Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Tiểu Luận Đầu Tư Quốc Tế Đề Tài Môi Trường Đầu Tư Của Thái Lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.96 KB, 37 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Ngày nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những nguồn
vốn quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của hầu khắp các quốc
gia. Chính sách thu hút FDI là một trong những chính sách quan trọng
trong chiến lược phát triển lâu dài của mỗi nước, mỗi vùng lãnh thổ. Thời
gian qua, có thể đánh giá Việt nam đã có những thành cơng nhất định
trong việc thu hút vốn FDI cho các dự án đầu tư phát triển trong nước. Tuy
nhiên, so với các quốc gia trên thế giới và các quốc gia lân cận trong khu
vực ASEAN, có thể thấy lượng vốn FDI Việt Nam thu hút được vẫn còn
khiêm tốn so với bạn bè thế giới. Xét trong khu vực ASEAN, ba nước thu
hút được FDI nhiều nhất trong những năm qua phải kể đến là Singapore,
Thái Lan và Indonesia.
Trong những năm qua, Thái Lan đã thực hiện khá thành cơng việc
thu hút đầu tư. Chính phủ Thái Lan đã bãi bỏ tất cả những hạn chế đầu tư
và ưu đãi cho những dự án phát triển khoa học và công nghệ, các dự án
nghiên cứu và phát triển. Những điều này làm cho môi trường đầu tư của
Thái Lan trở nên hấp dẫn bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt của Trung Quốc.
Mặc dù là một nước chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng
tài chính Đơng Á năm 1997-1998 và tình hình chính trị bất ổn, hàng năm
đều có các cuộc biểu tình chống đối chính phủ nhưng Thái Lan vẫn là điểm
đến được các nhà đầu tư lựa chọn để hợp tác và đất nước này đã thu hút
được nguồn vốn lớn từ đầu tư để phát triển kinh tế và nâng cao đời sống
xã hội.
Nhận thấy tình hình đầu tư ở Thái Lan đóng voi trị quan trọng với một
đất nước đang phát triển như vậy, bài thảo luận này nhóm cùng nhau
nghiên cứu vương quốc Thái Lan với đề tài: “Môi trường đầu tư của Thái
Lan”
2. Bố cục của đề tài 



Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài thảo
luận
được chia thành ba chương: 
Chương 1: Tổng quan về đất nước Thái Lan
Chương 2: Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan
Chương 3: Môi trường đầu tư của Thái Lan
Chương 4: Triển vọng phát triển kinh tế thương mại Việt Nam-Thái
Lan và đề xuất giải pháp.
3. Đối tượng nghiên cứu: đất nước Thái Lan
4. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tình hình đầu tư của Thái Lan
5. Phương pháp Nghiên cứu: phương pháp định lượng, phương
pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC THÁI LAN
1.1 Tên chính thức, thủ đơ
Thái Lan tên chính thức: Vương quốc Thái Lan (tiếng Thái: Rachaanachak Thai), là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía bắc
giáp Lào và Myanma, phía đơng giáp Lào và Campuchia, phía nam
giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanma và biển Andaman.
Lãnh hải Thái Lan phía đơng nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái
Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman.
Thủ đô của Thái Lan là BangKok hay Băng Cốc, (tiếng thái: Krung
Thep Maha Nakhon; phiên âm cũ: Vọng Các) là thủ đô và đồng thời là
thành phố đơng dân nhất của Thái Lan. Bangkok có diện tích 1568,7 km 2
và nằm trong châu thổ sơng Chao Phraya ở miền trung Thái Lan với dân
số khoảng 8 triệu người.
Bangkok hiện là một trung tâm kinh tế và tài chính trong khu vực.
Thành phố đóng vai trị một điểm trung chuyển trong giao thông quốc tế và


nổi lên như một đầu tàu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nghệ thuật,
thời trang và giải trí. Về du lịch, Bangkok nổi tiếng với nhịp sống về đêm

sôi động và nhiều di tích lịch sử văn hóa.
1.2 Diện tích, đặc điểm địa lý chính
Với diện tích 514.844 km² (tương đương diện tích Việt Nam cộng với
Lào), Thái Lan xếp thứ 50 trên thế giới về diện tích, rộng thứ ba tại Đông
Nam Á, sau Indonesia và Myanmarr. Thái Lan là mái nhà chung của một
số vùng địa lý khác nhau, tương ứng với các vùng kinh tế.
Vương quốc Thái Lan nằm ở vị trí trung tâm Đơng Nam Á, phía Bắc
giáp Lào và Myanmar, phía Đơng giáp Lào và Campuchia, phía Nam giáp
vịnh Thái Lan và Malaysia, phía Tây giáp Myanmar và biển Andaman. Thái
Lan trải dài từ vĩ tuyến 5 độ đến 21 độ vĩ Bắc, Thái Lan ở múi giờ 7, cùng
múi giờ với Việt Nam. Lãnh hải Thái Lan phia Đông Nam giáp với lãnh hải
Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía Tây Nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn
Độ ở biển Andaman.
Nhìn chung, địa thế nước thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang
Đông. Những dãy núi kéo dài liên tục từ phía Tây và Tây Bắc tạo thành
xương sống của nước Thái. Độ cao trung bình của những quả núi này là
1.600m so với mặt nước biển. Những đặc trưng về địa hình khác nhau đã
phân chia Thái Lan thành 4 khu vực tự nhiên khác biệt: phía Bắc có địa
hình đồi núi, với điểm cao nhất (2.576 m) là Doi Inthanon. Phía Đơng Bắc
là cao ngun Khorat có biên giới tự nhiên về phía Đơng là sơng Mê
Koong, đây là vùng trống nhiều sắn nhất của Thái Lan do khí hậu và đất
đai phù hợp với cây sắn. Trung tâm của đất nước là vùng đồng bằng miền
Trung, do sông ChaoPhraya đổ ra vịnh Thái Lan bồi đắp nên đây là vùng
kinh tế trù phú nhất của Thái Lan. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về
phía bán đảo Mã Lai. Lãnh thổ Thái Lan được chia thành 76 tỉnh. Các
thành đô thủ phủ của mỗi tỉnh đều lấy trùng tên với tỉnh đó.
1.3 Quy mơ dân số, cơ cấu dân số (quốc tịch, tơn giáo)
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, dân số Thái Lan ước tính là
69.110.942 người, tăng 173.999 người so với dân số 68.951.229 người
năm trước.



Mật độ dân số của Thái Lan là 135 người trên mỗi kilơmét vng
tính đến 04/2018. Mật độ dân số được tính bằng cách lấy dân số của
Thái Lan chia cho tổng diện tích của đất nước. Tổng diện tích là tổng
diện tích đất và nước trong ranh giới quốc tế và bờ biển của Thái Lan.
Theo Tổng cục Thống kê Liên Hợp Quốc, tổng diện tích của Thái Lan là
510.844 km2.
Số liệu dân số theo độ tuổi (ước lượng):
● 13.571.235 thanh thiếu niên dưới 15 tuổi (6.945.569 nam /
6.624.983 nữ)
● 48.482.953 người từ 15 đến 64 tuổi (23.983.777 nam /
24.499.175 nữ)
● 6.300.979 người trên 64 tuổi (2.846.309 nam / 3.454.670 nữ)
Khoảng 75% dân số là dân tộc Thái, 14% là người gốc Hoa và 3%
là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số
như Mơn, Khmer và các bộ tộc khác. Có khoảng 2,2 triệu người nhập cư
hợp pháp và bất hợp pháp ở Thái Lan. Ngơn ngữ chính thức là tiếng Thái.
Phật giáo Nam Tông được coi là quốc giáo ở Thái Lan với tỉ lệ người
theo tôn giáo này là 94,6%, là một trong những quốc gia Phật giáo lớn nhất
thế giới theo tỉ lệ dân số. Cũng theo điều tra dân số năm 2000, Hồi
giáo chiếm 4,6% dân số và Kitô giáo chiếm 0,7% dân số.
1.4 Hệ thống chính trị
Chính trị của Thái Lan hiện đang được tiến hành trong khuôn khổ của
một chế độ quân chủ lập hiến, trong đó Thủ tướng Chính phủ là người
đứng đầu chính phủ và một vị vua cha truyền con nối là người đứng đầu
nhà nước. Bộ máy tư pháp độc lập với hành pháp và ngành lập pháp .
Kể từ khi cải cách chính trị của chế độ quân chủ tuyệt đối vào năm
1932, Thái Lan đã có 17 hiến pháp và điều lệ. Trong suốt thời gian này,
hình thức của chính phủ đã thay đổi từ chế độ độc tài quân sự sang dân

chủ bầu cử, nhưng tất cả các chính phủ đã thừa nhận một vị vua cha
truyền con nối là người đứng đầu nhà nước.


Nền chính trị đất nước Thái Lan từng chứng kiến 20 cuộc đảo chính
hoặc nỗ lực đảo chính của quân đội từ năm 1932 tới năm 2014. Lệnh thiết
quân luật của nước này cho phép quân đội có quyền hạn lớn trong việc
ban hành lệnh cấm tụ tập, hạn chế đi lại và bắt giữ người.
Chính trị đất nước Thái Lan bao gồm Hệ thống tư pháp, tịa án hồng
gia chuyên phân xử về các hoạt động lập pháp của quốc hội, sắc lệnh
hồng gia và các vấn đề chính trị.
1.5 Kinh tế vĩ mơ
1.5.1 GDP và GDP bình qn đầu người:
Kinh tế Thái Lan là một nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào xuất khẩu
với kim ngạch xuất khẩu chiếm 60% GDP. Khoảng 60% lực lượng lao
động của Thái Lan làm trong ngành nông nghiệp.Lúa là loại cây trồng quan
trọng nhất của quốc gia này; Thái Lan là một quốc gia xuất khẩu gạo lớn
trên thế giới. Các sản phẩm nơng nghiệp khác có số lượng đáng kể là cá
và các thủy sản, sắn, cao su, ngũ cốc, và đường ăn. Kim ngạch xuất khẩu
các thực phẩm chế biến như cá ngừ, dứa, đóng hộp và tơm đơng lạnh
đang gia tăng.
Lĩnh vực chế tạo đang ngày càng đa dạng hóa của Thái Lan đã đóng
góp lớn nhất cho tăng trưởng trong thời kỳ bùng nổ kinh tế. Các ngành có
tốc độ tăng nhanh có: máy tính và đồ điện tử, hàng may mặc và dày da, đồ
gỗ, các sản phẩm gỗ, thực phẩm đóng hộp. Đồ chơi, các sản phẩm chất
dẻo, đá quý và đồ trang sức. Các sản phẩm cơng nghệ cao như: linh kiện
và mạch tích hợp, đồ điện, xe cơ giới hiện đan dẫn đầu tăng trưởng xuất
khẩu của Thái Lan.
GDP bình quân đầu người (GDP/người) của Thái Lan là 5.908
USD/người vào năm 2016. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người

của Thái Lan đạt 2% trong năm 2016, với mức tăng 93 USD/người so với
con số 5.815 USD/người của năm 2015.
Năm 2017, trích số liệu từ Ủy ban Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc
gia Thái Lan cho hay GDP nước này tăng 3,7% trong quý 2/2017 so với


cách đây một năm sau khi tăng 3,3% hồi quý 1/2017. Con số này cao hơn
so với ước tính trung bình là 3,2%.
1.5.2 Tỷ lệ lạm phát:
Tháng 1/2016, lạm phát của Thái Lan đạt mức âm, đánh dấu tháng
giảm phát thứ 13 liên tiếp. Nguyên nhân chủ yếu là do giá dầu giảm. Bộ
Thương mại Thái Lan cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 giảm
0,53% so với cùng kỳ năm trước và 0,26% so với tháng 12/2015. Tính cả
năm 2015, chỉ số CPI của đất nước chùa vàng giảm 0,9% sau 12 tháng
không vượt được mốc 0%.
Theo một cuộc thăm dò của Wall Street Journal, lạm phát tháng 1
của Thái Lan được dự báo giảm 0,175% so với tháng 12/2015 và thấp hơn
0,46% so với cùng kỳ năm trước.

Biểu đồ 1: Lạm phát Thái Lan từ 12/2015 - 1/2016
Tỷ lệ lạm phát của Thái Lan thấp hợn khá nhiều so với mức mục tiêu
của chính phủ, trong khi thặng dư tài khoản vãng lai ở mức rất cao là 10%
GDP, tín dụng tư nhân ở mức khá thấp khi chỉ tăng 5% trong quý I/2016
CPI toàn phần của Thái Lan trong tháng 12/2016 tăng 1,13% so với
một năm trước đó, trong khi mức tăng của tháng 11/2016 là 0,6%. Trong
khi đó, tỷ lệ lạm phát lõi của Thái Lan (khơng tính giá năng lượng và thực
phẩm tươi sống) ở mức 0,74% trong tháng 12/2016.


Chính sách kiểm sốt giá cả, trợ giá của nhà nước và sức tiêu thụ nội

địa yếu được cho là các nguyên nhân giữ lạm phát của Thái Lan ở mức
thấp.
Theo dự báo trung bình của chín nhà kinh tế được khảo sát bởi
Reuters,chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 12 năm 2017 dự báo sẽ
tăng 0,99% so với năm ngoái.Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) dự
báo lạm phát trong năm 2017 ở mức 0,7% và năm 2018 ở mức 1,1%.
Ngân hàng trung ương kỳ vọng lạm phát sẽ nằm trong dải mục tiêu 1-4%
trong quý hai năm 2018.
1.5.3 Tỷ lệ thất nghiệp

Năm

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Tỷ lệ
thất
nghiệp

0,7%


0,8%

1%

1%

1,1%

1,11%

Tỷ lệ thất nghiệp của Thái Lan chỉ ở mức chỉ khoảng 1% qua các năm
khá ổn định và thấp nhất trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ được
Bloomberg khảo sát. Từ đây, có thể thấy được tín hiệu tích cực khi đầu tư
vào Thái Lan.
1.5.4 Cán cân thanh toán
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Thái Lan đang theo chiều hướng tích
cực trong những năm vừa qua. Trong 8 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu và
nhập khẩu của Thái Lan tăng trưởng lần lượt ở mức 8,9% và 15,4% so với
cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu đã phục hồi trong năm 2017, tuy nhiên, vẫn chịu nhiều áp
lực từ tình hình đồng baht tăng giá 8% so với USD, mức cao nhất so với


các đồng tiền của các quốc gia châu Á khác. Xuất khẩu vốn là động lực
chủ yếu của nền kinh tế lớn thứ hai khu vực Đông Nam Á này, đã tăng
0,45% trong năm 2016, chấm dứt chuỗi ba năm liên tiếp suy giảm. 
Bộ Thương mại Thái Lan dự báo xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng trưởng dương
với con số 2,6-3,6% trong năm 2018.
Nhập khẩu đạt mức tăng 14,9%, tương ứng với dự báo 14,75% đã
được đưa ra trước đó. Nhờ đó cán cân thương mại của nước này đã đạt

thặng dư 826 triệu USD trong tháng 1/2017, giảm nhẹ so với con số 938
triệu USD của tháng 12/2016. 
Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của Thái Lan trong tháng 1/2017 tăng
5,17% so với cùng kỳ năm 2016 lên 16,27 tỷ USD. Tuy nhiên, tốc độ tăng
vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng 10,3% của tháng 12/2016
Thái Lan ghi nhận giá trị thặng dư thương mại 2,09 tỷ USD trong
tháng 8/2017, so với mức dự báo 520 triệu USD. Rất nhiều vật liệu được
nhập khẩu phục vụ mục đích lắp ráp thành phẩn và được tái xuất sau đó. 
1.6.Thương mại và đầu tư
1.6.1. Các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chủ lực
Trong quá trình phát triển kinh tế, Thái Lan đã có sự chuyển hướng
mang tính chiến lược từ cơng nghiệp hóa hướng nội - thay thế nhập khẩu
sang cơng nghiệp hóa theo chiến lược hướng ngoại – hướng về xuất khẩu
vào những năm 1970. Thực tế, hoạt động xuất khẩu khơng chỉ góp phần
thúc đẩy tăng trưởng, mà cịn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo
thêm nhiều việc làm mới và đưa nền kinh tế Thái Lan hội nhập sâu rộng
vào đời sống kinh tế quốc tế
Trong 8 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu và nhập khẩu của Thái Lan
tăng trưởng lần lượt ở mức 8,9% và 15,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu đã phục hồi trong năm nay, tuy nhiên, vẫn chịu nhiều áp lực từ
tình hình đồng bath tăng giá 8% so với USD, mức cao nhất so với các
đồng tiền của các quốc gia châu Á khác. 
Nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu có mức tăng lớn nhất bao gồm ơ tơ và
bộ phận (11,1%), máy tính và linh kiện (7,6%), các sản phẩm cao su


(4,3%), các sản phẩm nhựa (3,7%), bảng mạch điện tử (3,5%), máy móc
và bộ phận (3,3%), các sản phẩm hóa học (3,1%), nữ trang và đá quý,
không bao gồm vàng (2,9%); dầu đã tinh chế (tăng 2,8%) và cao su thiên
nhiên (tăng 2,7%). 

Nhập khẩu đạt mức tăng 14,9%, tương ứng với dự báo 14,75% đã
được đưa ra trước đó. Do đó, Thái Lan ghi nhận giá trị thặng dư thương
mại 2,09 tỷ USD trong tháng 8, so với mức dự báo 520 triệu USD. Rất
nhiều vật liệu được nhập khẩu phục vụ mục đích lắp ráp thành phẩn và
được tái xuất sau đó.
Năm 2015, Kim ngạch nhập khẩu gần đây được dẫn đầu bởi Dầu thô,
đại diện cho 9% tổng xuất khẩu Thái Lan, tiếp theo là Mạch tích hợp, đại
diện cho 3,97%.
1.6.2. Đối tác thương mại chủ chốt
Những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Thái Lan là Hoa Kỳ ($28,6
tỷ), Trung Quốc ($28,5 tỷ), Sơn mài Nhật ($20,3 tỷ), Hồng Kông ($11,6 tỷ)
và Malaysia ($10,6 tỷ). Nguồn gốc nhập khẩu hàng đầu là Trung Quốc
($40,9 tỷ), Sơn mài Nhật ($29,6 tỷ), Hoa Kỳ ($12,3 tỷ), Malaysia ($11,8 tỷ)
và Singapore ($7,59 tỷ).
Trong ASEAN, Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam,
còn Việt Nam là đối tác xuất khẩu lớn thứ hai của Thái Lan, với tổng kim
ngạch thương mại hai chiều năm 2016 đạt 12,5 tỷ USD. Trong đó, Việt
Nam xuất khẩu sang Thái Lan đạt 3,7 tỷ USD. Riêng nửa đầu năm nay,
tổng kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt gần 7 tỷ USD, tăng trên 22%
so với cùng kỳ năm ngoái. Hai bên đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương
mại hai chiều đạt 20 tỷ USD vào năm 2020.
Khá nhiều mặt hàng xuất khẩu của Thái Lan tương đồng với mặt hàng
xuất khẩu của Việt Nam, trong đó, gạo là một trong những mặt hàng điển
hình.
Về thu hút đầu tư, lâu nay, Thái Lan vẫn là một địa điểm đầu tư hàng
đầu trong khu vực và Việt Nam đang phải cạnh tranh trực tiếp với thị
trường này, đặc biệt là đầu tư từ Nhật Bản.


1.6.3. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo Báo cáo Đầu tư Thế giới năm 2016, dòng FDI vào Thái Lan đã
tăng gấp 3 trong năm 2015, lên tới 10,8 tỷ USD. Đầu tư FDI đã vượt mục
tiêu của Ủy ban Đầu tư Thái Lan trong năm 2016, lên tổng 10,3 tỷ USD.
Nhật Bản là nước dẫn đầu về FDI vào Thái Lan, lĩnh vực chính là ngành ơ
tơ, với Toyota, Isuzu, Nissan và Honda. Các nhà đầu tư quan trọng khác là
Trung Quốc, Hà Lan và Australia.
Trong đó, Thái Lan là một trong những nền kinh tế đứng đầu châu Á về
thu hút vốn FDI sau Trung Quốc, Hồng Kơng, Singapore, Ấn Độ,
Indonesia.
Bảng 1.4 Dịng vốn FDI từ các nước, các ngành 
Các nước đầu tư chính năm 2016 (%)
Nhật Bản

22,2

Hà Lan

8,0

Mỹ

7,0

Singapore

6,3

Quần đảo Cayman

4,7


Hong Kong

2,4

Malaysia

2,3

Đài Loan

2,2

Thụy Sĩ

0,9

Các lĩnh vực đầu tư chính năm 2016 (%)
Dịch vụ

35.9


Giấy và hóa chất

21.6

Các sản phẩm nơng nghiệp

19.2


Luyện kim và máy móc

9.9

Điện tử và hàng điện tử

7.9

Khống sản và gốm sứ

3.5

Cơng nghiệp nhẹ và dệt may

1.6

Thái Lan có thị trường thu hút đầu tư rất cạnh tranh và hấp dẫn trong
khu vực châu Á. Trong các quốc gia, lãnh thổ đầu tư vào Thái Lan, Nhật
Bản có lượng vốn đầu tư lớn nhất với khoảng 7.000 doanh nghiệp Nhật
Bản đang đầu tư tại quốc gia này. Hàn Quốc, Trung Quốc ngày càng
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn FDI vào Thái Lan. Lượng vốn FDI
từ các nhà đầu tư Singapore chiếm khoảng 80-90% tổng vốn đầu tư của
các nước ASEAN vào Thái Lan.
1.6.4. Đầu tư ra nước ngoài
Cổ phần đầu tư trực tiếp nước ngoài – trong nước của Thái Lan
khoảng 188,9 tỷ đơ la (ước tính vào ngày 31 tháng 12 năm 2015) và 193,5
tỷ đô la (ước tính vào ngày 31 tháng 12 năm 2016), đứng thứ 30 trên thế
giới.
Cổ phần đầu tư trực tiếp nước ngoài - nước ngồi của Thái Lan

khoảng 75,95 tỷ đơ la (dự tính vào ngày 31 tháng 12 năm 2015) và 96,27
tỷ đơ la (ước tính vào ngày 31 tháng 12 năm 2016), xếp thứ 35 so sánh
các quốc gia trên thế giới.
Chính phủ Thái Lan có ý định ưu đãi cho các dự án đầu tư ra nước
ngoài nhằm chủ động hội nhập nền kinh tế toàn cầu, đồng thời nắm vị trí


dẫn đầu trong các nền kinh tế thuộc Cộng đồng kinh tế chung ASEAN
(AEC). Điều này thể hiện qua việc cung cấp ưu đãi đầu tư cho các công ty
mẹ đóng tại Thái Lan (gọi là Regional Operating Headquarters hay ROH).
Nhờ có chính sách thuế đối với ROH, nhiều cơng ty đa quốc gia chuyên
về sản xuất đang cân nhắc dời trụ sở vùng từ Singapore sang Bangkok.
Điều đó cũng sẽ làm tăng số công ty mẹ tại Thái Lan và về lâu dài, tiền sẽ
quay về nước này để tái đầu tư.

CHƯƠNG II: HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ THÁI LAN
2.1.Tình hình trao đổi Thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan
Thái Lan hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong
ASEAN. Ông Winichai Chaemchaeng, Thứ trưởng Bộ Thương mại Thái
Lan cũng khẳng định, Việt Nam là bạn hàng lớn thứ hai của Thái Lan trong
ASEAN và Thái Lan là bạn hàng thương mại lớn thứ nhất của Việt Nam.
Hai nước đều ở trên lục địa đất liền, kết nối giao thông thuận tiện. Hai
nước cũng có những chính sách thơng thống, thực hiện nhiều biện pháp
giảm rào cản, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa lưu thơng.
Thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1976 nhưng quan hệ Việt NamThái Lan bắt đầu khởi sắc từ sau chuyến thăm chính thức Thái Lan tháng
9/1978 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Từ năm 1991 đến nay, quan hệ hai nước dần được cải thiện và phát
triển mạnh, nhất là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. 
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Thái Lan trong
nhiều năm qua không ngừng gia tăng, từ 5,78 tỷ USD năm 2009 tăng lên

9,41 tỷ USD năm 2013, 11,5 tỷ USD năm 2015 và 12,5 tỷ USD năm 2016.
Trong 8 tháng đầu năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai
nước đạt khoảng 9,64 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Thái


Lan đạt khoảng 3,07 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan đạt 6,57 tỷ
USD, Việt Nam nhập siêu từ Thái Lan 3,5 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng
kỳ năm 2016. Hai bên đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều
lên 20 tỷ USD vào năm 2020. 
Năm nhóm mặt hàng nhập khẩu lớn nhất từ Thái Lan trong 8 tháng
đầu năm 2017 là: Hàng điện gia dụng và linh kiện (646 triệu USD), rau quả
(618 triệu USD), ô tô nguyên chiếc (432 triệu USD), xăng dầu các loại (406
triệu USD), chất dẻo nguyên liệu (403 triệu USD), linh kiện phụ tùng ô tô
(340 triệu USD)
Chúng ta vẫn nhập khẩu từ Thái Lan các mặt hàng điện, điện tử gia
dụng và linh kiện, rau quả, máy vi tính, sản phẩm nhựa, sắt thép, các sản
phẩm gia dụng như chất tẩy rửa, mỹ phẩm, đồ dùng nhà bếp, sản phẩm
nội thất… Riêng năm 2016, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng điện gia dụng
và linh kiện, linh kiện phụ tùng ô tô, ô tô nguyên chiếc, rau quả đã chiếm
tới 30% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan. Nhiều mặt hàng nhập khẩu
từ Thái Lan thuộc nhóm cần nhập khẩu để phục vụ sản xuất, tiêu dùng
chiếm tới 50% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan, gồm có: máy móc,
thiết bị, dụng cụ phụ tùng; xăng dầu các loại; chất dẻo nguyên liệu; hóa
chất; nguyên phụ liệu dệt may, da giày; vải các loại; giấy các loại; xơ, sợi
dệt các loại; thức ăn gia súc và nguyên liệu...
Ngồi ra,  Chính phủ Thái Lan dành ngân sách khá lớn cho việc triển
khai với quy mơ lớn và có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại tại
thị trường Việt Nam trong thời gian qua. Hàng năm, có khoảng 12 đến 20
hội chợ hàng Thái được Bộ Thương mại Thái Lan tổ chức tại Hà Nội,
TP.HCM và các tỉnh/thành phố khác.

2.2 Tình hình đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam và từ Việt Nam
vào Thái Lan.
 Hoạt động thương mại, đầu tư được xem là điểm sáng trong mối
quan hệ ngày càng phát triển tốt đẹp giữa hai nước. Đối với Thái Lan, một
nền kinh tế phát triển mạnh, đứng thứ hai Đơng Nam Á, đã có nhiều động
thái xâm nhập sâu hơn vào các nền kinh tế mới nổi ở khu vực, trong đó có


nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi là Việt Nam. Ngược lại, Việt
Nam đang thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để
hiện thực hóa mục tiêu này, Việt Nam đã tập trung đẩy mạnh nội lực, đồng
thời kêu gọi đầu tư từ bên ngồi, trong đó có Thái Lan. 
Hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Thái Lan cũng đạt được những kết
quả khả quan. Chính sách khuyến khích và mở rộng đầu tư của Chính phủ
hai nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đầu tư giữa hai bên được
đẩy mạnh.
Thái Lan là một trong những quốc gia có quan hệ hợp tác đầu tư với
Việt Nam từ rất sớm, ngay sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa
thu hút đầu tư nước ngồi. Theo đó, Thái Lan và Việt Nam gần về địa lý,
tương đồng về văn hóa. Chính phủ hai nước cũng đặc biệt quan tâm, tạo
điều kiện thuận lợi cho quan hệ hợp tác đầu tư nên đã ký kết Hiệp định
khuyến khích và bảo hộ đầu tư . Do vậy, các nhà đầu tư Thái Lan khơng
gặp nhiều khó khăn khi đầu tư vào Việt Nam và ngược lại.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Thái Lan
Prayuth Chan-ocha


Trong chuyến thăm vương quốc Thái Lan của thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc vào T8/2017 tại Bangkok, Thủ tướng Chan-ocha khẳng định khuyến

khích các doanh nghiệp Thái Lan tăng cường đầu tư vào những lĩnh vực
thiết yếu cho phát triển của Việt Nam như du lịch, cơng nghiệp phụ trợ, tài
chính, ngân hàng, khoa học - công nghệ, nông thủy sản. Các hoạt động
mở rộng đầu tư của doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam cũng dẫn tới việc
tăng nhập khẩu các mặt hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Các nhà đầu tư Thái Lan đã rót vốn vào khá nhiều lĩnh vực kinh tế của
Việt Nam, từ công nghiệp chế biến, đến nông nghiệp, bán buôn, bán
lẻ...Hiện Thái Lan đứng thứ 10/116 quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu tư tại
Việt Nam với 458 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt
gần 8,2 tỷ USD, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo,
thương nghiệp và nông, lâm nghiệp, thủy sản.
Tính đến cuối năm 2017, các dự án đầu tư của Thái Lan đã có mặt tại
41/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Một số dự án đầu tư lớn của Thái Lan
vào Việt Nam như: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hóa dầu Long Sơn,
Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Chăn nuôi CP Việt Nam và Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Giấy Kraft Vina. Việt Nam có 11 dự án đầu tư tại Thái Lan,
chủ yếu trong các lĩnh vực bất động sản, đồ dùng gia đình, du lịch, phần
mềm máy tính… 
Người Việt Nam cũng khơng q khó để nhận ra vai trò của C.P đối
với thị trường thức ăn chăn nuôi, thực phẩm của Việt Nam. Trứng gà, các
sản phẩm gia cầm chế biến của C.P có mặt ở hầu khắp các cửa hàng, siêu
thị lớn nhỏ ở Việt Nam.
Và cũng khơng q khó để biết rằng, Tập đoàn SCG của Thái Lan đã
hiện diện sâu rộng trong các ngành kinh tế của Việt Nam như thế nào.
SCG đã có 22 cơng ty hoạt động tại Việt Nam, với doanh thu bán hàng
trong nửa đầu năm 2017 vừa được ông Roongrote Rangiyopash, Chủ tịch
kiêm Tổng giám đốc điều hành Tập đồn SCG cơng bố ở mức 12.300 tỷ
đồng (tương đương 532 triệu USD), tăng 17% so với cùng kỳ năm trước.



Cách đây 4 năm, SCG đã mua Prime Group và đầu năm nay, tập đoàn
này lại mua 100% cổ phần (tương đương 156 triệu USD) của Công ty cổ
phần Vật liệu xây dựng Việt Nam (VCM), đồng thời chính thức thông qua
khoản đầu tư lên tới 71% cổ phần tại Tổ hợp Lọc hóa dầu Long Sơn
(LSP), có vốn đầu tư dự kiến lên tới 5,4 tỷ USD.
Ngoài các tên tuổi lớn kể trên, không thể không nhắc tới các thương
vụ M&A“khủng” mà các đại gia Thái Lan đã thực hiện tại Việt Nam trong
thời gian gần đây. Từ chuyện Berli Jucker mua 64,55% cổ phần của Phú
Thái Group, rồi mua lại hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam từ Tập
đoàn Metro của Đức, với trị giá 655 triệu euro, đến chuyện Central mua lại
Big C Việt Nam, cũng như mua lại 49% cổ phần của hệ thống siêu thụ điện
máy Nguyễn Kim.
Ngồi ra, Central cịn sở hữu chuỗi siêu thị Lan Chi và tập đoàn quản
lý khách sạn nghỉ dưỡng Centara.Còn BJC muốn tham gia lĩnh vực bia,
nước giải khát khi từng đánh tiếng mua 40% cổ phần của Sabeco thơng
qua ThaiBev...
Như vậy, sau hơn 25 năm có mặt tại Việt Nam, người Thái đã âm
thầm thâu tóm BigC, Metro, Nguyễn Kim, Vinamilk, Prime... Chuỗi cửa
hàng bán buôn, bán lẻ của người Thái đã trải rộng khắp Việt Nam. Hiếm có
nhà đầu tư nước ngồi nào tại Việt Nam làm được như vậy.
Ngược lại, vốn đầu tư của DN Việt Nam vào thị trường Thái Lan lại
tương đối ít, các doanh nghiệp đầu tư nhỏ lẻ, khơng có điểm nổi bật. Thái
Lan là địa điểm thu hút vốn đầu tư rất lớn nhờ môi trường đầu tư hấp dẫn.
Các công ty lớn từ Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đầu tư khá mạnh tại thị
trường Thái Lan, vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần khuyến khích hơn nữa
các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Thái Lan và đồng thời cũng đẩy
mạnh thu hút đầu tư từ Thái Lan vào Việt Nam hơn nữa.
2.3 Tình hình xuất khẩu lao động giữa Việt Nam và Thái Lan
Hiện nay, Thái Lan mới chỉ có chính sách tiếp nhận lao động từ Lào,
Campuchia và Myanma. Tuy nhiên, có rất nhiều lao động Việt Nam đang



làm việc tại Thái Lan. Phần lớn đều qua Thái Lan theo hộ chiếu du lịch sau
đó ở lại Thái Lan làm việc bất hợp pháp. Điều này đã gây rất nhiều khó
khăn cho cơng tác quản lý lao động nước ngồi của các cơ quan chức
năng phía Thái Lan.Thời gian vừa qua, chính phủ hai nước đã có những
động thái tăng cường hợp tác trong việc Thái Lan tiếp nhận lao động Việt
Nam sang làm việc một cách hợp pháp, trong đó có việc đẩy mạnh triển
khai Biên bản ghi nhớ hợp tác lao động giữa hai nước.
Cho đến hiện tại Chính phủ Thái Lan đã đồng ý tiếp nhận lao động
Việt Nam trong bốn lĩnh vực là: xây dựng, đánh cá, chế tạo và dịch vụ. Tuy
nhiên, việc triển khai các thỏa thuận hợp tác về lao động giữa hai nước
vẫn còn rất nhiều hạn chế.Tại hội thảo, Cục trưởng Cục tuyển dụng lao
động Thái Lan, Tiến sỹ Arug Phromnee đã trình bày về thực trạng sử dụng
lao động Việt Nam tại Thái Lan, những khó khăn trong cơng tác quản lý và
kiểm sốt tình hình nhập khẩu lao động Việt Nam tại đất nước này.Ông
Arug Phromnee cũng đánh giá nhu cầu thực tế nguồn lao động của Thái
Lan trong các ngành nghề hợp tác mà hai bên đã ký kết và đề ra mục tiêu
bắt đầu tiếp nhận lao động Việt Nam vào đầu tháng 9 tới.
Trên cơ sở đó, các nhà quản lý, doanh nghiệp tuyển dụng và sử dụng
lao động hai nước đã đặt ra nhiều câu hỏi và đề xuất ý kiến, biện pháp
nhằm giải quyết tình trạng lao động bất hợp pháp tại Thái Lan, sử dụng
hiệu quả nguồn lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam.Bên
cạnh đó, các chuyên gia về di trú lao động quốc tế cũng đưa ra nhiều giải
pháp, trong đó chú trọng việc xây dựng quy chế tuyển dụng lao động; đào
tạo và sử dụng nguồn lao động; các quy định đảm bảo quyền lợi cho người
lao động, giúp các doanh nghiệp Thái Lan sử dụng hiệu quả nguồn lao
động nước ngoài.
Bắt đầu từ 1/12/2015, Thái Lan tiến hành cấp phép cho lao động Việt
Nam. Đây là bước đi cụ thể đầu tiên trong quá trình Thái Lan mở cửa thị

trường cho lao động Việt Nam với quy mô lớn.
Ngày 19/4/2016, ông Tống Hải Nam- Phó Cục trưởng cục Quản lí lao
động ngồi nước đã chủ trì làm việc với Đồn cán bộ của Thái Lan, trao


đổi nội dung liên quan đến triển khai thỏa thuận phái cử và tiếp nhận lao
động, thống nhất quy trình thủ tục đưa lao động Việt nam sang làm việc tại
Thái lan, các chi phí dự kiến người lao động phải chi trả, danh sách các
đơn vị phái cử lao động của Việt Nam.
Có 4 trung tâm và 5 doanh nghiệp được cấp phép đưa lao động Việt
Nam sang Thái Lan, gồm: Trung tâm Lao động ngoài nước, Trung tâm dịch
vụ việc làm tỉnh Nghệ An, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Hà Tĩnh, Trung
tâm dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Bình và các cơng ty SONA, TTLC, Thinh
Long Corp, Hoang Long Huresu, VIHATICO. Đây là những đơn vị có kinh
nghiệm trong xuất khẩu lao động, có đối tác Thái Lan để hợp tác cung ứng
lao động và thuận lợi về địa lý, vùng miền khi có nhiều lao động thạo việc
đánh bắt cá, xây dựng.
Chính vì tỷ lệ thất nghiệp rất thấp, chỉ có 0.8%, nên số người xuất
khẩu lao động từ Thái Lan sang Việt Nam là vô cùng ít ỏi, thậm chí là
khơng có. Ta chỉ xét được tình hình xuất khẩu lao động từ Việt Nam sang
Thái Lan mà khơng có chiều ngược lại.
Ngày 19/4/2016, ơng Tống Hải Nam- Phó Cục trưởng cục Quản lí lao
động ngồi nước đã chủ trì làm việc với Đồn cán bộ của Thái Lan, trao
đổi nội dung liên quan đến triển khai thỏa thuận phái cử và tiếp nhận lao
động, thống nhất quy trình thủ tục đưa lao động Việt nam sang làm việc tại
Thái lan, các chi phí dự kiến người lao động phải chi trả, danh sách các
đơn vị phái cử lao động của Việt Nam.

CHƯƠNG III: MÔI TRƯỜNG PHÁP LÍ
3.1. Các vấn đề pháp lý

a. Vê chính sách ưu đãi đầu tư nước ngồi
Thái Lan có cơ quan chuyên trách về ưu đãi đầu tư là ủy ban đầu tư
Thái Lan (BOI), cơ quan này chuyên xem xét ưu đãi cho từng dự án và
phân loại dự án đầu tư theo tác động của dự án đó đến nền kinh tế cả
nước, chứ không phải chỉ một vùng miền nào đó.


Ưu đãi đầu tư của Thái Lan cho nhà đầu tư nước ngồi bao gồm các
khuyến khích bằng thuế và các khuyến khích khơng bằng thuế như sau:
Các khuyến khích bằng thuế, bao gồm: miễn, giảm thuế nhập khẩu
máy móc, thiết bị; giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu; miễn, giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp; giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp; khấu trừ hai
lần chi phí vận chuyển, điện và nước; bổ sung 25% khấu trừ chi phí xây
dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp; miễn thuế nhập khẩu đối
với nguyên liệu và nguyên liệu thiết yếu sử dụng để sản xuất hàng xuất
khẩu.
Các khuyến khích khơng bằng thuế, bao gồm: cho phép cơng dân
nước ngồi vào Thái Lan để nghiên cứu cơ hội đầu tư; cho phép đưa vào
Thái Lan những lao động kỹ năng cao và chuyên gia để thực hiện việc xúc
tiến đầu tư; cho phép sở hữu đất đai; cho phép mang lợi nhuận ra nước
ngoài bằng ngoại tệ.
Về địa bàn ưu đãi đầu tư (dựa trên chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu
người), Thái Lan chia thành 03 vùng để áp dụng chính sách ưu đãi khác
nhau. Đồng thời, ưu đãi đầu tư trong KCN và ngồi KCN cũng có sự phân
biệt, cụ thể là:      
Thuế
khẩu
Vùng 1
Vùng 2
Vùng 3


nhập
Bên ngoài KCN
Giảm 50%
Giảm 50%
Miễn thuế
khẩu

Bên trong KCN
Giảm 50%
Miễn thuế nhập
khẩu
nhập
Miễn thuế nhập
khẩu

 

Thuế thu nhập

Bên ngoài KCN

Bên trong KCN


doanh nghiệp
Không
Vùng 1
Vùng 2
Vùng 3


được

ưu

đãi
Miễn thuế 03 năm
Miễn thuế 08 năm

Miễn thuế 03 năm
Miễn thuế 07 năm
Miễn thuế 08 năm

Hiện nay, thuế suất phổ thông thuế thu nhập doanh nghiệp của Thái
Lan là 20%.
Về loại hình doanh nghiệp: có 3 loại hình doanh nghiệp được áp dụng
đối với đầu tư nước ngồi: doanh nghiệp tư nhân đơn nhất, cơng ty hợp
danh và công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) tư nhân. Hình thức phổ biến
nhất đối với đầu tư nước ngồi là công ty TNHH tư nhân.
Về thủ tục đầu tư, theo BOI có khoảng trên 20 cơ quan của Chính phủ
Thái Lan tham gia vào quy trình thẩm định, thành lập doanh nghiệp để thực
hiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngồi tại Thái Lan. Q trình thành lập
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại Thái Lan trải qua 2 bước: đăng
ký Giấy phép kinh doanh nước ngoài và đăng ký kinh doanh thành lập
doanh nghiệp.
Về cơ chế hành chính “một cửa tại chỗ”, trước đây, BOI được giao làm
đầu mối thực hiện để hỗ trợ các nhà đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay, BOI chỉ
đóng vai trị là đầu mối cung cấp các thông tin liên quan và chỉ cấp Giấy
chứng nhận ưu đãi cho nhà đầu tư. Việc xin cấp các loại giấy phép khác
do nhà đầu tư tự thực hiện tại các Bộ chuyên ngành. Cụ thể là: Bộ Thương

mại cấp Giấy đăng ký kinh doanh để thành lập doanh nghiệp; Bộ Công
nghiệp cấp Giấy phép kinh doanh.
Điểm mới trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài
Theo BOI, hiện nay, Thái Lan đang thực hiện 03 thay đổi trong chính
sách thu hút đầu tư nước ngoài, cụ thể là:



×