Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bài SKKN lớp 5 môn tập làm văn trường Tiểu học Điện Biên 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.49 KB, 10 trang )

MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU ............................................................................................................... - 1 1. Lí do chọn đề tài. ......................................................................................................... - 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... - 2 3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. - 2 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. - 2 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ..................................................... - 3 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm ................................................................... - 3 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm................................... - 4 3. Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp Năm .................... - 5 3.1. Điều tra phân loại học sinh....................................................................................... - 6 3.2. Hướng dẫn học sinh đọc sách, nâng cao năng lực cảm thụ văn học, tích luỹ tư liệu
văn học.............................................................................................................................. - 6 3.3. Hướng dẫn các em làm giàu vốn từ ngữ. ................................................................ - 6 3.4. Bồi dưỡng tình cảm, mĩ cảm.................................................................................... - 8 3.5. Cá thể hoá hoạt động dạy học .................................................................................. - 8 3.6. Xác định yêu cầu trọng tâm đề bài ........................................................................ - 10 3.7. Hướng dẫn học sinh biết cách quan sát, tìm ý, sắp xếp, diễn đạt ý. .................... - 11 3.8. Giúp học sinh luyện viết câu văn có hình ảnh. ..................................................... - 16 3.9. Chấm bài và trả bài viết .......................................................................................... - 17 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường. .................................................................................................... - 19 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................................... - 20 1. Kết luận ...................................................................................................................... - 20 2.Kiến nghị ..................................................................................................................... - 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... - 22 -


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Tiếng Việt là tiếng phổ thông của dân tộc Việt Nam. Trong nhà trường
Tiểu học. Mơn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển
cho học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong mơi
trường hoạt động, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.
Trong chương trình Tiểu học , Tiếng Việt được chia thành các phân môn,
mỗi phân môn có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh những kĩ năng nhất định.
Phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất, nó có vai trị
rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng, trong đó quan trong là các kĩ năng nghe, nói,
viết. Đối với phân mơn này, các em được rèn luyện năng lực trình bày ở dạng
văn bản với nhiều thể loại khác nhau.
Dạy tốt phân mơn Tập làm văn nói chung và kiểu bài văn miêu tả nói riêng
là vấn đề được nhiều giáo viên Tiểu học quan tâm. Chương trình thay sách Tiểu
học phát huy bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong môn Tiếng Việt. Học sinh
Tiểu học ngay từ lớp 1, 2, 3 đã được tiếp xúc với nhiều dạng văn bản khác nhau,
có nội dung gần gũi trong cuộc sống và kĩ năng giao tiếp của các em với cộng
đồng. Đó là một ưu điểm khơng ai phủ nhận. Tuy nhiên, chương trình mới
chuyển tải sự thay đổi cả về nội dung và kỹ năng rèn luyện lẫn hình thức, biện
pháp và quy trình lên lớp . Là giáo viên, nhất là giáo viên dạy lớp 5 không ai
tránh khỏi những trăn trở, băn khoăn là làm thế nào giúp học sinh rèn luyện tốt
kỹ năng làm bài Tập làm văn, nhất là văn miêu tả.
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy lớp 5, qua thời gian bồi dưỡng học sinh
giỏi tại Trường Tiểu học Điện Biên 2 những năm trước đây, tơi đã phát hiện


được có những phụ huynh chưa quan tâm đúng mực cho con học môn Văn và
cũng có một số em ngại học phân mơn Tập làm văn vì thế số học sinh học tốt
phân mơn Tập làm văn cịn rất khiêm tốn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong khi
tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của chúng ta, các em lúc chưa tròn một tuổi đã biết nói,
năm sáu tuổi đã biết đọc, đã biết viết tiếng Việt ? Chúng ta đã tự hào tiếng Việt
- 1 -22


ta phong phú, giàu hình ảnh, đa dạng về nghĩa, có sức biểu cảm sâu sắc. Nhưng
một thực tế làm buồn lịng những thầy cơ giáo chúng tơi vì học sinh học tốt phân
mơn Tập làm văn cịn q khiêm tốn. Khi chấm bài Tập làm văn, tôi thấy đa số
học sinh đã biến các bài văn miêu tả thành văn kể, liệt kê một cách khô khan,
nghèo nàn về từ, diễn đạt rườm rà tối nghĩa. Vậy làm thế nào để nâng cao chất
lượng dạy- học Tập làm văn nhất là văn miêu tả cho học sinh lớp 5? Đi tìm lời
giải đáp cho câu hỏi trên là một q trình và cũng là mục đích cần hướng đến
của các kỹ sư tâm hồn.
Để làm tốt vai trò người tổ chức và hướng dẫn, tơi đã tìm tịi, phân tích
thực trạng và lựa chọn một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tập có hiệu quả
Tập làm văn miêu tả. Bởi vì đối với học sinh lớp 5, việc rèn kĩ năng làm văn
miêu tả cho các em là rất cần thiết. Học sinh học tốt văn miêu tả sẽ là điều kiện
thuận lợi để các em học tốt các môn học khác ở Tiểu học và tạo đà cho các em
học tiếp lên các lớp trên. Để góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất
lượng dạy học trong nhà trường nói chung, nâng cao chất lượng phân môn Tập
làm văn cho học sinh lớp 5 nói riêng, tơi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn
kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp Năm”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này tơi mong muốn được đóng góp một phần cơng sức
của mình vào cơng tác giáo dục của nhà trường. Trước hết là góp phần nâng cao
chất lượng phân mơn Tập làm văn cho lớp tôi trực tiếp giảng dạy. Sau đó, mục
tiêu quan trọng hơn là góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt

của trường Tiểu học Điện Biên 2.
3. Đối tượng nghiên cứu
Kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra phân loại đối tượng học sinh .
- Phương pháp nghiên cứu xây dưng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
- 2 -22


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Tập làm văn là một phân mơn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Tổng hợp
các kiến thức, kĩ năng từ Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu,... để
viết nên một bài Tập làm văn. Tập làm văn là phân môn học sáng tạo chứ không
phải sao chép,…Là phân môn học tổng hợp kiến thức của các môn học khác và
kiến thức của cuộc sống, là phân môn tổng hợp các kĩ năng (kĩ năng sống, kĩ
năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng ngơn ngữ, kĩ năng trình bày và tạo lập văn
bản,...)
Theo quan điểm tích hợp, các phân mơn trong môn Tiếng Việt được tập hợp
lại xoay quanh trục chủ điểm và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và
rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau. Như vậy, muốn dạy- học có hiệu
quả phân mơn Tập làm văn dạng bài miêu tả (tả cảnh, tả người) nhất thiết người
giáo viên phải dạy tốt Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Vì trong
các bài đọc, trong câu chuyện, trong các bài tập luyện từ và câu thường xuất
hiện các đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả rất rõ về cảnh vật, thiên nhiên,
con người,...
Bài Tập làm văn nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khơ cứng, góp
nhặt của người khác, nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng, mới mẻ
như tâm hồn của các tác giả nhỏ tuổi.

Chất lượng phân môn Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các
kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ. Cho nên, thầy phải lập được kế hoach
bài học cụ thể và trò học tập chủ động,tích cực, nghiêm túc, hiệu quả, mới mong
nâng cao một cách bền vững chất lượng phân môn Tập làm văn nói riêng và
mơn Tiếng Việt nói chung ở lớp cuối cấp Tiểu học.
Dạy Tập làm văn lớp 5 phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến thức,
kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thơng cấp Tiểu học theo chuẩn kiến
thức, kĩ năng của từng môn học (ban hành kèm theo quyết định số 16 của Bộ
- 3 -22


GD-ĐT) và phù hợp trình độ của từng học sinh trong lớp mà “Hướng dẫn 896”
của Bộ GD-ĐT đã đề ra.
Tôi tin rằng đề tài này nếu được áp dụng và vận dụng hợp lý sẽ đem lại hiệu
quả cao cho phân mơn Tập làm văn, góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng
Việt lớp 5.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Năm học : ……., tôi được phân công giảng dạy Tiếng Việt ở lớp 5A3 &
5A4 với 42 & 46 học sinh. Hầu hết học sinh của lớp 5A3 & 5A4 tôi trực tiếp
giảng dạy còn rất hạn chế khi làm bài Tập làm văn.Qua khảo sát chất lương đầu
năm học của môn Tiếng Việt bài viết Tập làm văn được thống kê với kết quả
như sau:
Lớp 5A3: 42 học sinh
Hoàn thành

Hoàn thành

Tốt

Lớp 5A4: 46 học sinh

Chưa

Hoàn thành

Hoàn thành

Tốt

hoàn thành

Chưa
hoàn thành

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

Số


Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

lượng

%

lượng

%

lượng

%

lượng

%

lượng

%

lượng

%


6

14,3

28

66,7

8

19

5

10,8

29

63

12

26,2

Khảo
sát
chất
lương
đầu

năm

Từ thực trạng trên, tơi đã tìm hiểu kĩ thực tế bài khảo sát chất lượng của học
sinh. Đa số bài viết của các em còn bị điểm thấp là do các nguyên nhân sau:
- Do các em cịn nghèo vốn từ, khơng biết sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa.
- Các em chưa biết vận dụng kết quả quan sát thực tế vào bài làm,
- 4 -22


- Học sinh chưa xác định được trọng tâm đề bài cần miêu tả.
- Nhiều em thường liệt kê, kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về, lủng củng.
Nhiều em chưa biết dừng lại để nói kĩ một vài chi tiết cụ thể nổi bật.
- Bài viết của học sinh cịn mắc nhiều lỗi chính tả.
Thực trạng học sinh cịn nhiều hạn chế như vậy đã làm cho tiết Tập làm văn
trở thành một gánh nặng, một thách thức đối với giáo viên Tiểu học. Ý nghĩ cho
rằng Tập làm văn là một phân mơn khó dạy, khó học và khó đạt hiệu quả cao đã
là nhận thức chung của nhiều thầy cô giáo dạy lớp 4, lớp 5.
Nguyên nhân của thực trạng
Theo tơi có sáu ngun nhân như sau:
a. Khi làm văn, học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài.
b. Học sinh không được quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả.
c. Khi quan sát thì các em khơng được hướng dẫn về kĩ năng quan sát:
quan sát những gì, quan sát từ đâu ? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu
của đối tượng cần miêu tả.
d. Khơng biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật
miêu tả khi quan sát.
e. Vốn từ đã nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết
mạch lạc, chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về một sự
vật, cảnh vật, về một con người cụ thể nào đó.
g. Nguyên nhân cuối cùng là trách nhiệm của người giáo viên. Phân môn

Tập làm văn là một mơn học mang tính tổng hợp và sáng tạo, nhưng lâu nay
người giáo viên (nhất là giáo viên lớp 4, lớp 5) chưa có cách phát huy tối đa
năng lực học tập và cảm thụ văn học của học sinh; chưa bồi dưỡng được cho các
em lòng yêu quý Tiếng Việt, ham thích học Tiếng Việt để từ đó các em nhận ra
rằng đã là người Việt Nam thì phải đọc thơng, viết thạo Tiếng Việt và phát huy
hết ưu điểm của tiếng mẹ đẻ.
3. Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp Năm
- 5 -22


Để hướng dẫn học sinh lớp Năm viết văn miêu tả có hiệu quả tơi đã tiến
hành một số biện pháp như sau:
3.1. Điều tra phân loại học sinh
Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành điều tra, phân loại, nắm chắc từng
đối tượng học sinh: năng khiếu, tiếp thu được, tiếp thu chậm. Nắm chắc được
đối tượng học sinh, tôi đã đề ra được những biện pháp dạy học phù hợp với từng
đối tượng học sinh. Đồng thời, tạo điều kiện tốt nhất góp phần giúp học sinh
chưa biết làm văn miêu tả, có thể vận dụng làm được một bài văn hoàn chỉnh.
3.2. Hướng dẫn học sinh đọc sách, nâng cao năng lực cảm thụ văn học, tích
luỹ tư liệu văn học.
- Tơi đã hướng dẫn học sinh đọc sách không phải chỉ để biết cốt truyện
mà phải ngẫm nghĩ nội dung, bố cục, ý nghĩa của tác phẩm, cách viết của tác
giả để giúp các em cảm thụ sâu tác phẩm, học được cái gì trong cách viết của
tac giả.
- Hướng dẫn học sinh biết cách tích luỹ dần các tư liệu văn học bằng cách
có cuốn sỗ tay văn học khi đọc những bài thơ, bài văn có đoạn miêu tả hay hoặc
những từ ngữ gợi tả hay, hình ảnh sinh động thì ghi lại. Tích luỹ vốn văn học,
ghi chép các câu văn, câu thơ, câu ca dao hay không phải là để học vẹt, để bê
nguyên xi vào bài văn mà là để tham khảo, làm giàu thêm vốn ngôn ngữ, vận
dụng sáng tạo trong bài viết của mình.Việc hướng dẫn học sinh đọc sách, nâng

cao năng lực cảm thụ văn học, tích luỹ dần các tư liệu văn học đã đóng góp một
phần vào việc viết văn hay của học sinh.
3.3. Hướng dẫn các em làm giàu vốn từ ngữ.
- Giáo viên cần có biện pháp làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh qua từng
bài đọc, từng bài tập ở các môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ- câu cùng chủ
điểm. Tạo cho học sinh thói quen quan sát, đánh giá, nhìn nhận một sự vật, một
cảnh vật hay một con người nào đó và thể hiện những điều đã quan sát và đánh
giá được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình, kịp thời điều chỉnh những lỗi về
dùng từ, viết câu, làm văn...
- 6 -22


Làm giàu vốn từ cho học sinh thông qua các phân môn Tiếng Việt. Phân
môn Tập đọc giúp các em hiểu được hiểu được nội dung của các đoạn văn, khổ
thơ có ý nghĩa miêu tả (cảnh vật, con người,...). Mỗi tiết dạy Tập đọc nên thêm
một vài câu hỏi về thể loại, bố cục và trình tự miêu tả của tác giả để học sinh
thấm dần về Tập làm văn miêu tả.
Mơn Luyện từ- câu là mơn có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ nhiều
nhất khi dạy các tiết Mở rộng vốn từ. Trong các tiết này có các bài tập mở rộng
vốn từ rất cụ thể, thiết thực như tìm từ, ghép từ, phát hiện từ miêu tả, dùng từ đặt
câu, sắp xếp các từ thành nhóm miêu tả như nhóm từ ngữ miêu tả ngoại hình,
nhóm từ ngữ miêu tả đặc điểm cảnh vật, nhóm miêu tả hoạt động,...
Đặc biệt ở chính phân mơn Tập làm văn, giáo viên có thể giúp học sinh làm
giàu vốn từ theo các đề tài nhỏ:
Ví dụ 1:
Tìm từ láy gợi tả âm thanh trên dịng sơng (bì bõm, ì oạp, ì ầm, xơn xao,
ào ào...)
Ví dụ 2:
Tìm những hình ảnh so sánh để so sánh với dịng sơng: dịng sơng như dải
lụa, dịng sơng như con trăn khổng lồ, dịng sơng như người mẹ hiền ơm ấp đồng

lúa chín vàng...
Sau khi học sinh đã có một vốn từ nhất định, giáo viên giúp học sinh các
cách sử dụng vốn từ trong miêu tả như: sử dụng từ láy, sử dụng tính từ tuyệt đối
(đỏ mọng, đặc sệt, trong suốt...), sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh,
nhân hố, ẩn dụ...).
Ví dụ 1: Cho các từ “ríu rít, líu lo, liếp chiếp, rộn ràng, tấp nập, là là, từ từ...”
Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: “Tiếng
chim... báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ơng mặt trời... nhơ lên sau luỹ tre xanh.
Khói bếp nhà ai... bay trong gió. Đàn gà con... gọi nhau,...theo chân mẹ. Đường
làng đã... người qua lại.”
- 7 -22


Ví dụ 2: Hãy chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống để được các
câu văn có hình ảnh so sánh phù hợp nhất (tiếng chng, chùm sao, thuỷ tinh,
dải lụa, giọng bà tiên).
- Hoa xoan nở từng chùm trông giống như... ( những chùm sao )
- Nắng cứ như...xối xuống mặt đất.

( thuỷ tinh )

- Giọng bà trầm ấm ngân nga như...

( tiếng chng )

Ở ví dụ 1 và ví dụ 2, cho số từ nhiều hơn số chỗ trống cần điền, buộc HS
phải suy nghĩ kĩ hơn khi chọn từ.
3.4. Bồi dưỡng tình cảm, mĩ cảm.
Việc bồi dưỡng tình cảm, mĩ cảm rất cần thiết để học sinh viết được bài văn
hay, nếu khơng có tình cảm đúng thì khó có thể viết được bài văn hay. Tả một

hàng cây bên đường nếu học sinh khơng u hàng cây ấy, chưa thấy đó là kết
quả của bao nhiêu cơng sức thì bài văn tả hàng cây khơng có hồn. Nếu các em
u hàng cây ấy thì khi quan sát các em sẽ thấy nhiều nét đẹp. Các em sẽ vui
mừng khi thấy hàng cây nảy nhiều chồi non, cành lá xum xuê…Đối với giáo
viên khi dạy các bài văn, bài thơ miêu tả về cảnh đẹp quê hương, đất nước và
con người cần phải hướng dẫn, phân tích tỉ mỉ cách tả, cách sử dụng tà ngữ, hình
ảnh… để tăng vốn hiểu biết cho các em; để các em biết nhìn cái đẹp, các em sẽ
thêm yêu quê hương, đất nước, yêu những danh lam thắng cảnh.
3.5. Cá thể hố hoạt động dạy học
- Tơi luôn quan tâm đến đối tượng học sinh tiếp thu chậm đồng thời vẫn
đảm bảo phát triển năng lực cảm thụ văn học đối với học sinh có năng khiếu.
Ví dụ : Khi học sinh đặt câu nêu cảm nghĩ của mình ở phần kết bài, giáo
viên phải quan tâm đến từng em. Đối với học sinh tiếp thu chậm, giáo viên phải
hướng dẫn cụ thể cho các em bằng những gợi ý như:
+ Em hãy nói tình cảm của mình đối với ngơi trường (u, ghét)? (Em rất
u ngơi trường).

- 8 -22


THƠNG TIN HỎI ĐÁP:
-------------------------Bạn cịn nhiều thắc mắc hoặc muốn tìm kiếm thêm nhiều tài liệu sáng kiến kinh
nghiệm mới mẻ khác của Trung tâm Best4Team
Liên hệ dịch vụ viết thuê sáng kiến kinh nghiệm
Hoặc qua SĐT Zalo: 091.552.1220 hoặc email: để hỗ trợ
ngay nhé!

- 9 -22




×