổng sản phẩm quốc nội

5

GEF

Global Environment Facility

Quĩ mơi trường tồn cầu

6

HST

7

ICM

8


IUCN

Hệ sinh thái
Integrated coastal management Quản lý tổng hợp vùng bờ
International Union for the
Conservation of Nature

Liên minh Quốc tế Bảo tồn
Thiên nhiên và Tài nguyên
Thiên nhiên

9

KBTB

Khu bảo tồn biển

10

KT-XH

Kinh tế xã hội

11

MDGs

Millennium


Development Mục tiêu Phát triển thiên

Goals

niên kỷ

Marine Pollution Prevention
12

MPP-EAS and Management in the East
Asian Seas

Quản lý và ngăn ngừa ô
nhiễm Biển ở Biển Đông Á

Partnerships in Environmental Tổ chức đối tác về quản lý
13

PEMSEA

Management for the Seas of môi trường khu vực biển
East Asia

Đông Á

14

PTBV

Phát triển bền vững


15

QLMT

Quản lý môi trường

16

QLTH

Quản lý tổng hợp

17

QLTHVB

Quản lý tổng hợp vùng bờ

18

RSH

Rạn san hô
Sustainable

19

SDS-SEA


Development

Strategy for the Seas of East
Asia

Chiến lược phát triển bền
vững các vùng biển Đông Á


ix
Stt

Viết tắt

Nội dung tiếng anh (nếu có)

Nội dung tiếng việt
Hệ thống báo cáo trạng thái

20

SOC

State of the Coasts

21

TN&MT

Tài nguyên và môi trường


22

UBND

Ủy ban Nhân dân

vùng bờ

United Nations Conferences
23

UNCED

On

Evironment

Development

And

Hội nghị Liên hiệp quốc về
Môi trường và Phát triển


x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Các giai đoạn trong một chu trình QLTHVB tại các nước đang phát triển
...................................................................................................................................20

Bảng 1. 2. Đóng góp của QLTH vùng bờ cho các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)
cho vùng bờ biển Đông Á .........................................................................................27
Bảng 2. 1. Hiện trạng sử dụng đất trên huyện đảo Cô Tô .........................................57
Bảng 2. 2. Các hồ nước trên đảo Cô Tô ....................................................................59
Bảng 2. 3. Quy mô, phân bố các hệ sinh thái đặc thù huyện đảo Cô Tô ..................60
Bảng 2. 4. Hiện trạng đa dạng thành phần lồi các nhóm sinh vật chủ yếu quanh đảo
Cơ Tô, Đảo Trần bắt gặp khảo sát năm 2017-2018 ..................................................63
Bảng 2. 5. Danh sách các loài quý hiếm ưu tiên bảo vệ tại vùng biển Cô Tô – Đảo
Trần ...........................................................................................................................65
Bảng 2. 6. So sánh một số chỉ tiêu của huyện đảo Cô Tô với tỉnh Quảng Ninh và một
số huyện khác thuộc Tỉnh (năm 2019) ......................................................................79
Bảng 3. 1. Diện tích các phân vùng quản lý tổng hợp ..............................................95
Bảng 3. 2. Mức độ ưu tiên quản lý các hoạt động KT-XH ở các phân vùng quản lý
tổng hợp huyện đảo Cô Tơ ........................................................................................98
Bảng 3. 3. Diện tích phân vùng theo mục đích sử dụng .........................................101
Bảng 3. 4. Ma trận ưu tiên hành động khung quản lý tổng hợp..............................107
Bảng 3. 5. Các chương trình trọng điểm thực hiện QLTH huyện đảo Cơ Tô.........109


xi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1. Bản đồ các trạm khảo sát, điều tra bổ sung, thu thập số liệu huyện đảo Cơ Tơ
(2017-2018) .................................................................................................................7
Hình 2. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu luận án .......................................................10
Hình 1. 1. Phạm vi khơng gian vùng bờ ...................................................................12
Hình 1. 2. Quản lý ba hệ thống khu vực biển ...........................................................14
Hình 1. 3. Quá trình quản lý thích ứng. ....................................................................15
Hình 1. 4 . Sự tích hợp trong QLTHVB ngang (liên ngành) và dọc (phân cấp) [26]
...................................................................................................................................16
Hình 1. 5. Khung PTBV vùng ven biển thơng qua thực hiện QLTHVB ..................17

Hình 1. 6. Chu trình 5 bước áp dụng cho QLTH VBB của các nước phát triển [29]
...................................................................................................................................19
Hình 1. 7. Chu trình QLTHVB theo PEMSEA thực hành tại các nước đang phát triển
khu vực Đông Á [30] ................................................................................................21
Hình 1. 8. Sơ đồ khu vực áp dụng QLTHVB Đơng Á..............................................24
Hình 2. 1. Sơ đồ vị trí huyện đảo Cơ Tơ ...................................................................44
Hình 2. 2. Mơ hình 3D đáy biển vùng biển cụm đảo Cơ Tơ .....................................46
Hình 2. 3. Sơ đồ địa mạo huyện đảo Cơ Tơ ..............................................................50
Hình 2. 4. Sơ đồ địa chất và khoáng sản huyện đảo Cơ Tơ ......................................52
Hình 2. 5. Hoa sóng ở khu vực Cơ Tơ ......................................................................55
Hình 2. 6. Hiện trạng sử dụng đất huyện đảo Cơ Tơ (năm 2021) .............................58
Hình 2. 7. Bản đồ phân bố các HST đặc thù ven đảo (thu nhỏ từ tỷ lệ 1:50.000) ....66
Hình 2. 8. Sơ đồ hiện trạng tai biến địa chất và dự báo tai biến địa chất đảo Cơ Tơ72
Hình 2. 9. Xói lở khu vực quanh đảo Cơ Tơ trong bão 2% ........................................73
Hình 2. 10. Trường sóng và độ cao sóng (m) trong bão 2% .....................................74
Hình 2. 11. Bản đồ dự báo tác động do biến đổi khí hậu, nước biển dâng lên đảo Cơ
Tơ ..............................................................................................................................75
Hình 2. 12. Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện đảo Cơ Tơ (%) .................................76
Hình 2. 13. Cơ cấu kinh tế huyện đảo Cơ Tơ qua các năm.......................................77
Hình 2. 14. Lượng khách du lịch đến với huyện đảo Cơ Tơ qua các năm................77
Hình 2. 15. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh ..........................................81


xii
Hình 2. 16. Sơ đồ định hướng phát triển khơng gian huyện đảo Cô Tô (Nguồn: Quy
hoạch chung xây dựng huyện đảo Cơ Tơ-UBND huyện Cơ Tơ, 2020) ....................84
Hình 3. 1. Cơ cấu tổ chức UBND huyện Cơ Tơ .......................................................90
Hình 3. 2. Bản đồ phân vùng QLTH huyện đảo Cô Tơ (thu nhỏ từ tỷ lệ 1:50.000) .97
Hình 3. 3. Bản đồ phân vùng QLTH theo mục đích sử dụng (thu nhỏ từ tỷ lệ 1:50.000)
.................................................................................................................................102

Hình 3. 4. Các bước thực hiện chu trình QLTH huyện đảo Cơ Tơ ........................108
Hình 3. 5. Phương án đảm bảo vệ sinh môi trường huyện đảo Cơ Tơ....................117
Hình 3. 6. Sự tích hợp trong quản lý tổng hợp ngang (liên ngành – chữ T),
dọc (phân cấp – chữ I) trong mơ hình Quản lý tổng hợp huyện đảo Cơ Tơ
.................................................................................................................................119
Hình 3. 7. Mơ hình tổ chức bộ máy điều hành hoạt động QLTHVB cấp tỉnh Quảng
Ninh .........................................................................................................................120
Hình 3. 8. Mơ hình tổ chức bộ máy điều hành hoạt động QLTH huyện đảo Cơ Tơ
.................................................................................................................................121
Hình 3. 9. Sơ đồ mơ hình QLTH huyện đảo Cơ Tô, tỉnh Quảng Ninh ...................122


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu luận án
Hơn một nửa dân số thế giới sống ở khu vực ven biển, môi trường và kinh tế
khu vực ven biển có những đóng góp quan trọng đối với sự giàu có và hạnh phúc của
các quốc gia ven biển [1]. Tuy nhiên, những tác động tích lũy của các hoạt động của
con người đe dọa cho sự bền vững của tài nguyên vùng bờ: Nguồn lợi thủy sản ven
biển đang suy giảm do khai thác quá mức và phá hủy môi trường sống, bãi sinh sản;
sự xuống cấp chất lượng nước ven biển; sự phá hoại các hệ sinh thái (HST) do các
cơng trình xây dựng và hoạt động của con người. Dân số tăng trưởng đang gây áp lực
lên các HST ven biển, tần suất xuất hiện tần suất cao của thời thiết tiêu cực và bão,
sóng thần cũng gây tác động tiêu cực đến sự tài nguyên vùng bờ [2].
Quản lý vùng bờ theo mô thức QLTH vùng bờ được đặt ra như một tất yếu
cho phát triển bền vững (PTBV) cho các vùng bờ và hải đảo [3]. Quản lý tổng hợp
vùng bờ (QLTHVB) liên kết hoạt động đối tác, tập hợp các bên có quyền lợi, đánh
giá toàn diện, đặt ra các mục tiêu, quy hoạch và quản lý hệ thống TN&MT (TN &
MT), có xét đến các đặc điểm lịch sử, văn hố – xã hội, mâu thuẫn lợi ích và sử dụng
[4].

Việt Nam có vùng biển rộng lớn với diện tích trên 1 triệu km2, đường bờ biển
dài khoảng trên 3260 km và có hơn 3000 hịn đảo lớn nhỏ nằm dọc chiều dài bờ biển
từ Bắc đến Nam. Khoảng 50% đô thị lớn và quan trọng của cả nước nằm ở dải ven
biển. Có 23,1% dân số Việt Nam sống tại các khu đô thị ven biển. Ngày nay, nhiều
vấn đề đang nổi lên, như dân số tại vùng ven biển tăng cao; đa dạng sinh học (ĐDSH)
suy giảm, các hệ sinh thái quan trọng bị suy thối (rạn san hơ, rừng ngập mặn, các
vùng đất ngập nước, vũng vịnh, cửa sông, các đảo, ... ); đất canh tác ven biển bị suy
thoái do nhiễm mặn hoặc phèn hoá; suy giảm tài nguyên khoáng sản do khai thác quá
mức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng ven biển, nhất là các đảo (đặc biệt việc khai
thác cát ở các đảo, vùng cửa sông gây sạt lở, thay đổi cấu trúc vùng bờ, ảnh hưởng
đến nơi cư trú của thủy sinh vật); nguy cơ ô nhiễm môi trường vùng ven biển hiện
hữu các khu du lịch, bến cảng, cửa sông; ô nhiễm nước ngầm tầng nông ven biển; các
sự cố môi trường như tràn dầu, việc nhấn chìm, đổ thải, xói lở bờ biển, bồi lắng cửa


2
sông, thủy triều đỏ..... Môi trường biển chưa quan tâm bảo vệ và xác định như là
nguồn lực cơ bản đảm bảo cho sự phát triển bền vững (PTBV) của nền kinh tế xã hội
(KT-XH) [5]. Việt Nam hiện có 12 huyện ở 9 tỉnh thành, ngoài 2 huyện đảo nằm xa
đất liền là Hồng Sa và Trường Sa, cịn lại 10 huyện đảo ở ven bờ là: Cô Tô và Vân
Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh; Cát Hải và Bạch Long Vĩ thuộc thành phố Hải Phòng;
Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị; Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi; Phú Quý thuộc tỉnh
Bình Thuận; Cơn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Kiên Hải và Phú Quốc thuộc tỉnh
Kiên Giang. Các huyện đảo ven bờ đều có đặc điểm chung là có đầy đủ các hoạt động
sản xuất, đời sông dân sinh và coi trọng việc bảo vệ và phát triển TN&MT như là một
điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững. Mặc dù đã có những thảo luận về sự cần
thiết phải có mơ hình chính quyền phù hợp với từng vùng miền (như mơ hình chính
quyền đơ thị, chính quyền nơng thơn), tuy nhiên, hiện vẫn chưa có mơ hình quản lý
phù hợp gắn với phương thức tổ chức quản lý đặc thù nhằm hướng tới sự PTBV đối
với các huyện đảo.

Huyện đảo Cô Tô thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách đất liền trên 40 km, nằm tiếp
giáp với đường phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc, trong thời gian gần đây có
sự chuyển dịch mạnh mẽ về kinh tế, với sự gia tăng đột biến lượng khách du lịch,
KT-XH đã và đang phát triển mang tính chất đa ngành: Công nghiệp (sửa chữa tàu
thuyền, chế biến thủy sản, hậu cần nghề cá), dịch vụ (du lịch thăm quan, khám phá
biển, nghỉ dưỡng; dịch vụ cảng), nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản),... Dựa
trên nền tảng tài nguyên môi trường biển đảo và cách tiếp cận quản lý đơn ngành dẫn
đến nhiều bất cập hiện hữu như: Sự tàn phá các HST vùng bờ: rạn san hô (RSH) (chết
lên tới 90% - Nguyễn Đức Cự & cộng sự, 2010 [6]), nhóm lồi San hơ cành đã hầu
như biến mất hồn tồn, sản lượng cá biển có giá trị kinh tế và các lồi hải sản có giá
trị kinh tế khác ở khu vực giảm sút [7]; Các ngành kinh tế hoạt động xung đột nhau
về không gian và lợi ích, biến đổi khí hậu, sạt lở bờ, các sự cố tràn dầu... đã tạo lên
thách thức đối với quản lý đơn ngành đối với huyện đảo Cô Tô.
Việc nghiên cứu xây dựng mơ hình quản lý tổng hợp (QLTH) theo mơ thức
QLTHVB cho huyện đảo Cơ Tơ góp phần bảo vệ TN&MT, phát triển bền vùng biển
đảo quan trọng này, đồng thời tạo mơ hình QLTHVB nhân rộng cho cả hệ thống đảo
ven bờ Việt Nam.


3
Tác giả lựa chọn luận án “Nghiên cứu xây dựng mơ hình QLTH huyện đảo Cơ
Tơ, tỉnh Quảng Ninh” nhằm đáp ứng một số đòi hỏi thực tiễn sau:
Một là, làm rõ tiềm năng, lợi thế phát triển KT-XH, những xung đột, mâu thuẫn
giữa các ngành lĩnh vực, đánh giá thực trạng môi trường và dự báo các tai biến thiên
nhiên để phục vụ quản lý biển đảo huyện đảo Cơ Tơ.
Hai là, xây dựng mơ hình QLTH cho huyện đảo Cô Tô theo mô thức
QLTHVB, thiết lập bản đồ phân vùng QLTH huyện đảo Cô Tô để khắc phục những
tồn tại hạn chế mơ hình quản lý đơn ngành, hướng tới PTBV tại huyện đảo.
Ba là, đề xuất các giải pháp và công cụ thúc đẩy thực hiện QLTH huyện đảo
Cô Tô.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được cơ sở khoa học cho việc xây dựng mơ hình QLTH huyện đảo
Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất mô hình quản lý tổng hợp vùng bờ cho huyện đảo Cơ Tơ và đề xuất
các giải pháp thực hiện, góp phần PTBV vùng biển đảo này.
3. Nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nội dung 1: Điều tra khảo sát bổ sung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên,
môi trường, thiên tai và KTXH và đánh giá tổng hợp tài liệu để xây dựng các bộ hồ
sơ về TN&MT phục vụ xây dựng mơ hình QLTH huyện đảo Cơ Tơ.
3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho xây dựng mơ
hình QLTH huyện đảo Cơ Tơ.
3.3. Nội dung 3: Nghiên cứu đề xuất mơ hình QLTH huyện đảo Cô Tô, tỉnh
Quảng Ninh phù hợp với cơ sở pháp lý và điều kiện thực tiễn địa phương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống lý thuyết về QLTHVB, quá trình nghiên cứu áp dụng QLTH trên
thế giới, tại Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh.


4
- Điều kiện tự nhiên, TN&MT, KT-XH, cơ sở khoa học, thực tiễn và pháp lý
cho công tác QLTH huyện đảo Cô Tô.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi không gian
Luận án nghiên cứu trên phạm vi địa giới hành chính của huyện đảo Cơ Tơ
(tồn bộ các đảo thuộc quần đảo Cô Tô) và vùng biển ven đảo từ mép thủy triều thấp
nhất ra phía biển là 3 hải lý.
Lý do: để phù hợp với năng lực quản lý của chính quyền cấp huyện và thẩm
quyền giao khu vực biển tại điểm a khoản 2 Điều 44 Luật Thủy sản, 2017 quy định
Ủy ban Nhân dân (UBND) cấp huyện “Phạm vi giao khu vực biển để nuôi trồng thủy

sản tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 03 hải lý
thuộc phạm vi quản lý [8].
4.2.2. Phạm vi thời gian
- Luận án tập trung nghiên cứu trên cơ sở thông tin và tư liệu trong giai đoạn
2010 – 2021.
- Khung thời gian đề xuất mơ hình QLTH giai đoạn 2023-2040 (nhằm phù hợp
với giai đoạn thực thi Quy hoạch chung xây dựng huyện đảo Cô Tô đến năm 2040).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
- Tiếp cận tổng hợp: Luận án đánh giá toàn diện về điều kiện tự nhiên, môi
trường và KT-XH huyện đảo Cô Tô, năng lực quản lý của chính quyền cấp huyện,
tiềm năng lợi thế của các ngành, lĩnh vực, các căn cứ pháp lý; Từ đó đưa ra các giải
pháp quản lý tạo sự thống nhất về không gian giữa khu vực đảo và vùng biển quanh
đảo Cô Tô, thống nhất giữa các cấp quản lý trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện; giữa
quy hoạch phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường vùng bờ, thống nhất về quản lý
Nhà nước và có sự tham gia của cộng đồng, đảm bảo lợi ích Nhà nước gắn liền với
lợi ích cộng đồng, góp phần xóa đói, giảm nghèo và ổn định xã hội.
- Tiếp cận hệ thống: Khu vực huyện đảo Cô Tô là một hệ thống thống nhất,
chịu sự tương tác giữa môi trường biển, môi trường vùng đất tự nhiên trên đảo và môi


5
trường xã hội. Để hướng tới sự PTBV phải đảm bảo sự cân bằng hệ thống trên cả ba
phương diện: Kinh tế, xã hội và mơi trường, cũng chính là hướng tới cân bằng các hệ
thống cấu thành vùng biển, đảo thơng qua hoạch định chính sách, chiến lược phát
triển, quản lý vùng bờ. Trong luận án, với cách tiếp cận hệ thống, việc xác định các
mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp quản lý huyện đảo Cô Tô cần được tiếp cận trên cơ
sở một hệ thống toàn vẹn thống nhất, không chia cắt về không gian, đảm bảo sự thống
nhất và chủ thể quản lý giữa cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện.
- Tiếp cận lịch sử: Việc đánh giá các vấn đề cần xác định trong bối cảnh lịch

sử cụ thể, do vậy cần xây dựng cơ sở dữ liệu với chuỗi số liệu tin cậy, đủ dài và toàn
diện làm cơ sở khoa học cho việc định hướng khai thác toàn diện, hiệu quả hợp lý tài
nguyên trong vùng nghiên cứu.
- Tiếp cận liên ngành: Các giải pháp quản lý nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên cần đảm bảo sự phát triển của các ngành, lĩnh vực trên cơ sở khai thác tốt
vị thế so sánh và tài nguyên vị thế của huyện đảo Cô Tô. Nhờ tiếp cận liên ngành, sử
dụng hợp lý tài nguyên đa dạng và đa dụng chính là phát triển đa ngành có lựa chọn
ưu tiên để phát huy tiềm năng toàn diện và lợi thế, trên cơ sở tơn trọng sự phát triển
hài hịa giữa các ngành, lĩnh vực, đảm bảo tránh xung đột nhau, khai thác tối ưu tài
nguyên thiên nhiên, con người và văn hóa khu vực. Trong luận án, việc tiếp cận liên
ngành là phương pháp luận quan trọng trong việc xác định các vấn đề ưu tiên trong
QLTH, đặc biệt việc phân vùng QLTH huyện đảo Cô Tô.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp kế thừa, thống kê số liệu
Nghiên cứu sinh đã thu thập, kế thừa các số liệu thứ cấp từ các chương trình,
đề tài dự án được triển khai thực hiện hoặc liên quan trực tiếp đến huyện đảo Cô Tô
(đặc biệt các số liệu, dữ liệu từ các chương trình dự án của các cơ quan quản lý nhà
nước, tổ chức khoa học công nghệ); Các dữ liệu được thống kê lưu trữ tại các cơ quan
quản lý nhà nước ở Tỉnh và huyện, các số liệu được cơng bố bởi cơ quan thống kê có
thẩm quyền theo luật định. Trên cơ sở đó, đánh giá, phân loại các số liệu cơ sở về
điều kiện tự nhiên, tài ngun mơi trường, KT-XH có kế thừa và chọn lọc đồng thời


6
làm cơ sở thực hiện nghiên cứu, điều tra bổ sung đảm bảo cơ sở dữ liệu phục vụ xây
dựng mơ hình QLTH huyện đảo.
Kết quả của phương pháp này là đánh giá được hiện trạng tài liệu theo các giai
đoạn khác nhau, từ đó phân tích, kế thừa các dữ liệu đồng thời là cơ sở để nghiên cứu
bổ sung đối với các số liệu còn thiếu, số liệu bị lạc hậu về không gian và thời gian.
Các nội dung số liệu kế thừa được trích dẫn đầy đủ nguồn trong luận án.

5.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Thực hiện tổng hợp, phân tích các cơ sở lý thuyết, nguồn dữ liệu đã kế thừa để
xây dựng hệ thống lý thuyết, kinh nghiệm triển khai QTHVB trên thế giới cũng như
tại Việt Nam. Nghiên cứu sinh đã xây dựng tổng quan các vấn đề liên quan đến lý
luận về QLTHVB, các mơ hình QLTHVB, cơ chế giám sát, áp dụng mơ hình trên thế
giới và Việt Nam. Từ đó biện luận logic để xây dựng cơ sở khoa học, cơ sở lý luận
để có những định hướng quy hoạch và mơ hình QLTH huyện đảo Cơ Tô.
5.2.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa và phân tích phịng thí nghiệm
Trong luận án này, tác giả cùng tham gia nhóm nghiên cứu (Viện TN&MT
biển) thuộc Dự án xây dựng quy hoạch chi tiết khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần
thực hiện điều tra, khảo sát thực địa kết hợp phục vụ công tác Quy hoạch và thực hiện
luận án. Đây là dữ liệu quan trọng bổ sung hiện trạng tài nguyên, môi trường huyện
đảo Cô Tô phục vụ xây dựng cơ sở khoa học của luận án:
5.2.3.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Việc thu thập dữ liệu, mẫu
vật môi trường và ĐDSH tại hiện trường tuân theo theo “Hướng dẫn Quan trắc, đánh
giá ĐDSH đất ngập nước ven biển Việt Nam” của Cục Bảo tồn ĐDSH (2014) [9]; và
“Quy trình điều tra, khảo sát TN&MT biển”, do Viện TN&MT biển – Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt nam ban hành năm 2014 [10]. Tổng số 25 mặt cắt khảo
sát RSH và sinh vật sống kèm 35 trạm khảo sát môi trường nước, trầm tích, sinh vật
phù du, nguồn giống; 3 mặt cắt khảo sát rừng ngập mặn ven đảo đã được thiết lập.
Công tác thu thập mẫu vật và tư liệu được thực hiện trong 2 mùa: gió mùa Tây Nam
(tháng 6/2017, tháng 4-7/2018) và gió mùa Đơng Bắc (tháng 12/2017-1/2018, tháng
10-12/2018). Các mặt cắt khảo sát và địa điểm điều tra bổ sung, thu thập số liệu huyện
đảo Cô Tơ được thể hiện tại Hình 1.


7
Điều tra hệ sinh thái và tài nguyên sinh học bằng sự kết hợp của các phương
pháp nghiên cứu truyền thống và dược hỗ trợ bởi hệ thống máy máy định vị vệ tinh
GPS, sử dụng các bản đồ nền địa hình và ảnh vệ tinh giúp cho việc tham chiếu, hiệu

chỉnh các số liệu đo đạc ngoài thực tế, xác định phân bố tài nguyên sinh học nhằm
thành lập các bản đồ hệ sinh thái, tài nguyên sinh vật, bản đồ biến động các hệ sinh
thái. Các mẫu san hô, cá san hô, động vật đáy được thu bằng thợ lặn có bình dưỡng
khí SCUBA kết hợp với hình ảnh thu ngoài thực địa bằng máy quay phim và chụp
ảnh dưới nước.

Hình 1. Bản đồ các trạm khảo sát, điều tra bổ sung, thu thập số liệu huyện đảo
Cô Tô (2017-2018)


8
Điều tra thu thập dữ liệu, mẫu vật về đặc điểm mơi trường nước, trầm tích,
khơng khí và các chỉ số biểu thị ô nhiễm môi trường tại huyện đảo Cô Tô. Tại các
trạm khảo sát đã được thiết kế, các thông số môi trường nước cơ bản như: nhiệt độ,
độ muối, Ơ xy hịa tan (DO), pH, độ trong được đo bằng máy đo nhanh TOA. Các
thông số dinh dưỡng sẽ được thu tại hiện trường và bảo quản lạnh trước khi vận
chuyển về phịng thí nghiệm. Mẫu địa hình đáy: đất, trầm tích (gồm các thơng số cơ
học, khoáng vật) được thu bằng cuốc lẫy mẫu và thợ lặn nhằm cung cấp dữ liệu đầu
vào để đánh giá các yếu tố cấu thành nền đáy ở các khu vực ven đảo.
Các thơng tin, dữ liệu về tình hình phát triển KT-XH (dân số, lao động, việc
làm, tăng trưởng và phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế, kết cấu hạ tầng, hiện trạng quản
lý môi trường (QLMT), bảo tồn thiên nhiên, các quy hoạch phát triển kinh tế các
ngành tại địa phương...) được thu thập trực tiếp từ các nguồn thứ cấp, phỏng vấn và
quan sát thực tế khi khảo sát tại hiện trường.
5.2.3.2. Phương pháp phân tích mẫu vật và dữ liệu trong phịng thí nghiệm:
tồn bộ các mẫu sinh vật, trầm tích và nước mặt thu thập được ngoài hiện trường sẽ
được xử lý và phân tích theo quy trình kỹ thuật tại phịng thí nghiệm ĐDSH và Môi
trường Biển đạt tiêu chuẩn VLAT -1.0536 trực thuộc Viện TN&MT biển, Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam:
- Phân tích thành phần lồi, phân bố và độ phủ RSH và cá rạn tại các RSH tiêu

biểu theo S. English et al (1997) [11], các phương pháp khảo sát và thu mẫu đã được
UNESCO công nhận, xác định thành phần loài và sự phân bố trên các mặt cắt bằng
phương pháp dừng hình trên video và dựa vào tài liệu phân loại san hô sống của
Veron, 1998.
- Phân tích mẫu trứng cá, cá bột bằng các tài liệu chuyên sâu đã được áp dụng
phổ biến trên thế giới theo Leis J.M, 2004 [12].
- Phân tích thành phần loài, mật số các sinh vật trong hệ sinh thái RSH thực
hiện theo quy phạm điều tra tổng hợp biển năm 1981 (cho vùng triều) và của của
English et al (1997) cho vùng dưới triều.


9
- Phân tích mẫu mơi trường nước: được phân tích bằng hệ thống máy quang
phổ hấp thụ nguyên tử AAS.
- Mẫu trầm tích được thợ lặn thu tại hiện trường sau đó được bảo quản và đưa
về phịng thí nghiệm, trải qua các bước xử lý và phân tích bằng máy phân tích cấp hạt
tự động Analysette 2.0 của FRITSCH (Scanning photo sedimentograph) hoặc phân
tích bằng phương pháp pipet.
5.2.4. Phương pháp viễn thám và GIS
Các thông tin trên ảnh sẽ được xử lý và giải đoán để thành lập các bản đồ
chuyên đề khác nhau. Nghiên cứu này đã sử dụng ảnh vệ tinh Sentinel - 2 thu ngày
19/6/2021, ảnh vệ tinh được tải miễn phí trên trang web: https//earthexplorer.usgs.gov
[13] để cập nhật các sinh cảnh dễ bị biến động ở vùng bờ biển. GIS giúp tính tốn và
chồng lớp các dữ liệu không gian và hiệu chỉnh các bản đồ, ảnh trước đây về cùng
một hệ quy chiếu, ở nghiên cứu này là hệ tọa độ VN2000. Thông qua chồng lớp trong
GIS, chúng ta có thể biết được sự biến động, thay đổi ở một khu vực nào đó theo
khơng gian và thời gian, hoặc có sự chồng chéo trong các quy hoạch sử dụng lãnh
thổ hay không.
5.2.5. Phương pháp bản đồ
Các bản đồ có sẵn ở khu vực nghiên cứu như bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng

sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ địa mạo… là kết quả thực hiện
của các dự án trên địa bàn như là một dạng tài liệu thứ cấp hữu ích của luận án này,
NCS đã trích dẫn nguồn dữ liệu nền cụ thể ở từng bản đồ được thành lập [14, 15, 16].
Các bản đồ, ảnh vệ tinh được chuyển đổi, số hóa bằng phần mềm ArcGIS để tạo
ra các lớp thông tin riêng lẻ, cùng với kết quả khảo sát thực địa nhằm cập nhật, biên
tập, thành lập các bản đồ chuyên đề như bản đồ địa mạo, bản đồ phân bố các HST
đặc thù, bản đồ phân vùng sử dụng, bản đồ phân vùng QLTH,... Thống nhất hệ tọa
độ VN2000 cho tất cả các bản đồ nền theo thông tư số 973/2001/TT-TCĐC của Tổng
Cục Địa chính ngày 20 tháng 6 năm 2001.


10
5.2.5. Phương phân tích ma trận
Phương pháp phân tích ma trận được sử dung trong phân tích các tổ hợp khác
nhau để xác định các vấn đề ưu tiên cho QLTH huyện đảo Cô Tô, mức độ ưu tiên
theo thời gian và không gian, xác định mức độ biển đổi TN&MT tương ứng với sức
ép và năng lực quản lý, xác định điểm nóng ơ nhiễm mơi trường và suy giảm nguồn
lợi thủy sản và mức độ tác động của chúng gây ra đối với HST, đời sống và tài nguyên
du lịch.
5.3. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu.
Sơ đồ phương pháp nghiên cứu thể hiện ở Hình 2.

Hình 2. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu luận án


11
6. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu của Luận án
Huyện đảo Cô Tô đang thực hiện quản lý dựa trên đơn ngành dẫn đến nhiều
bất cập hiện hữu như: Sự tàn phá các HST vùng bờ, da dạng sinh học suy giảm lớn,
các ngành kinh tế hoạt động xung đột nhau về khơng gian và lợi ích ngày càng phức

tạp. Nhiều vấn đề phức tạp mà quản lý đơn ngành khơng giải quyết được như: Biến
đổi khí hậu, xói lở đường bờ, các sự cố tràn dầu, vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới v.v.
Giả thuyết đặt ra là phương thức QLTHVB có thể áp dụng cho huyện đảo Cô Tô
nhằm đảm bảo sự PTBV.
Câu hỏi đặt ra là mơ hình quản lý cụ thể cho huyện đảo Cô Tô cần được xây
dựng dựa trên luận cứ khoa học và thực tiễn nào để giải quyết được các xung đột,
đảm bảo sự phát triển đa ngành, gìn giữ mơi trường sinh thái góp phần PTBV huyện
đảo Cơ Tơ.
7. Đóng góp mới của luận án
7.1. Đóng góp về mặt lý luận: Lần đầu tiên đã xây dựng mô hình QLTH cấp
huyện – huyện đảo dựa trên các nguyên lý của QLTH vùng bờ, là tài liệu tham khảo
tổ chức thực hiện thí điểm và nghiên cứu áp dụng cho các huyện đảo khác của Việt
Nam.
7.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
- Phương án phân vùng QLTH huyện đảo Cô Tô với điểm mới là phân bổ
không gian theo mục đích sử dụng trên cơ sở phù hợp với các phân vùng theo mục
tiêu QLTH, trên cơ sở nền tảng hiện trạng sử dụng đất và định hướng quy hoạch phát
triển với các cấp độ quản lý thích ứng, ưu tiên khác nhau cho từng không gian phát
triển và phân kỳ của chu trình QLTH, phù hợp với cơng tác thực thi QLTH ở cấp
huyện, đặc biệt là các huyện đảo xa bờ.
- Mơ hình QTLH huyện đảo Cơ Tô đồng bộ, thống nhất ba cấp từ Trung ương
đến cấp Tỉnh, cấp huyện với sự tích hợp trong cơ chế điều phối liên ngành và cơ chế
phân cấp các ngành dọc trong quản lý đơn ngành nhằm đảm bảo tính tự chủ, đặc thù
của mơ hình QLTH huyện đảo xa bờ.
8. Kết cấu của luận án
Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, thì nội dung
chính bao gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về tình hình nghiên cứu. Chương II:
Cơ sở khoa học cho QLTH huyện đảo Cô Tô; Chương III: Mô hình QLTH huyện đảo
Cơ Tơ.



×