Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

hệ thống câu hỏi sinh học ôn thi tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.92 KB, 15 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP SINH HỌC
(Các câu hỏi thường gặp)
A.Cấu trúc đề thi TN: nằm trong chương trình Sgk Sinh học 12 gồm 2 phần:
Cơ sở di truyền học
Chương III : Biến dị :11 câu.*
Chương IV : Ứng dụng di truyền học vào chọn giống : 9 câu*
Chương V : Di truyền học người : 2 câu.
Sự phát sinh và phát triển sự sống
Chương I : Sự phát sinh sự sống : 2 câu.
Chương II : Sự phát triển của sinh vật : 2 câu.
Chương III : Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa : 12 câu*
Chương IV : Phát sinh loài người : 2 câu.
B.Hệ thống các câu hỏi thường gặp :
PHẦN 1 : 8 điểm.

Chương Biến dị

Câu 1: Đột biến được định nghĩa như sau
A. Đột biến là những biến đổi bất thường trong cấu trúc di truyền ở mức phân tử (ADN)
B. Đột biến là những biến đổi của vật chất di truyền đã thể hiện trên kiểu hình của cơ thể
C. Đột biến là những biến đổi của vật chất di truyền đã thể hiên trên kiểu hình của cơ thể
D. Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền,xảy ra ở cấp độ phân tử (ADN) hoặc cấp độ tế
bào ( nhiễm sắc thể )
Câu 2 : Thể đột biến được định nghĩa như sau :
A.Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit, xảy ra tại 1 điểm
nào đó của phân tử ADN.
B.Là các biến đổi trong vật chất di truyền.
C.Là những cá thể mang đột biến đã thể hiện trên kiểu hình của cơ thể
D.Là những biến đổi bất thường trong cấu trúc di truyền ở mức tế bào (biến đổi bất thường trong cấu
trúc nhiễm sắc thể)
Câu 3 : Trong những dạng biến đổi vật chất di truyền dưới đây,dạng đột biến nào là đột biến gen:


I. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể(NST)
II.Mất cặp nuclêôtít
III.Tiếp hợp và trao đổi chéo trong giảm phân
IV.Thay cặp nuclêôtít
V.Đảo đoạn NST
VI.Thêm cặp nuclêôtít
VII.Mất đoạn NST
A. I,II,III,IV,VI
B. II,IV,VI
C. II,III,IV,VI
D. I,V,VII
Câu 4 : Đột biến gen là những biến đổi
A. kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường.
B. trong vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
C. kiểu gen của cơ thể do lai giống.
D. trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó của
phân tử ADN.
Câu 5: Dạng đột biến gen có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc phân tử prôtêin do gen đó chỉ huy tổng hợp là
A. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá cuối.
B. mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ 10.
C. thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ 10.
D. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit ở 2 bộ ba mã hoá cuối.
Câu 6 : Đột biến do các nguyên nhân nào dưới đây gây ra:
A.Do những tác nhân của môi trường ngoài cơ thể, gồm có các tác nhân vật lý hoặc tác nhân hoá học
B.Do những nguyên nhân bên trong cơ thể gây ra những biến đổi sinh lý, hoá sinh trong tế bào
C.Do sai sót ngẫu nhiên trong quá trình nhân đôi của ADN hoặc quá trình phân ly của nhiễm sắc thể
D.Tất cả các nguyên nhân trên.
Câu 7: Nguyên nhân gây đột biến là do :
A. Môi trường không thay đổi.
B. Các tác nhân lý hóa của ngoại cảnh hoặc những rối loạn về sinh lý, hóa sinh của tế bào.

C. Sự thay đổi thường xuyên của môi trường.
D. Sự thay đổi mang tính chu kỳ của môi trường (thay đổi không thường xuyên)
Câu 8: Những dạng đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi tổng số nuclêotít và số liên kết hyđrô so với gen
ban đầu?
A. Thay thế 1 cặp nuclêôtit và thêm1 cặp nuclêôtit.
B. Đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit và thay thế 1 cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô.
C. Mất một cặp nuclêôtit và thay thế 1 cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hiđrô.
D. Mất một cặp nuclêôtit và đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit.
Câu 9 Những dạng đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi tổng số nuclêotít và số liên kết hyđrô so với gen
ban đầu ?
A. Thay thế 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nuclêôtit.
B. Mất một cặp nuclêôtit và thay thế 1 cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hiđrô.
C. Đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit và thay thế 1 cặp nuclêôtit A-T bằng T-A.
D. Mất một cặp nuclêôtit và đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit.

Câu 10 : Trong các bệnh sau đây ở người, bệnh do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên là bệnh
A. máu khó đông.
B. Đao.
C. tiểu đường.
D. thiếu máu hồng cầu hình liềm.
Câu 11: Loại đột biến không được di truyền qua sinh sản hữu tính là đột biến
A. giao tử.
B. xôma.
C. tiền phôi.
D. gen.
Câu 12 Đột biến dị bội 2n + 1 ở người liên quan đến các bệnh và tật di truyền :
A. Tật sứt môi, hội chứng Đao, ung thư máu.
B. Bệnh bạch tạng, hội chứng tiếng mèo kêu, hồng cầu hình liềm.
C. Hội chứng 3X, Claiphentơ, Đao.
D. Hội chứng Đao, tật thừa ngón, bệnh bạch tạng.

(giải thích : Vì 2n + 1 là có 3 NST ở 1 cặp, còn gọi là thể ba nhiễm. 3X là XXX, Claiphentơ là XXY, Đao
là 3 NST ở cặp số 21).

Câu 13: Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, dạng làm cho số lượng vật chất di truyền không thay đổi là
A. mất đoạn.
B. lặp đoạn.
C. chuyển đoạn.
D. đảo đoạn.

Câu 14: Ở cà chua (2n = 24 nhiễm sắc thể), số nhiễm sắc thể ở thể tam bội là:
A. 48.
B. 36. (vì tam bội là 3n)
C. 27.
D. 25.
Câu 15: Thể đột biến mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng tăng thêm 1 chiếc được gọi là
A. thể đa bội.
B. thể tam bội.
C. thể đa nhiễm.
D. thể tam nhiễm.
Câu 16 : Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể thường gây hậu quả
A. mất khả năng sinh sản của sinh vật.
B. giảm cường độ biểu hiện tính trạng.
C. tăng cường độ biểu hiện tính trạng.
D. giảm sức sống hoặc làm chết sinh vật.
Câu 17: Bệnh hồng cầu hình liềm ở người là do dạng đột biến
A. thay thế 1 cặp nuclêôtit.
B. đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit.
C. thêm 1 cặp nuclêôtit.
D. mất 1 cặp nuclêôtit.
Câu 18: Ở người, một số đột biến trội gây nên các bệnh, tật:

A. mù màu, bạch tạng, hồng cầu hình liềm.
B. máu khó đông, mù màu, bạch tạng.
C. bạch tạng, máu khó đông, câm điếc.
D. tay 6 ngón, ngón tay ngắn.
Câu 19: Cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể là:
A. Quá trình tự nhân đôi nhiễm sắc thể bị rối loạn.
B. Sự phân ly không bình thường của một hay nhiều cặp NST ở kỳ sau của quá trình phân bào.
C. Cấu trúc nhiễm sắc thể bị phá vỡ.
D. Quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể bị rối loạn.
Câu 20 : Các dạng đột biến chỉ làm thay đổi vị trí của gen trong phạm vi 1 nhiễm sắc thể là
A. đảo đoạn nhiễm sắc thể và chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.
B. đảo đoạn nhiễm sắc thể và lặp đoạn trên 1 nhiễm sắc thể.
C. đảo đoạn nhiễm sắc thể và mất đoạn nhiễm sắc thể.
D. mất đoạn nhiễm sắc thể và lặp đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 21 : Hiện tượng nào sau đây là thường biến?
A. Cây rau mác trên cạn có lá hình mũi mác, khi mọc dưới nước có thêm loại lá hình bản dài.
B. Bố mẹ bình thường sinh con bạch tạng.
C. Trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng.(Vd SGK)
D. Lợn có vành tai bị xẻ thuỳ, chân dị dạng.
Câu 22 : Thường biến là :
A. Một loại đột biến trên kiểu hình, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể, dưới ảnh hưởng của môi
trường
B. Một loại biến dị di truyền được.
C. Là những biến đổi ở kiểu hình của cùng 1 kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới
ảnh hưởng của môi trường.
D. Là những biến đổi trên vật chất di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử ( ADN) hoặc cấp độ tế bào (nhiễm
sắc thể)
Câu 23: Hội chứng siêu nữ có đặc điểm gì?
A. Có 3 nhiễm sắc thể X (còn gọi là hội chứng 3X).
B. Nữ, buồng trứng và dạ con không phát triển, thường rối loạn kinh nguyệt, khó có con.

C. Nữ, lùn, cổ ngắn, trí tuệ chậm phát triển.
D. A và B.
Câu 24 : Hội chứng Tơcnơ là:
A. Một hậu quả của thể dị bội NST giới tính ở người.
B. Tế bào chỉ có 1 NST X (0X)
C. Nữ, lùn, cổ ngắn, không có kinh nguyệt, vú không phát triển, âm đạo hẹp, dạ con nhỏ, trí tuệ chậm
phát triển.
D. Tất cả các đặc điểm trên.
Câu 25 : Thể đột biển dị bội NST giới tính nào ở người có các đặc điểm : nam, mù màu, thân cao, chân tay dài,
tinh hoàn nhỏ, si đần, vô sinh, cặp NST giới tính XXY?
A. Hội chứng Đao.
B. Hội chứng Tơcnơ.
C. Hội chứng Claiphentơ.
D. A,B,C đều sai.
Câu 26: Hội chứng Đao là :
A. Một hậu quả của ĐB dị bội: 3 NST số 21 ở người.
B. Người mắc Đao có đặc điểm :cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắt xếch, lông mi ngắn và thưa, lưỡi dài
và dày, ngón tay ngắn, cơ thể chậm pt, si đần, thường vô sinh.
C.Gặp ở cả 2 giới.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 27 : Mức phản ứng là :
A.Giới hạn thường biến của một kiểu hình.
B. Giới hạn thường biến của một kiểu gen trước các điều kiện môi trường khác nhau.
C. Mức tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
D. Mức độ phản ứng của 1 gen trước các tác nhân gây đột biến.

Câu 28: Đặc điểm của tế bào đa bội là :
A. Lượng ADN tăng gấp đôi nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ.
B. Lượng ADN tăng gấp bội,quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ
C. Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khỏe, chống chịu tốt.

D. B và C.
Câu 29 : Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể thường gây hậu quả
A. tăng cường độ biểu hiện tính trạng.
B. giảm sức sống hoặc làm chết sinh vật.
C. mất khả năng sinh sản của sinh vật.
D. giảm cường độ biểu hiện tính trạng.
Câu 30: Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào sau đây quy định?
A. Điều kiện môi trường.
B. Kiểu gen của cơ thể.
C. Thời kỳ phát triển.
D. Thời kỳ sinh trưởng.
Câu 31: Một trong những đặc điểm của thường biến là
A. không thay đổi kiểu gen, thay đổi kiểu hình.
B. không thay đổi kiểu gen, không thay đổi kiểu hình.
C. thay đổi kiểu gen và không thay đổi kiểu hình.
D. thay đổi kiểu gen và thay đổi kiểu hình.
Câu 32: Khi nói về biến dị của sinh vật, nhận định nào sau đây là không đúng ?
A. Đột biến di truyền được, còn thường biến không di truyền được.
B. Đột biến là sự biến đổi theo hướng xác định, thường biến xảy ra trên một số cá thể.
C. Đột biến là sự biến đổi trong kiểu gen,thường biến là sự biển đổi ở kiểu hình.
D. Đột biến là sự biến đổi đột ngột không xác định, thường biến diễn ra đồng loạt tương ứng với điều kiện
môi trường.
Câu 33: Ở người, bệnh ung thư máu được phát hiện là do đột biến :
A.Lặp đoạn NST số 1.
B.Mất đoạn NST số 21.
C.Mất đoạn NST số 2.
D.Lặp đoạn NST số 5.
Câu 34: Ở người, những biến dị nào sau đây là thường biến ?
A. hồng cầu có dạng hình lưỡi liềm.
B. người bạch tạng có da trắng, tóc trắng, mắt hồng.

C. bàn tay bị dính ngón 2-3, mù màu.
D. da bị sạm đen khi phơi nắng, số lượng hồng cầu tăng lên khi di cư lên vùng cao.

Câu 35: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói đến đột biến đảo đoạn NST?
A. Các gen trong nhóm liên kết không thay đổi về số lượng và thành phần gen.
B. Đoạn NST có thể chứa hoặc không chứa tâm động.
C. Đảo đoạn NSTgóp phần tăng cường sự sai khác giữa các NST tương ứng giữa các nòi trong loài.
D. Đoạn NST bị đảo phải nằm ở đầu cách hay giữa NST và không mang tâm động.
Câu 36: Ở người , những bệnh và tật di truyền nào sau đây liên quan đến NST giới tính?
A. Mù màu, ngón tay ngắn, câm điếc bẩm sinh.
B. Mù màu, máu khó đông, có túm lông ở tai.
C. Xương chi ngắn, sáu ngón tay, bạch tạng.
D. Đao, Tớcnơ, hồng cầu hình lưỡi liềm.
Câu 37 : Theo quan điểm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là
A. ADN và prôtêin.
B. ARN và prôtêin.
C. axit nuclêic và prôtêin.
D. ADN và ARN.
Câu 38 : Phát biểu nào sau đây không đúng về đột biến gen :
A. Đột biến gen làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.
B. Đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể.
C. Đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit trong cấu trúc của gen.
D. Đột biển gen là do thay đổi vị trí các gen trên nhiễm sắc thể.
Câu 39 : Những dạng đột biến phát sinh trong quá trình nguyên phân là :
A.xôma và đột biến tiền phôi.
B.giao tử và đột biến xôma.
C.cấu trúc NST và đột biến tiền phôi.
D.tiền phôi và đột biến giao tử.
Câu 40 : Sự thay đổi số cặp nuclêôtit ở trường hợp nào sau đây không phải là cảu đột biến gen ?
A. Chuyển một số cặp nuclêôtit từ NSt này sang NST khác.

B. Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.
C. Đảo vị trí một số cặp nuclêôtit.
D. Thêm một số cặp nuclêôtit.
********************************
Chương Ứng dụng di truyền học vào chọn giống
Câu1: Trong kỹ thuật di truyền người ta thường dùng thể truyền là
A. thực khuẩn thể và plasmit.
B. plasmit và nấm men.
C. plasmit và vi khuẩn.
D. thực khuẩn thể và vi khuẩn
Câu 2: Các vi khuẩn cùng loài có thể có số lượng plasmit khác nhau. Sự khác nhau đó là do plasmit :
A. Có số lượng nuclêôtit khác nhau.
B. Là ADN trần, xoắn kép, dạng vòng.
C. Nằm trong tế bào chất.
D. Có khả năng nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể.
Câu 3: Công nghệ ADN tái tổ hợp không trực tiếp sản xuất được hợp chất sinh học nào sau đây :
A. Văcxin chống các bệnh do virut gây ra.
B. Hoocmôn sinh trưởng tự nhiên của động vật.
C. Hoocmôn sinh trưởng tự nhiên của thực vật.
D. Insulin.
Câu 4 : Để nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN plasmit, người ta sử dụng enzim
A. reparaza.
B. pôlymeraza.
C. restrictaza.
D. ligaza.
Câu 5: Những loại enzim nào sau đây được sử dụng trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp?
A. Amilaza và ligaza.
B. ARN-pôlimeraza và peptidaza.
C. ADN-pôlimezara và amilaza.
D. Restrictaza và ligaza.

Câu 6 : Một trong những ứng dụng của kỹ thuật di truyền là
A. tạo các giống cây ăn quả không hạt.
B. tạo thể song nhị bội.
C. sản xuất lượng lớn prôtêin trong thời gian ngắn.
D. tạo ưu thế lai.
Câu 7 : Trong kỹ thuật di truyền, ADN tái tổ hợp được tạo ra bằng cách
A. chuyển ADN của tế bào cho vào tế bào nhận.
B. Nối đoạn ADNcủa tế bào cho với ADN tế bào nhận
C. Nối đoạn ADNcủa tế bào cho với ADN thể truyền ở vị trí xác định.
Câu 8 : Trong kỹ thuật cấy gen, người ta chọn vi khuẩn E.Coli làm tế bào nhận vì E.Coli có
A. Kích thước lớn, dễ nhận ADN tái tổ hợp.
B. Khả năng sinh sản rất nhanh, dễ nuôi cấy.
C. Sẵn trong tự nhiên, không phải nuôi cấy
D. Nhiều plasmit trong tế bào chất.
Câu 9 : Tia tử ngoại thường được dùng để gây đột biến nhân tạo trên các đối tượng
A. hạt khô và bào tử.
B. vi sinh vật, hạt phấn, bào tử.
C. hạt nẩy mầm và vi sinh vật.
D. hạt phấn và hạt nảy mầm.
Câu 10: Tia tử ngọai được phân tử ADN hấp thụ nhiều nhất khi có bước sóng
A. 257 nm
B. 340 nm
C. 175 nm
D. 280 nm
Câu 11: Cơ chế tác dụng của tia phóng xạ trong việc gây đột biến nhân tạo là gây
A. kích thích và ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống.
B. kích thích các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống.
C. kích thích nhưng không ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống.
D. ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống.
Câu 12: Các loại tia phóng xạ được dùng để gây đột biến nhân tạo do có khả năng :

A. kích thích nhưng không gây ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua mô sống.
B. Cản trở sự phân ly của các NST trong quá trình phân bào.
C. Thay thế hoặc làm mất một số cặp nuclêôtit, gây đột biến gen.
D. Kích thích và ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống.
Câu 13: Chất cônsixin thường được dùng để gây đột biến thể đa bội ở thực vật, do nó có khả năng
A. kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển.
B. tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào.
C. cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm cho nhiễm sắc thể không phân ly.
D. tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ.
Câu14: Cônsixin thường được dùng để gây đột biến thể đa bội ở thực vật vì nó có khả năng
A. Ngăn cản sự hình thành thoi vô sắc, làm cho các cặp NST kép không phân ly trong phân bào.
B. Kích thích tế bào phân chia mạnh mẽ, làm cho cơ quan sinh dưỡng lớn hơn mức bình thường.
C. Cản trở sự hình thành vách ngăn trong quá trình phân bào.
D. Cản trở sự hình thành màng nhân trong quá trình phân bào.

Câu 15 : Thể đa bội thường gặp ở
A. vi sinh vật.
B. thực vật.
C. thực vật và động vật.
D. động vật bậc cao.
Câu 16: Hiện tượng thoái hoá giống ở một số loài sinh sản hữu tính là do
A. lai khác giống, lai khác thứ.
B. tự thụ phấn, giao phối cận huyết.
C. lai khác loài, khác chi.
D. lai khác dòng.
Câu 17: Để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai người ta dùng
A. các xung điện cao áp.
B. vi rút xenđê.
C. môi trường nuôi dưỡng chọn lọc.
D. hoóc môn thích hợp.

Câu 18 : Phép lai biểu hiện rõ nhất ưu thế lai là lai
A. khác thứ.
B. khác loài.
C. khác dòng.
D. cùng dòng.
Câu 19: Trong lai khác dòng tạo ưu thế lai, người ta thường cho lai thuận nghịch nhằm mục đích :
A. Tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.
B. Xác định tính trạng trội.
C. Xác định tính trạng lặn.
D. Tạo ra con lai có sức sống cao hơn bố mẹ.
Câu 20 : Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa là do :
A. Cơ thể lai xa có sự cách ly sinh thái với các cá thể khác cùng loài.
B. Bộ NST của 2 loài bố mẹ không tương đồng, ảnh hưởng tới sự tiếp hợp của các NST trong kỳ
đầu của giảm phân I, do đó quá trình phát sinh giao tử bị trở ngại.
C. Cơ thể lai xa có cơ quan sinh sản bị thoái hóa hoặc dị dạng.
D. Cơ thể lai xa có cấu tạo cơ quan sinh sản không phù hợp với cá thể khác cùng loài nên không
giao phối được.
Câu 21 : Lai xa là phép lai
A. Cải tạo giống địa phương bằng giống nhập nội.
B. Giữa các thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ có nguồn gen khác nhau.
C. Giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
D. Giữa các cá thể thuộc các loài hoặc chi, họ khác nhau.
Câu 22 : Dạng song nhị bội hữu thụ được tạo ra bằng cách
A. gây đột biến nhân tạo bằng 5-brôm uraxin.
B. gây đột biến nhân tạo bằng tia phóng xạ.
C. lai xa kèm theo đa bội hoá.
D. gây đột biến nhân tạo bằng cônsixin.
Câu 23 : Con la được sinh ra là kết quả lai xa giữa
A. Ngựa cái (2n = 62) với lừa đực (2n = 64).
B. Lừa cái (2n = 64) với ngựa đực (2n = 62).

C. Ngựa cái (2n = 64) với lừa đực (2n = 62).
D. Lừa cái (2n = 62) với ngựa đực (2n = 64).
Câu 24 : Phương pháp có thể tạo ra cơ thể lai có nguồn gen khác xa nhau mà bằng phương pháp lai hữu tính
không thể thực hiện được là lai
A. khác thứ.
B. tế bào sinh dưỡng
C. khác dòng.
D. khác loài
Câu 25 : Ưu thế nổi trội nhất của lai tế bào sinh dưỡng so với lai hữu tính là có thể tạo được cây lai có
A. Cơ quan sinh dưỡng lớn hơn, khả năng chống chịu cao hơn.
B. Nguồn gen từ bố mẹ rất xa nhau trong hệ thống phân loại.
C. Quả to và không có hạt.
D. Bộ NST có số lượng nhiều hơn bố mẹ.
Câu 26 : Trong phương pháp lai tế bào sinh dưỡng, để tăng tỷ lệ kết thành tế bào lai, người ta bổ sung vào môi
trường nuôi cấy :
A. Chất kích thích sinh trưởng.
B. Các viruts Xenđê đã làm giảm hoạt tính.
C. Một số enzim thích hợp.
D. Các hoocmôn phù hợp.
Câu 27: Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết nhằm mục
đích
A. tạo ưu thế lai.
B. tạo giống mới.
C. cải tiến giống.
D. tạo dòng thuần.
Câu 28 : Trong chọn giống vật nuôi, người ta thường dùng phương pháp chọn lọc cá thể đối với những tính trạng

A. Hệ số di truyền cao.
B. Mức phản ứng rộng.
C. Hệ số di truyền thấp.

D.Mức phản ứng hẹp.
Câu 29 : Trong chọn giống cây trồng, phương pháp chọn lọc hàng loạt thường được áp dụng với các tính trạng :
A. Có hệ số di truyền thấp.
B. Phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường.
C. Có hệ số di truyền cao.
D. Do nhiều gen quy định.
Câu 30 : Ưu điểm nổi trội của phương pháp chọn lọc cá thể là
A. Kết hợp đánh giá kiểu hình với kiểm tra được kiểu gen của giống.
B. Đơn giản, dễ tiến hành, có thể áp dụng rộng rãi.
C. Không gây tốn kém do đó làm giảm giá thành trong chọn giống.
D. Hiệu quả chọn lọc rất cao.
Chương Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa
Chương có 7 nội dung:
1. Các học thuyết tiến hóa được xây dựng để giải thích vì sao sinh giới ngày nay tồn tại ở 2 đặc điểm: đa dạng và rất
hợp lý. Thuyết tiến hóa cổ điển gồm thuyết TH của Lamác,thuyết TH của Đacuyn - trong đó Lamác và
Đacuyn còn nhiều thiếu sót. Thuyết TH hiện đại gồm thuyết TH tổng hợp và thuyết TH bằng các đột biến
trung tính(thuyết tiến hóa của M.Kimura)
2. Sự cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể giao phối : nội dung này học về Định luật Hacđi-Vanbec:"Trong
những điều kiện nhất định thì trong quần thể giao phối(ngẫu phối), tần số tương đối của các alen ở mỗi
gen có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác." Cụ thể :
Trong 1 quần thế giao phối :
- Giả sử chiều cao do 1 gen quy định, gen này có 2 alen: A (trội) quy định thân cao, a (lặn) quy định
thân thấp.
- Gọi tần số tương đối của 2 alen A : p ; a : q.
- 2 alen này tạo 3 kiểu gen AA, Aa, aa.
- Khi quần thể đạt cân bằng thì tỉ lệ 3 kiểu gen được tính theo công thức :
p
2
AA : 2pqAa : q
2

aa.
3. Các nhân tố tiến hóa : sự tiến hóa là quá trình thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể giao phối. Các nhân tố
làm thay đổi thành phần kiểu gen của QT giao phối gọi là các nhân tố tiến hóa. Gồm 4 nhân tố:
- Quá trình đột biến: Đột biến tự nhiên là nguồn nguyên liệu (chứ ko phải đb nhân tạo) cho quá trình tiến
hóa, trong đó ĐB gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu. Mặt khác đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho
CLTN
- Quá trình giao phối: tạo vô số biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho CLTN.
- Quá trình chọn lọc tự nhiên: có vai trò chọn lọc tích lũy những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có
hại.Cần phân biệt 2 quan điểm về CLTN : quan điểm của Đacuyn và quan điểm của thuyết tiến hóa hiện
đại.
- Các cơ chế cách ly : cách ly địa lý, cách ly sinh thái, cách ly sinh sản, cách ly di truyền.
4.Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi:- Thích nghi kiểu gen?Thích nghi kiểu hình là gì?
- Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi: Sự hình thành mỗi đặc
điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là một quá trình lịch sử lâu dài chịu sự chi phối của 3 nhân tố chủ
yếu : quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình CLTN.
5. Phân biệt 2 loài thân thuộc.Khái niệm về loài:
- Phân biệt 2 loài thân thuộc ( 2 loài rất giống nhau) có thể dựa trên các tiêu chuẩn:
+Tiêu chuẩn hình thái : đặc điểm hình dạng bên ngoài.
+Tiêu chuẩn địa lý - sinh thái : Sự khác nhau về nơi sống.
+Tiêu chuẩn sinh lý - hóa sinh : prôtêin khác nhau.
+Tiêu chuẩn di truyền : khác nhau về bộ NST.
- Khái niệm loài : Ở loài giao phối -> loài là 1 nhóm quần thể có nhứng tính trạng chung về hình thái, sinh lý, có khu
phân bố xác định, trong đó các cá thể có khả năng giao phối với nhau và được cách ly sinh sản với những
nhóm quần thể khác.
Quần thể là đơn vị cơ bản trong cấu trúc của loài.
6.Quá trình hình thành loài mới : chủ yếu theo 3 phương thức :
+ Hình thành loài bằng con đường địa lý
+ Hình thành loài bằng con đường sinh thái
+ Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa.
7.Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hóa của sinh giới : Từ sơ đồ phân ly tính trạng có thể kết luận toàn bộ các

loài sinh vật đa dạng, phong phú ngày nay đều có một ngồn gốc chung.
Chiều hướng tiến hóa của sinh giới : - Ngày càng đa dạng
- Tổ chức ngày càng cao.
- Thích nghi ngày càng hợp lý : là chiều hướng cơ bản nhất.
Câu 1: Theo quan niệm của Lamac, tiến hóa là quá trình :
A.phát triển có tính kế thừa lịch sử, theo hướng ngày càng hoàn thiện.
B.tích lũy các biến dị có lợi, đào thái những biến dị có hại dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
C.tích lũy các biến dị có lợi, đào thái những biến dị có hại dưới ảnh hưởng gián tiếp của môi trường.
D.củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính không liên quan đến chọn lọc tự nhiên.
Câu 2: Đóng góp quan trọng nhất trong học thuyết Lamac là
A. bác bỏ vai trò của thượng đế trong việc sáng tạo ra các loài sinh vật.
B. giải thích sự đa dạng của sinh giới bằng thuyết biến hình.
C. chứng minh sinh giới là kết quả của quá trình phát triển từ đơn giản đến phức tạp.
D. nêu được vai trò của chọn lọc tự nhiên trong lịch sử tiến hóa.

Câu 3: Người đầu tiên đưa ra khái niệm “Biến dị cá thể” là
A. Moocgan.
B. Đacuyn.
C. Lamac.
D. Menđen.
Câu 4: Khái niệm biến dị cá thể theo Đacuyn:
A. Những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong quá trình sinh sản, theo
những hướng không xác định. Là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá.
B. Sự tái tổ hợp lại các gen trong quá trình di truyền do hoạt dộng sinh sản hữu tính
C. Do sự phát sinh các đột biến trong quá trình sinh sản
D. B và C đúng
Câu 5: Khi đề cập đến vai trò của biến dị trong chọn giống và tiến hóa, Đacuyn cho rằng :
A. Biến dị cá thể là nguyên liệu chính của chọn lọc tự nhiên.
B. Chỉ có những biến dị xác định mới là nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
C. Chỉ có những biến dị không xác định mới là nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.

D. Biến dị là nhân tố chính trong sự hình thành dặc điểm thích nghi của sinh vật.
Câu 6: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chọn giống và tiến hóa là những :
A. Biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẻ theo hướng xác định.
B. Biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẻ theo hướng không xác định.
C. Biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định dưới tác dụng của ngoại cảnh.
D. Biến đổi trong đời cá thể do tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động
vật.
Câu 7: Theo quan niệm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
A. tế bào.
B. quần xã.
C. quần thể.
D. cá thể.
Câu 8: Theo Đacuyn thực chất của chọn lọc tự nhiên là:
A. Sự phân hoá khả năng sinh sản giữa các cá thể trong quần thể.
B. Sự phân hoá khả năng sống sót giữa các cá thể trong quần thể.
C. Sự phân hoá khả năng biến dị của các cá thể trong loài.
D. Sự phân hoá khả năng phát sinh các đột biến của các cá thể trong quần
Câu 9: Thành công lớn nhất của Đacuyn trong học thuyết tiến hóa là đã khẳng định
A. loài mới được hình thành theo con đường phân ly tính trạng.
B. toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của sinh vật
C. chọn lọc tự nhiên là nhân tố chính quy định chiều hướng tiến hóa của sinh giới.
D. biến dị là nhân tố chính trong sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật.
Câu 10: Tồn tại chủ yếu của học thuyết Đacuyn là:
A. Đánh giá chưa đầy đủ về vai trò chọn lọc trong quá trình tiến hoá.
B. Giải thích chưa thỏa đáng về quá trình hình thành loài mới.
C. Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền biến dị.
D. Chưa thành công trong việc giải thích cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi.
Câu 11: Trong quá trình tiến hóa nhỏ, các cơ chế cách ly có vai trò
A. xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa hai quần thể đã phân ly.
B. thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể gốc.

C. làm thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới.
D. góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.
Câu 12: Thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính do M.Kimura (1968) đề xuất dựa trên các nghiên cứu về
những biến đổi trong
A. Cấu trúc của các hệ gen.
B. Cấu trúc của các phân tử prôtêin.
C. Cấu trúc của các NST.
D. Hoạt động của các enzim.
Câu 13: Một quần thể ngẫu phối có đặc điểm là :
A. có tính đa hình cao nhờ tần số alen luôn biến đổi
B. có các hình thức sinh sản phong phú.
C. đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
D. gen lặn luôn tiềm ẩn ở trạng thái dị hợp.
Câu 14: Nội dung nào sau đây thuộc định luật Hacđi-Vanbec?
A. Tỷ lệ kiểu hình được duy trì ổn định quá các thế hệ.
B. Tần số tương đối của các alen có thể bị thay đổi do quá trình đột biến và chọn lọc tự nhiên.
C. Tần số tương đối của các alen của mỗi gen có khuynh hướng duy trì ổn định qua các thế hệ.
D. Tần số tương đối của các alen của kiểu gen có khuynh hướng duy trì ổn định qua các thế hệ.
Câu 15: Giả sử trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc và đột biến, tần số tương đối của
các alen A và a là: A : a = 0,6:0,4. Tần số tương đối của alen A : a ở các thế hệ sau sẽ là:
A. A : a = 0,8:0,2.
B. A : a = 0,7:0,3.
C. A : a = 0,6:0,4.
D. A : a = 0,5:0,5.
( theo Đl Hacđi-Vanbec thì tần số tương đối các alen của mỗi gen ko đổi qua các thế hệ)
Câu 16: Một gen gồm 2 alen A và a, giả sử trong một quần thể ngẫu phối đã đạt trạng thái cân bằng,tần số
tương đối của các kiểu gen là 0.81AA + 0.18Aa + 0.01aa = 1. Hãy cho biết tần số tương đối của các alen
A, a trong quần thể:
A. A: 0,1; a: 0,.9
B. A: 0,3; a: 0,7

C. A: 0,9; a: 0,1
D. A: 0,7; a: 0,3
Câu 17: Trong một quần thể ngẫu phối có tỉ lệ các alen là 0,7A : 0,3a. Cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng
thái cân bằng di truyền là
A. 0,49aa : 0,42Aa : 0,09AA.
B. 0,01aa : 0,58Aa : 0,41AA.
C. 0,09aa : 0,42Aa : 0.49AA.
D. 0,41aa : 0,58Aa : 0,01AA.
Câu 18: Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh sự
A. mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể giao phối.
B. cân bằng thành phần kiểu hình trong quần thể giao phối.
C. ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể giao phối.
D. mất cân bằng thành phần kiểu hình trong quần thể giao phối.
Câu 19: Ý nghĩa lý luận của định luật Hacđi-Vanbec là
A. Giải thích tính ổn định tương đối qua một thời gian của các quần thể trong tự nhiên.
B. Từ tỉ lệ kiểu hình có thể suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần số tương đối của các alen trong quần thể.
C. Giải thích cơ sở lý luận của quá trình tiến hóa nhỏ, cho biết được tốc độ biến đổi thành phần kiểu gen
của quần thể.
D. Giải thích vì sao quần thể là đơn vị tiến hóa cơ bản, sự mất cân bằng của quần thể sẽ đưa đến sự
tiến hóa.
Câu 20: Ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacđi-Vanbec là giúp các nhà chọn giống
A. xác định tần số tương đối các alen nhờ tỉ lệ kiểu hình.
B. xác định cấu trúc quần thể nhờ tần số đột biến gen.
C. xác định khả năng thích nghi của vật nuôi, cây trồng.
D. có biện pháp tăng năng suất vật nuôi, cây trồng.

Câu 21: Các nhân tố tiến hóa theo quan niệm hiện đại gồm:
A. Biến dị cá thể, giao phối, phân li tính trạng.
B. Đột biến, giao phối, di nhập gen, phân li tính trạng.
C. Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách li.

D. Biến dị tổ hợp, giao phối, chọn lọc tự nhiên.
Câu 22: Nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa theo quan niệm hiện đại là
A. đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
B. đột biến gen.
C. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
D. biến dị tổ hợp.
Câu 23: Đối với từng gen riêng rẽ thì tần số đột biến tự nhiên trung bình là
A. 10
-6
B. 10
-4
đến 10
-2
C. 10
-4
.
D. 10
-6
đến 10
-4

Câu 24: Nhân tố là điều kiện thúc đấy quá trình tiến hoá:
A. Các cơ chế cách li.
B. Quá trình chọn lọc tự nhiên.
C. Quá trình đột biến.
D. Quá trình giao phối.
Câu 25: Nhân tố làm tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong nội bộ quần thể là
A. Các cơ chế cách ly.
B. Quá trình đột biến.
C. Quá trình giao phối.

D. Quá trình chọn lọc tự nhiên.
Câu 26: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố định hướng cho sự tiến hóa của sinh giới là
A. Quá trình đột biến
B. Quá trình chọn lọc tự nhiên.
C. Quá trình giao phối.
D. Các cơ chế cách ly.
Câu 27: Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động lên cấp độ tổ chức sống nào dưới đây
mang ý nghĩa tiến hóa nhất ?
A. Quần xã
B. Cá thể.
C. Quần thể.
D. Tế bào.
Câu 28: Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, nội dung nào sau đây không phải là vai trò của giao phối ?
A. Giao phối phát tán các đột biến trong quần thể.
B. Giao phối tạo ra biến dị tổ hợp vô cùng phong phú.
C. Giao phối làm mất cân bằng tỉ lệ sinh - tử.
D. Qua giao phối các gen lặn có cơ hội gặp nhau tạo nên thể đột biến
Câu 29: Thích nghi sinh thái là hình thức thích nghi trong đó:
A. Một kiểu gen phản ứng thành những kiểu hình khác nhau trước sự thay đổi của những yếu tố môi
trường
B. Các biến dị tổ hợp phát sinh trong đời cá thể, đảm bảo sự thích nghi của cơ thể trước môi trường sinh
thái
C. Hình thành những kiểu gen quy định những tính trạngvà tính chất đặc trưng cho từng loài, từng nòi
trong loài
D. Hình thành các đặc điểm thích nghi bẩm sinh trong lịch sử của loài dưới tác dụng của chọn lọc tự
nhiên
Câu 30: Thích nghi kiểu hình là thích nghi trong đó:
A. Một kiểu gen phản ứng thành những kiểu hình khác nhau trước sự thay đổi của những yếu tố môi
trường
B . Hình thành các thường biến trong đời cá thể, bảo đảm sự thích nghi thụ động của cơ thể trước môi

trường sinh thái
C. Hình thành những kiểu gen quy định những tính trạng và tính chất đặc trưng cho từng loài, từng nòi
trong loài
D. Hình thành những đặc điểm thích nghi bẩm sinh trong lịch sử của loài dưới tác dụng của chọn lọc tự
nhiên
( hai câu trên có thể hoán đổi các phương án lựa chọn cho nhau vì thích nghi kiểu hình và thích nghi sinh thái là một)
Câu 31: Con tắc kè hoa nhanh chóng thay đổi màu sắc theo nền môi trường giúp nó tránh được kẻ thù và tạo
điều kiện thuận lợi cho việc săn mồi. Hình thức thích nghi này được gọi là:
A. Màu sắc nguỵ trang
B . Thích nghi sinh thái
C. Thích nghi kiểu gen
D. Màu sắc tự vệ
Câu 32: Dạng thích nghi nào sau đây là sự thích nghi kiểu hình ?
A. Con bọ lá có hình dạng, màu sắc giống lá cây.
B. Con bọ que có thân và chi giống cái que.
C. Sâu ăn lá rau có màu xanh lục.
D. Con tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường.
Câu 33: Dạng thích nghi nào sau đây là thích nghi kiểu gen?
A. Con bọ que có thân và chi giống cái que.
B. Tắc kè hoa biến đổi màu sắc theo nền môi trường.
C. Cây xứ lạnh rụng lá mùa đông.
D. Cây rau mác mọc trên cạn có lá hình mũi mác, mọc ở nước sâu có lá hình bản dài.
Câu 34: Các nhân tố nào dưới đây chi phối sự hình thành các đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật:
A . Quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên
B. Quá trình biến dị, quá trình di truyền và quá trình chọn lọc tự nhiên
C. Sự thay đổi của ngoại cảnh tác động trực tiếp lên cơ thể sinh vật
D. Cách li địa lý thúc đẩy các nhóm cá thể tích luỹ các đột biến theo những hướng khác nhau
thích nghi với từng điều kiện sống nhất định
Câu 35: Sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật(thích nghi kiểu gen) là kết quả của cả một quá
trình (L; lịch sử; C: chọn lọc), chịu sự chi phối của ba nhân tố chủ yếu: quá trình (B: biến dị’ Đ:

đột biến), quá trình (G: giao phối; L: cách li) và quá trình (C: chọn lọc tự nhiên; T: tạo thành loài
mới)
A. L; Đ; G; C
B. C; B; L; T
C. L; B; L; T
D. C; Đ;G; C
Câu 36: Nội dung nào sau đây không đúng đối với quan niệm hiện đại về sự thích nghi của sinh vật với môi
trường sống ?
A. Sự biến đổi kiểu hình xảy ra trong giới hạn thường biến giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sống
luôn thay đổi.
B. Điều kiện sống luôn thay đổi, đặc điểm thích nghi cũ sẽ bị đào thải,chọn lọc tự nhiên sẽ chọn lọc hình
thành đặc điểm thích nghi mới với môi trường sống.
C. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời mà không có loài nào bị
đào thải.
D. Sự hình thành mỗi đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật chịu sự chi phối của quá trình đột biến,
giao phối và chọn lọc tự nhiên.
Câu 37: Phát biểu nào dưới đây không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lý?
A. Trong những điều kiện địa lý khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp
theo những hướng khác nhau dần dần hình thành loài mới.
B. Điều kiện địa lý trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật, từ đó tạo ra loài mới.
C. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý thường gặp ở những sinh vật có khả năng di động xa.
D. Cách ly địa lý là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài.
Câu 38: Tiêu chuẩn phân biệt nào là quan trọng nhất để phân biệt 2 loài giao phối có quan hệ thân thuộc?
A. Tiêu chuẩn hình thái
B. Tiêu chuẩn địa lí, sinh thái
C. Tiêu chuẩn sinh lí, hóa sinh
D. Tiêu chuẩn di truyền.
Câu 39: Đối với thực vật, động vật ở các loài sinh sản hữu tính, để phân biệt 2 loài khác nhau trong tự nhiên
cần đặc biệt chú ý đến tiêu chuẩn
A. hình thái

B. địa lý - sinh thái.
C. sinh lý - hóa sinh.
D. di truyền.
Câu 40: Ở các loài giao phối, loài là một nhóm (C: cá thể; Q: quần thể) có những (G: kiểu gen; T:
tính trạng) chung về hình thái,sinh lý, có khu phân bố (X: xác định; K: không xác định; Y: xác định
hoặc không xác định) trong đó các cá thể có khả năng giao phối với nhau và được cách li sinh sản với
những nhóm quần thể khác
A. C; G; X
B. C; T; Y
C. Q; T; K
D . Q; T; X
Câu 41: Mỗi loài trong tự nhiên có đơn vị tổ chức cơ bản là:
A. Nòi sinh thái.
B. Nòi địa lý.
C. Cá thể.
D. Quần thể.
Câu 42: Nòi sinh thái là nhóm quần thể :
A. Phân bố trong 1 khu vực địa lý xác định
B. Thích nghi với những điều kiện sinh thái xác định.
C. Ký sinh trên những phần khác nhau của cơ thể vật chủ.
D. Phân bố trong những môi trường có điều kiện sống giống nhau.
Câu 43: Nòi địa lý là nhóm quần thể của cùng một loài
A. Phân bố khắp nơi trên trái đất.
B. Phân bố trong một khu vực địa lý xác định.
C. Thích nghi với những điều kiện môi trường khác nhau.
D.Phân bố trong những khu vực khác nhau có điều kiện sống giống nhau.
Câu 44: Quá trình hình thành loài mới là một quá trình lịch sử cải biến thành phần (H: kiểu hình, G: kiểu gen)
của quần thể ban đầu theo hướng (F: phức tạp và đa dạng, N: thích nghi) tạo ra (Hm: kiểu hình
mới; Gm: kiểu gen mới), cách li (D: di truyền, S: sinh sản) với quần thể gốc:
A. H; F; Hm; D

B. G; N; Gm; D
C . G; N; Gm; S
D. H; F; Hm; S

Câu 45: Qua sơ đồ phân ly tính trạng, ta có thể kết luận toàn bộ sinh giới ngày nay đều :
A. Không có chung nguồn gốc
B. Có chung nguồn gốc
C. Có tổ chức cao
D. Được thích nghi cao độ.
Câu 46: Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là
A. ngày càng đa dạng.
B. tổ chức ngày càng cao.
C. thích nghi ngày càng hợp lý.
D. ngày càng hoàn thiện.

×