PHÂN I
LÝ LUẬN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
TS. NGUYỄN TRÍ LỤC
ĐT: 0966005558
Bài 2
CÁC PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC NGUYÊN
TẮC GIÁO DỤC THỂ CHẤT
MỤC TIÊU
- Phân tích được bài tập thể chất là phương tiện chuyên môn cơ
bản của giáo dục thể chất.
- Trình bày được các nhân tố tác động hợp lý tới hiệu quả của bài
tập thể chất và đặc điểm các nhân tố môi trường tự nhiên và điều kiện
vệ sinh.
- Trình bày được lượng vận động và quãng nghỉ là yếu tố thành
phần cơ bản của giáo dục thể chất.
- Mô tả được cấu trúc buổi tập thể dục thể thao.
I. BÀI TẬP THỂ CHẤT LÀ PHƯƠNG TIỆN CHUYÊN MÔN CƠ BẢN CỦA
GIÁO DỤC THỂ CHẤT.
1.1. Khái niệm bài tập thể chất
Bài tập thể chất là những hành động chuyên biệt được con người sáng tạo ra
một cách có chủ đích, phù hợp với quy luật GDTC, người ta dùng nó để giải quyết
các nhiệm vụ của GDTC
1.2. Nguồn gốc bài tập thể chất
- Nó bắt nguồn từ lao động, lao động đã sáng tạo ra con người trong đó có bài
tập thể chất
Hoạt động lao động so với bài tập thể chất có những điểm giống nhau và khác
nhau:
- Điểm giống nhau:
+ Đều vận động cơ bắp
+ Đều làm phát triển thể chất, sức khỏe con người
+ Đều là văn hóa xã hội, đem lại lợi ích cho xã hội
- Điểm khác biệt:
+ Mục đích LĐ: lao động đem lại của cải vật chất ( trực tiếp làm ra tiền, giá trị hàng
hóa)
+ Mục đích BTTC: đem lại sức khỏe (gián tiếp làm ra tiền, giá trị khác)
+ Lao động dẫn tới bệnh nghề nghiệp
+ BTTC có thể chữa được bệnh nghề nghiệp (đối với người
không chuyên nghiệp TDTT; mắc bệnh nghề nghiệp đối với
nghề TDTT)
1.3. Hình thức và nội dung của BTTC
1.3.1. Hình thức BTTC
Hình thức BTTC là cấu trúc bên ngồi và bên trong của nó
- Cấu trúc bên ngồi là hình dáng có thể nhìn thấy của nó, thể
hiện qua đặc điểm ở quan hệ giữa các thông số không gian, thời
gian và lực của các động tác tạo thành bài tập
Ví dụ: khi đi nhìn thấy hình dáng tư thế đi, các đặc điểm ở mối
quan hệ tư thế tay, thân, chân trong không gian, thời gian và lực
của động tác đông tác tay, thân, chân tạo nên bài tập đi
1.3.2. Nội dung BTTC
Nội dung BTTC bao gồm các thành phần tạo nên bài tập và các
quá trình cơ bản xẩy ra trong cơ thể do việc thực hiện bài tập tạo
nên. Vấn đề này dược xem xét từ các góc độ khác nhau:
- Về mặt sinh lý:
+ Nội dung bài tập là những biến đổi hoạt động chức năng của cơ
thể khi thực hiện bài tập, làm cho cơ thể chuyên lên một mức
hoạt động cao hơn so với lúc yên tĩnh, nhờ vậy có thể hồn thiện
những khả năng chức phận của cơ thể.
+ Tính cả những biến đổi trước và sau khi thực hiện bài tập
+ Tùy theo mức độ tác động của bài tập, những biến đổi sinmh lý
có thể đạt khá lớn.
Ví dụ: Thơng khí phổi tăng lên 30 lần; lượng hấp thụ oxy tăng
20 lần; lưu lượng phút của máu tăng 10 lần, kèm theo các quá
trình mệt mỏi, tích lũy sản phẩm oxy hóa.
+ Những biến đổi sinh lý sẽ kích thích quá trình hồi phục và thích nghi của cơ
thể trong và sau khi thực hiện bài tập
+ Nhưng biến đổi sinh lý dẫn đến thích nghi là nhân tố có tác dụng mạnh mẽ,
làm tăng khả năng chức phận và hoàn thiện những đặc điểm cấu trúc cơ thể.
- Về góc độ sư phạm:
- Hiểu được những biến đổi sinh lý, sinh hóa và những biến đổi khác xẩy ra
trong cơ thể khi thực hiện bài tập
+ Xét tác dụng tổng hợp của BTTC đổi với việc phát triển các năng lực vận
động và hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động và hành vi, nhân cách người
tập
+ Hiểu được phương hướng tác dụng của BTTC đối với việc thực hiện nhiệm
vụ giáo dục và giáo dưỡng đặt ra
- Về góc độ tâm lý:
+ Khơng chỉ xem xét góc độ sinh lý, sinh hóa, những tác dụng
đối với năng lực vân động của cơ thể
+ Cần chú ý đến Tâm lý và hình thành nhân cách:
* Sự hình thành biểu tượng về động tác
*Hoạt động tư duy
Cảm xúc, ý chí, tình cảm, nhân cách
+ Mỗi liên hệ giữa hình thức và nội dung:
* Hình thức và nội dung có mỗi liên quan hữu cơ lẫn nhau, trong
đó nội dung là quyết định
* Nội dung thay đổi thì hình thức bài tập cũng thay đổi theo
Ví dụ: Trong chạy: SM, SB thay đổi thì biên độ và tần số động
tác thay đổi
* Hình thức thay đổi cũng ảnh hưởng tới nội dung
Ví dụ: Trong chạy cùng một tốc độ chạy như nhau, người nào có
kỹ thuật tốt hơn, hợp lý hơn thì người đó tiêu hao năng lượng ít
hơn
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của bài tập thể chất
- Phương pháp tập luyện
- Đặc điểm cá nhân người tập
- Đặc điểm của bài tập
- Đặc điểm của môi trường tập luyện ( điều kiện bên ngoài)
1.5. Phương tiện về môi trường tự nhiên và nhân tố vệ sinh.
- Các nhân tố của môi trường tự nhiên
- Các nhân tố vệ sinh
II. Lượng vận động và quãng nghỉ trong GDTC
2.1.Khái niệm lượng vận động
Lượng vận động trong các bài tập thể lực là mức độ tác động
của chúng tới cơ thể người tập. Hay nói cách khác lượng vận động
là đặc trưng bởi cường độ và khối lượng.
Hiệu quả của lượng vận động tỉ lệ thuận với khối lượng và
cường độ.
+ Khối lượng vận động là gì?
+ Cường độ vận động là gì?
- Lượng vận động bên trong: Là mức độ biến đổi sinh lý sinh
hoá trong cơ thể khi thực hiện bài tập.
- Lượng vận động bên ngồi: Có thể xác định bằng những
thông số vận động theo các hệ số đo lường như thời gian, độ dài,
trọng lượng các vật.
2.2. Các quãng nghỉ trong phương pháp giáo
dục thể chất
Căn cứ vào mức độ hồi phục sau vận động mà người ta phân biệt 3
quãng nghỉ: Quãng nghỉ đầy đủ, quãng nghỉ ngắn, quãng nghỉ vượt
mức.
- Quãng nghỉ đầy đủ: Là quãng nghỉ đảm bảo, cho lượng vận động
tiếp theo được thực hiện vào thời điểm khả năng vận động thể lực đã
hồi phục tới mức ban đầu, nhờ vậy khi lặp lại các chức năng không bị
căng thẳng.
- Quãng nghỉ vượt mức: Là quãng nghỉ đảm bảo cho lượng vận động
lặp lại được tiến hành vào thời điểm diễn ra pha hồi phục vượt mức.
Tức là dường như xẩy ra trên nền nâng cao năng lực hoạt động, trên
nền hiệu quả lưu lại từ buổi tập trước.
- Quãng nghỉ ngắn: Là quãng nghỉ mà trong đó lượng vận động được
lặp lại vào thời điểm các chức năng riêng lẻ hoặc toàn bộ cơ thể chưa
kịp hồi phục đầy đủ. Với quãng nghỉ này lượng vận động bên trong
ngày càng tăng lên.
3. Cấu trúc buổi tập TDTT
Dựa trên quy luật diễn biến khả năng hoạt động thể lực trong
phạm vi buổi tập và đặc biệt tổ chức hoạt động người tập, người ta
chia buổi tập thành 3 phần: Chuẩn bị, cơ bản, kết thúc
- Phần chuẩn bị. 10 - 15%
- Phần cơ bản. 70 - 80%
- Phần kết thúc. 5 - 10%