Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

2 GIÁO ÁN STEM / STEAM MÔN KHOA HỌC KHỐI 4 BÌNH TƯỚI CÂY THÂN THIỆN VÀ CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.43 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------

GIÁO ÁN STEM
Bài học STEM:
Môn: Toán
Họ và tên giáo viên:

Tháng 5, năm 2023


BÀI HỌC STEM:
BÌNH TƯỚI CÂY THÂN THIỆN
THƠNG TIN VỀ BÀI HỌC
Lớp: 4

Thời lượng: 2 tiết ( dạy vào tuần 28)

Thời điểm tổ chức: Khi dạy: Chủ đề: Vật chất và năng lượng.
Bài: Nước có những tính chất gì ? (mơn: Khoa học)
(Cách lấy 02 tiết để thực hiện bài học STEM như sau:)
Mơn khoa học: Bài 18-19: Ơn tập con người và sức khỏe (2 tiết): Dạy 1 tiết
Môn Khoa học: Bài 43-44: Âm thanh trong cuộc sống (2 tiết): Dạy 1 tiết.
Dư 2 tiết: Dạy Chủ đề Stem: thực hiện cuối chủ đề Vật chất năng lượng.
Mô tả bài học:
Nội dung mơn Khoa học có u cầu cần đạt liên quan đến tính chất của nước.
- Biết được một số tính chất của nước: thấm qua một số vật; chảy lan ra khắp mọi
phía; nước chảy từ cao xuống thấp.
- Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra một số tính chất của
nước: Vật liệu nào thấm nhiều, ít hoặc khơng thấm nước.
- Vận dụng được tính chất của nước để chế tạo dụng cụ tưới cây.


- Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương.
Để đạt được các yêu cầu này, trong bài học STEM “Bình tưới cây thân thiện”.
HS sẽ làm một dụng cụ tưới cây bằng cách sử dụng các vật liệu tái chế, thân
thiện với môi trường.


Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học
Mơn học

Mơn
học
chủ đạo

Mơn
học
tích
hợp

u cầu cần đạt

Khoa học

- Biết được một số tính chất của nước: thấm
qua một số vật; chảy lan ra khắp mọi phía;
nước chảy từ cao xuống thấp.
- Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản
để phát hiện ra một số tính chất của nước.
- Vận dụng được tính chất của nước để chế
tạo dụng cụ tưới cây.
- Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và

địa phương.

Mĩ thuật

- Thực hành sáng tạo dụng cụ tưới nước
cho cây.
- Biết cách sử dụng công cụ phù hợp với
vật liệu và an toàn trong thực hành, sáng
tạo.
- Thực hiện được bước trong thực hành tạo
ra sản phẩm.
- Thiết kế, vẽ phác thảo được được mơ
hình.
- Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản
phẩm.

Toán

- Đo được độ dài của dây dẫn nước từ bình
đến cây.
- Ước lượng được lượng nước phù hợp với
nhu cầu của cây.


II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên:
+ Các phiếu học tập và phiếu đánh giá.
+ Nước, kéo, khăn cũ, dây giày, khăn giấy, dây dứa
- Học sinh: (Mỗi nhóm chuẩn bị 1 bộ nguyên vật liệu): Chai nhựa loại bé và to, các
chậu cây, khăn mặt, ống hút loại to

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Hoạt động 1. Mở đầu (Xác định vấn đề)
a) Khởi động:
- Cuối tuần các em có được bố mẹ cho đi chơi khơng, và đi chơi trong thời gian
bao lâu?
- Nhà các em có trồng cây khơng?
- Khi đi chơi xa thì các em làm thế nào để cây nhà mình ln đảm bảo đủ nước?
Nêu tình huống: Cuối tuần, bố mẹ bạn Nam cho bạn Nam về quê thăm ông bà,
nhưng bố mẹ bạn Nam lại rất lo lắng cho mấy chậu cây để trên sân thượng không
được tưới nước. Các em có ý tưởng nào để giúp gia đình bạn khơng?
- GV cho HS thảo luận nhóm để kể ra các cách tưới nước cho cây.
- HS kể ra những cách để tưới nước cho cây trong thời gian cả nhà đi vắng (VD:
nhờ hàng xóm giúp, …)
- Theo em, có cách tưới cây nào tiện ích nhất?
- GV gợi ý: Chúng ta sẽ cùng chế tạo những dụng cụ tưới nước thông minh.
b) Giao nhiệm vụ:
- Chế tạo, thiết kế dụng cụ tưới cây tự động tiết kiệm nước:
+ Tưới nước tự động.
+ Tưới được nước cho ít nhất 4 chậu cây
+ Lượng nước đảm bảo trong thời gian 1 ngày.
+ Lượng nước cung cấp phù hợp với loại cây.


+ Sử dụng vật liệu dễ kiếm, đã qua sử dụng
+ Dụng cụ dễ sử dụng
+ Sản phẩm đẹp mắt, tinh tế
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Nghiên cứu kiến thức nền)
*. Tính chất của nước.
a, Trải nghiệm: HS thực hiện theo nhóm
* HS thực hiện cùng lúc 2 thí nghiệm:

* Thí nghiệm 1: Trải nghiệm để so sánh vật thấm nhiều, thấm ít và khơng thấm
nước.
- GV phát cho học sinh: các cốc nước màu, sử dụng các vật liệu để dẫn nước (dây
giày, khăn giấy, khăn mặt, dây dứa)
- HS trải nghiệm theo nhóm:
+ Đưa cùng một lúc một đầu của 4 loại dây vào cốc nước màu, đầu cịn lại bỏ vào
cốc khơng có nước.
+ Quan sát trong thời gian 5 phút.
+ Hoàn thiện phiếu bài tập:
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1:
Loại dây

Mức độ thấm nước
(thấm nhanh nhất, thấm ít, khơng thấm)

1. Dây giày:
2. Dây khăn giấy:
3. Dây khăn mặt:
4. Dây dứa:
*Thí nghiệm 2: Trải nghiệm để so sánh sự thấm qua độ dày, mỏng của vật thấm
- Làm thí nghiệm tương tự với 2 sợi dây cùng chất liệu (dây làm từ khăn mặt), với
độ dày mỏng khác nhau.


- HS dự đoán trên phiếu:
PHIẾU BÀI TẬP 2:
Loại dây

Tốc độ thấm nước


1. Dây mỏng
2. Dây dày
- GV chốt về tính chất của nước:
+ Nước chảy lan ra các phía, nước thấm qua một số vật.
+ Các chất liệu khác nhau có độ thấm nước khác nhau
+ Độ dày mỏng của vật liệu có độ thấm khác nhau.
3. Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng
a) Đề xuất và lựa chọn giải pháp
- HS kể tên các cơng việc chính khi thiết kế
+ Dụng cụ tưới nước tự động gồm những bộ phận nào: (bình tưới, dây dẫn thấm
nước, chậu cây)
+ Vật liệu để chế tạo? (Chai nhựa qua sử dụng, khăn mặt cũ)
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3:

Em muốn lựa chọn những vật liệu nào để làm dụng cụ tưới nước?

- Vật chứa nước:
- Vật dẫn nước:
- GV mô phỏng về sản phẩm: Bình tưới cây thân thiện.
- GV lưu ý cho HS trước khi thực hành chế tạo: thiết thực, thân thiện, tiết kiệm và
bảo vệ môi trường.
- HS thiết kế, phác thảo trên giấy mơ hình Bình tưới cây thân thiện.


- HS thực hành theo nhóm
- HS báo cáo, giải thích tại sao chọn những vật liệu đó để tạo ra sản phẩm.
- HS trao đổi giữa các nhóm
b) Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá
- HS thực hành chế tạo theo thiết kế của nhóm.
- HS So sánh sản phẩm với bản vẽ để có những điều chỉnh phù hợp.

- GV quan sát, hỗ trợ
c) Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh
- Các nhóm trưng bày sản phẩm, trình bày, giới cách sử dụng sản phẩm.
+ GV hướng dẫn HS sử dụng bảng kiểm để tự đánh giá các tiêu chí đã đạt được của
nhóm mình.
- Các nhóm khác trải nghiệm, đặt câu hỏi (Đổi chéo nhóm)


IV. Phụ lục
* Phiếu đánh giá:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM BÌNH TƯỚI CÂY THÂN THIỆN
Đánh dấu x vào mức độ đạt được của sản phẩm ở mỗi tiêu chí
STT

Tiêu chí

Đạt

Chưa
đạt

1
2
3
4
5
6
7

Tưới nước tự động.

Tưới được nước cho ít nhất 4 chậu cây
Lượng nước đảm bảo trong thời gian 1 ngày.
Lượng nước cung cấp phù hợp với loại cây.
Sử dụng vật liệu dễ kiếm, đã qua sử dụng
Dụng cụ dễ sử dụng
Sản phẩm đẹp mắt, tinh tế

* CHỐT KIẾN THỨC CHUNG TOÀN BÀI:
- Hôm nay các con đã vận dụng một số kiến thức môn khoa học để tạo ra được
một sản phẩm rất hữu ích đó là Bình tưới cây tự động. Vậy về nhà các con hãy tự
tạo một bình tưới tự động để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------

GIÁO ÁN STEM
Bài học STEM:
Môn: Toán
Họ và tên giáo viên:

Tháng 5, năm 2023


BÀI HỌC STEM: CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN (Tuần 33)
Lớp 4
Thời lượng: 2 tiết
Thời điểm tổ chức: Trong chủ đề: Thực vật và động vật (môn Khoa học)
Bài: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên ? (môn: Khoa học)
(Cách lấy 02 tiết để thực hiện bài học STEM như sau:)

Môn khoa học: Bài 47-48: Ánh sáng cần cho sự sống (2 tiết): Dạy 1 tiết
Mơn Khoa học: Bài 55-56: Ơn tập Vật chất và năng lượng (2 tiết): Dạy 1 tiết.
Dư 2 tiết: Dạy Chủ đề Stem: Thực hiện tuần 33 bài Chuỗi thức ăn trong tự
nhiên.
Mô tả bài học:
Nội dung môn Khoa học, Chủ đề “Thực vật và động vật” có các yêu cầu cần đạt
liên quan đến việc tìm hiểu chuỗi thức ăn của động vật.
Biết được: Trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn, các chuỗi thức ăn thường bắt
đầu từ thực vật. Thông qua chuỗi thức ăn, các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên hệ
mật thiết với nhau thành một chuỗi khép kín.
Biết vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn đơn giản.
Để đạt được các yêu cầu cần đạt này trong bài học stem “Chuỗi thức ăn trong tự
nhiên”, học sinh phải hiểu: Thế nào là chuỗi thức ăn; biết và vẽ được một số chuỗi
thức ăn trong tự nhiên; vẽ, (cắt, xé dán, in, ghép, nặn…) hiểu sơ đồ mối quan hệ
giữa động vật và thực vật; giữa động vật và động vật.
Sau đó trình bày giới thiệu sản phẩm với mọi người.
Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học:


Mơn học

Mơn học
chủ đạo

u cầu cần đạt
- Trình bày được mối liên hệ giữa các sinh vật trong tự
nhiên thông qua chuỗi thức ăn.

Khoa học


- Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn.
- Sử dụng được sơ đồ đơn giản để mô tả sinh vật này là
thức ăn của sinh vật khác trong tự nhiên.
- Phối hợp được một số kĩ năng: cắt, xé, dán, vẽ, in,

Mơn học
tích hợp
Mơn học
tích hợp

Mĩ thuật

Toán

ghép, nặn, uốn,… trong thực hành sáng tạo.
- Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục
đích sử dụng.
Thực hiện được ước lượng các kết quả đo lường trong
một số trường hợp đơn giản.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT (CỦA BÀI HỌC)
- Trình bày được mối liên hệ giữa các sinh vật trong tự nhiên thông qua chuỗi
thức ăn.
- Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn.
- Sử dụng được sơ đồ đơn giản để mô tả sinh vật này là thức ăn của sinh vật
khác trong tự nhiên.
- Hợp tác được với các thành viên trong nhóm trong việc thực hiện chuỗi sơ đồ mối
quan hệ giữa động vật và thực vật; giữa động vật và động vật, lên ý tưởng sơ đồ
chuỗi thức ăn trong tự nhiên khép kín và lựa chọn nguyên vật liệu cần sử dụng từ
những nguyên vật liệu sẳn có để cắt dán, tạo hình được các động vật, thực vật thành

một câu chuyện đơn giản. Bố trí nhân vật hợp lí để tạo thành chuỗi thức ăn, kể
chuyện.
- Tích cực, chủ động nêu ý kiến cá nhân, lắng nghe, góp ý và đưa ra các kết luận
hay điều chỉnh quá trình làm việc nhóm.


- Chăm chỉ thực hiện sơ đồ chuỗi thức ăn, hồn thành các nhiệm vụ được phân
cơng.
- Cẩn thận, trung thực trong ghi chép các thông tin khi thực hiện thí nghiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Chuẩn bị của giáo viên.
- Hình ảnh giới thiệu chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Phiếu giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh thực hiện, ghi chép.
- Thiết bị và học liệu cho mỗi nhóm (3 học sinh).

Hình
TT

Thiết bị/

Số

ảnh

lượng minh

Hình
TT

Thiết

bị/

Số lượng

họa
1

Giấy A3
Giấy

2

màu

6

6

36

7

Thước
compa
Sách,
vở


6
6


hình
con
Hộp bút
màu

6

8

bị,
chó,
mèo,
thỏ,
trâu,


4

Kéo

6

minh
họa

đội

3


ảnh

9

Mỗi loại 6 con


5

Cuộn
keo dán

6

10

Hình
ảnh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu (xác định vấn đề)
a. Khởi động
- Giáo viên phát ngẫu nhiên mũ cho học sinh (HS) đôi và chia lớp thành các
nhóm theo hình con vật trên mũ đội.
- Giáo viên chiếu cho HS xem lần lượt các hình ảnh trong chuỗi thức ăn và
nêu câu hỏi cho HS trả lời.
Ví dụ:
+ Đây là những hình ảnh gì? - Cây ngô, con châu chấu, con ếch.
+ Nêu mối liên hệ giữa cây ngô và con châu chấu, con ếch.
HS nêu, sau đó giáo viên (GV) dẫn dắt HS vào bài.

Các sinh vật trong tự nhiên có mối quan hệ với nhau bằng quan hệ thức ăn.
Sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia, rồi sinh vật nhận thức ăn đó lại là thức ăn
của sinh vật khác. Cứ như vậy, tạo thành một chuỗi thức ăn trong tự nhiên khép
kín. Bài học hơm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về mối quan hệ dinh dưỡng của các
sinh vật thông qua các chuỗi thức ăn trong tự nhiên khép kín. Thầy trị chúng ta
cùng nhau tìm hiểu nhé.
b. Giao nhiệm vụ
Để nhận biết được mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên và thiết kế được một
chuỗi thức ăn trong tự nhiên, chúng ta cần thực hiện các yêu cầu sau:
(1) Cung cấp được tên các con vật có trong sơ đồ.
(2) Được làm bằng các nguyên vật liệu được cung cấp (màu, giấy màu…)
(3) Đảm bảo tính thẩm mĩ, trình bày đẹp, ước lượng về hình dáng, hình ảnh
lớn, nhỏ giữa các con vật, cây cối.


Để làm được chuỗi thức ăn trong tự nhiên khép kín theo u cầu trên, cần tìm
hiểu các kiến thức nền ở hoạt động tiếp theo.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (tìm hiểu kiến thức)
a. Tìm hiểu tên các hình ảnh trong sơ đồ
Giáo viên chiếu hình minh họa trang 133, SGK cho học sinh trao đổi và trả lời
câu hỏi.
+ Hãy kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ: (Cây ngô, con cào cào, con ếch).
b. Tìm hiểu mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ (chuỗi thức ăn trong tự
nhiên khép kín)
- GV gọi HS trả lời câu hỏi. Yêu cầu mỗi HS chỉ trả lời 1 câu, HS khác bổ
sung.
+ Chỉ và nói rõ mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ? Cây ngô sẽ là thức ăn của
con cào cào, con cào cào sẽ là thức ăn của con ếch
+ Vậy cây ngơ có thể ăn được con ếch khơng? (nếu HS trả lời khơng GV sẽ
giải thích cho học sinh hiểu được xác chết của ếch là thức ăn của nhóm vi khuẩn

ngoại sinh. Nhờ có nhóm vi khuẩn ngoại sinh mà các xác chết hữu cơ trở thành các
chất khống (chất vơ cơ). Những chất khống này lại trở thành thức ăn của cây
ngô).
- GV bổ sung, chốt:
Đây là sơ đồ về một trong các chuỗi thức ăn trong tự nhiên: Cỏ là thức ăn của
cào cào, cào cào là thức ăn của ếch, xác chết của ếch là thức ăn của nhóm vi khuẩn
ngoại sinh. Nhờ có nhóm vi khuẩn ngoại sinh mà các xác chết hữu cơ trở thành các
chất khống (chất vơ cơ). Những chất khoáng này lại trở thành thức ăn của cỏ và
các cây khác.
Người ta gọi những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên là chuỗi thức ăn
khép kín. Vậy các em hiểu thế nào là chuỗi thức ăn?


“Chuỗi thức ăn là một dãy bao gồm nhiều sinh vật, mỗi lồi là một mắc xích
thức ăn, mỗi “mắc xích” thức ăn tiêu thụ mắt xích ở phía trước nó bị mắc xích ở
phía sau tiêu thụ”.
- Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn, các chuỗi thức ăn
thường bắt đầu từ thực vật. Thông qua chuỗi thức ăn, các yếu tố vô sinh và hữu
sinh liên hệ mật thiết với nhau thành một chuỗi khép kín.
3. Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng (vễ sơ đồ chuỗi thức ăn trong tự
nhiên và chia sẻ)
a. Đề xuất và lựa chọn giải pháp
Giáo viên cho học sinh quan sát hình mẫu và mơ tả lại hình dạng, kích thước,
ước lượng về độ lớn nhỏ giữa các con vật, cây cối.
- Dựa vào việc tìm hiểu sản phẩm, các nhóm lựa chọn vật liệu, dụng cụ để vẽ
sơ đồ đáp ứng các yêu cầu đặt ra.
- Các phát thảo sơ đồ và trình bày sơ đồ phát thảo.
Giao viên có thể đặt ra một số câu hỏi để thảo luận:
+ Bán kính hình trịn bao nhiêu cm?
+ Thể hiện mũi tên sơ đồ về hướng nào?

+ Vị trí đặt các hình ảnh, bố cục như thế nào?
+ Kích thước các hình ảnh, độ thẩm mĩ,…
Giáo viên hướng dẫn HS các bước tiến hành.
HS làm việc theo nhóm, làm sản phẩm theo phương án đã thống nhất trong
vòng 25 phút(giáo viên có thể điều chỉnh tùy theo đặc điểm HS, thời gian)
Các nhóm tiến hành làm và thử nghiệm sản phẩm theo bản vẽ đã phát thảo.
Trong quá trình làm sản phẩm, các nhóm có thể điều chỉnh phương án nếu cần. Ghi
chú lại điều chỉnh này.
Các nhóm tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình đã đạt các yêu cầu giáo viên
đề ra ban đầu chưa.


Giáo viên quan sát, hổ trợ các nhóm trong quá trình vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn
trong tự nhiên.
Giáo viên yêu cầu học sinh giữ vệ sinh sau khi hoàn thành sản phẩm.
c. Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh sơ đồ chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Giới thiệu sản phẩm.
- Giải thích sơ đồ và mối quan hệ các hình ảnh trong sơ đồ.
- Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và nhóm khác.
- Giáo viên tổng hợp, đánh giá kết quả, nhận xét tiết học, tuyên dương, khen
thưởng…/.



×