Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Khảo sát tỷ lệ nhiễm giảm bạch cầu trên mèo do Feline Panleukopenia (FPV)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP
KHOA THÚ Y


LÊ THUẬN PHÁT

KHẢO SÁT TỶ LỆ NHIỄM BỆNH GIẢM BẠCH
CẦU TRÊN MÈO DO FELINE
PANLEUKOPENIA VIRUS (FPV) VÀ THEO DÕI
HIỆU QUẢ

HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH THÚ Y


2023

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP
KHOATHÚ Y


LÊ THUẬN PHÁT

KHẢO SÁT TỶ LỆ NHIỄM BỆNH GIẢM
BẠCH CẦU TRÊN MÈO DO FELINE
PANLEUKOPENIA VIRUS (FPV) VÀ THEO DÕI
HIỆU QUẢ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH THÚ Y

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. NGUYỄN THỊ BÉ MƯỜI


2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP
KHOA THÚ Y


XÁC NHẬN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Đề tài “Khảo sát tỷ lệ nhiễm bệnh giảm bạch cầu trên mèo do Feline
panleukopenia virus (FPV) và theo dõi hiệu quả hỗ trợ điều trị”, do sinh viên Lê
Thuận Phát thực hiện tại Phòng khám Thú y, số 50 Võ Văn Kiệt, phường An Hòa,
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, thời gian từ tháng 12/2022 đến tháng 05/2023
dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Bé Mười.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 20..
Duyệt Khoa Thú y

Cán bộ hướng dẫn

TS. NGUYỄN THỊ BÉ MƯỜI


Cần Thơ, ngày … tháng … năm 20..
Duyệt Trường Nông nghiệp

i


LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi: Ban Giám hiệu Trường Nơng nghiệp,
Ban Chủ nhiệm Khoa Thú y, trường Đại học Cần Thơ

Tôi tên: LÊ THUẬN PHÁT, MSSV: B1904902, Lớp: NN1967A2
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Kết quả, số liệu
trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ
cơng trình luận văn nào trước đây.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 20..
Sinh viên thực hiện
(Ký tên)

LÊ THUẬN PHÁT

ii


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, con xin gửi lời cảm ơn đến cha mẹ đã dày công nuôi nấng, luôn quan
tâm, ủng hộ và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con trước mọi khó khăn trong cuộc
sống.

Luận văn này được hoàn thành dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của cơ
Nguyễn Thị Bé Mười, giảng viên Khoa Thú y, trường Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ
cùng với kiến thức chuyên môn sâu rộng quý báu và sự u nghề, cám ơn cơ đã cho
em có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về những kiến thức cho cơng việc sau này
 Cảm ơn các anh các chị và các bạn làm việc chung tại phòng khám thú y trong
suốt thời gian qua đã nhiệt tình giúp đỡ để hồn thành bài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giảng viên Khoa Thú y Trường Nông
nghiệp Đại học Cần Thơ đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức hữu ích và kinh nghiệm
của mình cho em, nhờ những kiến thức hữu ích ấy đã giúp em rất nhiều trong q trình
hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô thuộc các Ban lãnh đạo, các Phòng
chức năng và giảng viên các Khoa của trường Đại học Cần Thơ dồi dào sức khỏe và
thuận lợi trong công việc cũng như công tác giảng dạy.
Em xin chân thành cảm ơn!

Tên sinh viên thực hiện

LÊ THUẬN PHÁT

iii


TÓM LƯỢC

Đề tài “Khảo sát tỷ lệ nhiễm bệnh giảm bạch cầu trên mèo do Feline
panleukopenia virus (FPV) và theo dõi hiệu quả hỗ trợ điều trị” được thực hiện từ
tháng 12/2022 đến tháng 05/2023, mục đích phát hiện sự hiện diện của Feline
panleukopenia virus (FPV) trong mẫu phân của mèo. Kết quả khảo sát cho thấy có 69
(17,78%) mèo có triệu chứng nghi ngờ của bệnh giảm bạch cầu bằng phương pháp
chẩn đốn lâm sàng trên tởng số 388 mèo được mang đến khám và điều trị. Bằng

phương pháp sử dụng kit test nhanh, kết quả có 18 mèo dương tính với FPV chiếm tỷ
lệ 26,08% (18/69). Tỷ lệ nhiễm Feline Panleukopenia virus của nhóm mèo dưới 6
tháng tuổi, từ 6 tháng đến 2 năm và trên 2 năm tuổi lần lượt là 44,82% 14,28% và
10,52% (P=0,01). Tỷ lệ nhiễm bệnh của nhóm mèo ni thả (42,85%) cao hơn rất
nhiều so với nhóm mèo ni nhốt (14,63%), (P=0,00). Những mèo khơng được tiêm
phịng có tỷ lệ nhiễm (63,63%) cao hơn nhiều so với những mèo được tiêm phòng đầy
đủ (3,03%) hoặc tiêm phịng chưa đủ liệu trình (21,42%), (P=0,0000). Các triệu
chứng lâm sàng điển hình của bệnh là: ủ rủ, mệt mỏi, bỏ ăn, sốt ≥39,5℃ , tiêu chảy,
phân lẫn máu, nôn bọt trắng, vàng xanh và chảy nước dãi. Kết quả điều trị bệnh giảm
bạch cầu do Feline Panleukopenia có tỷ lệ khỏi và giảm triệu chứng là 55,56%
(10/18).
Từ khóa: điều trị, Feline panleukopenia virus, giảm bạch cầu, mèo, phòng ngừa,
tỷ lệ nhiễm.

iv


MỤC LỤC

Tóm lược..................................................................................................................iv
Danh mục bảng.......................................................................................................vii
Danh mục hình......................................................................................................viii
Danh mục từ viết tắt............................................................................................viiix
Chương 1 Đặt vấn đề..............................................................................................1
Chương 2 Cơ sở lý luận..........................................................................................2
2.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về nhiễm Feline panleukopenia virus
............................................................................................................................2
2.1.1 Lịch sử bệnh............................................................................................2
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................2
2.1.3 Tình hình nghiên cứu ngồi nước...........................................................4

2.2 Bệnh giảm bạch cầu trên mèo do Feline panleukopenia virus gây ra................5
2.2.1 Khái quát về Feline panleukopenia virus................................................5
2.2.2 Cơ chế sinh bệnh.....................................................................................7
2.2.3 Dịch tễ học..............................................................................................7
2.2.4 Chẩn đốn................................................................................................8
2.2.5 Điều trị bệnh......................................................................................... .10
2.2.6 Phịng bệnh........................................................................................... .11
Chương 3 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu.........................................14
3.1 Nội dung nghiên cứu....................................................................................... .14
3.2 Phương tiện nghiên cứu.................................................................................. .14
3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................ .14
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu........................................................................... .14
3.2.3 Vật liệu dùng trong nghiên cứu............................................................ .14
3.3 Phương pháp nghiên cứu................................................................................. .15
3.3.1 Tìm hiểu bệnh sử.................................................................................. .15
3.3.2 Khám lâm sàng..................................................................................... .15
3.3.3 Chẩn đoán cận lâm sàng....................................................................... .16
3.3.4 Điều trị ................................................................................................. .17
v


3.3.5 Chỉ tiêu theo dõi................................................................................... .19
3.3.6 Xử lý số liệu......................................................................................... .19
Chương 4 Kết quả và thảo luận...........................................................................20
4.1 Tình hình bệnh giảm bạch cầu trên mèo được đưa đến khám và điều trị tại
phòng khám thú y.................................................................................................. .20
4.2 Kết quả tỷ lệ mèo nhiễm theo lứa tuổi............................................................ .20
4.3 Kết quả tỷ lệ mèo nhiễm theo giới tính........................................................... .21
4.4 Kết quả tỷ lệ mèo nhiễm theo giống............................................................... .22
4.5 Kết quả tỷ lệ mèo nhiễm theo phương thức nuôi............................................ .23

4.6 Kết quả tỷ lệ mèo nhiễm theo tình trạng tiêm phịng...................................... .23
4.7 Tần suất xuất hiện triệu chứng lâm sàng ở mèo nhiễm bệnh giảm bạch cầu. . .24
4.8 Kết quả hỗ trợ điều trị bệnh giảm bạch cầu trên mèo do Feline panleukopenia
virus gây ra tại phòng khám thú y......................................................................... .26
Chương 5 Kết luận và đề nghị.............................................................................28
5.1 Kết luận........................................................................................................... .28
5.2 Đề nghị............................................................................................................ .28
Tài liệu tham khảo................................................................................................29
Phụ lục 1................................................................................................................32
Phụ lục 2................................................................................................................33
Phụ lục 3................................................................................................................39

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

4.1

Tình hình mèo nhiễm FPV được đưa đến khám và điều trị

20

4.2


Tỷ lệ mèo nhiễm FPV theo lứa tuổi (n=18).

21

4.3

Tỷ lệ mèo nhiễm FPV theo giới tính (n=18).

22

4.4

Tỷ lệ mèo nhiễm theo giống (n=18).

22

4.5

Tỷ lệ mèo nhiễm theo phương thức ni (n=18).

23

4.6

Tỷ lệ mèo nhiễm theo tình trạng tiêm phòng (n=18).

23

4.7


Tần suất xuất hiện các triệu chứng lâm sàng trên mèo nhiễm FPV
(n=18)

24

4.8

Kết quả theo dõi hiệu quả điều trị bệnh giảm bạch cầu trên mèo
(n=18)

26

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

2.1

Panleukopenia virus dưới kính hiển vi điện tử

6

2.2


Vimekon sát trùng chuồng nuôi

12

2.3

Nobivac Feline 1-HCPCh Vaccine

13

3.1

RAPID TEST IMMUNO- FPV Ag Test Kit

15

3.2

Quy trình thực hiện test FPV

17

4.1

Các triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện (A. Ủ rủ, bỏ ăn. B Phân
lẫn máu. C Đổ nhiều ghèn. D Nôn mửa)

26

viii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CPV

Diễn giải tiếng Anh
Canine parvovirus

ctv
DNA

Deoxyribonucleic Acid

et al

Enzyme-linked Immunosorbent
assay
Et alia

FeLV

Feline leukemia virus

FIV

Feline immunodeficiency virus

FPV


Feline panleukopenia virus

HI

Haemagglutination inhibition

ELISA

n
PCR

Nghĩa tiếng Việt
Virus gây bệnh tiêu chảy máu ở
chó
Cộng tác viên
Phân tử mang thông tin di
truyền
Phương pháp miễn dịch
hấp thụ liên kết Enzyme
Cộng tác viên
Virus gây bệnh nhiễm trùng
bạch cầu ở mèo
Virus gây bệnh suy giảm miễn
dịch ở mèo.
Virus gây bệnh giảm bạch cầu ở
mèo
Phản ứng ngưng kết hồng cầu
Tổng số con

Polymerase Chain Reaction


ix

Xét nghiệm sinh học phân tử


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, ở Việt Nam nói chung và ở Cần Thơ nói riêng, việc ni thú cưng
đang ngày một là xu hướng của nhiều hộ gia đình. Phổ biến gần đây là mèo, là lồi vật
thơng minh, sạch sẽ, nhanh nhẹn, bắt chuột giỏi. Bên cạnh đó, mèo cũng mang lại giá
trị vật chất và là người bạn tinh thần cho chủ nuôi nên số lượng mèo tăng cao về số
lượng cũng như đa dạng về chủng loại. Điều này đồng nghĩa với việc bệnh ở mèo sẽ
trở nên phức tạp, đặc biệt nguy hiểm nhất là bệnh giảm bạch cầu do virus Feline
panleukopenia gây ra.
Bệnh giảm bạch cầu mèo hay còn gọi là bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo do
virus panleukopenia (FPV) gây ra, đây là một loại parvovirus có kích thước nhỏ, có
vật chất di truyền là ADN. FPV có thể gây bệnh cho tất cả các thành viên của họ
Felidae, có rất nhiều báo cáo về nhiễm trùng hoặc phơi nhiễm ở mèo tỷ lệ tử vong cao
(Craig Greene, 2006). Virus Feline panleukopenia gây bệnh cho mèo ở tất cả các lứa
tuổi, nhưng mẫn cảm nhất là mèo con nhỏ hơn 1 tuổi, đặc biệt ở mèo chưa được tiêm
phòng đầy đủ, tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết cao.
Mèo nhiễm bệnh thường xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng điển hình như sốt
cao, nôn mửa, mất nước, tiêu chảy phân lẫn máu và thường có tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ
tử vong trên 90% ở mèo con. Trong chẩn đoán cận lâm sàng, số lượng bạch cầu trong
chỉ tiêu huyết học giảm rõ rệt rất thường gặp trên các mèo mắc Feline panleukopenia
virus (FPV) (Craig Greene et al., 2006). Khó phục hồi trong điều trị, việc nghiên cứu
bệnh FPV trên mèo cịn khá hạn chế. Vì vậy, đề tài “Khảo sát tỷ lệ nhiễm bệnh giảm
bạch cầu trên mèo do Feline panleukopenia virus (FPV) và theo dõi hiệu quả hỗ
trợ điều trị” được tiến hành.

Mục tiêu đề tài
Tỷ lệ mèo nhiễm bệnh giảm bạch cầu trên mèo do Feline panleukopenia virus.
Đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh giảm bạch cầu trên mèo do FPV gây ra.

1


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về nhiễm Feline panleukopenia
virus
2.1.1 Lịch sử bệnh
Feline panleukopenia virus lần đầu tiên được xác định vào năm 1920 đã khơng
có những thay đổi đáng kể về đặc tính kháng nguyên và sinh học. FPV đã phát triển
chủ yếu bằng cách di truyền ngẫu nhiên và duy trì tính đặc hiệu của vật chủ
(Shackelton et al., 2005).
Ở Việt Nam, bệnh giảm bạch cầu trên mèo chỉ mới được phát hiện ở mèo từ
những năm 80 của thế kỷ XX. Mèo nhập nội và các giống mèo địa phương đều bị bệnh
với triệu chứng: nôn mửa, tiêu chảy máu và chết với tỷ lệ cao. Đây là một bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm rất phổ biến ở mèo và bệnh có ở tất cả các vùng sinh thái trên Trái
Đất (Nguyễn Bá Hiên, 2009).
Feline panleukopenia virus (FPV-virus gây bệnh giảm bạch cầu trên mèo) và
CPV-2 có mối quan hệ rất gần và được cho là một thể đột biến trong phạm vi vật chủ.
Canine parvovirus type 2a (CPV-2a) và Canine parvovirus type 2b (CPV-2b) đã được
phân lập từ mèo mắc bệnh giảm bạch cầu với tỷ lệ xấp xỉ 5%. Điều này cho thấy rằng
một số virus gây nhiễm cho mèo cũng có thể lây mầm virus cho chó nhạy cảm (Truyen
et al., 2000).
Theo Frederick (1999) những nguyên nhân cho rằng FPV (virus gây bệnh giảm
bạch cầu trên mèo) có liên quan mật thiết với CPV-2 và virus gây bệnh cho chồn bao
gồm (1) CPV có khả năng gây nhiễm và nhân lên trong cơ thể cả chó và mèo; (2) xét

về mặt kháng nguyên, cả 2 loại Parvovirus gây bệnh trên mèo và chồn không phân
biệt được bằng phương pháp ngưng kết ức chế hồng cầu và phương pháp sắp xếp trình
tự chuỗi bộ gen DNA.
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Đinh Thị Thu Hiền và ctv. (2021), kết quả kiểm tra lâm sàng đã phát hiện 309 ca
nghi ngờ liên quan đến FPV. Sử dụng test nhanh Asan Easy Test FPV với 51 con mèo
đã khẳng định có 43 con mắc bệnh giảm bạch cầu; chiếm tỷ lệ 84,3%. Các yếu tố ảnh
hưởng đến tỷ lệ nhiễm bệnh bao gồm việc không tiêm vaccine đầy đủ và đúng liệu
trình có nguy cơ mắc bệnh cao nhất (86,05%) và mèo ở độ tuổi từ 1 đến 6 tháng tuổi
nhiễm bệnh với tỷ lệ (67,44%) cao hơn đáng kể so với các nhóm tuổi khác. Khơng có
sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nhóm mèo theo các yếu tố thức ăn,
phương thức ni, giới tính, giống đến tỷ lệ nhiễm bệnh. Các triệu chứng lâm sàng có
ý nghĩa trong chẩn đốn là sốt (39,5-40,5 oC), ói bọt trắng hoặc dịch vàng nhiều lần,
tiêu chảy phân màu vàng đục, lợn cợn, đơi khi nhầy, có mùi tanh.
2


Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc và ctv. (2020), được tiến hành trên 216
mèo tại Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 83 trong số 216 mèo (38,43%) có dấu
hiệu của bệnh giảm bạch cầu mèo bằng phương pháp chẩn đốn lâm sàng, 29/83 ca
dương tính với virus giảm bạch cầu mèo bằng phương pháp xét nghiệm nhanh và
phương pháp PCR chiếm tỷ lệ 34,94%, 29/216 ca dương tính với virus giảm bạch cầu
mèo chiếm 13,42% so với tổng số mèo được khảo sát. Mèo nhỏ hơn 12 tháng tuổi có tỉ
lệ mắc bệnh giảm bạch cầu cao hơn mèo trưởng thành (P<0,05). Mèo mắc bệnh giảm
bạch cầu có biểu hiện lâm sàng chủ yếu như ủ rũ, mệt mỏi, sốt cao, nôn, mất nước,
viêm ruột tiêu chảy và thường tử vong. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu huyết học cho thấy
chỉ số bạch cầu bị suy giảm trầm trọng ở các ca mắc bệnh giảm bạch cầu trên mèo. Số
bạch cầu trung bình của mèo mắc bnh gim cũn 1,80,09ì103/àl.
Nghiờn cu ca Nguyn Th Yn v ctv. (2020), trong tổng số 8 con mèo từ 2
tháng tới 1 năm tuổi đã được quan sát triệu chứng, mổ khám và thu mẫu để nhuộm

HE. Kết quả nghiên cứu cho thấy mèo bị bệnh giảm bạch cầu do FPV có các triệu
chứng nơn mửa, mất nước, tiêu chảy... Bệnh tích đại thể ở dạ dày, ruột gồm sung
huyết, niêm mạc xuất huyết, chất chứa trong lịng ruột có mùi tanh máu. Bệnh tích vi
thể rõ nhất ở ruột với nang lympho thành ruột tăng sinh, thối hóa tế bào biểu mô, lông
nhung đứt gãy. Số lượng bạch cầu lympho giảm mạnh ở vùng vỏ các nang hạch màng
treo ruột; bạch cầu đơn nhân lớn và đại thực bào tăng mạnh. Kết quả phân lập virus
trên tế bào CRFK đã thu được 5 chủng virus khác nhau với hiệu giá dao động từ
1,77×108 đến 1,77×109 TCID50/ml. Kết quả nghiên cứu về đường cong sinh trưởng
của virus cho thấy với liều gây nhiễm MOI=0,001, hiệu giá virus đạt giá trị cao nhất là
1010,5 TCID50/ml sau 36 giờ gây nhiễm virus.
Theo kết quả nghiên cứu Lê Văn Hùng và ctv. (2020), cho thấy kỹ thuật PCR có
độ nhạy, chính xác cao hơn phương pháp ELISA (47,06% so với 40,20%). Tuy nhiên,
thời gian chẩn đoán của phương pháp này dài hơn so với ELISA. Virus có khả năng
nhân lên trên mơi trường CRFK và gây bệnh tích điển hình (các tế bào co cụm và bong
tróc khỏi bề mặt chai ni cấy). Bệnh tích tế bào xuất hiện sớm sau 4 giờ nuôi cấy và
sau 32 giờ các tế bào bị phá hủy và bong tróc khỏi bề mặt chai ni cấy. Hiệu giá virus
của các chủng đạt giá trị cao nhất sau 32 giờ nuôi cấy và kéo dài khoảng 4 giờ
(TCID50/25 ul dao động khoảng 108 đến 1011).
Ở nghiên cứu Phạm Hồng Trang và ctv. (2020), kết quả phân tích dịch tễ tại địa
bàn Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở mèo nội (58,76%), mèo ngoại
(27,84%) và thấp nhất là mèo lai (13,40%). Mèo dưới 1 năm tuổi là đối tượng mẫn
cảm nhất với virus gây bệnh giảm bạch cầu mèo (84,88%). Tỷ lệ mắc bệnh ở mèo đực
(62,32%) cao hơn so với mèo cái (37,68%) và mèo ni thả có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn
so với mèo nuôi nhốt (61,05 và 38,45%). Các triệu chứng lâm sàng đặc trưng của FPV
bao gồm nôn mửa (76,76%), chán ăn đến bỏ ăn (72,72%), sốt (66,66%), tiêu chảy
phân lẫn máu (64,64%) và ủ rũ, mệt mỏi (51,51%).
3


2.1.3 Tình hình nghiên cứu ngồi nước

Theo Porporato et al. (2018), trong nghiên cứu hiện tại chủ yếu liên quan đến
mèo con chưa được tiêm phịng, nhiễm FPV có kết quả xấu và những con mèo có thân
nhiệt cao quá mức bình thường, khơng có dấu hiệu hơn mê khi nhập viện thì có nhiều
khả năng sống sót hơn những con mèo khác. Hơn nữa, giảm bạch cầu sau ngày thứ ba
mới được đưa đến phịng khám điều trị thì việc điều trị trở nên khó khăn và tỷ lệ tử
vong cao. Tương tự như phát hiện trong một nghiên cứu trước đó, mèo bị nhiễm FPV
có tiên lượng xấu, với tỷ lệ tử vong cao (khả năng sống trung bình là 3 ngày). Tuy
nhiên, tỷ lệ sống sót trong nghiên cứu này chỉ là 20,3%, so với 51% trong nghiên cứu
khác. Lý do cho sự khác biệt này vẫn chưa rõ ràng, vì khơng có mối liên hệ nào được
tìm thấy giữa điều kiện sống và tỷ lệ sống sót.
Sykes (2009), giảm bạch cầu ở mèo là do một loại virus có DNA sợi đơn, nhỏ, có
liên quan chặt chẽ với CPV. Mèo bị giảm bạch cầu cũng có thể bị nhiễm CPV chủng
2a và 2b. Mặc dù hầu hết mèo đều thải virus chỉ trong vài ngày sau khi nhiễm bệnh,
nhưng chúng có thể kéo dài đến 6 tuần và sự tồn tại của virus trong mơi trường đóng
một vai trị quan trọng trong việc truyền bệnh. Virus có thể tồn tại trong một năm ở
nhiệt độ phòng trên các ổ mới và tồn tại khi được khử trùng bằng các chất khử trùng
thông thường.
Kruse et al. (2010) nghiên cứu cho thấy mèo bị ảnh hưởng nhiều nhất là dưới 1
tuổi: tuổi trung bình là 4 tháng và 56,7% số mèo bị ảnh hưởng là dưới 6 tháng
tuổi. Tuy nhiên, 25,3% trên 1 tuổi và 10,7% trên 5 tuổi. Phát hiện này rất thú vị dựa
trên nhận thức rằng mèo già được bảo vệ bằng cách tiêm phòng rộng rãi hoặc nhiễm
trùng cận lâm sàng sớm hơn. Nghiên cứu này chứng minh rằng số lượng bạch cầu và
tiểu cầu cũng như nồng độ albumin và kali huyết thanh là các chỉ số cần thiết để giúp
tiên lượng ở mèo bị giảm bạch cầu, trong khi tình trạng tiêm chủng, tuổi, dấu hiệu lâm
sàng và điều kiện nhà ở thì khơng. 
Kim et al. (2013) đã điều tra sự phổ biến của FPV ở mèo đi lạc và mèo nhà ở các
vùng khác nhau của Seoul, Hàn Quốc. Mẫu máu được thu thập từ tổng số 200 con mèo
(100 con mèo hoang và 100 con mèo nhà) và được kiểm tra bằng phản ứng chuỗi
polymerase (PCR). Tỷ lệ phổ biến của FPV là 2%. Trong số những con mèo dương
tính với xét nghiệm, 3% là mèo hoang và 1% là mèo nhà. Tỷ lệ mắc FPV ở mèo con

(<1 tuổi) cao hơn ở mèo trưởng thành (>1 tuổi). Tỷ lệ dương tính với FPV của mèo bị
nhiễm bệnh khỏe mạnh và mèo bị bệnh lần lượt là 1,9% và 2,2%. Tỷ lệ dương tính của
mèo đã tiêm phòng và chưa tiêm phòng lần lượt là 1,3% và 2,4% và tỷ lệ nhiễm FPV
cao ở mèo hoang và mèo con. Vì vậy, việc tiêm phịng và giám sát đúng cách rất quan
trọng để ngăn ngừa bùng phát FPV.
Một nghiên cứu từ Vương quốc Anh báo cáo rằng 25% tổng số ca tử vong ở mèo
con là do FPV. Dựa trên nghiên cứu này, mèo con dễ bị giảm bạch cầu hơn nhưng
4


không tăng nguy cơ tử vong, điều này mâu thuẫn với ý kiến cho rằng tỷ lệ mắc bệnh
và tử vong cao nhất xảy ra ở mèo con dưới 12 tháng tuổi.
Trong nghiên cứu này, số lượng mèo trong nhà chiếm đa số so với mèo nuôi thả
rong và vẫn có 14,5% mèo khơng tiếp xúc trực tiếp với mèo bệnh vẫn bị nhiễm với
những con mèo khá, điều này cho thấy việc lây truyền gián tiếp là một phương thức
lây nhiễm quan trọng. Sự lây truyền có thể xảy ra qua quần áo, chuồng trại bị ô nhiễm
và các vật trung gian truyền côn trùng. Trong nghiên cứu này, không có sự khác biệt
đáng kể về điều kiện nhà ở (trong nhà so với thả rong) giữa mèo chưa tiêm phịng và
mèo đã được tiêm phịng. Có thể giả định rằng mèo trong nhà ít tiếp xúc tự nhiên với
mầm bệnh, do đó cơ hội xây dựng khả năng miễn dịch bảo vệ của chúng do không bị
nhiễm trùng rõ ràng sẽ giảm đi. Nghiên cứu này cịn cho thấy có 39,7% mèo bị giảm
bạch cầu đã được tiêm vaccine nhưng vẫn bị bệnh. Tuy nhiên, khơng có con mèo nào
được tiêm vaccine sẽ được coi là đã được tiêm vaccine đúng kỹ thuật, liệu trình hồn
tồn theo hướng dẫn hiện hành, trong đó khuyến cáo tiêm vaccine khi mèo con được
3-4 tuần tuổi. Việc tiêm chủng thiếu hiệu giá kháng thể bảo vệ có thể là do sự can
thiệp với kháng thể của mẹ, có thể kéo dài đến 20 tuần tuổi. Tiêm chủng không đầy đủ
là một yếu tố nguy cơ đáng kể cho sự phát triển của viêm ruột FPV. Các lý do bổ sung
cho sự gia tăng không đủ hiệu giá kháng thể bảo vệ trong quần thể này có thể là do
tiêm chủng cho mèo suy giảm miễn dịch hoặc bị nhiễm bệnh cận lâm sàng, sử dụng
vaccine bất hoạt ít sinh miễn dịch hơn hoặc nhiễm các chủng Parvovirus mới khơng

được trung hịa bởi các kháng thể bảo vệ do vaccine gây ra.
Nghiên cứu của Awad et al. (2018), đã sử dụng các phương pháp khác nhau để
chẩn đoán FPV như các dấu hiệu lâm sàng, ELISA trực tiếp để phát hiện định tính
kháng nguyên virus FPV và khuếch đại DNA của virus để xác định FPV từ máu của
mèo. Theo phát hiện trong nghiên cứu này, FPV là một bệnh truyền nhiễm rất nghiêm
trọng với tỷ lệ chết cao ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Diễn biến lâm sàng của FPV
thay đổi từ dạng cấp tính đến dạng nặng hoặc nhẹ cấp tính tùy theo sự phát triển của
các dấu hiệu lâm sàng.
2.2 Bệnh giảm bạch cầu trên mèo do Feline panleukopenia virus gây ra
2.2.1 Khái quát về Feline panleukopenia virus
Phân loại virus
Họ (Familia): Parvoviridae
Phân họ (Subfamilia): Parvovirinae
Chi (Genus): Protoparvovirus
Lồi(Species): Feline panleukopenia virus
Hình thái và cấu trúc virus

5


Hình 2.1 Panleukopenia virus dưới kính hiển vi điện tử
(
/>Feline panleukopenia virus hay gọi là Feline parvovirus (FPV) là nguyên mẫu
của các loại parvovirus có quan hệ họ hàng gần được phân lập từ chó, chồn, gấu trúc,
chó gấu trúc, cáo và các lồi chó khác. Ban đầu chúng được đặt tên theo vật chủ mà
chúng đã được phân lập, ví dụ: virus Parvovirus ở chó loại 2 (CPV-2), virus viêm ruột
chồn, virus Panleukopenia ở mèo (FPV), và những loại khác (Parrish, 1990).
Giảm bạch cầu ở mèo (FPV) là một bệnh nhiễm Parvovirus toàn thân quan trọng
ở mèo liên quan đến sự sao chép và tác động tế bào lên các tế bào đang phân chia
nhanh chóng, chẳng hạn như tủy xương, tế bào lympho và biểu mơ ruột. Ngồi ra, nó

có thể nhắm vào bào thai trong tử cung, và ở giai đoạn cuối của thai kỳ và thời kỳ sơ
sinh, nhiễm trùng có thể dẫn đến các dị tật bẩm sinh. Tác nhân này là một trong những
virus động vật nhỏ nhất, đường kính chỉ từ 18 đến 20 nm. Nó chứa một bộ gen ssDNA
nhỏ và có tỷ lệ đột biến tương tự như virus RNA. Nó cực kỳ cứng trong mơi trường và
có thể tồn tại lâu nhất là 2 năm. Sau khi tiếp xúc qua đường mũi họng, virus lây lan có
hệ thống qua hệ bạch huyết (James, 2011).
Sức đề kháng
Virus có sức đề kháng cao, có thể tồn tại hàng năm ở mơi trường tự nhiên bị ơ
nhiễm. Virus có trong dịch xuất tiếtnước tiểu và phân của vật bệnh và có thể tồn tại
trong nước tiểu 6 tuần lễ. Virus tồn tại lâu ở 0°C và bị diệt ở 65°C. Trong mơi trường
nóng ẩm và tối thì khả năng gây bệnh của virus cịn có thể kéo dài trong nhiều tháng
hay hơn một năm. Virus bị phá hủy bởi dung dịch (NaOH) 2%. Các thuốc sát trùng
6


thông thường như: Iodin 1% (Han Iodin RTD lodin), Hanlamid 2%, Virkon 1%,
Biocid 1%, Benkocid 2%, nước với 10%, vôi bột,...đều diệt được virus (Nguyễn Bà
Hiên, 2009).
2.2.2 Cơ chế sinh bệnh
FPV lây nhiễm và phá hủy các tế bào đang phân chia tích cực trong tủy xương,
mơ bạch huyết, biểu mô ruột, và ở tiểu não và võng mạc động vật cịn rất nhỏ. Ở mèo
mẹ mang thai, virus có thể lây lan qua nhau thai để gây ra hiện tượng tái hấp thụ phôi
thai, ướp xác thai nhi, hư thai hoặc thai chết lưu. Ngoài ra, nhiễm trùng ở mèo con
trong thời kỳ chu sinh có thể phá hủy biểu mô mầm của tiểu não, dẫn đến giảm sản
tiểu não, mất phối hợp và run. Mất điều hòa tiểu não do FPV đã trở thành một chẩn
đoán tương đối hiếm gặp, vì hầu hết các mèo mẹ mang thai đều truyền đủ kháng thể
một cách thụ động cho mèo con của chúng để bảo vệ chúng trong thời kỳ đầu nhạy
cảm. Lây truyền trong tử cung hoặc nhiễm FPV chu sinh có thể ảnh hưởng đến sự phát
triển của hệ thần kinh trung ương. Cái gọi là “Hội chứng mất điều hòa ở mèo” là kết
quả của sự phát triển kém của tiểu não do nhiễm khuẩn lỵ giải của các tế bào Purkinje

ở mèo con (Kilham et al., 1971).
Bộ gen của FPV là một phân tử DNA sợi đơn, yêu cầu các tế bào trong giai đoạn
phân chia S để sao chép, và sự phát triển của virus do đó bị hạn chế ở các mơ hoạt
động phân bào. Virus lây nhiễm sang các mô bạch huyết và thơng qua sự suy giảm tế
bào có thể gây ra ức chế miễn dịch chức năng. Giảm bạch huyết có thể phát sinh trực
tiếp do quá trình ly giải tế bào lympho, nhưng cũng có thể gián tiếp, sau khi tế bào
lympho di chuyển vào các mô. Tủy xương cũng bị ảnh hưởng, và sự sao chép của
virus đã được mô tả trong các tế bào tiền thân ban đầu, giải thích tác động mạnh mẽ
lên hầu như tất cả các quần thể tế bào dòng túy (Parrish CR et al., 1995).
Mô bạch huyết bị hoại tử với nhiễm trùng ban đầu và suy giảm tế bào. Sự phân
hủy tế bào lympho trực tiếp và giảm khả năng đáp ứng của tế bào T xảy ra do nhiễm
FPV. Tủy xương cũng được nhắm mục tiêu, dẫn đến giảm dân số tế bào tủy. Các tế
bào crypt đường ruột bị tổn thương do nhiễm vi khuẩn parvovirus, làm cho các nhung
mao ruột ngắn lại, tăng tính thấm và kém hấp thu. Không tràng và hồi tràng là những
đoạn ruột bị ảnh hưởng nhiều nhất. Kết tràng có tốc độ phân bào chậm hơn so với ruột
non. Do đó, có các tổn thương nhẹ hơn. Nội độc tố Gram âm có thể xảy ra do sự di
chuyển của các vi sinh vật đường ruột qua thành ruột bị tổn thương (Craig Greene,
2006).
Nhiễm trùng trong tử cung có thể gây ra một số rối loạn sinh sản ở mèo cái, bao
gồm chết thai, vô sinh, sẩy thai, thai chết lưu hoặc bỏ thai nhi. Nhiễm trùng trong tử
cung hoặc sơ sinh có thể dẫn đến bệnh thần kinh ở mèo con. Quá trình phát triển tiểu
não tiếp tục diễn ra trong hai tuần đầu tiên sau khi sinh, vì vậy mèo con có thể phát
triển chứng giảm sản tiểu não thứ phát sau giảm bạch cầu ở mèo. FPV cản trở sự phát
triển của vỏ tiểu não do sự nhân lên của virus trong các tế bào Purkinje của tiểu não.
7


Ngoài ra, não, tủy sống, dây thần kinh thị giác và võng mạc cũng có thể bị ảnh hưởng
(Squires, 2006)
2.2.3 Dịch tễ học

Loài cảm thụ
FPV lây nhiễm cho mèo và các thành viên khác của họ Felidae, cũng như gấu
trúc, chồn và cáo. FPV cũng có thể lây nhiễm cho chó, và sự sao chép của FPV xảy ra
trong các mô bạch huyết (tuyến ức, lá lách, tủy xương) nhưng khơng có trong ruột của
chó; FPV khơng được thải ra trong phân của những con chó bị nhiễm FPV và những
con chó khơng phát triển bệnh. Một số họ Viverridae, Procyonidae và Mustelidae, bao
gồm cây mực, gấu trúc, gấu mèo và chồn,..cũng nhạy cảm (Sykes, 2014)
Giảm bạch cầu ở mèo thường xảy ra nhất ở mèo dưới 1 tuổi, nhưng nó có thể xảy
ra ở mèo chưa được tiêm phịng hoặc tiêm phịng khơng đúng cách ở mọi lứa tuổi.
Tuổi trung bình của những con mèo bị ảnh hưởng trong một nghiên cứu là 4 tháng và
khi bệnh xảy ra ở những con mèo đã được tiêm phịng, nó chỉ xảy ra ở những con mèo
chưa được tiêm vaccine tăng cường sau 12 tuần tuổi (Sykes, 2015).
Phương thức lây truyền
Virus có khả năng chống bất hoạt cao, các vi khuẩn Parvovirus có thể được vận
chuyển một khoảng cách xa qua các lớp bọt (ví dụ, giày dép, quần áo). Mèo bị nhiễm
bệnh qua đường mũi khi tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, phân, dịch tiết của
chúng hoặc bọt bị ô nhiễm. Hầu hết mèo thả rộng được cho là đã tiếp xúc với virus
trong năm đầu đời của chúng. Những con phát triển nhiễm trùng cận lâm sàng hoặc
sống sót sau bệnh cấp tính có phản ứng miễn dịch bảo vệ mạnh mẽ, lâu dài (Squires,
2020).
Virus được thải ra trong tất cả các chất bài tiết của cơ thể, trong đó phân là nguồn
lây nhiễm chính. Sự lây truyền là do tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm bệnh
hoặc gián tiếp thức ăn, nước uống, các vật dụng được dùng chung giữa những con
mèo. Màu bị nhiễm virus có thể thải ra 10 9 các hạt virus trên một gam phân. Quá trình
phát tán virus thường kéo dài từ 1 đến 2 ngày, nhưng mèo có thể thải virus trong nước
tiểu và phân trong tối đa 6 tuần sau khi phục hồi. FPV được duy trì trong quần thể bởi
sự bền bỉ với môi trường của nó hơn là do virus kéo dài. Mèo con bị nhiễm bệnh trong
tử cung, virus có thể tồn tại trong thận và phổi đến 1 năm nhưng không phát tán.
Những người chủ có mèo con chết do mèo bị giảm bạch cầu không nên đưa mèo con
mới vào hộ gia đình mà khơng tiêm phịng cho mèo trước khi ni. Mèo ni trong

nhà có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn. Phương tiện cho phơi nhiễm bao gồm khay rác bị
ô nhiễm, quần áo, giày đẹp, tay, đĩa thức ăn, chất độn chuồng, chuồng trại bị nhiễm
bệnh (Greene and Sykes, 2012).
2.2.4 Chẩn đoán
8



×