Tải bản đầy đủ (.pptx) (23 trang)

giống vật nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.03 KB, 23 trang )

GIỐNG VẬT NUÔI
Lớp Sinh – KTNN K16
Trường: CĐSP Hà Nam
Một số giống lợn
Người thực hiện:
Lê Thúy Hòa
Phan Ánh Nguyệt
Người thực hiện:
Phạm Thị Anh Thơ
Trần Thị Thơm
1. Lợn Ba Xuyên
- Tên khác : Heo Bông
- Nguồn gốc : Có nguồn gốc từ huyện Vị Xuyên – tỉnh Sóc Trăng; là con lai
giữa lợn Bershire với lợn địa phương từ năm 1930.
- Phân bố : Có rải rác ở các tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền
Giang, Kiên Giang, An Giang, Long An và Đồng Tháp.
- Hình thái : Lông và da đều có màu bông đen trắng xen kẽ lẫn nhau. Đầu to
vừa phải, mặt ngắn, mõm hơi cong, trán có nếp nhăn, tai to vừa và đứng.
Bụng to nhưng gọn, mông rộng. Chân ngắn, móng xòe, chân chữ bát và đi
móng, đuôi nhỏ và ngắn.
-
Khối lượng sơ sinh: 350 – 450 gr/con.
-
Khối lượng trưởng thành: 140 – 170 kg/con, có con nặng đến 200 kg.
- Năng suất: Bắt đầu phối giống lúc 6 – 7 tháng tuổi; một năm đẻ 2 lứa, 8 – 9
con/lứa.
2. Lợn Thuộc Nhiêu
- Nguồn gốc: Là con lai giữa lợn Yorkshire và lợn Bồ Xụ ở vùng Thuộc
Nhiêu (huyện Châu Thành – Cai Lậy nay là tỉnh Kiên Giang) từ năm
1930.
- Phân bố: Vùng đồng bằng sông cửu Long và Đông Nam Bộ.


- Hình thái : Lông và da trắng, có bớt đen nhỏ trên da. Tai to, đứng. Thân
hình to tròn, đuôi bé. Chân nhỏ, thon.
- Khối lượng sơ sinh : 600 – 700 gr/com. Lợn trưởng thành 140 – 160
kg/con.
- Năng suất: Bắt đầu phối giống lúc 7 – 8 tháng tuổi. Một năm đẻ 2 lứa,
mỗi lứa 8 – 10 con.
3. Lợn Mường Khương
- Nguồn gốc : Huyện Mường Khương – tỉnh lào Cai.
- Phân bố : xã Cao Sơn, Tả Thàng, La Pau Tẩn – huyện Mường Khương,
tỉnh Lào Cai.
- Hình thái : Màu sắc lông da đen tuyền hoặc đen có đốm trắng ở đầu,
đuôi và chân. Lông thưa và mềm. Mõm dài thẳng hoặc hơi cong. Trán
nhăn, tai hơi to cúp rũ về phía trước. Lợn có tầm vóc to nhưng lép người,
bốn chân to cao vững chắc. Lưng hơi cong, bụng to nhưng không sệ tới
sát đất, mông hơi dốc.
- Khối lượng sơ sinh : 600 gr/con; trường thành 90 kg/ con có con nặng
đến 120 kg.
- Năng suất: Bắt đầu phối giống lúc 10 – 11 tháng tuổi. Mội năm đẻ 1- 2
lứa, mỗi lứa 5 -6 con.
4. Lợn Ỉ
Lợn ỉ là một giống lợn địa phương ở miền Bắc Việt Nam,
ngày nay ít được nuôi do hiệu quả kinh tế không cao, và hiện
có nguy cơ tuyệt chủng.
- Nguồn gốc : tỉnh Nam Định
- Phân bố: Lợn Ỉ mỡ trước đây có nhiều ở các tỉnh miền Bắc,
sau đó chúng chỉ tồn tại đến năm 1990. Lợn Ỉ pha có ở
Thanh Hóa, Hà Nội.
- Ưu điểm: dễ nuôi vì chịu ẩm, nóng tốt, chịu kham khổ, sức
chống bệnh cao, thịt thơm ngon.
-

Nhược điểm: nhỏ con, chậm lớn, ít nạc nhiều mỡ (tỉ lệ nạc
thường chỉ đạt 36% trong khi mỡ lại chiếm đến 54%).
- Phân loại: Có hai loại hình là ỉ mỡ và ỉ pha. Nòi ỉ mỡ
bao gồm những con lợn ỉ mà dân gian gọi là ỉ mỡ, ỉ nhăn,
ỉ bọ hung. Nòi ỉ pha bao gồm những con mà dân gian gọi
là ỉ pha, ỉ bột pha, ỉ sống bương.
- Năng suất : Có thể phối giống lúc 4 -5 tháng tuổi. Mỗi
năm đẻ 2 lứa, 8 – 11 con/ lứa, có khi 16 con/ lứa.
4. Lợn Ỉ
4.1. Lợn Ỉ Mỡ
- Tên khác : Ỉ nhăn, Ỉ bọ hung.
- Hình thái : Lông da đen bóng, lông nhỏ thưa, mặt nhăn, mắt híp,
nọng cổ và má chảy sệ, chân thấp, mõm ngắn, bụng sệ hầu như quét
đất. Lợn nái thường đi chữ bát.
- Khối lượng sơ sinh 400 gr/con. 1 năm tuổi 36 kg/con, 3 năm tuổi 50
kg/con.
4.2. Lợn Ỉ Pha
- Tên khác : Ỉ bột, Ỉ sống bương
- Nguồn gốc : tỉnh Nam Định
- Hình thái : lông thưa, thô. Lông da đen nhưng không đen bóng như
lợn Ỉ mỡ. Đầu to vừa phài, trán gần phẳng, mặt nhăn, mọng cổ và má
chảy sệ; thân và chân dài và cao hơn so với lợn Ỉ mỡ.
- Khối lượng sơ sinh : 420 gr/con; một năm tuổi 48 – 50 kg/con; 3 năm
tuổi 60 – 75 kg/con
5. Lợn Mẹo
- Tên khác : Lợn Mèo
- Nguồn gốc : là giống lợn của người H’Mông
- Phân bố : Vùng cao của Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai, Yên Bái
- Hình thái: Lông da màu đen. Lông dài và cứng. Thường có 6 điểm
trắng ở 4 chân, trán và đuôi, một số có loang trắng ở bụng. Đầu to, rộng,

mặt hơi gãy, trán dô và thường có khoáy trán, mõm dài, tai nhỏ và hơi
chúc về phía trước. Vai rộng, lưng rộng, phẳng hoặc hơi vồng lên. Mông
cao hơn vai. Bụng to nhưng không sệ. Chân cao, thẳng, vòng ống thô, đi
đứng trên hai ngón trước.
- Khối lượng sơ sinh 480 – 500 gr/con; trưởng thành 110 – 120 kg/con
- Năng suất : Bắt đầu phối giống lúc 10 tháng tuổi. Một năm đẻ 1 lứa,
mội lứa 6 – 7 con, nuôi ở đồng bằng có thể đẻ 9 – 10 con.
6. Lợn Mini
- Tên khác : Lợn cỏ Mini
- Nguồn gốc : huyện Pakô và Vân Kiều tỉnh Quảng Trị
- Phân bố : chủ yếu ở huyện Đắc Krông, Hướng Hóa, Do Linh, Vĩnh Linh
thuộc tỉnh Quảng Trị.
- Hình thái : Màu sắc lông da đen bạc nhưng thỉnh thoảng có màu phớt
vàng hung, lưng thẳng. Thân hình gọn, đầu và cổ to. Mõm nhọn, tai nhỏ.
Hình dáng giống như con chuột.
- Khối lượng sơ sinh 250 – 300 gr/con. Bắt đầu phối giống lúc 7 – 8
tháng tuổi. Một năm đẻ bình quân 1,5 lứa, mỗi lứa 8 con. Thịt ngon, ít
mỡ.
7. Lợn Sóc
- Tên khác : Lợn Sóc Tây Nguyên, Heo Sóc, Heo Êđê
- Nguồn gốc : Là giống lợn của đồng bào dân tộc Tây Nguyên : Êđê,
Gia Rai, Bana
- Phân bố : chủ yếu ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum.
- Hình thái : Nhỏ con, mõm dài, nhọn. Da dày, mốc, lông đen, dài, có
bờm dài và dựng đứng. Chân nhỏ, đi bằng móng, rất nhanh nhẹn.
- Khối lượng lợn sơ sinh 400 – 450 gr/con. Trưởng thành 40 kg/con.
- Năng suất: Bắt đầu phối giống lúc 9 – 12 tháng tuổi. Một năm đẻ 1,1 –
1,2 lứa, mỗi lứa 6 – 10 con.
8. Lợn Móng Cái
- Nguồn gốc : Hà Cối (huyện Đầm Hà), Tiên Yên (Đông Triều) tỉnh Quảng

Ninh
- Phân bố : Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, sau đó lan ra miền Trung và phía
Nam.
- Hình thái : Màu sắc lông da trắng, lưng và mông có khoang đen yên ngựa,
da mỏng mịn, lông thưa và thô. Đầu to, miệng nhỏ dài, tai nhỏ và nhọn, có
nếp nhăn to và ngắn ở miệng. Cổ to và ngắn, ngực nở và sâu, lưng dài và
hơi võng, bụng hơi xệ, mông rộng và xuôi. Bốn chân tương đối cao thẳng,
móng xoè.
8-10 tháng tuổi có trọng lượng 50-55kg.
9. Lợn Pidu
*Nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình
- Đây là giống lợn lai 2 máu ngoại giữa 2 giống lợn Duroc và Pietrant.
Giống lợn Pidu có tỷ lệ máu lai 50% giống Duroc, 50% Pietran được
chọn lọc qua nhiều thế hệ thừa hưởng được các ưu điểm của hai giống
lợn trên về khả năng tăng trọng, chất lượng thịt và tỷ lệ nạc cao.
- Màu lông nâu nhạt, đỏ thẫm, tai cúp về phía trước, mõm thẳng, thân
hình dài, mông vai phát triển, tăng trọng nhanh.
* Các chỉ tiêu năng suất
- Trọng lượng trưởng thành con đực: 300 – 350 kg
- Tỷ lệ nạc: 60 – 62%
- Đạt 100kg khi được 150 – 160 ngày tuổi
10. Lợn Landrace
* Nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình
- Đây là giống lợn có nguồn gốc từ nước
Anh.
- Màu lông trắng, tai cúp về phía trước, mõm
thẳng, thân hình dài, mông nở, ngoại hình
thể chất vững chắc, thích nghi cao, chống
bệnh tốt, nhanh lớn.
* Các chỉ tiêu năng suất

- Trọng lượng trưởng thành 250 – 300 kg.
- Tỷ lệ nạc: 54 – 56%.
- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng: 2,8 – 3,0
kg.
- Đạt 100 kg khi được 160 – 170 ngày tuổi.
11. Lợn Maxter 16
* Nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình
- Đây là giống lợn lai 4 máu gồm các
giống Pietran, Duroc, Yorkshire,
Hampshire. Trong đó tỷ lệ máu lai là 75%
giống Pietran, 25% các giống Duroc,
Yorkshire, Hampshire.
- Thân hình nở nang, cơ bắp phát triển,
màu lang trắng đen.
* Các chỉ tiêu năng suất
- Tỷ lệ thịt xẻ cao, tỷ lệ nạc trên 62%
- Ở 2 tháng tuổi tăng trọng 300 –
315g/ngày, 4 tháng tuổi tăng trọng 816 –
866g/ngày, 6 tháng tuổi tăng trọng
850g/ngày và đạt 100kg khi được 150
ngày tuổi
- Tiêu tốn 2,6 – 2,7kg thức ăn/1kg tăng
trọng.
12. Lợn Pi 4
Nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình
- Đây là giống lợn lai 3 máu ngoại gồm các
giống Duroc, Pietran, Yorkshire với tỷ lệ máu
lai 25%, 50%, 25% được chọn lọc qua nhiều
thế hệ và thừa hưởng được các đặc tính nổi
trội của 3 giống lợn trên.

- Thân hình nở nang, mông vai rất phát triển,
bốn chân nhỏ, đầu nhỏ có màu lông đỏ hoặc
nâu nhạt. Tăng trọng nhanh, tiêu tốn ít thức
ăn.
* Các chỉ tiêu năng suất
- Tỷ lệ thịt xẻ cao, tỷ lệ nạc trên 62%
- Ở 2 tháng tuổi tăng trọng 286g/ngày, 4
tháng tuổi tăng trọng 816g/ngày, 6 tháng tuổi
tăng trọng 850g/ngày và đạt 100 kg khi
được 128 ngày tuổi.
- Tiêu tốn thức ăn 2,6kg/1kg tăng trọng
13. Lợn Lang Hồng
Nguồn gốc:
Lợn Lang Hồng được phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang
(Hà Bắc cũ)
Đặc điểm ngoại hình
Lợn Lang Hồng Hồng Hà Bắc có đầu đen, giữa trán có điểm trắng hình
tam giác, giữa tai và cổ có khi rộng đến vây có một dải trắng cắt ngang
kéo dài đến bụng và bốn chân.
Năng Suất:
Nhìn chung lợn Lang Hồng là lợn hướng mỡ, lưng võng, bụng xệ, chỉ
số tròn mình luôn đạt 94-97% thậm chí có khi 100%.
Đặc điểm tốt
Lợn Lang Hồng là giống lợn chín sớm, chịu đựng kham khổ và có sức
sinh sản tốt.
14. Lợn Yorkshire
- Nguồn gốc: Giống lợn Yorkshire được hình thành ở vùng Yorkshire của
nước Anh.
- Hình thái: Lợn Yorkshire có lông trắng ánh vàng (cũng có một số con
đốm đen), đầu cổ hơi nhỏ và dài, mõm thẳng và dài, mặt rộng, tai to

trung bình và hướng về phía trước, mình dài lưng hơi cong, bụng gọn
chân dài chắc chắn, có 14 vú.
- Năng suất: Lợn Yorkshire có tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh, khối
lượng khi trưởng thành lên tới 300kg (con đực), 250kg (con cái).
+Lợn Yorkshire có mức
tăng khối lượng bình quân
700g/con/ngày, tiêu tốn
thức ăn trung bình khoảng
3,0kg/kg tăng khối lượng, tỷ
lệ nạc 56%.
+Lợn có khả năng sinh sản
cao, trung bình 10 – 12
con/lứa, khối lượng sơ sinh
trung bình 1,2kg/con.
15. Lợn Duroc Jersey
- Nguồn gốc: Giống lợn Duroc Jersey được hình thành ở khu vực
miền đông của nước Mỹ vào khoảng những năm 1860.
- Hình thái: Lợn có màu lông đỏ, bao gồm đỏ nhạt đến màu đỏ sẫm,
có thân hình to lớn vững chắc, cao, tai to ngắn, ½ phía đầu tai gập về
phía trước, mông vai phát triển nở nang, đầy đặn
- Năng suất:
+Là giống lợn có tỷ lệ nạc cao
+Lợn Duroc có khả năng sinh
sản trung bình. Đẻ bình quân
1,8lứa/năm; 9con/lứa; 1,3kg/lợn
sơ sinh. Tuổi phối giống lần đầu
314ngày, khối lượng phối giống
160kg, chu kỳ động dục 20ngày,
thời gian động dục 4 - 5 ngày.
-Lợn cam chịu kham khổ tốt.

- Nguồn gốc: Giống lợn có nguồn gốc từ miền Nam nước Anh (1893).
- Hình thái: Lợn Hampshire có màu lông đen với một vành trắng ở một
phần tư thân phía trước. Đây là một đặc điểm đặc trưng của giống lợn
này.Lợn có tai thẳng, đầu to vừa phải, mõm thẳng, chân khỏe và chắc
chắn, lưng hơi cong.
- Năng suất:
+ Lợn Hampshire là giống lợn hướng nạc, có khả năng tăng khối lượng
nhanh và khả năng chuyển hóa thức ăn tốt. Lợn Hampshire có khả
năng tăng khối lượng 750g/con/ngày.
+ Lợn có khả năng sinh
sản tương đối tốt, khả
năng nuôi con khéo, có thể
đẻ từ 10 – 12 con/lứa, tỷ lệ
nuôi sống cao.
16. Lợn Hampshire
17. Lợn Pietrain
- Nguồn gốc: Giống lợn Pietrain có xuất xứ từ nước Bỉ (1920)
- Hình thái: Lợn có màu lông da trắng đen xen lẫn từng đám, tai thẳng
đứng, đầu to vừa phải, mõm thẳng, bốn chân thẳng, mông rất nở, lưng
rộng, đùi to. Lợn Pietrain là điển hình về vết lang đen trắng không ổn định
trên lông da, nhưng năng suất ổn định.
- Năng suất:
+ Là giống lợn hướng nạc, tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng tăng khối
lượng ở giai đoạn 35 – 90kg là 770g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg khối
lượng là 2,6kg. Tỷ lệ nạc cao 65%.
+Lợn có tuổi đẻ 418 ngày, khoảng cách giữa 2 lứa là 165 ngày
The end

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×