Tải bản đầy đủ (.pdf) (245 trang)

Trí thức người việt nam ở một số nước đông âu thực trạng và vai trò trong bối cảnh mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 245 trang )

1

Tr
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
************O0O************



BÁO CÁO TỔNG HỢP
NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA
HỌC CÔNG NGHỆ THEO NGHỊ ĐỊNH THƯ




Tên nhiệm vụ:

TRÍ THỨC NGƯỜI VIỆT NAM Ở MỘT SỐ
NƯỚC ĐÔNG ÂU: THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ
TRONG BỐI CẢNH MỚI


Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Châu Âu
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn An Hà
Thư ký đề tài: Ths. Đặng Minh Đức

9123


HÀ NỘI - 2010
1



NHỮNG NGƯỜI THAM GIA CHÍNH

1. TS. Nguyễn An Hà
2. GS.TS M.Roman Slawinski
3. TS. Teresa Halix
4. PGS.TS Nguyễn Quang Thuấn
5. GS. TS. Đỗ Hoài Nam
6. TS. Đàm Thanh Thế
7. TS. Nguyễn Cảnh Toàn
8. Ths. Nguyễn Xuân Trung
9. Ths. Đặng Minh Đức
Và các thành viên khác

2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU 7
LỜI MỞ ĐẦU 8
Phần 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRÍ THỨC
NGƯỜI VIỆT NAM Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG ÂU. 14
1.1. Tổng quan chung về sự hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt
Nam tại một số nước Đông Âu 14

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Cộng đồng người Việt ở Ba Lan 15
1.1.1.1. Sơ lược quan hệ Việt Nam – Cộng hòa Ba Lan 15

1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển cộng đồng người Việt tại Ba Lan16
1.1.1.3. Hiện trạng và đặc điểm của Cộng đồng người Việt tại Ba Lan 22
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển cộng đồng người Việt ở Cộng hòa
Séc 33

1.1.2.1. Vài nét về quan hệ Việt Nam – Cộng hòa Séc 33
1.1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển Cộng đồng người Việt Nam ở
Séc 34

1.1.2.3. Đặc điểm của cộng đồng người Việt ở Séc 39
1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển Cộng đồng người Việt Nam tại
Hungary 50

1.1.3.1 Sơ lược quan hệ Việt Nam - Hungary 50
1.1.3.2. Quá trình hình thành Cộng đồng người Việt Nam tại Hungary 52
1.1.3.3. Đặc điểm của Cộng đồng người Việt Nam tại Hungary 53
3

1.2. Đặc thù của Trí thức người Việt Nam ở một số nước Đông Âu 58
1.2.1. Quan niệm về đội ngũ trí thức Việt Nam tại các nước Đông Âu 58
1.2.2. Đặc điểm và hiện trạng của đội ngũ trí thức người Việt Nam ở các
nước Đông Âu 62

1.2.2.1. Đặc điểm của đội ngũ trí thức người Việt ở các nước Đông Âu 62
1.2.2.2. Hiện trạng của đội ngũ trí thức ở các nước Đông Âu 67
1.2.3. Vai trò của đội ngũ trí thức người Việt tại Đông Âu 69
1.2.3.1. Đóng góp cho cộng đồng người Việt ở nước sở tại 69
1.2.3.2. Đóng góp cho nước sở tại 72
1.2.3.3. Đóng góp cho Việt Nam cũng như quan hệ hợp tác Việt Nam với
các nước này 74


Phần 2. QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ CỦA CÁC
NƯỚC SỞ TẠI ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC NGƯỜI VIỆT NAM TẠI CÁC
NƯỚC ĐÔNG ÂU . 79

2.1. Chính sách nhập cư của EU và một số nước Đông Âu: Những tác động tới
trí thức và cộng đồng người Việt Nam 80

2.1.1. Chính sách nhập cư của Liên minh Châu Âu 80
2.1.1.1. Sơ lược quá trình phát triển chính sách nhập cư của EU 81
2.1.1.2. Nội dung cơ bản về chính sách nhập cư của Liên minh Châu Âu 86
2.1.1.3. Những đặc điểm nổi bật của chính sách nhập cư của EU 96
2.1.2. Chính sách nhập cư của Ba Lan, Séc và Hungary 101
2.1.2.1. Chính sách nhập cư của Ba Lan 102
2.1.2.2. Chính sách nhập cư của Cộng hòa Séc 108
2.1.2.3. Chính sách nhập cư của Hungary 117
2.1.3. Đánh giá chung về tác động chính sách nhập cư của EU, Ba Lan, Séc
và Hungary đối với Cộng đồng người Việt Nam ở các nước này 119

4

2.2. Quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Trí thức người
Việt Nam ở nước ngoài 124

2.2.1. Quan điểm, chính sách của Việt Nam đối với người Việt Nam định cư
ở nước ngoài 125

2.2.2. Một số điều chỉnh chính sách của Việt Nam nhằm thu hút và bảo vệ
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài 128


2.2.3. Quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Trí thức người
Việt Nam ở nước ngoài 131

2.3. Kinh nghiệm của một số nước đối với kiều bào ở nước ngoài 140
2.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc về chính sách đối với Cộng đồng người
Hoa kiều ở nước ngoài 140

2.3.2. Kinh nghiệm của Italia về chính sách thu hút kiều dân ở nước ngoài.144
2.3.3. Một số kinh nghiệm cho Việt Nam 148
Phần 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ
CỦA TRÍ THỨC NGƯỜI VIỆT NAM TẠI MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG ÂU TRONG
BỐI CẢNH QUỐC TẾ MỚI 151

3.1. Bối cảnh quốc tế và những nhân tố tác động đến trí thức người Việt Nam
tại các nước Đông Âu hiện nay 151

3.1.1. Bối cảnh chung của thế giới và khu vực tác động đến chính sách nhập
cư ở các nước Đông Âu 151

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của một số nước Đông Âu và quan
hệ kinh tế với Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI 166

3.1.2.1. Vài nét về phát triển kinh tế - xã hội của Ba Lan, Séc và Hungary 166
3.1.2.2. Quan hệ kinh tế với Việt Nam 174
3.1.3. Cơ hội và thách thức đối với đội ngũ trí thức và Cộng đồng người Việt
Nam ở Đông Âu 182

3.1.3.1. Những cơ hội đối với người Việt ở Đông Âu 183
3.1.3.2. Một số thách thức đối với cộng đồng người Việt 191
3.1.4. Cộng đồng người Việt Nam ở các nước Đông Âu trong chính sách đổi

mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 195

5

3.2. Những giải pháp phát huy vai trò của Trí thức người Việt Nam ở các nước
Đông Âu trong bối cảnh mới 201

3.2.1. Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức người Việt ở Đông Âu trong việc
củng cố, phát triển Cộng đồng người Việt tại những nước này 202

3.2.2. Phát huy vai trò cầu nối về kinh tế thương mại, hợp tác lao động 206
3.2.3. Phát huy vai trò cầu nối về văn hóa giáo dục, khoa học công nghệ 208
3.2.4. Thúc đẩy những cơ hội đóng góp trực tiếp cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong nước 209

KẾT LUẬN 212
TÀI LIỆU THAM KHẢO 216
PHỤ LỤC 222

6

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CBPs
Chính sách hội nhập người di cư ở Liên minh Châu Âu
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNTT

Công nghệ thông tin
ECHR
Công ước Châu Âu về quyền con người
ECSC
Cộng đồng Than và Thép Châu Âu
EU
Liên minh Châu Âu
Eurostat
Cơ quan thống kê Châu Âu
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA
Hiệp định tự do thương mại
GATS
Hiệp định về thương mại và dịch vụ
GATT
Hiệp định thuế quan và mậu dịch
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GSP
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập
JHA
Trụ cột về Tư pháp và Nội vụ
NVNONN
Người Việt Nam ở nước ngoài
ODA
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển
R&D
Nghiên cứu và triển khai
SIS

Hệ thống thông tin Schengen
SNG
Cộng đồng các quốc gia độc lập
TEC
Hi
ệp ước về hình thành Cộng đồng Châu Âu
TEU
Hiệp ước về hình thành Liên minh Châu Âu
VCCI
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
VIS
Hệ thống thông tin thị thực
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
7

DANH MỤC BẢNG BIỂU
.
Bảng 1: Số lượng sinh viên nước ngoài trong các trường đại học ở Séc 46
Bảng 2: Lượng người di cư của các nước thành viên EU mới 105
Bảng 3: 10 nước có người nhập cư bất hợp pháp nhiều nhất vào Séc 116
Bảng 4: Số lượng người nhập cư tại Hungary 118
Bảng 5: Các thời kỳ di dân hàng loạt của Italia 145
Bảng 6: Số liệu về
người Italia ở nước ngoài thời điểm 2008 146
Bảng 7: Tăng trưởng GDP của Séc, Hungary và Ba Lan 167
Bảng 8: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với các quốc gia
mới gia nhập EU (2000 – 2008) 175

Hộp 1: 10 nguyên tắc thực hiện chính sách nhập cư ở EU……………… 84
Hộp 2: Xu hướng nhập cư và dân số ở một số nước châu Âu 93
Hộp 3: Một số
so sánh cơ chế Thẻ xanh EU và Mỹ ……………95
Hộp 4: Một số quyền cơ bản của công dân EU 99
Hộp 5: Những khó khăn chủ yếu trong thu hút trí thức Việt Kiều. 134


8

LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết đề tài
Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nêu rõ:
"Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt
Nam. Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước
ngoài. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư
ở nước
ngoài giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình
và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước". Trong công cuộc đổi mới
thực hiện mục tiêu „dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ và văn minh,
Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một
bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam,
đã đề ra nhiều chủ
trương, chính sách rộng mở và biện pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện ngày càng
thuận lợi hơn cho đồng bào về thăm đất nước, người thân, đầu tư, kinh doanh, hợp
tác khoa học - công nghệ, hoạt động văn hóa - nghệ thuật
1
. Cùng với thu hút kiều
bào, Đảng và nhà nước ngày càng hoàn thiện chính sách nhằm thu hút đội ngũ trí

thức Việt kiều đóng góp xây dựng quê hương đất nước. Nghị quyết 7 của Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đã khẳng định “Ða số trí thức Việt Nam ở
nước ngoài luôn hướng về Tổ qu
ốc; nhiều người đã về nước làm việc, hoạt động
trong các lĩnh vực khác nhau, có những đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển
đất nước”
2
.
Như vậy, việc tiến hành các công trình nghiên cứu nhằm góp phần hoàn thiện chính
sách của Đảng và Nhà nước tăng cường thu hút mọi nguồn lực trong đó có trí thức
Việt kiều trên thế giới là có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
Các nước Ba Lan, Cộng hòa Séc (Tiệp Khắc trước đây) và Hungary là những
đối tác truyền thống của Việt Nam ở Đông Âu, đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại

1 Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước
ngoài, />, tải ngày 27 tháng 4 năm 2009.
2
Trích Nghị quyết 7, Ban Chấp hành khóa X Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng đội ngũ trí thực trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
9

giao với Việt Nam từ đầu những năm 50 của thế kỷ XX. Trong suốt thời kỳ đấu tranh
giành độc lập, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu đã giúp đỡ về mọi mặt cho Việt
Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ CNXH ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước.
Vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cùng với hàng ngàn cán bộ, sinh viên
sang công tác và học tậ
p, có hàng chục ngàn lao động trẻ Việt Nam sang làm việc
theo Hiệp định Hợp tác về đào tạo và lao động được ký kết giữa Việt Nam với các

nước XHCN ở châu Âu. Theo các hiệp định, đã có hơn 240 nghìn lao động Việt
Nam được đưa sang làm việc, trong đó: 80 nghìn ở Liên Xô, 60 nghìn ở Cộng hòa
Dân chủ Đức, 24 nghìn ở Bungaria, 14 nghìn ở Tiệp Khắc. Với Ba Lan và Hungary,
tuy không ký kết Hiệp định Lao động cấp nhà nước với Việt Nam, như
ng vẫn có
một số lao động được đưa sang làm việc theo các hợp đồng ký kết trực tiếp giữa
các xí nghiệp hai bên.
Vào cuối những năm 80, khi chế độ XHCN ở Ba Lan, Hungary và Séc tan rã,
vì nhiều lý do khác nhau, một số cán bộ, học sinh, sinh viên và những người lao
động đã ở lại làm ăn sinh sống. Cũng trong thời gian này xuất hiện dòng người từ
Liên Xô (cũ) và các nước khác sang, rồi sau đó nhiều người đi du lịch, thă
m thân
nhân từ Việt Nam sang cũng ở lại làm ăn. Tất cả các nguồn đó đã tạo nên cộng đồng
người Việt Nam khá đông đảo ở những nước này từ đầu những năm 90 của thế kỷ
XX.
Trong những năm đầu thế kỷ 21, tình hình kinh tế - chính trị xã hội của các
nước Đông Âu có những biến chuyển sâu sắc. Việc các nước Ba Lan, Séc, Hungary
đã chính thức gia nhậ
p Liên minh Châu Âu vào các năm 2004 đã tác động rất lớn
tới đời sống của cộng đồng người Việt ở các nước này.
Tuy nhiên, cộng đồng này hiện nay đang từng bước ổn định, hòa nhập vào
đời sống và có đóng góp nhất định đối với nước sở tại cũng như cho quê hương, đất
nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Những trí thức – doanh nhân Việt Nam,
thuộc những thế h
ệ đầu tiên ở lại sinh sống làm ăn, kinh doanh đóng vai trò rất quan
trọng trong quá trình hình thành và phát triển cộng đồng người Việt tại những nước
này. Cũng chính họ là cầu nối giữa cộng đồng người Việt với đất nước, góp phần
10

thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với các nước này. Cho đến nay, ở

Việt Nam chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách tổng thể về cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài, cũng như vai trò của trí thức người người Việt
Nam ở các nước Đông Âu.
Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang tích cực hội nhập thế giới và
khu vực, phát huy sức mạnh dân tộc và s
ức mạnh thời đại, đẩy mạnh công nghiệp
hóa và hiện đại hóa, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng
và văn minh, việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức Việt kiều nói chung, trí thức
người Việt ở Đông Âu nói riêng nhằm góp phần củng cố, phát triển cộng đồng
người Việt ở nước ngoài và đóng góp cho công cuộc đổi mới ở trong nước là rất cần
thi
ết. Trong khuôn khổ Nghị định thư Nhà nước giữa Việt Nam và Ba Lan, Đề tài
“Trí thức người Việt Nam ở một số nước Đông Âu: Thực trạng và vài trò trong
bối cảnh mới”sẽ tập trung nghiên cứu về cộng đồng trí thức người Việt ở Ba Lan,
Cộng hòa Séc và Hungary, nhóm nước Visegrad, cùng gia nhập Liên Minh châu Âu
năm 2004 và có khá đông đảo người Việt Nam tại đây.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài :
Thứ
nhất, Phân tích quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và đội ngũ trí thức nói riêng;
Nghiên cứu, phân tích chính sách nhập cư của Liên minh Châu Âu, chính sách của
các nước Đông Âu đối với cộng đồng ngoại kiều và những tác động tới trí thức và
Cộng đồng người Việt Nam ở các nước này;
Thứ hai, Nghiên cứu thực trạng của trí thức người Vi
ệt Nam tại các nước
Đông Âu hiện nay; Phân tích những thuận lợi và khó khăn của trí thức Việt Nam về
các khía cạnh pháp lý, ngành nghề, môi trường sống và làm việc, quá trình hòa nhập
với xã hội nước sở tại cũng như tương lai phát triển của họ và vai trò của họ trong
việc xây dựng đất nước và phát triển quan hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Âu
trong bối cảnh mới.

Thứ ba, Nghiên cứ
u quá trình hội nhập Liên minh Châu Âu của các nước
Đông Âu, sự điều chỉnh luật pháp trong đó có chính sách nhập cư của những nước
này, những tác động đến quan hệ giữa các nước này với Việt Nam nói chung và đến
11

cộng đồng người Việt cũng như trí thức người Việt tại đây. Ngoài ra, đề tài cũng
nghiên cứu một số kinh nghiệm phát huy nguồn lực của ngoại kiều và trí thức ngoại
kiều của một số nước Á, Âu.
Thứ tư, Đề xuất một số kiến nghị cho Nhà nước Việt Nam về những giải
pháp tạo điều kiện hỗ trợ và giúp
đỡ trí thức người Việt Nam ở Đông Âu củng cố,
ổn định, làm ăn phát triển, phát huy vai trò của họ đối với cộng đồng người Việt tại
đây, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với các nước này
cũng như đóng góp cho công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước.
Ngoài ra, việc thực hiện đề tài hợp tác nghiên cứu sẽ góp phần tă
ng cường
quan hệ hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học của Viện KHXH Việt Nam với
các Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan, Séc và Hungary.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của Đề tài tập trung vào trí thức người Việt Nam tại Ba
Lan, Séc và Hungary. Theo quan điểm của Nghị quyết Hội nghị Trung ương XII,
Khóa X năm 2008 của Đảng Cộng sản Việt Nam định nghĩa về trí thức: “Trí thức là
những người lao
động trí óc, có học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có
năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản
phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội”.Trí thức người Việt Nam được
nghiên cứu ở các nước Đông Âu là tất cả những người Việt Nam sang các nước này
trong các thời kỳ khác nhau nhằm mục đích học tập, nghiên c
ứu, trao đổi, giảng dạy

(lưu học sinh, thực tập sinh, nghiên cứu sinh, cộng tác viên khoa học v.v…), hiện
đang sinh sống, làm việc trong nhiều ngành nghề khác nhau tại các nước Đông Âu
và đang tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch s
ử, đề tài
còn sử dung phương pháp so sánh tổng hợp - phân tích, thống kê. Đề tài đặc biệt
chú ý phương pháp nghiên cứu xã hội học, phương pháp nghiên cứu liên ngành và
dự báo. Ngoài ra còn có phương pháp phỏng vấn sâu, khảo sát thực tế nhằm tiếp
xúc, đối thoại, phỏng vấn…
12

Đề tài sử dụng các tài liệu thứ cấp ở các Bộ ngành, các cơ quan hữu quan của
Việt Nam và các nước Ba Lan, Séc và Hungary; cũng như từ Liên minh châu Âu, từ
các tổ chức của người Việt Nam ở các nước này và Ủy ban Người Việt Nam ở nước
ngoài để đánh giá quá trình hình thành và phát triển, mối gắn kết của trí thức người
Việt ở nước sở tại và đóng góp xây dựng quê hương. Ngoài ra, đề tài cũng ti
ếp cận
các thông tin thực tế từ các nhà quản lý, cộng đồng người Việt Nam qua việc trao
đổi trực tiếp và qua các hội nghị, hội thảo quốc tế và trong nước…
Nội dung của của đề tài
Nhằm thực hiện các mục tiêu trên, trong phạm vị nghiên cứu của mình, nội
dung của đề tài bao gồm ba phần lớn :
Phần một: Quá trình hình thành và phát triển cộng đồng trí thức người
Việ
t Nam ở một số nước Đông Âu. Phần này nghiên cứu tổng quan về quá trình
hình thành và phát triển cộng đồng người Việt Nam nói chung, trí thức người Việt
Nam nói riêng tại các nước Đông Âu, đánh giá thực trạng, đặc điểm và vai trò và
những vấn đề đặt ra hiện nay đối với sự phát triển của cộng đồng trí thức Việt Nam,
cũng như những đóng góp và vai trò của trí thức Việt Nam ở

các nước Đông Âu
trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam hiện nay.
Phần hai: Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam và của
các nước Đông Âu đối với đội ngũ trí thức người Việt Nam tại các nước này.
Phần này nghiên cứu những thay đổi trong chính sách chung của Liên minh Châu
Âu trong lĩnh vực nhập cư và những điều chỉnh chính sách của các nước Đông Âu
trong quá trình gia nhập Liên minh Châu Âu cũng nh
ư những tác động tới cộng
đồng người Việt nói chung và cộng đồng trí thức Việt Nam ở các nước này. Đồng
thời, phần này nghiên cứu, phân tích các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước ta đối với người Việt Nam cũng như đội ngũ trí thức người Việt Nam ở nước
ngoài, và kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc nâng cao vai trò cũng như thu
hút nguồn lực của đội ngũ
trí thức ngoại kiều.
Phần ba: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của trí
thức người Việt Nam ở một số nước Đông Âu trong bối cảnh mới. Phần này
nghiên cứu bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, những biến động trong phát triển
13

kinh tế xã hội của các nước Đông Âu và quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các
nước này. Kết hợp với kết quả nghiên cứu ở phần một và hai, Đề tài đề xuất các giải
pháp để phát huy vai trò của trí thức người Việt Nam tại các nước này trong việc
phát triển cộng đồng và đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Ngoài ra,
đề tài cũng đề
xuất các giải pháp thông qua cộng đồng trí thức này để thúc đẩy quan hệ hợp tác
truyền thống giữa Việt Nam với các nước Đông Âu nói riêng và với Liên minh
Châu Âu nói chung.
Trong thời gian thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện hai
chuyến đi nghiên cứu khảo sát thực tế tại các nước Ba Lan, Séc và Hungary, tổ chức

Hội thảo quốc tế, các buổi tọa đàm, gặp gỡ v
ới sứ quán Việt Nam, với các Hội đồng
hương, cộng đồng doanh nghiệp, và nhiều trí thức, doanh nhân ở những nước này.
Đồng thời nhóm nghiên cứu cũng có những cuộc làm việc với các viện nghiên cứu
thuộc Viện Hàn lâm khoa học của các nước. Nhóm nghiên cứu xin cảm ơn về sự
hợp tác chặt chẽ của Tiến sĩ Teresa Halik, Giáo sư Slawinski, Trung tâm nghiên cứu
các quốc gia ngoài châu Âu thuộc Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan. Nhóm nghiên
cứu xin trân tr
ọng cảm ơn về sự giúp đỡ của các Sứ quán Việt Nam tại các nước Ba
Lan, Séc và Hungary, cám ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các đồng chí Nguyễn Văn
Xương, Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan, đồng chí Vương Thừa Phong, Đại sứ Việt
Nam tại Cộng hòa Séc, đồng chí Nguyễn Quốc Dũng, Đại sứ Việt Nam tại
Hungary. Nhóm nghiên cứu cũng xin bày tỏ sự cảm ơn tới các Hội đồ
ng hương, Hội
doanh nhân và các hiệp hội người Việt Nam ở Ba Lan, Cộng hòa Séc và Hungary,
tới cá nhân các ông Lê Thiết Hùng, Nguyễn Quốc Thái, Nguyễn Trọng Hậu, Hoàng
Mạnh Huê ở Ba Lan, ông Hoàng Đình Thắng, ông Trần Quang Hùng, ông Nguyễn
Hữu Lợi ở Séc, ông Nguyễn Văn Dũng ở Hungary.
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu xin cám ơn sự quan tâm, chỉ đạo và đóng góp ý
kiến quí báu cho đề tài của GS. TS Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội
Việt Nam.
14

Phần 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRÍ
THỨC NGƯỜI VIỆT NAM Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG ÂU.

Sự hình thành và phát triển của Cộng đồng trí thức ở các nước Đông Âu gắn
liền với quá trình hình thành và phát triển Cộng đồng người Việt Nam tại những
nước này. Để nắm bắt được đặc điểm, hiện trạng cũng như vai trò của đội ngũ trí
thứ

c Việt Nam tại Ba Lan, Séc và Hungary, cần phải nghiên cứu tổng quan về Cộng
đồng người Việt ở những nước này. Phần một này nghiên cứu tổng quan về quá
trình hình thành và phát triển cộng đồng người Việt Nam nói chung, trí thức người
Việt Nam nói riêng tại các nước Đông Âu, đồng thời phân tích thực trạng và vai trò
của trí thức người Việt Nam tại các nước này từ góc độ hình thành, điều kiện pháp
lý, môi trường hoạt độ
ng, sự hoà nhập với người bản địa, điều kiện học hành, phát
triển của bản thân và con cái, những thuận lợi, khó khăn, những đóng góp và vai trò
của cộng đồng người Việt Nam nói chung và trí thức người Việt Nam nói riêng đối
với nước sở tại về xây dựng kinh tế, khoa học, văn hóa - xã hội ở những nước này
cũng như những đóng góp của họ về quê h
ương đất nước.
1.1. Tổng quan chung về sự hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt
Nam tại một số nước Đông Âu

Quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt ở các nước Ba
Lan, Séc, Hungary gắn liền với quá trình phát triển quan hệ giữa Việt Nam với các
nước này, cũng như với các biến động chính trị - kinh tế - xã hội diễn ra tại những
nước này trong giai đoạn chuyển đổi và hội nhập vào Liên minh châu Âu trong
khoảng hai thập kỷ vừa qua.

15

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Cộng đồng người Việt ở Ba Lan
1.1.1.1. Sơ lược quan hệ Việt Nam – Cộng hòa Ba Lan
Việt Nam và Ba Lan đặt quan hệ ngoại giao chính thức vào ngày 04 tháng 2
năm 1950. Trong suốt 60 năm qua, Ba Lan luôn coi Việt Nam là một trong những
đối tác quan trọng nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Nhân dân Việt Nam luôn ghi nhận và đánh giá cao sự ủng hộ và giúp đỡ quý
báu của nhân dân Ba Lan dành cho Việt Nam trong các cuộc đấu tranh giải phóng

dân tộc trước đây, cũng như trong sự nghiệ
p xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Ba Lan là thành viên Ủy ban Giám sát thi hành Hiệp định Geneva về Việt Nam năm
1954 và liên tục đến năm 1975, đã tích cực tham gia các hội nghị quốc tế nhằm
chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Ba Lan đã giúp đào tạo hơn
4.000 cán bộ khoa học và 3.500 công nhân lành nghề cho Việt Nam. Rất nhiều công
trình kinh tế, văn hóa do Ba Lan giúp Việt Nam xây dựng trong những năm 1970 -
1980 là những minh chứng sinh động cho quan h
ệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp Việt
Nam - Ba Lan. Trong hơn 10 năm cuối thế kỷ 20, Ba Lan tiến hành công cuộc
chuyển đổi kinh tế thị trường, dân chủ đa nguyên, hội nhập vào Liên minh châu Âu.
Đây cũng là giai đoạn quan hệ Việt Nam – Ba Lan trầm lắng. Sau khi gia nhập Liên
minh Châu Âu năm 2004, Ba Lan ngày càng quan tâm mở rộng và phát triển quan
hệ với Việt Nam. Trên các diễn đàn quốc tế, Ba Lan đã ủng hộ Việt Nam ứng c

làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ khóa 2008 - 2009 và Việt
Nam ủng hộ Ba Lan ứng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ
khóa 2010-2011.
Hai nước thường xuyên tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao với nhau
nhằm củng cố quan hệ chính trị tốt đẹp, thúc đẩy quan hệ kinh tế và hợp tác nhiều
mặt. Thủ tướng Ba Lan Marek Belka sang thăm Việt Nam năm 2005. Thủ tướng
Nguyễ
n Tấn Dũng sang thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan năm 2007. Trong lần
gặp gỡ này, hai bên đã trao đổi các biện pháp nhằm thúc đẩy và cụ thể hóa các nội
dung hợp tác kinh tế giữa hai nước, các phương hướng mới nhằm nâng cao hiệu quả
của sự hợp tác nhiều mặt, nhất là hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học, kỹ thuật,
16

đầu tư, giáo dục-đào tạo, du lịch; Hai bên cũng đã trao đổi các biện pháp nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam làm ăn sinh sống tại Ba Lan.

1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển cộng đồng người Việt tại Ba Lan
Quá trình hình thành và phát triển cộng đồng người Việt gắn liền với quan hệ
hai nước và những biến động lịch sử ở Ba Lan, có thể được chia thành hai giai đ
oạn
lớn: Giai đoạn từ 1950 đến 1989, quan hệ Việt Nam Ba Lan là quan hệ giữa các
nước XHCN, trong khuôn khổ khối SEV; Giai đoạn từ 1990 đến nay, sau khi
CNXH tan rã ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Ba Lan thực hiện công cuộc chuyển
đổi và hội nhập vào Liên minh Châu Âu.
- Giai đoạn từ 1950 đến 1989
Ngay từ đầu những năm 1950, những công dân Việt Nam đầu tiên đã sang
Ba Lan học đại học, đó là kết quả của việ
c Ba Lan hưởng ứng lời kêu gọi của Liên
Hợp Quốc về việc giúp đỡ giáo dục đối với các nước đang phát triển và đào tạo đội
ngũ cán bộ cho Thế giới Thứ Ba. Việc cần thiết phải tạo điều kiện học tiếng Ba Lan
dẫn đến việc Đại học Tổng hợp Lodz đã tổ chức những khóa học đặc biệt vào nă
m
1952, và năm 1958 được chuyển thành Trung tâm dạy tiếng Ba Lan dành cho người
nước ngoài. Phần lớn sinh viên Việt Nam học tiếng Ba Lan ở đây và sau đó họ được
phân về các trường đại học ở các thành phố khác nhau để tiếp tục học tập. Đến
1960, trong nhóm sinh viên nước ngoài ở Ba Lan, nhóm sinh viên Việt Nam đứng
thứ 5 về số lượng, còn đông nhất là Bắc Triều Tiên. Trong những năm tiếp theo,
quan hệ hợp tác trong lĩnh v
ực khoa học và đào tạo giữa các nước XHCN cũng như
giữa Việt Nam và Ba Lan tiếp tục phát triển. Tháng 10 năm 1969, hai bên đã ký
Hiệp định về Hợp tác Kinh tế và thành lập Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam – Ba
Lan về Hợp tác Kinh tế và Khoa học-Kỹ thuật. Đến năm 1970, tổng số người Việt
Nam theo học tại các trường đại học ở Ba Lan là 725 người. Khóa họp đầu tiên của
Ủy ban diễn ra vào tháng 1/1971 đ
ã mở ra một giai đoạn quan trọng trong quan hệ
chính trị - kinh tế, khoa học – kỹ thuật và văn hóa, thể hiện qua việc tăng cường trao

đổi văn hóa (phim ảnh, các đoàn văn nghệ, triển lãm nghệ thuật dân gian…), đào
tạo sinh viên Việt Nam tại các trường đại học và công nhân học nghề ở các xí
nghiệp nhà máy Ba Lan. Sang năm 1971, số sinh viên Việt Nam ở Ba Lan là 819
17

người, chiếm 30% số sinh viên nước ngoài và trở thành nhóm sinh viên nước ngoài
đông nhất lúc bấy giờ. Theo ước tính, trong những năm 1971-1975 có khoảng hơn
200 người Việt Nam đã sang Ba Lan thực tập nâng cao tay nghề.
Mặc dù không có được các thống kê chính xác, nhưng hầu hết những người
được cử đi đào tạo và công tác trong giai đoạn này đều đã về nước sau khi hoàn
thành nhiệm vụ. Bắt đầu từ những năm 1970 mới xuấ
t hiện một số sinh viên Việt
Nam kết hôn với người Ba Lan và ở lại, tuy nhiên con số này cũng rất ít.
Cho đến đầu những năm 1980, số lượng người Việt Nam sang học tập,
nghiên cứu sinh ở Ba Lan hàng năm ở mức khoảng 200 người/1 năm. Từ nửa cuối
những năm 80, số lượng này bắt đầu giảm xuống, còn 85 người vào năm 1990. Giai
đoạn giữa những năm 1980 c
ũng bắt đầu có hợp tác lao động giữa các doanh nghiệp
của Ba Lan với Việt Nam. Như vậy, giai đoạn này hầu như người Việt có mặt ở Ba
Lan là các sinh viên, nghiên cứu sinh qua các thế hệ đã tốt nghiệp, làm việc tại các
viện, trường hoặc đang theo học.
Từ những năm cuối thập kỷ 80 thế kỷ XX, Ba Lan tiến hành công cuộc
chuyển đổi sang hệ thống chính trị
đa nguyên và cải cách kinh tế thị trường với các
nội dung tự do hóa các hoạt động kinh tế thương mại, mở cửa thông thương với các
nước láng giềng. Năm 1986 Việt Nam cũng bắt đầu sự nghiệp đổi mới, mở cửa hội
nhập với khu vực và thế giới, tạo điều kiện cho nhiều người Việt sang Liên Xô và
các nước Đông Âu học tập, làm ăn, sinh số
ng, trong đó có nhiều người là trí thức,
có trình độ đại học, trên đại học.

Trong điều kiện lịch sử như vậy, rất nhiều người trong số đó đã chọn Ba Lan
làm quê hương thứ hai của mình để sinh sống và lập nghiệp. Theo ước tính, đến
năm 1990 có khoảng 300 học sinh, thực tập sinh và nghiên cứu sinh Việt Nam và
một số công nhân theo diện hợp tác lao động ở lại Ba Lan. Đây chính là nhữ
ng
người đặt nền móng cho việc hình thành nên cộng đồng người Việt hiện nay ở Ba
Lan.
- Giai đoạn 1990 đến nay
18

Đây là giai đoạn diễn ra sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng người Việt tại
Ba Lan cũng như ở các nước Đông Âu khác. Việc Ba Lan mở cửa, tự do hóa thương
mại và thực hiện chính sách nhập cư tương đối dễ dãi đầu những năm 1990 đã dẫn
đến một làn sóng người nước ngoài nhập cư vào nước này buôn bán, làm ăn, sinh
sống. Quá trình chuyển đổi cũng di
ễn ra ở Liên bang Nga và hàng loạt các nước
Đông Âu theo hướng tự do hóa, mở cửa, việc đi lại giữa các nước này trở nên dễ
dàng hơn. Trong thời gian này, theo các hiệp định hợp tác về giáo dục đào tạo cũng
như lao động giữa Việt Nam và các nước thành viên khối SEV, có hàng trăm ngàn
công dân Việt Nam ở những nước này cũng có điều kiện tự do đi lại. Cùng với đó là
chính sách quản lí của Việ
t Nam đối với những người đang công tác và làm việc ở
nước ngoài cũng trở nên thông thoáng hơn, nhằm tạo điều kiện cho các công dân
của mình cải thiện đời sống và giúp đỡ trong nước trong thời kì Việt Nam đang rất
khó khăn trong giai đoạn đầu cải tổ. Mặt khác, quá trình cải tổ kinh tế thị trường
làm cho khá đông những người lao động bị kẹt lại ở các nước Liên Xô c
ũ, Cộng hòa
dân chủ Đức và Tiệp Khắc. Vào lúc đó, do các xí nghiệp, nhà máy quốc doanh bị
giải thể, tư nhân hóa hoặc lâm vào tình trạng phá sản nên nhiều người thậm chí
không có khả năng mua vé máy bay để về nước, phải ở lại, bám trụ làm ăn sinh

sống. Chính những người này tỏa đi mọi nơi ở các nước Đông Âu cũng như Liên
Xô cũ để buôn bán bằng các con đường hợp pháp cũng như b
ất hợp pháp. Trong
giai đoạn này, Ba Lan là nước vừa có chế độ xuất nhập cảnh khá dễ dãi, vừa mở cửa
tự do hóa nền kinh tế khá nhanh, đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho công dân các
nước trong khu vực cũng như người Việt Nam. Đồng thời, số anh em trí thức ở Ba
Lan cũng có cơ hội bung ra làm ăn, phát triển quan hệ buôn bán với trong nước và
bạn bè ở các nước Liên Xô cũ. Nh
ững mối quan hệ làm ăn này đã thu hút cả những
người Việt từ trong nước lẫn những người Việt ở Đức, Tiệp Khắc, Liên bang Nga
và các nước Liên Xô cũ đến Ba Lan bằng nhiều con đường, nhiều cách khác nhau.
Người Việt đã trở thành một trong những nhóm người nước ngoài đông nhất tại Ba
Lan vào giai đoạn này. Trong những năm 1994-1996, các công dân Việt Nam đứng
thứ 2 xét về số lượng visa cư trú có gi
ấy phép lao động được chính quyền Ba Lan
cấp trong số 15 nhóm người nước ngoài đông nhất. Từ năm 1994 đến năm 1997, số
lượng người Việt ở Ba Lan tăng nhanh, lên tới 7.000 người cư trú hợp pháp.
19

Như vậy, trong những năm cuối thế kỷ XX, quá trình hình thành cộng đồng
người Việt ở Ba Lan không thể tách rời khỏi quá trình hình thành cộng đồng tại
không gian các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây.
Đồng thời, việc điều chỉnh các chính sách về nhập cư của Ba Lan cũng như các
nước Đông Âu trong những năm đầu thế kỷ XXI có tác động to lớn tớ
i sự hình
thành và phát triển của cộng đồng người Việt ở những nước này. Việc phân tích
những tác động cụ thể của những điều chỉnh về chính sách này sẽ được trình bày ở
phần hai của báo cáo. Tuy nhiên, để hiểu rõ quá trình hình thành và phát triển của
cộng đồng người Việt cũng như những đặc điểm của cộng đồng này cũng cần đề
cập tớ

i những nét chính về sự thay đổi luật pháp, chính sách quản lý nhập cư của Ba
Lan giai đoạn này.
Cùng với những biến động về chính trị, kinh tế cuối những năm 1980, quy
định về việc nhập cư vào Ba Lan được nới lỏng và có những thay đổi quan trọng,
đòi hỏi phải có những khuôn khổ pháp lý mới, nhưng cho đến giữa những năm 1990
không có một khuôn khổ luật pháp rõ ràng cho việc nhập cư
và di cư, ngoại trừ một
số chỉ dẫn có chứa đựng những điều khoản của công ước quốc tế và Đạo luật Người
nước ngoài 1963. Kết quả là có một số lượng lớn người nước ngoài di cư đến Ba
Lan cả hợp pháp và bất hợp pháp. Phải đến năm 1997, lần đầu tiên một khuôn khổ
về luật đối với người nước ngoài m
ới được Ba Lan đưa ra. Đây cũng là giai đoạn Ba
Lan bắt đầu siết chặt chính sách nhập cư trong nỗ lực phấn đấu gia nhập Liên minh
Châu Âu. Chính quyền Ba Lan bắt đầu hạn chế trong việc cấp visa nhập cảnh cũng
như tăng cường trục xuất những người nước ngoài nhập cư trái phép. Từ năm 1998,
số lượng người Việt Nam sang Ba Lan giảm hẳn: năm 1999 có 422 người Việ
t Nam
sang theo chế độ thăm thân; năm 2000 còn 288 người, giảm 32%; năm 1999 có 515
người Việt sang Ba Lan theo visa kinh doanh; năm 2000 còn 250 người (giảm
50%). Số lượng người đi du lịch cũng giảm 35%, từ 405 (năm 1999) xuống 265
người (năm 2000). Tuy nhiên mức giảm lớn nhất là số lượng người Việt Nam quá
cảnh qua Ba Lan, giảm 65%. Hình thức nhập cảnh nhiều nhất là “những hình thức
khác”, năm 1999 có 2.440 người và năm 2000 có 2.589 người (tăng 6,1%). Tổ
ng số
người Việt Nam nhập cảnh vào Ba Lan năm 2000 ít hơn so với năm 1999 là 13%.
20

Cần lưu ý là tổng số người nước ngoài đến Ba Lan từ năm 1999 đến năm 2000 cũng
giảm tới 55%.
Như vậy trong giai đoạn từ 1989 đến 2000, số người Việt Nam nhập cư vào

Ba Lan theo con đường hợp pháp không nhiều, trong đó số người trực tiếp đi từ
Việt Nam thông qua thị thực nhập cảnh của Sứ quán Ba Lan tại Hà Nội rất ít. Điều
đó cho th
ấy có nhiều người Việt đến Ba Lan từ Liên bang Nga và các nước Liên Xô
cũ trong giai đoạn này. Giữa năm 1999 và 2000, số lượng người Việt Nam bị cấm
nhập cảnh cũng tăng 14%, nguyên nhân chính là không có thị thực. Nhưng hiện
tượng này không phổ biến, năm 2000 chỉ có 41 người không được phép nhập cảnh
vào lãnh thổ Ba Lan. Trong khi đó, số lượng người Việt Nam bị trục xuất lớn hơn
nhiều. Hiện t
ượng này gia tăng nhanh chứng tỏ chính sách của chính quyền Ba Lan
đối với người Việt Nam nhập cảnh ngày càng chặt chẽ. Ví dụ, năm 1999 có 87
người Việt Nam bị trục xuất sang các nước láng giềng nhưng năm 2000 đã lên tới
141 người (tăng 62%), tăng nhanh hơn nhiều so với số người nước ngoài nói chung
(chỉ tăng 5%)
3
. Những dữ liệu từ cơ quan Lãnh sự Ba Lan ở Hà Nội cũng chứng tỏ
chính sách nhập cư đối với người Việt Nam tương đối khắt khe. Từ 1/1/2000 đến
31/12/2000, trong số 69 đơn xin visa chỉ có 21 người được cấp visa, còn 48 người
bị từ chối. Do những chính sách quản lý chặt chẽ hơn và chế độ cấp phép cư trú khó
khăn hơn, số người Việt định cư h
ợp pháp trong giai đoạn này càng ngày càng giảm
đi. Đến năm 2001, theo số liệu của Cơ quan Di trú, số người Việt ở Ba Lan hợp
pháp giảm xuống còn 3.128 người.
Đạo luật Người nước ngoài 1997 tiếp tục được sửa đổi vào những năm 2001
và 2003 với mục tiêu điều chỉnh các yêu cầu về nhập cảnh và cư trú của người nước
ngoài, nhằm hạn chế sự nhập cảnh của những người nước ngoài “không mong
muốn”. Đây cũng là giai đoạn Ba Lan tăng tốc trong lộ trình gia nhập EU, các chính
sách nhập cư và di cư cũng như kiểm soát đường biên giới của Ba Lan có nhiều
thay đổi theo hướng chặt chẽ hơn. Biên giới phía đông của Ba Lan dài hơn 1.000
km, là đường biên giới dài nhất của EU mở rộng đối với các quốc gia láng giềng

phía đông. Ngay từ những năm 1990, Ba Lan không chỉ thu hút nhiều công dân các

3
Halik, Tình hình Cộng đồng người Việt Nam ở Ba Lan.
21

nước đến làm ăn sinh sống mà còn là điểm trung chuyển của dòng người di cư bất
hợp pháp từ Đông sang Tây. Rất khó có thể đưa ra con số chính xác về số lượng
người nước ngoài cũng như người Việt đang sinh sống ở Ba Lan qua các giai đoạn,
mặc dù các số liệu thống kê chính thức về những người nhập cư, định cư hợp pháp
đều có. Đến năm 2001, Cơ quan Lưu trú và Người nước ngoài Ba Lan đưa ra con số
vào khoảng 40 nghìn người Việt Nam sinh sống ở nước này. Trong khi đó theo
thống kê dân số năm 2002, số người nước ngoài sinh sống ở Ba Lan là 49.221
người (vào khoảng 0,1% dân số), trong đó người Ucraina là 9.881, chiếm 20%;
người Nga có 4.325, chiếm 8,8%; người Đức là 3.711, chiếm 7,5%; người Belarus
là 2.852, chiếm 5,8% và người Việt Nam 2.003 người, chiếm 4,3%. Tất cả những
người thuộc các nước Nam Âu và các nước Liên Xô cũ khác chiếm khoảng 44%
còn lại .
Sau khi Hiệp ước Schengen có hiệu lực từ tháng 7 năm 2007 ở các nước
Đông Âu, đã tạo điều kiện cho các công dân trong đó có cộng đồng người Việt có
thể tự do đi lại cư trú ở các nước này, việc xác định chính xác con số của cộng đồng
người Việt ở Ba Lan càng khó khăn hơn. Theo số liệu thống kê mới nhất, con số
người Việt cư trú hợp pháp tại Ba Lan bao gồm cư trú vĩnh viễn, cư trú dài hạn và
cư trú có thời hạn đến năm 2006 là 6.756 người, sang năm 2007 còn 6.379 người,
đến hết tháng 6 năm 2008 con số chính thức là 5.849 người. Trong tổng số 64.314
người nước ngoài cư trú hợp pháp ở Ba Lan, cộng đồng người Việt đứng thứ 3, sau
người Ucraina với 19.518 người và người Nga có 7.362 người. Trong đó số giấy
phép cư trú vĩnh viễn cho người Việt là 410 trường hợp, cư trú dài hạn là 117
trường hợp và cư trú có thời hạn là 4.443 trường hợp
4

. Tuy nhiên vẫn có sự chênh
lệch lớn giữa các con số mà các cơ quan quản lý di trú đưa ra với con số thực tế.
Theo số liệu mà đoàn công tác khảo sát tại Ba Lan tháng 11 năm 2009, cộng đồng
người Việt ở Ba Lan ước chừng có từ 30 – 40 nghìn người.
Có thể thấy quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt tại
Ba Lan chủ yếu diễn ra trong hơn 20 năm qua và chịu tác động to lớn của những

4
Số liệu thống kê của Ba Lan năm 2008
22

biến động chính trị kinh tế cũng như chính sách nhập cư của nước này trong giai
đoạn chuyển đổi và hội nhập vào Liên minh Châu Âu.
1.1.1.3. Hiện trạng và đặc điểm của Cộng đồng người Việt tại Ba Lan
- Tính pháp lý của Cộng đồng người Việt tại Ba Lan
Qua nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt
tại Ba Lan có thể thấy rõ tỷ lệ di cư bất hợp pháp của người Việt ở Ba Lan rất cao.
Đặc điểm nổi bật này đượ
c thể hiện trước hết qua con số ước tính, có tới 30 – 40
nghìn người Việt Nam đang sinh sống ở đây nhưng các con số chính thức của các
cơ quan quản lý nhập cư hay số người cư trú hơp pháp chỉ khoảng từ 5 – 6 ngàn
người. Khác với cộng đồng Việt kiều ở Mỹ và Pháp, hầu hết đã nhập quốc tịch và là
công dân của nước sở tại, đa phần c
ộng đồng người Việt ở Đông Âu và Ba Lan là
công dân có quốc tịch Việt Nam, mang hộ chiếu Việt Nam, định cư làm ăn sinh
sống tại những nước này. Cộng đồng này phát triển mạnh mẽ vào giai đoạn những
năm cuối thế kỷ XX. Ngoài một số lượng ít học tập làm việc tại Ba Lan và ở lại,
phần lớn người Việt từ Liên bang Nga, các nước Liên Xô cũ và từ Việ
t Nam đã di
cư tới đây từ năm 1990 trở lại. Theo TS. Teresa Halik, giai đoạn đầu họ đến đây

làm ăn, buôn bán một cách tự phát, kiếm sống bằng “bánh mì”. Nhưng dần dần,
cùng với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường và vị trí thuận lợi trong việc làm
ăn buôn bán với Đông Âu và các nước Liên Xô cũ, Ba Lan trở thành điểm trung
chuyển hàng hóa, trở thành “chợ trung tâm” của khu vực này. Cộng đồng ng
ười
Việt ở Ba Lan làm ăn buôn bán phát đạt, họ quyết định trụ lại, để không chỉ kiếm
bánh mì mà là “bánh mì phết bơ”. Kinh doanh trở thành nghề chính không chỉ với
những người đến sau mà cả với những người đã định cư trước đó. Họ bắt đầu ổn
định cuộc sống, thành lập các công ty, mở cửa hàng kinh doanh, cho con cái theo
học trong các trường Ba Lan. Những nhu cầu về tổ chức mộ
t cộng đồng ổn định,
hội nhập sâu, hòa hợp với người bản xứ trở thành nhu cầu tất yếu. Hầu như mọi
người đều mong muốn có đươc tư cách pháp nhân đàng hoàng để sinh sống làm ăn.
Tuy nhiên, cũng trong suốt giai đoạn này, chính sách nhập cư và quản lí nhập cư
của Ba Lan từ rất lỏng lẻo lúc đầu, sau đó lại thay đổi quá chặt chẽ, đặc bi
ệt việc tạo
các điều kiện cho người nhập cư được hợp pháp hóa và hòa nhập và xã hội Ba Lan
23

diễn ra rất chậm chạp. Có lẽ đây chính là lý do lớn nhất khiến tình trạng pháp lý của
cộng đồng người Việt ở Ba Lan trở thành vấn đề nan giải. Theo báo cáo của Bộ Nội
vụ Ba Lan tháng 12/1999, các vi phạm chủ yếu của người Việt là:
- Cư trú bất hợp pháp: không có thị thực cần thiết, không đăng ký hộ khẩu
hoặc thẻ định cư;
- Lao động, kinh doanh không hợp pháp, không có giấy phép, tr
ốn thuế.
Từ những năm 2000 trở lại đây, mặc dù chính sách nhập cư ngày càng chặt
chẽ hơn nhưng số lượng người Việt đến Ba Lan vẫn tiếp tục gia tăng. Người ta cho
rằng phần lớn người Việt đến Ba Lan bằng con đường qua Liên bang Nga, sau đó
được đưa sang Ba Lan một cách trái phép. Mặt khác, việc trục xuất những người

Việt Nam cư trú bất hợp pháp ra khỏi Ba Lan cũ
ng rất khó khăn. Sau khi bắt giữ
người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Ba Lan, cơ quan di trú có quyền tạm giữ
họ 90 ngày cho đến khi thu thập xong mọi chứng cứ thì trục xuất họ về nước trước
khi kết thúc thời gian tạm giữ cho phép. Trong trường hợp không hoàn tất được các
thủ tục, sau 90 ngày cần phải thả người nước ngoài đó ra. Sứ quán Việt Nam thường
giúp cho công dân của mình tránh bị trụ
c xuất bằng cách trì hoãn:
- Từ chối cấp giấy tờ đi lại mà người di trú "đánh mất" và nói là người đó
không phải là công dân Việt Nam;
- Kéo dài thời gian kiểm tra xem người đó có phải là công dân Việt Nam
không để cấp giấy tờ, quá thời hạn tạm giữ 90 ngày.
Hơn nữa do tài chính hạn hẹp vì phía Ba Lan phải chi trả vé máy bay cho
những người bị trục xuất về nước, nên số người Việt bị tr
ục xuất không nhiều.
Chính sách cấp giấy tờ cư trú hợp pháp càng thắt lại càng làm cho số người “bất
hợp pháp” ngày càng tăng. So với tất cả những người nước ngoài vào Ba Lan, người
Việt đi đầu trong việc làm giấy tờ giả mạo, chủ yếu là thị thực và giấy tờ cư trú,
cũng có vài trường hợp làm giả thẻ định cư, giấy tờ dân sự như: giấ
y tờ cho phép
kết hôn. Nhóm người Việt di trú ở Ba Lan cũng thường có quan hệ “tốt” với các cán
bộ quản lí hộ khẩu ở các địa phương Ba Lan. Việc ăn hối lộ của cán bộ tỉnh Słupsk
là một ví dụ: Tỉnh trưởng đã nhiều lần kéo dài thị thực cư trú cho công dân Việt
24

Nam, trong khi, về nguyên tắc, thị thực chỉ được cấp 1 lần tại Sứ quán Ba Lan ở
Việt Nam và chỉ được phép kéo dài một lần trên lãnh thổ Ba Lan tại cơ quan tỉnh.
Tóm lại, do đặc thù phát triển, số lượng người Việt ở Ba Lan hiện nay vào
khoảng 30 – 40 nghìn người, trong đó số người định cư hợp pháp (có quốc tịch,
định cư vĩnh viễn, dài hạn, ngắn hạn, hợp đồng lao

động, học tập…) là hơn 15%
(gần 6 nghìn người). Tuy nhiên, nếu lấy mốc năm 2006, ước tính có tới 775 nghìn
người nước ngoài ở Ba Lan, thì con số hợp pháp chính thức của cơ quan quản lý di
trú Ba Lan cũng chỉ là 80.360 người, tức là tỷ lệ hợp pháp dưới 12%, còn thấp hơn
tỷ lệ này của cộng đồng người Việt. Mặc dù việc xin định cư hợp pháp ở Ba Lan
trong những năm gần đây r
ất khó khăn, nhưng rất ít người Việt xin cư trú theo kênh
tị nạn hoặc cư trú chính trị. Giai đoạn từ năm 2004 – 2007, trong số 32.080 người
nước ngoài xin tị nạn, người Việt Nam chỉ có 114 người và có 3 người được chấp
thuận.
- Hoạt động kinh doanh của cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan
Vào những năm 1990, cùng với việc mở cửa, tự do thương mại ở Ba Lan,
vi
ệc buôn bán trên đường phố cũng bùng nổ. Tại các công viên, quảng trường, hè
phố Ba Lan xuất hiện nhiều quầy hàng. Ngay từ đầu những năm 1990, ở Ba Lan đã
hình thành 2 chợ bán buôn lớn nhất, có tầm cỡ quốc tế đó là Chợ trời Châu Âu
(Vácsava) còn được gọi là chợ Sân vận động (nằm trên sân vận động 10 năm) và
chợ Tuszyn (Lodz). Những chợ này thu hút rất nhiều dân các nước lân cận đến mua
hàng về bán lẻ
ở nước mình. Đây cũng là nơi tập trung nhiều người Việt ở Ba Lan
nhất. Cùng với hơn 1.000 quầy hàng còn có nhiều người Việt tham gia vào mọi hoạt
động dịch vụ của chợ Sân vận động. Ngoài hoạt động buôn bán, cộng đồng người
Việt cũng phát triển hệ thống nhà hàng ẩm thực. Nhiều nhà hàng được trang trí theo
kiểu Á Đông, phù hợp với truyền thống văn hóa và ẩm thực dân t
ộc, nằm ở những
vị trí hấp dẫn tại các thành phố lớn và nhiều nhất là ở Vácsava. Một số nhà hàng
cũng trở thành trung tâm văn hóa, nơi gặp gỡ văn học, triển lãm hội họa. Hiện
tượng này đã khiến cho ẩm thực Việt Nam nổi tiếng tại Ba Lan với những quán bar
ăn nhanh, với thức ăn đơn giản, rẻ theo phong cách Việt Nam (chủ yếu là cơm, ph


và thức ăn châu Á). Ngoài những hoạt động trên, trong cộng đồng Việt Nam dần

×