Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Báo cáo đề tài khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học, đề tài chế tạo máy bắt côn trùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.49 KB, 16 trang )

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Chúng tôi sinh ra trong những gia đình nghèo của huyện Phú Bình, bố mẹ
chúng tơi đều là những người nơng dân vất vả, chỉ quanh năm biết đến đồng
ruộng và chuồng trại nhưng bố mẹ đã nuôi chúng tôi lớn khôn và học hành
đầy đủ. Mỗi khi đi học về nhìn bố mẹ vất vả cấy trồng, chăn nuôi vuốt mồ hôi
không kịp làm tôi rớt nước mắt, chúng tôi tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật giỏi
để gia đình khơng cịn nghèo nữa, và để bố mẹ chúng tơi không phải vất vả
như bây giờ.
Chăn nuôi là một phần rất quan trọng cho kinh tế của gia đình, thế nên bố
mẹ thường xuyên phải lo lắng cho sức khỏe của vật ni, và một điều lo lắng
nhất đó là muỗi và một số côn trùng tấn công vật nuôi khiến chúng mắc bệnh
rồi chậm lớn. Gia đình tơi cũng đã thử rất nhiều biện pháp như hun khói,
thuốc diệt muỗi…nhưng có phương pháp thì khơng hiệu quả, có phương
pháp lại gây độc hại cho môi trường. Chẳng nhẽ: hoặc là muỗi sẽ đốt vật
nuôi, hoặc là vật nuôi và con người sẽ sống trong môi trường độc hại?
Bên cạnh đó tơi cũng tìm hiểu thêm một số thơng tin về những lồi cơn
trùng gây hại cho vật ni mà xã hội đang quan tâm. Ruồi, muỗi và một số
loài côn trùng khác là một trong những tác nhân truyền một số bệnh cho
người và vật nuôi như: tả, kiết lị, thương hàn, giun sán... Đặc biệt, trong chăn
nuôi gia súc, sự tấn công của muỗi làm cho gia súc ốm yếu, chậm lớn đã ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn ni. Hiện nay có nhiều phương pháp diệt
trừ ruồi, muỗi vật nuôi như sử dụng nước vôi 1%, ozon, các hóa chất chuyên
dụng và một số phương tiện kĩ thuật khác. Nhưng những phương pháp này
đòi hỏi chi phí cao, hoặc hiệu quả thấp hoặc ảnh hưởng đến mơi trường và
sức khỏe con người. Vì vậy, nếu có một dụng cụ nào đó để diệt ruồi, muỗi …
đối với vật nuôi một cách hiệu quả, không tốn kém, dễ làm và thân thiên môi
trường là mong muốn của nhiều người chăn ni.
Xuất phát từ thực trạng đó, tơi và một số người bạn đang theo học tại lớp
12 A1 trường THPT Lương Phú tiến hành nghiên cứu và chế tạo máy bắt côn


trùng từ những nguyên liệu dễ kiếm và hiệu quả đối với quy mô hộ gia đình.

1


2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Với chiếc máy bắt côn trùng được chế tạo từ các nguyên liệu đơn giản và
sử dụng dễ dàng sẽ giúp các hộ chăn nuôi bảo vệ được đàn vật nuôi tránh sự
tấn công của muỗi và các côn trùng gây hại khác. Từ đó góp phần nâng cao
hiệu quả chăn ni của các hộ nơng dân. Ngồi ra, máy này cịn có thể sử
dụng để bắt muỗi trong nhà ở và bắt cơn trùng gây hại ngồi đồng ruộng rất
hiệu quả.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đề tài nhằm chế tạo được một chiếc máy bắt côn trùng hiệu
quả với chi phí thấp nhất, đơn giản và thân thiện với mơi trường để bảo vệ
vật ni, góp phần tăng hiệu suất chăn ni ở nơng thơn huyện Phú Bình.
4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
- Giới hạn về thời gian: 3-5 tháng.
- Giới hạn về quy mô thực nghiệm: các hộ chăn nuôi ở một số xã trên địa

bàn huyện Phú Bình.
- Giới hạn về kinh phí: 200.000 đ – 500.000 đ
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu đặc điểm và tập tính của cơn trùng gây hại vật ni.
- Nghiên cứu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị có thể thu

hút cơn trùng.
- Nghiên cứu cách chế tạo máy bắt côn trùng.

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phương pháp phân tích và tổng

hợp lý thuyết, phương pháp mơ hình.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát, phương

pháp điều tra, phương pháp thực nghiệm khoa học, phương pháp phân tích và
2


tổng kết kinh nghiệm.

3


7. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Đã có nhiều tác giả nghiên cứu và thiết kế dụng cụ, hoá chất diệt côn trùng.
Song, ưu điểm của máy bắt côn trùng theo thiết kế này là:
- Nguyên liệu dễ kiếm và rẻ tiền.
- Thiết kế và sử dụng đơn giản, hiệu quả.
- An tồn cho người sử dụng và vật ni.
- Không gây ô nhiễm môi trường.

4


PHẦN II. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỂ TÀI


1. Tập tính của muỗi và một số cơn trùng
Về tập tính, muỗi đực thường "ăn chay" nên khơng đốt máu, nó tự ni
dưỡng bằng cách chích hút nhựa cây; muỗi cái thường "ăn mặn" nên nó chích
đốt máu của người và động vật. Với đặc điểm ái tính riêng, một số lồi muỗi
thường chỉ ưa thích chích đốt máu của một số loại động vật nào đó phù hợp.
Muỗi thường bị thu hút bởi mùi của cơ thể, mùi của mồ hơi, khí CO2 và nhiệt
tỏa ra từ người hay động vật. Các lồi muỗi thường thích chích đốt máu vào
một số giờ nhất định, có thể vào lúc rạng đơng, lúc hồng hơn chập tối hoặc
khi nửa đêm. Đa số các lồi muỗi thường chích đốt mồi vào ban đêm nhưng
cũng có một số lồi thường chích đốt mồi vào ban ngày. Một đặc điểm sinh
lý cũng được ghi nhận là có lồi muỗi thích chích đốt máu ở trong rừng, một
số lồi lại thích chích đốt máu ở ngoài nhà hoặc trong nhà.
Do khả năng cần tiêu máu và phát triển trứng thụ tinh mất nhiều ngày nên
muỗi cái sau khi hút no máu đã tìm nơi an toàn, tối tăm, ẩm thấp để trú ẩn và
đậu nghỉ. Một số lồi thích trú đậu trong nhà hoặc ở chuồng gia súc, một số
lồi khác lại thích trú đậu ngoài nhà, trong các bụi cây hoặc nơi trú ẩn tự
nhiên. Thường muỗi cái khơng chích đốt máu trong thời gian trứng thụ tinh
đang phát triển.
Ngoài ra muỗi và một số cơn trùng cịn có tính hướng sáng, nghĩa là trong
đêm tối chỉ cần ánh sáng yếu cũng có thể thu hút chúng, ánh sáng có tác dụng
định hướng bay và giúp chúng tìm kiếm thức ăn.
2. Ngun lí hoạt động của máy
Dựa vào những kiến thức trên, để băt được cơn trùng, cần chế tạo một
máy bắt có những yêu cầu sau:
- Phải có ánh sáng để thu hút cơn trùng.
- Phải có lực hút để hút cơn trùng.

5



- Có phần thu giữ cơn trùng, tránh ơ nhiễm môi trường.
- Không gây hại tới sức khỏe của người và vật nuôi.
II. THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. Kế hoạch
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2015, trong đó các
cơng việc cần làm là:
- Nghiên cứu thực tiễn.
- Thiết kế mơ hình.
- Thực hiện việc chế tạo máy.
- Thử nghiệm sản phẩm vào thực tiễn.
- Chỉnh sửa, hoàn thiện máy.

2. Tiến hành chế tạo máy
2.1. Thiết kế mơ hình
2.1.1. Ngun liệu chế tạo mơ hình
- Quạt điện loại nhỏ.
- Lưới rào vườn: 1m2
- Vi mạch, lưới điện (có thể tận dụng những vợt muỗi đã hỏng)
- Bóng điện: 1 bóng điện 220v – 7w.
- Giấy dán, keo 502, băng dính 2 mặt.
2.1.2. Thử nghiệm mơ hình

6


Sau một tuần thực hiện bằng phương pháp thủ công, chúng tơi tiến
hành đưa mơ hình vào thực tế để thử nghiệm.

7



Hình ảnh mơ hình thử nghiệm
Đặt mơ hình tại chuồng trại liên tiếp 3 đêm, tuy nhiên lượng muỗi thu
được khơng nhiều, chỉ chủ yếu do chết vì va chạm vào lưới điện mà không
thu được bởi túi màn.
Nguyên nhân: mơ hình dán giấy và để tạo một lỗ hổng, khi ánh sáng phát
ra qua lỗ hổng sẽ thu hút muỗi, tuy nhiên quạt quay đã tạo một lực đẩy ở phía
trước khiến muỗi khơng tiến lại gần được và do đó khơng thể bắt nhờ túi.
Đầu cịn lại của mơ hình cũng có ánh sáng thu hút muỗi, đồng thời quạt quay
sẽ tạo lực hút hút côn trùng xa vào lưới điện, nhưng lực hút này quá yếu do
bao quanh động cơ vẫn cịn nhiều lỗ hổng, vì vậy lượng muỗi thu được ít.
Từ kết quả trên, chúng tơi đã tiến hành khắc phục những hạn chế của mơ
hình để chế tạo máy :
- Bao quanh động cơ phải là một hộp kín để tạo lực hút mạnh.
- Phía trước máy dùng vải màu đen thu côn trùng để ánh sáng tập trung ở

phía sau máy.
2.2. Tiến hành chế tạo máy
2.2.1. Nguyên liệu

Nguyên vật liệu để chế tạo máy:

8


+ Hộp gỗ: sử dụng gỗ để làm hộp bao quanh vừa kín, bền, là nguyên liệu
dễ kiếm và rẻ tiền.

+ Động cơ điện tạo lực hút và lực đẩy: Dùng động cơ của quạt điện loại nhỏ.

+ Cánh quạt.

+ Một bóng đèn 220V – 7W
+ Túi bắt cơn trùng: túi vải màu đen để hấp thụ ánh sáng.
+ Lưới điện, vi mạch: tận dụng lưới điện và vi mạch của vợt muỗi điện bị hỏng.
2.2.2. Cấu tạo máy

- Đặt trong hộp gỗ:
9


+ Động cơ, đèn, 1 đầu của vi mạch được nối chung bởi một nguồn điện.
+ Đầu còn lại của vi mạch được nối với lưới điện.
- Phía trước hộp gỗ đặt túi vải màn để “bắt” côn trùng.

10


Như vậy tổng chi phí cho máy là 300.000 đ
2.2.3. Nguyên tắc hoạt động

Khi có điện vào máy, ánh sáng từ bóng đèn sẽ thu hút cơn trùng bay tới
máy. Quạt điện quay tạo lực hút côn trùng vào trong ống. Côn trùng qua lưới
điện bị tiêu diệt nếu không chết sẽ bị hút rồi đẩy vào túi bắt ở đầu bên.
2.2.4. Cách sử dụng

Đặt máy bắt côn trùng tại vị trí cần bắt cơn trùng. Cấp nguồn điện cho máy hoạt
động.
- Vị trí đặt máy: tùy theo mục đích sử dụng của người dùng máy có thể đặt


máy tại các vị trí tập trung nhiều muỗi như khu vực nhà ở, khu chăn nuôi,
đồng ruộng,…
- Nguồn điện sử dụng: tùy nơi đặt máy

+ Nếu đặt máy tại khu vực nhà ở hoặc khu chăn nuôi gần nguồn điện của
gia đình thì sử dụng trực tiếp điện lưới.
+ Nếu đặt máy ở khu vực xa gia đình như đồng ruộng thì có thể sử dụng
ác quy (Có thể tận dụng ác quy hỏng của xe gắn máy, ôtô…).
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả

Sau khi sản phẩm hoàn thành, chúng tơi đặt sản phẩm tại một số vị trí và
thu được kết quả sau:
- Tại khu vực nhà ở: Chúng tơi tiến hành thử nghiệm tại gia đình bạn
Nguyễn Thị Thanh Thanh (Thị trấn Hương Sơn – Phú Bình – Thái
Nguyên)

11


Kết quả thu được sau một đêm đặt sản phẩm tại khu vực nhà ở là 30g
muỗi, ngoài ra cũng thu được một số côn trùng khác như bướm, mối
cánh, ….
- Tại khu vực chuồng trại:
Sau một đêm đặt máy tại khu vực chuồng bò, kết quả máy thu bắt được 2
lạng muỗi.

12



Thử nghiệm máy tại khu vực chuồng nuôi của gia đình bạn Nguyễn Trường
Sơn (xóm Hân – Tân Hịa – Phú Bình – Thái Nguyên)

13


+ Tại khu vực đồng ruộng:

Sau một đêm, kết quả thu được rất nhiều loại côn trùng khác nhau bị bắt
trong túi màn: rầy nâu, thiêu thân, bướm, muỗi…
2. Thảo luận

Như vậy, với nguyên lí cơ bản của máy là: có ánh sáng để thu hút cơn
trùng, có lực hút để hút cơn trùng vào máy thì chiếc máy bắt cơn trùng này đã
hồn tồn thoả mãn u cầu đó. Khi có điện vào máy, ánh sáng từ bóng đèn
sẽ thu hút côn trùng bay tới máy. Quạt điện quay tạo lực hút côn trùng vào
trong ống. Côn trùng qua lưới điện bị tiêu diệt nếu không chết sẽ bị hút rồi
đẩy vào túi bắt ở đầu bên.
14


Kết quả bắt ruồi muỗi ở những lần thử nghiệm sau khi hoàn thiện máy cho
thấy hiệu quả rõ rệt của máy. Máy có thể bắt được từ 0.3 – 2 lạng muỗi/ mỗi
đêm. Ngồi ra máy có thể bắt được rất nhiều lồi cơn trùng khác nhau tùy vào
khu vực chúng ta đặt máy.
Dựa vào thiết kế của máy, chúng ta có thế thay đổi kích thước tùy theo
mục đích sử dụng.
IV. KẾT LUẬN KHOA HỌC

Máy bắt cơn trùng được chế tạo có hiệu quả bắt cơn trùng cao, an tồn cho

người sử dụng, vật ni và mơi trường, chi phí cho sản phẩm thấp.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. gi.html

16



×