Tải bản đầy đủ (.doc) (159 trang)

Chế định nguyên thủ quốc gia trên thế giới và tham chiếu việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.32 KB, 159 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài nghiên cứu
Cơng cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo hơn 35 năm qua đã
đạt được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Song so với nhiều nước ở khu
vực và quốc tế, trình độ, tốc độ và chất lượng phát triển của chúng ta cịn có
khoảng cách, thậm chí khá xa về nhiều mặt, nguy cơ tụt hậu vẫn tồn tại và là một
thách thức không nhỏ. Trong nước văn hố, xã hội, mơi trường cịn nhiều điều bất
cập; tình trạng tham ơ lãng phí, quan liêu, bộ máy cịn cồng kềnh, chồng chéo, tính
hiệu lực, hiệu quả chưa cao; phát triển kinh tế, sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại
hố cịn chưa xứng với tiềm năng.
Để tiến lên vững chắc trên con đường đổi mới, hội nhập quốc tế, một trong
những nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược hiện nay của Đảng, Nhà nước ta đã đặt ra,
đó là cần đẩy mạnh đổi mới hệ thống chính trị (HTCT), xây dựng nhà nước pháp
quyền (NNPQ) xã hội chủ nghĩa (XHCN), trong đó hồn thiện thể chế, cải
cách, tinh gọn bộ máy nhà nước (BMNN), phát huy nguồn lực con người có vai trị
rất quan trọng. Nghị quyết Đại hội Đảng qua các kỳ Đại hội đã đề cập nhiều đến
việc đổi mới HTCT, hoàn thiện thể chế, xây dựng BMNN hoạt động hiệu lực, hiệu
quả. Đặc biệt, gần đây nhất, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục khẳng
định "Việc hồn thiện mơ hình tổ chức tổng thể của HTCT cho phù hợp với tình
hình thực tiễn cịn chậm, chưa đáp ứng u cầu", "Phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với HTCT còn chậm đổi mới", "Cơ chế kiểm soát quyền lực trong Đảng và
Nhà nước chưa đầy đủ" [27, tr.184, 217]. Cùng với đó, một trong những nhiệm vụ,
giải pháp cơ bản trong phương hướng công tác xây dựng Đảng mà Nghị quyết đã
đề ra, đó là "Tiếp tục đổi mới, hồn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao hoạt động
của của HTCT", quan tâm tăng cường "Nhân rộng những mô hình mới có hiệu
quả. Đẩy mạnh sắp xếp theo hướng tinh gọn… Hoàn thiện thể chế, bảo đảm đồng
bộ, liên thông giữa pháp luật của Nhà nước với quy định của Đảng về tổ chức bộ
máy" [27, tr.238, 239]. Nghị quyết Đại hội XI, XIII của Đảng cũng khơng ít nội
dung đã đề cập đến việc nghiên cứu, xác định, làm rõ về vai trò NTQG của Chủ


tịch nước. Đây chính là cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng để nghiên cứu, hoàn
thiện chế định nguyên thủ quốc gia (NTQG) của Việt Nam, tìm hiểu kinh nghiệm
quốc tế, đề xuất những giải pháp mới phù hợp hơn nhằm đổi mới BMNN, phát huy
hơn nữa sự đóng góp của NTQG trong quá trình xây dựng phát triển đất nước.
Ở nước ta, thể chế chính trị, trong đó có thể chế liên quan trực tiếp đến NTQG
chưa được đầu tư nghiên cứu đúng mức cả trên bình diện lý luận và tổng kết thực


2

tiễn. Cho đến nay, các văn kiện, các văn bản tài liệu chính thức của Đảng, Nhà
nước mới đề cập chủ yếu ở khâu chủ trương, đường lối chung. Chế định NTQG
chưa được đề cập cụ thể ngay cả từ khái niệm, cách thức, phương pháp hình thức,
nội dung cụ thể rõ ràng về nó. Trên thực tế, chế định NTQG Việt Nam hiện nay là
kết quả chuyển đổi gắn liền với lịch sử vẻ vang của Đảng, với gần một thế kỷ
thành lập, đấu tranh, xây dựng, phát triển Nhà nước Việt Nam chính thể Cộng hịa
XHCN từ cách mạng Tháng Tám năm 1945, trải qua thời kỳ kháng chiến chống
thực dân Pháp, đế quốc Mỹ trường kỳ gian khổ, xây dựng chủ nghĩa xã hội
(CNXH). Chế định NTQG ở Việt Nam đã không ngừng thay đổi trong các giai
đoạn cách mạng, được thể hiện trong những văn kiện quan trọng, như Hiến pháp
năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013.
Nguyên thủ quốc gia là một thiết chế quan trọng cấu thành nên BMNN, là
biểu tượng, biểu trưng sức mạnh của quốc gia, dân tộc, có vị trí, vai trị, tầm ảnh
hưởng sâu rộng trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phịng,
ngoại giao... khơng chỉ đối với phạm vi lãnh thổ quốc gia mà còn phạm vi khu vực
và toàn cầu. Trong nhà nước hiện đại, mỗi quốc gia khác nhau nguyên thủ có
những tên gọi khác nhau như Nhà vua, Hoàng đế, Nữ hoàng, Tổng thống, Chủ tịch
Hội đồng Nhà nước hay Chủ tịch nước.
Là một chế định đặc biệt trong cấu trúc BMNN thực thi quyền lực nhà nước
(QLNN), có vị trí đứng đầu nhà nước, Chủ tịch nước Việt Nam theo chính thể nhà

nước cộng hoà XHCN cần đảm bảo quyền lực của NTQG để phát huy hiệu quả.
Quyền lực của Chủ tịch nước trên thực tế còn nhiều điều chưa được quy định rõ
hoặc có quy định nhưng cũng chưa từng được triển khai trong thực tế. Song
song với đó, trên cương vị là người đứng đầu đất nước thực hiện QLNN được nhân
dân uỷ quyền cho nhà nước, Chủ tịch nước cũng cần thể hiện trách nhiệm trước
nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình được hiến pháp, pháp luật
quy định. Việc thực hiện thẩm quyền của Chủ tịch nước cũng cần phải được dân
biết, dân hỏi, dân kiểm tra và phải được kiểm soát quyền lực. Việc kiểm sốt này
chính là để thể hiện tính đại diện, tính uỷ quyền mà NTQG được nhân dân trao cho
người có vị trí cao nhất chịu trách nhiệm đứng đầu lãnh đạo đất nước, đứng đầu
BMNN. Đây cũng là đòi hỏi của việc xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì
dân một cách đầy đủ, thực chất. "Nhà nước của dân, do dân, vì dân" chỉ được thực
hiện đầy đủ khi "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" có quyền đầy đủ trong thực hiện
cơng việc kiểm sốt và giám sát của mình.
Mơ hình NTQG thời kỳ đổi mới, kể từ khi sửa đổi Hiến pháp 1992 ở nước ta


3

đã trải qua 30 năm thực hiện, trong đó Hiến pháp 2013 đã triển khai 10 năm, song
đến nay chế định Chủ tịch nước vẫn còn nhiều nội dung bất cập, nhiều nghiên cứu
và chuyên gia đánh giá pháp lý về Chủ tịch nước là thấp nhất trong HTCT.
Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá tổng thể về những bất cập, hạn chế
tiếp cận góc độ chính trị học. Chế định NTQG trên thế giới cịn ít các nghiên cứu
chính trị học kết hợp liên ngành với các khoa học khác, vì vậy chưa có cái nhìn
tổng thể, đa chiều về chế định này. Nhất là cịn ít có các nghiên cứu về chế định
NTQG ở các nước đang chuyển đổi và các nước XHCN, cũng như các nghiên cứu
tham chiếu các giá trị của chế định NTQG trên thế giới cho các nước này. Kinh
nghiệm đổi mới chế định NTQG đã diễn ra ở khơng ít quốc gia trên thế giới, trong
đó có những nước XHCN có chính thể tương đồng như Việt Nam. Sự đổi mới này

đã có những tác động tích cực nhiều mặt đến sự phát triển của đất nước cũng như
phát huy vị trí, vai trị của NTQG. Việc nghiên cứu nó khơng chỉ tiếp thu những
bài học thành cơng mà cịn cần được nghiên cứu, xem xét những mặt hạn chế rút ra
những kinh nhiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện chế định Chủ tịch nước.
Chế định NTQG ở nước ta đã từng có tiền lệ thay đổi về mơ hình chính thể cần
được phân tích làm rõ cả ưu điểm, hạn chế trong quá trình thực hiện đổi mới
HTCT theo tinh thần nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc đã đặt ra.
Vì vậy việc nghiên cứu chế định NTQG trên thế giới để tham chiếu giá trị
nhằm hoàn thiện chế định NTQG ở Việt Nam có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Do đó,
tơi chọn đề tài "Chế định Nguyên thủ quốc gia trên thế giới và những giá trị tham
chiếu cho Việt Nam" làm đề tài Luận án Tiến sĩ, ngành Chính trị học.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1.Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về chế định người đứng đầu nhà
nước, NTQG ở các nước trên thế giới, luận án đánh giá những điểm tương đồng,
khác biệt, những điểm mạnh và yếu của từng mơ hình chế định NTQG; trên cơ sở
đó, đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm góp phần hồn thiện chế
định người đứng đầu nhà nước ở Việt Nam.
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chế định người đứng đầu nhà
nước trong tổ chức và thực thi QLNN.
Thứ hai, phân tích chế định người đứng đầu nhà nước một số nước trên thế
giới hiện nay (qua lựa chọn một số mô hình nhà nước điển hình); khái quát những
giá trị tham chiếu cho Việt Nam.


4

Thứ ba, phân tích khái quát thực trạng chế định Chủ tịch nước ở Việt Nam,
luận án đề xuất những quan điểm, phương hướng, giải pháp vận dụng những giá trị

tham chiếu về chế định NTQG trên thế giới vào q trình hồn thiện chế định
NTQG ở Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Chế định NTQG trên thế giới và Việt Nam.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận án nghiên cứu chế định NTQG trên thế giới thông qua
một số quốc gia tiêu biểu, trong đó tập trung vào chế định này ở một số mơ hình
chính thể (cộng hịa tổng thống, cộng hịa đại nghị, cộng hòa hỗn hợp, quân chủ lập
hiến, cộng hòa XHCN - mơ hình Xơ Viết).
- Về thời gian: Luận án chủ yếu nghiên cứu chế định NTQG trên thế giới và
ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Một số khía cạnh lịch sử được đề cập, phân
tích để làm rõ hơn cho chế định này ở hiện tại.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1.Lý luận
- Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt
Nam và các lý thuyết của khoa học chính trị về tổ chức và thực thi QLNN về người
đứng đầu nhà nước.
- Luận án sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Luận án còn được thực hiện trên cơ sở cách tiếp cận của của khoa học
chính trị về tổ chức và thực thi QLNN, một số khoa học khác, bao gồm các
cách tiếp cận sử học, luật học, cách tiếp cận hệ thống, cấu trúc và chức năng…
- Trên cơ sở cách tiếp cận liên ngành, đa ngành, Luận án sử dụng các phương
pháp tích hợp, tổng hợp, cấy ghép trong khoa học chính trị và luật học, trong đó
thừa nhận những khác biệt, đa dạng của chế định NTQG trên thế giới xuất phát từ
bối cảnh, điều kiện cụ thể của từng quốc gia, nhưng đồng thời cho rằng chế
định này cũng có các giá trị, đặc điểm chung ở các quốc gia khác nhau. Vì thế, việc
phân tích những giá trị tham chiếu của nước ngồi cho Việt Nam cần phải dựa trên

những điều kiện, bối cảnh ở Việt Nam, nhưng đồng thời chỉ ra sự cần thiết, khả
năng áp dụng những giá trị ở nước ngồi cũng như những khó khăn, điều kiện
bảo đảm để áp dụng các giá trị tham chiếu đó.


5

4.3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích hệ thống: Dùng để phân tích vị tri, vai trị, địa vị
chính trị, pháp lý của chế định NTQG trong tính chính thể của BMNN và trong
HTCT. Phương pháp này cịn cho phép phân tích những biến đổi nội tại của HTCT
và BMNN dưới ảnh hưởng của những nhân tố bên ngoài hệ thống, như điều kiện,
bối cảnh kinh tế xã hội và văn hóa, đặc biệt là văn hóa chính trị.
- Phương pháp phân tích cấu trúc chức năng: Vận dụng phương pháp này để
làm rõ chức năng của chế định NTQG trong HTCT nói chung, trong BMNN nói
riêng. Phân tích vai trị, tính ổn định, biển đổi của chế định NTQG và hệ quả của
việc duy trì ổn định hoặc sự biến đổi đó.
- Phương pháp so sánh: được sử dụng nhằm làm rõ những điểm tương đồng
và khác biệt giữa mơ hình HTCT, mơ hình chính thể và chế định NTQG trên
thế giới và Việt Nam, từ đó lựa chọn những giá trị tham chiếu cho việc xây dựng
và hoàn thiện chế định Chủ tịch nước của Việt Nam.
- Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng để phân tích bản chất của các
khái niệm, nội dung cấu thành chế định NTQG, phân tích sự tác động của các yếu tổ
kinh tế - xã hội, lịch sử và văn hóa chính trị đến q trình hình thành chế định
NTQG trên thế giới và ở Việt Nam. Từ đó, tổng hợp, khái quát thành các luận
chững, luận cứ của luận án. Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp cịn
dùng để phân tích các tài liệu sẽ giúp cho quá trình tổng thuật tài liệu, khai thác
những dữ liệu đã có trong các cơng trình nghiên cứu đi trước cũng như các báo cáo
của các cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc nghiên cứu của luận án.

- Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để phỏng vấn, tham khảo ý kiến của các
chuyên gia, những người có kiến thức và sự am hiểu sâu rộng về vấn đề của luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học
- Luận án trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về
NTQG và chế định NTQG; đánh giá, phân tích về chế định NTQG trên thế giới
qua một số mơ hình chính thể tiêu biểu như: qn chủ, qn chủ lập hiến; cộng hòa
tổng thống, cộng hòa hỗn hợp, cộng hồ đại nghị và cộng hịa XHCN, (Mỹ, Pháp,
Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc).
- Khái quát những giá trị tham chiếu cho việc hoàn thiện chế định NTQG ở
Việt Nam.
- Những luận chứng, luận cứ cho việc đổi mới chế định Chủ tịch nước ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án


6

6.1.Ý nghĩa khoa học
- Gia tăng trí thức chuyên ngành thơng qua hệ thống hóa một số lý thuyết,
cách tiếp cận trên thế giới liên quan tới NTQG và chế định NTQG, làm rõ thực tiễn
tổ chức chế định NTQG qua nghiên cứu so sánh các mơ hình chính thể.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu BMNN nói
chung, nghiên cứu chế định NTQG nói riêng; có thể làm tài liệu nghiên cứu, giảng
dạy trong các cơ sở đào tạo về chính trị học, khoa học pháp lý.
- Có thể tham khảo trong nghiên cứu đổi mới hồn thiện HTCT nói chung xây
dựng NNPQ nói riêng ở Việt Nam.
6.2.Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp những luận chứng, luận cứ khoa
học, kinh nghiệm thế giới trong quá trình xây dựng và hoàn thiện NNPQ
XHCN, đổi mới và hoàn thiện chế định Chủ tịch nước ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án được chia làm 4 chương, 15 tiết.


7

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ CHẾ ĐỊNH NGUYÊN THỦ QUỐC GIA
Nguyên thủ quốc gia trong các nhà nước hiện đại thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
về nguồn gốc ra đời, cơ sở kinh tế-xã hội, cơ sở văn hóa, cách thức hình thành vai
trị vị trí của NTQG trong BMNN.
Ngun thủ quốc gia (người đứng đầu nhà nước) là nhân vật chính thức đại
diện của một nhà nước thống nhất và hợp pháp. Tùy thuộc vào hình thức chính
phủ và sự phân chia quyền lực của quốc gia, NTQG có thể là người không thực
quyền, thực hiện nghi lễ hoặc đồng thời là người đứng đầu chính phủ và có thể là
người đại diện quốc gia, vừa đứng đầu chính phủ, tổng chỉ huy các lực lượng vũ
trang, (chẳng hạn như tổng thống Hoa Kỳ), thậm chí có thể vừa là người đứng đầu
đảng chính trị duy nhất cầm quyền trong HTCT một đảng (Liên Xô trước đây,
Trung Quốc, Tiều Tiên hiện nay). Ở nước ngoài NTQG (người đứng đầu nhà
nước), được nghiên cứu nhiều từ lịch sử, định nghĩa, phân loại, vai trị, phương
thức hình thành và các chế định của hiến pháp từng nước. Các cơng trình như:
Kubicek, Paul (2015). European Politics. Routledge. pp. 154-56, 163. ISBN 978-1317-34853-5; Nicolaidis and Weatherill, ed. (2003). "Whose Europe? National
Models and the Constitution of the European Union". Archived from the original
on 17 June 2015. Retrieved 23 December 2014; Gouvea, C. P. (2013). "The
Managerial Constitution: The
Convergence

of
Constitutional
and
Corporate
Governance Models". SSRN 2288315; Belavusau, U. (2013).
Freedom of speech: importing European and US constitutional models in
transitional democracies. Routledge. ISBN 9781135071981. Archived from the
original on 23 December 2014. Retrieved 23 December 2014.
Các nghiên cứu cho thấy, chế định NTQG ở mỗi mơ hình, mỗi quốc gia là rất
khác nhau. Theo các nghiên cứu đó, trong xã hội hiện đại có hai mơ hình lớn: qn
chủ và cộng hịa. Trong mỗi mơ hình lớn đó, cịn có các phiên bản nhỏ hơn, như mơ
hình qn chủ có qn chủ chun chế, qn chủ lập hiến; trong mơ hình cộng hịa có
cồng hịa đại nghị, cộng hịa tổng thống, cộng hóa hỗn hợp và cộng hòa XHCN.
Chức năng, vai trò của các NTQG mặc dù có những điểm chung, nhưng biểu
hiện cụ thể lại rất khác nhau và được chế định trong các hiến pháp quốc gia. Vai


8

trò chung phổ biến là biểu tưởng cho quốc gia về sự thống nhất, liên tục của
QLNN, cho chủ quyền quốc gia, cho sự đoàn kết quốc gia…
Các nghiên cứu cũng chỉ ra những vai trò đặc thù, trước hết là do mơ hình
chính thể, sau đó có thể là do truyền thống lịch sử và văn hóa chính trị. Ví dụ: Điều
hành chính phủ (đứng đầu hành pháp), đứng đầu hành pháp, nhưng khơng đứng
đầu chính phủ, điều hành hạn chế, khơng điều hành. Ngồi ra NTQG cịn có
một số thẩm quyền khác, như tiệu tập và giải tán cơ quan lập pháp trong cộng hòa
nghị viện, ngoại giao (cử đại sứ và phê chuẩn các hiệp ước, công bố luật, trình
dự án luật, trao tặng danh hiệu nhà nước…
Matthew Shugart và John Carey (1992), Tổng thống và Nghị viện (Presidents
and Assemblies); Albert P.Blaustein and Jay A.Sigler, Constitutions that made

history copyright 1988 (Các bản hiến pháp làm nên lịch sử); Joseph W. Robbins,
"Presidentialism versus Parliamentalism", in John T. Ishiyama and Marijke
Breuning (eds), 21st Century Political Science: A Reference Handbook,
(Thousand Oaks, CA: SAGE Publications, 2011).
Các tác giả nghiên cứu về mối quan hệ giữa mơ hình chính thể và chế độ bầu
cử hình thành nên NTQG. Trong trường hợp cộng hịa tổng thống, cử tri trong có
khả năng xác định trước cơ cấu chính phủ và người đứng đầu chính phủ, có thể biết
trước được ai sẽ là tổng thống, sẽ dẫn dắt chính phủ. Ngược lại, hệ thống đại nghị
khơng rõ ràng như vậy vì cơ cấu chính phủ cuối cùng phụ thuộc vào cuộc đấu đá
chính trị giữa các đảng chính trị hoặc liên minh các đảng chính trị. Các tác giả cũng
phân tích các chế độ bầu cử đa số tuyệt đối và đa số tương đối và hệ quả của việc
hình thành nên NTQG, mà theo hiến pháp là đại diện cho nhân dân. Các nghiên cứu
cũng cho rằng, tính đại diên trong các chế độ đại nghị, hoặc chế độ tổng thống của
NTQG có thể đặt ra vấn đề lựa chon mơ hình chính thể cho một quốc gia.
Cuốn Nghiên cứu so sánh vai trò của NTQG trong chính thể cộng hồ đại nghị và
cộng hoà tổng thống" (Comparative Study of the Role of the Head of State in
Parliamentary and Presidential Systems of Government) của Mohd. Tahir Nasiri
(1994). Cuốn sách nghiên cứu về hai hình thức chính thể cộng hịa đại nghị và cộng hịa
tổng thống và có đối chiếu so sánh về nguyên thủ quốc gia của các chính thể đó. Cuốn
sách dành nghiên cứu về NTQG ở một số nước như Mỹ, Anh, Ấn độ… để có những so
sánh, tìm ra sự khác biệt, những tương đồng về NTQG - vai trò, đặc điểm, các sử dụng
quyền hạn của NTQG trong BMNN và với các thiết chế khác của BMNN.
Đào Trí Úc, Cơ sở lý luận và thực tiễn của mơ hình ngun thủ quốc gia ở
nước ta hiện nay [121]. Nguyễn Thị Quỳnh Giang, Một số nét mới về thể chế chính


9

trị và BMNN một số quốc gia trên thể giới [39].
Tác giả phân tích mơ hình vị trí ngun thủ quốc gia trên thế giới hiện nay

gắn liền với 3 loại mơ hình chính thể: cộng hịa tổng thống, cộng hòa đại nghị và
cộng hòa hỗn hợp. Nguyễn Thị Quỳnh Giang, khi nghiên cứu mơ hình và những
biến đổi thể chế chính trị của 20 quốc gia điển hình về thể chế chính (gồm Châu Á:
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Mianma, Iran, Ôman, UAE,
SriLanka; Châu Âu: Pháp, Nga, Đức, Nauy, Ai-len; Châu Mỹ la tinh: Mỹ, Cu Ba,
Nam Phi; Châu Úc: Oxtraylia) từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay. Qua nghiên cứu so
sánh, tác giả đã đưa ra những đặc trưng cơ bản, khái quát những xu hướng biến đổi
chế định NTQG trong các mơ hình chính thể: Trong chế độ quân chủ chuyên chế,
Quốc vương nắm thực quyền (Ơ-man); trong các mơ hình Qn chủ lập hiến, Vua
hay Nữ hồng chủ yếu mang tính tượng trưng quốc thể. Đại diện điển hình cho mơ
hình qn chủ nghị viện là vương quốc Anh và các quốc gia trong khối Liên hiệp
Anh. Tuy nhiên, ở Thái Lan, Vua Thái Lan không chỉ là người đại diện cho quốc
gia mà cịn mang tính chất tơn giáo (Phật giáo) và được người dân tơn thờ, chính vì
vậy mà Vua Thái Lan đã có nhiều lần can dự vào chính trường tại quốc gia này.
Đối với các nước duy trì chế độ cộng hòa đại nghị, trung tâm thực thi QLNN là
Chính phủ. Trong cộng hịa lưỡng tính (hỗn hợp) QLNN được chia sẻ giữa Nghị
viện và Tổng thống - NTQG, đứng đầu hành pháp, nhưng không đứng đầu Nội các.
Hoa Kỳ là quốc gia theo chính thể cộng hịa tổng thống điển hình và quyền lực của
Tổng thống là trung tâm của 3 nhánh quyền lực quốc gia.
Tác giả Nguyễn Quỳnh Giang cũng đề cập đến chế định NTQG ở một số
nước mang tính pha trộn, ít điển hình và cũng đã chỉ ra những đặc điểm của NTQG
ở các nước đó, như: SriLan-ka, Iran và UAE, Cộng hịa Hồi giáo Iran…
Qua nghiên cứu lịch sử biến đổi của chế định NTQG trên thế giới, các tác giả
nêu trên cũng rút ra kết luận đáng chú ý là: Thứ nhất, chế định nguyên thủ quốc gia
biến đổi theo điều kiện kinh tế - xã hội, đáp ứng với yêu cầu hiệu lực, hiệu quả của
BMNN, bất chấp chế độ chính trị được định danh trong Hiến pháp là mơ hình
chính thể nào (LB Nga, Hàn Quốc…). Thứ hai, trên thế giới, dù NTQG ở bất kỳ
mơ hình chính thể nào, thì các quốc gia có xu hướng tăng cường vai trị của cơ
quan hành pháp. Vì vậy, nếu các NTQG đứng đầu hành pháp, thông thường được
tăng cường quyền lực và là một chế định thực quyền.

Một trong những cơng trình nghiên cứu về mơ hình chính thể, địa vị pháp lý,
vị trí, vai trị của NTQG với quy mô khảo sát lớn phạm vi nghiên cứu rộng là cơng
trình của GS.TS Tạ Ngọc Tấn, (chủ biên, 2013), Thể chế chính trị - Một số kinh


10

nghiệm của thế giới, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. Cuốn sách khái quát về
193 quốc gia trên thế giới ở 5 châu lục; nội dung đề cập tới người đứng đầu
quốc gia gắn liền với hai mô hình chính thể nhà nước cơ bản đó là chính thể qn
chủ và chính thể cộng hịa. Trong đó chính thể qn chủ có 43 nước, chính thể
cộng hịa 149 nước. Trong chính thể cộng hịa có 49 nước chính thể cộng hòa tổng
thống; 29 nước nghị viện, 51 nước lưỡng tính, hỗn hợp; 5 nước cộng hịa xã hội
chủ nghĩa và dân chủ nhân dân chủ yếu tập chung ở Châu Á và Châu Mỹ (5 nước,
gồm: Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Triều Tiên, Cu Ba).
Cơng trình cho thấy xu thế phổ biến là các nước theo mơ hình cộng hịa tổng
thống và cộng hịa hỗn hợp (lưỡng tính). Điều này nhìn nhận từ góc độ lịch sử cho
thấy, việc lựa chọn mơ hình NTQG, mà cơ sở của nó là mơ hình chính thể, có tính
quy luật nhất định, ảnh hưởng lẫn nhau, trước hết là các yếu tố kinh tế - xã hội của
thời đại cách mạng tư sản ở các nước phương Tây, sau đó là tư duy chính trị của thời
đại đó, được nêu trong các lý thuyết chính trị khai sáng, nhằm trao quyền dân chủ
cho công dân, NNPQ, chủ nghĩa lập hiến và địi hỏi về tính hiệu lực, hiệu quả của
nhà nước. Cuốn sách cung cấp bức tranh toàn cảnh về các chính thể của các quốc
gia trên thế giới, theo đó là các chế định NTQG, là cơ sở lý luận và thực tiễn tin cậy
để nghiên cứu về chế định NTQG của các nước trên thế.
Nói về sự đa dạng các mơ hình chế định NTQG, ngay chỉ trong khu vực
ASEAN, cơng trình Thể chế chính trị và tổ chức BMNN các nước ASEAN của các tác
giả đăng trên Tạp chí Khoa học pháp luật, số 05/2002, trên cơ sở phân tích thể chế
chính trị và tổ chức bộ máy của 9 nước ASEAN (trừ Việt Nam), cho thấy vai trị vị,
trí của NTQG ở khu vực rất khác nhau, từ quân chủ chuyên chế, quân chủ lập hiến,

cộng hòa tổng thống, cộng hòa hỗn hợp, cộng hòa XHCN. Những nghiên cứu này đặt
ra yêu cầu cần phải nghiên cứu chi tiết, nghiêm túc và phải trả lời câu hỏi: Vì sao
quốc gia đó lại chọn chế định NTQG theo kiểu này mà không theo kiểu khác?
Cuốn Tổng thống với Thủ tướng Chính phủ: Có nên bầu cử trực tiếp (Presidents
with Prime Ministers: Do Direct Elections Matter) của Margit Tavits (2009), nghiên
cứu về quá trình bẩu cử tổng thống ở các chính thể cộng hịa nghị viện và cộng hịa
hỗn hợp, trong đó có hai con đường hình thành tổng thống: một là, nghị viện bầu tổng
thống (cộng hòa nghị viện) và hai là, nhân dân bỏ phiếu trực tiếp bầu tổng thống
(cộng hòa hỗn hợp). Bằng những nghiên cứu công phu, sự tổng kết thực nghiệm trong
hoạt động bầu cử, tác giả đã đưa ra những đánh giá và những luận điểm để minh
chứng cho những đánh giá về những ưu điểm và nhược điểm của hai con đường hình
thành NTQG. Cuốn sách cung cấp những cái nhìn khách quan về cơ chế bầu cử tổng


11

thống trong chính thể cộng hịa nghị viện và cộng hịa hỗn hợp.
Về kiểm sốt quyền lực đối với chế định NTQG: NTQG thường có đặc quyền là
miễn trừ trách nhiệm hành chính và hình sự (ở hầu hết cộng hịa nghị viện). Vấn đề
đặt ra là phải kiểm sốt quyền lực của NTQG như thế nào? Có nhiều nghiên cứu
trong và ngồi nước liên quan. Nhìn chung, các nghiên cứu đặt việc kiểm sốt quyền
lực NTQG trong khn khổ hiến pháp, trong tổ chức và thực thi QLNN: Nguyễn
Đăng Dung (2005), Sự hạn chế QLNN, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, Trịnh Thị
Xuyến (2008) Kiểm soát QLNN - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện
nay, Nxb. CTQG, Hà Nội. Các cơng trình đã làm rõ về sự cần thiết sự giới hạn của
QLNN ở cả cả góc độ lý thuyết và thực tiễn; căn cứ, lý thuyết chung để giới hạn
QLNN (như vai trò của Hiến pháp, Chủ nghĩa Hiến pháp, xây dựng NNPQ; các nội
dung, hình thức giới hạn QLNN; cơ chế để giới hạn QLNN (giới hạn quyền lực từ
bên trong: phân chia/phân công, phân nhiệm, tự kiểm tra bên trong; hạn chế QLNN
từ bên ngoài: hoạt động tự do báo chí, cơng khai minh bạch chính quyền, bỏ phiếu

trưng cầu…). Kết quả nghiên cứu của cuốn sách cung cấp cơ sở lý thuyết cho Luận
án để nghiên cứu xác lập cơ chế kiểm soát, giới hạn quyền lực từ bên trong và bên
ngoài đối với Chủ tịch nước (như giám sát, phản biện của Mặt trận tổ quốc hay của
nhân dân với Chủ tịch nước).
Thái Vĩnh Thắng (2011), Tổ chức và kiểm soát QLNN, Nxb Tư pháp, Hà
Nội. Cuốn sách rút ra các nguyên lý, kinh nghiệm tổ chức và kiểm sốt QLNN từ
đó hướng tới xây dựng và hoàn thiện BMNN pháp quyền XHCN ở Việt Nam. Tác
giả đã đưa ra những lý giải về cách thức tổ chức và kiểm sốt QLNN trong các mơ
hình nhà nước: nhà nước phong kiến Việt Nam, nhà nước tư sản, nhà nước XHCN
trước năm 1991 ở Liên Xô, Trung Âu và Đông Âu cũng như nước Nga và các
nước Trung Âu, Đơng Âu hiện nay; hình thức tổ chức và kiểm soát QLNN ở Việt
Nam kể từ Hiến pháp năm 1946 đến nay.
Bên cạnh đó, cịn có các cơng trình: Đề tài khoa học cấp nhà nước: Phân
công, phối hợp quyền lực và kiểm soát quyền lực trong xây dựng NNPQ XHCN
Việt Nam, Đề tài cấp Nhà nước Mã số KX. 04-28/6-10, Hà Nội và cuốn Phân
công, phối hợp và kiểm soát quyền lực với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của
Trần Ngọc Đường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, cung cấp những căn cứ
khoa học quan trọng về lý luận phân cơng, phối hợp và kiểm sốt QLNN phù
hợp với HTCT của Việt Nam. Cuốn Phân công, phối hợp giữa các cơ quan
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của Cao Anh Đô
tập trung nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận về việc phân công QLNN về lập


12

pháp, hành pháp, tư pháp và sự phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện các
quyền này; tác giả đã làm rõ thêm chế định Chủ tịch nước và Viện kiểm sát
nhằm làm rõ chức năng, vai trò của các chủ thể này trong việc tham gia thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp… Đề tài cấp Nhà nước Xây dựng NNPQ
của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh

đạo của Đảng của Đào Trí Úc và tập thể các tác giả đã làm rõ những đặc
trưng cơ bản của NNPQ XHCN ở Việt Nam: Thuộc tính dân chủ (của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân); Thuộc
tính Hiến pháp (được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và
bảo vệ Hiến pháp); Sự ngự trị của pháp luật (thừa nhận và thể hiện vai trị
thượng tơn pháp luật trong đời sống xã hội); Đề cao vai trò và bảo vệ các quyền
của cá nhân (thể hiện mối liên hệ dân chủ giữa Nhà nước với cá nhân, xã hội; đảm
bảo quyền con người); Nguyên tắc tổ chức bộ máy (theo nguyên tắc QLNN
thống nhất đồng thời thực hiện phân công, phối hợp trong thực hiện các quyền:
lập pháp, hành pháp và tư pháp); Mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước (Nhà
nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo).
Một số cơng trình của các tác giả khác như: Cuốn 55 năm xây dựng nhà nước
của dân, do dân, vì dân một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Lê Hữu Nghĩa,
Nguyễn Văn Mạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Cuốn Tổ chức BMNN Việt
Nam qua các bản Hiến pháp qua các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1992 và 1992 sửa
đổi, bổ sung của Nguyễn Đăng Dung (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; cuốn
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực
tiễn của Lê Minh Tâm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; cuốn Xây dựng NNPQ
XHCN Việt Nam - Lý luận và thực tiễn của Nguyễn Văn Mạnh (2010), Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội; cuốn NNPQ XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân - Lý luận
và thực tiễn của Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Tất Viễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội; cuốn Đổi mới, hoàn thiện bộ máy NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân ở Việt
Nam hiện nay của Lê Minh Thơng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Luận án tiến sĩ
Xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa của Hồng Thị Hạnh (2011); cuốn Cơ chế pháp lý kiểm soát QLNN của các cơ
quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Minh Đoan, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội tập trung nghiên cứu kiểm sốt QLNN trên bình diện tổ chức QLNN
trung ương giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Trong các cơng trình nghiên cứu về NNPQ nói chung, tổ chức BMNN và chế
định Người đứng đầu nhà nước nói riêng, các tác giả đã làm rõ những vấn đề



13

chung về tổ chức BMNN qua các bản Hiến pháp, trong đó tập trung nghiên cứu
sâu về cơ cấu, tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước
(Quốc hội, Chính phủ, các cấp hành chính địa phương) trong Hiến pháp 1946,
Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992; những kết quả nghiên cứu của
công trình này đã cung cấp cái nhìn tổng thể về những kết quả nghiên cứu cảu giới
khoa học chính trị, pháp lý Việt Nam về nhà nước, mơ hình tổ chức và vận hành
BMNN ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam nói riêng, trong đó có chế định
NTQG. Qua đó các tác giả cũng đã trình bày các quan điểm, định hướng, giải pháp
cho đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của BMNN ở Việt Nam nói
chung, chế định Chủ tịch nước nói riêng.
Gần đây nhất, Sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, có một số bài
viết đáng chú ý: Nguyên lý chủ quyền nhân dân và biểu hiện của nó trong NNPQ ở
Việt Nam của Trịnh Đức Thảo, Nguyễn Thị Việt Hương, Tạp chí Khoa học Xã hội
Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam của Nguyễn
Văn Mạnh, Tạp chí Lịch sử Đảng… Qua những bài viết trên, các tác giả đã
tập trung phân tích, làm rõ nội hàm các chế định về tổ chức BMNN, những điểm
mới về tổ chức BMNN trong Hiến pháp năm 2013 và đưa ra kiến nghị thể
chế hoá những quy định của Hiến pháp. Những kết quả nghiên cứu này có giá trị
quan trọng giúp thêm những thơng tin, tri thức, nhận định mới để phân tích, đánh
giá về thực trạng pháp luật chế định NTQG hiện hành và nhận diện những vấn đề
nghiên cứu trong tương lai của luận án. Tuy nhiên, do các nghiên cứu trên tập
trung về tổ chức BMNN gắn với mục đích nhằm triển khai thi hành Hiến pháp năm
2013 nên nhóm cơng trình này chưa đề xuất được những kiến nghị khả thi, lâu dài
về chế định NTQG ở Việt Nam.
1.2.CÁC CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA NGUYÊN THỦ QUỐC GIA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ THAM

CHIẾU
Về hoạt động của NTQG các nước trên thế giới
Đỗ Tiến Sâm, Hoàng Thế Anh (2014), Kinh nghiệm cải cách thể chế của
Trung Quốc và bài học đối với Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam, Hà Nội. China Economic Quarterly (2016) và China’s Economy was
Originally (2016) của tác giả Arthur Kroeber. Thực tiễn cải cách của Trung Quốc
cho thấy, Trung Quốc đã mạnh dạn cải cách trong nhiều lĩnh vực, trong đó có
BMNN nói chung, chế định NTQG nói riêng. Nhờ đó tạo nên cái "đặc sắc" của
Trung Quốc. Từ sau Hội nghị Trung ương 3 khóa 11 (cuối năm 1978) Đảng Cộng


14

sản Trung Quốc, duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh liên tục, sức mạnh tổng
hợp quốc gia được tăng cường, đời sống nhân dân được cải thiện, vị thế quốc tế
được nâng cao. Một trong những nguyên nhân quan trọng là Đảng Cộng sản Trung
Quốc - với tư cách đảng cầm quyền, đã mạnh dạn nhiều lần cải cách chế định
NTQG, để thích ứng với hồn cảnh cầm quyền mới.
Cuốn sách Tổng thống, Quốc hội và Hiến pháp của tác giả Christopher H.Pyle
and Richard M. Pious (The President, Congress anh the Constitution); Edward S.
Corwin, Tổng thống; Văn phòng và Quyền lực (The President: Office and Powers)
viết về các nguyên tắc, chính trị, quyền lực và các nguyên tắc hiến pháp và cách
chúng ảnh hưởng đến quyền lực của một Tổng thống, Quốc hội và tòa án trong việc
quyết định một số vấn đề quan trọng của nước Mỹ. Cuốn sách giúp người đọc trả lời
các câu hỏi cơ bản về thẩm quyền của chính phủ Hoa Kỳ trong việc tiến hành chiến
tranh, ngoại giao, quản lý đất nước trong tình trạng khẩn cấp; việc thực thi quyền lực
chính trị hợp pháp trong hoạch định chính sách…
Tổng thống Hoa Kỳ là người có vị trí như thế nào trong BMNN? Tổng thống
với tư cách là NTQG có mối quan hệ như thế nào với các đảng phái chính trị?. Câu
trả lời sẽ có trong cuốn Tổng thống ở trên đảng phái: Nhiệm kỳ đầu của Tổng

thống Mỹ, giai đoạn 1789-1829 (Presidents Above Party: The First American
Presidency, 1789-1829) của Ralph Ketcham, Omohundro Institute and University
of North Carolina Press. Cuốn sách là một nghiên cứu tồn diện, sâu sắc về vai trị
của tổng thống Mỹ thông qua khảo cứu từ năm 1789 đến năm 1829 về nhiệm kỳ
đầu của sáu Tổng thống và những lý tưởng được thực hiện, chưa được thực hiện
của các tổng thống. Tác giả đặt ra những câu hỏi cơ bản về vai trò lãnh đạo của
tổng thống: Tổng thống là người phụ thuộc hợp hiến đối với quyền lập pháp, hay
người bảo vệ độc lập của Hiến pháp? Họ là các nhà lãnh đạo đảng hoặc cao hơn
đảng chính trị? Từ đó, tác giả đã giải đáp thú vị về lịch sử của nhiệm kỳ tổng
thống và nhiều vấn đề bản chất của nền chính trị Hoa Kỳ. Trong nhiều chương
sách, tác giả luận bàn về vai trò, các phẩm chất của tổng thống, mối quan hệ của
tổng thống với đảng phái, mối quan hệ giữa tổng thống với dân chúng… Qua hồ
sơ về sáu vị Tổng thống, từ Washington đến John Quincy Adams, tác giả nhận
định: mặc dù có nhiều khác biệt đáng kể về cả hệ tư tưởng và thực tiễn chính trị,
nhưng có chung một quan niệm phi đảng phái về nhiệm kỳ tổng thống. Tổng thống
là người đại diện trực tiếp cho dân chúng, kết tinh tình cảm của người dân và
hướng dẫn và duy trì một đảng chính trị như một cơng cụ bảo vệ họ chống lại sự
xâm nhập, độc quyền và áp bức. Về vấn đề này các cơng trình The President and


15

the Parties of, và The President and the Parties: The Transformation of the
American Party System since the New Deal của
M. Sidney và Milkis (1993), Nxb. Oxford University Press; cuốn sách
Presidential Power and the Modern Presidents: The Politics of Leadership from
Roosevelt to Reagan Paperback của Richard E. Neustadt, Nxb. Free Press, 1991
đã trình bày một tổng hợp mới về sự phát triển chính trị của Hoa Kỳ trong thế kỷ
XX, Tổng thống và các Đảng được coi như mối quan hệ giữa "Giám đốc điều
hành" và hệ thống hai Đảng. Đặt các Đảng vào một bối cảnh lịch sử rộng lớn và

làm sáng tỏ mối liên hệ của họ với các bộ phận khác của HTCT Mỹ. Đã có lập
luận rằng, cần giải phóng "Giám đốc điều hành" khỏi gơng cùm của chính trị đảng
phái, tách các Tổng thống khỏi những gì đã từng phổ biến và sự ủng hộ thể chế từ
các Đảng của họ. Cũng liên quan đến chủ đề về quyền lực của Tổng thống, NTQG,
cuốn Putin - Innenansichten der Macht (2017) của nhà nghiên cứu chính trị người
Đức Hubert Seipel sẽ cho thấy những gì liên quan giải thích về logic quyền lực
nằm ở đâu đặc biệt đối với Tổng thống Nga, Putin.
Bên cạnh đó, các tác giả cịn bàn đến sự kiểm sốt quyền lực của tổng thống
từ hiến pháp và cơ quan lập pháp. Các tác giả cho thấy, ngoài các cơ chế kiểm chế
và đối trọng trong BMNN Hoa Kỳ, nhiệm kỳ tổng thống là một thể chế kiểm soát
quyền lực hữu hiệu. Các cuốn sách tài liệu hữu ích khi nghiên cứu về vai trò,
quyền hạn của Chủ tịch nước trong hoạt động đối nội và đối ngoại ở Việt Nam.
Mặc dù chế định Tổng thống ở Hoa Kỳ là một vị trí rất quyền lực, với những
mối quan hệ phức tạp, nhưng cuối cùng, điều được Alan Wolfe, Quyền lực tổng
thống và cuộc khủng hoảng hiện đại hóa (Presidential Power and the Crisis of
Modernization ), hay Michael A. trong cơng trình Nhiệm kỳ Tổng thống và Thách
thức của Dân chủ (The Presidency and The challenge of democracy), Publisher
Palgrave Macmillan; 2006 th edition, đều nhấn mạnh trong các bài viết rằng, Tổng
thống phải là một nhà lãnh đạo, khơng phải vì tính cách của ơng ấy khiến ơng ấy
như vậy, mà vì cấu trúc của nền kinh tế quốc gia và quốc tế địi hỏi điều đó. Mối
quan hệ giữa tổng thống và nhân dân được xem như một cuộc thương lượng chính
trị: người dân sẽ ủng hộ Tổng thống về những cải cách cần thiết để đảm bảo quá
trình chuyển đổi sang chủ nghĩa tư bản tiên tiến, và Tổng thống sẽ cung cấp cho
người dân sự an toàn trước những căng thẳng do quá trình chuyển đổi này gây ra.
Trong mọi tình huống cụ thể, quyền lực của tổng thống được thực thi khi có các yếu
tố bảo đảm, trong đó, yếu tố quan trọng là sự ủng hộ, đồng thuận của người dân.
Cuốn Xi Jingping The Governance of China (2014) of Foreign Languages


16


Press Co.Ltd, Beijing, China; Chế độ chính trị Trung Quốc (2014) của Nxb Truyền
Bá Ngũ Châu, có nội dung đề cập tới Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân trung Hoa.
Sau khi mô tả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cách thức tổ chức chế định chủ
tịch nước. Cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích, đặc biệt là những giá trị tham
chiếu cho quá trình tổ chức bầu chủ tịch nước của Trung Quốc. Roderick
MacFarquhar với bài viết: Giải mã siêu quyền lực của Tập Cận Bình (China: The
Superpower of Mr. Xi), New York Reviewof Books, 13/08/2015: (theo QPAN trên
VietTimes). Giới nghiên cứu Trung Quốc cũng thường đưa ra câu hỏi, làm sao để
không đi vào vết xe đổ của Liên Xô? Bài viết của Roderick MacFarquhar cũng đưa
ra nhận định, đánh giá về vai trò của Tập Cận Bình, với tư cách là người đứng đầu
Đảng cộng sản Trung Quốc và Nhà nước Trung Quốc người nhờ vị trí của mình,
đã có nhiều biện pháp cả tư tưởng, chính trị và tổ chức để củng cố lý tưởng và lòng
tin nhân dân, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững chế độ. Ông đã lựa chọn
phương thức "cải tổ" của riêng mình. Cùng với chiến dịch chống tham nhũng là
việc cải cách nền kinh tế, với sự gia tăng ảnh hưởng, vị thế của Trung Quốc đối
với thế giới, đã chứng minh rằng vai trò của Tổng Bí thư và Chủ tịch nước Trung
Quốc trong việc kết hợp hiệu quả sức mạnh triển khai chủ trương của Đảng và ý
chí của người đứng đầu Nhà nước Trung Quốc một cách nhất quán, cứng rắn, được
thực hiện bởi một bộ máy đảng và nhà nước gần như đồng nhất. Tuy nhiên các tác giả
cũng chưa phân tích, lập luận rõ ràng về vai trò của nguyên thủ quốc gia trong bộ mày
nhà nước, hay rộng hơn là trong một HTCT ở một nước chỉ duy nhất một đảng lãnh
đạo và cầm quyền. Về điều này, đã có nhiều nghiên cứu về trường hợp Liên Xô trước
đây. Tuy nhiên, sự nhìn nhận về vai trị của NTQG trong sự sụp đổ của Liên Xô và
các nước XHCN Đông Âu vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Đánh giá về mơ hình NTQG
dưới thời Tập Cận Bình hiện vẫn cịn chưa thống nhất và hồi nghi tính đặc sắc của
mơ hình này và xu hướng phái triển của thế giới. Jiwei Ci (2019), trong bài báo
Democracy in China: The Coming Crisis Kindle Edition (Dân chủ ở Trung Quốc:
Phiên bản Kindle sắp xảy ra khủng hoảng); Publisher: Harvard University Press
(November 19, 2019), có phân tích rằng: Với việc Tập Cận Bình có khả năng sẽ làm

chủ tịch trọn đời, việc Trung Quốc tiến tới dân chủ chính trị có thể bị đình trệ.
Ngồi ra, cịn một số cơng trình, tiêu biểu như Cuốn The Presidential Veto
của tác giả Robert J. Spitzer, cũng đề cập đến quyền phủ quyết của NTQG. Tác gia
coi quyền phủ quyết là phương tiện chủ chốt để các NTQG trực tiếp thay mặt cho
nhân dân. Do đó, quyền phủ quyết đối với các NTQG, dù trong mô hình chính thể
nào, khơng chỉ phát sinh như một quyền lực để sử dụng chống lại Quốc hội, mà


17

cịn là một cơng cụ mang tính biểu tượng, cơng cụ toàn quyền.
Cuộc Duy Tân Minh Trị đã thay đối HTCT đất nước và kéo theo sự thay đổi
to lớn trong cấu trúc chính trị và xã hội của Nhật Bản. Nhật Bản nhanh chóng
chuyển mình từ một xã hội phong kiến biệt lập sang một quốc gia công nghiệp
phát triển hiện đại và một cường quốc mới nổi trong một thế hệ (Andrew, Gordon
(2003). Lịch sử hiện đại của Nhật Bản: Từ thời Tokugawa đến nay. New York:
Nhà xuất bản Đại học Oxford). Trong Chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905), Nhật
Bản trở thành quốc gia châu Á hiện đại đầu tiên giành chiến thắng trong cuộc
chiến chống lại một quốc gia châu Âu.
Hiến pháp Nhật Bản năm 1947, do người Mỹ chiếm đóng xây dựng sau Thế
chiến thứ hai và đã thay thế hệ thống quân chủ chuyên chế quân phiệt và
gần như tuyệt đối trước đây bằng một hình thức hệ thống nghị viện dân chủ tự do.
Hiến pháp quy định rõ ràng tất cả quyền hành pháp trong nội các, người do thủ
tướng chủ trì (điều 65 và 66) và chịu trách nhiệm trước nghị viện (điều 67 và 69).
Hoàng đế được xác định trong hiến pháp là "biểu tượng của Nhà nước và sự
đoàn kết của nhân dân" (điều 1), và được tồn thế giới cơng nhận là NTQG Nhật
Bản. Như vậy ở Nhật Bản mô hinh hỗn hợp quân chủ lập hiến và quân chủ chuyên
chế đã trở thành quân chủ lập hiến và tồn tại cho đến ngày nay. Như vậy, phải
chăng, Hiến pháp dân chủ đã đặt vị trí của Ngun thủ qc gia từ một Hoàng
đế chuyên chế của Nhật Bản thành người biểu tượng quốc gia, khơng điều hành

chính phủ, là một trong những nguyên nhân làm cho Nhật Bản từ bỏ di sản chuyên
chế quân phiệt, sớm trở thành một nước công nghiệp hiện đại.
Các nghiên cứu về Singapore mặc dù không quá nhiều như các nghiên cứu về
kinh tế, chính sách và công nghệ của quốc gia này nhưng cũng cho thấy tính độc
đáo của chế định NTQG ở nước cộng hòa đại nghị này: Wenqi NG (2017), A
Guide to the Singapore Presidency [ cgi?
article=1005&context=studentpub, truy cập 28/10/2022]; The powers of the President
[ /the-powers-of-the-president]; Istana (2019), "What are
Roles and Powers of the Singapore President", SingaporeLegalAdvice.com; Lky on
Governance (2015) của tác giả Jani Tay; Conversations with Lee Kuar Yew (2010)
của Tom Plate; Nhà nước Công dân Singapore cash thức xây dựng một quốc gia
(2018), Nxb Trẻ; Lý Quang Diệu Kỷ luật thép của Singapore (2018), Nxb Hồng Đức,
Hội Luật gia Việt Nam do Nguyễn Thị Bích Phương (tuyển dịch và biên soạn).
Mơ hình nhà nước ở Singapore được mơ phỏng theo hệ thống Westminster,
với 3 nhánh riêng biệt: Cơ quan lập pháp (bao gồm Tổng thống và Nghị viện),


18

Hành pháp (bao gồm các Bộ trưởng Nội các và những người giữ chức vụ, do Thủ
tướng lãnh đạo) và Tư pháp. Cơ quan Lập pháp đưa ra các luật. Hành pháp quản lý
luật pháp. Cơ quan Tư pháp giải thích luật thơng qua Tịa án. Thủ tướng Chính phủ
là Người đứng đầu Chính phủ và Tổng thống là NTQG. [liament.
gov.sg/about-us/structure/system-of-government. Truy cập [28/10/2022].
Tổng thống Singapore đóng 3 vai trị quan trọng: (i) Vai trò nghi lễ: Với tư
cách là NTQG, Tổng thống điều hành các sự kiện cấp nhà nước và đại diện cho
Singapore trên trường toàn cầu trong quan hệ với các quốc gia khác. (ii) Vai trò
cộng đồng: Tổng thống có thể ủng hộ và thúc đẩy các hoạt động xã hội và từ thiện,
cũng như tham dự các sự kiện cộng đồng. (iii) Vai trò thực thi Hiến pháp: Tổng
thống có các quyền hạn được quy định theo Hiến pháp. Những quyền hạn này

có thể được phân thành 3 loại, cụ thể là quyền lực tài chính, quyền hạn liên quan
đến việc bổ nhiệm những người giữ chức vụ chủ chốt và quyền lực khác. Đáng chú
ý là quyền phủ quyết. Tổng thống có thể có quyền phủ quyết đối với các dự luật,
sáng kiến ngân sách, thu chi tài chính quốc gia. Có thể đồng ý trước khi bổ
nhiệm hoặc từ chối bổ nhiệm nhân sự vào các vị trí cấp cao, như Thành viên Chính
phủ, Chánh án, Thẩm phán của Tịa án tối cao, và các Ủy viên tư pháp, Thẩm phán
cấp cao và Thẩm phán quốc tế của Tòa án tối cao; Tổng chưởng lí; Tổng Kiểm
tốn; Chỉ huy trưởng Lực lượng Quốc phịng; Tham mưu trưởng các Qn chủng
Khơng qn, Lục qn và Hải quân; Ủy viên Cảnh sát; Giám đốc Cục Điều tra
Hành vi Tham nhũng (CPIB) và nhiều chức vụ quan trọng khác. Tổng thống được
trao quyền bổ nhiệm một nghị sĩ làm Thủ tướng, người mà theo phán quyết của
Tổng thống có sự tín nhiệm của đa số các nghị sĩ. Ngoài ra, Tổng thống sẽ bổ
nhiệm các nghị sĩ để bổ sung vào các vị trí của các Bộ trưởng khác, dựa trên lời
khuyên của Thủ tướng. Ngoài những quyền hạn cụ thể được trao cho Tổng
thống, Tổng thống còn được trao nhiều quyền hạn khác nhau như nhiều nguyên
thù quốc gia của các nước cộng hòa đại nghị khác.
Để được bầu thành Tổng thống Singapore, cần nhiều tiêu chuẩn, trong đó,
theo Điều 19 của Hiến pháp Singapore, ứng viên Tổng thống phải đủ điều kiện về
năng lực, đạo đức, uy tín, độ tuổi, có thời gian phục vụ trong lĩnh vực dịch vụ công
hoặc tư…Đặc biệt, ứng viên không phải là thành viên của bất kỳ đảng phái chính
trị nào vào ngày được đề cử. Các yêu cầu phải được đáp ứng để tranh cử Tổng
thống ở Singapore, được cho là quá khắt khe.
Liên quan đến vấn đề bầu cử cuốn Political Realignment (2017) của tác giả
Russell J.Dalton cho rằng quá trình thay đổi bầu cử đang tăng tốc trong các nền


19

dân chủ đương đại và giải thích nguyên nhân của các cuộc bầu cử NTQG trong đó
có nước Mỹ là những minh chứng cho quá trình tổng thể này.

Về các giá trị tham chiếu:
Hầu hết các nghiên cứu ở nước ngồi và trong nước đều khơng đề xuất các giá trị
tham mơ hình chế định NTQG cho các nước nói chung và cho Việt Nam nói riêng. Tuy
nhiên, trong quá trình phân tích so sánh giữa các mơ hình NTQG trong những điều kiện
lịch sử và bối cảnh kinh tế - xã hội nhất định, các nghiên cứu đều có đánh giá những
yếu tố tích cực hoặc tiêu cực của mơ hình này hay mơ hình khác. Những đánh giá như
vậy sẽ được luận án chọn lọc và khái quát thành những giá trị có thể tham chiếu cho
q trình đổi mới, hoàn thiện chế định Chủ tịch nước ở Việt Nam.
Chẳng hạn: Joseph W. Robbins, (2011), "Presidentialism versus
Parliamentalism", in John T. Ishiyama and Marijke Breuning (eds), 21st Century
Political Science: A Reference Handbook, (Thousand Oaks, CA: SAGE
Publications, 2011), pp. 177- 185; Cheibub, (2006); Evans (2004); Keech & Pak
(1995); Shugart & Carey (1992)… đã chỉ ra rằng các hệ thống tổng thống mang lại
nhiều chính sách thương mại cởi mở hơn, và phù hợp hơn với việc đại diện cho
toàn bộ cử tri. Mặt khác các chế độ tổng thống có nguy cơ gặp xung đột giữa các
nhánh quyền lực nhiều hơn.
Cuốn sách (năm 2009) của Margit Tavits xem xét lợi ích của chính phủ đại
nghị, được cho là có chi tiêu hàng hóa cơng nhiều hơn (ví dụ như giáo dục, y tế, và
lương hưu) và hiệu quả, bền vững hơn các loại chế độ khác. Trong khi so sánh hai
mơ hình chính thể tổng thống và đại nghị, các nghiên cứu cũng ghi nhận sự gia
tăng gần đây của các chế độ "lai" hoặc "hỗn hợp" có chứa đựng những nhân tố của
cả hệ thống đại nghị lẫn tổng thống, như là cách thức khắc phục các nhược điểm
của hai mơ hình tổng thống và đại nghị.
Nhưng chính xác thì điều gì nằm trong một nhà nước tổng thống? Về cơ bản,
các chế độ tổng thống là những chế độ mà có một chính trị gia được bầu duy nhất
làm đại diện cho cả nước và nhiệm kỳ của người đó khơng phụ thuộc vào sự ủng
hộ của nhánh lập pháp. Tổng thống phục vụ các nhiệm kỳ cố định mà khơng phụ
thuộc vào sự ủng hộ hay tín nhiệm của cơ quan lập pháp.
Trong cuốn sách của Matthew Shugart và John Carey (1992) - Tổng thống và
Nghị viện (Presidents and Assemblies) - các tác giả nói về mối quan hệ giữa loại

hình chế độ và chế độ bầu cử, và những hàm ý trong đó về cách thức hai khái niệm
này tương tác với nhau. Shugart và Carey cho rằng tất cả các hệ thống tổng thống
sự phân chia quyền lực giữa các nhánh của chính phủ là rõ ràng và cần thiết.


20

Nhánh hành pháp thực thi luật pháp, nhánh lập pháp làm luật và nhánh tư pháp
giải thích hoặc xem xét tính hợp hiến của các luật. Tuy nhiên, trong chính
phủ đại nghị thường thiếu vắng sự phân chia quyền lực như vậy bởi vì các nhánh
lập pháp và hành pháp thường được trộn lẫn vào nhau.
Theo các tác giả ưu điểm nổi bật của chế độ tổng thống ở ba khía cạnh cơ
bản: (i) tính hiệu quả trong kết quả chính trị và quản trị, (ii) tính đại diện cho
tồn bộ dân chúng, và (iii) kiểm soát và cân bằng quyền lực giữa các cơ quan
QLNN (kiềm chế và đối trọng).
Ngồi tính hiệu quả rõ thấy hơn ở hệ thống tổng thống so với hệ thống đại
nghị, các nghiên cứu cũng cho thấy răng: Trong hệ thống đại nghị, với nhiều đảng
chính trị, thơng thường mỗi đảng chỉ đại diện cho những ai ủng hộ họ. Điều đó có
nghĩa là nhu cầu của một số cử tri ủng hộ cho các đảng nhỏ (ngay cả trong liên
minh đa số trong nghị viện) cũng có thể khơng được coi trọng.
Tuy vậy, trên thực tế, các hệ thống tổng thống lại thiểu số khi số đơng các
quốc gia lựa chọn hình thức chính thể khác. Khi trong chế độ tổng thống, NTQG
và người đứng đầu chính phủ được gộp vào một người thì các chế độ đại nghị
thường tách biệt hai vai trị này. Ngồi ra, trong các chế độ nghị viện lại khơng có
sự phân bổ trách nhiệm rõ ràng giữa chính phủ và nghị viện, thường kết hợp trách
nhiệm của cả hai nhánh lập pháp và hành pháp. Nhưng các nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng, các chính phủ đại nghị thường dẫn đến sự hợp tác. Bởi vì sự tồn vong chính
trị của họ tùy thuộc vào hợp tác nên các thành viên của cơ quan lập pháp sẵn
sàng làm việc với nhánh hành pháp và ngay cả với nhánh tư pháp nhiều hơn so với
các nhà lập pháp ở chế độ tổng thống.

Một đặc điểm rõ rệt khác của các chính phủ đại nghị là sự thiếu vắng nhiệm
kỳ cố định của chính phủ, mặc dù hầu hết các quốc gia theo chế độ đại nghị có
những quy định đòi hỏi tổ chức bầu cử sau 4 hay 5 năm. Nghị viện có thể bị giải
tán bất cứ lúc nào, để tổ chức các cuộc bầu cử sớm. Điều này làm cho chính phủ
thiếu ổn định, mặc dù có thể cho phép các cử tri có nhiều cơ hội hơn để thay đổi
chính kiến, kiểm sốt các đại diện của mình.
Về ngun thủ trong mơ hình chính thể cộng hòa hỗn hợp (bán tổng thống)
hiện được chú ý nhiều. Bởi các nền cộng hòa trẻ, hoặc các nhà nước chuyển đổi từ
mơ hình Xơ Viết đều đi theo mơ hình này. Ở Việt Nam mơ hình này được Hồ Chí
Minh lựa chọn trong Hiến pháp năm 1946 (trước 12 năm so với mơ hình Cộng hịa
thứ 5 của Pháp - được coi là đại diện cho chính thể hỗn hợp trên thế giới). Các tác
giả như: John Gaffney (2012), Political Leadership in France: From Charles de



×