Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Đề cương tập làm văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.1 KB, 7 trang )

Phân tích nhân vật Lão Hạc
“Lão Hạc” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Nam Cao viết về số
phận người nông dân trước cách mạng. Nổi bật lên trong truyện là hình ảnh lão Hạc
đã trở thành một trong những biểu tượng cho người nông dân Việt Nam.
Đầu tiên, lão Hạc cũng sống trong hoàn cảnh chung giống như biết bao người nông
dân trước cách mạng - phải đối mặt với cuộc sống nghèo đói khổ cực. Nhưng lão
cũng có hồn cảnh riêng của mình. Vợ lão mất sớm. Con trai lão bỏ đi đồn điền cao
su vì khơng có đủ tiền cưới vợ. Lão chỉ có con Vàng là kỷ vật của con bầu bạn.
Khơng chỉ vậy, thiên tai cịn đẩy lão vào cảnh đói nghèo. Lão phải đối mặt với: cái
đói, giàu yếu, và sự cô đơn. Để rồi cuối cùng lão phải bán con chó trong niềm khổ
đau tột cùng: “Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt
chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít”, “lão hu
hu khóc”...
Sống trong hồn cảnh đó, nhưng lão Hạc vẫn có những phẩm chất tốt đẹp. Lão Hạc
là một người cha hết mực yêu thương con. Vì thương con, lão chấp nhận đối mặt
với cô đơn, với tuổi già để con ra đi cho thỏa chí. Con đi rồi, lão dồn cả yêu thương
vào con chó Vàng. Bởi đó con chó là kỉ vật duy nhất mà con trai lão để lại. Nhìn con
chó, lão tưởng như được thấy con mình. Lão thương con đến mức chấp nhận cái
đói, rồi cả cái chết chứ không chịu bán đi mảnh vườn là của hồi môn của con. Nếu
lão bán mảnh vườn, ắt lão sẽ đủ ăn tiêu để vượt qua thời khốn khó. Nhưng lão lại lo
khi con trai về khơng có đất sinh sống làm ăn.

Đói nghèo như thế, khổ đau như thế nhưng lão khơng vì vậy mà tha hóa về nhân
phẩm. Lão quyết không nhận sự giúp đỡ của ông giáo, bởi lão nghĩ hồn cảnh của
ơng giáo có khá hơn mình đâu. Ban đầu là “ln mấy hơm lão chỉ ăn khoai”, “khoai
cũng hết, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hơm thì lão ăn củ chuối, hơm thì lão
ăn sung luộc, hơm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa
ốc”. Rồi đến mức chẳng cịn gì để ăn, để sống. Trong hoàn cảnh này, con người ta
rất dễ đánh mất đi sự trong sạch của mình. Nhưng lão Hạc thì khơng như vậy. Lão
quyết định tìm đến cái chết. Lão đến xin Binh Tư một ít bả chó.Binh Tư đã nghi ngờ
lão. Ơng giáo cũng vậy. Nhưng khơng, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn




dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nơng dân và cả sự tự trọng cao
đẹp của mình.
Lịng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão
Hạc đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được
trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với con chó Vàng tội nghiệp.
Với ngòi bút xây dựng nhân vật độc đáo, qua nhân vật lão Hạc, người đọc mới thấm
thía được số phận bất hạnh của người nông dân Việt Nam trước cách mạng, cũng
như nổi bật lên cả là phẩm chất tốt đẹp của họ.

Phân tích nhân vật Giơn-xi

Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn người Mỹ O. Henry
được xuất bản lần đầu vào năm 1907 trong tập truyện The Trimmed Lamp and
Other Stories. Giôn-xi, nhân vật yếu đuối, tuyệt vọng trước bi kịch số phận cuộc đời
mình, nhưng rồi cơ đã vượt qua tất cả, hồi sinh tấm lòng trân trọng cuộc sống nhờ
niềm tin, sự hi sinh và tình cảm cao đẹp giữa con người với con người..
Truyện lấy bối cảnh ở khu Greenwich Village, Manhattan, thành phố New York, Hoa
Kì khi Xiu và Giôn-xi là 2 nữ họa sĩ trẻ sống trong 1 khu nhà trọ. Cùng với cụ Bơmen, là một họa sĩ già cũng sống ở đó, cả đời cụ khao khát vẽ được một kiệt tác
nhưng chưa thực hiện được.
Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng
và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ là lúc mình lìa đời.
Xiu vơ cùng lo lắng và hết lịng chạy chữa cho bạn nhưng vơ Ích, Giơn-xi vẫn bi
quan như vậy. Cô gái tội nghiệp âm thầm đếm từng chiếc lá.
Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Giôn-xi, cụ Bơ-men rất giận, la mắng Giônxi, nhưng
cuối cùng cụ Bơ-men đã làm ra một việc thật sự vô cùng vĩ đại và cao cả. Cụ âm
thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xn. Chiếc lá cuối
cùng giống như thật. Nó đã khơng rụng trong đêm bão lớn khiến Giôn-xi suy nghĩ lại,
cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi từ cõi chết trở về nhưng cụ

Bơ-men lại chết vì bệnh sưng phổi sau đêm sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để


cứu Giôn-xi. Xiu lặng lẽ đến bên Giôn-xi báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và
bí mật của chiếc lá cuối cùng
Trước kia Giôn-xi cũng là một cô gái có nghị lực sống rất mạnh mẽ. Giơn-xi từng mơ
ước sẽ vẽ một bức tranh về vịnh Na-plơ nhưng rồi ước mong bình dị ấy của cơ lại
khơng được thực hiện khi căn bệnh sưng phổi khiến cô nghèo nàn cả về vật chất lẫn
tinh thần. Tâm lý cô bất ổn, cô rơi vào trạng thái tuyệt vọng vô cùng, mất hết nghị
lực sống, chờ đón cái chết một cách bình thản. Hằng ngày cơ ngồi trên giường bệnh
đếm những chiếc lá của cây leo bám bên kia tường, nghĩ rằng mình sẽ như chúng,
cũng sẽ khơng cưỡng lại được với mùa đông lạnh lẽo. Khắp con người Giôn-xi, chỉ
cịn đơi mắt có tia hy vọng của sự sống, nhưng đơi mắt ấy cứ trân trân nhìn cái đầu
hồi nhà gạch bên cạnh. Cái nhìn trân trân, bất động khiến cho mọi hoạt động như
ngừng lại, màu sắc của bức tranh cuộc sống của cô trông càng ảm đạm hơn.
Mất hết ý chí, nghị lực, Giơn-xi có những suy nghĩ lạ lùng, bi quan. Cô chắc mẩm
rằng, sự sống đối với cô giờ đây là một điều xa xỉ. Hơn thế cô lại bị ám ảnh bởi suy
nghĩ chiếc lá cuối cùng ngoài kia rơi xuống cũng là khi cô bắt buộc phải rời bỏ thế
giới này khiến tâm bệnh của cơ cịn trầm trọng hơn thực bệnh Đối với Giôn-xi, chiếc
lá là biểu tượng của thước đo thời gian, thước đo cuộc đời cơ. Đó là một suy nghĩ
điên rồ, bi quan nhưng với tình cảnh của Giơn-xi thì nó lại rất hợp lý. Giơn-xi là một
họa sĩ có tâm hồn nhạy cảm. Cơ bị giày vị bởi sự bất lực của bản thân, cô phải
sống dựa dẫm vào người khác.
Và sự hy sinh của cụ Bơ- men đối với Giôn-xi là điều thực sự cao cả. Chiếc màn
xanh mà hàng ngày Giôn-xi nắm giữ, để kéo lên, để trông chiếc lá, để xem sự phán
quyết của chiếc lá đối với cuộc đời mình, chiếc màn xanh được kéo lên và chiếc lá
vẫn cịn đó. Có một cái gì đó làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn cịn đấy… rồi hi vọng
một ngày nào đó sẽ được về vịnh Na – plơ lại trỗi dậy trong cô. Cùng với niềm hi
vọng ấy, nhựa sống lại được lên men, nghị lực và mầm sống lại hồi sinh
Tác phẩm kiệt xuất của cụ Bơ-man mà cụ đã vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối

cùng đã rụng. Vì tác phẩm kiệt xuất ấy, vì sự sống của Giơn-xi cụ Be-man đã khơng
ngần ngại đổi nó bằng cuộc sống của chính mình. Nghệ thuật chân chính chất chứa
tinh thần nhân đọa và sức mạnh hồi sinh. Nó đã thức dậy niềm tin vào cuộc sống
cho Giôn-xi và cho cả tất cả người đọc.


"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men.
Kiệt tác xuất phát từ tình u thương cao cả, tấm lịng đồng cảm sâu sắc của những
con người nghèo khổ với nhau và sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào
lịng Giơn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết. Sức
mạnh của nó là vơ cùng to lớn.

Thuyết minh về cây bút bi
Đối với những người lao động trí óc, đặc biệt là lứa tuổi học sinh thì có lẽ chiếc bút
bi là một vật dụng không thể tách rời. Chiếc bút có rất nhiều cơng dụng khơng chỉ
với học sinh mà tất cả mọi người không ai dám nói là chưa từng sử dụng đến cây
bút bi.
Nếu đang là học sinh cịn ngồi trên ghế nhà trường thì việc sử dụng một cây bút bi
là một điều hết sức bình thường. Vì nếu khơng có bút bi thì học sinh sẽ không học
được, không viết được những bài văn, giải được những bài tốn và vẽ được những
hình họa tinh nghịch. Không chỉ đối với học sinh mà nhiều người khác cũng cần đến
chiếc bút bi khi cần thiết. Dù là ai, làm việc gì thì việc sở hữu một chiếc bút bi là điều
khơng thể thiếu.
Cịn với những em nhỏ đang học mẫu giáo thì chữ của các em đang cịn non nớt,
trong q trình bắt đầu luyện nét điều tối kỵ là sử dụng bút bi vì nét chữ của bút bi
vơ cùng cứng cáp sẽ khiến các chữ bị vỡ nét và xấu. Quan trọng là các em nhỏ
đang trong thời gian đầu tiên luyện chữ vì vậy việc lựa chọn cây bút là vơ cùng quan
trọng, hãy chọn cho em những cây bút chì, sau đó khi bắt đầu viết được thì luyện
chữ bằng bút máy, tốt nhất là lên cấp hai hãy bắt đầu làm quen với bút bi.
Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau

thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ơng Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất
nhanh khô. Từ đó, ơng đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử
dụng loại mực như thế. Hiện nay trong nước ta có một số cơng ty sản xuất lâu đời
và có tiếng trong lĩnh vực văn phịng phẩm nói chung và bút bi nói riêng đó chính là
Thiên Long, Bến Nghé. Ở mỗi bên đều có những cấu tạo, mẫu mã riêng tuy nhiên
nó đều có chung một công dụng. Bút bi được cấu thành từ hai bộ phận chính là vỏ
bút và ruột bút. Bộ phận nào cũng đóng vai trị quan trọng để tạo nên sự trọn vẹn
của chiếc bút chúng ta cầm ở trên tay. Bộ phận vỏ bút có thể được làm bằng chất
liệu nhựa là phổ biến, hoặc một số loại bút được nhà sản xuất làm bằng kim loại
nhẹ. Bộ phận vỏ bút được thiết kế chắc chắn và đẹp, có thể bảo vệ được ruột bút ở


bên trong. Vỏ bút được thiết kế theo hình trụ, dài và trịn, có độ dài từ 10-15 cm. Ở
trên vỏ bút có thể được sáng tạo bởi nhiều họa tiết đẹp hoặc chỉ đơn giản là có dán
tên nhà sản xuất, số lô sản xuất và màu sắc của chiếc bút. Để thu hút người dùng là
những bạn nhỏ lớp 6 vẫn ngây thơ và hồn nhiên nhiều nhà sản xuất đã dán thêm
những họa tiết như là siêu nhân, hay công chúa. Điều này đánh đúng vào tâm lý
người mua muốn sở hữu những chiếc bút có nhân vật mình thích. Hiện nay nhà sản
xuất khơng chỉ tập trung vào cấu tạo mẫu mã của chiếc bút mà có chú trọng đến
màu sắc của chúng, có khá nhiều màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng phù hợp với những
yêu cầu khác nhau của người dùng. Bộ phận thứ hai chính là ruột bút,giữ vai trị
quan trọng để tạo nên một chiếc bút hoàn hảo. Đây là bộ phận chứa mực, giúp mực
ra đều để có thể viết được chữa trên mặt giấy. Ruột bút chủ yếu làm bằng nhựa,
bên trong rỗng để đựng mực. Ở một đầu có ngịi bút có viên bi nhỏ để tạo nên sự
thơng thống cho mực ra đều hơn. Ở ruột bút có gắn một chiếc lị xo nhỏ có đàn hồi
để người viết điều chỉnh được bút trong q trình đóng bút và mở bút. Ngồi hai bộ
phận chính này thì chiếc bút bi cịn có nắp bút, nấp bấm, nắp đậy. Tất cả những bộ
phận đó đều tạo nên sự hồn chỉnh của chiếc bút bi bạn đang cầm trên tay.
Sử dụng bút bi rất đơn giản, tùy theo cấu tạo của bút mà sử dụng. Đối với loại bút bi
bấp thì bạn chỉ cầm bấm nhẹ ở đầu bút thì có thể viết được. Cịn đối với dạng bút bi

có nắp thì chỉ cần mở nắp ra là viết được.
Chiếc bút bi tuy có cấu tạo đơn giản nhưng lại có vai trị vơ cùng quan trọng trong
cuộc sống của chúng ta. Bút bi vẽ lên ước mơ của nhiều những cơ cậu học trị. Bút
bi ký nên nên những bản hợp đồng quan trọng, xây dựng mối quan hệ gắn kết với
nhau. Để chiếc bút bi bền và đẹp thì người sử dụng cần bảo quản cẩn thận và
không vứt bút linh tinh, tránh tình trạng hỏng bút.
Thật vậy, chiếc bút bi có vai trị quan trọng đối với mỗi người. Chúng ta học tập và
làm việc đều cần đến bút bi. Nó là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất.

Thuyết minh về chiếc cặp sách của em
Quãng đời học sinh là quãng thời gian vô cùng tươi đẹp. Đồng hành cùng tuổi học
trò là những người bạn thân quen như sách vở, bút, thước,… Và còn một người bạn
khơng thể thiếu nữa đó chính là cặp sách. Khơng một học sinh nào đến trường mà
có thể thiếu được chiếc cặp sách của mình.


Chiếc cặp sách đầu tiên được ra đời tại nước Mỹ vào năm 1988. Gần như ngay lập
tức, chiếc cặp sách đã trở thành vật dụng quen thuộc với người học sinh. Nó khơng
chỉ phổ biến ở Mỹ mà cịn lan rộng trên toàn thế giới và được hàng triệu học sinh
yêu mến.
Cấu tạo của chiếc cặp sách không hề phức tạp mà ngược lại nó đơn giản nhưng rất
đẹp. Ngồi cùng của cặp sách là mặt cặp, có nắp mở, phía trên có quai xách cịn
phía sau có quai đeo vào lưng. Ở bên trong của cặp người ta chia nó ra thành nhiều
ngăn to nhỏ để đựng những món đồ dùng học tập khác như sách vở, bút thước.
Sau này, thiết kế của cặp sách có nhiều cải tiến hơn với nhiều mẫu mã khác nhau.
Có cặp sách còn được thiết kế thêm ngăn đựng áo mưa, ngăn đựng chai nước.
Tuy đơn giản nhưng việc làm ra một chiếc cặp sách lại khá kì cơng và địi hỏi phải
có sự chỉn chu trong từng khâu. Các khâu để làm nên một chiếc cặp sách là lựa
chọn chất liệu, xử lí chất liệu, khâu may và ghép nối. Trong các khâu này, khâu lựa
chọn chất liệu là vô cùng quan trọng. Có nhiều chất liệu có thể sử dụng để làm nên

cặp sách như vải, nhựa, da,… Chính điều này đã làm nên sự đa dạng cho cặp sách.
Tùy vào sở thích mà mỗi người học sinh sẽ cịn cho mình những chiếc cặp sách có
chất liệu khác nhau. Dẫu vậy, dù làm bằng chất liệu gì thì yêu cầu đầu tiên đối với
một chiếc cặp sách đó là phải chắc chắn. Việc xử lí chất liệu cũng quan trọng để loại
bỏ được mùi của chất liệu. Các phần của chiếc cặp thường được ghép lại với nhau
bởi máy may cho đến khi tạo ra một chiếc cặp hoàn chỉnh. Hiện tại chiếc cặp sách
có nhiều phiên bản khác nhau như ba lơ, cặp da, cặp táp. Kích thước của cặp cũng
có sự khác nhau để phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Tùy vào từng loại mà giá
thành của chúng cũng khác nhau.
Tuổi thọ của một chiếc cặp sách tùy thuộc vào chất lượng của nó cũng như người
sử dụng. Nếu giữ gìn và bảo quản tốt thì cặp sách có thể dùng được rất lâu. Muốn
vậy, khi dùng cặp sách không nên quăng quật hay ném mạnh. Cũng khơng nên để
cặp sách bị dính nước khi trời mưa. Nơi để cặp cần đủ rộng chứ không nên để ở
những nơi quá chật hẹp có thể làm cặp bị chèn ép và biến dạng. Cặp tuy rộng
nhưng cũng không nên đựng quá nhiều đồ sẽ làm sức chịu đựng của cặp bị quá tải.
Đeo cặp quá nặng cũng khơng tốt cho người học sinh.
Trong q trình học tập của người học sinh, chiếc cặp là một vật dụng không thể
thiếu. Cho dù nhiều năm sau nữa, chiếc cặp sách vẫn sẽ là người bạn đồng hành


của học sinh. Mỗi chúng ta hãy yêu thương và trân trọng chiếc cặp sách của chính
mình.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×