Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Phát triền kinh tế thủy sản ở Huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.52 KB, 73 trang )

0

BỘ QUỐC PHỊNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

PHẠM QUANG HẢI

PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN
Ở HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH

KHÓA LUẬN CỬ NHÂN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2018


1

BỘ QUỐC PHỊNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

PHẠM QUANG HẢI

PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN
Ở HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số:

Người hướng dẫn khoa học: Thiếu tá, Thạc sĩ ĐẬU VĨNH PHÚC

HÀ NỘI – 2018




2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH,HĐH

Khoa học công nghệ

KHCN

Kinh tế thủy sản

KTTS

Kinh tế - xã hội

KT - XH

Lực lượng sản xuất

LLSX

Quan hệ sản xuất


QHSX

Quốc phòng, an ninh

QP, AN

Sản xuất, kinh doanh

SXKD

Xã hội chủ nghĩa

XHCN


3

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1:

3
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ THỦY SẢN Ở HUYỆN HẢI HẬU,

9

TỈNH NAM ĐỊNH

1.1.

Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế thủy sản ở huyện
Hải Hậu, tỉnh Nam Định

1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế thủy sản ở huyện Hải
Hậu, tỉnh Nam Định hiện nay

Chương 2:

9

20

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN Ở HUYỆN HẢI

37

HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH TRONG THỜI GIAN TỚI
2.1.

Quan điểm phát triển kinh tế thủy sản ở huyện Hải
Hậu, tỉnh Nam Định

2.2.

Giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế thủy sản ở

huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định trong thời gian tới

37

44

KẾT LUẬN

62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

64

PHỤ LỤC

68


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ bao đời nay, KTTS có vai trị quan trọng trong sự phát triển KT-XH
của đất nước và của tỉnh Nam Định. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú, đa dạng, điều kiện khí hậu, thủy văn và hệ thống sơng ngịi, kênh rạch,
đầm lầy thuận lợi đã tạo nên những thế mạnh cho phép KTTS trở thành một
trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Nhận thức rõ vị trí, vai trị, tiềm năng và
thế mạnh của KTTS nước nhà, những năm qua Đảng, Nhà nước đã ban hành
nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển KTTS cả chiều rộng

và chiều sâu nhằm “ phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa,
có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế
quốc tế... tạo sự phát triển đồng bộ, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển
kinh tế - xã hội đất nước” [19; tr. 02]. Như vậy, phát triển KTTS là hướng đi
tất yếu, đầy hứa hẹn trên bình diện cả nước cũng như tỉnh Nam Định.
Huyện Hải Hậu nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Nam Định, có diện tích
228,1km2 gồm 32 xã và 3 thị trấn; có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi để
phát triển KTTS với đường bờ biển dài 32 km, hệ thống cảng quy mô lớn, hệ
thống sơng ngịi dày đặc, nhiều tuyến đường giao thông quan trọng và nguồn
tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Những năm qua, KTTS ở huyện
Hải Hậu đã có sự phát triển mạnh mẽ, không những giải quyết việc làm cho
hàng nghìn lao đợng, tăng thu nhập trực tiếp cho ngư dân mà còn mở ra hàng
loạt dịch vụ đi kèm, qua đó góp phần quan trọng vào phát triển KT-XH ở địa
phương, đảm bảo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trong
huyện. Đồng thời, góp phần quan trọng vào bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng
liêng của Tổ quốc. Mặc dù vậy, sự phát triển KTTS của huyện nhìn chung
chưa tương xứng với tiềm năng cả về quy mô, số lượng, chất lượng các
ngành, các doanh nghiệp trong KTTS, cơ cấu KTTS chưa thực sự hợp lý.


5

Từ tình hình trên cho thấy, để KTTS huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
phát triển nhanh và bền vững, có khả năng cạnh tranh cao, và bảo đảm QP, AN
cần phải làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn nhằm cung cấp cơ sở khoa học
cho Đảng bợ, chính quyền và nhân dân huyện Hải Hậu xác định chủ trương
biện pháp phát triển KTTS trong thời gian tới. Do đó, phát triển KTTS thực
sự là vấn đề cấp thiết đối với huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định hiện nay.
Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế thủy
sản ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định” làm khóa luận tốt nghiệp chuyên

ngành kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Phát triển KTTS là vấn đề đang rất được quan tâm ở nước ta, đến nay đã
có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến khóa ḷn được cơng bố, trong đó
có các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu là:
* Nhóm cơng trình tiêu biểu nghiên cứu lý luận, thực tiễn phát triển
kinh tế thủy sản ở Việt Nam:
“Phát triển thuỷ sản Việt Nam - những luận cứ và thực tiễn”, tác giả Hoàng
Thị Chỉnh (2003), Nhà xuất bản Nơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh [6]. Cuốn
sách đã luận giải đặc điểm KTTS ở Việt Nam; phân tích những tiềm năng, thế
mạnh của Việt Nam về KTTS; đánh giá thực trạng phát triển KTTS ở Việt
Nam thập kỷ 90, thế kỷ XX, đề xuất định hướng phát triển KTTS ở Việt Nam
giai đoạn 2001-2010.
“Điều tra thực trạng và giải pháp chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp khai
thác hải sản của Việt Nam”, Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản, 2009 [39].
Đề tài đã đánh giá thực trạng, chỉ ra những thành tựu, hạn chế trong chuyển
đổi cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản của nước ta, qua đó xác định rõ
nguyên nhân và đề xuất các giải pháp chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp khai
thác hải sản ở nước ta trong thời gian tới.


6

Luận án tiến sĩ kinh tế: “Phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển
công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu của tỉnh Khánh Hoà”, tác giả Nguyễn
Thị Kim Anh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2003) [1]. Luận án tập trung
phân tích, làm rõ thực trạng CNH,HĐH ngành thuỷ sản ở duyên hải Nam
Trung Bộ và công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu ở tỉnh Khánh Hòa, trên
cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp chế biến thủy sản
xuất khẩu ở tỉnh Khánh Hoà.

Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Phát triển kinh tế thủy sản ở Thành phố Hải
Phòng”. Tác giả Đồn Văn Lập, Học viện chính trị (2015) [16]. Luận văn đã
luận giải những vấn đề lý luận chung về phát triển KTTS, nhấn mạnh vai trò
quan trọng của KTTS đối với sự phát triển KT - XH, đồng thời nêu bật những
thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển KTTS ở Thành phố Hải
Phòng, từ đó tác giả đã đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm phát triển
KTTS tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Thành phố.
Bài báo khoa học: “Giải pháp phát triển đội tàu khai thác hải sản ở
tỉnh Nghệ An”. Tác giả Đậu Vĩnh Phúc, Học viện Chính trị, Bợ Quốc phịng
(2017) [18]. Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển đội tàu khai thác hải
sản ở tỉnh Nghệ An, tập trung chỉ ra những điểm còn hạn chế về số lượng,
chất lượng, cơ cấu và cơ chế, chính sách phát triển đội tàu khai thác, tác giả
đã đề xuất các giải pháp phát triển đội tàu khai thác hải sản của tỉnh nhằm
thực hiện tốt Đề án Phát triển đội tàu khai thác hải sản tỉnh Nghệ An giai đoạn
2016-2020 tầm nhìn 2030.
* Nhóm cơng trình tiêu biểu nghiên cứu liên quan đến phát triển kinh tế
thủy sản ở huyện Hải Hậu:
Khóa luận tốt nghiệp: “ Thực trạng nuôi trồng thủy sản ở xã Hải Hòa,
huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định”, tác giả Cao Thị Ánh, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 (2015) [2]. Tác giả đã đi sâu luận giải những vấn đề về lý luận


7

và thực tiễn về nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Nam Định; qua việc đánh giá điều
kiện tự nhiên, KT-XH, thực trạng ni trồng thủy sản ở xã Hải Hịa, huyện
Hải Hậu, tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm phát triển nuôi trồng thủy
sản ở xã Hải Hịa.
Ḷn văn thạc sỹ kinh tế: “ Phát triển ni trồng thủy sản nước lợ trên
địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định”, tác giả Phạm Thị Minh, Trường Đại

học Lâm nghiệp (2016) [6]. Luận văn đã luận giải những vấn đề chung về nuôi
trồng thủy sản, nuôi trồng thủy sản nước lợ và nuôi trồng thủy sản nước lợ ở
huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định; qua đánh giá thực trạng, tiềm năng về nuôi
trồng thủy sản và nuôi trồng thủy sản nước lợ ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam
Định, tác giả đã đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm phát huy cao nhất
tiềm năng, thế mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện đạt chất
lượng và hiệu quả.
Tổng quan lại, các cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập một số vấn đề
khóa luận có thể kế thừa: quan niệm về KTTS và phát triển KTTS; phân tích về
tiềm năng, thế mạnh, đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng, giải pháp phát
triển KTTS trên phạm vi cả nước cũng như ở một số địa phương, v.v.. Tuy
nhiên, cho đến nay chưa có cơng trình nghiên cứu hồn chỉnh, hệ thống về phát
triển KTTS ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định dưới góc đợ kinh tế chính trị. Do
vậy, đề tài khơng trùng lặp với các cơng trình khoa học đã cơng bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích: Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển KTTS ở
huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm, giải pháp
đẩy mạnh phát triển KTTS ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ:
- Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận về phát triển KTTS ở huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định.


8

- Đánh giá thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải
quyết trong phát triển KTTS ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định hiện nay.
- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp đẩy mạnh phát triển KTTS ở
huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Phát triển KTTS dưới góc nhìn kinh tế chính trị.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Nghiên cứu phát triển KTTS dưới góc nhìn kinh tế chính trị.
Trong đó tập trung làm rõ sự phát triển KTTS về số lượng, chất lượng, cơ cấu.
- Về không gian: Địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
- Về thời gian: Số liệu khảo sát từ 2012 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận Chủ
nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước, nghị quyết của Đảng bộ huyện Hải Hậu, tỉnh
Nam Định về phát triển KT-XH nói chung và phát triển KTTS nói riêng.
* Cơ sở thực tiễn: Kết hợp giữa nghiên cứu các Nghị quyết, quyết
định, chương trình, kế hoạch và các cơng trình khoa học nghiên cứu về phát
triển KTTS ở huyện Hải Hậu với báo cáo của các cơ quan chức năng huyện
Hải Hậu, tỉnh Nam Định về phát triển KTTS.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp chung: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Phương pháp chuyên ngành: sử dụng phương pháp trừu tượng hóa
khoa học và các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và
phương pháp chuyên gia để thực hiện mục đích, nhiệm vụ khóa ḷn.
6. Ý nghĩa của khóa luận


9

Khóa luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cấp ủy, chính quyền
và cơ quan chức năng của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định trong xây dựng chủ
trương, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH nói chung và phát triển KTTS
nói riêng. Đồng thời có thể dùng làm tài liệu trong nghiên cứu, giảng dạy mơn

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin tại các học viện, nhà trường trong và ngồi
Qn đợi.
7. Cấu trúc của khóa ḷn
Khóa luận gồm: Mở đầu, 2 chương, 4 tiết, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.


10

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN
Ở HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH
1.1. Cơ sở lý luận phát triển kinh tế thủy sản ở huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định
1.1.1. Những vấn đề lý luận chung về kinh tế thủy sản
Thuỷ sản là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn sinh vật từ nước (thuỷ
sinh). Trong quá trình phát triển KT-XH, cùng với các hoạt động khai thác
các nguồn lợi thủy sinh tự nhiên (đánh bắt), đã xuất hiện các hoạt động nuôi
trồng thủy sản và chế biến thủy sản. Các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và
chế biến thủy sản ngày càng phát triển đã hình thành nên KTTS
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về KTTS do các góc nhìn khác
nhau như góc nhìn kinh tế nơng nghiệp, kinh tế biển, kinh tế ngành…
Tiếp cận dưới góc độ kinh tế nông nghiệp, KTTS được coi là một bộ
phận của ngành kinh tế nông nghiệp theo nghĩa rộng. Dưới góc độ kinh tế
biển, KTTS được coi là một bộ phận của kinh tế biển. Dưới góc đợ kinh tế
ngành, KTTS là “tồn bợ hoạt động kinh tế liên quan đến khai thác, nuôi
trồng, chế biến, quản lý, phân phối và buôn bán thuỷ sản” [41; tr.949].
Hiện nay cịn có quan niệm: “KTTS là ngành sản xuất vật chất mà việc
sản xuất, kinh doanh được tiến hành dựa trên cơ sở khai thác có hiệu quả các
nguồn lợi thuỷ sinh, tiềm năng các nguồn nước để biến chúng thành những

sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người và xã hội” [1; tr.12].
Trên cơ sở kế thừa các quan niệm trên, tiếp cận dưới góc đợ kinh tế
chính trị, có thể quan niệm: KTTS là một phạm trù kinh tế phản ánh tổng thể
các quan hệ kinh tế trong q trình ni trồng, khai thác, chế biến và thương
mại thuỷ sản nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người và xã hội.
Như vậy KTTS có những đặc điểm cơ bản sau:


11

Thứ nhất, TLSX chủ yếu là đất đai và diện tích mặt nước, đối tượng chủ
yếu của KTTS là các lồi thủy sinh và hoạt đợng lao đợng sản x́t phụ thuộc
vào điều kiện tự nhiên.
KTTS là một ngành sản xuất vật chất do đó hoạt động của KTTS cũng
là sự kết hợp giữa sức lao động và TLSX để tạo ra các loại sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ. Do các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản diễn ra cả trên
đất liền và mặt nước, nên TLSX chủ yếu là đất đai và diện tích mặt nước. Đối
tượng lao đợng của KTTS là các lồi thủy sinh, các vùng nước bao gồm cả
nước ngọt, nước lợ, nước mặn. Chính đối tượng lao đợng này quy định rất rõ
việc sản xuất kinh doanh ở đây phụ thuộc và gắn bó chặt chẽ vào điều kiện tự
nhiên. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ thúc đẩy KTTS phát triển; ngược lại,
nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi sẽ cản trở sự phát triển của KTTS.
Thứ hai, KTTS là ngành kinh tế có tính tổng hợp, có sự liên kết, gắn bó
chặt chẽ giữa các khâu SXKD, các phân ngành của KTTS và nhiều ngành
kinh tế khác.
KTTS là một lĩnh vực hoạt động kinh tế bao hàm cả quá trình sản x́t
và q trình lưu thơng, gồm: ni trồng, khai thác, chế biến, thương mại thủy
sản, trong đó nuôi trồng và khai thác thủy sản là khâu sản xuất nguyên liệu, chế
biến làm tăng giá trị sản phẩm, thương mại nhằm thực hiện giá trị sản phẩm,
hàng hóa. Do đó, sự liên kết, gắn bó chặt chẽ giữa các phân ngành này là điều

kiện đề KTTS phát triển đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, KTTS có quan hệ chặt chẽ
với các ngành kinh tế khác mà trước hết là ngành dịch vụ hậu cần nghề cá.
Thứ ba, hình thức tổ chức hoạt động SXKD phong phú, đa dạng với
nhiều qui mô khác nhau.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay,
KTTS có nhiều thành phần kinh tế tham gia. Do đặc thù của các hoạt đợng các
phân ngành KTTS nên hình thức tổ chức sản xuất phong phú, đa dạng với


12

nhiều qui mô khác nhau, bên cạnh các hộ SXKD cá thể, HTX, doanh nghiệp tư
nhân, doanh nghiệp nhà nước.
Thứ tư, KTTS có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động bảo vệ quyền chủ
quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển.
Hầu hết các hoạt động KTTS gắn với môi trường sông nước, biển đảo,
do đó các lực lượng lao động trong ngành KTTS cùng với cơ sở vật chất kỹ
thuật hiện có, sẽ góp phần quan trọng vào việc bảo vệ vững chắc quyền chủ
quyền quốc gia trên biển, đảo.
Hiện nay, KTTS có vai trò ngày càng quan trọng đối với phát triển
KT-XH trên phạm vi quốc gia nói chung và các địa phương nói riêng:
Thứ nhất, KTTS cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng cao đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng; thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển: Các loại thủy
sản (cá, tôm, cua, hàu,...) là nguồn thực phẩm quí có chỉ số dinh dưỡng cao, rất
bổ ích đối với con người. KT-XH phát triển thì nhu cầu tiêu dùng về thực phẩm
thủy sản càng lớn. Nên phát triển KTTS sẽ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
sản phẩm, hàng hóa thủy sản cho xã hợi. Bên cạnh đó, phát triển KTTS sẽ góp
phần kích thích nhiều ngành kinh tế khác phát triển, trước hết là các ngành
cung cấp TLSX cho ngành KTTS (đóng tàu, thiết bị nuôi trồng,…) và các
ngành dịch vụ sử dụng thực phẩm thủy sản (khách sạn, nhà hàng,...), v.v.

Thứ hai, KTTS góp phần quan trọng vào tăng trưởng, phát triển kinh tế
nói chung và kinh tế biển nói riêng ở các địa phương và cả nước: Ở nước ta
KTTS ngày càng đóng góp quan trọng vào tăng trưởng, phát triển kinh tế của
đất nước và của nhiều địa phương, nhất là những địa phương có tiềm năng,
thế mạnh về KTTS.
Đối với kinh tế biển, thủy sản là một trong những ngành chủ yếu.
KTTS góp phần thúc đẩy nhiều ngành kinh tế biển phát triển, như: khai thác,
chế biển dầu, khí; kinh tế hàng hải; du lịch biển và kinh tế hải đảo v.v..


13

Thứ ba, KTTS góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động ở
những vùng nông thôn ven biển, góp phần phát triển KT-XH, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân
Trên phạm vi cả nước, KTTS năm 2017, trong khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản, ngành thủy sản có mức tăng cao nhất với 5,54%/ năm, đóng góp
3,39% GDP trong tổng số sản phẩm cả nước theo giá hiện hành [19].
Đối với huyện Hải Hậu, cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2012-2016
chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng thủy sản và giảm dần tỷ trọng nông,
lâm nghiệp. Cụ thể ngành thủy sản từ chiếm 24,54% năm 2012 tăng lên 30,11%
năm 2016 trong GDP tồn ngành nơng, lâm nghiệp và thủy sản [07; tr 19]. Năm
2016 ngành thủy sản góp phần giải quyết việc làm cho 6392 lao đợng trong
tổng số 158841 lao đợng tồn hụn, chiếm 4,02% [07, tr.20].
Thứ tư, KTTS góp phần củng cố QP, AN tăng cường khả năng bảo vệ
chủ quyền biển, đảo của đất nước: Các hoạt động KTTS gắn bó chặt chẽ với
biển, đảo và phạm vi hoạt động rộng lớn cả trên đất liền, khu vực ven biển, trên
biển và trên các đảo. Vì vậy, sự phát triển KTTS vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế,
khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của quốc gia về các nguồn lợi thuỷ sản,

vừa có ý nghĩa quan trọng về mặt QP, AN, nhất là đối với bảo vệ chủ quyền
biển, đảo của đất nước.
Lực lượng lao động đông đảo trong ngành KTTS cùng với hệ thống cơ
sở hạ tầng và các phương tiện tàu thuyền, cơ sở vật chất kỹ thuật khác là
nguồn lực quan trọng để xây dựng, củng cố QP, AN trong thời bình cũng như
khi có tình huống QP, AN xảy ra trên các vùng biển, đảo của đất nước.
1.1.2. Quan niệm, nội dung và các nhân tố tác động đến phát triển
kinh tế thủy sản ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
* Quan niệm về phát triển và phát triển kinh tế


14

Theo quan niệm phép biện chứng duy vật đã chỉ ra rằng, phát triển là
q trình vận đợng tiến lên từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật, hiện tượng.
Tiếp cận dưới góc độ kinh tế: Phát triển kinh tế là sự gia tăng về quy
mô, chất lượng và thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý. Phát triển kinh
tế là một phạm trù KT - XH rộng lớn, đề cập đến sự phát triển, cải thiện trên
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế
đi kèm với sự hoàn chỉnh cơ cấu, thể chế kinh tế và chất lượng cuộc sống.
Trong đó, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc dân trong một
thời kỳ nhất định. Nội hàm của phát triển kinh tế gồm:
Thứ nhất, có sự tăng trưởng kinh tế. Có sự gia tăng thu nhập/sản phẩm
bình quân đầu người hoặc tổng thu nhập/tổng sản phẩm quốc dân.
Thứ hai, có sự biến đổi trong cơ cấu kinh tế. Thể hiện ở sự thay đổi tỷ
trọng các ngành kinh tế theo hướng ngày càng hiện đại, hợp lý, hiệu quả, tăng
tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ. Phản ánh chất lượng tăng trưởng
kinh tế, trình đợ kỹ tḥt của nền sản x́t.
Thứ ba, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội. Mục tiêu cuối cùng của

phát triển kinh tế không phải là mục tiêu tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu
kinh tế mà là sự tiến bộ xã hội cho con người, cụ thể là sự tiến bộ về kinh tế,
sự phân phối thành quả của nó một cách công bằng, dân chủ, nhằm làm cho
đời sống vật chất và tinh thần của con người không ngừng được nâng lên.
* Quan niệm về phát triển kinh tế thủy sản
Phát triển KTTS là một phạm trù kinh tế, bao hàm sự biến đổi về chất và
lượng của các phân ngành KTTS. Quan niệm về phát triển KTTS được khái
quát rõ ràng trong chương trình phát triển KTTS bền vững đến năm 2020.
Mục tiêu tổng quát: “Khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển bền vững
ngành thủy sản, phấn đấu trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và


15

các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và
khả năng cạnh tranh cao, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế quốc tế gắn với
bảo vệ nguồn lợi, môi trường sinh thái, từng bước nâng cao thu nhập và mức
sống của ngư dân và góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh trên các vùng biển,
đảo của Tổ quốc”.[23; tr.1]
Về mục tiêu cụ thể: “Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản bình quân
hằng năm đạt 6,0%. Tổng sản lượng thủy sản đạt từ 6,5 đến 7 triệu tấn. Giá trị
xuất khẩu thủy sản đạt từ 8 đến 9 tỷ USD. Chủ động sản xuất trong nước
100% giống các đối tượng nuôi thủy sản chủ lực; 100% giống tôm sú, tôm
chân trắng, cá tra là giống sạch bệnh. 100% diện tích nuôi tập trung thâm
canh các đối tượng nuôi chủ lực đạt chứng nhận VietGAP hoặc chứng nhận
tương đương (GlobalGAP, ASC, BAP) ”.[23; tr. 1,2]
Từ các nội dung trên cho thấy, phát triển KTTS là sự tác đợng có chủ
đích của con người, của tổ chức vào các lĩnh vực của KTTS nhằm đạt được
các mục tiêu đã đặt ra, góp phần phát triển KT - XH, cải thiện đời sống của
người dân và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hợi.

Trên cơ sở trên, tác giả cho rằng: phát triển KTTS là sự biến đổi toàn
diện các lĩnh vực có liên quan đến KTTS theo hướng tích cực, tiên tiến, bền
vững dựa trên sự tăng lên về qui mô, chất lượng và cơ cấu kinh tế của các
phân ngành trong KTTS nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
người dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
* Quan niệm về phát triển KTTS ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
hiện nay.
Từ những quan niệm chung nêu trên, tiếp cận sự phát triển KTTS ở
huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định dưới góc độ kinh tế chính trị như sau:
Chủ thể phát triển KTTS ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định hiện nay là
Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hợi, doanh nghiệp và nhân dân


16

của huyện. Trong đó, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện
Hải Hậu, tỉnh Nam Định là chủ thể làm công tác hoạch định và tổ chức thực
hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách và đảm bảo hành lang pháp lý cần
thiết để KTTS phát triển. Các đồn thể xã hợi, các tổ chức kinh tế, doanh
nghiệp và Nhân dân là những người trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển
KTTS ở huyện Hải Hậu.
Mục tiêu phát triển KTTS ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định: Nhằm tăng
số lượng, chất lượng và xây dựng cơ cấu KTTS hợp lý, tiên tiến, hiện đại,
phát triển bền vững, có tính liên kết cao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát
triển KT-XH, củng cố QP, AN, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho Nhân dân, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH của huyện
Hải Hậu - huyện nông thôn mới của tỉnh Nam Định.
Phương thức phát triển KTTS ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định:
chuyển dịch cơ cấu KTTS từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo cả
chiều rộng và chiều sâu, lấy phát triển theo chiều sâu là chủ đạo, chuyển từ quy

mô nhỏ lên quy mô lớn, từ chưa bền vững đến bền vững, từng bước tạo sự phát
triển vùng và liên vùng, nâng cao chất lượng các hoạt động KTTS.
Từ những luận chứng trên, tác giả cho rằng:
Phát triển KTTS ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định là sự biến đổi toàn
diện các mặt hoạt động KTTS của huyện theo hướng hiện đại, bền vững trên
cơ sở tổng thể các biện pháp của chủ thế nhằm làm gia tăng về số lượng,chất
lượng và hoàn thiện cơ cấu kinh tế của KTTS, tạo động lực thúc đẩy KT - XH
của huyện phát triển, củng cố QP, AN, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
cho Nhân dân.
* Nội dung phát triển KTTS ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định hiện nay
Một là, phát triển kinh tế thủy sản ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định về
quy mô, số lượng.


17

Phát triển KTTS ở huyện Hải Hậu về quy mô, số lượng thực chất là
phát triển KTTS về chiều rộng bảo đảm KTTS có tốc độ tăng trưởng cao; bao
gồm: mở rợng diện tích, tăng sản lượng ni trồng thủy sản; đầu tư, nâng cấp,
tăng số lượng, công suất phương tiện đánh bắt thủy sản; mở rộng năng lực
SXKD của các cơ sở, doanh nghiệp thủy sản hiện có ở huyện và đầu tư phát
triển thêm các cơ sở, doanh nghiệp thủy sản mới. Tăng số lượng lao động và
nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, còn bao hàm nội dung đa dạng hóa
và mở rộng thị trường cung cấp sản phẩm, hàng hóa đầu vào và sản phẩm,
hàng hóa đầu ra của KTTS.
Hai là, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa thủy sản.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa thủy sản thực chất là phát
triển KTTS của huyện Hải Hậu theo chiều sâu nhằm đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu của người tiêu dùng và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh
nghiệp và địa phương. Đây là nội dung rất quan trọng trong quá trình phát

triển KTTS ở huyện Hải Hậu nhằm xây dựng uy tín, thương hiệu, nâng cao
khả năng cạnh tranh của KTTS của huyện trong điều kiện kinh tế thị trường.
Phát triển KTTS ở huyện Hải Hậu theo chiều sâu được biểu hiện trên
các nội dung chủ yếu là: Nâng cao khả năng ứng dụng thành tựu KHCN tiên
tiến vào các ngành, các hoạt động của KTTS; hợp lý hóa tổ chức hoạt đợng
sản x́t kinh doanh; nâng cao trình độ lao động trong KTTS nhằm nâng cao
năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các sản phẩm,
hàng hóa thủy sản trên thị trường; nâng cao hiệu quả KT-XH bảo đảm QP,AN
và bảo vệ môi trường sinh thái của KTTS.
Ba là, hiện đại hóa, hợp lý hóa cơ cấu kinh tế thủy sản trên cơ sở tiềm
năng, lợi thế của huyện.
Cơ cấu KTTS hiện đại, hợp lý là sự cân đối về cơ cấu ngành, vùng và
cơ cấu thành phần phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và phát huy tối đa các


18

nguồn lực, tạo ra sự tác động thúc đẩy lẫn nhau giữa các ngành, vùng và
thành phần kinh tế trong quá trình phát triển KTTS của huyện.
Xây dựng cơ cấu KTTS hiện đại, hợp lý ở huyện Hải Hậu biểu hiện
trên các nội dung chủ yếu sau: phát triển đồng bộ, cân đối tạo thành chuỗi liên
kết chặt chẽ giữa các phân ngành trong KTTS; xây dựng mối liên kết chặt chẽ
giữa các các tổ chức, doanh nghiệp của các thành phần kinh tế trong KTTS;
xây dựng các vùng kinh tế chuyên canh phù hợp với tiềm năng thế mạnh của
từng vùng.
* Các nhân tố tác động đến phát triển kinh tế thủy sản ở huyện Hải
Hậu, tỉnh Nam Định hiện nay
Một là, đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thủy sản
Về đặc điểm tự nhiên, huyện Hải Hậu mang đầy đủ những đặc điểm
của tiểu khí hậu vùng đồng bằng Sơng Hồng, có địa hình tương đối bằng

phẳng. Đất đai phì nhiêu gồm có đất phù sa, đất mặn, đất bãi triều, đất cát
vùng ven biển và ven sông; vùng phía Nam hụn gồm mợt số xã, thị trấn, cốt
đất thấp chủ yếu là đất phù sa trẻ, hệ sinh thái đa dạng, phong phú; đặc biệt là
hệ sinh thái vùng ven biển Đông rất thuận lợi cho phát triển KTTS. [28, tr. 2].
Về tài nguyên thủy sản, huyện Hải Hậu có bờ biển dài trên 32 km, mật
độ sông ngòi dày đặc tạo cho huyện Hải Hậu có lượng diện tích mặt nước lớn,
có nguồn tài nguyên thủy sản rất phong phú, đa dạng rất thuận lợi cho phát
triển KTTS một cách tổng thể, đồng bộ cả khai thác, nuôi trồng, chế biến và
thương mại thủy sản
Hai là, điều kiện kinh tế - xã hội
Về truyền thống văn hóa: huyện Hải Hậu là vùng có lịch sử hình thành
và phát triển lâu đời. Trên địa bàn huyện có nhiều làng nghề truyền thống,
người dân có truyền thống, kinh nghiệm trong hoạt động SXKD thủy sản.
Trải qua nhiều thế hệ người dân huyện Hải Hậu đã xây dựng nên một nền văn


19

hiến, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, truyền thống đoàn kết, tương thân
tương ái, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn. Năm 2015, huyện
Hải Hậu được Nhà nước công nhận là huyện đạt chuẩn nông thơn mới.
Về tình hình dân số và lao đợng: hụn Hải Hậu có dân số trên 260
nghìn người, mật đợ bình quân 1.140 người/km2 [07, tr. 11]; chất lượng dân số
của huyện không ngừng được tăng lên đặc biệt là về giáo dục - đào tạo và y tế:
tỷ lệ học sinh đến trường cao; số lượng và chất lượng giáo viên ngày càng tăng
lên; sức khỏe người dân trong huyện được quan tâm thông qua phát triển hệ
thống các cơ sở y tế, số lượng giường bệnh và cán bộ y tế [07; tr. 114, 115].
Huyện Hải Hậu có nguồn lao động dồi dào, có nhiều doanh nghiệp hoạt động
KTTS. Khu vực nông thôn là nơi tập trung phần lớn lao đợng trong hụn, tính
riêng tổng lao đợng trong nông nghiệp là 109441 người, chiếm khoảng 70% lao

động trong toàn huyện, riêng trong lĩnh vực thủy sản là 6392 người chiếm
5,84% lao động nông nghiệp và 4,02% lao động trong huyện. [07, tr. 19].
Về cơ sở hạ tầng: Các yếu tố cơ sở hạ tầng tác động, chi phối mạnh đến
quá trình phát triển KTTS, là cơ sở cho lưu thơng hàng hố, sửa chữa và phát
triển các phương tiện nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và xuất khẩu các mặt
hàng thuỷ sản, nhất là cơ sở hạ tầng liên quan đến dịch vụ hậu cần nghề cá
như: giao thông vận tải, hệ thống cảng biển cùng các bến bãi khác, điện, các
nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sửa chữa và đóng mới tàu thuyền.
Ba là, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tỉnh Nam Định và
huyện Hải Hậu liên quan đến phát triển kinh tế thủy sản.
Xác định rõ vị trí, vai trị KTTS trong nền kinh tế quốc dân, Đảng, Nhà
nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển KTTS
như: Luật đất đai, chính sách hỗ trợ vốn cho đánh bắt xa bờ... đồng thời, tỉnh
Nam Định cũng đã đề ra chủ trương, cơ chế, chính sách và các văn bản pháp
qui tạo hành lang pháp lý cho phát triển KTTS.


20

Đối với huyện Hải Hậu, nhận thức sâu sắc tiềm năng, thế mạnh KTTS,
huyện Hải Hậu đã bám sát đường lối, chủ trương phát triển KTTS, xây dựng
các chủ trương, chính sách phát triển KTTS của huyện Hải Hậu và đã được
thể hiện cụ thể trong các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện, các nghị
quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch, quy hoạch của huyện. Đây là là cơ sở,
là động lực lớn thúc đẩy KTTS của huyện Hải Hậu phát triển.
Bốn là, thị trường đầu vào và đầu ra của KTTS.
Thị trường là nhân tố đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với phát triển
KTTS của huyện Hải Hậu. Đây chính là nơi trao đổi hàng hóa, giải quyết vấn
đề đầu vào và đầu ra cho KTTS của huyện Hải Hậu, là điều kiện cần thiết để
hồn thiện quy trình SXKD. Thơng qua thị trường các chủ thể lựa chọn các

yếu tố đầu vào của KTTS (máy móc, con giống, dụng cụ khai thác...), lựa
chọn đầu ra tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa thủy sản để thu lợi nhuận, giúp
các chủ thể nắm bắt và phát triển các sản phẩm, hàng hóa thủy sản đáp ứng tốt
hơn yêu cầu của thị trường, đồng thời là kênh thu hút đầu tư, ứng dụng
KHCN hiện đại, trình đợ quản lý tiên tiến vào trong các hoạt động KTTS.
Năm là, hội nhập quốc tế.
Hội nhập quốc tế đang là xu thế chung trên toàn thế giới được mọi quốc
gia quan tâm. Hiện nay nước ta đang hội nhập sâu rộng trên tất cả các lĩnh
vực vào nền kinh tế thế giới. Đây là cơ hội lớn để KTTS huyện Hải Hậu thu
hút nguồn vốn đầu tư nước ngồi, tiếp cận cơng nghệ, trình đợ quản lý tiên
tiến, hiện đại trên thế giới và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy
nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên, tình hình kinh tế, chính trị thế giới diễn
biến khó lường dẫn đến giá vật tư đầu vào của KTTS liên tục tăng, trong khi
giá bán sản phẩm, hàng hóa thủy sản tăng không tương ứng, hiệu quả sản x́t
đạt thấp vì vậy ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống kinh tế của người dân và
kế hoạch sản xuất KTTS của huyện Hải Hậu


21

1.2. Thực trạng phát triển kinh tế thủy sản ở huyện Hải Hậu, tỉnh
Nam Định hiện nay
1.2.1. Thành tựu trong phát triển kinh tế thủy sản ở huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định.
Huyện Hải Hậu là một trong những địa bàn có nhiều lợi thế về điều
kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu thuỷ văn...để
phát triển KTTS, trong những năm qua, KTTS ở huyện Hải Hậu phát triển
nhanh chóng và đã đạt được nhiều thành tựu đáng phấn khởi.
Một là, hàng năm KTTS Hải Hậu ln có sự gia tăng khá mạnh về quy
mơ, số lượng khai thác, nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ thuỷ sản.

Thứ nhất, về nuôi trồng thủy sản: Trong giai đoạn 2012-2016, nuôi
trồng thủy sản của huyện Hải Hậu đã có sự phát triển đáng kể; từng bước phát
triển thành một nghề sản xuất hàng hóa quy mô lớn, góp phần chuyển dịch
kinh tế trong nông nghiệp.
Nuôi trồng thủy sản của huyện Hải Hậu tăng trưởng với tốc độ nhanh về
sản lượng. Năm 2012 là 6048 tấn, đến năm 2016 là 12557 tấn, tăng bình quân
trong giai đoạn 2012-2016 là 4,34%. [Bảng 3.1]. Về giá trị sản lượng nuôi
trồng thủy sản theo giá hiện hành: Năm 2012 là 864641 triệu đồng, năm 2016
tăng lên đạt 1278051 triệu đồng, tăng bình quân trong giai đoạn 2012-2016
đạt 8,13%. [Bảng 3.2]. Quy mô nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng, năm 2012,
tổng diện tích ni trồng thủy sản là 2280 ha, diện tích chuyển đổi đất nông
nghiệp sang nuôi trồng thủy sản đạt 854 ha [25; tr.1], đến năm 2016 diện tích
ni trồng thủy sản đạt 2300 ha và diện tích đất chuyển đổi sang nuôi trồng
thủy sản 993,8 ha. [32; tr. 2]. Trong năm 2016 đã thả trên 380 triệu con giống,
gồm: Tôm Sú, tơm he chân trắng, cua biển, cá Lóc bơng, cá Diêu hồng, ếch
Thái Lan và nhiều loại thủy sản khác [32; tr.3]. Hiện nay, toàn huyện có 01
HTX, 3 làng nghề và 12 doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản [35, tr.3]. Lượng lao


22

động tham gia nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng với tốc đợ tăng bình qn
khoảng 13,8% [Bảng 4.2].
Từ đây cho thấy, nuôi trồng thủy sản trong huyện có sự phát triển khá
mạnh cả về quy mô và số lượng, tạo điều kiện để huyện Hải Hậu giải quyết
tốt vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Thứ hai, về khai thác thủy sản: Năng lực ngành khai thác thủy sản tiếp
tục phát triển mạnh, đội tàu khai thác xa bờ được chú trọng phát triển. Tính
đến ngày 31/12/2016, số lượng phương tiện khai thác hải sản là 880 chiếc với
tổng công suất trên 70.000 cv; trong đó: tàu cá khai thác hải sản xa bờ (từ 90

CV trở lên) 187 tàu, tăng 11 tàu so với năm 2015; cơng śt bình qn trên
tàu khai thác xa bờ đạt 350 cv/tàu, tăng trên 26,5 cv so với năm 2015 [Bảng
4.1]. Sản lượng khai thác thuỷ sản ước đạt 16808 tấn. Tổng giá trị (so sánh
năm 2010) đạt 525351triệu đồng tăng 1,6 % so với năm 2015 [Bảng 3.2]. Sản
lượng khai thác các loại hải sản xa bờ có giá trị kinh tế cao tăng nhanh, các
loại hải sản khai thác ven bờ có giá trị kinh tế thấp giảm dần. Thu nhập của
ngư dân khai thác hải sản luôn ổn định và ở mức cao hơn so với các nghề
khác ở nông thôn. Đặc biệt các tàu khai thác xa bờ nghề lưới rê đem lại lợi
nhuận cao, doanh thu trung bình từ 50 - 80 triệu đồng/chuyến biển, thu nhập
bình quân đạt từ 6 - 7 triệu đồng/người/tháng; các chủ tàu lãi trung bình 1 tỷ
đồng/năm [32; tr.1]
Tổ chức, duy trì hoạt đợng tốt các hiệp hợi, tổ đợi khai thác hải sản.
Đến nay tồn hụn có 5 hiệp hội khai thác hải sản (tại các xã Hải Lý, Hải
Chính, Hải Triều, Thịnh Long, Hải Xuân), 10 tổ đội khai thác hải sản (xã Hải
Lý 4, Hải Chính 2, Hải Triều 2, Thịnh Long 1, Hải Xuân 1). Đến nay đã có 27
tàu được UBND tỉnh phê duyệt cho đóng mới tàu cá bổ sung, đóng mới thay
thế (23 tàu khai thác, 4 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá); trong đó có 15 tàu đã hạ
thủy và đang khai thác, 12 tàu đã giải quyết xong thủ tục và đang triển khai


23

đóng mới. Toàn huyện hiện có 03 cơ sở đóng mới, cải hốn, nâng cấp tàu cá;
trong đó cơng ty đóng tàu Hoàng Anh đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp tàu vỏ
thép theo Nghị định 67 [32; tr.1,2]
Thứ ba, về chế biến và tiêu thụ thủy sản: Hoạt động chế biến và tiêu thụ
thủy sản đã được chú trọng phát triển. Năm 2015 toàn huyện có 09 cơ sở chế
biến nước mắm cơng śt trên 01 triệu lít nước mắm/năm, 06 cơ sở chế biến
thuỷ sản đông lạnh công suất 300 tấn/năm, 02 cơ sở sản xuất nước đá phục vụ
khai thác thuỷ sản xa bờ với công suất 2.000 m3/năm.... [42]. Đến nay, số lượng

cơ sở chế biến và tiêu thụ thủy sản ổn định song quy mô các cơ sở được mở
rộng đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Điển
hình như cơng ty TNHH Thịnh Long hàng năm chế biến và tiêu thụ từ 250-300
nghìn tấn cá nguyên liệu, phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu. Công ty
TNHH Vạn Hoa mỗi tháng sản xuất trên 20 nghìn lít nước mắm, 3-4 tấn mắm
tơm, 4-5 tấn sứa .v.v…[42]
Hai là, chất lượng các ngành KTTS ở huyện Hải Hậu có sự phát triển khá
tồn diện.
Khơng chỉ có sự phát triển về quy mô, số lượng, trong những năm qua
chất lượng các ngành KTTS ở huyện Hải Hậu cũng phát triển khá tồn diện.
Về chất lượng ni trồng thủy sản: KHCN tiên tiến đã từng bước được
ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Các phương thức nuôi trồng tiên tiến
phát triển khá đa dạng từ nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, đến nuôi bán
thâm canh, thâm canh; nuôi chuyên canh, ni kết hợp. Năm 2016 diện tích
ni chun canh, bán thâm canh, thâm canh được mở rộng thay thế dần các
hình thức ni quảng canh và quảng canh cải tiến. Trong đó, diện tích ni
thâm canh, bán thâm canh đạt 463 ha, tăng 30 ha so với năm 2015, năng suất
bình quân tăng đạt 4,95 tấn/ha, các đối tượng ni đều an tồn dịch bệnh, cho
lợi nḥn trung bình từ 200 - 500 triệu đồng/ha [32; tr. 3]. Công nghệ sinh


24

học đã được đưa vào ứng dụng để nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh ở
các giống thủy sản nuôi. Đồng thời, chế phẩm vi sinh và hóa sinh đang được
nghiên cứu, sản xuất và đưa vào sử dụng trong việc xử lý cải tạo mơi trường,
phịng ngừa dịch bệnh và thay thế các loại kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng.
Do có sự phát triển về KHCN, nên năng suất và chất lượng nuôi trồng
của huyện Hải Hậu được nâng lên. Giai đoạn 2012-2016, nhờ áp dụng KHCN
vào sản xuất mà sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng lên. Năm 2012 sản lượng

nuôi nuôi trồng thủy sản đạt 5129 tấn, đến năm 2016 sản lượng đạt 12557 tấn,
tăng bình quân trong giai đoạn 2012-2016 đạt 15,7%/năm [Bảng 3.1].
Về chất lượng khai thác thủy sản của ngư dân không ngừng được nâng
lên, nhiều công nghệ mới được ứng dụng; nhiều tàu khai thác xa bờ, lắp máy
công suất lớn, trang bị máy móc khai thác hiện đại được đóng mới theo Nghị
định 67 của Chính phủ, đưa trình đợ công nghệ khai thác thủy sản của huyện
Hải Hậu có bước phát triển. Công suất máy tàu tăng liên tục, chứng tỏ giai
đoạn này trình đợ khai thác đã nâng lên. Các tàu nhỏ, công suất thấp dần được
thay thế bằng tàu có kích thước và cơng śt máy lớn hơn. Năm 2012 tàu dưới
90CV là 792 chiếc, tàu từ 90CV trở lên là 135 chiếc đến năm 2016 tàu từ dưới
90CV giảm còn 689 chiếc, tàu từ 90CV trở lên tăng lên 187 chiếc, song công
suất của tàu tăng từ 40600 CV lên 70000 CV [Bảng 4.1].
Như vậy, việc ứng dụng KHCN đã giúp mở rộng ngư trường, nâng cao
hiệu quả khai thác, chất lượng và giá trị sản phẩm, thúc đẩy KTTS phát triển.
Về chất lượng chế biến và tiêu thụ thủy sản ngày càng được nâng lên
đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; các cơ sở chế
biến thủy sản được đầu tư các dây chuyền chế biến hiện đại như dây chuyền
hấp, sấy liên hoàn để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; xây dựng khu
neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão cửa Hà Lạn (sơng Sị) quy mơ 200ch/400CV
kết hợp với cảng cá Ninh Cơ.


×