Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

BÀI TẬP LỚN TIỂU LUẬN: HỌC PHẦN MÔI TRƯỜNG CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.77 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN MÔI TRƯỜNG CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
(Đánh giá kết thúc học phần)

HỌC VIÊN: LƯU QUỐC CƯỜNG
MÃ HV:
LỚP: DHGDTH
KÝ TÊN:…………………………………
ĐỒNG THÁP, NĂM 2022
Trang

1


ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN

Đồng Tháp, ngày

tháng

năm 2023

Giảng viên chấm 1
(ký và ghi rõ họ tên)

Trang

2




MỞ ĐẦU
Đối với giáo viên tiểu học việc nắm vững các kiến thức về môi trường, dân số
và môi trường, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên thiên nhiên, ô
nhiễm môi trường…Cũng như nắm vững các đặc điểm phát triển của cơ thể trẻ em,
tâm sinh lý trẻ tiểu học vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc và giáo dục các em.
Các thầy cơ, nhà giáo dục hơn ai hết là những người nắm vững kiến thức chung về
môi trường, các giai đoạn phát triển của trẻ em. Học phần Môi trường con người và
sức khỏe, cung cấp cho sinh viên những kiến thức về môi trường, các kiến thức về sức
khỏe học sinh để nhằm chăm sóc giáo dục trẻ phát triển tồn diện hơn. Các kiến thức
về học phần hỗ trợ tốt cho sinh viên, giáo viên Tiểu học giảng dạy các môn Tự nhiên
xã hội, Khoa học, Lịch sử - Địa lý. Sinh viên có thể vận dụng kiến thức trong việc giáo
dục giảng dạy học sinh Tiểu học, nắm vững kiến thức về Môi trường con người và sức
khỏe giúp hướng dẫn học sinh rèn luyện và vui chơi học tập hợp lý. Ngồi ra, Những
kiến thức này có thể vận dụng để ni dạy con trẻ ở gia đình, hồn tồn thiết thực
trong cơng việc giảng dạy lẫn đời sống của giáo viên - sinh viên ngành Giáo dục tiểu
học.
NỘI DUNG

1.1.Cấu tạo chung của cơ thể trẻ em
1.1.1 Tại sao nói cơ thể con người là một khối thống nhất?
Cơ thể là một khối thống nhất
Mọi bộ phận, mọi cơ quan đều được tạo thành từ tế bào. Tập hợp các tế bào có
cùng chức năng tạo thành mơ. Mô tập hợp lại để tạo thành cơ quan và hệ cơ quan. Như
vậy, mọi cơ quan, mô và tế bào đều được liên kết với nhau thành một khối thống nhất
trong cơ thể (Hình 1.3).
- Sự thống nhất giữa đồng hóa và dị hóa
+ Đồng hóa: là sự trao đổi và hấp thụ các chất được đưa từ môi trường bên
ngoài vào cơ thể. Kết quả là tạo ra các hợp chất hóa học phức tạp rồi từ đó tổng hợp

lên các thành phần của cơ thể sống và tạo ra năng lượng.
+ Dị hóa: là sự phân hủy các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
Kết quả của sự phân hủy này là sự giải phóng ra năng lượng. Năng lượng này một mặt
dùng để tổng hợp các chất phức tạp mới từ các chất lấy ở bên ngoài vào, một mặt dùng
để thực hiện các quá trình sống trong các bộ phận của cơ thể.

Trang

3


Hình 1.3. Các cấp độ tổ chức cơ thể người.
- Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng.
Giữa cấu tạo, hình thái với sinh lý, chức năng có sự thống nhất chặt chẽ với
nhau. Chức năng và hình thái của cơ thể là kết quả của sự phát triển cá thể và chủng
loại của cơ thể. Do đó giữa chức năng và hình thái cấu tạo có mối liên hệ khăng khít
và lệ thuộc lẫn nhau, trong đó chức năng giữ vai trị quyết định vì chức năng trực tiếp
liên hệ với trao đổi chất.
- Sự thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể (Hình 1.4 và hình 1.5)

Trang

4


Các cơ quan và các hệ quan cơ trong cơ thể ln ln có sự hoạt động phối hợp
nhịp nhàng và thống nhất với nhau. Một bộ phận này ảnh hưởng đến các bộ phận khác,
ví dụ, khi ta lao động thì cơ làm việc, tim đập nhanh hơn, nhịp thở gấp hơn. Sau khi
lao động, ta ăn ngon hơn, mồ hôi ra nhiều hơn, nước tiểu cũng thay đổi thành phần.
Toàn bộ cơ thể ảnh hưởng đến một bộ phận, ví dụ: hiện tượng đói là ảnh hưởng của

tồn bộ cơ thể đến cơ quan tiêu hóa. Trong từng cơ quan có sự phối hợp giữa các
thành phần cấu tạo với nhau, ví dụ: tay co là do sự phối hợp giữa hai cơ nhị đầu và tam
đầu; đồng tử co giãn được là do sự phối hợp của cơ phóng xạ và cơ đồng tâm.
- Sự thống nhất giữa cơ thể và mơi trường (Hình 1.5)
Khi mơi trường thay đổi thì cơ thể cũng phải có những thay đổi bên trong,
những phản ứng cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường. Nếu không, cơ thể sẽ
không tồn tại được. Khả năng này của cơ thể được gọi là tính thích nghi - một đặc tính
chung của sinh học. Ví dụ, khi trời lạnh, ta “nổi da gà”. Đó chính là một sự thích nghi
của cơ thể đối với thời tiết: các cơ dựng lông co lại để giữ cho nhiệt trong cơ thể đỡ
thốt ra ngồi. Đó là loại thích nghi nhanh.

2.1.Sinh lý vận động
2.1.1. Bộ xương người gồm có mấy phần? Trình bày cấu tạo và các yếu
tố thành phần của từng phần.

Trang

5


Giới thiệu về bộ xương người

Bộ xương người có khoảng 200 chiếc xương chia làm ba phần: xương sọ, xương
thân, xương chi (Hình 5.4).
- Xương sọ: xương sọ chia thành hai phần là sọ não và sọ mặt.
+ Sọ não là một hộp xương lớn, trong đó chia não bộ. Sọ não do một xương trán,
2 xương thái dương, 2 xương đỉnh, một xương chẩm, một xương bướm, một xương
sàng tạo lên. Các xương này thông với nhau bằng khớp bất động.
Sọ mặt tạo nên khung xương của phần trên các cơ quan hơ hấp và tiêu hóa.
- Xương thân, gồm cột sống và lồng ngực:

+ Cột sống gồm 33 - 34 đốt sống: 7 đốt sống cổ, 12 đốt ngực, 5 đốt thắt lưng, 5
đốt cùng dính lại thành một khối, 4 - 5 đốt cụt.
Mỗi đốt sống có thân đốt sống ở phía trước cung đốt sống và một số mấu ở phía
sau. Một số mấu dùng làm sợi bám của cơ, một số mấu khác dùng để khớp với các
mấu của các đốt lân cận. Chính giữa thân xương là ống tủy sống do các lỗ đốt sống tạo
nên.
Cột sống của người có bốn điểm cong, cổ, ngực, thắt lưng, cùng. Chúng liên
quan mật thiết với tư thế đứng thẳng của con người, đó là đặc điểm của con người
khác với động vật.
+ Lồng ngực do 12 đôi xương sườn, các đốt ngực và xương ức tạo nên; do đơi
xương sườn trên dính vào xương ức bởi một đoạn sụn (đoạn sụn của đôi xương sườn,
8 ,9 ,10 dính liền với đơi thứ 7). Đơi sườn thứ 11, 12 không nối với xương ức một đầu
tự do. Lồng ngực bảo vệ phổi, tim và các cơ quan phần ngực. Ở người lồng ngực rộng
Trang

6


chiều ngang và hẹp theo chiều trước sau nó liên quan tới dáng đứng thẳng và sự giữ
thăng bằng của cơ thể.
- Xương tay chân:
+ Xương này gồm xương cánh tay ( khớp động với xương bả vai), xương cẳng
tay (xương trụ ở phía trong và xương quay ở phía ngồi), xương bàn tay: có 5 xương
cổ tay, 5 xương đốt bàn tay, xương đốt ngón tay.
+ Xương chân, xương chậu, xương đùi. Xương cẳng chân gồm hai xương, xương
chày ở trong xương mác ở ngoài và xương bàn chân gồm ba phần: 7 xương cổ chân,
năm xương bàn chân và xương ngón chân.
- Các khớp xương: có ba loại khớp là khớp bất động, khớp bán động và khớp
động.
+ Khớp bất động: được tạo lên bởi sự dính liền các xương lại với nhau, các

xương trong khớp khơng có sự cử động.
Ví dụ: ở trẻ em trong năm đầu xương chân gồm ba xương riêng rẽ nối với nhau
bởi sụn, dần dần sụn được thay bằng xương, các xương dính liền lại với nhau.
Ở hộp sọ khớp bất động được tạo nên do những chỗ lồi của xương này đặt vào
chỗ lõm tương ứng của xương đối diện (khớp răng cưa).
+ Khớp bán động: các xương trong khớp có vận động nhưng hạn chế. Ví dụ:
khớp giữa các đốt ngón, đốt sống.
+ Khớp động: là loại khớp điển hình, cho phép xương cử động rộng rãi.

+ Bao khớp: Cấu tạo từ mô liên kết dày tạo thành bao bám vào hai bờ của
diện khớp.
+ Diện khớp: chỗ tiếp xúc giữa hai xương.
Phần lớn các khớp xương nối với nhau theo kiểu khớp động.
3.2. Hệ bài tiết và hệ sinh dục
3.2.2. Quá trình cơ chế tạo thành nước tiểu diễn ra như thế nào? Nêu
cách chăm sóc hệ bài tiết cho trẻ em.
Cơ chế tạo nước tiểu
Cơ chế tạo nước tiểu theo quy luật áp suất thẩm thấu và những phương thức vận
chuyển tích cực. Có 2 giai đoạn chủ yếu: lọc ở nang Bowman và lọc ở ống thận.
- Sự lọc nước tiểu ở nang Bowman:
Do áp suất máu trong quản cầu Malpighi lớn hơn áp suất trong nang Bowman
nên nước và các chất hòa tan trong nước thấm qua thành mạch sang nang Bowman tạo
thành nước tiểu loạt 1. Do vậy, nước tiểu loạt 1 có thành phần gần giống huyết tương.
Lưu lượng máu qua thận mỗi ngày khoảng 800 - 900l và thận lọc được khoảng
180 - 190l nước tiểu loạt 1. Trong nước tiểu loạt 1 có ure, axit uric, ... và các phân tử
protein đơn giản.
Trang

7



- Sự lọc nước tiểu ở ống thận:
Mỗi ngày thận lọc được 180 - 190l nước tiểu loạt 1 ở nang Bowman, nhưng chỉ
thải 1 - 1,5l nước tiểu ra ngoài. Như vậy, khi nước tiểu loạt 1 chảy qua ống thận đã xảy
ra quá trình tái hấp thu phần lớn nước tiểu và các chất khác trả lại cho máu như
glucose, axit amin, protein, muối natri, ... Còn các chất ure, axit uric, phenol và một số
muối (carbonat, sulfat, ...) không được tái hấp thu, cùng với số nước cịn lại tạo thành
nước tiểu loạt 2 (nước tiểu chính thức) đổ vào ống góp chung. Một số chất như
glucose, axit amin, . được tái hấp thu hoàn toàn cho nên khơng có trong nước tiểu
chính thức. Nhưng khi nồng độ của chúng trong máu vượt quá giới hạn cho phép,
chúng sẽ khơng được tái hấp thu hồn tồn nữa, mà theo nước tiểu ra ngoài (tiểu
đường).
Các chất khác như ure, sulfat, . được thải ra ngồi nhiều hay ít là tùy theo nồng
độ của chúng trong máu. Nồng độ trong máu càng cao thì nồng độ trong nước tiểu
cũng càng cao.
Hoạt động của thận chịu sự chi phối của dây thần kinh dinh dưỡng và một số
hormon. Bởi vậy, kích thích sợi giao cảm làm co mạch, lượng máu đến thận giảm,
thành mạch ít căng nên lọc ít nước tiểu. Kích thích sợi mê tẩu thì ngược lại, mạch giãn,
lượng máu đến thận nhiều, thành mạch căng, lượng nước tiểu tăng.

Kích thích gây đau làm giảm lượng nước tiểu. Vỏ não cũng ảnh hưởng đến hoạt
động của thận. Các chất gây co mạch như adrenalin, vazopresin gây co mạch ở thận
nên làm giảm lượng nước tiểu. Hormon của tuyến yên, tuyến giáp, tuyến trên thận đều
ảnh hưởng đến sự lọc nước tiểu của thận. Hormon của tuyến tụy có tác dụng điều
chỉnh nồng độ glucose trong máu nên có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tái hấp thu
glucose ở thận.
Trang

8



Sự bài tiết nước tiểu
Nước tiểu chảy xuống bóng đái nhờ nhu động của 2 niệu quản, cổ bóng đái có cơ
thắt trơn ở phía trên và cơ thắt vân ở phía dưới. Các cơ này chịu sự chi phối của trung
ương thần kinh. Khi nước tiểu chứa đầy bóng đái làm căng bóng đái, kích thích cơ
quan thụ cảm, làm xuất hiện xung động thần kinh truyền về trung khu phản xạ tiểu tiện
ở tủy sống, gây ra phản xạ (Hình 10.4). Trung khu ở tủy sống lại chịu ảnh hưởng của
các trung khu cao hơn như hành tủy, não trung gian và vỏ não. Ở trẻ em, khả năng kìm
nén phản xạ tiểu tiện được tăng dần theo tuổi.
Đặc điểm hệ bài tiết ở trẻ em
Thận của trẻ em có những đặc điểm khác biệt rõ ràng so với thận của người lớn về
vị trí, kích thước, khối lượng và về chức năng hoạt động.
Thận của trẻ em nằm thấp hơn so với người lớn. Ở trẻ sơ sinh, khối lượng của thận
bằng 1/100 - 1/125 khối lượng cơ thể (ở người lớn bằng 1/200 - 1/225 khối lượng cơ
thể). Sau đó thận được tiếp tục phát triển và lớn lên theo lứa tuổi, nhưng q trình đó
diễn ra mạnh mẽ nhất ở năm đầu, ở thời kỳ phát dục (dậy thì) và vào lúc 20 tuổi.
Về chức năng: thận của trẻ từ sơ sinh đến 6 - 7 tháng tuổi cịn mang nhiều đặc tính
chưa hồn thiện. Chẳng hạn, thận của trẻ sơ sinh chưa có khả năng đào thải một cách
tích cực các chất lạ, khả năng cơ đặc nước tiểu cũng cịn yếu ớt. Trẻ dưới 6 - 7 tháng
tuổi bài tiết các clorua chưa đáng kể, chỉ có một phần NaCl thừa bị thải vì phần lớn bị
các tổ chức giữ lại cùng với nước. Trẻ từ 9 - 12 tháng, khả năng hoạt động của thận
tăng lên rất mạnh. Sự tăng này thể hiện rõ rệt trong việc tăng trị số hấp thụ trở lại và sự
tăng nồng độ nước tiểu.
Mặt khác, các quá trình tạo thành nước tiểu trong thận cũng diễn ra khơng đồng
thời: q trình lọc trong các tiểu cầu được hình thành vào đầu năm thứ 2; quá trình tiết
vào các tiểu niệu đạo và hấp thụ trở lại được hình thành vào tháng thứ 5, 6.
Bóng đái của trẻ em nằm cao hơn so với người lớn, sau đó nó sẽ tụt dần xuống
khoang chậu nhỏ. Khối lượng và kích thước của bóng đái cũng biến đổi theo lứa tuổi.
Ví dụ: trẻ 1 tuổi khối lượng bóng đái bằng 200 ml, 10 tuổi khối lượng bóng đái bằng
600 ml, 12 tuổi khối lượng bóng đái bằng 1.000 ml.

Việc tiểu tiện có thể diễn ra khơng phải khi nào tồn bộ bóng đái đầy ắp. Trẻ năm
đầu khi tiểu tiện thì thải 60 ml nước tiểu, trẻ 7 - 8 tuổi thì thải 150 ml, trẻ 10 - 12 tuổi
thải 250 ml.
Nhìn chung, trẻ em thuộc mọi lứa tuổi thì việc tiểu tiện diễn ra thường xuyên hơn
so với người lớn và nước tiểu được thải ra tương đối nhiều hơn. Sở dĩ như vậy là do
cường độ trao đổi nước và chế độ ăn (có lượng hydratcacbon và nước nhiều) của trẻ
quy định. Trong năm đầu, việc tiểu tiện của trẻ mang tính chất khơng chủ định. Về
sau, theo mức độ trưởng thành của các cơ chế điều chỉnh của hệ thần kinh trung ương
Trang

9


và của giáo dục mà hành động tiểu tiện trở nên có chủ định. Ở một số trẻ có hiện
tượng đái dầm ban đêm do: chế độ sinh hoạt không hợp lý (như ăn trước khi ngủ, uống
nhiều nước vào buổi tối, ăn các thức ăn kích thích, giấc ngủ khơng bình thường, ...),
hoặc do hậu quả của sự rối loạn thần kinh - tâm lý của trẻ. Hiện tượng này thường thấy
ở trẻ em trai hơn là gái và thường đến 10 tuổi hoặc đến tuổi dậy thì sẽ chấm dứt.
Đặc điểm của da trẻ em
Ở trẻ sơ sinh, da rất mỏng và mịn. Lớp tế bào sừng rất mỏng, nhiều chỗ tế bào
sừng tiếp giáp nhau không chắc, nên da dễ bị tổn thương, khi bị tổn thương dễ viêm
nhiễm.
Các mạch máu của da tương đối lớn, da trẻ thường hồng hào. Trong lớp da chính
thức có nhiều sợi đàn hồi, lớp mỡ dưới da ít.
Trong thời kỳ bú mẹ lớp tế bào sừng vẫn mỏng, lớp mỡ dưới da phát triển mạnh
trong 6 tháng đầu. Trẻ 3 - 4 tuổi lớp sừng dày và vững chắc, lớp mỡ dưới da phát triển
chậm dần tới 7 - 8 tuổi thì ngừng lại hoặc giảm đi một chút.
Tuyến nhờn bài tiết ngay từ khi mới sinh. Tới 5 - 6 tháng tuyến nhờn phát triển
mạnh, có cấu trúc như ở người lớn.
Tuyến mồ hôi: trẻ sơ sinh tuyến mồ hôi hoạt động yếu. Trẻ 4 - 6 tháng sự tiết mồ

hôi rõ dần, tăng nhiều cuối tuổi bú mẹ.
Ở trẻ em phản ứng tiết mồ hôi và co giãn mạch máu (khi nhiệt độ môi trường thay
đổi) phát triển chậm, chức năng điều hòa thân nhiệt kém.
Da của trẻ có tính cảm thụ cao với các kích thích và dễ nhiễm khuẩn.

Cách chăm sóc hệ bài tiết cho trẻ em.
Để giữ vệ sinh hệ tiết niệu cần vệ sinh toàn bộ cơ thể cũng như hệ bài tiết,
chú ý thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, không nên ăn nhiều đường, nhiều
protein, quá mặn, quá chua tránh ăn nhiều chất tạo sỏi...Khơng nên ăn thức ăn
chưa chín kỹ, thức ăn ơi thiu đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, để tạo điều
kiện cho hệ tiết niệu lọc và thải nước tiểu cần uống đủ nước và đi tiểu đúng lúc,
không nên nhịp tiểu lâu.
Kết luận
Học phần Môi trường con người và sức khỏe, cung cấp cho sinh viên những kiến
thức về môi trường xung quanh học sinh, kiến thức về sức khỏe nhằm chăm sóc giáo
dục trẻ, các kiến thức về môi trường, dân số và môi trường, các hoạt động phát triển
kinh tế - xã hội, tài ngun thiên nhiên, ơ nhiễm mơi trường góp phần khơng nhỏ trong
q trình giáo dục các em học sinh... Cơ thể trẻ em nói chung và từng cơ quan nói
riêng khơng hồn tồn giống người trưởng thành. Cơ thể trẻ chưa hoàn thiện về cấu
Trang 10


trúc và chức năng. Những tác động từ bên ngoài môi trường dù rất nhỏ đều ảnh hưởng
đến sự phát triển của cơ thể trẻ em. Vì thế, việc nghiên cứu đặc điểm sinh lý trẻ em và
những quy luật phát triển của nó là đặc biệt cần thiết đối với việc chăm sóc giáo dục
cho trẻ em những mầm non tương lai của đất nước. Những hiểu biết kiến thức và

vận dụng vào thực tế có được cũng nhờ rất lớn vào công giảng dạy, hướng dẫn
từ giảng viên, chân thành cảm ơn sự truyền đạt tận tâm và dễ hiểu từ giảng viên
- TS Đỗ Thị Như Uyên. Những hiểu biết, vận dụng kiến thức học phần giúp sinh

viên nói chung và riêng bản thân có nhiều tri thức quan trọng trong việc học tập
và hỗ trợ rất nhiều trong giảng dạy ở trường Tiểu học./.

Trang 11


Trang 12


Trang 13


Trang 14


Trang 15



×