Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Báo cáo thực tập tại viện kiểm sát nhân dân báo cáo thực tập tốt nghiệp báo cáo thực tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 43 trang )

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
……

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đơn vị thực tập: Viện kiểm sát nhân dân huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

ĐỀ TÀI:
THỰC TIỄN KIỂM SÁT GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ TỘI
ĐÁNH BẠC TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN SƠN DƯƠNG,
TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2021

Ngành đào tạo
Trình độ đào tạo
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp
Giảng viên hướng dẫn

:
:
:
:
:
:

Hà Nội - 2022

Luật
Đại học


Vũ Thị Phương Loan
Luật


 LỜI CẢM ƠN 
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lịng biết ơn đến tồn thể q thầy, cơ của Khoa Luật – Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội nói riêng và tồn thể q thầy, cơ của trường Đại học Văn hóa Hà Nội
nói chung đã tạo điều kiện, cơ hội để em hồn thành tốt khóa thực tập, tạo điều kiện để em được tiếp
cận với môi trường thực tế phù hợp với chuyên môn thông qua đợt thực tập đầy ý nghĩa và thiết thực
này.
Em xin chân thành cảm ơn Viện trưởng, Phó Viện trưởng cùng tồn thể cơ chú, anh chị đang
cơng tác và làm việc tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Sơn Dương đã tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực tập, hướng dẫn, chỉ dạy cho em biết thêm nhiều kiến thức bổ ích từ thực
tiễn, giúp em từng bước hồn thiện kỹ năng chun mơn và đạo đức nghề nghiệp sau này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn cô Lê Thị Minh Trâm đã giúp
đỡ, hướng dẫn em hoàn thành tốt báo cáo thực tập đúng thời hạn quy định. Trong quá trình thực hiện
báo cáo, em cũng nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ và động viên của thầy cơ, bạn bè và gia
đình. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc.
Với thời gian thực tập khơng nhiều, kiến thức cịn hạn chế khơng tránh khỏi sẽ cịn nhiều sai
sót. Kính mong nhận được sự nhận xét, góp ý của thầy, cơ giúp em rút kinh nghiệm, học hỏi và tiếp
thu để hoàn thiện bản thân mình hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn Dương, ngày 14 tháng 01 năm 2022
Sinh viên thực tập

Vũ Thị Phương Loan


Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan

Lớp:

Báo cáo thực tập

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... 1
MỤC LỤC .......................................................................................................................... 2
PHẦN I: MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4
PHẦN II: NỘI DUNG ....................................................................................................... 5
Chương I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI .......................................................... 5
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................... 5
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 7
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 7
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 7
Chương II. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN DƯƠNG VÀ VIỆN KIỂM
SÁT NHÂN DÂN HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG ....................... 8
1. Địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ....................................................... 8
1.1. Vị trí địa lí ........................................................................................................ 8
1.2. Đặc điểm dân cư và kinh tế - xã hội ................................................................. 8
2. Viện kiểm sát nhân dân huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ............................ 10
2.1. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................ 10
2.2. Chức năng, nhiệm vụ ...................................................................................... 10
Chương III. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỘI ĐÁNH BẠC, PHÁP LUẬT VỀ
GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ TỘI ĐÁNH BẠC ................................ 13
1. Khái niệm, đặc điểm tội đánh bạc ......................................................................... 13
2. Pháp luật trong giải quyết vụ án hình sự về tội đánh bạc ...................................... 17
Chương IV. THỰC TIỄN VIỆC KIỂM SÁT GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÌNH
SỰ VỀ TỘI ĐÁNH BẠC TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN SƠN
DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2021 ......................................................... 23
1. Thực tiễn kiểm sát giải quyết các vụ án hình sự về tội đánh bạc tại Viện kiểm sát

nhân dân huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ....................................................... 23
2. Những ưu điểm ...................................................................................................... 27
3. Những khó khăn, vướng mắc ................................................................................ 27
4. Nguyên nhân .......................................................................................................... 31
Chương V. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TỘI
PHẠM ĐÁNH BẠC ..................................................................................................... 33

2


Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp:

Báo cáo thực tập

1. Nhận xét ................................................................................................................. 33
2. Kiến nghị đề xuất một số giải pháp hạn chế tội phạm đánh bạc ........................... 35
PHẦN III. KẾT LUẬN ................................................................................................... 38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 41

3


Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp:

Báo cáo thực tập

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Hiện nay, trong bối cảnh xã hội phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển

kinh tế, việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, quan tâm giải quyết các vấn đề
bức xúc xã hội cũng được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt tình hình hiện nay, khi kinh tế
ngày càng phát triển, mức sống của con người được nâng cao hơn, thì nhu cầu đời
sống tinh thần cần thiết phải được cải thiện, mà vấn đề bức xúc hiện nay rất cần quan
tâm đó là đời sống văn hóa cơ sở cịn nhiều mặt chưa được đáp ứng, môi trường
trong lành đang bị đe dọa bởi nhiều tệ nạn xã hội làm cho người dân chưa thật sự an
tâm. Khi xã hội phát triển cũng kéo theo sự phát triển nhanh những tệ nạn xã hội, đó
cũng chính là ngun nhân dẫn đến tình trạng tội phạm gia tăng, một trong số đó
phải nhắc đến là tệ nạn cờ bạc. Các tội phạm về cờ bạc nói chung và tội phạm đánh
bạc nói riêng đang là hiện tượng nhức nhối trong xã hội nước ta.

Đánh bạc là hành vi tham gia vào trò chơi được tổ chức bất hợp pháp mà sự
được hoặc thu kèm theo việc được hoặc mất lợi ích vật chất đáng kể có thể là tiền,
hiện vật hoặc các hình thức tài sản khác, đánh bạc khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi
địa phương mà cịn sử dụng cơng nghệ cao, diễn ra trên khơng gian mạng và xun
quốc gia. Chính vì vậy, đánh bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự
xã hội, không chỉ ảnh hưởng xấu đến gia đình và cá nhân người chơi mà cịn có thể

4


Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp:

Báo cáo thực tập

là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội và tội phạm khác. Hệ lụy kèm theo hành
vi đánh bạc đánh bạc trái phép có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho bản
thân, gia đình và cả xã hội. Do đánh bạc mà dẫn đến bao nhiêu gia đình tan cửa nát
nhà, do đánh bạc mà dẫn đến các hành vi phạm nhiều tội khác như gây rối trật tự

công cộng, trộm cắp, cướp giật, cố ý gây thương tích, tổ chức sử dụng trái phép chất
ma tuý, thậm chí có thể là cả giết người… Trong thời điểm hiện nay, tình hình dịch
bệnh Covid-19 đang bùng phát, gây nhiều khó khăn về kinh tế, kéo theo tình trạng
thất nghiệp, mất việc gia tăng, thời gian nhàn rỗi nhiều, các đối tượng dễ bị lôi kéo
vào tệ nạn cờ bạc. Bên cạnh đó, một số bộ phận đối tượng có lối sống thích hưởng
thụ nhưng lười lao động, muốn có tiền nhanh để tiêu xài cá nhân dẫn đến hành vi
đánh bạc bất hợp pháp. Theo dự báo của Cơ quan Công an, càng về cuối năm, tội
phạm và tệ nạn đánh bạc càng có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.
Đây chính là vấn đề trăn trở, rất cần được sự tập trung quan tâm góp ý tìm ra
giải pháp hữu hiệu, để có định hướng xác thực khả thi, làm chuyển biến tình hình
một cách tích cực trong những thời gian tới. Tuy nhiên, để cơng tác phịng, chống
tội phạm nói chung, phịng, chống tội phạm cờ bạc nói riêng đạt hiệu quả cao, rất
cần sự chung tay góp sức của tồn xã hội. Hiệu quả nhất vẫn là từ ý thức của mỗi cá
nhân, tránh xa tệ cờ bạc để bảo vệ chính mình, gia đình mình và bảo vệ cộng đồng.
Tuyệt đối khơng tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức, đồng thời mạnh dạn cung
cấp thông tin tố giác tội phạm và vi phạm pháp luật, góp phần ngăn ngừa, tiến tới
loại bỏ tệ nạn cờ bạc, đảm bảo cuộc sống bình yên của mọi người.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này và đưa ra được giải pháp nhằm hạn chế tội
phạm đánh bạc trong giai đoạn hiện nay em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Thực
tiễn kiểm sát giải quyết các vụ án hình sự về tội đánh bạc tại Viện kiểm sát nhân
dân huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang năm 2021” làm đề tài báo cáo thực tập
của mình.
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1. Tính cấp thiết của đề tài
5


Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp:


Báo cáo thực tập

Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế, các loại hình dịch vụ,
vui chơi giải trí phát triển mạnh cũng đồng thời là nguyên nhân dẫn đến tình hình tội
phạm nói chung, tội phạm và tệ nạn đánh bạc nói riêng có thời điểm diễn biến phức
tạp. Tình hình tội phạm và tệ nạn đánh bạc trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang nói riêng và trên cả nước nói chung mặc dù được kìm giữ nhưng vẫn
còn tiềm ẩn phức tạp. Đối tượng tham gia đánh bạc ngày càng chuyên nghiệp và tinh
vi hơn. Các tụ điểm đánh bạc được tổ chức với quy mô lớn nhỏ khác nhau, hoạt động
có tính chất “chộp giật”, liên tục thay đổi địa điểm, lợi dụng những nơi có địa hình
phức tạp để tổ chức; đa dạng với nhiều thành phần, lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính
khác nhau và có nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để đối phó với sự phát hiện của
lực lượng chức năng. Đặc biệt, trong thời gian gần đây xuất hiện một số phương
thức, thủ đoạn mới, gây khơng ít khó khăn cho các lực lượng chức năng trong quá
trình đấu tranh, xử lý.
Ngoài các tệ nạn cờ bạc theo kiểu truyền thống đánh bạc trên không gian mạng
cũng đang diễn ra hết sức phức tạp, ngày càng lớn cả về quy mô số người tham gia
cũng như số tiền dùng để đánh bạc. Các trang website cá cược được quảng cáo, giới
thiệu, hướng dẫn bằng tiếng Việt công khai trên mạng internet với cách thức dễ sử
dụng, phù hợp với nhiều loại thiết bị, có nhiều hình thức cá cược, việc thanh tốn
tiền dễ dàng, kín đáo. So với loại hình cờ bạc truyền thống, đánh bạc qua mạng có
số người tham gia và lượng tiền giao dịch lớn hơn rất nhiều lần.
Hệ lụy của tệ nạn cờ bạc đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống, tình hình
của mỗi gia đình và của tồn xã hội là một trong những nguyên nhân làm phát sinh
tội phạm, các tệ nạn xã hội khác như: Trộm cắp, lừa đảo, giết người, cướp tài sản,
bắt giữ người trái pháp luật, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cố ý gây thương tích,
hoạt động liên quan đến “tín dụng đen”... Tội đánh bạc là tội phạm phổ biến, làm
ảnh hưởng đến nếp sống văn minh của nhân dân, làm tha hóa đạo đức của một số bộ
phận dân cư, gây ra thiệt hại về vật chất, tinh thần cho nhiều gia đình. Vì vậy, đấu

tranh phòng ngừa và chống tội đánh bạc, tiến tới đẩy lùi tội phạm đánh bạc ra khỏi
đời sống xã hội đã và đang được coi là nhiệm vụ cấp bách cho tồn hệ thống chính
trị của nước ta. Thực tiễn hoạt động đấu tranh phòng ngừa và chống tội đánh bạc
6


Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp:

Báo cáo thực tập

trong giai đoạn hiện nay luôn là mối quan tâm hàng đầu của các địa phương trên cả
nước, trong đó có tỉnh Tuyên Quang.
Từ đó đặt ra yêu cầu cần nâng cao hiệu quả phòng, chống tệ nạn cờ bạc sẽ
nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật
khác bên cạnh đó có được những giải pháp thật sự hiệu quả trong vấn đề hạn chế,
tiêu hủy loại tội phạm này. Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Thực tiễn kiểm sát giải
quyết các vụ án hình sự về tội đánh bạc tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Sơn
Dương, tỉnh Tuyên Quang năm 2021” để tìm hiểu, nghiên cứu rõ hơn về vấn đề
cấp thiết trên từ đó đưa ra được những giải pháp có tính hiệu quả cao.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích, đánh giá thực tiễn kiểm sát giải quyết các vụ án hình sự về tội đánh
bạc tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang năm 2021, chỉ
ra được những ưu điểm và những khó khăn, vướng mắc cịn tồn tại. Từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm hạn chế tội phạm đánh bạc trong giai đoạn hiện nay.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Báo cáo nghiên cứu một số vấn đề xoay quanh tội đánh
bạc và thực tiễn kiểm sát giải quyết các vụ án hình sự về tội đánh bạc của Viện kiểm
sát nhân dân huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang năm 2021.
- Đối tượng nghiên cứu: Một số vấn đề trong việc kiểm sát giải quyết các vụ

án hình sự về tội đánh bạc tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên
Quang năm 2021; những ưu điểm đã đạt được và những khó khăn, vướng mắc còn
tồn tại. Giải pháp nhằm hạn chế tội phạm đánh bạc trong giai đoạn hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo dựa trên cơ sở thực tiễn kiểm sát giải quyết các vụ án hình sự về tội
đánh bạc của Viện kiểm sát nhân dân huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang trong
năm 2021, có sự so sánh với năm 2020, cùng với những kiến thức tiếp thu được
trong quá trình thực tập tại cơ sở kết hợp kiến thức được học trong quá trình học tập
tại trường. Để nghiên cứu, hoàn thiện nội dung trong bài báo cáo có sử dụng các

7


Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp:

Báo cáo thực tập

phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp thu thập số liệu: Báo cáo đã sử dụng một số thông tin nghiên
cứu từ các nguồn khác nhau cũng như thu thập thông qua phỏng vấn và đối mặt trực
tiếp với các cán bộ, công chức tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu: Báo cáo đã tổng hợp, phân tích
những tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin đại
chúng liên quan đến các tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn về đánh bạc nói riêng.
- Phương pháp so sánh: Báo cáo có sự so sánh số liệu kì này với số liệu kì
trước giúp có cái nhìn tổng quan về sự biến đổi của tệ nạn đánh bạc trong những thời
gian gần đây.
Ngoài những phương pháp nghiên cứu trên báo cáo còn sử dụng các phương

pháp nghiên cứu như: Phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu
định lượng, phương pháp thực nghiệm,…
Chương II. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN DƯƠNG VÀ VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG
1. Địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
1.1. Vị trí địa lí
Sơn Dương là một huyện miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Tuyên Quang,
cách trung tâm thành phố Tun Quang 30 km về phí Đơng Nam và cách Thủ đô Hà
Nội 104 km. Huyện Sơn Dương có diện tích 789,9 km², vị trí địa lý: Phía Nam, Đơng
Nam giáp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Ngun; phía Bắc giáp huyện n Sơn và huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; phía Tây Nam giáp huyện Đoan Hùng và huyện Phù
Ninh, tỉnh Phú Thọ; phía Tây Bắc giáp huyện n Sơn và thành phố Tun Quang;
phía Đơng giáp huyện Định Hóa. Địa hình huyện Sơn Dương có đặc thù vùng chuyển
tiếp giữa trung du và miền núi, rừng núi chiếm khoảng ¾ diện tích đất tự nhiên.
1.2. Đặc điểm dân cư và kinh tế - xã hội
Huyện Sơn Dương có dân số khoảng 181.052 người là huyện có dân số cao
8


Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp:

Báo cáo thực tập

nhất của tỉnh Tuyên Quang, trong đó số người trong độ tuổi lao động của toàn huyện
là trên 121.000 người chiếm 61,6% (trong đó trên 50,4% lao động đã qua đào tạo
nghề) đây là nguồn lao động dồi dào, có điều kiện phát triển để đáp ứng cho sản xuất
các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nông lâm nghiệp sạch tại
địa phương.
Trên địa bàn huyện có 23 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó 08 dân tộc

có số dân đơng hơn cả là dân tộc Kinh, Tày, Dao, Sán Chay, Mơng, Nùng, Sán Dìu,
Hoa. Người Kinh chiếm gần nửa dân số, cư trú trên địa bàn cả huyện trong đó tập
trung nhiều nhất ở khu vực thị trấn Sơn Dương và các xã có địa hình thuận lợi, kinh
tế phát triển hơn. Dân cư của huyện Sơn Dương phân bố không đồng đều, tập trung
chủ yếu ở khu vực thị trấn Sơn Dương và có mật độ dân số khoảng 220 người/km2.
Huyện Sơn Dương có 31 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị
trấn Sơn Dương (huyện lỵ) và 30 xã: Bình Yên, Cấp Tiến, Chi Thiết, Đại Phú, Đông
Lợi, Đồng Quý, Đơng Thọ, Hào Phú, Hồng Lạc, Hợp Hịa, Hợp Thành, Kháng Nhật,
Lương Thiện, Minh Thanh, Ninh Lai, Phú Lương, Phúc Ứng, Quyết Thắng, Sơn
Nam, Tam Đa, Tân Thanh, Tân Trào, Thiện Kế, Thương Ấm, Trung Yên, Trường
Sinh, Tú Thịnh, Văn Phú, Vân Sơn, Vĩnh Lợi.
Về tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội: Kinh tế của huyện Sơn
Dương có tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng "tăng tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản".
Cơng nghiệp có bước phát triển; nơng lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất
hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới; du lịch bước đầu phát triển để từng bước
trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện; hoạt động tài chính, tín dụng điều
hành ngân sách có nhiều tiến bộ, thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đạt trên 100
tỷ đồng; đời sống nhân dân được nâng lên, Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng
26,5triệu đồng/người/năm. Quốc phịng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được
củng cố, giữ vững. Thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển; củng cố nâng cao
hiệu quả kinh tế tập thể; khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân; khơi dậy các nguồn
lực trong dân; tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực từ bên ngoài để phát

9


Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp:


Báo cáo thực tập

triển kinh tế - xã hội, nhất là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng hỗ trợ sản xuất hàng
hoá;
2. Viện kiểm sát nhân dân huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
2.1. Cơ cấu tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân huyện Sơn Dương có trụ sở đặt tại tổ dân phố Quyết
Thắng, thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Biên chế hiện tại:
Đơn vị có 18 đồng chí: 03 đồng chí lãnh đạo, 06 đồng chí Kiểm sát viên, 04 đồng
chí Kiểm tra viên, 01 đồng chí Chuyên viên nghiệp vụ, 01 đồng chí là nhân viên kế
tốn kiêm văn thư, lưu trữ, 01 đồng chí hợp đồng tạp vụ, 01 đồng chí hợp đồng bảo
vệ, 01 đồng chí lái xe. Cụ thể:
❖ Viện trưởng:
- Đồng chí Phạm Việt Hùng
❖ Phó Viện trưởng:
- Đồng chí Bàng Đức Hải
- Đơng chí Ngơ Xn Tho
❖ Kiểm sát viên:
- Đồng chí Nguyễn Thành Long
- Đồng chí Trần Hà Giang
- Đồng chí Phạm Tất Lợi
- Đồng chí Nguyễn Ngọc Anh
- Đồng chí Hà Thu Trang
- Đồng chí Nguyễn Thị Huyền Trang
❖ Kiểm tra viên:
- Đồng chí Trần Quyết Thắng
- Đồng chí Vũ Thị Hiền Nhung
- Đồng chí Lương Thị Thu Phương
- Đồng chí Hoàng Thị Ngọc Mai
2.2. Chức năng, nhiệm vụ

Viện kiểm sát nhân dân huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang có quyền thực
10


Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp:

Báo cáo thực tập

hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Căn cứ Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân thì Viện kiểm sát nhân
dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến
pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Tại Khoản 3 Điều 41 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân: “Viện kiểm sát
nhân dân cấp huyện thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm
vi địa phương mình”, cụ thể:
- Chức năng thực hiện quyền công tố:
Tại khoản 1 Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định chức năng
thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân: Thực hành quyền công tố là
hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc
tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Khi thực hiện chức năng thực hành quyền cơng tố, Viện kiểm sát nhân dân có
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái
pháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan Điều

tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; trực tiếp khởi
tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định;
b) Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn
chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra, truy tố theo quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự;
c) Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết tố

11


Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp:

Báo cáo thực tập

giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra của Cơ
quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
d) Khi cần thiết đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu để làm rõ tội
phạm, người phạm tội;
e) Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tiến
hành một số hoạt động điều tra để làm rõ căn cứ quyết định việc buộc tội đối với
người phạm tội;
g) Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham
nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật;
h) Quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố;
i) Quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa;
k) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp Viện kiểm sát

nhân dân phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;
- Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp:
Tại Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ghi nhận: Kiểm sát hoạt động
tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các
hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được
thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án
hành chính, vụ việc dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động;
việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt
động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
Khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân
có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo đúng

12


Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp:

Báo cáo thực tập

quy định của pháp luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc thẩm
quyền và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu để
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định trong
hoạt động tư pháp;
b) Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật
của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp;
c) Xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị

cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và
tội phạm;
d) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghị
hành vi, quyết định của Tịa án có vi phạm pháp luật; kháng nghị hành vi, quyết định
có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền khác trong hoạt động tư
pháp;
đ) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; giải
quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tư pháp theo
quy định của pháp luật.”
Chương III. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỘI ĐÁNH BẠC, PHÁP LUẬT
VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ TỘI ĐÁNH BẠC
1. Khái niệm, đặc điểm tội đánh bạc
Đánh bạc là hành vi tham gia vào trò chơi được tổ chức bất hợp pháp mà sự
được (hoặc thua) kèm theo việc được (hoặc mất) lợi ích vật chất đáng kể có thể là
tiền, hiện vật hoặc các hình thức tài sản khác như: ô tô, xe máy, nhà cửa, hàng hóa,
gia súc, …
Đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức
nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà khơng được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng
13


Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp:

Báo cáo thực tập

thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp. Từ những hành vi
như đánh phỏm, đánh chắn, đánh liêng, đánh sâm… bằng bài tú lơ khơ, đến chơi số

đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa... với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật
mà khơng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy
phép được cấp đều thuộc hành vi đánh bạc trái phép.

Hiện nay hệ thống mạng xã hội, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, kéo
theo đó là nhiều hình thức vui chơi giải trí được tổ chức, có được thua bằng tiền hay
hiện vật qua mạng diễn ra ngày càng nhiều. Chơi bài online thông thường và thu về
tiền ảo hoặc chơi bài tú lơ khơ vui khơng cá cược gì thì khơng phải đánh bạc trái
phép. Tuy nhiên, hành vi đánh bạc online rồi đổi từ tiền ảo sang tiền thật, bất kể
thông qua trả tiền trực tiếp giữa các bên hay trả bằng thẻ điện thoại, rút tiền về các
tài khoản ngân hàng, tài khoản thanh toán điện tử hay đổi trả bằng các hiện vật (quà)
khác như ô tơ, xe máy,... Bởi thẻ điện thoại được tính là hiện vật có thể quy đổi ra
giá trị, thì đều là hành vi đánh bạc trái phép.
Đánh bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự xã hội, khơng
chỉ ảnh hưởng xấu đến gia đình và cá nhân người chơi mà cịn có thể là ngun nhân
của các tệ nạn xã hội và tội phạm khác. Do vậy, tội đánh bạc là một loại tội phạm
phổ biến, đã có từ rất lâu theo chiều dài lịch sử của đất nước tội phạm này được quy
định trong Luật hình sự Việt Nam rất sớm. Văn bản pháp luật đầu tiên quy định về
14


Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp:

Báo cáo thực tập

tội phạm này là Sắc lệnh số 168 năm 1948 của Chủ tịch chính phủ Việt Nam dân
chủ cộng hồ về việc ấn định cách trừng trị tội đánh bạc trong đó có nêu “Tất cả các
trị chơi cờ bạc, dù là có tính cách may rủi hay là có thể dùng trí khơn để tính nước,

mà được thua bằng tiền, đều coi là tội đánh bạc và bị phạt như sau. Những cuộc
đánh đố nhau bằng tiền, những cuộc xổ số bằng tiền hay bằng đồ mà khơng có nhà
chức trách có thẩm quyền cho phép trước, cũng đều bị phạt như tội đánh bạc”. Trước
khi có Bộ luật hình sự năm 1985, tội đánh bạc cũng được quy định trong Sắc luật số
03 năm 1976. Trong Bộ luật hình sự cũ năm 1985 và năm 1999, tội đánh bạc đều
được quy định thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự cơng cộng. Tuy nhiên, trong Bộ luật
hình sự năm 1999, tội đánh bạc được quy định cụ thể hơn với những dấu hiệu cụ thể
giúp việc phân biệt giữa đánh bạc là tội phạm và đánh bạc là vi phạm cũng như với
các dấu hiệu định khung hình phạt để phân hố trách nhiệm hình sự giữa các trường
hợp phạm tội đánh bạc. Theo Bộ luật hình sự cũ năm 1999, hành vi đánh bạc chỉ bị
coi là tội phạm khi tiền hoặc hiện vật đánh bạc có giá trị lớn hoặc khi chủ thể đã bị
xử phạt hành chính hoặc bị kết án về hành vi cờ bạc (đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá
bạc), chưa được xố án tích mà còn vi phạm.
Pháp luật hiện hành quy định về tội phạm đánh bạc tại Điều 321 Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng
tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới
5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành
vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy
định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm, thì bị
phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ
đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm
đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
15


Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan

Lớp:

Báo cáo thực tập

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện
tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000
đồng.
Các yếu tố cấu thành tội đánh bạc:
- Yếu tố về mặt chủ quan: Biết hành vi thực hiện là phạm pháp nhưng vẫn cố
tình thực hiện. Tội phạm được thực hiện do cố ý trực tiếp hi vọng may mắn thu tiền
của hoặc tài sản của người khác.
- Yếu tố về mặt khách quan: Mặt khách quan của tội đánh bạc là được thực
hiện bất kì phương pháp nào như cờ thế, tổ tơm, xóc đĩa, tú lơ khơ, cá độ,… dưới
hình thức được thua bằng tiền hoặc hiện vật như ô tô, xe máy, vàng hoặc các vật
dụng khác. Có sự thỏa thuận được thua bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị từ 5.000.000
đồng đến 50.000.000 đồng; hoặc số tiền hoặc hiện vật có giá trị dưới 5.000.000 đồng
nhưng đã bị xử phạt hành chính về tội này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 hoặc đã bị kết án tại tội này hoặc
tội quy định tại Điều 322. Căn cứ để xác định tiền và hiện vật dùng để đánh bạc:
Tiền và hiện vật thu giữ được tại chiếu bạc; tiền và hiện vật thu giữ trên người con
bạc mà có căn cứ sẽ dùng để đánh bạc; tiền và hiện vật ở nơi khác mà có căn cứ sẽ
dùng để đánh bạc.
- Yếu tố về chủ thể: Chủ thể của tội đánh bạc là bất kì người nào đủ năng lực
trách nhiệm hình sự và độ tuổi theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo khoản 1
Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tuổi chịu trách
nhiệm hình sự thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi
tội phạm, trừ những tội mà Bộ luật này có quy định khác. Như vậy, chủ thể của tội
đánh bạc là bất kì người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 16 tuổi trở

lên.
- Yếu tố khách thể: Hành vi đánh bạc trái phép xâm phạm đến an toàn, trật tự

16


Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp:

Báo cáo thực tập

công cộng, ảnh hưởng đến an ninh xã hội.
Để phân biệt hành vi đánh bạc với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải dựa
vào đặc điểm của các trò chơi trong cờ bạc. Trò chơi trong cờ bạc là trò chơi mà sự
thắng thua của người tham gia hoàn toàn do may rủi hoặc phụ thuộc vào khả năng
nào đó của người tham gia hoặc phụ thuộc vào cả hai (khả năng và may rủi) hoặc
phụ thuộc vào yếu tố khác độc lập với ý muốn của những người tham gia cũng như
của người tổ chức. Trò chơi đánh bạc khác với trò chơi là một thủ đoạn của hành vi
lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trò chơi lừa đảo là trò chơi mà một hoặc một số người
tham gia hoặc tổ chức có thể hồn tồn chủ động trong việc thắng thua nhờ vào
những thủ đoạn gian dối nhất định. Hình phạt chính được quy định cho tội đánh bạc
có mức cao nhất là 7 năm tù. Hình phạt bổ sung có thể là phạt tiền, người phạm tội
có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
2. Pháp luật trong giải quyết vụ án hình sự về tội đánh bạc
Căn cứ theo Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định
về tội đánh bạc thì căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự tội đánh bạc là khi cá
nhân đó có các hành vi như:
Đánh bạc trái phép với số tiền hoặc tài sản từ 5.000.000 đồng trở lên. Với đặc
thù riêng của tội đánh bạc, Cơ quan Công an thường theo dõi và vây bắt trực tiếp để
thu giữ số tiền trên chiếu bạc. Đây căn cứ cần thiết phải có khi truy cứu trách nhiệm

hình sự một cá nhân về tội đánh bạc.
Đánh bạc trái phép với số tiền hoặc tài sản dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị
xử phạt hành chính về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc, gá bạc hoặc đã bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc, gá bạc mà chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm.
Như vậy hành vi đánh bạc trái phép của một cá nhân chỉ bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội đánh bạc khi có 02 dấu hiệu trên, các trường hợp khác khơng
có 02 dấu hiệu nêu trên, cá nhân tham gia đánh bạc có thể bị xử phạt hành chính.
Cần phân biệt tội này với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật hình sự
2015), trường hợp đánh bạc hay tổ chức đánh bạc, gá bạc mang tính chất gian lận
17


Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp:

Báo cáo thực tập

nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hình phạt đối với tội đánh bạc, cũng như các tội phạm khác được quy định
trong Bộ luật hình sự năm 2015, tội đánh bạc cũng có các khung hình phạt và hình
phạt khác nhau. Khi quyết định áp dụng hình phạt đối với bị cáo, Tịa án sẽ dựa trên
hành vi đánh bạc, số tiền thu giữ trên chiếu bạc, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt phù hợp.
Hình phạt đối với tội đánh bạc gồm: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm tùy
thuộc vào hành vi đánh bạc của người phạm tội.
Pháp luật hiện hành quy định về tội đánh bạc tại Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi,
bổ sung năm 2017 và có những quy định mới hơn so với Bộ luật hình sự 1999. Quy

định về hành vi đánh bạc đã có sự thay đổi:
Về định lượng: So với quy định tại Điều 248 BLHS 1999 thì Điều 321 BLHS
2015 đã nâng mức định lượng số tiền đánh bạc để truy cứu trách nhiệm hình sự với
mức khởi điểm từ 2.000.000 đồng lên 5.000.000 đồng đối với người phạm tội lần
đầu (khoản 1 Điều 321 BLHS năm 2015). Nâng mức phạt tiền từ 20.000.000đ đến
100.000.000đ tại khoản 1 Điều 321 BLHS so với 5.000.000đ đến 50.000.000đ quy
định tại khoản 1 Điều 248 trước đây.
Về tình tiết định khung: Bổ sung thêm tình tiết định khung là “Sử dụng mạng
internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội”
Về trách nhiệm hình sự: Nâng mức phạt tù ở mức khởi điểm khoản 1 từ 06
tháng đến 03 năm, ở Bộ luật cũ là từ 03 tháng đến 03 năm; khoản 2 từ 03 năm đến
07 năm, trước đây là từ 02 năm đến 07 năm. Nâng mức hình phạt bổ sung là hình
phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng lên 10.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng (khoản 3 Điều 321).
Để xác định số tiền đánh bạc làm cơ trở truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
đánh bạc gồm những loại tiền nào; số tiền tham gia đánh bạc sẽ là số tiền mang theo
người hay là số tiền có trên chiếu bạc hay là tổng cả hai số tiền nói trên. Hiện tại,
18


Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp:

Báo cáo thực tập

chưa có văn bản nào hướng dẫn cách tính số tiền dùng để đánh bạc theo quy định tại
Điều 321 Bộ luật hình sự 2015, do vậy các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn áp dụng
cách tính số tiền dùng để đánh bạc theo tinh thần của Nghị quyết số 01/2010/NQHĐTP ngày 22/10/2010 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng
dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và 249 Bộ luật hình sự 1999 như:
- “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm: Tiền hoặc hiện vật dùng

đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc; tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong
người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc; tiền
hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ
được dùng đánh bạc.
- Khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc cần phân biệt:
Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định
tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá
trị hiện vật của những người cùng đánh bạc được hướng dẫn tại khoản 3 Điều này;
Trường hợp đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua
ngựa... thì một lần chơi số đề, một lần cá độ bóng đá, một lần cá độ đua ngựa (để
tính là một lần đánh bạc) được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ
trong một trận bóng đá, tham gia cá độ trong một kỳ đua ngựa trong đó người chơi
có thể chơi làm nhiều đợt. Trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi
một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để
chơi trong các đợt đó.
Ví dụ 1: Tại kỳ đua ngựa thứ 39, tổ chức vào ngày 15/7/2010, trong khoảng
thời gian từ 9 giờ đến 11 giờ A đã cá độ ba đợt cụ thể là đợt một 500.000 đồng, đợt
hai 1.000.000 đồng, đợt ba 2.000.000 đồng, trong trường hợp này chỉ coi A đã đánh
bạc một lần trong kỳ đua ngựa đó với tổng số tiền là 3.500.000 đồng.
Ví dụ 2: Ngày 20/7/2010, trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ, B mua
ba số đề trong một lô đề cụ thể là: mua số 17 với số tiền là 500.000 đồng, mua số 20
với số tiền là 2.100.000 đồng, mua số 25 với số tiền 3.000.000 đồng; trong trường
hợp này, chỉ coi B đánh bạc một lần.
19


Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp:

Báo cáo thực tập


Trong các trường hợp nêu tại ví dụ 1 và ví dụ 2 trên đây, nếu số tiền cá độ đua
ngựa, số tiền mua số đề của mỗi đợt từ 2.000.000 đồng trở lên thì cũng khơng được
áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều
48 của Bộ luật hình sự 1999 và theo Bộ luật hình sự hiện hành 2015 sửa đổi, bổ sung
2017 thì sẽ là tình tiết tăng nặng “phạm tội 02 lần trở lên” được quy định tại điểm g,
khoản 1 Điều 52.
- Việc xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ và của
chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ
đua ngựa... như sau:
a) Xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ dùng đánh
bạc
Trường hợp người chơi số đề, cá độ có trúng số đề, thắng cược cá độ thì số
tiền mà họ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ cộng
với số tiền thực tế mà họ được nhận từ chủ đề, chủ cá độ.
Ví dụ: B mua 5 số đề với tổng số tiền là 100.000 đồng, tỷ lệ được thua 1/70
lần, trong đó có 4 số đề mua mỗi số 10.000 đồng, 1 số đề mua với số tiền 60.000
đồng, hành vi của B bị phát hiện sau khi có kết quả mở thưởng, kết quả bóng đá, kết
quả đua ngựa... và B đã trúng số đề mua với số tiền 60.000 đồng thì số tiền B dùng
đánh bạc trong trường hợp này là 100.000 đồng + (60.000 đồng × 70 lần) = 4.300.000
đồng.
Trường hợp người chơi số đề, cá độ không trúng số đề, không thắng cược cá
độ hoặc bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền mà họ
dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ.
Ví dụ 1: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.1 khoản 5 Điều này, nếu B khơng
trúng số nào thì số tiền B dùng đánh bạc trong trường hợp này là 100.000 đồng.
Ví dụ 2: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.1 khoản 5 Điều này, nếu hành vi của
B bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền B dùng đánh
bạc trong trường hợp này là 100.000 đồng (khơng phụ thuộc vào việc khi có kết quả
mở thưởng B có trúng số đề hay khơng trúng số đề).

20


Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp:

Báo cáo thực tập

b) Xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc
Trường hợp có người chơi số đề, cá độ trúng số đề, thắng cược cá độ thì số
tiền chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc là toàn bộ số tiền thực tế mà chủ đề, chủ cá độ
đã nhận của những người chơi số đề, cá độ và số tiền mà chủ đề, chủ cá độ phải bỏ
ra để trả cho người trúng (có thể là một hoặc nhiều người).
Ví dụ: D là chủ đề của 5 người chơi số đề khác nhau, mỗi người chơi một số
đề với số tiền là 50.000 đồng (tổng cộng là 250.000 đồng); tỷ lệ được thua là 1/70
lần và có 2 người đã trúng số đề thì số tiền D dùng để đánh bạc trong trường hợp
này là 250.000 đồng + (50.000 đồng × 70 lần × 2 người) = 7.250.000 đồng.
Trường hợp khơng có người chơi số đề, cá độ trúng số đề, thắng cược cá độ
hoặc bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng, kết quả bóng đá, kết
quả đua ngựa... thì số tiền chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà chủ
đề, chủ cá độ đã nhận của những người chơi số đề, cá độ.
Ví dụ 1: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.2 khoản 5 Điều này, nếu cả 5 người
chơi khơng trúng số đề thì số tiền mà chủ đề dùng đánh bạc là 50.000 đồng × 5 người
= 250.000 đồng.
Ví dụ 2: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.2 khoản 5 Điều này, nếu hành vi của
D bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền D dùng đánh
bạc trong trường hợp này là 50.000 đồng × 5 người = 250.000 đồng (khơng phụ
thuộc vào việc khi có kết quả mở thưởng có hay khơng có người trúng số đề).
Tại cơng văn 89/TANDTC-PC ngày 30/6/2020 của Tòa án nhân dân tối cao
(đính chính bởi Cơng văn 136/TANDTC-PC) cũng có quy định như sau:

Đối với vụ án đánh bạc, Tòa án căn cứ vào tổng số tiền thu được hay số tiền
mỗi bị cáo dùng đánh bạc để xem xét trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt
đối với mỗi bị cáo. Trường hợp này, tùy vào vụ việc cụ thể mà xác định trách nhiệm
hình sự và mức hình phạt của các bị cáo. Cụ thể: đối với trường hợp các bị cáo cùng
đánh bạc với nhau (như đánh phỏm, đánh chắn, đánh liêng, đánh sâm…) thì căn cứ
vào tổng số tiền thu trên chiếu bạc (tổng số tiền dùng vào việc đánh bạc) để xem xét

21


Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp:

Báo cáo thực tập

trách nhiệm hình sự; số tiền mỗi bị cáo dùng vào việc đánh bạc là một trong những
căn cứ để Tòa án xem xét, đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm khi
quyết định hình phạt đối với mỗi bị cáo; đối với trường hợp con bạc đánh với chủ
bạc (như lơ đề, cá độ bóng đá, đua ngựa…) thì việc xác định khung hình phạt và
mức hình phạt phải căn cứ vào số tiền từng bị cáo dùng vào việc đánh bạc. Theo quy
định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì việc chứng minh số tiền các bị cáo dùng vào
việc đánh bạc là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng.
- Một số lưu ý liên quan tới hành vi đánh bạc và tội đánh bạc
Theo quy định đánh bạc dưới 5 triệu đồng chỉ bị xử lý hình sự nếu đã bị xử lý
hành chính về hành vi đánh bạc. Nếu chưa từng bị xử lý thì sẽ khơng bị truy cứu
trách nhiệm hình sự
Theo hướng dẫn của Tịa án nhân dân tối cao tại Công văn số 80/TANDTCPC hướng dẫn tội đánh bạc, đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện
dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà khơng
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép… Do đó, việc chơi tá lả, tổ tơm,
tam cúc… ăn tiền dù chỉ một vài chục nghìn cũng được xem là hành vi đánh bạc trái

phép, vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn là hình sự. Trên
thực tế, vào dịp Tết cổ truyền, nhiều gia đình hay tụ tập chơi bài ăn tiền. Mọi người
đều nghĩ rằng đó là việc vui vẻ trong gia đình với nhau, nhiều khi số tiền thắng lại
được sử dụng để ăn uống cùng nhau chi tiêu. Tuy nhiên đối chiếu với hướng dẫn của
Tòa án nhân dân tối cao, việc làm này cũng là hành vi đánh bạc trái phép. Hiện nay
trong các khu vui chơi giải trí, hội chợ, hội xn,… cơng khai tổ chức các trị chơi
có thưởng và thu hút rất nhiều người tham gia, người chơi cứ tưởng việc tham gia
của mình là “hợp pháp” nhưng thực tế chỉ do một số người đứng ra tổ chức để thu
tiền. Trường hợp này, người tham gia chơi thì khơng bị coi là đánh bạc trái phép.
Bầu, cua, tôm, cá sẽ bị xử lý về hành vi đánh bạc nếu trong quá trình chơi theo
hình thức được thua bằng tiền, do vậy nếu `bị phát hiện có thể bị xử phạt hành chính
về hành vi đánh bạc trái phép hoặc xử lý hình sự nếu có đủ cơ sở.
Chơi lô đề là một trong các hành vi đánh bạc trái phép do đó sẽ bị xử lý theo
22


Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp:

Báo cáo thực tập

Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ ngày 12/11/2013 về
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội;
phịng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia
đình với mức phạt đối với người mua số lô, số đề: 200.000 đồng đến 500.000 đồng;
với người bán số lô, số đề: 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; làm chủ lô, đề:
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Trong trường hợp có cơ sở về việc mua số lơ, số đề qua tin nhắn thì có thể bị
xử phạt hành chính. Tuy nhiên, để xử lý trường hợp vi phạm này trên thực tế cịn là
khá khó khăn, việc có tin nhắn trên điện thoại trao đổi mua số lô, số đề thì cũng chưa

đủ cơ sở, căn cứ để xác minh chủ của số điện thoại đó có đánh bạc hay khơng. Vì
vậy để xử lý những trường hợp mua số lô, số đề qua tin nhắn cần phải có đây đủ
chứng cứ phạm tội của chủ số điện thoại.
Chương IV. THỰC TIỄN VIỆC KIỂM SÁT GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN
HÌNH SỰ VỀ TỘI ĐÁNH BẠC TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN
SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2021
1. Thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự về tội đánh bạc tại Viện kiểm
sát nhân dân huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
Viện kiểm sát nhân dân huyện Sơn Dương có số vụ án hình sự nói chung và
số vụ án hình sự về tội đánh bạc nói riêng phải thụ lý, giải quyết trong một năm là
khá lớn, có dấu hiệu ngày càng tăng về số lượng và đa dạng về nội dung. Để giải
quyết được một số lượng lớn các loại vụ án hàng năm là sự cố gắng, nỗ lực lớn của
đội ngũ cán bộ, công chức Viện kiểm sát nhân dân huyện Sơn Dương.
Theo bảng thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự từ ngày 01/01/2020
đến ngày 31/12/2020 cùng với bảng thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự
từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/12/2021 của Việt kiểm sát nhân dân huyện Sơn
Dương, cho thấy trong năm 2021 Viện kiểm sát nhân dân huyện Sơn Dương đã phải
thụ lý và giải quyết số lượng lớn các vụ án hình sự về tội đánh bạc và số lượng các
vụ án của năm sau có dấu hiệu cao hơn so với năm trước cùng với đó là sự phức tạp
hơn về đối tượng, cụ thể:
23


Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp:

Báo cáo thực tập

Số liệu thống kê từ 01/01/2020 đến ngày 31/12/2020
- Giai đoạn điều tra:

Giai đoạn điều tra (Tội đánh bạc Điều 321)
Tổng thụ lý

Đề nghị truy tố

Khởi tố mới

Vụ án

Bị can

Vụ án

79

397

30

Bị can Vụ án
181

Đình chỉ

Bị can Vụ án

29

140


Tạm đình chỉ

Bị can

Vụ án

Bị can

0

0

0

0

Trong đó theo thống kê phân tích số bị can là cá nhân mới khởi tố có 18 bị
can thuộc độ tuổi từ 18 tuổi đến 30 tuổi; 163 bị can trong độ tuổi từ trên 30 tuổi 70
tuổi. Có 01 bị can trình độ trung học cơ sở và 180 bị can trình độ trung học phổ
thơng. Có 05 bị can là giới tính nữ; 55 bị can là dân tộc thiểu số.
- Giai đoạn truy tố:
Giai đoạn truy tố (Tội đánh bạc Điều 321)
Tổng thụ lý

Truy tố

Vụ
án

Bị

can

Vụ
án

Bị
Ít
Nghiêm Rất
Đặc Vụ
can nghiêm trọng nghiêm biệt
án
trọng
trọng nghiêm
trọng

35

157

29

140

136

4

Tạm đình VKS trả hồ
chỉ
sơ ĐTBS


Đình chỉ

Phân loại tội phạm

0

0

0

Bị
can

Vụ
án

Bị
can

Vụ
án

Bị
can

0

0


0

0

0

- Giai đoạn xét xử:
Giai đoạn xét xử (Tội đánh bạc Điều 321)
Tổng thụ lý

Xét xử

Đình chỉ

Vụ án

Bị can

Vụ án

Bị can

Vụ án

64

311

28


130

01

Tạm đình chỉ

Bị can Vụ án
06

Tóa án trả hồ
sơ ĐTBS

Bị can

Vụ án

Bị can

0

0

0

0

Số liệu thống kê từ 01/01/2021 đến ngày 31/12/2021
- Giai đoạn điều tra:
Giai đoạn điều tra (Tội đánh bạc Điều 321)
Tổng thụ lý


Khởi tố mới

Vụ án

Bị can

Vụ án

82

420

28

Đề nghị truy tố

Bị can Vụ án
146

Đình chỉ

Bị can Vụ án

28

134

24


0

Tạm đình chỉ

Bị can

Vụ án

Bị can

0

0

0


×