Cán cân thanh tốn quốc tế là gì ? Nội dung của cán cân
thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế có vai trị rất quan trọng trong
điều hành và quản lý vĩ mơ nền kinh tế. Nó là công cụ đánh
giá tiềm năng kinh tế của một quốc gia, giúp các nhà hoạch
định chiến lược có cái nhìn tồn diện về địa vị của quốc gia
đó trên thị trường tài chính quốc tế.
Mục lục:
1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế
2. Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế
2.1 Cán cân vãng lai
2.2 Cán cân vốn
2.3 Cán cân tổng thể
2.4 Cán cân bù đắp chính thức
2.5 Khoản mục lỗi và sai sót (OM)
3. Phương pháp phản ánh các giao dịch quốc
tế
4. Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán
quốc tế
4.1 Thặng dư và thâm hụt cán cân thương mại
4.2 Thặng dư và thâm hụt cán cân vãng lai
4.3 Thặng dư và thâm hụt cán cân tổng thể
1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế
Trên thế giới, hầu hết các quốc gia đều có mối quan hệ
với các quốc gia khác, đặc biệt là mối quan hệ kinh tế.
Các quan hệ này làm nảy sinh các dòng tiền giữa các
nền kinh tế. Các dịng tiền này được theo dõi, ghi chép
một cách có hệ thống trong báo cáo tổng họp, gọi là cán
cân thanh toán quốc tế (the Balance of Payments - BOP).
Cán cân thanh toán quốc tế là một bản báo cáo tổng hợp
ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với
phần còn lại của thế giới trong một thời kì nhất định.
Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các đối
tượng cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó.
Trong đó, đối tượng cư trú của một quốc gia là cá nhân,
hộ gia đình, doanh nghiệp thường trú lâu dài ở một nước
và chịu sự kiểm sốt của pháp luật nước đó. Thông
thường, người cư trú từ 01 năm trở lên được coi là lâu
dài, song độ dài thời gian này cũng còn tùy thuộc vào
từng quốc gia. Ở Việt Nam, cá nhân cư trú là người có
noi ở thường xuyên tại Việt Nam hoặc có mặt tại Việt
Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm dương lịch hoặc
tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại
Việt Nam, hoặc có nơi ở thường xuyên ở Việt Nam, bao
gồm có nơi ở đăng kí thường trú hoặc có nhà thuê để ở
tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
2. Nội dung của cán cân thanh tốn quốc tế
Cán cân thanh tốn quốc tế thơng thường bao gồm các
bộ phận sau đây:
- Cán cân vãng lai (Currency Account - CA)
Cán cân vốn (Capital Account - KA)
Cán cân tổng thể (OB)
Cán cân bù đắp chính thức (OFB)
Khoản mục lỗi và sai sót (OM).
Bảngcán cân thanh tốn quốc tế
Đơn vị: triệu USD
Kí
hiệu
CA
TB
SB
IB
TrB
Nội dung
Cán cân vãng lai
Cán cân thương mại
- Xuất khẩu hàng hóa
- Nhập khẩu hàng hóa
Cán cân dịch vụ
- Xuất khẩu dịch vụ
- Nhập khẩu dịch vụ
Cán cân thu nhập
-Thu
-Chi
Chuyển giao vãng lai 1
chiều
-Thu
Doanh
Doanh Cán cân
số thu
số chi (-) (ròng)
(+)
+ 1.500 -1.690
-190
-130
+ 600
-730
+ 400
+ 50
-350
+ 280
-80
-360
+ 220
-30
-Chi
-250
KA
Cán cân vốn
+ 960
-770
Kl
Vốn dài hạn
- Dòng vào
+ 500
- Dòng ra
-390
Ks
Vốn ngắn hạn
- Dòng vào
+ 360
- Dòng ra
-380
Ktr
Chuyển giao vốn 1 chiều + 100
OM Lỗi và sai sót
+5
OB
Cán cân tổng thể
OFB Cán cân bù đắp chính thức + 35
AR
Thay đổi dự trữ
+ 20
L
Vay IMF và các NHTWkhac + 10
Ot
Các nguồn tài trợ khác
+5
Tổng
+ 2.500 - 2.500
+ 150
+ 110
-20
+ 100
+5
-35
+ 35
+ 20
+ 10
+5
2.1 Cán cân vãng lai
Cán cân vãng lai (Current Account - CA) phản ánh các khoản
thu và chi mang tính thu nhập. Bản chất của cán cân vãng
lai phản ánh tình hình thu chi từ chuyển giao quyền sở hữu
về tài sản giữa đối tượng cư trú và đối tượng không cư trú.
Cán cân vãng lai bao gồm 4 cán cân bộ phận là:
Cán cân thương mại - Trade Balance (TB).
Cán cân dịch vụ - Services Balance (SB).
Cán cân thu nhập - Incomes Balance (IB).
Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều - Currency
Transfers Balance (TrB).
Cán cân thương mại dùng để đối chiếu và so sánh các khoản
thu từ xuất khẩu và chi cho nhập khẩu hàng hóa. Khi một
quốc gia xuất khẩu hàng hóa sẽ thu về ngoại tệ, đây chính là
khoản thu và được ghi có (+); các nghiệp vụ nhập khẩu làm
phát sinh khoản chi và được ghi nợ (-). Khi thu nhập từ xuất
khẩu hàng hóa lớn hơn chi cho nhập khẩu hàng hóa thì cán
cân thương mại được gọi là thặng dư (hay xuất siêu). Và
ngược lại, khi thu nhập từ xuất khẩu hàng hóa thấp hơn chi
cho nhập khẩu hàng hóa thì cán cân thương mại thâm hụt
(hay gọi là nhập siêu).
Cán cân dịch vụ phản ánh các khoản thu, chi phát sinh trong
các giao dịch về dịch vụ như vận tải, du lịch, bảo hiểm, bưu
chính, viễn thơng... giữa đối tượng cư trú với đối tượng không
cư trú. Hiện nay, cán cân dịch vụ của các nước có quy mơ và
tỉ trọng trong tổng giá trị cán cân thanh toán quốc tế ngày
càng tăng.
Cán cân thu nhập phản ánh các khoản thu, chi phát sinh về
thu nhập của người lao động và thu nhập từ hoạt động đầu
tư. Trong đó, thu nhập của người lao động là các khoản tiền
lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền,
hiện vật mà đối tượng cư trú trả cho đối tượng không cư trú
hoặc ngược lại. Thu nhập từ hoạt động đầu tư là các khoản
thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp, lãi từ đầu tư
vào giấy tờ có giá hoặc các khoản vay giữa đối tượng cư trú
và đối tượng không cư trú.
Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều bao gồm các khoản
viện trợ không hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản
chuyển giao khác bằng tiền, hiện vật cho mục đích tiêu dùng
giữa đối tượng cư trú và đối tượng không cư trú. Các khoản
chuyển giao vãng lai 1 chiều phản ánh sự phân phối lại thu
nhập giữa đối tượng cư trú và đối tượng không cư trú. Các
khoản nhận chuyển giao vãng lai, ghi dương (+); Các khoản
cấp viện trợ, ghi âm (-). Quy mơ và tình trạng cán cân
chuyển giao vãng lai một chiều phụ thuộc chủ yếu vào các
yếu tố về mơi trường kinh tế, tâm lý, tình cảm, chính trị-xã
hội và ngoại giao giữa các nước.
2.2 Cán cân vốn
Cán cân vốn (Capital Account - KA) phản ánh toàn bộ chỉ tiêu
giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú về
chu chuyển vốn trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư vào
giấy tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi
nợ nước ngồi, chuyển giao vốn một chiều, các hình thức
đầu tư khác làm tăng hoặc giảm tài sản có hoặc tài sản nợ.
Nói cách khác, cán cân vốn thể hiện các khoản thu, chi phát
sinh trong quá trình chuyển giao quyền sử dụng tài sản giữa
đối tượng cư trú và đối tượng không cư trú.
Cán cân vốn bao gồm:
- Cán cân vốn dài hạn (KL): Ghi chép các luồng vốn dài hạn
(có kì hạn từ 01 năm trở lên) chảy vào và chảy ra khỏi một
quốc gia, các luồng vốn dài hạn được chia thành đầu tư trực
tiếp, đầu tư gián tiếp và vốn dài hạn khác.
- Cán cân vốn ngắn hạn (Ks): Ghi chép các luồng vốn ngắn
hạn (có kì hạn đến 01 năm) chảy vào và chảy ra khỏi một
quốc gia. Cán cân vốn ngắn hạn bao gồm nhiều hạng mục
phong phú và chủ yếu là: tín dụng thương mại ngắn hạn,
hoạt động tiền gửi, mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn, các
khoản tín dụng ngân hàng ngắn hạn, kinh doanh ngoại hối...
- Chuyển giao vốn một chiều (Ktr): gồm các khoản cho, tặng,
viện trợ khơng hồn lại và các khoản nợ được xóa.
Khi có luồng vốn chảy vào nền kinh tế, ghi dương (+), làm
cho tài sản nợ tăng (vay nợ...) hoặc tài sản có giảm (địi
nợ...). Khi có luồng vốn chảy ra nền kinh tế, ghi âm (-) làm
cho tài sản nợ giảm (trả nợ vay...) hoặc tài sản có tăng (cho
vay...).
2.3 Cán cân tổng thể
Nếu ở mỗi quốc gia, việc thống kê đạt mức chính xác tuyệt
đối (nhầm lẫn và sai sót bằng 0), thì cán cân tong
the (Overall Balance - OB) bằng tổng của cán cân vãng lai và
cán cân vốn, tức là:
OB = CA + KA
Thực tế, do có rất nhiều vấn đề phức tạp về thống kê trong
quá trình thu thập số liệu và lập BOP, do đó, thường phát
sinh những nhầm lẫn và sai sót. Vì vậy, cán cân tổng thể
được điều chỉnh lại bằng tổng của cán cân vãng lai, cán cân
vốn và hạng mục nhầm lẫn sai sót trong thống kê là:
OB = CA + KA + OM
Hạng mục nhầm lẫn và sai sót thống kê bao gồm các giao
dịch kinh tế thực tế đã xảy ra nhưng khơng được ghi chép
hoặc có được ghi chép nhưng ghi chép đó có nhầm lẫn,
khơng chính xác.
2.4 Cán cân bù đắp chính thức
Cán cân này phản ánh những thay đổi tài sản dự trữ chính
thức do các giao dịch can thiệp của cơ quan chính phủ của
một nước nhằm cân bằng tổng thể các giao dịch tư nhân và
chính phủ. Các tài sản dự trữ bao gồm: vàng, quyền rút vốn
đặc biệt (SDR), dự trữ trong IMF, ngoại tệ có khả năng
chuyển đổi...
Thơng thường, cán cân tổng thể của các quốc gia không ở
trạng thái cân bằng, cán cân tổng thể có thể thặng dư (OB >
0) hoặc thâm hụt (OB < 0). Do vậy, cần được bù đắp bởi các
tài sản dự trữ trên. Các hạng mục đó được gọi là cán cân bù
đắp chính thức (Official Fanancing Balance - OFB).
Vì ngân hàng trung ương có chức năng can thiệp lên cung,
cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, do đó, các hoạt động
can thiệp của ngân hàng trung ương trên thị trường ngoại
hối (mua bán nội tệ) nhằm tác động lên nền kinh tế, được
xem là quan hệ giữa đối tượng cư trú và đối tượng không cư
trú.
Cụ thể, khi cán cân tổng thể bị thâm hụt (-), ngân hàng trung
ương cần bù đắp chính thức bằng cách tăng cung ngoại tệ
bằng cách bán ngoại tệ, OFB (+). Ngược lại, khi cán cân tổng
thể thặng dư (+), ngân hàng trung ương cần bù đắp chính
thức bằng cách tăng cầu ngoại tệ bằng cách mua ngoại tệ,
OFB (-).
2.5 Khoản mục lỗi và sai sót (OM)
Do áp dụng nguyên tắc hạch toán kép, nên cán cân thanh
toán quốc tế luôn được cân bằng. Tổng của cán cân tổng thể
và cán cân bù đắp chính thức phải ln bằng 0. Tức là:
OB + OFB = O-> OB = — OFB-»CA + KA + OM= — OFB
->OM = -(OFB + CA + KA)
Từ công thức OM ta thấy, số dư của hạng mục lỗi và sai sót
chính là độ lệch giữa cán cân bù đắp chính thức và tổng của
cán cân vãng lai và cán cân vốn. Bởi vì, cán cân bù đắp
chính thức, cán cân vãng lai và cán cân vốn luôn được xác
định. Công thức trên được áp dụng để xác định số dư nhầm
lẫn và sai sót khi lập cán cân thanh toán.
Trong thực tế, tùy theo nhu cầu mà mỗi quốc gia có thể cơ
cấu lại cán cân thanh toán quốc tế cho phù hợp với mục đích
sử dụng và mục đích phân tích riêng của mình.
Bảng cán cân thanh tốn quốc tế của Việt Nam (quý II năm
2018)
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu
A. Cán cân
vãng lai
Số liệu
1.244
Hàng hóa: Xuất khẩu f.o.b
58.626
Hàng hóa: Nhập khẩu f.o.b
55.580
Hàng hóa (rịng)
3.046
Dịch vụ: Xuất khẩu
3.550
Dịch vụ: Nhập khẩu
4.500
Dịch vụ (ròng)
-950
Thu nhập đầu tư (thu nhập sơ cấp):
377
Thu
Thu nhập đầu tư (thu nhập sơ cấp):
3.325
Chi
Thu nhập đầu tư (thu nhập sơ cấp)
-2.948
(ròng)
Chuyển giao vãng lai (thu nhập thứ
2.696
cấp): Thu
Chuyển giao vãng lai (thu nhập thứ
600
cấp): Chi
Chuyển giao vãng lai (thu nhập thứ
2.096
cấp) (ròng)
B. Cán cân
vốn
0
Cán cân vốn: Thu
Cán cân vốn: Chi
Tổng cán cân vãng lai và cán cân
vốn
c. Cán cân
tài chính
0
0
1.244
2.295
Đầu tư
sản có
Đầu tư
sản nợ
Đầu tư
Đầu tư
sản có
Đầu tư
sản nợ
Đầu tư
Đầu tư
Đầu tư
trực tiếp ra nước ngồi: Tài
trực tiếp vào Việt Nam: Tài
-123
3.630
trực tiếp (rồng)
3.507
gián tiếp ra nước ngồi: Tài
0
gián tiếp vào Việt Nam: Tài
gián tiếp (rịng)
khác: Tài sản có
khác: Tài sản nợ
1.591
1.591
-4.520
1.717
Đầu tư khác (rịng)
D. Lỗi và
sai sót
E. Cán cân
tổng thể
F. Dự trữ
và các
hạng mục
liên quan
-2.803
-2.359
1.180
-1.180
Tài sản dự trữ
-1.180
Tín dụng và vay nợ từ IMF
0
Tài trợ đặc biệt
0
Nguồn: />
3. Phương pháp phản ánh các giao dịch quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế của các quốc gia được ghi chép
theo một nguyên tắc ghi nợ (Debit) và ghi có (Credit).
Một giao dịch được ghi vào bên ghi có (+) là các khoản sẽ
thu được từ người nước ngoài của quốc gia biên soạn cán cân
thanh tốn (ví dụ gọi là nước A). Các giao dịch được ghi có
vào cán cân thanh tốn của nước A bao gồm xuất khẩu hàng
hóa, dịch vụ cho người nước ngồi, đầu tư mua trái phiếu do
chính phủ của người nước ngồi. Như vậy, có thể hiểu các
giao dịch ghi có sẽ làm tăng dịng tiền từ nước ngoài vào
nước A.
Một giao dịch được ghi vào bên nợ (-) là các khoản mà nước
A phải trả cho người nước ngoài. Các giao dịch này bao gồm
nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của A, giao dịch mua cổ phiếu,
trái phiếu của chính phủ, doanh nghiệp nước ngồi của các
nhà đầu tư nước A. Như vậy, các giao dịch ghi nợ làm tăng
dòng tiền đi ra khỏi nước A.
về nguyên tắc, cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia
có thể được hạch tốn, ghi chép bằng bất kì đồng tiền nào.
Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn các quốc gia phát triển có
đồng tiền tự do chuyển đổi, đồng tiền sử dụng trong cán cân
thanh toán quốc te là đồng nội tệ. Còn đối với những quốc
gia khơng có đồng tiền tự do chuyển đổi thường sử dụng một
ngoại tệ được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán quốc tế
của quốc gia này. Ở Việt Nam, đồng tiền dùng để ghi chép
và hạch toán là đồng USD.
4. Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế được lập theo nguyên tắc hạch
toán kép nên tổng các bút toán ghi có đúng bằng tổng các
bút tốn ghi nợ, nhưng có dấu ngược nhau. Điều này có
nghĩa là, về tổng thể thì cán cân thanh tốn quốc tế ln
được cân bằng, tuy nhiên, từng cán cân bộ phận không nhất
thiết lúc nào cũng cân bằng. Do đó, khi nói đến cán cân
thanh tốn là thặng dư hay thâm hụt có nghĩa là nói đến
thặng dư hay thâm hụt của một hay một nhóm các cán cân
bộ phận nhất định trong cán cân thanh toán quốc tế.
4.1 Thặng dư và thâm hụt cán cân thương mại
Do giá trị trao đổi hàng hóa khá lớn nên thâm hụt và thặng
dư cán cân thương mại thường quyết định đến tình trạng của
cán cân vãng lai.
Cán cân thương mại thặng dư (xuất siêu) khi (X - M) > 0.
Cán cân thương mại thâm hụt (nhập siêu) khi (X - M) < 0.
Như vậy, cán cân thương mại là chênh lệch giữa giá trị xuất
khẩu và giá trị nhập khẩu về hàng hóa. Đe cân bằng cán cân
thương mại, các biện pháp được áp dụng sẽ tác động vào
lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thơng qua các hình thức
thuế quan, hạn ngạch,... và tác động vào tâm lý tiêu dùng
hàng hóa nhập khẩu của cơng chúng.
4g thường rất quan tâm đến tính trạng thái của cán cân
thanh toán vãng lai.
Cán cân vãng lai thặng dư cho thấy thu nhập của đối tượng
cư trú cao hơn thu nhập của đối tượng không cư trú. Cán cân
vãng lai thặng dư thể hiện trạng thái tài sản có rịng của
quốc gia đó tăng lên và quốc gia đó đang cho nước ngoài vay
nợ.
Ngược lại, cán cân vãng lai thâm hụt cho thấy thu nhập của
đối tượng cư trú thấp hơn thu nhập của đói tượng khơng cư
trú, quốc gia đó có tài sản nợ rịng tăng, quốc gia đó đang
vay nợ nước ngoài.
Đe cải thiện cán cân vãng lai, các quốc gia cần thực hiện các
giải pháp mang tính chiến lược như tăng năng lực xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ. Đồng thời, cần thực hiện các chính sách
nhằm thu hút kiều hối, khách du lịch, xuất khẩu lao động ra
nước ngoài nhằm thu hút ngoại tệ.
4.3 Thặng dư và thâm hụt cán cân tổng thể
Cán cân tổng thể thặng dư khi OB = CA + KA > 0, có nghĩa
là quốc gia hồn tồn có thể tăng dự trữ ngoại hối. Ngược lại,
nếu cán cân tổng thể bị thâm hụt OB = CA + KA < 0, quốc
gia đó buộc phải tài trợ thâm hụt bằng cách giảm dự trữ
ngoại hối, vay IMF hoặc vay các ngân hàng trung ương theo
các hợp đồng song phương; Các nghiệp vụ khác làm tăng tài
sản nợ ngoại tệ.