Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Mẫu tiểu luận ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp chọn lọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.01 KB, 15 trang )

lOMoARcPSD|14795075

Từ ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp, Anh (Chị) cho biết vai trò của sinh viên trong
việc tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc


lOMoARcPSD|14795075

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MƠN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TÊN CHỦ ĐỀ: Từ ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, Anh (Chị) cho biết vai trò của sinh viên trong việc tham gia xây
dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc

Họ và tên sinh viên:
Mã số sinh viên:
Lớp, hệ đào tạo:

CHẤM ĐIỂM
Bằng số

Bằng chữ

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................2
1. Những cơ sở lí luận về ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp...............................................................................................................2
1.1. Hồn cảnh lịch sử...........................................................................................2
1.2. Tóm tắt sơ lược diễn biến của cuộc kháng chiến chống Pháp........................3
1.3. Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.....................................4
2. Vai trò của sinh viên trong việc tham gia xây dựng, phát triển đất nước
và bảo vệ Tở quốc.................................................................................................5
2.1. Tình hình thực tế trong nước tác động đến sinh viên.....................................5
2.2. Vai trò của sinh viên trong việc tham gia xây dựng, phát triển đất nước
và bảo vệ Tổ quốc
........................................................................................................
.................................................................................................................. 6
3. Thực trạng của sinh viên hiện nay.................................................................7
3.1. Hạn chế của sinh viên hiện nay......................................................................7
3.2. Nguyên nhân...................................................................................................8
3.3. Giải pháp........................................................................................................9
KẾT LUẬN........................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO


lOMoARcPSD|14795075

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đó là hàng ngàn năm đấu
tranh để có thể giành lại được tự do, giành lại nền độc lập dân tộc. Trong quá
trình chiến đấu ấy, biết bao mồ hôi xương máu và nước mắt của ông cha ta đã đở

xuống vì hịa bình dân tộc. Để có được sự phát triển như hiện nay, đó là sự đánh
đởi hy sinh tính mạng của biết bao nhiêu người. Quay ngược dòng lịch sử về với
Việt Nam những năm kháng chiến chống Pháp khổ cực, ta sẽ thấy rõ hơn sự ác
liệt của chiến tranh, chiến tranh đã gây nên những hậu quả nặng đề, ảnh hưởng
to lớn đối với đất nước.
Sự chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Pháp đã để lại những bài học
quý giá đối với sự phát triển của Việt Nam hiện nay, giúp cho thế hệ trẻ hiểu
được những khó khăn, thách thức mà nước ta đã và đang đối diện hiện nay. Vai
trò của thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay khơng chỉ là bảo vệ Tở quốc
mà cịn là xây dựng, tiếp thu những tinh hoa văn hóa và phát triển đất nước, góp
phần hình thành niềm tin khoa học, rèn luyện phẩm chất đạo đức và lí tưởng
cách mạng và những tư tưởng tiến bộ cho sinh viên.
Nhận thấy được vai trò của sinh viên đối với đất nước là rất quan trọng, vì
vậy em quyết định chọn đề tài “Từ ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, Anh (Chị) cho biết vai trò của sinh viên trong việc
tham gia xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.” để nghiên cứu
và tìm hiểu rõ. Từ đó, nhận thức được trách nhiệm lớn lao của bản thân đới với
tở quốc, góp phần hoàn thiện và phát triển đất nước.
Do bài viết được thực hiện ở trình độ và góc nhìn của một sinh viên đại học
nên vẫn cịn hạn chế, thiếu sót. Qua đây, em rất mong nhận được sự nhận xét,
góp ý của giảng viên để bài viết được hoàn thiện hơn cũng như giúp em có thêm
kiến thức để có thể tiếp tục nghiên cứu chủ đề này trong tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn!


NỘI DUNG
1. Những cơ sở lí luận về ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp
1.1. Hoàn cảnh lịch sử
Thuận lợi

Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, hệ thống Chủ nghĩa xã hội đang
dần xuất hiện và phát triển mạnh mẽ ở nhiều nơi. Các nước Tư bản chủ nghĩa bị
tổn thất nặng nề, phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước này phát triển
mạnh mẽ.
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Á-Phi-Mỹ Latinh ngày
càng phát triển và lan rộng.
Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi đã tạo nên sức mạnh niềm tin của
quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Niềm
tự hào dân tộc, niềm tin chiến thắng cùng với sự đồn kết của tồn thể nhân dân
chính là động lực to lớn thúc đẩy sự thắng lợi của cách mạng, khát khao giành
độc lập dân tộc của mọi tầng lớp trong xã hội.
Khó khăn
Đối ngoại: sau chiến tranh thế giới thứ 2, tuy chủ nghĩa phát xít đã bị tiêu
diệt, nhưng lực lượng Đế quốc chỉ suy yếu một phần, chúng vẫn bóc lột nhân
dân, đàn áp các phong trào đấu tranh, đặc biệt là đấu tranh giành độc lập. Bọn
chúng tìm mọi cách để cướp lại những thuộc địa đã mất. Vì vậy, Việt Nam trở
thành miếng mồi béo bở mà các thể thực Đế quốc và tay sai ra sức giành giật.
Việt Nam lúc bấy giờ phải đối mặt với nhiều kẻ thù nguy hiểm, ở phía Bắc
vĩ tuyến 16 là 20 vạn quân Tưởng, còn Nam vĩ tuyến 16 ta phải đối diện với
thực dân Anh, mà đứng sau đó chính là Pháp. Trong khi đó ở Việt Nam, ta cịn
có 6 vạn qn Nhật đang chờ giải giáp. Tuy nhiên, Đảng ta đã nhận định rằng,
trong tất cả các kẻ thù lúc bấy giờ, Pháp chính là kẻ thù nguy hiểm nhất.


Đối nội: hệ thống chính trị cịn non nớt, chưa có nhiều kinh nghiệm. Chính
phủ mới thành lập nên chưa nhận được sự công nhận của các nước trên thế giới,
vì vậy mà vẫn cịn gặp nhiều khó khăn trong việc đối ngoại, thêm vào đó là các
phe phái phản động tiến hành chống phá Đảng và Chính phủ ta.

Kinh tế cạn


kiệt, nguồn tiền khan hiếm dẫn đến nạn đói tràn lan, mùa màng thất bát. Các nhà
máy sản xuất thuộc sự điều khiển của Tư bản nên tăng giá hàng hóa, làm cuộc
sống người dân ngày càng cơ cực. Vì Pháp đã thực hiện chính sách ngu dân nên
95% dân số bị mù chữ, các tệ nạn xã hội xảy ra tràn lan. Có thể nói, tình hình
Việt Nam đang trong trạng thái ngàn cân treo sợi tóc.
1.2. Tóm tắt sơ lược diễn biến của cuộc kháng chiến chống Pháp
Cuộc kháng chiến chống Pháp của đất nước ta còn được gọi là Chiến tranh
Đơng Dương, vì đây là một cuộc xung đột diễn ra tại ba nước Đông Dương: Việt
Nam, Campuchia và Lào, giữa một bên là Quân đội Viễn chinh Pháp cùng các
lực lượng đồng minh bản xứ bao gồm lực lượng của Việt Nam, Lào và
Campuchia thuộc Liên hiệp Pháp, bên kia là lực lượng Việt Nam dân chủ Cộng
hòa (Việt Minh); của Lào (Pathet Lào) và Campuchia (Khmer đỏ).
Cuộc chiến bắt đầu từ ngày 19/12/1946 khi Hồ Chí Minh ra lệnh Tồn quốc
kháng chiến và kết thúc vào ngày 20/07/1954 khi Hiệp định Giơnevo được ký
kết. Tuy nhiên, xung đột thật sự đã nổ ra từ ngày 23/09/1945 khi quân Pháp theo
chân quân Anh tiến vào miền Nam – Việt Nam để giải giáp quân Nhật.
Đối với Việt Nam Dân chủ Cơng hịa, đây là giai đoạn đầu tiên trong “Cuộc
kháng chiến 30 năm” của họ với mục tiêu giành độc lập cho Việt Nam (giai
đoạn 2 là cuộc chiến với Mỹ). Cuộc chiến diễn ra trên khắp Việt Nam và lan ra
cả các nước bên cạnh là Lào và Campuchia, nhưng chiến sự chính diễn ra chủ
yếu tại miền Bắc Việt Nam. Sau 9 năm sa lầy và với thất bại thảm hại tại Trận
Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải chấp nhận ký kết Hiệp định Giơnevo cơng nhận
nền độc lập và tồn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
Khi bắt đầu cuộc chiến, Pháp đã hiểu sai về quy mô cuộc chiến, chúng cho
rằng quy mô cuộc chiến này chỉ lớn hơn một chút so với một cuộc tái chiếm


thuộc địa cở điển, theo đó qn Pháp chiếm giữ các trung tâm dân cư và mở
rộng dần theo kiểu “vết dầu loang” mà họ đã thực hiện rất thành cơng trước đó.

Tuy nhiên, trái với dự kiến này, Pháp chỉ chiếm ưu thế quân sự trong thời gian
đầu và khi lực lượng Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã phát triển ngày càng mạnh
và đã kiểm soát được nhiều vùng lãnh thổ ngày càng rộng. Đến cuối cuộc chiến,
Pháp đã sa lầy vào một cuộc chiến hao người tốn của mà khơng tìm ra phương
cách nào để chiến thắng, trong khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiểm sốt
trên 75% lãnh thở.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, trên lãnh thổ của Đế quốc Pháp đã bùng nổ
nhiều phong trào đòi độc lập nhưng thất bại mở màn gây hiệu ứng dây chuyền
và thiệt hại lớn nhất cho Pháp là cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ba
nước Đông Dương. Thất bại của Pháp đánh dấu việc chủ nghĩa thực dân kiểu cổ
điển của các nước thực dân Châu Âu bị sụp đổ tại hàng loạt các thuộc địa trên
Thế giới.1
1.3. Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp
Đối với thế giới
Cuộc kháng chiến chống Pháp tại Việt Nam thắng lợi đã góp phần cở vũ
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Là một điểm tựa tinh thần
để các nước thuộc địa tin tưởng và cố gắng đấu tranh để giành độc lập.
Giáng một đòn mạnh mẽ trực tiếp vào chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, đánh vào
tham vọng xâm lược và mở rộng thuộc địa của các nước Đế quốc, góp phần nào
trong việc làm sụp đở hệ thống thuộc địa của chúng.
Chứng minh được một chân lí thời đại “Trong điều kiện Thế giới ngày nay
một dân tộc dù đất không rộng, người không đông, nếu quyết tâm chiến đấu vì
độc lập tự do, có đường lối qn sự chính trị đúng đắn, được quốc tế ủng hộ thì
hồn tồn có khả năng đánh bại mọi thế lực đế quốc hung bạo”.


Phá hoại âm mưu của Mỹ, Mỹ muốn thay chân Pháp để đánh chiếm và độc
chiếm Đông Dương, nhằm ngăn chặn những phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc và hạn chế không cho chủ nghĩa xã hội phát triển ở Đông Nam Á.
Đối với Việt Nam

Cuộc kháng chiến giành thắng lợi đã buộc Pháp phải kí hiệp định Giơnevo,
phải cơng nhận chủ quyền độc lập, thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ của Việt
Nam. Chấm dứt sự đô hộ và ách thống trị, bóc lột của Pháp gần một thế kỉ đối
với nước ta, buộc Pháp phải rút toàn qn về nước.
Giải phóng hồn tồn miền Bắc, bảo vệ và giữ vững được thành quả thắng
lợi của Cách mạng tháng Tám, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Cuộc kháng chiến giành thắng lợi đã mở ra một kỷ nguyên mới đối với dân
tộc Việt Nam, đó là “độc lập tự do và đi lên chủ nghĩa xã hội”.
2. Vai trò của sinh viên trong việc tham gia xây dựng, phát triển đất
nước và bảo vệ Tổ quốc
2.1. Tình hình thực tế trong nước tác động đến sinh viên
Hiện nay, đất nước ta đang trong q trình đởi mới và phát triển tồn diện,
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đang dần chuyển đởi thành
nền kinh tế tri thức để có thể sánh vai với các cường quốc khác. Nền kinh tế
ngày càng phát triển giúp cho đời sống của nhân dân được nâng cao, giáo dục
cũng đạt được những thành tựu to lớn và ngày càng được hồn thiện để tạo được
mơi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và tân tiến cho sinh viên Việt Nam.
Tuy nhiên, đó chỉ là những định hướng mà Đảng đã đặt ra. Vì thực tế cho thấy
rằng, đất nước ta vẫn là một nước đang phát triển, nền kinh tế tuy có tăng trưởng
nhưng khơng đáng kể. Nền giáo dục tuy được chú trọng nâng cao nhưng vẫn cịn
nhiều mặt hạn chế, bởi khơng đủ các thiết bị tiên tiến cho lĩnh vực học tập, thực
hành của sinh viên.


Sự gia tăng của các tệ nạn xã hội đang dần ảnh hưởng đến ý thức của sinh
viên, học tập, làm việc với cường độ cao để đáp ứng nhu cầu của bản thân và xã
hội khiến sinh viên dễ cảm thấy áp lực, trầm cảm và rơi vào tệ nạn xã hội.
Hiện nay trên thế giới, các nước đang dần hợp tác với nhau để cùng phát
triển, điều này tạo ra một xu thế hội nhập, là cơ hội của sinh viên để tiếp cận
được với các nền văn hóa đa dạng, học hỏi được nhiều tri thức của các nước

phát triển, tạo ra cơ hội để sinh viên tự rèn luyện bản thân phù hợp với xu thế
hợp tác quốc tế và tồn cầu hóa.
2.2. Vai trị của sinh viên trong việc tham gia xây dựng, phát triển
đất nước và bảo vệ Tở quốc
Trong bất cứ thời kì nào, sinh viên cũng là một bộ phận quan trọng khơng
thể thiếu của đất nước, giữ vai trị khơng nhỏ trong tiến trình dựng nước và giữ
nước. Sinh viên hiện nay là nguồn lực tri thức của đất nước, là thế hệ tiếp nối
cho sự chuyển mình của Việt Nam sang nền kinh tế tri thức.
Sinh viên là lực lượng để phát triển đất nước. Trong thời kì cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa hiện nay, sinh viên có vai trị là người tiếp nối, nắm giữ kiến thức
chuyên môn để sáng tạo, quản lí máy móc một cách có hiệu quả.
Sinh viên Việt Nam hiện nay mang trên vai một trách nhiệm to lớn, đó là trở
thành nguồn nhân lực có trí tuệ và tay nghề cao, tập hợp các phẩm chất tốt đẹp
để đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, sánh vai với các cường quốc, xóa bỏ
ranh giới tụt hậu.
Bên cạnh đó, sinh viên ngày nay cần phải có tinh thần yêu nước, sẵn sàng hi
sinh để bảo vệ đất nước khi có chiến tranh xảy ra, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đất
nước.
Trong quá trình hội nhập quốc tế, sinh viên cần biết tiếp thu những điều mới,
điều hay nhưng vẫn giữ gìn những truyền thống văn hóa tốt đẹp để góp phần
thúc đẩy đất nước phát triển.


Sinh viên là một bộ phận quan trọng của đất nước và xã hội, họ được chăm
sóc và đào tạo một cách bài bản để trở thành lực lượng lao động và quản lí xã
hội.
Sinh viên là những tri thức trẻ tương lai, hơn ai hết họ chính là lục lượng chủ
chốt trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Họ dễ dàng thích nghi với sự
thay đởi của thời đại, họ là những người đại diện cho thế hệ tiên tiên mới.
3. Thực trạng của sinh viên hiện nay

3.1. Hạn chế của sinh viên hiện nay
Thứ nhất là chưa thật sự chủ động trong cuộc sống, đa phần sinh viên ngày
nay chưa xác định được niềm đam mê hay sở thích của bản thân. Họ cịn mơng
lung trong việc chọn việc làm, chọn ngành nghề dẫn đến một bộ phận sinh viên
không xác định được việc học của bản thân và thất nghiệp khi ra trường.
Thứ hai, là sinh viên hiện nay đang đòi hỏi một chức vụ cao và một mức
lương cao khi mới tốt nghiệp. Họ khơng chịu làm nhân viên bình thường vì cảm
thấy điều đó khơng phù hợp với trình độ của họ, địi chức vụ cao và một mức
lương cao là điều sai lệch, bởi lẽ sinh viên mới ra trường còn cần tiếp thu nhiều
kinh nghiệm. Họ có tư tưởng có bằng cấp là sẽ nhận được chức vụ cao mà
không cần thực hành và lấy nhiều kinh nghiệm.
Thứ ba, là sinh viên hiện nay đang bị hạn chế bởi khả năng làm việc nhóm.
Đây là một điều khá phở biến trong môi trường cao đẳng, đại học. Nhiều sinh
viên không chịu làm bài nhóm mà địi điểm cao, làm việc mà có tính ỷ lại, làm
cho có để có bài nộp rồi khi nhóm điểm thấp thì lại đở trách nhiệm cho nhóm
trưởng. Sinh viên hiện nay đang dần lười biếng trong cách làm việc nhóm, hình
thành nên tính cách thiếu chuyên nghiệp và thiếu trách nhiệm trong công việc.
Thứ tư, đó chính là vấn đề về khả năng giao tiếp của sinh viên. Với sự giao
lưu của nhiều nền văn hóa, sinh viên hiện nay khơng cịn xa lạ gì với các từ ngữ
tục tĩu, các ngơn từ mang tính tiêu cực được phát ngôn ngày càng nhiều. Sinh


viên không trau dồi khả năng giao tiếp, kỹ năng nói chuyện mà thay vào đó là
phát ngơn bừa bãi, thiếu văn minh lịch sự.
Thứ năm, đó là trình độ ngoại ngữ còn yếu kém. Một bộ phận sinh viên hiện
nay rất yếu tiếng anh, hầu như khơng có kiến thức cơ bản và không chịu ôn
luyện sớm mà đợi tới khi sắp ra trường đi làm mới bắt đầu học. Họ không dám
giao tiếp bằng tiếng anh nhiều, bởi họ sợ phát âm sai sẽ bị chê cười, từ đó tự ti
trong suy nghĩ, kỹ năng giao tiếp bằng tiếng anh kém.
Thứ sáu đó chính là vấn đề nhức nhối mà sinh viên đang mắc phải hiện nay,

đó là tư tưởng “đại học là học đại”, nhiều sinh viên vì tư tưởng này mà khơng
chịu cố gắng học tập, tiếp thu kiến thức. Thay vào đó là ăn chơi lêu lởng, có tâm
lí lười nhác, muốn nghỉ học để đi chơi với bạn bè. Từ đó dẫn đến nợ môn, kết
quả học tập sa sút, học chỉ để qua môn, không mang lại được giá trị thật sự của
việc học.
Thứ bảy đó chính là việc khơng học, khơng làm bài mà đi mượn bài của
người khác chép để nộp cho giảng viên lấy điểm, đây là một hành vi gian lận
trong học tập, đồng thời còn tạo ra một tính cách là chỉ chờ để ăn sẵn, khơng
chịu suy nghĩ khiến não khơng hoạt động nhiều, từ đó trở thành thói quen đi
chép bài bạn.
3.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
Do tư tưởng của một bộ phận sinh viên còn lệch lạc, nhiều sinh viên đánh
mất vào niềm tin học đại học. Cho rằng việc học đại học là vô nghĩa, học xong
sẽ khơng có việc làm.
Có lối sống hưởng thụ, có tư tưởng theo đ̉i vật chất, vì vậy mà bỏ học, dẫn
đến nhiều tệ nạn xã hội, nhìn nhận sai lầm về giá trị cuộc sống.
Cái tôi quá cao, đề cao giá trị bản thân quá mức, thực dụng trong quan niệm
đạo đức và hành vi ứng xử.


Sinh viên thờ ơ với các lí tưởng sống, thái độ bàng hoàng đối với người
khác.
Sai về phương pháp học tập, trơng chờ vào kiến thức và bài giảng có sẵn của
thầy cơ trên lớp mà khơng tự giác tìm tịi, học hỏi.
Nếu có thắc mắc thì khơng chịu hỏi thầy cơ, tâm lí sợ giảng viên mắng và
q với bạn bè.
Áp lực đồng trang lứa, so sánh bản thân mình với người khác và tự thấy bản
thân thua kém, dẫn đến tâm lí tự ti, hoang mang, mất phương hướng học tập.
Nguyên nhân khách quan

Phương pháp dạy của giảng viên là một nguyên nhân quan trọng tác động
đến tinh thần học tập của sinh viên, bài giảng không cuốn hút, khơng lơi kéo
sinh viên tập trung, bầu khơng khí lớp học ảm đạm, nặng nề.
Bệnh thành tích đã áp đặt lên mỗi sinh viên, yêu cầu họ phải điểm cao, từ đó
xảy ra những hành vi quay cóp, áp lực tâm lí hình thành.
3.3. Giải pháp
Cần chú trọng vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Giảng viên nên tạo
những hoạt động sôi nổi trong giờ học để nâng cao tinh thần, tạo sự hứng thú
cho sinh viên tập trung nghe giảng.
Tạo ra những cuộc thi để sinh viên có thể tự do sáng tạo, năng động hơn
trong học tập, tích cực tìm hiểu những kiến thức phục vụ cho q trình học.
Cần có những tiết học hoặc những buổi diễn thuyết để định hướng cho sinh
viên ở môi trường đại học, giúp các bạn làm quen với môi trường mới.
Sinh viên nên tìm cho mình một nhóm học tập ở môi trường đại học để cùng
nhau tiến bộ, tạo động lực cho nhau hồn thành cơng việc và có tinh thần học
tập hơn.
Ngồi việc giảng dạy, các giảng viên có thể kể chuyện, tâm sự hoặc giao lưu
với các bạn sinh viên để tạo bầu khơng khí lớp học thân thiện, hòa đồng.


Giảng viên nên đặt nhiều câu hỏi và cho sinh viên tìm hiểu bài trước khi tới
lớp, thường xuyên đặt những câu hỏi mở rộng kèm theo điểm cộng để sinh viên
có hứng thú tập trung nghe giảng và tìm câu trả lời.
Mỗi sinh viên cần tránh xa các trang web xấu tràn lan trên mạng, tránh xa
các tệ nạn xã hội để bản thân tạo có những phẩm chất tốt đẹp.
Giảng viên có thể sắp xếp một b̉i học để thống kê lại các kiến thức trong
quá trình dạy, đồng thời đặt câu hỏi về các vấn đề này để giúp sinh viên hệ
thống lại kiến thức và nhớ bài lâu hơn.
Mỗi sinh viên cần tự kiểm điểm lại bản thân, phải nhận thức được sự đặc
biệt và vai trị của mình đối với đất nước. Từ đó nâng cao nhận thức trong việc

học, có tính thần tự chủ, tự giác học tập, phát triển đất nước.


lOMoARcPSD|14795075

11

KẾT LUẬN
Để có được nền độc lập ngày hơm nay là một sự trả giá rất lớn đối với dân
tộc ta. Biết bao người đã nằm xuống tại chiến trường để chúng ta được hưởng sự
an bình và phát triển như bây giờ. Cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi
đã để lại nhiều dấu ấn khó phai trong lịch sử. Và góp phần giúp kháng chiến
giành thắng chính là một bộ phận thanh niên trí thức yêu nước đã cố gắng học
tập, tiếp thu những tư tưởng tiến bộ để giúp đất nước phát triển.
Tiếp nối ngày nay cũng vậy, chúng ta có sinh viên là lực lượng lao động trí
thức, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước nhà, xây dựng một đất nước ngày càng
phát triển và xã hội được ởn định, tiến bộ hơn. Vì vậy mà vai trò của sinh viên
hiện nay là rất quan trọng, tuy còn nhiều mặt hạn chế về tư tưởng, thái độ nhưng
sinh viên Việt Nam nói chung đã và đang rất cố gắng hồn thiện bản thân mình,
khơng chỉ là cá nhân mà cịn là hồn thiện xã hội. Sinh viên mang trên vai mình
trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, vì vậy mỗi sinh viên trong
chúng ta hãy cố gắng, nhận thức được mình là ai và mình cần gì, xác định được
phương hướng phát triển cho bản thân, sau đó là gánh vác trọng trách xây dựng,
phát triển đất nước ngày càng văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Nam, Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng
chiến


chống

Pháp,

< />
nghia-lich-su-cua-cuoc-khang-chien-chong-phap/>, truy cập ngày 10/11/2021.
[2] Bùi Viết Trung, Trang thông tin điện tử trường chính trị tỉnh Bình Phước,
< truy cập ngày 10/11/2021.
[3] Báo Tiền Phong, Sinh viên là lực lượng quan trọng trong xây dựng đất nước,
< truy cập ngày 10/11/2021.
THÔNG TIN HỎI ĐÁP:
-------------------------Trong quá trình làm bài tiểu luận, bạn muốn tìm kiếm thêm nhiều tài liệu bài mẫu tiểu
luận cập nhật mới của Trung tâm Best4Team
Liên hệ dịch vụ viết tiểu luận thuê
Hoặc Gọi SĐT Zalo: 091.552.1220 hoặc email: để hỗ trợ
ngay nhé!



×