Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

KINH NGHIỆM VIẾT BÀI DỰ THI BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG THEO NGHỊ QUYẾT 35

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.77 KB, 5 trang )

KINH NGHIỆM VIẾT BÀI DỰ THI
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Th.s Huỳnh Văn Mến.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cuộc thi viết chính luận khoa học về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng là cuộc
thi do học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phát động từ năm 2020, đến nay đã 3
năm tổ chức cuộc thi này, chủ đề cuộc thi tập trung vào các vấn đề liên quan đến nền
tảng tư tưởng của Đảng như Chủ nghĩa Mac – Lenin, tư tưởng Hồ Chí minh, các nội
dung cốt lõi của nghị quyết đại hội đảng, các chỉ thị, nghị quyết về quan điểm, đường
lối của Đảng trong tình hình hiện nay và các vấn đề khác có liên quan lĩnh vực tư
tưởng của đảng.
Trước sự chống phá của các thế lực thù định đối với các vấn đề nhạy cảm của
xã hội Việt Nam, nhằm xuyên tạc, làm sai lệch nhận thức của người dân về con đường
cách mạng và quan điểm đổi mới đất nước của Đảng trong tình hình mới. Cuộc thi
nhằm khẳng định tính đúng đắn, ý nghĩa quan trọng, sức mạnh lan tỏa của Nghị quyết
số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, đáu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình
mới, phản bác trực diện, vạch trần tính phản khoa học, phản cách mạng, các luận điệu
sai trái, thù địch của các thế lực phản động, cơ hội chính trị, đồng thời tạo nguồn, phát
triển lực lượng tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan
điểm sai trái, thù địch 11
Trong 2 năm qua, tôi tham gia viết bài dự thi và đạt được những kết quả khá tốt,
trong hội nghị hôm nay tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm của bản thân như sau
II. NỘI DUNG
1. Lựa chọn chủ đề để viết
Khi phát động cuộc thi, ban tổ chức sẽ gợi ý một số chủ đề để viết, người dự thi
1

tu-tuong-cua-dang-lan-thu-hai-604957.html, truy cập lúc 8 giờ 30 ngày 16/11/2022.

1




cần lựa chọn chủ đề phù hợp với lĩnh vực, sở trường cá nhân để có kiến thức sâu, rộng
về chủ đề, từ đó khi viết sẽ có nhiều thơng tin phục vụ làm minh chứng cho nội dung
bài viết. Thông thường chúng ta nên chọn các chủ đề liên quan đến công tác giáo dục,
đào tạo, các vấn đề liên quan đến thế hệ trẻ, vấn đề tôn giáo, các sự kiến có tính thời sự
cao và việc thực hiện nghị quyết đại hội của Đảng, các chủ đề này có nguồn tài liệu
phong phú và thực tiễn sinh động nên dễ tập hợp luận chứng để bổ sung cho bài viết.
2. Xây dựng đề cương bài dự thi
Đề cương bài dự thi viết chính luận khoa học có cấu trúc như một bài báo
khoa học gồm các phần căn bản sau:
Phần tóm tắt: Tóm tắt nội dung chính của bài viết, những quan điểm cốt lõi
của tác giả muốn gởi gắm qua bài viết, thông thường phần này gồm từ 200 đến 300
từ (Dùng Word count để đếm từ).
Phần đặt vấn đề: Nội dung phần này chủ yếu viết để dẫn vào chủ đề mà tác
giả chọn để viết, thường phần này có 3 căn cứ, một là các văn bản của đảng có liên
quan đến vấn đề được chọn, hai là các sự kiện thực tiễn có liên quan, ba là sự chống
phá của các thế lực thù địch đối với vấn đề tác giả chọn viết.
Phần nội dung: Là nội dung chính của bài viết, cấu trúc nội dung gồm các
luận điểm về vấn đề tác giả chọn, mỗi luận điểm gồm các ý chính là chỉ ra vấn đề
đang bị xuyên tạc, đang bị chống phá, phân tích, làm rõ vấn đề, tác giả phải chỉ ra
được thủ đoạn của chúng và nêu quan điểm bảo vệ tư tưởng của đảng khi giải quyết
vấn đề đó. Mỗi luận điểm cần có minh chứng cụ thể bằng các văn bản của đảng,
các minh chứng thực tiễn hoặc các minh chứng có giá trị khác, các trích dẫn có thể
sử dụng Footnote để dính cuối mỗi trang hoặc Endnote để tổng hợp cuối bài viết.
Phần kết luận: Là tóm tắt lại các vấn đề được trình bày ở nội dung và
khẳng định tính đúng đắn của chủ trương, đường lối của đảng, tính đúng đắn của
quan điểm lãnh đạo Đất nước của Đảng và Nhà nước.
Phần tài liệu tham khảo: Thực hiện liệt kê theo đúng quy định liệt kê tài
liệu tham khảo của các bài viết khoa học.

2


Một số quy định về trích dẫn:
* Bài báo đăng trên tạp chí khoa học (ghi đầy đủ tên tác giả, năm xuất
bản, tên bài báo, tên tạp chí, Volume, Số Tạp chí, và số trang có bài báo).
* Một chương trong một quyển sách (ghi rõ tên (các) tác giả của chương
đó, tên chương được tham khảo, tên sách (in nghiêng), tên tác giả của quyển sách
ấy, nhà xuất bản và nơi xuất bản, số trang được tham khảo).
* Tập san Báo cáo Hội nghị Khoa học (ghi rõ tác giả và tên bài báo cáo, tên
tác giả hiệu đính, tựa (in nghiêng), ngày và địa điểm hội nghị, tên nhà xuất bản).
* Luận văn tốt nghiệp (Th.S, T.S, …): (ghi rõ tác giả, Năm bảo vệ, tên
bài luận văn (in nghiêng), Ghi rõ luận văn tốt nghiệp ngành gì, trường Đại học
nào, trụ sở đặt tại đâu. VD: Trần Huyền Công, 1994. Một số đặc điểm sinh học
của cá lóc bơng (Channamicropeltes). Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Thủy sản, Đại
học Nơng Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
* Tài liệu tham khảo từ hệ thống internet (đường dẫn khi truy xuất, thời
điểm truy cập)
3. Tìm tài liệu phục vụ bài viết
Tài liệu phục vụ bài viết là những văn kiện đại hội Đảng tồn Quốc, các bài
nói, bài viết của lãnh đạo Đảng, các sách về triết học Mac-Lenin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh, Bộ Hồ Chí Minh Tồn tập, các bài viết trên trang web chính thức của Đảng.
Cần tập hợp tài liệu nghiên cứu theo nhóm nội dung để tiện trích dẫn, các nội
dung trích dẫn phải chính xác, có nguồn gốc cụ thể, để tăng tính thực tiễn và tính
khoa học của bài viết.
Tài liệu có thể đính footnote hoặc để cuối bài tùy vào tính chất, nội dung của
phần trích, tránh trích dẫn tài liệu quá nhiều, nội dung cá nhân tác giả ít dẫn đến chất
lượng khoa học bài viết không cao
4. Cách viết
Phần tóm tắt: Viết tóm lượt nội dung cốt lõi của bài viết, thể hiện được quan

điểm của tác giả về vấn đề viết.
Phần đặt vấn đề: Viết lý do chúng ta chọn chủ đề đó, tính cấp thiết và hợp lý
3


của chủ đề mình chọn.
Phần nội dung:
Có phần khái lược về các vấn đề có liên quan như (khái niệm, kết luận, nội
dung của nghị quyết, …).
Thần thực trạng về vấn đề đang bị các thế lực thù địch chống phá, xuyên tạc.
Thông thường khi viết phần nội dung này, chúng ta cần chỉ ra những sự kiện, sự
việc đang bị các thế lực thù địch lợi dụng để xuyên tác, chống phá, phân tích những
điều phi lý, thiếu cơ sở của chúng để làm sáng tỏ thủ đoạn của chúng hoặc chỉ ra
những sơ hở của ta mà kẻ thù có thể lợi dụng để chống phá.
Sau khi chỉ ra những vấn đề trên, tác giả cần nêu quan điểm của mình, phản
bác các luận điệu dối trá, vu khống, xuyên tác nền tảng tư tưởng của Đảng và đề ra
giải pháp để chống lại những luận điệu thù địch, sai trái của chúng.
Phần kết luận: Viết ngắn gọn về vấn đề chúng ta đã bàn, nêu quan điểm cụ
thể về vấn đề đó và kết thú bài viết.
Văn phong cần gãy gọn, dứt khốt, tránh nói vịng, nói giảm, cần thẳng thắn
chỉ ra những hạn chế trong công tác đấu tranh phòng chống thủ đoạn của kẻ thù,
giải pháp cần cụ thể, rõ ràng, khả thi, chỉ rõ ai làm, làm thế nào, làm đến khi nào…
Phần tài liệu tham khảo: Sắp xếp theo thứ tự xuất hiện trong bài viết, chú ý
giá trị học thuật của tài liệu tham khảo, Sách, tạp chí khoa học, luận văn, báo cáo,
mạng internet, …
III. KẾT LUẬN
Với kinh nghiệm cá nhân tôi xin chia sẻ một số vấn đề xoay quanh việc viết bài dự
thi “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” của học viên Chính trị
Quốc gia. Ngày 23/10/2022, Học viện chính trị quốc gia kết hợp với Ban tuyên giáo
trung ương đã tổ chức lễ tổng kết cuộc thi lần thứ 2 và phát động cuộc thi lần thứ 3 năm

2023, rất mong bài viết này có thể góp phần lan tỏa cuộc thi đến mọi người trong tỉnh
nhà, góp phần nâng cao chất lượng bài dự thi trong thời gian tới và tỉnh ta sẽ có có nhiều
giải cao. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã chú ý lắng nghe.

4


THÔNG TIN TÁC GIẢ
Họ và tên: HUỲNH VĂN MẾN
Sinh ngày: 02/03/1981
Học vị: Thạc Sĩ
Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp
Chức vụ chính quyền: Phó hiệu trưởng
Địa chỉ: số nhà 348, ấp Bình Hiệp B, xã Bình Thạnh Trung, huyện Lấp Vị,
tỉnh Đồng Tháp.
Địa chỉ cơ quan: Trường THCS-THPT Bình Thạnh Trung, xã Bình Thạnh
Trung, huyện Lấp Vị, tỉnh Đồng Tháp.
Địa chỉ email:
Số điện thoại: Cơ quan 02773.688.623;

di động: 0915.725.047

5



×