Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Thpt, thiết kế dạy đọc vb thơ tích hợp dạy viết, nói nghe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.09 KB, 8 trang )

BÀI HỌC: THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT
A. Mục tiêu bài học
1. Góp phần giúp học sinh biết yêu mến và trân trọng tâm hồn, nhân cách Nguyễn Trãi;
từ đó biết yêu quý thiên nhiên, biết lựa chọn một lối sống đẹp, phù hợp với bản thân.
2. Qua bài học, HS có được các kĩ năng và kiến thức sau:
a) Kĩ năng đọc hiểu
– Phân tích và đánh giá được suy nghĩ, tình cảm, thái độ của nhà thơ thể hiện
trong các văn bản “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới – bài 43), “Thuật hứng - bài 24”
(Nguyễn Trãi), “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm) cũng như tác dụng của một số yếu tố hình
thức nghệ thuật trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình, nhân vật
trữ tình, thể thơ.
– Trình bày được ý nghĩa hay tác động của bài thơ đối với bản thân một cách phù
hợp và thuyết phục.
– Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi vào việc đọc hiểu bài
“Cảnh ngày hè” và Thuật hứng (số 24).
– Rút ra được cách thức đọc hiểu văn bản thơ Nôm trung đại.
b) Kĩ năng viết
– Viết văn bản đúng quy trình, bảo đảm các bước đã được hình thành và rèn luyện
ở các lớp trước.
– Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ
đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.
c. Kĩ năng nói và nghe
– Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học (theo
lựa chọn cá nhân).
– Nghe và nắm bắt được nội dung truyết trình, quan điểm của người nói. Biết nhận
xét về nội dung và hình thức thuyết trình.
B. Phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học:
1. Phương pháp dạy học đọc hiểu
- Hoạt động khởi động, tạo tâm thế: KT dự đoán; học cá nhân và toàn lớp.
- Hoạt động đọc tổng quan văn bản: PP đọc diễn cảm, hỏi đáp; học cặp đôi.
- Hoạt động đọc hiểu chi tiết: PP đàm thoại gợi mở; PP nêu vấn đề; Phiếu học tập; học


theo nhóm.
- Hoạt động đọc hiểu ý nghĩa và các giá trị của văn bản: PP nêu vấn đề; học toàn lớp.
- Hoạt động liên hệ, vận dụng thực tiễn: PP tình huống; máy tính, máy chiếu; một số
tranh ảnh.
2. Phương pháp dạy học viết
- Hoạt động tạo hứng thú, nhu cầu viết: PP nêu vấn đề


- Hoạt động viết: PP thực hành viết (viết nháp; viết sáng tạo)
3. Phương pháp dạy nói - nghe
- Hoạt động nói: PP thuyết trình; máy tính, máy chiếu
- Hoạt động nghe: Phiếu học tập
C. Tiến trình dạy học
Hoạt động

Cách thức tổ chức
ĐỌC HIỂU
Đọc hiểu văn bản “Cảnh ngay hè” (Bảo kính cảnh giới – bài 43)
- Nguyễn Trãi
1. Hoạt động khởi 1.1. GV yêu cầu mỗi HS nhớ lại một cảnh tượng ngày hè mà mình
động

trải ấn tượng/thích thú và cảm xúc, suy nghĩ lúc đó. (GV: Hãy nhớ và tả
nghiệm trước lúc lại một cảnh ngày hè để lại trong em ấn tượng khó quên. Khi đứng
đọc
trước cảnh tượng ấy, em đã nghĩ gì hoặc cảm xúc thế nào? Thời
gian: 5 phút.)
Cảnh ngày hè trong tôi…………………………………………....
………………………………………………………………………………..
Cảm nghĩ trong tôi……………………………………………………

………………………………………………………………………………..
.

1.2. GV mời một số HS chia sẻ những hồi ức của cá nhân.
1.2. GV yêu cầu HS gấp sách và dự đốn: Bài học hơm nay cũng có
liên quan đến hè, tiêu đề là “Cảnh ngày hè”? Em thử dự đốn xem
nhà thơ sẽ nói gì về “Cảnh ngày hè”? Tác giả sẽ chọn thể thơ nào để
trình bày? Vì sao? (GV khơng kết luận, để cho HS được tự do trình
bày các phán đốn).
2. Đọc tổng quan 2.1. GV gọi 01 HS đọc to toàn bộ văn bản và chú thích.
văn bản
2.2. GV nêu câu hỏi: Cảm nhận chung của em sau khi đọc bài thơ?
(Em cảm nhận được gì về nội dung của bài thơ? Nhà thơ đã dùng
thể thơ nào để thể hiện nhận thức và tình cảm của mình?)
2.3. GV hướng dẫn HS huy động kiến thức và làm việc cặp đơi
(hoặc theo nhóm): Em đã biết văn bản này là một bài thơ và tác giả
của nó là Nguyễn Trãi. Hãy nhớ lại những lần đọc thơ nói chung và
thơ văn Nguyễn Trãi nói riêng để trả lời các câu hỏi sau đây:
- Thơ là gì ? Đọc hiểu thơ là đọc hiểu những gì? Để đọc hiểu ý
nghĩa của bài thơ, cần dựa vào những yếu tố hình thức nghệ thuật
nào?


- Bài thơ, thể thơ này gợi em nhớ tới bài thơ nào đã học? Có điểm
tương đồng nào giữa chúng về đặc điểm nghệ thuật?
- Em biết gì về Nguyễn Trãi và thơ văn của ông?
3. Đọc hiểu chi tiết 3.1. GV hướng dẫn HS đọc hiểu 6 dòng đầu:
văn bản
- Hãy đọc kĩ 6 dòng thơ đầu và hoàn thành phiếu học tập sau:
Phiếu học tập 1

1. Em hình dung được gì về nhân vật trữ tình? Dịng nào, từ
ngữ nào cho em biết điều đó?
………………………………………………………….
2. Những cảnh tượng nào đã được nhà thơ miêu tả ở đây?
Hình ảnh, từ ngữ nào giúp em khẳng định nhận thức ấy của
mình? Đặc điểm, tác dụng của các yếu tố nghệ thuật này là
gì?
…………………………………………………………..
3. Từ cảnh tượng được miêu tả, có thể thấy nhân vật trữ tình
đã cảm nhận thiên nhiên và cuộc sống bằng những giác
quan nào? Qua sự cảm nhận ấy, em đánh giá thế nào về tâm
hồn người viết?
- GV mời một số HS trình bày kết quả đọc hiểu của mình trong
phiếu học tập.
3.3. GV hướng dẫn HS đọc hiểu 2 dòng cuối:
- Gọi 01 HS đọc to 02 dòng cuối và yêu cầu HS trong lớp nhận xét
về cách ngắt nhịp. Cách ngắt nào là hợp lý nhất? Vì sao?
- Yêu cầu HS đọc lại chú thích rồi cho biết: nhân vật trữ tình muốn
bộc bạch, thổ lộ điều gì ở 2 dịng thơ này?
- GV nêu câu hỏi (cho HS khá giỏi): Âm điệu câu thơ sáu chữ kết
thúc bài thơ khác âm điệu câu thơ bảy chữ như thế nào? Sự thay đổi
này có tác dụng gì trong việc thể hiện tình cảm của người viết?
3.3. GV hướng dẫn HS đọc hiểu khái qt: Bài thơ nằm trong nhóm
“Bảo kính cảnh giới” (Gương báu răn mình). Bài số 43 này là một
trong những lời tự răn mình, nhắc mình của Nguyễn Trãi khi về ở
ẩn. Từ kết quả đọc hiểu 8 dòng thơ nêu trên, theo em, Nguyễn Trãi
muốn răn mình (và có thể cả răn người nữa) điều gì?
4. Đọc hiểu ý 4.1. GV nêu tình huống: Sau khi học bài thơ này, giả dụ có ai hỏi
nghĩa và các giá trị em: Bài thơ là lời của ai? Thể hiện nội dung gì? Nội dung ấy đã
của văn bản

được thể hiện như thế nào? thì em sẽ trả lời họ ra sao?
4.2. GV nêu vấn đề: Nguyễn Trãi đã sử dụng thể thất ngôn Đường


luật để sáng tác bài thơ này nhưng nhà thơ lại khơng tn thủ những
quy định chặt chẽ của nó mà cố tình phá cách bằng hai dịng thơ 6
tiếng (dịng đầu và cuối bài thơ). Điều này có thể được lý giải thế
nào? Nó có ý nghĩa gì đối với việc phát triển của thơ ca dân tộc?
4.3. GV nêu câu hỏi: Bài học hôm nay đã giúp em có thêm những
kinh nghiệm nào về cách đọc thơ? Hãy ghi lại điều đó vào vở.
5. Liên hệ, vận Tùy theo bối cảnh dạy học (thời gian, nhận thức của HS,…), GV
dụng thực tiễn
nêu vấn đề thảo luận theo hình thức tồn lớp hoặc u cầu mỗi
nhóm HS thảo luận về 01 (một số) vấn đề đặt ra sau đây:
* GV nêu vấn đề: Bài thơ có lẽ được sáng tác ở thời điểm Nguyễn
Trãi khơng cịn được tin dùng. Ông đã lui về ở ẩn, xa rời chốn thị
phi, sống vui và hịa nhập với thiên nhiên.
- Em có cho rằng hầu hết người Việt Nam sẽ chọn lối sống ở ẩn như
nhân vật trữ tình trong bài thơ khơng? Vì sao? Em có chọn lối sống
đó khơng? Tại sao?
- Cuộc sống hiện tại có nhiều điều mới mẻ và vơ cùng hấp dẫn. Vì
sao nhiều người vẫn thích sống ẩn dật, xa rời chốn quan trường,
danh lợi? Theo em, trong thời hiện tại, người ta có thể sống ẩn dật
bằng cách nào?
- Khi về ở ẩn, Nguyễn Trãi đã viết rất nhiều bài thơ để răn mình.
Đây là bài số 43. Cịn em, em thường răn mình, nhắc nhở mình điều
gì? Vào lúc nào? Bằng cách nào?
- Rời xa chốn thị phi, Nguyễn Trãi đã tìm về với thiên nhiên. Em có
cho rằng, trở về với thiên nhiên là cách tốt nhất để thanh lọc tâm
hồn, hồi sinh sức sống? Vì sao?

* HS thảo luận, trình bày ý kiến một cách cởi mở, miễn là có chính
kiến và hợp lý.
6. Thực hành đọc Đọc hiểu văn bản “Thuật hứng” - Bài 24 (Nguyễn Trãi)
hiểu
6.1. GV tổ chức HS thành các nhóm làm việc theo kĩ thuật khăn phủ
- Biết vận dụng bàn: Đọc hiểu văn bản sau:
kiến thức và cách
Thuật hứng
đọc đã có ở giờ
(Bài số 24)
đọc hiểu văn bản
chính vào tự đọc
Nguyễn Trãi
các văn bản tương
(1)
Cơng danh đã được hợp về nhàn,
tự.
Lành dữ âu chi(2) thế nghị(3) khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,


Đìa thanh(4) phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc(5),
Thuyền chở yên hà(6) nặng vạy then(7).
Bui(8) có một lòng trung liễn(9) hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen(10).
(Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học Xã hội, 1976)
(1) Hợp: đáng, nên
(2) Âu chi: lo chi
(3) Nghị: dị nghị, ở đây là chê; thế nghị khen: người đời

chê và khen
(4) Đìa thanh: vũng nước trong
(5) Đầy qua nóc: đầy lên quá nóc kho
(6) Yên hà: khó lam chiều và ráng mây đỏ
(7) Vạy: oằn, cong; nặng vạy then: chở nặng làm cho
then thang thuyền oằn xuống
(8) Bui: chỉ có
(9) Liễn: với hoặc và
(10)Lịng trung hiếu bền vững, trong sáng, khơng gì có
thể thay đổi
GV gợi ý:
- Chỉ ra và lý giải được suy nghĩ, tình cảm, thái độ, đạo mà nhân vật
trữ tình đang giãi bày, thể hiện trong văn bản. Những hình ảnh, từ
ngữ, biện pháp nghệ thuật… nào đã góp phần thể hiện những điều
đó?
- Qua tình cảm, thái độ của nhân vật trữ tình, kết hợp với những
hiểu biết về Nguyễn Trãi, em hãy đưa ra nhận định về quan niệm,
lối sống, tư tưởng và tâm hồn, nhân cách của nhà thơ.
- Những điều mà Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ có cịn giá trị
với ngày hơm nay? Điều gì cịn phù hợp, khơng cịn phù hợp?
- Phân tích nét độc đáo và tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu
câu thơ.
Đọc hiểu văn bản “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
6.2. GV sử dụng hình thức học theo cặp đôi để tổ chức HS tiếp tục
luyện tập đọc hiểu văn bản “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm) (văn bản
cụ thể lấy theo SGK Ngữ văn 10, tập 1).
- GV lưu ý HS vận dụng kiến thức về thơ Nôm, cách đọc hiểu thơ


và kinh nghiệm đọc thơ Nôm đường luật ở những bài trước vào đọc

hiểu văn bản này.
- Tùy vào trình độ, sự hiểu biết của HS, GV có thể gợi lại hoặc cung
cấp cho HS một số kiến thức về cách gieo vần, đối ngẫu, luật bằng
trắc trong thơ Đường. Trên cơ sở đó, hướng dẫn HS vận dụng vào
đọc hiểu ý nghĩa bài thơ và đánh giá tác dụng của các yếu tố hình
thức nghệ thuật này.
VIẾT
1. Huy động vốn - GV nêu vấn đề: Trong cuộc sống, đôi lúc do nhu cầu muốn được
sống, trải nghiệm bày tỏ hoặc theo yêu cầu của những người xung quanh, chúng ta
cá nhân
phải viết một văn bản thể hiện những cảm nhận, đánh giá của mình
về một tác phẩm văn học mà mình đã đọc.
+ Hãy nhớ lại và chia sẻ những kinh nghiệm, cảm xúc của mình khi
làm cơng việc đó.
+ Theo em, thế nào là nghị luận về một tác phẩm văn học?
- HS chia sẻ.
2. Định hướng viết 2.1. GV định hướng HS lựa chọn nội dung viết bài văn nghị luận:
- Viết về một chủ đề mà em tâm đắc sau khi học các bài thơ Nôm
đường luật. Chẳng hạn: Thiên nhiên trong một số bài thơ Nôm của
Nguyễn Trãi hay Sống nhàn trong thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Bình
Khiêm.
- Viết về những đặc sắc nghệ thuật của thơ. Chẳng hạn: Nét độc đáo
trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi qua bài “Cảnh ngày
hè” và “Thuật hứng” hay Nghệ thuật gieo vần và đối ngẫu trong
bài Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm).
2.2. GV lưu ý HS nhớ lại (hoặc gọi một số HS nhắc lại) các yêu cầu
và quy trình viết bài văn nghị luận đã học ở THCS.
2.3. GV có thể hướng dẫn HS tìm kiếm và tham khảo các bài nghị
luận văn học tốt trong sách hoặc trên Internet và lưu ý HS về việc
không được sao chép, đạo văn.

3. Thực hành viết
GV tổ chức HS viết bài, chỉnh sửa, hoàn thiện. (Mỗi HS phải lựa
chọn 01 vấn đề để viết).
NÓI - NGHE
1. Chuẩn bị
GV hướng dẫn HS chuyển bài viết của mình thành bài thuyết trình.
Ở những nơi có điều kiện, GV khuyến khích các em trình bày bằng
Powerpoint.
2. Nói - nghe
2.1. GV tổ chức HS thuyết trình theo nội dung đã chuẩn bị.
2.2. GV hướng dẫn HS nghe và nắm bắt được nội dung truyết trình,


quan điểm của người nói và đưa ra các nhận xét về nội dung và hình
thức thuyết trình của bạn theo phiếu học tập sau:
Phiếu học tập
Nội dung thuyết trình
Nhận xét, Bình luận
Nội dung: ………………….. Về nội dung: ………………..
……………………………… ………………………............
Quan điểm của người nói:….. Về quan điểm của người nói:
……………………………… ………………………………
Cách
thức
thể
hiện: Về cách thức thể hiện:………
………….
………………………………
………………………………
Thuyết minh về thiết kế minh họa:

(1) Bài thiết kế được biên soạn theo hướng tích hợp các kĩ năng đọc – viết – nói –
nghe, với cấu trúc 03 phần:
- Phần đọc hiểu là bài học “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới bài 43), “Thuật
hứng - bài 24” (Nguyễn Trãi), “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm). Theo Chương trình (CT)
Ngữ văn (lớp 10) mới được ban hành (26/12/2018), thơ trữ tình và đọc hiểu thơ trữ tình là
một trong những nội dung được đưa vào dạy học và giáo dục HS. Trong đó, bên cạnh các
yêu cầu đạt chung đối với việc đọc hiểu các văn bản văn học, CT cũng đặt ra những yêu
cầu đối với dạy đọc hiểu thơ như: “Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm
hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn
hoá từ văn bản; Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ
như từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình.” Cụ thể hơn nữa,
CT địi hỏi HS phải biết “Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi để đọc
hiểu một số tác phẩm của tác giả này”. Về ngữ liệu, CT yêu cầu phải chọn dạy 01 văn
bản thơ Nôm của Nguyễn Trãi và đưa ra 01 ngữ liệu gợi ý là bài: “Bảo kính cảnh giới bài 43”. Trong CT Ngữ văn hiện hành, bài “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới - bài 43,
Nguyễn Trãi) cũng là văn bản đang được GV và HS tiến hành dạy và học. Như vậy, việc
chọn bài “Cảnh ngày hè” để thiết kế và giới thiệu ở đây vừa đáp ứng được yêu cầu đổi
mới dạy học đọc hiểu các văn bản thơ trong SGK Ngữ văn 10 hiện tại vừa có thể đón đầu
việc triển khai CT, SGK Ngữ văn 10 mới sắp tới.
- Phần viết: một trong những yêu cầu cần đạt của CT Ngữ văn 10 mới là HS phải
“viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề,
những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng”. Bài học này cũng góp
phần hướng tới việc hiện thực hóa mục tiêu trên.
- Phần nói – nghe có nhiều yêu cầu nhưng ở bài học này tập trung vào các yêu cầu
sau của Chương trình lớp 10:


+ Nói: “Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn
học (theo lựa chọn cá nhân)”.
+ Nghe: “Nghe và nắm bắt được nội dung truyết trình, quan điểm của người nói.
Biết nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình”.

(2) Ở thiết kế này, quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS
được thể hiện trên các phương diện cơ bản sau:
- GV thiết kế và tổ chức, hướng dẫn HS tiến hành các hoạt động đọc hiểu, qua đó,
giúp HS vừa hình thành, phát triển kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ vừa nắm được những
kiến thức cơ bản về thơ Nôm trung đại cũng như phương pháp đọc hiểu 01 văn bản thơ
trung đại – những kiến thức cần thiết để hình thành năng lực đọc hiểu thơ.
- Trong thiết kế, GV chú trọng việc hướng dẫn HS huy động những kiến thức,
kinh nghiệm, trải nghiệm cá nhân vào việc đọc bài thơ “Cảnh ngày hè”, “Thuật hứng bài 24” (Nguyễn Trãi), “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm) tạo tiền đề để kết nối kiến thức cũ
với kiến thức mới, nhờ đó có thể lưu giữ kiến thức một cách chắc chắn. Mặt khác, quá
trình huy động kiến thức, kinh nghiệm đã có vào giải quyết vấn đề đọc hiểu sẽ góp phần
hình thành năng lực đọc hiểu cũng như năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
- Thiết kế cũng chú ý vấn đề hướng dẫn HS liên hệ, vận dụng kiến thức, kĩ năng
của bài học vào giải quyết những tình huống đặt ra của thực tiễn đời sống, khuyến khích
HS bày tỏ quan điểm riêng một cách hợp lý và cởi mở.
- Một trong những phương diện cơ bản cần được quan tâm trong dạy học theo định
hướng phát triển năng lực nói chung và năng lực Ngữ văn nói riêng là tích hợp. Thiết kế
này coi tích hợp giữa đọc hiểu với viết, nói, nghe là một trong những nội dung
học tập cần được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả.



×