Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Bài giảng y học cơ sở phần II ths BS bùi thị thu hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.18 KB, 58 trang )

Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
47

Bài 5
GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ SINH DỤC

A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức:
1.1. Mô tả hình thể, vị trí, cấu tạo của cơ quan sinh dục nam và nữ.
1.2. Trình bày chức năng nội tiết và ngoại tiết cơ bản của tinh hoàn và buồng trứng.
2. Kỹ năng:
Chỉ được hình thể, vị trí, cấu tạo của cơ quan sinh dục nam và nữ trên tranh vẽ.
3. Thái độ:
3.1. Học tập nghiêm túc, giữ gìn trật tự, vệ sinh lớp học.
3.2. Chủ động, tích cực tham gia xây dựng bài.

B. NỘI DUNG
1.
Cơ quan sinh dục nam
1.1. Giải phẫu
1.1.1. Tinh hoàn
* Lúc phôi thai, 2 tinh hoàn nằm 2 bên cột sống thắt lưng, sau đó tinh hoàn chui qua ống
bẹn xuống hạ nang (bìu dái). Nếu vì lý do gì mà 1 hoặc 2 tinh hoàn không xuống được hạ
nang, ta gọi đó là chứng tinh hoàn ẩn hay tinh hoàn lạc vị.
* Tinh hoàn hình trứng, hơi dẹt, dài 4-5cm, rộng 2-3cm, nặng khoảng 20g và gồm có:
Màng tinh hoàn: có 2 lá màng bụng bị cuốn xuống tạo thành, giữa 2 lá có ít chất nhờn. Nếu
chất nhờn thay thế bởi dịch khác, gọi là tràn dịch màng tinh hoàn.
* Tinh hoàn được bọc trong màng thớ màu trắng xanh, dày khoảng 1mm. Ở phía trên và
sau, màng này dày lên thành khối vật gọi là vật Highmore. Từ đây có nhiều vách thớ đi vào


trong tinh hoàn, chia tinh hoàn thành nhiều tiểu thuỳ (250-300 tiểu thuỳ). Trong mỗi tiểu
thuỳ có 1 đến 4 ống sinh tinh nối với nhau, xen giữa các ống sinh tinh có các đám tế bào
kẽ.
1.1.2. Các đường dẫn tinh
- Ống dẫn tinh: đi từ mào tinh hoàn qua ống bẹn vào ổ bụng, đến sau cổ bàng quang và
đổ vào túi tinh, dài khoảng 40-50cm.
- Túi tinh: 2 túi ở 2 bên tách ra ở phần cuối ống dẫn tinh để dự trữ tinh dịch nuôi dưỡng
tinh trùng.
- Ống phóng tinh

Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
48

1.1.3. Tuyến tiền liệt
- Là một tuyến phụ của cơ quan sinh dục nam, nằm ở dưới cổ bàng quang, bao quanh
niệu đạo tiền liệt sau xương mu và trước trực tràng. Ở người già tuyến này có thể bị xơ to
ra làm hẹp niệu đạo gây tiểu khó hoặc bí tiểu.
- Dịch tuyến tiền liệt tiết ra là chất giống như sữa, kiềm tính cùng với dịch do túi tinh tíêt
ra tạo nên tinh dịch để nuôi dưỡng tinh trùng.
1.1.4. Dương vật
Là cơ quan niệu – sinh dục ngoài vừa để dẫn nước tiểu, vừa để phóng tinh dịch.

1.2. Sinh lý
Tinh hoàn gồm có 2 chức năng:
2.1.1. Chức năng ngoại tiết
* Là sản xuất ra tinh trùng.
- Trước tuối dậy thì dưới ảnh hưởng của kích dục tố A của thuỳ trước tuyến yên, các tế
bào sinh dục non mới phát triển thành tinh trùng.
- Tinh trùng dài khoảng 50µ, gồm có 3 phần: đầu, cổ, đuôi.
Đuôi có tác dụng làm cho tinh trùng di chuyển, còn đầu và cổ sẽ chui vào trứng để tạo

thành trứng thụ tinh. Trong đường dẫn tinh, tinh trùng có thể sống được vài ba tuần lễ. Khi
ra ngoài, tiếp xúc với ngoại cảnh, tinh trùng chỉ sống được vài giờ, nhưng trong tử cung
tinh trùng sống được vài ngày.
* Chất tiết của tuyến tiền liệt có tác dụng kích động các tế bào sinh dục nam, làm tăng
mức linh hoạt của chúng. Mỗi ml tinh dịch chứa khoảng 60 triệu tinh trùng.
2.2. Chức năng nội tiết
* Là tiết ra kích thích tố testosteron, do các đám tế bào của các ống sinh tinh tiết ra dưới
ảnh hưởng của kích dục tố B của thuỳ trước tuyến yên. Testosteron có những tác dụng sau:
- Thúc đẩy sự dậy thì ở trẻ em trai.
- Làm cho cơ quan sinh dục nam phát triển đều đặn.
- Làm phát triển các giới tinh phụ: mọc râu, tiếng nói trầm, khung chậu hẹp.

2.
Cơ quan sinh dục nữ
2.1. Giải phẫu
Cơ quan sinh dục nữ gồm có: âm hộ, âm đạo, tử cung, 2 vòi trứng và 2 buồng trứng,
trong đó 2 buồng trứng đóng vai trò quyết định.
2.1.1. Buồng trứng
Buồng trứng là một tuyến sinh dục vừa ngoại tiết, vừa nội tiết, có 2 buồng trứng trái và
phải. Buồng trứng nằm áp sát 2 bên thành chậu hông.
Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
49

2.1.1.1. Hình thể ngoài
Buồng trứng hình hạnh nhân hơi dẹt, dài khoảng 3-4cm, rộng 2cm, dày 1cm, nặng
khoảng 5-6g (to bằng ngón tay cái). Thường có màu hồng, khi có kinh nguyệt thì chuyển
sang màu tím. Bề mặt buồng trứng thay đổi theo tuổi:
- Chưa đến tuổi dậy thì: nhẵn.
- Ở tuổi có kinh nguyệt: xù xì do các nang noãn vỡ thành sẹo.
- Ở tuổi mãn kinh: buồng trứng teo dần và mặt buồng trứng trở nên nhẵn.

2.1.1.2. Cấu tạo
* Buồng trứng có 2 lớp:
- Lớp trong: có rất nhiều mạch máu và thần kinh, vết tích của những tổ chức bào thai
còn lại.
- Lớp ngoài: gồm 1 lớp thượng bì có những tế bào hình trụ và dưới đó là tổ chức liên kết
đệm. Hai buồng trứng có khoảng 300000-400000 bọc nguyên thuỷ, sau đó một số bọc
nguyên thuỷ thoái hoá dần để tới tuổi dậy thì chỉ có chừng 300-400 noãn bào trưởng thành
(nang De Graaf).
2.1.2. Vòi trứng
Vòi trứng là 2 ống dẫn trứng từ buồng trứng tới tử cung, một đầu thông với tử cung,
một đầu mở vào ổ bụng.
2.1.2.1. Phân đoạn
Vòi trứng dài khoảng 10-12 cm và phân làm 4 đoạn:
- Đoạn thành: dài khoảng 1cm, xẻ trong thành tử cung.
- Đoạn eo: dài khoảng 3-4 cm, là đoạn hẹp nhất, đường kính độ 1mm.
- Đoạn bóng vòi: dài khoảng 7cm, rộng hơn đoạn eo, chạy dọc bờ trước của buồng
trứng. Trứng thường thụ tinh ở đoạn này (1/3 ngoài của vòi trứng). Sau khi thụ tinh, trứng
sẽ di chuyển dần vào buồng tử cung để làm tổ. Nếu trứng thụ tinh không di chuyển vào
buồng tử cung được mà lại phát triển ở vòi sẽ gây ra thai ngoài tử cung, sẽ vỡ gây chảy
máu rất nguy hiểm.
- Đoạn loa vòi: hình phễu rất di động, có chừng 10-12 tua dài khoảng 10-15mm. Khi
vòi trứng tắc cả 2 bên sẽ gây ra vô sinh.
2.1.2.2. Cấu tạo: từ ngoài vào trong có 4 lớp:
- Lớp thanh mạc: do màng bụng tạo nên.
- Lớp liên kết: ở trong có mạch máu và thần kinh.
- Lớp cơ trơn: gồm 2 loại thớ dọc và vòng.
- Lớp niêm mạc: được phủ một lớp biểu mô lông chuyển, chính nhờ lông chuyển và
sự co của thành vòi trứng mà trứng di chuyển từ vòi trứng tới tử cung.



Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
50

2.1.3. Tử cung
2.1.3.1. Tử cung có liên quan:
- Ở trước với bàng quang.
- Ở sau với trực tràng.
- Ở dưới thông với âm đạo.
2.1.3.2. Phương tiện giữ tử cung
- Tử cung được giữ bởi sự bám vào âm đạo và tư thế của tử cung thẳng góc với âm đạo.
Cả khối đó được đỡ ở dưới bởi hoành chậu hông tạo nên bởi cơ nâng hậu môn và nút thớ
trung tâm của đáy chậu.
- Các dây chằng: + Dây chằng rộng
+ Dây chằng tròn
+ Dây chằng tử cung- vòi trứng.
Khi các phương tiện giữ tử cung bị giãn quá mức do đẻ dày có thể dần dần gây sa tử
cung.
2.1.3.3. Hình thể trong
* Tử cung có 2 buồng rỗng ở giữa:
- Buồng thân tử cung: hình tam giác, các thành lồi vào trong và nhẵn, dung tích khoảng
34ml.
+ Hai góc thông với 2 vòi trứng.
+ Dưới thông với buồng cổ tử cung.
- Buồng cổ tử cung:
+ Trên thông với buồng thân tử cung qua lỗ trong.
+ Dưới thông với âm đạo qua lỗ ngoài.
2.1.3.4. Cấu tạo
Kể từ ngoài vào trong, tử cung có 3 lớp:
- Lớp thanh mạc: do màng bụng tạo nên.
- Lớp cơ: là thành phần chủ yếu tạo nên tử cung.

+ Thân tử cung: có 3 lớp cơ: các thớ dọc ở ngoài, thớ vòng ở trong và thớ chéo ở giữa
Giữa các thớ đan chéo có rất nhiều mạch máu hình xoắn ốc nên sau khi đẻ tử cung co lại
thì máu cầm lại được. Nếu bị liệt hoặc đờ tử cung, các thớ cơ không co rút để ép vào mạch
máu thì sẽ gây chảy máu rất nhiều.
Các thớ cơ tăng sinh và phì đại khi có thai để đảm bảo tử cung tăng sức co bóp đẩy thai
nhi ra ngoài khi đẻ.
+ Cổ tử cung: chỉ có 2 loại thớ: dọc và vòng, không có loại thớ cơ chéo.
- Lớp niêm mạc: liên tiếp ở dưới với lớp niêm mạc âm đạo và ở trên với lớp niêm mạc
của vòi trứng. Lớp niêm mạc có nhiều tuyến nang tiết ra dịch. Lớp này thay đổi theo chu
kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ và gồm có 2 lớp:
Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
51

+ Lớp chức năng: bong ra khi hành kinh.
+ Lớp nền: thay thế cho lớp chức năng bong ra.

2.2. Sinh lý
2.2.1. Chức năng của buồng trứng
Buồng trứng là một tuyến vừa nội tiết, vừa ngoại tiết.
2.2.1.1. Hoạt động của buồng trứng và chu kỳ kinh nguyệt:
* Đến tuổi dậy thì, buồng trứng bắt đầu hoạt động có chu kỳ và thể hiện ra ngoài bằng
chu kỳ kinh nguyệt. Chính những hormon sản xuất ra trong chu kỳ hoạt động của buồng
trứng đã quyết định chu kỳ kinh nguyệt, cho nên 2 chu kỳ này có liên quan mật thiết với
nhau.
* Kinh nguyệt là một sự chảy máu có chu kỳ của tử cung đi đôi với sự rụng niêm mạc
tử cung và chủ yếu là sự giảm tỷ lệ foliculin và progesteron trong máu, nhưng vai trò của
foliculin là quyết định. Theo qui ước chung, người ta lấy ngày đầu thấy kinh kể là ngày thứ
nhất của chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt là 28-30 ngày, có khi dài hơn (35-40
ngày), có khi ngắn hơn (20-25 ngày). Nếu lấy một chu kỳ là 28 ngày, ta có thể chia làm 3
thời kỳ:

1. Thời kỳ phát triển của noãn bào thành bọc De Graaf: bắt đầu từ ngày 1 đến ngày 14
của một chu kỳ kinh nguyệt: dưới ảnh hưởng của kích dục tố A của tiền yên, một noãn bào
nguyên thuỷ của buồng trứng phát triển thành bọc De Graaf. Bọc noãn càng lớn, màng bao
trong của bọc noãn càng tiết ra nhiều foliculin vào máu.Ở niêm mạc tử cung, dưới ảnh
hưởng của foliculin, tế bào tăng sinh, dày lên (gấp 10-15 lần lúc thường), mao mạch dài ra,
xoắn lại, chuẩn bị tiếp thu tác dụng của progesteron. Kinh nguyệt xảy ra trong 3-5 ngày của
thời kỳ này (thực ra là kết quả của chu kỳ rụng trứng lần trước).
Trong thời kỳ trưởng thành của De Graaf, thân nhiệt lấy lúc sáng sớm khi mới ngủ
dậy luôn luôn dưới 37
0.

2. Thời kỳ rụng trứng (phóng noãn): vào khoảng ngày thư 14 của chu kỳ, bọc De
Graaf chín bài tiết foliculin ngày càng nhiều, đến ngày này thì đạt mức tối đa làm thuỳ
trước tuyến yên ngừng bài tiết kích dục tố A và chỉ bài tiết kích dục tố B làm bọc De Graaf
vỡ ra, tiểu noãn được phóng ra và lọt vào vòi trứng.
- Chất dịch cổ tử cung ngày càng tiết ra nhiều trong thời kỳ trưởng thành của bọc De
Graaf. Vì thế có phụ nữ đoán được ngày rụng trứng khi thấy ở âm đạo ra nhiều chất nhầy.
Chất dịch cổ tử cung trước kia có tính acid, đến ngày này trở nên kiềm tính.
- Vào ngày rụng trứng, thân nhiệt lên trên 37
0
và giữ như vậy đến trước ngày thấy kinh.
Cho nên có thể theo dõi ngày rụng trứng bằng cách đo thân nhiệt hằng ngày khi mới ngủ
dậy.
Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
52

3. Thời kỳ hoàng thể: từ ngày thứ 14 đến ngày 28. Khi trứng rụng, phần còn lại của
noãn bào bị vỡ ra ở buồng trứng sẽ to lên, có màu vàng, gọi là hoàng thể. Dưới tác dụng
của kích dục tố B, hoàng thể tiết ra progesteron.
Ở tử cung, niêm mạc dày lên, các tuyến và động mạch phát triển mạnh, tạo đủ điều

kiện để đón trứng thụ tinh vào làm tổ. Thân nhiệt luôn luôn trên 37
0.
* Có 2 trường hợp xảy ra:
- Nếu tiểu noãn kết hợp được với tinh trùng (có thụ thai), hoàng thể phát triển ngày
một lớn và tiết ra progesteron, giúp trứng làm tổ ở tử cung được tốt.
- Nếu không thụ thai, hoàng thể sẽ thoái hoá. Đến ngày thứ 26, không còn progesteron
trong máu nữa. Kết quả là những mạch máu dưới niêm mạc tử cung xoắn lại gây xuất
huyết, niêm mạc tử cung bong ra từng mảng nhỏ, kinh nguyệt xuất hiện.
Mỗi lần có kinh mất 100-150 ml máu. bình thường kinh nguyệt độ 3 ngày là sạch,
nếu quá 7 ngày là bất thường.

2.2.1.2. Chức năng nội tiết của buồng trứng
* Foliculin: do màng bao trong của bọc De Graaf tiết ra.
Ở phụ nữ có thai, rau thai cũng sản xuất ra foliculin. Foliculin có tác dụng:
- Làm phát triển bộ phận sinh dục: âm đạo nở nang, cơ tử cung dày lên, niêm mạc tử
cung tăng sinh.
- Làm tuyến vú phát triển, nhưng không có tác dụng đối với sự bài tiết sữa.
- Làm xuất hiện giới tính phụ: dáng điệu, tính tình phụ nữ, làm phát sinh tình dục.
- Làm tăng tính co bóp của tử cung khi có thai.
Nếu nồng độ foliculin quá cao, có thể ảnh hưởng ngược lại đến tuyến yên, kìm hãm sự
bài tiết kích dục tốA.
* Progesteron: do hoàng thể tiết ra trong nửa cuối của chu kỳ kinh nguyệt. Ở phụ nữ có
thai, rau thai cũng sản xuất foliculin. Progesteron phải được foliculin chuẩn bị trước mới có
tác dụng trên tử cung được.
* Progesteron có tác dụng:
- Giúp trứng thụ tinh làm tổ, phát triển tốt, không bị sẩy
- Giảm tính co bóp của tử cung, làm tử cung mềm ra
- Làm cho khung chậu và các khớp xương chậu giãn nở, giúp sự sinh đẻ được dễ
dàng.
- Phối hợp với foliculin làm phát triển các mô ở vú.

Nếu nồng độ quá cao, progesteron kìm hãm sự bài tiết kích dục tố B của thuỳ trước
tuyến yên.


Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
53

2.2.2. Tuổi dậy thì và tuổi mãn kinh
2.2.1. Tuổi dậy thì
* Người ta thường xem sự xuất hiện kinh nguyệt lần đầu như là khởi điểm của tuổi dậy
thì. Ở nước ta, con gái thường thấy kinh vào khoảng 15-16 tuổi, chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố: dinh dưỡng, đời sống tinh thần, hoàn cảnh xã hội
* Thật ra, trước khi thấy kinh, cơ thể đã có những thay đổi. Đó là giai đoạn “trước dậy
thì” kéo dài độ 1 năm. Nhờ tác dụng của foliculin, có thể có những biến đổi dần dần, đưa
đến hiện tượng dậy thì:
- Vú nở dần, mô mỡ phát triển ở cánh tay, hông, mông, đùi, tạo nên hình thể đặc biệt
của người con gái.
- Lông mu bắt đầu mọc, tiếng nói thay đổi.
- Tử cung to lên, dần dần ngả về trước.
- Vú nở to, lông mọc nhiều ở mu, nách, các tuyến mồ hôi cũng phát triển.
- Tử cung nở ra, noãn bào càng phát triển, lần đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt.
- Tính tình dễ xúc cảm, e thẹn.
2.2.2. Tuổi mãn kinh
Nguyên nhân căn bản của sự mãn kinh là ở buồng trứng. Các noãn bào ngừng phát
triển, buồng trứng không chịu sự kích thích của kích dục tố tuyến yên nữa nên tử cung, âm
đạo, vú đều thoái hoá. Nhưng mãn kinh không có ý nghĩa là buồng trứng đã hết hoạt
động. Thật ra, buồng trứng vẫn tiết ra một lượng kích tố khá cao để giữ thăng bằng sinh lý,
nhưng noãn bào không đủ khả năng chín, và do đó lượng foliculin tiết ra không đủ để làm
xuất hiện kinh nguyệt. Vậy mãn kinh chưa hẳn là khởi điểm của tuổi già. Tuổi mãn kinh
bao gồm 1 giai đoạn nhất định trong đời sống của người phụ nữ, khi buồng trứng chuyển

từ thời kỳ phồn thịnh (kinh nguyệt đều đặn) sang thời kỳ suy tàn (mất kinh vĩnh viễn). Giai
đoạn đó ngắn hay dài tuỳ theo từng người, thường phải qua một thời gian trong đó những
thay đổi về giải phẫu buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt, xuất huyết, đau vú, rối loạn thần
kinh (nhức đầu, ù tai, cáu kỉnh, gắt gỏng, bốc nóng, hay đánh trống ngực, huyết áp tăng,
béo ra ). Ở nước ta, phụ nữ mãn kinh vào khoảng 45-50 tuổi.

C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Phần 1: Câu hỏi điền khuyết:
1. Các đường dẫn tinh gồm có: A. B. C.Ống phóng tinh
2. Tuyến tiền liệt là một (A) của cơ quan sinh dục nam, nằm ở dưới (B).
3. Dịch tuyến tiền liệt tiết ra là chất (A), (B) cùng với dịch do túi tinh tíêt ra tạo nên tinh
dịch để nuôi dưỡng tinh trùng.
4. Trước tuối dậy thì dưới ảnh hưởng của (A) của thuỳ trước tuyến yên, các (B) mới phát
triển thành tinh trùng.
Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
54

5. Testosteron do các đám tế bào của (A) tiết ra dưới ảnh hưởng của (B) của thuỳ trước
tuyến yên.
6. Testosteron có những tác dụng: A. B. C.Làm phát triển các giới tinh phụ
7. Buồng trứng thường có (A), khi có kinh nguyệt thì chuyển sang (B).
8. Vòi trứng là 2 (A) từ buồng trứng tới tử cung, một đầu thông với tử cung, một đầu (B).
9. Đoạn eo của vòi trứng dài khoảng (A), là đoạn (B), đường kính độ 1mm.
10. Các dây chằng giữ tử cung: A. B. C.Dây chằng tử cung- vòi
trứng.
11. Buồng thân tử cung: Hai góc thông với (A), dưới thông với (B).
12. Buồng cổ tử cung: trên thông với (A) qua lỗ trong, dưới thông với (B) qua lỗ ngoài.
13. Lớp niêm mạc của tử cung gồm có 2 lớp: A. B.
14. Kinh nguyệt là một sự (A) của tử cung đi đôi với (B).
15. Dưới tác dụng của (A), hoàng thể tiết ra (B).

16. Foliculin được tiết ra bởi: A. B.

2. Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng / sai:
17. Lúc phôi thai, 2 tinh hoàn nằm 2 bên cột sống lưng.

18. Nếu vì lý do gì mà cả 2 tinh hoàn không xuống được hạ nang, ta gọi đó là chứng tinh
hoàn ẩn hay tinh hoàn lạc vị.
19. Ở người già tuyến tiền liệt có thể bị xơ to ra làm hẹp niệu đạo gây tiểu khó hoặc tiểu
không tự chủ.
20. Trong quá trình phát triển của buồng trứng có một số bọc nguyên thuỷ thoái hoá dần.
21. Khi vòi trứng tắc 1 bên sẽ gây ra vô sinh.
22. Sau khi thụ tinh, trứng sẽ di chuyển dần vào buồng tử cung để làm tổ.
23. Khi các phương tiện giữ tử cung bị giãn quá mức do đẻ dày có thể dần dần gây sa tử
cung.
24. Giữa các thớ đan chéo của tử cung có rất nhiều mạch máu hình xoắn ốc nên sau khi đẻ
tử cung co lại thì máu cầm được.
25. Nếu bị liệt hoặc đờ tử cung là do các thớ cơ không co rút để ép vào mạch máu nên gây
chảy máu rất nhiều.
26. Nếu có thụ thai, hoàng thể phát triển ngày một lớn và tiết ra nội tiết tố, giúp trứng làm
tổ ở tử cung được tốt.
27. Nếu nồng độ foliculin quá cao sẽ ảnh hưởng ngược lại đến tuyến yên, kìm hãm sự bài
tiết kích dục tốA.
28. Mãn kinh có nghĩa là buồng trứng đã hết hoạt động.


Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
55

3. Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất:
29. Trong đường dẫn tinh, tinh trùng có thể sống được:

A.Vài giờ B.Vài ngày
C.Vài tuần D.Tất cả đều đúng
30. Trong tử cung tinh trùng sống được:
A.Vài giờ B.Vài ngày
C.Vài tuần D.Tất cả đều đúng
31. Ở môi trường bên ngoài tinh trùng sống được:
A.Vài giờ B.Vài ngày
C.Vài tuần D.Tất cả đều đúng
32. Tinh hoàn tiết ra:
A.Foliculin B.Progesteron
C.Testosteron D.Androgen
33. Bề mặt buồng trứng khi chưa đến tuổi dậy thì:
A.Teo dần B.Nhẵn
C.Xù xì D.Tất cả đều đúng
34. Bề mặt buồng trứng ở tuổi mãn kinh:
A.Teo dần B.Nhẵn
C.Xù xì D.Tất cả đều đúng
35. Bề mặt buồng trứng ở tuổi hành kinh:
A.Teo dần B.Nhẵn
C.Xù xì D.Tất cả đều đúng
36. Buồng trứng nặng khoảng (gam):
A.3-4 B.4-5 C.5-6 D.6-7
37. Số noãn bào trưởng thành của buồng trứng ở tuổi dậy thì:
A.300-400 B.400-500
C.500-600 D.600-700
38. Đoạn hẹp nhất của vòi trứng là:
A.Đoạn thành B.Đoạn eo
C.Đoạn bóng vòi D.Đoạn loa vòi
39. Đoạn xẻ vào trong thành tử cung của vòi trứng là:
A.Đoạn thành B.Đoạn eo

C.Đoạn bóng vòi D.Đoạn loa vòi
40. Nơi trứng thường được thụ tinh là đoạn của vòi trứng:
A.Đoạn thành B.Đoạn eo
C.Đoạn bóng vòi D.Đoạn loa vòi

Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
56

41. Đoạn di động của vòi trứng là:
A.Đoạn thành B.Đoạn eo
C.Đoạn bóng vòi D.Đoạn loa vòi
42. Trứng thường được thụ tinh ở:
A.Điểm giữa của vòi trứng B.1/3 ngoài của vòi trứng
C.1/4 ngoài của vòi trứng D.Loa vòi
43. Thành phần chủ yếu tạo nên tử cung là lớp:
A.Lớp thanh mạc B.Lớp cơ
C.Lớp niêm mạc D.Tất cả đều đúng
44. Thành phần của tử cung thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt là lớp:
A.Lớp thanh mạc B.Lớp cơ
C.Lớp niêm mạc D.Tất cả đều đúng
45. Thành phần phát triển nhất của tử cung trong thời kỳ mang thai là lớp:
A.Lớp thanh mạc B.Lớp cơ
C.Lớp niêm mạc D.Tất cả đều đúng.























Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
57

Bài 6
MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA HỆ SINH DỤC

A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức:
1.1. Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng của một số bệnh
sinh dục thưòng gặp.
1.2. Trình bày được các thuốc điều trị những bệnh này.
2. Kỹ năng:
Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và theo dõi được các tác dụng

phụ của thuốc.
3. Thái độ:
3.1. Học tập nghiêm túc, giữ gìn trật tự, vệ sinh lớp học.
3.2. Chủ động, tích cực tham gia xây dựng bài.
3.3. Thái độ hoà nhã, nhiệt tình, tận tuỵ, cảm thông với người bệnh.

B. NỘI DUNG
1. Viêm nhiễm sinh dục nam nữ
1.1. Đại cương
Viêm đường sinh dục là một vấn đề quan trọng trong bệnh lý sản phụ khoa vì nó là
nguyên nhân gây ra nhiều rối loạn ảnh hưởng đến khả năng lao động, đời sống, hoạt động
tình dục của người phụ nữ, đôi khi còn gây vô sinh.
* Từng bộ phận của bộ máy sinh dục nam nữ đều có thể bị viêm nhiễm.
- Ở nam: có thể viêm tinh hoàn, đường dẫn tinh, dương vật, tuyến tiền liệt.
- Ở nữ: có thể bị viêm buồng trứng, vòi trứng (gọi chung là viêm phần phụ), viêm tử
cung, âm đạo, âm hộ.
* Nguyên nhân gây viêm nhiễm rất đa dạng: vi khuẩn gây mủ, lậu, giang mai, nấm, ký
sinh trùng (ghẻ, trùng roi )
1.2. Triệu chứng và điều trị
* Các triệu chứng chung của viêm nhiễm sinh dục ở phụ nữ là:
- Bộ phận bị viêm sưng đỏ, gây đau tự nhiên và đau khi khám.
- Ra khí hư.
- Ra máu bất thường.
- Đau bụng.
* Triệu chứng và điều trị cụ thể một số trường hợp viêm nhiễm sinh dục hay gặp:
Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
58

1.2.1. Viêm âm đạo do nấm
- Thường gặp ở phụ nữ có thai, đái tháo đường, hoặc gặp ở cộng đồng do tắm chung bể

tắm, dùng chung chậu và lây chéo.
- Chẩn đoán dựa vào: + khí hư trắng đặc như bột, ngứa nhiều.
+ khi khám thấy âm hộ âm đạo viêm đỏ.
+soi tươi khí hư thấy có sợi nấm.
- Điều trị: + Nystatin 0,25g x 4-6 viên / ngày.
+ Thụt rửa âm đạo bằng dung dịch bicarbonate natri 1%.
1.2.2. Viêm âm đạo do ký sinh trùng roi
- Nguyên nhân mắc bệnh: tắm chung hồ ao, bể tắm, quan hệ vợ chồng
- Chẩn đoán: + ngứa rát ở âm hộ, ra khí hư loãng màu xanh vàng, có nhiều bọt.
+ Khám thấy âm đạo đỏ.
+ Soi tươi khí hư thấy có ký sinh trùng roi.
- Điều trị đặc hiệu: + Metronidazol viên 0,25g x 4-6 viên / ngày.
+ Cần phải điều trị cho cả vợ lẫn chồng.
1.2.3. Viêm âm đạo do lậu
- Thường lây truyền do giao hợp với người mắc bệnh.
- Khí hư ra nhiều, trắng hoặc xanh lẫn mủ, kèm tiểu buốt, tiểu khó.
- Khám thấy âm đạo viêm đỏ, rất đau.
- Xét nghiệm khí hư thấy có vi khuẩn lậu.
1.2.4. Viêm lộ tuyến cổ tử cung
* Lộ tuyến cổ tử cung là trường hợp biểu mô lát tầng phủ mặt ngoài cổ tử cung bị phá
huỷ (do viêm nhiễm, chấn thương sau sẩy, đẻ), làm cho biểu mô trụ trong ống cổ tử cung
mọc xâm lấn ra ngoài, bị kích thích và chế tiết nhiều.
* Có thể dễ dàng xác định lộ tuyến trên máy soi cổ tử cung, thấy rõ hình ảnh các tuyến từ
trong lỗ tử cung mọc xâm lấn ra mặt ngoài cổ tử cung, các tuyến có hình chùm nho.
* Lộ tuyến là một tổn thương lành tính của cổ tử cung, nhưng nếu không điều trị đến nơi
đến chốn thì sẽ ngày càng nặng lên và là một trong những nguyên nhân phát sinh ung thư
cổ tử cung.
+ Điều trị: - Đặt thuốc âm đạo để chống viêm.
- Đốt điện, đốt lạnh, đốt bằng hoá chất.
1.2.5. Viêm phần phụ:

* Gọi là viêm phần phụ nghĩa là viêm vòi trứng, buồng trứng, dây chằng hoặc tất cả các
bộ phận trên. Trong đó tổn thương vòi trứng là rất hay gặp và quan trọng hơn cả vì để lại di
chứng gây vô sinh do tắc vòi trứng.
* Nguyên nhân có thể do lậu, do lao hay nhiễm khuẩn sau đẻ, sau các thủ thuật phụ
khoa. Cho dù nguyên nhân nào cũng có 2 hình thái cấp tính và mạn tính: Hình thái cấp tính
Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
59

thường rầm rộ và rất dễ chuyển thành mạn tính nếu không được điều trị tích cực, ngược lại
hình thái mạn tính tuy âm thầm nhưng làm cho người bệnh rất khổ sở vì khó điều trị khỏi
hoàn toàn.
* Viêm phần phụ cấp tính:
- Sốt cao hoặc chỉ hâm hấp sốt.
- Đau hạ vị, một bên trội hơn bên kia.
- Ra nhiều khí hư đục.
- Khám: cạnh tử cung có khối nề, ấn rất đau.
- Tiến triển tốt và khỏi bệnh nếu điều trị kháng sinh đặc hiệu, liều cao, nghỉ ngơi.
* Viêm phần phụ mạn tính:
- Là kết quả của những đợt viêm cấp, sau một thời gian rầm rộ, các dấu hiệu lui dần
tưởng như khỏi hẳn. Nhưng thực tế vi khuẩn đã ẩn ở các nếp trong đường sinh dục và thỉnh
thoảng lại gây ra những đợt viêm cấp.
- Đau là triệu chứng phổ biến nhất: đau hạ vị, 2 bên hố chậu, đau liên tục, đau khi
làm việc nặng, nghỉ ngơi đỡ đau. Đau làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động của
người phụ nữ.
- Khí hư màu trắng đục, ra nhiều trong các cơn đau.
- Rối loạn kinh nguyệt: ra nhiều máu trong kỳ kinh và chu kỳ ngắn lại.
- Sốt: khi có khi không, thường sốt ít và sốt về chiều.
- Sờ nắn có khối nề hay dải xơ dính cạnh tử cung, ấn rất đau.
- Tiến triển: có thể thuyên giảm về lâm sàng nhưng bao giờ cũng còn các thương tổn
giải phẫu ở vòi trứng.

- Điều trị: kháng sinh toàn thân trong các đợt cấp tính, nghỉ ngơi. Phẫu thuật chỉ đặt
ra khi điều trị nội khoa nhiều lần không kết quả.
1.3. Phòng bệnh:
- Giữ vệ sinh bộ máy sinh dục hằng ngày, khi có thai, khi sẩy, đẻ để tránh mắc các
thương tổn thường gặp ở cổ tử cung, âm hộ, âm đạo
- Trường hợp viêm phần phụ cấp tính cần phải được điều trị tích cực để tránh trở thành
mạn tính.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, chung thuỷ, sử dụng bao cao su để bảo vệ.

2. Rối loạn kinh nguyệt
2.1. Đại cương
- Phụ nữ bình thường trong khoảng 13-50 tuổi có kinh nguyệt đều đặn (chu kỳ kinh
thường từ 28-32 ngày, kéo dài 3-4 ngày) với lượng máu vừa phải màu đỏ tươi.
Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
60

- Rối loạn kinh nguyệt: vô kinh, kinh thưa, kinh quá dày, kinh ít, kinh quá nhiều, kinh
nguyệt kéo dài, đau bụng khi có kinh.
2.2. Nguyên nhân
Rối loạn hoạt động của các tuyến nội tiết, ảnh hưởng của tình trạng thần kinh tâm thần,
hậu quả của tình trạng lao động – dinh dưỡng hay do các bệnh tật khác, do thời kỳ sinh lý
(dậy thì, cho con bú, mãn kinh )
Điều trị phải dựa vào tìm hiểu nguyên nhân.
2.3. Cách xử trí chung
- Loại bỏ nguyên nhân nếu phát hiện được: rối loạn về nội tiết, u xơ tử cung
- Chăm sóc về tâm lý, điều kiện làm việc, sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh.
- Cho thuốc an thần, giảm đau khi cần thiết.
- Cầm máu và điều trị thiếu máu.
- Sử dụng các nội tiết tố sinh dục, các thuốc gây vòng kinh nhân tạo khi có chỉ định
của thầy thuốc chuyên khoa.

- Điều trị bằng bài thuốc y học dân tộc: ích mẫu, trinh nữ hoàng cung

C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Phần 1: Câu hỏi điền khuyết:
1. Lộ tuyến cổ tử cung là trường hợp biểu mô (A) phủ mặt ngoài cổ tử cung bị (B).

2. Viêm phần phụ mạn tính là kết quả của những đợt (A), sau một thời gian (B), các dấu
hiệu lui dần tưởng như khỏi hẳn.
3. Giữ vệ sinh bộ máy sinh dục hằng ngày để tránh mắc (A) thường gặp ở (B), âm hộ, âm
đạo.
4. Phẫu thuật để điều trị viêm phần phụ mạn chỉ đặt ra khi (A) nhiều lần (B).
5. Đau trong viêm phần phụ mạn tính: đau hạ vị, 2 bên hố chậu, (A), đau khi (B), nghỉ
ngơi đỡ đau.
6. Viêm phần phụ cấp tính thường (A) và rất dễ chuyển thành mạn tính nếu không được
(B).

7. Viêm phần phụ mạn tính tuy (A) nhưng làm cho người bệnh rất khổ sở vì (B).

2. Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng / sai:
8. Lộ tuyến cổ tử cung nếu không điều trị đến nơi đến chốn thì sẽ ngày càng nặng lên.
9. Quan hệ tình dục lành mạnh cũng hạn chế được viêm phần phụ.
10. Đau trong viêm phần phụ mạn tính là triệu chứng ít phổ biến.
11. Các thủ thuật phụ khoa không đảm bảo vô trùng thường dẫn đến viêm phần phụ.

Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
61

12. Viêm đường sinh dục là một vấn đề quan trọng trong bệnh lý sản phụ khoa.
13. Lộ tuyến cổ tử cung là một trong những nguyên nhân phát sinh ung thư cổ tử cung.
14. Nạo phá thai là một trong những lý do dẫn đến viêm phần phụ.

15. Viêm đường sinh dục là nguyên nhân gây ra nhiều rối loạn ảnh hưởng đến khả năng
lao động, đời sống, hoạt động tình dục của người phụ nữ.

16. Viêm đường sinh dục thường dẫn đến vô sinh.
17. Điều trị rối loạn kinh nguyệt phải phải tìm hiểu nguyên nhân.
18. Lộ tuyến là một tổn thương ác tính của cổ tử cung.


3. Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất:
19. Viêm phần phụ nghĩa là viêm:
A.Vòi trứng B.Buồng trứng
C.Dây chằng D.Tất cả đều đúng
20. Viêm phần phụ rất hay gặp và quan trọng hơn cả là viêm:
A.Vòi trứng B.Buồng trứng
C.Dây chằng D.Tất cả đều đúng
21. Viêm phần phụ có thể để lại di chứng vô sinh thường do viêm:
A.Vòi trứng B.Buồng trứng
C.Dây chằng D.Tất cả đều đúng
22. Thời kỳ sinh lý nào thường có rối loạn kinh nguyệt:
A.Mãn kinh B.Cho con bú
C.Dậy thì D.Tất cả đều đúng
23. Các triệu chứng chung của viêm nhiễm sinh dục ở phụ nữ là:
A. Bộ phận bị viêm sưng đỏ B. Ra khí hư
C.Đau bụng D.Tất cả đều đúng
24. Đề phòng viêm nhiễm sinh dục, nên:
A.Giữ vệ sinh bộ máy sinh dục
B.Điều trị tích cực viêm phần phụ cấp tính
C.Quan hệ tình dục lành mạnh
D.Tất cả đều đúng
25. Rối loạn kinh nguyệt tức là:

A. Kinh thưa B.Kinh quá dày
C.Đau bụng khi có kinh D.Tất cả đều đúng
26. Nguyên nhân viêm phần phụ có thể do:
A.Lao B.Nhiễm khuẩn sau đẻ
C.Thủ thuật phụ khoa D.Tất cả đều đúng

Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
62

27. Viêm âm đạo do ký sinh trùng roi:
A.Khí hư trắng đặc như bột B.Khí hư loãng màu xanh vàng
C.Khí hư trắng hoặc xanh lẫn mủ D.Khí hư màu trắng đục
28. Viêm âm đạo do lậu:
A.Khí hư trắng đặc như bột B.Khí hư loãng màu xanh vàng
C.Khí hư trắng hoặc xanh lẫn mủ D.Khí hư màu trắng đục
29. Viêm âm đạo do nấm:
A.Khí hư trắng đặc như bột B.Khí hư loãng màu xanh vàng
C.Khí hư trắng hoặc xanh lẫn mủ D.Khí hư màu trắng đục
30. Viêm phần phụ mạn tính:
A.Khí hư trắng đặc như bột B.Khí hư loãng màu xanh vàng
C.Khí hư trắng hoặc xanh lẫn mủ D.Khí hư màu trắng đục
31. Loại viêm nhiễm sinh dục nào cần phải điều trị cho cả vợ lẫn chồng:
A.Viêm âm đạo do nấm B.Viêm âm đạo do ký sinh trùng roi
C.Viêm phần phụ mạn tính D.Tất cả đều đúng























Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
63

Bài 7
GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT

A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức:
1.1. Mô tả hình thể, vị trí, cấu tạo của các tuyến nội tiết.
1.2. Trình bày chức năng sinh lý của các tuyến này.
2. Kỹ năng:
Chỉ được hình thể, vị trí của các tuyến nội tiết trên tranh vẽ.

3. Thái độ:
3.1. Học tập nghiêm túc, giữ gìn trật tự, vệ sinh lớp học.
3.2. Chủ động, tích cực tham gia xây dựng bài.

B. NỘI DUNG
1. Tuyến yên
- Tuyến yên là một tuyến nội tiết đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Nó có liên hệ mật
thiết với thần kinh trung ương và nhiều tuyến nội tiết khác, còn được gọi là tuyến chỉ huy.
- Tuyến yên nằm trong hố yên của xương bướm, nặng khoảng 0,5g.
1.1. Các hormon tuyến yên
Tuyến yên có 2 thuỳ:
1.1.1. Thuỳ trước tuyến yên
Các kích tố của thuỳ trước tuyến yên có tác dụng:
- điều hoà sự phát triển cơ thể.
- tăng đường huyết, tăng dự trữ dạm, tăng phân hoá mỡ.
- kích nhũ tố có tác dụng làm tuyến vú phát triển.
- kích dục tố A làm noãn bào chín và tiết ra foliculin, tế bào tinh phát triển và tạo ra
tinh trùng.
- kích thượng thận tố làm cho vỏ thượng thận phát triển và bài tiết nhiều hormon.
1.1.2. Thuỳ sau tuyến yên
- Oxytocin: làm tăng trương lực cơ tử cung và làm tăng co bóp tử cung, sử dụng trong
sản khoa.
- ADH: hormon chống lợi niệu, làm tăng quá trình tái hấp thu nước ở ống thận, do đó
lượng nước bài xuất ra ít, thiếu hormon này sẽ bị bệnh đái tháo nhạt.


Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
64

1.2. Rối loạn chức năng

1.2.1. Tăng năng thuỳ trước tuyến yên gây ra
- Chứng khổng lồ: tất cả các bộ phận trong cơ thể đều phát triển quá mức nên người cao
lớn.
- Bệnh to cực: các đầu ngón tay, ngón chân, mũi, cằm đều to ra kèm theo bộ phận sinh
dục ngoài nở to, chức năng sinh dục giảm, huyết áp cao và chuyển hoá cơ sở tăng.
1.2.2. Giảm năng thuỳ trước tuyến yên gây ra
- Chứng lùn bé: thân hình nhỏ, tay chân ngắn.
1.2.3. Giảm năng thuỳ sau tuyến yên gây ra bệnh đái tháo nhạt.

2. Tuyến giáp
2.1. Giải phẫu
- Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể, nằm trước khí quản, dưới sụn giáp.
- Tuyến có 2 thuỳ, ở giữa là eo.
2.2. Sinh lý
2.2.1. Tuyến giáp sử dụng Iod để tiết ra thyroxin, đảm nhiệm các chức năng sau:
* Phát triển cơ thể:
- Làm cho sụn nhanh chóng biến thành xương.
- Làm cho cơ phát triển.
- Làm phát triển lông tóc.
- Làm cho bộ phận sinh dục phát triển.
- Làm giới tính phụ phát triển.
* Tăng chuyển hoá: kích thích sự oxy hoá trong các mô, tăng sự đốt cháy thức ăn làm
tăng tiêu hoá glucid, tăng quá trình dị hoá protid và giảm dự trữ lipid.
* Các chức năng khá:c
- Tăng nhiệt.
- Tăng sức đề kháng đối với nhiễm độc, nhiễm khuẩn.
- Phát triển tinh thần, nhanh nhẹn, hoạt bát.
2.2.2. Rối loạn chức năng
* Giảm năng giáp gây ra những biểu hiện sau:
- Phù niêm: da phù cứng, mặt tròn đầy, môi vều, mắt híp, bụng to.

- Tinh thần chậm chạp, đần độn.
- Da khô, lông tóc rụng.
- Chuyển hoá cơ bản giảm, hạ thân nhiệt.
- Huyết áp hạ, mạch chậm.
* Tăng năng giáp gây bệnh Basedow.
Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
65

3. Tuyến cận giáp
3.1. Vị trí và hình thể
Tuyến cận giáp dính ở phía sau tuyến giáp, gồm có 4 tuyến nhỏ bằng hạt thóc (mỗi
tuyến nặng 0,03g). Tuyến cận giáp tiết ra kích tố parahormon.
3.2. Chức năng
Tuyến cận giáp rất cần cho sự sống, thiếu nó động vật sẽ không sống được vì nó có
những chức năng sau:
- Điều tiết nồng độ calci và phospho trong máu: bình thường calci máu 100-120 mg/l và
phospho máu 35 mg/l.
- Tăng cường hoạt động của huỷ cốt bào: do huy động calci vào máu.
- Làm giảm tính hưng phấn của cơ và thần kinh: do tăng nồng độ calci máu
3.3. Rối loạn chức năng
3.3.1. Nhược năng
Gây bệnh tetani: xảy ra ở những người bị cắt tuyến cận giáp hoặc thiếu calci do bất kỳ lý
do gì. Biểu hiện: co giật các cơ từng cơn ở mặt do kích thích nhẹ, ở tay làm các ngón tay
chụm lại như bàn tay đỡ đẻ, đôi khi co cơ thanh quản, co cơ chi dưới
3.3.2. Ưu năng
Khi có u tuyến cận giáp sẽ có những biểu hiện sau:
- Xương hở to và méo mó, có nhiều u, nhất là các xương dài và xương dễ gãy, chụp x
quang sẽ thấy xương mất chất vôi, có hốc.
- Trong tế bào ống thận có nhiều điểm tích calci dễ gây sỏi thận, sỏi bàng quang, calci
và phospho trong nước tiểu tăng làm mất calci và phospho trong xương.

- Trong máu: calci tăng dễ dẫn đến sỏi mật, xơ cứng động mạch.
- Suy nhược cơ và thần kinh nên người mệt mỏi, mất trương lực cơ, đáp ứng chậm.

4. Tuyến thượng thận
4.1. Vị trí và hình thể ngoài
Tuyến thượng thận gồm 2 tuyến nhỏ, màu vàng nằm trên thận. Mỗi tuyến nặng khoảng
6g, có 2 lớp:
- Vỏ thượng thận: ở ngoài, màu trắng nhạt, là phần quan trọng của sự sống.
- Tuỷ thượng thận: ở trong, màu nâu, tiết ra adrenalin và noradrenalin.
4.2. Các hormon vỏ thượng thận
- Các hormon chuyển hoá:
+ Chuyển hoá đường (gluco-corticoid): Cortisol, corticosterol, hydrocortisol có tác
dụng làm tăng đồng hoá glucid, tăng sức chống đỡ của cơ thể đối với quá trình viêm, dị
ứng, sốc, tăng khả năng hoạt động của cơ, giữ muối, tăng tiết dịch vị.
Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
66

+ Chuyển hoá muối (mineralo-corticoid): gồm aldosterol và desoxycorticosterol, làm
tăng tái hấp thu natri ở ống thận nên tích nước lại trong cơ thể và bài xuất kali.
- Androgen: làm phát triển giới tính phụ của nam như mọc râu, tiếng nói trầm, phát triển
lông
4.3. Rối loạn chức năng
- Tăng năng vỏ thượng thận: gây bệnh nam tính hoá: xảy ra ở những thiếu nữ vừa đến
tuổi dậy thì: mất kinh, lông nhiều, tiếng nói trầm, ưa thích phụ nữ
- Giảm năng vỏ thượng thận: gây bệnh Addison: da màu đồng đen, mệt mỏi, huyết áp
thấp, nôn mửa, gầy yếu, sinh dục bất lực, chuyển hoá cơ thể giảm
- Tăng năng tuỷ thượng thận: gây ra những cơn tăng huyết áp dữ dội, chuột rút ở đầu
ngón tay, chân, đau bụng, nhức đầu, da tái nhợt, lạnh, mỗi cơn có thể kéo dài 5-15 phút
dễ đưa đến tử vong.


5. Tuyến tuỵ
xem trang 9.
6. Tuyến sinh dục
xem trang 48 và 51.

C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Phần 1: Câu hỏi điền khuyết:
1.Tuyến yên là một tuyến nội tiết (A) đối với cơ thể. Nó có liên hệ mật thiết với (B)và
nhiều tuyến nội tiết khác.
2. Tuyến yên nằm trong (A), nặng khoảng (B).
3. Oxytocin của thuỳ sau tuyến yên có tác dụng: làm tăng (A) và làm tăng (B), sử dụng
trong sản khoa.
4. ADH của thuỳ sau tuyến yên làm tăng quá trình (A) ở (B).

5. Tuyến giáp là tuyến nội tiết (A) cơ thể, nằm trước (B), dưới sụn giáp.
6. Tuyến giáp sử dụng (A) để tiết ra (B).

7. Nội tiết tố tuyến giáp làm cho sụn (A), làm cho cơ (B).
8. U tuyến cận giáp làm tăng calci máu dễ dẫn đến (A), (B).

2. Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng / sai:
9. Giảm năng giáp gây chuyển hoá cơ bản giảm, hạ thân nhiệt.
10. Tuyến tuỵ chỉ quan trọng ở chức năng nội tiết.
11. Nội tiết tố cận giáp có vai trò tăng cường hoạt động của tạo cốt bào.
12. Giảm năng giáp làm chuyển hoá cơ bản tăng và tăng thân nhiệt.
13. Tuỷ thượng thận ở trong và là phần quan trọng nhất của sự sống.
14. Ưu năng cận giáp dễ bị sỏi tiết niệu.
Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
67


15. Tuyến cận giáp ít cần cho sự sống, thiếu nó động vật vẫn sống được.

16. Parahormon làm tăng cường hoạt động của tạo cốt bào do huy động calci vào máu.
17. Parahormon làm tăng nồng độ calci máu dẫn đến làm tăng tính hưng phấn của cơ và
thần kinh.
18. Ưu năng tuyến cận giáp dễ gây gãy xương bệnh lý.
19. Giảm năng giáp gây tinh thần chậm chạp, đần độn.
20. Tăng năng giáp gây da lanh, mạch chậm.

3. Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất:
21. Nội tiết tố tuyến giáp không có tác dụng nào sau đây:
A.Tăng nhiệt B.Tăng dự trữ lipid
C.Tăng sức đề kháng D.Phát triển tinh thần
22. Nội tiết tố tuyến giáp không có tác dụng nào sau đây:
A.Tăng tiêu hoá glucid B.Tăng đồng hoá protid
C.Tăng sự đốt cháy thức ăn D.Tất cả đều đúng

23. Giảm năng giáp không gây ra biểu hiện nào dưới đây:
A. Phù niêm B.Đần độn
C. Huyết áp tăng D. Da khô
24. U tuyến cận giáp không gây triệu chứng nào:
A. Xương mất chất vôi B. Xương hở to và méo mó
C. Xơ cứng động mạch D. Co giật các cơ từng cơn
25. Tăng năng tuỷ thượng thận gây:
A. Mệt mỏi B. Huyết áp thấp
C. Nôn mửa D.Cơn tăng huyết áp dữ dội
26. Nội tiết tố của tuyến giáp là:
A. Thyroxin B. Oxytoxin
C. Adrenalin D. Corticoides
27. Nội tiết tố của vỏ thượng thận là:

A. Thyroxin B. Oxytoxin
C. Adrenalin D. Corticoides
28. Nội tiết tố của tuỷ thượng thận là:
A. Thyroxin B. Oxytoxin
C. Adrenalin D. Corticoides
29. Hormon có tác dụng chống lợi niệu là:
A. Corticoides B. ADH
C. Androgen D. Noradrenalin

Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
68

30. Hormon làm phát triển giới tính phụ của nam là:
A. Corticoides B. ADH
C. Androgen D. Noradrenalin
31. Hormon tuỷ thượng thận

là:
A. Corticoides B. ADH
C. Androgen D. Noradrenalin
32. Ưu năng tuyến cận giáp sẽ có biểu hiện:
A.Mất trương lực cơ B.Đáp ứng chậm
C.Người mệt mỏi D.Tất cả đều đúng
33. Các hormon chuyển hoá đường của tuyến thượng thận không có tác dụng nào:
A.Tăng tiết dịch vị
B.Tăng tái hấp thu natri
C.Tăng sức chống đỡ với quá trình viêm
D.Tăng sức chống đỡ với quá trình dị ứng.
























Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
69

Bài 8
MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA HỆ NỘI TIẾT

A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:


1. Kiến thức:
1.1. Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng của một số bệnh nội
tiết thường gặp.
1.2. Trình bày được các thuốc điều trị những bệnh này.
2. Kỹ năng:
Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và theo dõi được các tác dụng
phụ của thuốc.
3. Thái độ:
3.1. Học tập nghiêm túc, giữ gìn trật tự, vệ sinh lớp học.
3.2. Chủ động, tích cực tham gia xây dựng bài.
3.3. Thái độ hoà nhã, nhiệt tình, tận tuỵ, cảm thông với người bệnh.

B. NỘI DUNG
1. Bệnh đái tháo đường
1.1. Định nghĩa
Đái tháo đường là một nhóm bệnh chuyển hoá với đặc trưng tăng glucose huyết.
Glucose huyết gia tăng do sự tiết insulin bị thiếu hụt hoặc do insulin tác dụng kém, hoặc do
cả hai. Tăng đường huyết mãn tính trong đái tháo đường dẫn đến những thương tổn, rối
loạn chức năng và suy yếu nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch
máu.
1.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
1.2.1. Lâm sàng
- Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều.
- Sụt cân nhanh: 5-10kg trong vài tháng.
- Người bệnh luôn luôn có cảm giác đói.
1.2.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: đường máu tăng.
- Xét nghiệm nước tiểu: có đường trong nước tiểu.
1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường
- Glucose máu lúc đói > 7 mmol/l và phải thực hiện ít nhất 2 lần liên tiếp.

- Glucose máu bất kỳ > 11 mmol/l, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng.
Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
70

1.4. Phân biệt 2 typ đái tháo đường cổ điển

Typ 1 Typ 2
Tỷ lệ 10-20 % 80-90 %
Tuổi khởi phát < 40 tuổi
≥ 40 tuổi
Trọng lượng ban đầu Không béo phì Thường béo phì
Khởi bệnh Rầm rộ Kín đáo
Uống nhiều Rõ Ít rõ
Ăn nhiều và sụt cân Có Không
Tiết insulin Giảm nhiều Bình thường hoặc giảm ít

Phụ thuộc insulin Có Không
Biến chứng Nhiều và sớm Ít, chậm

1.5. Biến chứng
- Hôn mê: do hạ đường huyết, toan ceton, mất nước.
- Mắt: đục thuỷ tinh thể, viêm thần kinh thị, glaucome, rối loạn chiết quang nên bệnh
nhân nhìn lúc tỏ lúc mờ.
- Thận: bệnh thận đái tháo đường, là nguyên nhân dẫn đến suy thận
- Thần kinh: viêm đa dây thần kinh ngoại biên, bệnh lý thần kinh tự động
- Mạch máu: tăng lipid máu, tăng huyết áp, tắc mạch chi dưới, mạch thận, tắc mạch
não
- Nhiễm trùng: da, phổi, tiết niệu
1.6. Điều trị
1.6.1. Thuốc

- Insulin: có nhiều loại: nhanh (Lispro, Regular), trung gian (NPH, Lente), chậm (PZI,
Ultralente HM, Glargine), tiêm dưới da.
- Thuốc uống: Siofor , Stagide
Predian, Diabenese, Daonil, Amaryl
1.6.2. Chế độ ăn uống:
- Năng lượng 50-55% glucid, 30-35% lipid, 15% protid.
- Glucid: nên dùng đường đa: tinh bột, bánh mì; tránh các đường đơn như mật, kẹo
chocolat, sữa chua, bánh ngọt, trái cây vì hấp thu nhanh, làm tăng tiết insulin.
- Lipid: nên dùng dầu thực vật, các loại cá.
- Ăn nhiều rau, thức ăn sợi xơ để chậm hấp thu.
- Nên chia 5-6 bữa ăn trong ngày.

Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
71

2. Bướu giáp đơn
2.1. Đại cương
- Bướu giáp đơn là sự phì đại tổ chức tuyến giáp có tính chất lành tính.
- Thường gặp ở nữ nhiều hơn nam.
* Nguyên nhân:
- Thiếu iod, gặp ở vùng núi, do thiếu hụt iod trong thức ăn, nước uống.
- Rối loạn kích thích tố nữ: xảy ra ở trẻ em gái dậy thì, phụ nữ có thai, mãn kinh.
- Do chất kháng giáp: bắp cải trắng, sắn, thuốc kháng giáp tổng hợp
- Bệnh làm mất iod: đi chảy kéo dài, thận hư.
- Dùng iod quá nhiều gây ức chế gắn iod do hiệu quả Wolff Chaikoff.
* Bệnh sinh: do thiếu iod, nồng độ iod trong máu giảm và trong tuyến giáp sẽ giảm,
tuyến giáp phì đại để bù trừ, do đó tuyến giáp không bị suy hay giảm chức năng.
2.2. Triệu chứng
2.2.1. Lâm sàng
- Có thể không có triệu chứng gì, người bệnh chỉ thấy vòng cổ to ra, ảnh hưởng đến

thẩm mỹ.
- Đối với bướu giáp dịch tễ thì ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể, nhất là ở trẻ em:
chậm phát triển trí tuệ, giảm trí thông minh, đần độn.
- Bướu quá lớn có thể chèn ép thực quản gây khó nuốt, chèn khí quản gây khó thở, chèn
dây thần kinh quặt ngược gây nói khàn.
- Nghe bướu không có tiếng thổi tại bướu.
2.2.2. Cận lâm sàng
- Định lượng FT
3
, FT
4
, TSH: bình thường
- Độ tập trung I
131
bình thường.
- Đo iod niệu để đánh giá sự thiếu hụt iod.
- Siêu âm tuyến giáp: để biết cấu trúc, kích thước và thể tích tuyến giáp.
2.3. Biến chứng
- Biến chứng cơ học: do tuyến giáp quá lớn gây chèn ép.
- Nhiễm khuẩn: gây viêm tuyến giáp cấp.
- Cường giáp.
- Thoái hoá ác tính: ung thư hoá.
- Bướu cổ do thiếu iod ở người mẹ mang thai có thể ảnh hưởng đến sự chậm phát
triển về tinh thần và thể chất của thai nhi.
2.4. Điều trị
- Điều trị theo nguyên nhân.
- Thiếu iod thì cung cấp iod, dưới dạng: IK, Lugol, Lipiodol
- Không do thiếu iod: sử dụng hormon giáp (Levothyroxine)

×