Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Nghị luận xã hội cho THCS THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.14 KB, 14 trang )

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO THCS
VỀ CÂU TỤC NGỮ
“GẦN MỰC THÌ ĐEN …”
ĐỀ BÀI
Nhân dân ta có câu tục ngữ “ gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa
chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến
của em.
BÀI LÀM
Một trong những yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách con người là môi trường sống. Bởi thế nhân
dân ta đã có câu “ Gần mực thì đen, gần đen thì rạng”. Nhưng yếu tố con người cịn quan trọng hơn cả
môi trường sống. Bởi con người tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh của chính con người đó. Vì
thế gần mực chưa chắc đã đen, gần đen chưa chắc đã rạng.
“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Quả đúng là như vậy, thường xuyên sử dụng bút mực, bị mực dây ra
tay là điều khó tránh khỏi. Ngồi gần đen, được đèn chiếu vào đương nhiên sẽ sáng sủa. Cũng như con
người, nếu sống trong môi trường tốt sẽ dễ thành người tốt, cịn sống trong mơi trường xấu sẽ dễ thành
người xấu.
“Gần mực thì đen”, Chí Phèo trong truyện của nhà văn Nam Cao, vốn anh là nông dân hiền lành, chất
phác bỗng nhiên bị nghi ngờ có tội, phải đi ở tù. Sau bao năm, trở về quê cũ, Chí Phèo thay đổi hẳn. Hắn
đã trở thành con quỷ dữ ở làng Vũ Đại. Chính nhà tù của xã hội thực dân phong kiến đen tối, khắc nghiệt
đã đày đọa cuộc sống con người, làm thay đổi con người như thế. Ngược lại, “gần đèn thì rạng”’ câu
chuyện “ Mẹ hiền dạy con ( SGK Ngữ văn 6) là minh chứng rõ nét nhất. Mạnh Tử khi con bé được sống
gần trường học nên biết lễ phép, biết chăm chỉ học hành. Giả sử người mẹ Mạnh Tử cho cậu bé sống gần
chợ hay nghĩa địa thì chưa chắc sau này Mạnh Tử đã trở thành bậc đại hiền của Trung Quốc.
Nhưng cũng có lúc gần mực chưa chắc đã đen, bởi lúc đó ta cẩn thận. Lại có khi, gần đen chưa chắc đã
rạng, bởi ta cố tình ngồi khuất. Bởi vậy, phẩm chất của con người nằm ở chính bản lĩnh con người ấy.
Sống trong môi trường xấu mà biết giữ mình thì cũng như viên ngọc quý sáng ngời giữa đêm đen. Cịn
sống trong mơi trường tốt mà khơng chịu thường xun tu dưỡng thì cũng chỉ như những thanh thép, để
lâu ngày không tôi luyện sẽ han gỉ, trở thành vật vô dụng.


Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, có những chiến sĩ tình báo ln hoạt động thầm lặng. Chiến


trường của họ không đầy bom rơi lửa đạn nhưng cũng thật đầy cam go, khắc nghiệt. Sống giữa sự xa hoa,
những lời lẽ dụ dỗ của quân địch, liệu họ có phản bội Tổ Quốc? Làm thế nào để bên ngoài vỏ bọc lính
ngụy, bên trong họ vẫn giữ vững phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ? Sống quanh những lời xì xầm, bị coi là
Việt gian, liệu họ có dũng cảm tiếp tục cơng việc? Trong mơi trường ấy, địi hỏi người chiến sĩ tình báo
khơng chỉ cần bộ óc nhanh nhạy mà con cần một bản lĩnh vững vàng để tự chiến đấu với bản thân. Trong
văn học, chúng ta thấy điều này thể hiện rất rõ. Trong truyện những người khốn khổ (Vichto Huygo),
những con người dù có khổ sở về vật chất nhưng trong tâm hồn họ vẫn luôn tràn đầy ánh sáng của sự
sống, của niềm lạc quan, yêu đời. Chú bé Ga-vơ-roosrt dù rất nghèo, thậm chí cịn phải ngủ trong bụng
tượng voi ở cơng viên, nhưng chú bé luôn vui vẻ. Chú bé đã dũng cảm chống lại kẻ địch. Hình ảnh và tâm
hồn cao thượng của chú sẽ ln sống mãi trong lịng các thế hệ bạn đọc. Cô bé Cô-đét dù sống trong tầng
lớp dưới đáy xã hội Pháp nhưng tâm hồn cô luôn luôn trong trẻo. Chú bé Rê- mi (Không gia đình) dù
chưa tìm được cha mẹ, phải sống phiêu bạt ngồi xã hội nhưng khơng bị nhiễm thói xấu ở đời. Và trong
đôi mắt của Rê-mi ta luôn thấy tràn ngập niềm yêu thương. Ngược lại, thật đáng buồn khi ngày nay có
một số bạn trẻ sống trong những gia đình khá giả, nề nếp, được đi học nhưng lại nhiễm tệ nạn, trở nên hư
hỏng.
Tóm lại, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đen thì rạng” đã giúp ta thấy rõ ràng mơi trường sống có ảnh
hưởng không nhỏ đến mỗi con người. Nhưng dù ở môi trường khơng tốt nếu có bản lĩnh thì ta vẫn như
đóa sen thơm ngát: “Gần bùn mà chẳng hơi tanh mùi bùn”.
Đinh Ngọc Vân Hương
Lớp 7I – THCS Ba Đình – Hà Nội


Có lúc nói dối tạo niềm tin
BÀI LÀM
Bạn Đặng Chân Nhân cho rằng “ Nói dối có hại cho bản thân”. Cịn tơi, tơi thấy rằng trong cuộc
sống này khơng phải lời nói dối nào cũng xấu, cũng đem lại rắc rối nghiêm trọng. Bởi cịn rất rất
nhiều lời nói dối đã tạo cho người khác niềm tin trong cuộc sống.
Báo Tri thức Tuổi hồng có một câu chuyện về một người cha chưa bao giờ nói dối ai cả, chính
bởi thế ơng được mọi người u q và tin tưởng. Nhưng rồi vào ngày lễ Giáng Sinh, đứa con
trai nhỏ của ông đã hỏi ông rằng ông già Noel có thật khơng? Bạn có biết người cha đã nói gì

khơng? Ơng nói: “Tất nhiên rồi! Ơng già Noel có thật chứ!”. Tất cả mọi người sững sờ khi đứa
con trai đem khoe điều đó, nhưng rồi họ chợt hiểu ra rằng đó là một lời nói dối chân thật. Người
cha ấy vẫn mãi là tấm gương của những người cha khác và quả thật ơng rất xứng đáng. Ơng đã
trao cho đứa con niềm tin ở cuộc sống. Vậy lời nói dối ấy xấu chăng? Bạn Chân Nhân cịn nói: “
Trong cuộc đời, chúng ta có gặp chuyện khó khan, chúng ta cũng khơng nên nói dối”. Thử hỏi,
trong trường hợp, một bác sĩ điều trị căn bệnh ung thư cho người bệnh, biết là họ không thể sống
nổi trong thời gian ngắn nữa, bạn sẽ làm gì? Như thế họ cịn sống nổi khơng? Phần lớn, các bác
sĩ đều chọn giải pháp: nói dối. Điều đó khiến cho người bệnh thấy an tâm hơn. Họ có thể vui vẻ
thanh thản không phải lo nghĩ về bệnh tật trong suốt qng đời cịn lại.
Cho nên, nói dối khơng hẳn là xấu, đơi khi nhờ nói dối mà người ta cảm thấy tin và yêu cuộc
sống hơn. Lời nói dối chỉ thực sự xấu khi người ta sử dụng vào mục đích xấu. Chúng ta chỉ nên
nói dối khi nó mang lại lợi ích khơng chỉ cho bản thân mà cho cả mọi người.
Lê Hồng Hải
Lớp 9B – THCS Kiều Phú- Quốc Oai- Hà Nội


Nói dối có hại cho bản thân
Đề bài:
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân

BÀI LÀM
Có nhiều lúc, nói dối là một cách thốt rất dễ dàng. Nhưng hãy cẩn thận, nói dối có thể làm mọi
người gặp rắc rối nghiêm trọng …
Cách đây khơng lâu, có một vụ dối trá trong nghiên cứu khoa học gây chấn động cả thế giới xảy
ra với một nhà khoa học người Hàn Quốc. Nguyên nhân chỉ do nói dối. Đó là Giáo sư Hwang
Woo Suk, Đại học Quốc Gia Seoul, Hàn Quốc. Ông trở nên nổi tiếng thế giới nhờ các cơng trình
nghiên cứu về nhân bản người. Cuối năm ngối, ơng cơng bố nghiên cứu của ơng về tế bào mầm.
Nhưng sau đó, các cuộc điều tra đã phát hiện ra rằng các nghiên cứu của ông Hwang đều khơng
có thật. Ơng đã nhận rất nhiều tiền của nhà nước để nghiên cứu, nhưng lại đưa ra những kết quả
giả mạo. Trong khi đó, mọi người đều tin ơng. Ông đã nói dối cả thế giới. Hậu quả là gì? Ơng đã

bị mất việc, mất lịng tin của mọi người, mất danh dự. Ơng cịn phải đền bù lại tiền cho Nhà
nước. Ông ấy phải cảm thấy xấu hổ với những người đã tin tưởng mình.
Trong cuộc đời, chúng ta có gặp chuyện khó khăn, chúng ta cũng khơng nên nói dối. Làm như
vậy sẽ gây nên hậu quả xấu. Lúc mới nói dối, chúng ta có thể thấy rằng đây là một cách thốt tội
dễ dàng, khơng ai có thể biết được. Nhưng ngược lại, chỉ một sơ hở nhỏ là mọi thứ sẽ đổ ấp
xuống đầu chúng ta….
Nói dối là một điều xấu và hậu quả trước hết xảy ra đối với bản thân chúng ta. Nếu chúng ta nói
dối, trước hay sau rồi cũng bị phát hiện.
Nhà văn Nga nổi tiếng Lev Tolstoi đã viết một câu chuyện rất hay về tính nói dối và hậu quả của
nói:
Một thằng bé chăn cừu giả làm như nhìn thấy chó sói, lên tiếng kêu cứu:
-

Cứu tơi với, chó sói! Chó sói!


Các bác nơng dân chạy đến và thấy khơng có chuyện đó. Thằng bé cứ làm cái trờ như vậy
hai, ba lần, rồi đến lúc xảy ra chuyện chó sói đến thật.
Thằng bé lên tiếng kêu la:
-

Ôi làng nước ơi, chó sối!

Các bác nơng dân nghĩ là thằng bé lại đánh lừa như mọi lần, họ chẳng đến cứu thằng bé nữa.
Chó sói thấy chẳng phải sợ hãi gì, nó tung hoành cắn chết cả đàn cừu.
Câu chuyện trên của Lev Tolstoi là một bài học cho những người hay nói dối. Nói dối một
lần, người khác có thể cho qua. Nhưng tới ba, bốn lần, ta sẽ làm mất lịng tin của mọi người.
Nếu khơng một ai tin bạn thì chắc chắn bạn sẽ là một người bất hạnh.
Với những câu chuyện trên đây, ta có thể thấy rằng nói dối một thói quen xấu. Nó có thể làm
cho chúng ta mất lòng tin, mất danh dự. Trung thực là một đức tính hàng đầu, ai cũng phải có

nó.
Đặng Chân Nhân
Hoàn Kiếm – Hà Nội

Đừng sợ thất bại
ĐỀ BÀI
Anh ( chị) hãy bình luận câu nói sau:
“Trong mặt người khác bạn có thể thất bại vài ba lần, nhưng với bản thân bạn không được phép
trở nên mềm yếu, vì đấy là sự thất bại thảm hại nhất”.
(Trích Lời cỏ cây – Bàn về thân phận con người trong cuộc đời, Másai Sádor)

BÀI LÀM 1


Ai trong cuộc đời cũng từng ít nhất một lần gánh chịu thất bại. Khơng ai có thể vươn lên thành công mà
không phải nếm trải cảm giác thất bại. Sau mỗi thất bại là một lần ta có thể được thêm những kinh
nghiệm trong cuộc sống và trưởng thành hơn. Tuy nhiên, có một sự thất bại khơng thể tha thứ được vì nó
đồng nghĩa với sự sụp đổ hồn tồn: mềm yếu với chính bản thân mình. Chính vì vậy trong cuốn “ Lời cỏ
cây – bàn về thân phận con người trong cuộc đời”, tác giả Márai Sasdor người Hungary đã từng nói: “
Trong mắt người khác bạn có thể thất bại vài ba lần nhưng với bản thân bạn khơng được phép trở nên
mềm yếu, vì đấy là sự thất bại thảm hại nhất”.
Thất bại là một từ khơng có gì lạ lẫm trong cuộc đời mỗi con người. Nhiều người giải thích thất bại là sự
thua cuộc. Đúng nhưng chưa đủ, chưa bao quát toàn bộ vấn đề. Thất bại cịn là việc khơng thể đạt được,
khơng thể vươn tới một cái đích nào đó mà bản thân đã đặt ra từ trước: quyền lực, tiền tài, danh vọng, sự
nghiệp …, thua trong một trận đấu, một cuộc thi hay đơn giảm chỉ là kết quả không tốt của một bài kiểm
tra. Thất bại với từng người cũng khác nhau. Với một vận động viên thể thao, sẽ là thất bại nếu người ấy
không thể chiến thắng đối thủ; với người kĩ sư xây dựng, sẽ là thất bại nếu như những cơng trình của anh
khơng đạt được vững chắc, an tồn và độ thẩm mỹ cần thiết; với người học sinh , thất bại là việc khơng
thể vượt qua một kì thi hết sức mình cho vị trí hạng nhất để rồi cuối cùng cũng phải ngậm ngùi về nhì.
Thất bại là hết sức cần thiết cho con người vì sau mỗi lần thất bại ta sẽ phải biết đứng dậy để làm lại từ

đầu, để cố gắng nhiều hơn nữa sao cho tương lai khơng cịn phải nhận trái đắng. Quan trọng hơn là sau
mỗi lần thất bại, ta lại có thêm kinh nghiệm để không mắc sai lầm lần nữa.
Tuy nhiên, mềm yếu với bản thân lại là một thất bại hoàn tồn khác. Đó có thể coi là sự đầu hàng với
những ham muốn, cám dỗ của bản thân hoặc sau mỗi lần thất bại thì trở nên sụp đổ, yếu đuối đến mức
không thể đứng dậy được nữa. Con người luôn luôn bị những cám dỗ, ám ảnh về những giá trị vật chất,
sự giàu có sang hay thành cơng chỉ trong tích tắc cuốn hút khiến cho họ có thể đánh mất bản chất tốt đẹp
của mình nếu khơng có sự tâm lí và bản lĩnh vững vàng. Trong mọi việc, ta phải luôn chế ngữ bản thân,
không được phép để cho mình trở nên mềm yếu vì khi ấy bản lĩnh của ta sẽ được thử thách. Lằn ranh
mong manh giữa tốt và xấu có thể biến mất bất cứ lúc nào nếu không biết làm chủ bản thân.
Vào một ngày nắng đẹp, khi ra đường, bạn nhặt được một cái ví với rất nhiều tiền bên trong. Trong bạn,
phần ác đang cười bảo: “Cứ lấy đi, có ai biết đâu! Lấy đi để còn mua sách vở, đồ chơi, quần áo”. Thế
nhưng, phần thiện ra sức khuyên bạn không nên làm như vậy. Bạn sẽ nghe theo ai? Nếu như bạn để cho
những ham muốn vật chất lấn át chế ngữ lí trí, bạn sẽ nghe theo phần ác. Đó chính là sự mềm yếu của bản
thân. Trong giờ kiểm tra, gặp một câu hỏi khó, trong lịng bạn tự đặt ra câu hỏi: “ Có nên mở tài liệu ra
xem khơng?”. Đây là lúc tính trung thực của người học sinh được thử thách. Bạn không thể để cho cái
đích điểm số biến bạn thành một học sinh vô kỉ luật được. Bạn không được coi tài liệu vì như vậy bạn đã
để cho bản thân chiến thắng một “ bạn” quá mền yếu. Kiểm tra lần này không tốt là do không ôn bài kĩ thì


lần sau cịn có thể gỡ lại được, cịn danh dự và đạo đức của một người học sinh khi đã bị vất bẩn bởi cái
ham muốn tầm thường vì điểm số thì rất khó có thể rửa sạch. Phải chiến thắng chính mình, sau đó mới
chiến thắng đối thủ trong cuộc thi, đó là ngun tắc.
Khơng được phép trở nên mềm yếu với bản thân. Giả sử bạn tham dự một cuộc thi thể thao. Vinh quang
và danh vọng cùng phần thưởng có giá trị liệu có thể biến bạn thành một kẻ thủ đoạn, bất chấp tất cả để
giành chiến thắng? Vận động viên khi bước ra sân thi đấu ln phải mang trong mình tinh thần chơi đẹp,
đúng tinh thần thể thao, dẫu có thua cũng khơng dùng thủ đoạn. Nếu bạn là một vận động chân chính,
chắc chắn bạn sẽ thi đấu bằng tất cả khả năng và nỗ lực của mình, khơng bao giờ dùng đến thủ đoạn để
giành thắng lợi. Đó là lúc bạn khơng thất bại dẫu có thua đi chăng nữa vì bạn đã chiến thắng bản thân,
không trở nên mềm yếu trước những cám dỗ.
Mềm yếu với bạn thân còn là không thể đứng dậy được sau những thất bại. Thất bại là điều không thể

tránh khỏi trên con đường vươn tới thành công. Nếu như sau mỗi lần thất bại trở nên mềm yếu, sụp đổ
hoàn toàn, cảm giác như cả thế giới tràn ngập bóng tối và khơng thể đứng dậy được nữa, đó là lúc bạn
thất bại thảm hại nhất: thất bại với chính mình, với những người yêu mến và hi vọng vào mình. Đứa trẻ ba
tuổi lần đầu tập đi chắc chắn phải ngã, vậy mà nó vẫn kiên trì tập tiếp cho đến ngày có thể đi bằng hai
chân chứ khơng cịn phải bị nữa. Bác Nguyễn Ngọc Ký lần đầu tập viết bằng chân khơng đâu có thể trơn
tru ngay được, vậy mà bây giờ bác viết bằng chân đẹp khơng thua gì chúng ta viết bằng tay. Những ví dụ
trên cho thấy khơng thể đứng dậy sau thất bại cũng là một sự mềm yếu của bản thân. Những ai đã vượt
qua cái mềm yếu ấy chính là vượt lên được sự thất bại thảm hại nhất, để có cơ sở thành cơng trong mỗi
việc mình làm.
Chế ngữ được bản thân khơng bao giờ là một điều đơn giản. Bất cứ một con người nào đơi lúc cũng vì
những ham muốn, cám dỗ tầm thường khiến cho mình trở nên phân vân những đứng trước ngã ba đường.
Chính vì vậy, để khơng phải nhận cái thất bại thảm hại nhất là mềm yếu với bản thân, ta phải thật sự hiểu
được chính mình, phải biết kiềm chế những ham muốn đó lại, phải luyện rèn bản lĩnh của mình qua năm
tháng để trở nên cứng cáp hơn trong cuộc sống, có thể đối đầu được với những thử thách khó khăn ấy một
cách đường hồng, tự tin. Khơng ít người đã vướng vào tội lỗi, đã khơng thể chiến thắng những ham
muốn ích kỉ và hẹp hịi của bản thân chỉ vì họ quá thiếu bản lĩnh. Chúng ta phải luôn cố gắng hết sức
mình trong mọi việc để dù cho có thành công hay thất bại, ta cũng cảm thấy nhẹ nhàng và thanh thản vì
đã làm bằng tất cả khả năng của mình. Đồng thời, điều này cũng giúp ta tránh được những ám ảnh day
dứt về việc sử dụng những cách khơng tốt để giành thắng lợi. Ngồi ra, sau mỗi lần vấp ngã, ta phải biết
tự đứng dậy, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và cố gắng nhiều hơn nữa trong tương lai.


Câu nói của Márai Sádor rất sâu sắc và ý nghĩa! Câu nói nhắc nhở chúng ta về việc phải ln biết thể hiện
bản lĩnh cá nhân trong những hồn cánh thử thách khó khăn nhất của cuộc sống, nhất là trong bối cảnh
cuộc sống ngày càng trở nên phức tạp, những cám dỗ, ham muốn ngày càng nguy hiểm và khó lường.
Phải giữ gìn nhân cách thật tốt và không ngừng cố gắng, phấn đấu trong mọi việc để vươn tới thành cơng
một cách xứng đáng, đó là điều mà tơi rút ra được từ câu nói của Sador. Chúng ta phải biết làm chủ bản
thân mình! Khơng được đầu hàng hay mềm yếu với bản thân! Giả sử sau này tơi và bạn có đối đầu nhau
trong một cuộc thi, hãy cùng chiến thắng bản thân chúng ta trước đã bạn nhé!
Bạch Vũ Minh Đức

Lớp 12A1 – TH Thực Hành – ĐHSP TP. Hồ Chí Minh

BÀI LÀM 2
Hai hạt giống nọ nằm cạnh nhau trong một mảnh vườn. Hạt thứ nhất tự tin vươn mầm, đón nhận ánh nắng
ấm áp và đã trở thành cái cây mạnh. Hạt thứ hai rụt rè ngóc đầu dậy, sau đó lại sợ sệt rúc sâu vào đất bởi
nó lo rằng nắng gió dữ dội sẽ quật ngã cơ thể yếu ớt của mình. Rồi một ngày, có con gà vào vườn tìm
mồi, vơ tình mổ trúng hạt cây kia. Vậy là chỉ vì sự yếu mềm, hạt cây đã thất bại thảm hại. Câu chuyện ấy
khiến tôi nhớ đến bài học về sự thất bại của con người như một câu danh ngôn từng đề cập: “ Trong mắt
người khác bạn có thể thất bại vài ba lần nhưng với bản thân, bạn khơng được phép trở nên mềm yếu, vì
đấy là sự thất bại thảm hại nhất.” ( Trích Lời cỏ cây – bàn về thân phận con người trong cuộc đời, Márai
Sádor)
Thất bại – đó là khi ta khơng làm được điều ta mong muốn, khơng đạt mục đích ta đề ra. Trong cuộc
sống, mỗi người đều có những ước muốn, những cái đích để vươn tới. Nhưng khơng phải lúc nào đường
đến đích cũng dễ dàng. Những mấp mô trên đường đời đâu phải khi nào con người cũng thấy để tránh
khỏi vấp ngã. Những mấp mô ấy có thể được tạo nên từ những yếu tố khác nhau: có khi là sự chủ quan
như suy nghĩ cịn nơng cạn, năng lực cịn hạn chế, thể lực vốn yếu ớt – có khi lại là do khách quan như
hồn cảnh khó khăn, sự cản trở của người khác … Bởi vậy, thất bại với mỗi người là điều khơng thể tránh
khỏi. Có ai lại dám vỗ ngực khẳng định mình chưa thất bại bao giờ? Có chăng, điều đó chỉ xảy ra với
nhưng kẻ khơng có ước mong gì, chẳng dám thực hiện điều gì, cho dù là điều nhỏ nhất. Nhưng những kẻ
đó đâu biết rằng đấy lại là thất bại tồi tệ của đời mình. Bởi vậy, như câu nói của Másai Sádor đã khẳng
định “ trong mắt người khác bạn có thể thất bại vài ba lần…”
Cùng quan điểm với Márai Sasdor, nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
Ai chiến thắng mà chưa từng chiến bại


Ai nên khơn mà chẳng dại đơi lần
Bạn có bao giờ thi trượt hay bị điểm kém? Bạn có khi nào bị cấp trên phê bình vì làm hỏng việc? … Bạn
cũng đừng băn khoăn bởi không chỉ riêng bạn thất bại đâu mà ngay cả những chính khách, danh nhân,
những con người thành công vượt bậc như Walt Disney, Vangoc, Banzắc, Bác Hồ của chúng ta … cũng
từng trải qua nhiều thất bại. Điều quan trọng là chúng ta đã làm gì trước những thất bại ấy mà thơi.

Vâng, điều quan trọng khơng phải tìm ở đâu mà là ở chính chúng ta. Ta có thể “ độ lượng” với vài ba thất
bại của mình nhưng thật khó chấp nhận khi chúng ta trở nên mềm yếu. Thất bại hay thành công, tất nhiên
không phải do ta hết cả nhưng trên hết bản thân mỗi người vẫn đóng vai trị quyết định đến hồn cảnh của
mình. “Thiên đường ở chính ta, địa ngục cũng ở lịng ta cả” (Chúa Giêsu) bởi khơng ai hiểu ta như chính
chúng ra. Đứng trước thất bại, đôi khi con người không tránh khỏi sự yếu mềm. Đó là những lúc con
người thấy lo lắng, thất vọng, chán nản, dễ dãi với bản thân và phó mặc tất cả cho hồn cảnh hay số
phận. Nhưng ta có biết rằng sự yếu mền sẽ khiến mình trở nên đớn hèn, sự tự ti chi phối sẽ khiến ta thêm
mụ mị, bế tắc. Cứ nghĩ mình không thay đổi được sự thất bại, thử hỏi con người cịn làm được gì? Cứ
buồn mãi, khóc mãi chỉ càng khiến thời gian trơi đi vơ ích. Và rồi khơng những thất bại cịn đó mà những
thất bại tiếp theo sẽ đến với chúng ta. Sự mềm yếu, vì thế là “ thất bại thảm hại nhất”. Ta hãy để ý, những
người lầm lỗi, sa ngã hầu hết đều do mềm yếu. Một kẻ ăn chơi sa đọa đâu phải ngun nhân chính là sự
dụ dỗ đó. Một kẻ suốt đời nghiện ngập có thể thốt khỏi cảnh ấy chứ, nếu nhưng anh ta không chặc lưỡi “
một lần này thôi” khi đưa kim tiên lên tay. Thực tế, cũng có những cán bộ cấp cao sa vào tham ơ vì khơng
cưỡng được sức mạnh của đồng tiền. Có những nhân viên suốt đời lận đận trên con đường danh vọng bởi
không dám vượt qua những thử thách của công việc.
Những con người mềm yếu sao không nghĩ rằng nếu cứng rắn, can đảm vượt qua mọi thất bại,, mọi thử
thách, cám dỗ thì sẽ có lợi như thế nào? Khi đó con người sẽ thấy thất bại lại là mẹ của thành công. Thất
bại cho ta những bài học sinh nghiệm, giúp ta từng trải và chủ động hơn trong cuộc sống. Có nhiều người
thất bại nhưng do có ý chí phi thường, lịng quyết tâm cao độ mà đạt tới thành công. Tôi nhớ tới Tổng
thống Mỹ A. Lincon – một tấm gường lớn về nghị lực, niềm tin đã từng tâm sự: “ hai chân không thể bám
trên con đường mịn trơn trượt, nên cũng có lúc tôi chao đảo trên cuộc đua của cuộc đời. Nhưng tơi gượng
dậy và tự nhủ rằng đó chỉ là một cú trượt và nó khơng thể làm tơi gục gẫ”. Cũng như A. Lincon, bao
nhiêu người khác cũng đã đứng lên từ những “cú trượt” của đời mình như Êđixon, như Nguyễn Ngọc Ký
… Thành công lớn nhất của họ - sự chiến thắng bản thân đã giúp ra nhận ra thất bại thảm hại nhất của con
người - ấy là sự mềm yếu.
Câu nói của Márai Sador chứa đựng những bài học thật sâu sắc. Nó giúp ta hiểu hơn về sự thất bại, cho ra
một lời khuyên: đừng sợ thất bại, hãy dũng cảm đường đầu với chúng! Qua đó, ta cịn thấy được tầm quan


trọng của bản thân mình. Ta nghiệm ra rằng: “ Đỉnh núi chẳng phải là nơi chinh phục của ta mà điều ta

cần vượt qua là chính bản thân mình”. (S. Hillary). Muốn thế, con người cần nghiêm khắc với chính
mình, đặc biệt là trong những giây phút lịng mềm yếu. Đó chính là yếu tố giúp chúng ta thành công.
Cũng như mọi người, tôi đã từng thất bại nhiều lần và đã có đơi lần tơi tỏ ra mềm yếu. Một trong những
lần đáng nhớ ấy là một bài văn bị điểm sáu, đơi chỗ cịn ướt nhịe nước mắt. Nhưng rồi tôi nhận ra những
giọt nước mắt càng khiến tôi bị nhiều điểm kém hơn. Và tôi đã thử cách khác: tơi nhìn lại mình trong
gương, lau khơ nước mắt, mỉm cười với chính mình và tự nhủ sẽ làm lại từ đầu. Vượt qua sự mềm yếu
của mình, thật chẳng dễ dàng gì. Nhưng chúng ta đều hiểu rằng đó là lúc ra tránh được thất bại thảm hại
nhất của bản thân để chờ đón một ngày mai sáng tươi hơn.
Vũ Thị Quỳnh
Lớp 11 Văn – THPT chuyên Thái Bình – Thái Bình

BÀI LÀM 3

Trong cuộc sống, nếu ta muốn sống cuộc đời mà không phạm sai lầm nào, làm gì được nấy thì hoặc là ta
ảo tưởng hoặc là ta hèn nhát trước cuộc đời. Bởi cuộc đời giống như một con đường và con đường ấy
không phải lúc nào cũng tràn ngập hoa thơm và ánh nắng, sẽ có những đoạn đường đầy gai góc, đầy mưa
dông và bão tố. Những lúc như thế, ta có thể ngã khụy xuống nhưng ta khơng thể đầu hàng , tuyệt vọng
bởi đó khơng phải là con đường cùng, không phải là ta đã thất bại, ta vô dụng, ngu ngốc mà chỉ là thành
cơng bị trì hỗn mà thơi. Ta đừng vì thế mà mất niềm tin vào cuộc sống, vào chính bản thân mình để
bng xi theo dòng nghịch cảnh của cuộc đời, bởi “ Ai chiến thắng mà không hề chiến bại / Ai nên
khôn mà chẳng dại đôi lần?” (Tố Hữu)
Con người ta khi sinh ra và lớn lên, ai cũng mong muốn mình thành công trong cuộc sống. Những cuộc
đời không giống như một cuốn sách, có thể đọc phần đầu là đốn biết được phần cuối, cuộc đời phức tạp
hơn nhiều, nó ẩn chứa nhiều bí ẩn địi hỏi ta phải tìm tịi. Khơng phải ai cũng thành cơng ngay ở chẳng
đầu của đường đời. Con người không phải là thần thánh và khơng ai hồn hảo cả. Chính vì vậy mà kho
bàn về thân phận con người trong cuộc đời, Másai Sador trong Lời cỏ cây đã nói: “ Trong mắt người khác
bạn có thể thất bại vài ba lần, nhưng với bản thân bạn không phép trở nên mềm yếu, vì đấy là sự thất bại
thảm hại nhất”.



Thất bại là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống, điều quan trọng là ta phải biết đứng dậy sau mỗi lần vấp
ngã, đối diện với sự thật và rút ra được những bài học kinh nghiệm. Đừng vì thất bại mà nản chí, mất
niềm tin vào bản thân mình và cuộc sống, bởi thành công hay thất bại cũng chỉ là những khái niệm mang
tính tương đối mà thơi. Hãy đứng dậy đi và đi! Cuộc sống ở phía trước. Cịn nếu ta nhụt chí, thu mình vào
bóng đen của thất bại, khơng cịn tin tưởng vào cuộc sống, vào bản thân sẽ có lúc tỏa sáng, khơng cịn
muốn đứng dậy thì đó là lúc ta đã thực sự thất bại, đắm mình sâu vào vực thẳm của khó khăn và thất bại.
Đừng sợ! Hãy suy nghĩ, tìm tịi ra lý do và đúc rút kinh nghiệm. Chẳng có thành cơng hay thất bại nào là
mãi mãi. Chính vì vậy mà có người đã từng nói:” Để vẽ một bức tranh hoàn hảo nhất thiết bạn sẽ cần một
vài màu tối!”. Thất bại cũng những màu tối ấy vậy, điều quan trọng là chúng ta sẽ phối màu như thế nào?
Đặt chúng vào đâu? Nếu biết cách, bạn nhất định thành cơng. Và đó cũng là giá trị nhân văn, nhận thức
đúng đắn mà Másai Sádor gửi gắm vào câu nói: Trong mắt người khác bạn có thể thất bại vài ba lần,
những với bản thân bạn không được phép trở nên mềm yếu, vì đấy là sự thất bại thảm hại nhất”. Có thể
nó chỉ trong vài chữ ngắn ngủi mà câu nói đã đúc rút nên cả một triết lí nhân sinh đúng đắn, có giá trị với
mọi thời đại, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Trong quá trình trưởng thành, va chạm và trải qua nhiều thử thách, nghịch cảnh của cuộc sống, như một
chân lí, quy luật tất yếu hiển nhiên, chẳng có ai trên đời chỉ có chiến thắng, thành công mà chưa hề nếm
mùi thất bại cũng như chưa ai nên khôn mà không hề vấp ngã, dại dột đôi lần… Đã bao lần bạn vấp ngã
mà không hề nhớ? Lần đầu tiên chập chững những bước đi đầu tiên bạn đã ngã? Bạn đã phải thay thế bao
nhiêu tờ giấy, tẩy bao nhiêu chữ khi nắn nót những nét chữ đầu đời? Các bài kiểm tra có phải bài nào bạn
cũng luôn được điểm cao? Và liệu lần đầu tiên bước ra ngoài xã hội tự lập trên đơi chân của mình bạn đã
sn sẻ ngay? Khơng sao đâu vì ….
Louis Pasteur – nhà khoa học nổi tiếng thế giới, người có cơng lao vĩ đại trong việc tìm ra vac-xin phịng
dại đã từng chỉ là một sinh viên bình thường. trong số những sinh viên chưa tốt nghiệp, từng xếp hạng
15/22 ở mơn Hóa. Ơng cũng phải nếm mùi thất bại và khó khăn khi cơng bố phát minh của mình về sự
tiệt trùng. Nhưng đương thời khơng cơng nhận ơng. Nhưng điều kì diệu là ở ơng ln có niềm tin mãnh
liệt vào bản thân mình và sự đúng đắng của khoa học, sự kiên nhẫn và niềm tin ấy đã làm cho tên tuổi ông
tỏa sáng mãi trong lịch sử văn minh nhân loại – Louis Pasteur.
Không thành công ở lĩnh vực khoa học, khơng để lại cho đời bất kì phát minh sáng chế khoa học nhưng
Walt Disney đã đem đến cho hàng triệu trẻ em trên thế giới những tiếng cười sảng khối, dắt chúng vào
thế giới của những hồng tử, cơng chúa, gặp gỡ những con vật đáng yêu. Những trước khi gây dựng nên

Disneyland, ơng đã từng bị tịa báo sa thải vì thiếu ý tưởng, phải nếm mùi của kẻ không một đồng xu
trong túi. Tại sao ông lại làm được những điều ấy? Phải chăng chính ý chí và nghị lực đã giúp ông vững
vàng hơn sau mỗi lần thất bại?


Bạn từng đau khổ, tuyệt vọng khi nghe tin mình trượt đại học. Đó là điều đáng buồn nhưng nó khơng hề
nghiêm trọng tới mức ta nghĩ rẳng đó là con đường duy nhất dẫn đến thành công và ta đã khơng cịn cơ
hội. Nếu bạn ở trong hồn cảnh như vậy hãy nhớ đến Bill Gates – chủ tịch tập đồn máy tính Microsoft.
Ơng ấy đã khơng có tấm bằng đại học nhưng điều ấy chẳng có liên quan gì đến việc ơng đã được bình
chọn là người giàu nhất thế giới trong mười hai năm liền (theo tạp chí Times). Ơng cũng vừa nhận tấm
bằng đại học năm 2007 và vẫn luôn là thần tượng của các thế hệ bạn trẻ.
Bạn luôn bị từ chối? Bạn bị coi là mơ mộng hão huyền khi đưa ra một ý tưởng, một quyết định? Bạn bị
cười khi nói ra ước mơ của mình. Đừng nản! Nói và cười là việc của họ còn hành động là việc của bạn.
khi bị coi khinh và chê cười, bạn hãy nhớ đến Napoleong Boonapac. Ơng từng là một đứa trẻ bị cơ lập
trong trường học , ơng bị coi khinh vì là đứa con của vùng đất thuộc địa, ông luôn bị chê cười và thật khó
khăn đưa ra ý kiến. Nhưng đó không hề và chưa hề là vấn đề đối với ông. Khó khăn là điều tất yếu, thất
bại là điều khơng thể tránh khỏi nhưng ý chí và niềm tin đã đưa ơng trở thành hồng đế của đất nước Pháp
rộng lớn, trở thành thần tượng của biết bao người, và được lưu danh hậu thế.
Sự suôn sẻ, dễ dàng không phải là nhân tố tạo nên những cá nhân mãnh mẽ, càng không phải là môi
trường chủ yếu và lí tưởng tạo nên những bậc vĩ nhân. Bạn thấy đấy! Những người thành công không
phải là những người không nếm trải thất bại, nghịch cảnh, khó khăn, gian khổ mà họ chỉ là những người
biết nhìn thẳng vào sự thật, đối diện với chính bản thân mình, biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã và
không bao giờ từ bỏ ước mở. Bạn có thể bao biện rằng họ là những thiên tài cịn bạn chỉ là người bình
thường. Nhưng bạn ơi! Thiên tài chỉ do 1% bẩm sinh còn lại là 99% là do sự tự cố gắng” ( Walt Disney).
Vậy ta đừng bao giờ nghĩ rằng ta đã thất bại khi kế hoạch hay ước mơ, dự định ta đang thực hiện sụp đổ.
Hãy tin là mình có thể làm lại được thì ta lại có lí do để cố gắng. Như thế là ta đã bước lên bậc thang của
chiếc cầu thang bộ đến thành công rồi đấy, Cịn nếu ta nhụt chí, chán nản, đánh mất niềm tin, ý chí vào
chính bản thân mình bng xi theo khó khắn, bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì khơng cố gắng hết mình thì ta
đang đắm mình trong hố sâu của thất bại và dại dột, Chẳng sao cả nếu bạn cố, và cố gắng, và cố nữa
nhưng vẫn thất bại. Nhưng thật tệ nếu bạn cố rồi thất bại và khơng muốn cố gắng lần nữa.

Có người từng nói: “Để có được thành cơng là ước ao của biết bao nhiêu người nhưng người ta chỉ đạt
được điều đó khi đã qua trải nghiệm và biết sống thành thật với chính mình”. Muốn thành cơng, ta bắt
buộc phải qua nhiều trải nghiệm và không trải nghiệm nào lại phù hợp hơn sự thất bại để ta có thế được
những bài học quý giá giúp trưởng thành vững vàng hơn. Những thất bại cũng là cầu nói để ta sống thật
với chính mình, biết ta cịn những khuyết điểm, sai sót để sửa chữa mà khơng hề chạy trốn. Thất bại là chỉ
thất bại khi ta không chiến thắng được chính bản thân mình, khơng tin vào mình và bng xi. Và điều
ấy có nghĩa là ta khơng cịn là ta nữa, ta khơng sống mà ta chỉ tồn tại. Hãy nhớ rằng “ khi nhìn lại đời
mình trong những giờ phút kiên gan chống chọi với mọi nghịch cảnh, bạn sẽ thấy rằng: những khoảnh


khắc bạn sống thực sự là những lúc bạn làm được điều gì đó hết lịng” (Henry Drummond). Khi gặp thất
bại bạn đừng bi quan, hãy hết lịng vì ước mơ và nhận định chúng ta sẽ thành công!
Bạn biết không? “ Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian
khổ, ở đời này khơng có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để
bước qua những ranh giới ấy”. ( Nguyễn Khải). Vậy thì hãy dũng cảm lên bạn ơi! Đừng bao giờ nghĩ là ta
đã thất bại mà chỉ là một bước lùi cho ba bước tiến và hãy học cách đứng dậy sau khi vấp ngã. Có gì đâu
khi “ thất bại là mẹ của thành công” và nếu không có mùa đơng thì mùa xn đã khơng dễ chịu đến thế;
nếu đơi khi chúng ta khơng nếm trải khó khăn thì khơng thể thấy hết vị của thành cơng lại ngọt ngào đến
thế. Hãy luôn nhớ” Trong mắt người khác bạn có thể thất bại vài ba lần, những với bản thân bạn không
được phép trở nên mềm yếu, vì đấy là sự thất bại thảm hại nhất”…
Kim Thị Mùa Đông
Vĩnh Phúc




×