Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi tin học đại cương- cao đẳng điện tử K51- học kì 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.35 KB, 3 trang )

ĐỀ THI TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG
CĐ ĐIỆN TỬ K51 - HỌC KỲ 1
Người ra đề: Ngô Lam Trung
I. Phần trắc nghiệm
2. Vì sao dung lượng của bộ nhớ ngoài có thể lớn hơn bộ nhớ trong rất nhiều
a) Vì công nghệ chế tạo bộ nhớ ngoài rẻ hơn bộ nhớ trong rất nhiều.
b) Vì bộ nhớ trong chịu sự điều khiển trực tiếp của CPU.
c) Vì bộ nhớ ngoài không bị giới hạn bởi không gian địa chỉ của CPU.
d) Vì hệ thống vào ra cho phép ghép nối với bộ nhớ có dung lượng lớn.
Đáp án: c
3. Cho 4 số kiểu int trong ngôn ngữ C có mã Hexa tương ứng như sau. Hãy chọn số
nhỏ nhất
a) F075
b) 9010
c) 2006
d) 0FFF
Đáp án: b
4. Chọn các thành phần không thuộc về CPU
a) RAM
b) Thanh ghi
c) Bus bên trong
d) Control Unit
Đáp án: a
5. Để đánh địa chỉ cho vùng nhớ 32MB cần bao nhiêu bit địa chỉ
a) 16 bit
b) 32 bit
c) 25 bit
d) 26 bit
Đáp án: c
6. Chọn phát biểu đúng về vai trò của hệ điều hành
a) Quản lý các tài nguyên của máy tính và cấp phát bộ nhớ.


b) Quản lý thiết bị ngoại vi.
c) Kiểm tra phần cứng hệ thống khi khởi động.
d) Điều khiển hiển thị dữ liệu ra màn hình.
Đáp án: a
7. Khi CPU lưu mã lệnh đang được thực hiện ở đâu
a) CU
b) Tập thanh ghi
c) ALU
d) Bus bên trong
Đáp án: b
8. Chức năng chính của tập các thanh ghi (Registers) là:
a) Điều khiển nhận lệnh
b) Giải mã lệnh và thực thi lệnh
c) Vận chuyển thông tin giữa các thành phần bên trong máy tính
d) Chứa các thông tin phục vụ cho hoạt động của CPU
Đáp án: d
9. Một máy tính sử dụng bộ vi xử lý Intel Pentium có độ rộng của đường bus địa chỉ
(Address Bus) là 32 bit. Hỏi với máy tính này, dung lượng tối đa của bộ nhớ chính
là bao nhiêu?
a) 256 MB
b) 1 GB
c) 4 GB
d) Không giới hạn
Đáp án: c

10. Phần khai báo biến sau trong C chiếm bao nhiêu byte trong bộ nhớ
Var
int M1[100];
char M2[100];
a) 301

b) 300
c) 302
d) 303
Đáp án: b
II. Phần lập trình
1. Lập chương trình tính giá trị phần tử thứ n của dãy Fibonaci F(n) với n nhập từ
bàn phím.
Biết quan hệ giữa các phần tử của dãy Fibonaci:
F(n+1) = F(n) + F(n-1)
Trong đó
F(1) = 1
F(2) = 1
2. Lập hai ma trận A
3x3
và B
3x3
. Nhập các giá trị ngẫu nhiên cho các ma trận đó.
a. Tính ma trận C
3x3
là tổng của hai ma trận A và B.
b. Tính ma trận D
3x3
là tích của hai ma trận A và B.
c. Tìm ma trận E
3x3
với các phần tử là giá trị lớn nhất trong hai phần tử
tương ứng có cùng chỉ số hàng, cột của A và B.
, , ,
max( , )
i j i j i j

E A B=
d. Tạo file văn bản MATRAN.TXT tại thư mục gốc của ổ đĩa C rồi ghi toàn
bộ các ma trận C, D, E ở trên vào file theo đúng thứ tự hàng, cột.
- Hết -

×