Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

tình hình sử dụng đất canh tác xã xuân trường-huyện nghi xuân - tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 54 trang )

Phần I. Mở Đầu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là t liệu sản xuất đặc biệt
không thể thay thế đợc của nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trờng sống, là địa bàn phân bố các khu dân c, xây dựng các cơ sở
kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Bởi vậy việc sử dụng hợp lý đất đai
có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trờng. ý
nghĩa của việc sử dụng hợp lý đất đai càng đậm nét trong hoàn cảnh của nớc ta là
một nớc rất hẹp, ngời đông, tài nguyên đất đã bị thoái hoá một phần.
Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên có hạn. Trong cơ cấu đất đai của cả nớc,
diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 24% và còn rất ít khả năng mở rộng. Vì
vậy, việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao
là rất cần thiết. Hiện nay khoa học kĩ thuật phát triển, con ngời phát minh ra nhiều
t liệu sản xuất mới nhng đất đai vẫn là t liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế đ-
ợc trong nông nghiệp. Xã hội ngày càng phát triển, trình độ khoa học kĩ thuật ngày
càng cao con ngời càng tìm ra nhiều phơng thức sử dụng và khai thác tiềm năng
của đất một cách có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do sự khác nhau về loại đất về số l-
ợng và chất lợng nên việc sử dụng và khai thác đất rất khác nhau. Bên cạnh đó việc
sử dụng và khai thác đất còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của
từng vùng, từng địa phơng.
Nhờ các công trình nghiên cứu về sử dụng đất canh tác của các nhà khoa học
mà năng suất cây trồng, diện tích đất trồng và hiệu quả sử dụng đất tăng lên rõ rệt.
Tuy nhiên, việc sử dụng đất đai có hiệu quả không chỉ biểu hiện ở năng suất cây
trồng mà nó còn chịu tác động của rất nhiều yếu tố kinh tế - xã hội. Vốn đất đai ở
các vùng của nớc ta là rất khác nhau ( về quy mô, cơ cấu và bình quân trên đầu ng-
ời). Điều đó đòi hỏi ở mỗi vùng phải có những chính sách thích hợp trên cơ sở Luật
đất đai để sử dụng và bảo vệ có hiệu quả nhất vốn đất đai hiện có. Nh vậy, đối với
từng vùng, từng loại đất cụ thể chúng ta phải có những nghiên cứu để tìm ra những
hình thức sử dụng đất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất đảm bảo cho sự
phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế
đất nớc.


Huyện Nghi Xuân là một huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh, huyện có 17 xã và 2 thị
trấn. Huyện gồm ba vùng kinh tế chính đó là: Khu vực thành thị, đồng bằng ven
biển và khu vực miền núi. Xã Xuân Trờng thuộc vùng đồng bằng ven biển, là xã
nằm trên trục giao thông chính của huyện nên điều kiện phát triển kinh tế rất thuận
lợi. Tuy nhiên Xuân Trờng vẫn là xã nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa, chăn nuôi
gia súc gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản.
Những năm gần đây để hoà nhịp với sự phát triển kinh tế của toàn huyện nói
riêng cũng nh của cả nớc nói chung, xã Xuân Truờng đã từng bớc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế về vật nuôi và cây trồng. Đặc biệt chuyển đổi cơ cấu cây trồng những vùng đất
xấu trồng lúa kém năng suất sang nuôi trồng thuỷ sản nh tôm, cua, lơn, ếch đạt hiệu
1
qủa kinh tế cao, mỗi năm sản lợng thuỷ hải sản thu hoạch từ 98-129 tấn/năm. Tuy
nhiên, hiệu quả kinh tế sử dụng đất trồng trọt của huyện còn nhiều tồn tại: Do đất canh
tác ở gần sông lớn và cửa biển (cửa Hội) nên không tránh khỏi đất bị nhiễm mặn vì vậy
bố trí cây trồng khó phù hợp với chất đất. diện tích trồng các loại cây có năng suất thấp
chiếm tỷ lệ cao, cây trồng truyền thống đóng vai trò lớn trong cơ cấu cây trồng. Diện
tích các loại cây trồng tiến bộ kỹ thuật, cây trồng đặc sản cao cấp rất hạn chế. Trong khi
đó sản xuất của nông hộ mang nặng tính tự cung tự cấp, kĩ thuật gieo trồng, bón phân
còn bị hạn chế. Hộ cha biết trồng cây gì, bố trí cây trồng, mùa vụ thế nào cho phù hợp
với khả năng sản xuất của gia đình để đạt đợc hiệu quả kinh tế cao hơn và đồng bộ với
các xã trong huyện. Nhìn chung điều kiện sản xuất nông nghiệp ở xã Xuân Trờng còn
gặp nhiều khó khăn, nhất là khâu đất đai và kỹ thuật canh tác của bà con nông dân. Mặc
dù đã chuyển đổi đợc một số diện tích đất canh tác sang nuôi trồng thuỷ sản có kết quả
khả quan song thu nhập của ngời nông dân trong huyện còn quá bấp bênh, cuộc sống vô
cùng chật vật. Vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất trồng trọt trong
huyện càng trở nên cấp thiết.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Tình hình sử dụng đất canh tác xã Xuân Trờng-huyện Nghi Xuân-tỉnh
Hà Tĩnh".
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Góp phần hệ thống hoá những lý luận cơ bản về tình hình sử dụng đất canh
tác trong sản xuất nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất canh tác và hiệu quả kinh tế sử
dụng đất canh tác trong các tiểu vùng của xã. Phát hiện nguyên nhân ảnh hởng đến
tình hình sử dụng đất canh tác.
- Đề xuất và đa ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác.
Từng bớc tăng thu nhập cho ngời lao động nhằm cải thiện đời sống kinh tế, văn
hoá, xã hội địa phơng vào những năm tới, góp phần ổn định kinh tế, chính trị và trật
tự xã hội.
1.3 Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tợng nghiên cứu
Đề tài đợc tập trung nghiên cứu tình hình sử dụng đất trồng trọt của xã, hiệu
quả sử dụng đất trồng trọt của các hộ trong xã.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài đợc nghiên cứu tại địa bàn xã Xuân Trờng-huyện Nghi
Xuân- tỉnh Hà Tĩnh
- Thời gian: đề tài đợc nghiên cứu trong thời gian từ tháng 01 - 06/2008. Số
liệu tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã từ năm 2005 đến năm 2007.
- Nội dung: Đề tài tập trung vào nghiên cứu đất trồng trọt.
2
Phần II
Cơ sở lý luận và thực tiễn tình hình sử dụng
đất canh tác
2.1 Cơ sở ký luận
2.1.1. Đất canh tác
2.1.1.1. Khái niệm
Đất là lớp trên tơi xốp của vỏ lục địa, có khả năng sản xuất ra những sản
phẩm vật chất. Đất là sản phẩm tự nhiên đóng vai trò đặc biệt quan trọng và cần
thiết cho mọi ngành sản xuất vật chất. Tuy nhiên, ở mỗi ngành sản xuất vật chất
khác nhau đất đai giữ những vai trò khác nhau.

Đất nông nghiệp là đất đợc sử dụng chủ yếu vào sản xuất các ngành trong
nông nghiệp nh trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, hoặc sử dụng nghiên
cứu, thí nghiệm về nông nghiệp. Theo luật đất đai 2003 thì đất nông nghiệp bao
gồm các loại đất sau đây : đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng
sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất rừng đặc dụng, đất làm
muối và đất nông nghiệp khác.
Đất canh tác là một bộ phận của đất nông nghiệp đợc sử dụng với mục đích
trồng cây hàng năm. Đất canh tác là đất có tiêu chuẩn về chất lợng nhất định và th-
ờng xuyên đợc chăm sóc để trồng cây có chu kỳ sản xuất duới 1 năm.
2.1.1.2. Vai trò đặc điểm của đất canh tác
3
Đất đai có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, là t liệu sản xuất đặc
biệt và không thể thay thế đợc, là môi trờng sống của sinh vật. Vì vậy, muốn có
năng suất cây trồng cao, sản phẩm chất lợng tốt con ngời phải gián tiếp tác động
vào cây trồng thông qua đất đai. Sử dụng đất đai một cách đầy đủ và hợp lý là cơ sở
đảm bảo nhu cầu của xã hội hiện đại cả về vật chất lẫn tinh thần. Sử dụng tốt đất
canh tác thông qua tăng vụ, bố trí sản xuất hợp lý, đẩy mạnh áp dụng biện pháp kĩ
thuật tiên tiến và đầu t thâm canh nâng cao năng suất cây trồng và cải tạo đất là
điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
Đất đai là t liệu sản xuất đặc biệt nên có những đặc điểm khác với t liệu sản
xuất khác. Đất đai có giới hạn về mặt tự nhiên, có vị trí cố định và gắn liền với điều
kiện về thời tiết, khí hậu của từng vùng cụ thể. Trong quá trình sử dụng đất đai vào
sản xuất, nếu con ngời sử dụng một cách đầy đủ và hợp lý, có hệ thống canh tác
phù hợp thì độ phì của đất không những không bị hao mòn mà còn tăng lên. Điều
này ngợc lại với các t liệu sản xuất khác nh: máy móc, công cụ lao động là trong
quá trình sử dụng sẽ bị hao mòn và tiến hành trích khấu hao.
2.1.1.3. Phân loại đất
Đất có nhiều loại khác nhau tuỳ theo từng tiêu thức phân loại. Nếu phân loại
theo mục đích sử dụng có:
- Đất đang dùng vào sản xuất nông nghiệp

+ Đất trồng cây hàng năm
+ Đất trồng cây lâu năm
+ Đất đồng cỏ và chăn thả súc vật
+ Diện tích mặt nớc
+ Diện tích rừng chắn gió
- Đất đai có khả năng canh tác
Ngoài ra còn có thể phân loại đất theo độ PH, theo thành phần cơ giới. Đất
canh tác có thể phân loại theo vụ gieo trồng (đất 1 vụ, đất 2 vụ, đất 3 vụ), theo chế
độ tới tiêu (đất đợc tới tiêu chủ động, đất không đợc tới tiêu) phân theo giá trị dinh
dỡng (đất hạng 1, hạng 2, hạng 3), hoặc phân theo địa hình (đất cao, đất vàn, đất
trũng).
2.1.2 Tình hình sửdụng đất canh tác
2.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai
Tình hình sử dụng đất là thực trạng sử dụng đất của một vùng tại một thời
điểm nhất định. Do đặc điểm đất đai, mục đích sử dụng ở mỗi vùng tại một thời
điểm là khác nhau nên tình hình sử dụng đất ở mỗi vùng cũng khác nhau. Vì thế
kết quả thu đợc cũng khác nhau dẫn tới hiệu quả kinh tế đạt đợc cũng khác nhau.
Tình hình sử dụng đất là một vấn đề luôn mang tính bức xúc và đợc cả xã hội
hết sức quan tâm, coi đó là tiền đề để đánh giá trình độ sản xuất của mỗi vùng.
4
Trong xã hội, mọi thời đại khi nhu cầu của con ngời ngày càng cao hơn về vật chất
lẫn tinh thần thì việc sử dụng hợp lý nguồn đất là vấn đề hết sức cấp thiết. Nó góp
phần làm cho các nguồn lực xã hội đợc sử dụng một cách hiệu quả và tiết kiệm
hơn.
2.1.2.2 Tình hình sử dụng đất canh tác
Tình hình sử dụng đất canh tác là hiện trạng bố trí các loại cây trồng trên các
diện tích đất khác nhau. Việc bố trí hợp lý các loại cây trồng không những mang lại
kết quả cao hơn mà còn tiết kiệm đợc chi phí sản xuất cho ngời nông dân. Các loại
cây đợc trồng phải phù hợp với đặc điểm đất đai và sản phẩm phải đáp ứng đợc nhu
cầu của thị trờng.

Kết quả của tình hình sử dụng đất canh tác chính là hệ số sử dụng đất, năng
suất, sản lợng của các loại cây trồng mang lại. Tình hình sử dụng đất canh tác đợc
coi là hiệu quả nếu việc bố trí các công thức luân canh các loại cây trồng trên một
đơn vị diện tích có thể sử dụng đợc tối đa khả năng sản xuất của đất.
2.1.2.3 Hệ số sử dụng đất
Hệ số sử dụng đất canh tác là tỷ số giữa diện tích đất canh tác thực tế sử
dụng và diện tích đất dành cho canh tác. Hệ số sử dụng đất nói lên việc sắp xếp các
công thức luân canh đã tối u hay cha, đã tận dụng hết sức sản xuất của đất hay cha.
Hệ số sử dụng đất càng cao đồng nghĩa với số cây trồng, số CTLC trên một đơn vị
diện tích càng càng nhiều, tức là năng suất thu đợc cũng sẽ lớn hơn nên hiệu quả sử
dụng đất cũng cao hơn. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất ta cân phái tăng
hệ số sử dụng đất.
2.1.2.4 Năng suất cây trồng
Năng suất cây trồng chính là sản lợng thu đợc trên một đơn vị diện tích(tính
trên 1ha). Năng suất cây trồng là yếu tố để chúng ta xem xét việc bố trí các loại cây
trồng, các CTLC trên đất canh tác đã hợp lý hay cha và có cần thay đổi hay không.
Năng suất cây trồng càng cao chứng tỏ việc bố trí hệ thống cây trồng là có hiệu
quả, do đó vấn đề đặt ra là làm thế nào để luân canh các loại cây trồng có năng suất
cao này.
2.1.2.5 Giá trị sản lợng/ha
Giá trị sản lợng/ha chính là tổng doanh thu các loại cây trồng mang lại trên
một ha. Nếu giá không thay đổi thì giá trị sản lợng/ha của một loại cây trồng phụ
thuộc vào năng suất cây trồng đó.
2.1.2.6 Lợi nhuận/ha
Lợi nhuận/ha chính là phần lãi mà ngời nông dân thu đợc sau khi đã trừ đi tất
cả chi phí, hay nói cách khác lợi nhuận chính là hiệu số giữa giá trị sản lợng và chi
phí. Lợi nhuận càng cao chứng tỏ việc bố trí các loại cây trồng nh thế là có hiệu
quả.
5
2.1.3 Các yếu tố ảnh hởng đến tình hình sử dụng đất canh tác

Phạm vi, cơ cấu và phơng thức sử dụng đất canh tácmột mặt bị chi phối bởi
các điều kiện tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởi các quy luật kinh tế, xã hội và các
yếu tố kỹ thuật. Do đó có thể cụ thể hoá các yếu tố ảnh hởng đến sử dụng đất canh
tác qua các nội dung sau.
2.1.3.1. Nhóm nhân tố tự nhiên
Bao gồm các yếu tố về vị trí địa lí, địa hình, điều kiện khí hậu, thời tiết, thuỷ
văn, môi trờng sinh thái. Sản xuất nông nghiệp luôn chịu tác động và bị chi phối
mạnh mẽ của các điều kiện tự nhiên cụ thể của từng vùng và các quy luật sinh học
bởi đối tợng của sản xuất của nông nghiệp là các cây trồng, vật nuôi. Chính vì vậy
điều kiện tự nhiên là những yếu tố quyết định đến việc lựa chọn cây trồng, bố trí
đồng ruộng, định hớng đầu t thâm canh để quá trình sản xuất nông nghiệp có thể
đạt hiệu quả cao.
Theo N.Borrlang ngời đoạt giải nobel về hoà bình về giải quyết lơng thực
cho các nớc đang phát triển cho rằng: yếu tố duy nhất hạn chế năng suất cây trông
ở các nớc đang phát triển, đặc biệt đối với nông dân thiếu vốn là độ phì đất, đây là
cơ sở hình thành địa tô chênh lệch.
Tuy nhiên đặc thù của nhân tố điều kiện tự nhiên mang tính khu vực. Vị trí
địa lý cùng với sự khác biệt về tính chất đất đai thể hiện độ phì của đất đối với cây
trồng cùng với nguồn nớc và các yếu tố tự nhiên khác sẽ quyết định năng suất tự
nhiên và khả năng cho hiệu quả sử dụng đất.
2.1.3.2. Nhóm nhân tố văn hoá chính trị xã hội
Đó là sự ảnh hởng của thị trờng trao đổi hàng hoá, các yếu tố về giá cả nói
chung và giá đất nói riêng, cơ hội đầu t, lợi thế so sánh
Phơng hớng sử dụng đất đai quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu
kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. . Việc sử dụng đất đai nh thế nào đuợc quyết
định bởi sử năng động của con ngời, tính hợp lý, tính khả thi và đợc quyết định bởi
nhu cầu của thị trờng
Giải quyết tốt các mối quan hệ xã hội về ruộng đất vừa tạo động lực cho quá
trình sử dụng đất đai vừa tránh đợc những mâu thuẫn, xung đột về chính trị - kinh
tế - xã hội. Sự ổn định về chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu t

phát triển sản xuất nông nghiệp của nhà nớc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ
thể sử dụng ruộng đất phát huy năng lực, lựa chọn các hớng đầu t có hiệu quả nhất
và hạn chế đợc những rủi ro trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
Vì vậy cần dựa vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và những yêu
cầu của thị trờng để xác định việc sử dụng đất với u thế sẵn có của nó sao cho hợp
lý nhất trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp không đổi.
2.1.3.3. Nhóm nhân tố về kỹ năng và kỹ thuật của ngời sản xuất
Đó là việc ứng dụng các biện pháp kĩ thuật trong canh tác, việc lựa chọn kết
6
hợp hài hoà các yếu tố sản xuất vào từng giai đoạn thích hợp của cây trồng. Các
biện pháp kĩ thuật có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình sử dụng đất nhằm nâng
cao hiệu quả kinh tế.
Ngoài ra còn có các nhân tố khác nh sự đầu t quốc tế, hình thức tổ chức sản
xuất, cũng ảnh hởng tới hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trong nông nghiệp.
Nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác là một việc làm hết sức quan
trọng của mỗi quốc gia vì diện tích đất nông nghiệp có hạn, nhu cầu lơng thực của
xã hội ngày một tăng. Khối lợng đầu vào của quá trình sản xuất nông nghiệp không
tơng xứng với khối lợng đầu ra. Vì thế, trong sản xuất nông nghiệp chúng ta phải
biết lựa chọn những yếu tố tích cực cũng nh hạn chế những yếu tố tiêu cực để thúc
đẩy quá trình sử dụng đất canh tác đạt hiệu quả kinh tế cao.
2.1.4. Quan điểm sử dụng đất
Quan điểm sử dụng đất nông- lâm nghiệp theo chiến lợc phát triển nông
nghiệp - nông thôn Việt Nam đến năm 2010 là :
- Tận dụng triệt để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so sánh về khoa
học kỹ thuật, đất đai, lao động để phát triển cây trồng, vật nuôi nhằm tăng sức cạnh
tranh và hớng tới xuất khẩu.
- áp dụng phơng thức sản xuất nông lâm kết hợp, lựa chọn các loại hình sủ
dụng đất thích hợp, đa dạng hoá sản phẩm, chống xói mòn, thâm canh sản xuất bền
vững.
- Phát triển nông lâm nghiệp một cách toàn diện có hệ thống trên cơ sở

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển theo chiều sâu đáp ứng yêu cầu đa dạng hoá
của nền kinh tế quốc dân.
- Phát triển nông nghiệp toàn diện gắn liền với việc xoá đói giảm nghèo, giữ
vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng. Phát huy thế mạnh nền văn hoá truyền
thống của dân tộc, không ngừng nâng cao vai trò của con ngời.
- Phát triển kinh tế nông nghiệp trên cơ sở áp dụng khoa học công nghệ vào
sản xuất
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của địa phơng phải gắn liền với
định hớng phát triển kinh tế, xã hội của vùng và cả nớc.
( theo tài liệu tham khảo)
* Quan điểm sử dụng đất bền vững và hợp lý
Với tốc độ gia tăng dân số nh hiện nay đặc biệt là các nớc đang phát triển thì
vấn đề đảm bảo an ninh lơng thực đã trở thành sức ép ngày càng mạnh mẽ lên đất
trồng trọt. Diện tích đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm do quá
trình đô thị hoá và do canh tác trên các vùng đất không thích hợp nên đất bị thoái
hoá nghiêm trọng.
Nội dung sử dụng đất bền vững bao hàm ở tất cả các đặc trng : Khí hậu, địa
7
hình, thổ nhỡng, chế độ thuỷ văn, động - thực vật và các hoạt động cải thiện việc sử
dụng và quản lý đất nh : hệ thống tới tiêu, xây dựng đồng ruộng Do đó thông
qua hoạt động thực tiễn sử dụng đất chúng ta phải xác định đợc những vấn đề liên
quan đến các yếu tố tác động đến khả năng bền vững của đất đai trên phạm vi từng
vùng để tránh những sai lầm trong sử dụng đất đồng thời hạn chế đợc những tác hại
đối với môi trờng sinh thái.
Theo Fetry sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo
tồn đất, nớc, các nguồn động thực vật, không bị suy thoái môi trờng, kỹ thuật thích
hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận đợc về mặt xã hội, FAO đã đa ra các chỉ tiêu cụ
thể cho phát triển nông nghiệp bền vững là :
- Thoả mãn nhu cầu dinh dỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại, tơng lai về số
lợng, chất lợng và các sản phẩm nông nghiệp khác.

- Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống, làm việc tốt
cho mọi ngời trực tiép làm nông nghiệp.
- Duy trì và có thể tăng cờng khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên
thiên nhiên, khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tái tạo đợc mà không
phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở, cân bằng tự nhiên không phá vỡ
bản sắc văn hoá - xã hội của các cộng đồng sống ở nông thôn hoặc không gây ô
nhiễm môi trờng.
2.1.5 Đánh giá tình hình sử dụng đất canh tác
2.1.5.1 Khái quát tình hình sử dụng đất canh tác
Tình hình sử dụng đất canh tác có hiệu quả thông qua việc bố trí hệ thống
cây trồng phù hợp là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nớc
trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà kinh
doanh nông nghiệp, các nhà hoạch định chính sách mà còn là sự mong muốn của
nông dân, những ngời trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra một vấn đề quan trọng khác cần phải quan tâm là hiện nay chúng
ta đang sử dụng đất canh tác một cách nhỏ lẻ, manh mún. Việc chuyển đổi những
mảnh đất này thành những trang trại lớn và đợc đầu t khoa học công nghệ, hớng
dẫn nông dân nên sử dụng hệ thống cây trồng, các công thức luân canh nh thế nào
để tạo ra sản lợng cao nhất trên mảnh đất của mình là việc nên làm ngay. Bởi điều
này liên quan đến việc làm thế nào để nâng cao chất lợng và giá trị gia tăng của
những sản phẩm nông nghiệp hiện có, phát triển sản phẩm nông nghiệp mới, đồng
thời liên quan đến việc quy hoạch sử dụng đất theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá.
2.1.5.2 Kết quả tình hình sử dụng đất canh tác
Mỗi vùng đất đai có đặc điểm, tính chất khác nhau nên hệ thống cây trồng
cũng đợc chọn lựa sao cho phù hợp nhất. Với mỗi mảnh đất chúng ta có thể sử
dụng những công thức luân canh sao cho năng suất, sản lợng thu đợc là lớn nhất mà
vẫn đảm bảo tính mùa vụ của các cây trồng. Kết quả của hình thức sử dụng đất
8
canh tác chính là giá trị sản xuất do các sản phẩm tạo ra.

Việc sử dụng đất canh tác có kết quả cao hay không là nhờ sự bố trí hợp lý
giữa các cây trồng trong một công thức luân canh và sự phát triển cân đối giữa các
ngành trồng trọt và chế biến nông sản vì ngành chế biến nông sản là ngành tiếp tục
sau khi quá trình sản xuất của ngành trồng trọt hoàn thành.
2.1.5.3 Hiệu quả sử dụng đất canh tác
Căn cứ vào nhu cầu của thị trờng, thực hiện đa dạng hoá cây trồng vật nuôi
trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm u thế từng địa phơng, từ đó nghiên cứu áp dụng
công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Đó là một trong
những điều kiện để phát triển nông nghiệp ổn định và bền vững.
* Hiệu quả kinh tế
Theo CacMac thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy
luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theo
các ngành sản xuất khác nhau. Theo nhà khoa học Samuelson Nordhuas hiệu quả
có nghĩa là không lãng phí. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải tính đến chi phí cơ
hội, hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lợng một hàng hoá
này mà không cắt giảm sản lợng một hàng hoá khác.
Hiệu quả kinh tế có thể hiểu là mối tơng quan so sánh giữa lợng kết quả đạt
đợc và lợng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt đợc là
phần giá trị thu đợc của sản phẩm đầu ra, lợng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các
nguồn lực đầu vào.
* Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hơng đến hiệu quả sản xuất nông lâm
nghiệp, đến môi trờng sinh thái, đến đời sống ngời nông dân. Vì vậy, đánh giá hiệu
quả sử dụng đất bền vững hớng vào ba tiêu chuẩn chung là bền vững về mặt kinh
tế, xã hội và môi trờng (FAO,1994).
Trên cơ sở đó, tiêu chuẩn dánh giá hiệu quả sử dụng đât canh tác có thể xem
xét trên các mặt sau:
- Sử dung đát canh tác phải đảm bảo cực tiểu hoá chi phí các yếu tố đầu vào
theo nguyên tắc tiết kiệm khi cần sản xuất ra một lợng nông sản nhất định và các
yếu tố khác.

- Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có ảnh hởng đến hiệu quả sản xuất
ngành nông nghiệp, đến hệ thống môi trờng sinh thái nông nghiệp. Vì vậy đánh giá
hiệu quả sử dụng đất phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững về mặt kinh tế
, bền vững về mặt xã hội. Nghĩa là định hớng sự thay đổi về kĩ thuật và tổ chức sản
xuất nhằm đảm bảo thoả mãm liên tục các nhu cầu của con ngời thuộc các thế hệ
hôm nay và mai sau
2.2 cơ sở thực tiễn
2.2.1. tình hình sử dụng đất canh tác của các nớc trên thế giới
9
Vấn đề sử dụng đất canh tác đã đợc nhiều nớc trên thế giới đề cập đến từ rất
lâu, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu tìm ra các phơng pháp để nâng cao hiệu quả
kinh tế sử dụng đất, chủ yếu tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả từng loại cây
trồng trên mỗi loại đất để bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt lợi thế
so sánh của vùng. Tuy nhiên, tình hình nghiên cứu ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực lại
mang những đặc điểm khác nhau.
Hàng năm các viện nghiên cứu nông nghiệp các nớc trên thế giới cũng đa ra
nhiều giống cây mới, giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới
ngày càng có hiệu quả cao hơn. Viện lúa quốc tế ( IRRI) đã có nhiều thành tựu về
lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất canh tác.
Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất
canh tác thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác. Là sự phối hợp giữa các
cây trồng và gia súc, các phơng pháp trồng trọt và chăn nuôi, cờng độ lao động, vốn
đầu t, tổ chức sản xuất.
Trung Quốc cho rằng việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định
để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đa ra
các chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ sở hữu, giao đất cho
nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính sáng tạo của nông dân
trong sản xuất. Thực hiện chủ trơng ly nông bất ly hơng đã thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội nông thôn phát triển toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh
tác.

ở Philipin: Trên đất dốc họ chừa lại một chỏm rừng ở đỉnh, phần còn lại
trồng xen nhiều loại cây nông nghiệp, cây công nghiệp theo tỷ lệ 3:1. Kết quả lợng
xói mòn giảm 4 lần và năng suất tăng 5 lần. Kết quả thu hoạch của ngời nông dân
gấp 6 lần so với cách thức canh tác trớc đây.
ở Thái Lan: Đã và đang từng bớc chuyển dịch cơ cấu cây trồng cho phù hợp
với điều kiện từng vùng, từng loại đất. Chính phủ Thái Lan cũng đa ra nhiều chính
sách, chơng trình thúc đẩy đa dạng hoá sản phẩm nông sản, mục tiêu tiến sâu vào
thị trờng thế giới bằng xuất khẩu nông sản chất lợng cao.
ở ấn Độ với cuộc cách mạng xanh thực hiện sản xuất sử dụng các giống
cao sản, thực hiện các biện pháp thâm canh và bảo vệ cây trồng có hiệu quả cùng
với việc sản xuất đúng thời vụ đã đa ấn Độ thành quốc gia có lợng xuất khẩu nông
sản lớn trên thế giới
Xu hớng hiện nay là thực hiện bố trí hệ thống cây trồng phù hợp, tăng cờng
thâm canh cao nhằm khai thác tối đa năng lực sản xuất của đất đai và các nguồn
lực khác. Các nớc châu á đã chú ý đầu t nhiều cho hệ thống thuỷ lợi, thực hiện
bón phân hợp lý và áp dụng nhanh chóng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên nền
nông nghiệp đã chuyển biến theo chiều hớng tích cực trong những năm qua.
2.2.2 Tình hình sử dụng đất canh tác ở Việt Nam
Việt Nam là một nớc nông nghiệp đang phát triển với trên 70% dân số sống
10
ở nông thôn và khoảng 65% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Chính
vì vậy, nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã
hội và môi trờng sinh thái.
Nớc ta có nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, tuy nhiên nguồn đất
đai có hạn, dân số lại đông nên bình quân đầu ngời chỉ bằng 1/3 mức bình quân thế
giới ( 0,397ha ), xếp thứ 9/10 các nớc Đông Nam á. Mặt khác với tốc độ tăng dân
số nh hiện nay thì dân số Việt Nam năm 2015 sẽ là 100,8 triệu ngời. Vì vậy vấn đề
nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác là yêu cầu càng cần thiết đối với nớc ta
trong những năm tới.
Từ thời phong kiến nớc ta thc hiện đạc điền, phân loại đất theo kinh nghiệm

nhằm quản lý đất đai cả về số lợng và chất lợng. Giai đoạn 1954-1975 ở Miền Nam
đã có một số công trình nghiên cứu về đất của Thái Công Tụng, Trơng Đình
Phú các công trình này hầu hết xác định đợc các loại đất chính phân bố trên địa
bàn miền nam. ở Miền Bắc đã xây dựng đợc bản đồ thổ nhỡng toàn quốc tỷ lệ
1:1.000.000
Từ những năm 70, vấn đề luân canh bố trí hệ thống cây trồng để tăng vụ, xen
canh nhằm sử dụng tôt hơn nguồn lực đất đai đợc nhiều tác giả đề cập nh Ngô Thế
Dân (1982), Bùi Quang Toản và một số cán bộ khoa học viện thổ nhỡng đã thực
hiện nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu bớc đầu đã phục vụ thiết thực cho công
tác tổ chức lại sản xuất. Từ kết quả nghiên cứu đó Bùi Quang Toản đã đề xuất quy
trình phân hạng đất đai áp dụng cho các HTX và vùng chuyên canh, chất lợng đất
đợc chia thành 4 hạng: rất tốt, tốt,trung và kém.
Năm 1983, tổng cục quản lý ruộng đất đã ban hành dự thảo phơng pháp
phân hạng đất lúa nớc cấp huyện . Dự thảo chia đất đai thành 8 hạng, chủ yếu là
dựa vào năng suất cây trồng, ngoài ra sử dụng một số chỉ tiêu nh độ nhiễm mặn, địa
hình, độ dày tàng canh tác thời gian này có rất nhiều công trình nghiên cứu về
đánh giá đất nh: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát
triển lâu bền của viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp,1995; kết quả nghiên cứu
hệ thống sử dụng đất nông nghiệp, 1994 của Phạm Quang Khánh
Năm 1995, Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã tổ chức hội thảo quốc
gia về đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm phát triển bền
vững. Hội nghị đã tổng kết việc ứng dụng quy trình đánh giá đất của FAO (bao
gồm 9 bớc ) vào thực tiễn Việt Nam. Thông qua việc đánh giá khả năng thích hợp
của đất đai để lựa chọn hệ thống sử dụng đất, loại hình sử dụng đất phù hợp và có
hiệu quả. Thời gian này ở mỗi vùng đều có rất nhiều đóng góp to lớn của các nhà
nghiên cứu:
- Vùng Đông Nam Bộ: với các nghiên cứu của Trần An Phong, Vũ Cao Thái
cho thấy 7 loại hình sử dụng đất chính, 49 loại hình sử dụng đất chi tiết với 94 hệ
thống sử dụng đất nông nghiệp.
- Vùng Bắc Trung Bộ: với 202,8 nghìn ha đất cát ven biển, đã áp dụng thành

công những mô hình đạt giá trị kinh tế cao nh: Bông xen da hấu ở Hơng Trà_Thừa
11
Thên Huế cho giá trị sản lợng 29,36 triệu đồng ; lạc phủ nilon ở huyện Diễn
Châu_Nghệ An cho 12-13 triệu đồng/ha.
- Đồng bằng sông Hồng : Bình quân đất nông nghiệp duới 0,05%ha/nguời, là
mức bình quân thấp nhất cả nớc. Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp là rất
hạn chế. Trong khoảng 10 nghìn ha đất hoang hoá thì chỉ một phần diện tích đất là
có khả năng sản xuất nông nghiệp. Trong việc sử dụng đất trồng trọt ở đồng bằng
sông Hồng nổi lên vấn đề thâm canh, tăng vụ trên cơ sở thay đổi cơ cấu mùa vụ, đa
vụ đông lên thành vụ chính. Mô hình VAC và mô hình luân canh 3-4 vụ/năm khá
phổ biến ở đây. Việc chuyển một phần đất trồng trọt thành đất chuyên dùng và đất
thổ c phải theo quy hoạch.
- Đồng bằng sông Cửu Long : Có diện tích đất nông nghiệp lớn gấp 3 đồng
bằng sông Hồng. Bình quân đầu ngời 0,18ha/ngời. Dải phù sa nớc ngọt ở ven sông
Tiền, sông Hậu trồng đợc 2-3 vụ/năm. Trớc đây phần lớn diện tích đất trồng lúa nằm
ngoài dải này chỉ cấy đợc một vụ ( vụ mùa ) còn bị bỏ hoá về vụ chiêm xuân do đất bị
bốc phèn hoặc nhiễm mặn. Giờ đây, nhờ các công trình thuỷ lợi và cải tạo đất mà hàng
trăm nghìn ha ở Đồng Tháp Mời, tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau đã đợc đa
vào sử dụng. Thêm vào đó, hàng trăm nghìn ha đất ven biển có thể cải tạo để nuôi
trồng thuỷ sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 1996 Nguyễn Văn Nhân đã ứng
dụng kỹ thuật GIS vào đánh giá trên 3,9 triệu ha đất của vùng. Kết quả đã xác định
đợc 25 loại hình sử dụng đất nông nghiệp, 3 loại hình sử dụng đất lâm nghiệp và 1
loại hình thuỷ sản. Ngoài ra đã phăn lập đợc 57 hệ thống sử dụng đất trên 6 tiểu
vùng đại diện chính và lựa chọn đợc 12 tiểu vùng sử dụng đất có triển vọng.
- ở trung du và miền núi : Nhìn chung đất ở trung du và miền núi dùng để
trồng cây lâu năm thì thích hợp hơn, do đất lốc, dễ bị xói mòn, thuỷ lợi gặp khó
khăn. Nhng nhiều năm qua để đảm bảo lơng thực tại chỗ diện tích nơng rẫy vẫn
không ngừng đợc mở rộng, nhất là vùng núi Bắc Trung Bộ và trung du miền núi
phía Bắc.Việc phát triển các vùng chuyên cây công nghiệp với sự hỗ trợ tích cực
của công nghiệp chế biến sẽ cho phép vùng trung du và miền núi khai thác tốt hơn

các thế mạnh về tự nhiên và các điều kiện kinh tế xã hội. Nh vậy vừa có thể phát
triển sản xuất với hiệu quả kinh tế cao, vừa có thể cải thiện đời sống cho nhân dân
ở khu vực này.
Nhiều nhà khoa học đã khẳng định : Phát triển nông nghiệp bền vững ở nớc
ta theo hớng thâm canh tăng vụ trớc hết phải dựa vào phân bón hợp lý kết hợp với
việc tới tiêu hợp lý. Những nghiên cứu kinh tế cây rau ở nớc ta đều cho rằng sản
xuất rau đa dạng mà hiệu quả kinh tế lại khá cao góp phần làm tăng hiệu quả kinh
tế sử dụng đất canh tác.
2.2.3 Phát triển nông nghiệp trên thế giới
Phát triển nông nghiệp trên thế giới là không ngừng nâng cao năng suất, chất
lợng nông sản, nâng cao hiệu quả đầu t trong nông nghiệp. Chiều hớng chung là
phấn đấu giảm lao động chân tay, đầu t nhiều lao động trí óc. Hiện nay trên thế giới
nông nghiệp phát triển theo hai hớng chính : Nông nghiệp công nghiệp hoá và nông
12
nghiệp sinh thái. Nhng trong thực tế nông nghiệp phát triển một cách tổng hợp.
- Cuộc cách mạng xanh vào những năm 60 ở các nớc đang phát triển châu
á, mỹ La Tinh đã áp dụng thành công các giống cây lơng thực có năng suất cao
( lúa mỳ, ngô, đậu ), xây dựng hệ thống thuỷ lợi và đa vào một số yếu tố sinh học,
hoá học thành tựu trong nông nghiệp.
- Cuộc cách mạng trắng đợc thực hiện dựa vào việc tạo ra các giống gia
súc có tiềm năng cho sữa cao, những tiến bộ của khoa học trong việc tăng năng
suất cây trồng và các phơng thức chăn nuôi mang tính công nghiệp.
Hai cuộc cách mạng này tuy diễn ra thành công nhng cũng gặp nhiều trở
ngại đặc biệt là trong quan hệ sản xuất.
- Cuộc cách mạng nâu diễn ra trên cơ sở giải quyết tốt mối quan hệ giữa
nông dân với ruộng đất, khuyến khích tính cần cù của ngời nông dân để tăng năng
suất và sản lợng trong nông nghiệp.
Ngày nay muốn đa nông nghiệp đi lên phải thực hiện một nền nông nghiệp
trí tuệ, đó là sự kết hợp của các thành tựu sinh học, công nghiệp, kinh tế, quản lý
đợc vân dụng phù hợp vào điều kiện của mỗi nớc, mỗi vùng. Đó chính là phát triển

nông nghiệp toàn diện và bền vững.
2.2.4 Phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
Định hớng phát triển nông-lâm nghiệp giai đoạn 2001-2010 của nớc ta đã đ-
ợc nêu rõ trong văn kiện đại hội đảng lần thứ X (2006), cụ thể :
- Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn theo h-
ớng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trờng và
điều kiện sinh thái của vùng. Đa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất
nông nghiệp, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lợng và sức cạnh tranh sản
phẩm. Mở rộng thị trờng tiêu thụ nông sản trong và ngoài nớc. Quy hoạch hợp lý và
nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất, nguồn nớc, vốn rừng gắn với bảo vệ môi trờng.
- Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lơng thực phù hợp với nhu cầu và khả năng
tiêu thụ, tăng năng suất đi đôi với nâng cao chất lợng. Bảo đảm an ninh lơng thực
trong mọi tình huống. Xây dựng các vùng sản xuất tập trung, có chính sách bảo
đảm lợi ích của ngời sản xuất lơng thực.
- Chú trọng sử dụng giống cây có năng suất, chất lợng và giá trị cao. Đa
nhanh công nghệ mới vào sản xuất xây dựng một số khu công nghệ cao.
- Trên cơ sở chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang một số ngành
nghề khác, từng bớc tăng quỹ đất trồng trọt cho mỗi lao động nông nghiệp, mở
rộng quy mô sản xuất, tang thu nhập cho dân c nông thôn.
- Giá trị gia tăng nông nghiệp ( cả thuỷ sản và lâm nghiệp ) tăng bình quân
hàng năm 4-5%. Đến năm 2010 tổng sản lợng lơng thực có hạt đạt khoảng 40 triệu
tấn. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng 16- 17%.
13
14
Phần III
Đặc điểm địa bàn và phơng pháp nghiên cứu
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình
* Vị trí địa lý

Xã Xuân Trờng là một trong 17 xã thuộc huyện Nghi Xuân. Xuân Trờng là
xã nằm ở phía Đông của huyện, cách trung tâm huyện 12km. Phía bắc giới hạn bởi
sông Lam, phía tây giáp xã Xuân Đan, phía Nam giáp biển và phía Đông giáp xã
Xuân Hội.
* Đặc điểm địa hình
Xuân Trờng là xã có diện tích 697,6ha. Trong đó đất nông nghiệp chiếm
361,7ha. Với 4 km đờng biển, 6 km đờng sông xã có nhiều tiềm năng phát triển.
Địa hình đất đai của xã có hớng nghiêng từ tây sang đông.
3.1.1.2. Khí hậu thuỷ văn
* Khí hậu
Xuân Tròng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu đợc phân
thành hai mùa rõ rệt. Mùa ma từ tháng 9 đến tháng 3. Đây là mùa ma phùn, gió
bấc, nhiệt độ trung bình trong nhiều năm của thời kỳ này 20,5
0
c. Nhiệt độ thấp nhất
trung bình trong nhiều năm là 14,2
0
c, nhiệt độ cao nhất trung bình trong nhiều năm
của thời kỳ này là 22,7
0
c.
Lợng ma trung bình trong nhiều năm tại trạm khí tợng thuỷ văn đo đợc là
2450mm, đây cũng llà thời kỳ gây ma lũ và các cơn bão đổ bộ vào Hà Tĩnh. Lợng
ma thời kỳ này chiếm 75% lợng ma cả năm.
Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 là thời kỳ nắng nóng, hạn và ít ma. Theo
thống kê của trạm khí tợng thuỷ văn trong nhiều năm qua lợng ma trong thời kỳ
này trung bình khoảng 570mm, nhiệt độ trung bình 28,4
0
c. Nhiệt độ trung bình cao
nhất nhiều năm đo đợc là 33,7

0
c. Đây là thời kỳ thuận lợi cho công tác nuôi trồng
thuỷ sản mà đặc biệt là nuôi tôm, cua.
Xã Xuân Trờng chịu ảnh hởng của hai loại gió rõ rệt, gió Tây Nam ( gió lào )
xuất hiện vào mùa hè và gió Đông Bắc xuất hiện vào mùa đông.
Số giờ nắng bình quân trong năm đạt từ 1680- 1780 giờ, tháng thấp nhất
cũng đạt trên 50 giờ. Tháng 6 và 7 có số giờ nắng cao nhất.
Miền Trung là vùng chịu ảnh hởng nhiều nhất của bão và áp thấp nhiệt đới,
chiếm 65% số bão đổ bộ vào Việt Nam. Mùa bão bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10,
15
thờng tập trung vào tháng 9. Trung bình mỗi năm chịu ảnh hởng trực tiếp từ 1- 2
cơn bão, sức gió từ cấp 8 trở lên.
* Thuỷ văn
Là vùng có chế độ thuỷ triều bán nhật triều nghĩa là trong một ngày có hai
con triều.
Cũng nh chế độ khí tợng chế độ thuỷ văn cũng có hai mùa rõ rệt.
Mùa ma từ tháng 9 đến tháng 11, có năm đến tháng 12. Vào thời kỳ này trên
sông xuất hiện lũ, đỉnh lũ có những năm đo đợc tại trạm thuỷ văn cữa khẩu là 2,9m
(Mốc cao độ lục địa sau khi đã chuyển đổi tính toán từ mốc hải dơng). Trong thời
kỳ này độ mặn trung bình đo đợc khoảng 0,8- 1,3%.
Mùa hạn từ tháng 4 đến tháng 8, đây là thời gian nắng nóng, gió tây nam
xuất hiện, mực nớc sông xuống thấp, thuỷ triều trên các triền sông đạt cực đại. Về
mùa này khi mực nớc sông Lam xuống thấp, tạo ra cồn cát, bãi bồi ven sông có thể
khai thác cát đợc dễ dàng. Vùng ven biển có thể phát triển bằng nghề đánh bắt hải
sản và nuôi trồng thuỷ sản.
Ngoài nguồn nớc mặt của sông và biển Xuân Trờng còn có khá nhiều ao hồ
với trữ lợng nớc tơng đối lớn có thể nuôi trồng thuỷ sản và phục vụ nhu cầu nớc tại
chỗ.
3.1.1.3. Đặc điểm đất đai thổ nhỡng
Do địa hình một mặt giáp sông và một mặt giáp biển nên đất đai từng vùng

cũng rất khác nhau. Những nơi đợc sông Lam bồi đắp phù sa hàng năm thì đất có
màu xám, có cấu trúc hạt nhẹ, xen với đất thịt. Những xã ven biển chủ yếu là đất
cát và đất sản xuất thờng xuyên bị nhiễm mặn. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã
Xuân Trờng là 697,6 ha. Đất đai khá đa dạng nên rất phù hợp cho trồng cây lơng
thực, thực phẩm.
* Đất đã sử dụng
Theo số liệu thống kê năm 2007 tỷ lệ đất đã sử dụng chiếm 96,72%. Tỷ lệ
đất sử dụng tăng lên 16,7ha (2,40%) so với năm 2005 là do xã đã khai thác quỹ đất
cha sử dụng vào các mục đích khác nhau.
* Đất cha sử dụng
Đất cha sử dụng tính đến cuối năm 2007 là 22,9ha. Tất cả đều là đất bằng
cha sử dụng.
* Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp chiếm diện tích là 393ha. Trong năm 2007 diện tích đất
nông nghiệp giảm 12ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp giảm 23,5ha và đất có
mặt nớc nuôi trồng thuỷ sản tăng 11,5ha. Việc giảm diện tích đất nông nghiệp do
chuyển đổi mục đích sử dụng trong thời gian qua, là xu hớng chuyển dịch đúng h-
ớng dựa trên những lợi thế của huyện. Một số khối trong xã khai thác, sử dụng quỹ
16
đất đạt hiệu quả cha cao do hệ thống cây trồng nghèo nàn, cha tích cực trong việc
chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
* Đất chuyên dùng
Diện tích đất chuyên dùng năm 2007 là 57,3ha chiếm 8.21% tổng diện tích
đất tự nhiên. Trong đó chủ yếu là đất cho xây dựng, giao thông và sản xuất phi
nông nghiệp. Điều này cho thấy đất dùng cho xây dựng cơ sở hạ tầng có xu hớng
tăng, đó là xu hớng chuyển dịch tích cực trong những năm tới.
Nh vậy, với sự giảm dần diện tích đất nông nghiệp qua các năm nên bình quân
diện tích đất canh tác/khẩu(hộ), đất nông nghiệp/khẩu(hộ) đều giảm. Điều này ảnh h-
ởng lớn đến sản xuất nông nghiệp cũng nh thu nhập của ngời nông dân. Do đó mở
rộng diện tích gieo trồng, nâng cao hệ số sử dụng đất canh tác, nâng cao hiệu quả sử

dụng đất là nhiệm vụ trớc mắt cũng nh lâu dài của xã để phát triển nông nghiệp bền
vững.
3.1.1.4 Tài nguyên nhân văn
Hà Tĩnh là mảnh đất địa linh nhân kiệt, là nơi đại thi hào Nguyễn Du, một danh
nhân văn hoá thế giới sinh ra và lớn lên. Trong 2 cuộc kháng chiến , Hà Tĩnh luôn là
hậu phơng lớn của tuyền tuyến, đóng góp rất lớn sức ngời sức của cho công cuộc cứu
nớc và giữ nớc. Hà Tĩnh đã đào tạo cho đất nớc biết bao thế hệ nhân tài, các nhà khoa
học, các nhà chính trị đã và đang đem hết sức mình góp phần xây dựng đất nớc.
Xuân trờng là một xã còn nghèo nhng với bản chất vốn có của con ngời Hà Tĩnh,
truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết, cần cù, giàu nghị lực và nguồn tài nguyên
đa dạng phong phú chắc chắn nơi đây sẽ vợt qua khó khăn và phát huy đợc những
tiềm năng vốn có trong sự nghiệp đổi mới của toà huyện nói riêng và cả nớc nói
chung.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.2.1. Cơ sở vật chất của xã
* Hệ thống giao thông
Toàn xã có 18,8km đờng bộ trong đó 7 km đờng nhựa bê tông hoá. Xuân Tr-
ờng nằm trên tuyến đờng tỉnh lộ 1 ( An + Hội ) nối với quốc lộ 1A, giúp cho việc
vận tải hàng hoá nông sản, vật t phục vụ sản xuất, giao lu kinh tế, văn hoá, góp
phần rất lớn cải thiện đời sống xã hội và cải thiện đời sống vật chất tinh thần của
ngời dân
* Thuỷ lợi và cấp thoát nớc
Xuân Trờng là 1 trong 11 xã nằm trong vùng đồng bằng ven biển và là 1
trong 8 xã có sông Lam chảy qua nên vân đề thuỷ lợi rất đợc quan tâm và đầu t.
Hiện nay xã đã có 0,5km đê ( đê Đan- Trờng ) và 18 cống chính trong tuyến đê
(Phổ, hải, Đan, Trờng, Hội ) có tác dụng tiêu úng, ngăn mặn. Tuy nhiên sản xuất ở
xã hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên do xã cha xây dựng đợc hệ thống thuỷ lợi
vì vậy sản xuất còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cha
cao.
17

* Điện và thông tin liên lạc
Xã có một trạm biến áp 10/ 0,4 kv với công suất 280 KVA. Hệ thống lới điện
đang trong quá trình cải tạo, xây dựng theo quy hoạch chung. Hiện nay 100% hộ
nông dân trong xã đợc dùng điện. Ngành bu chính viễn thông đã có sự tiến bộ đáng
kể, tất cả các xã trên địa bàn huyện đều có một bu cục với hầu hết các dịch vụ nh
điện thoại đờng dài, phát hành báo chí
* Văn hoá, giáo dục, y tế
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã đợc các cấp các ngành quan tâm đầu t
nhiều trong những năm vừa qua, nó đợc biểu hiện bằng sự tăng lên của số lợng học
sinh tới trờng và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp hàng năm. Toàn xã có 2 trờng học
với 30 phòng học, trong đó có 1 trờng tiểu học và 1 trờng trung học cơ sở.
Cũng nh tất cả các xã trong huyện, Xuân Trờng cũng có 1 trạm y tế với đội
ngũ y, bác sỹ đầy đủ. Hiện nay trạm đã đáp ứng đợc hầu hết nhu cầu khám chữa
bệnh tại chỗ của nhân dân trong xã.
3.1.2.2. Dân số và lao động
* Dân số : Theo số liệu thống kê năm 2007 dân số xã Xuân Trờng là 5156
ngời (chiếm 5,23% toàn huyện) giảm so với năm 2005 là 111 ngời. Toàn xã có 12
khối với 1015 hộ gia đình. Mật độ dân số trung bình là 741 ngời/km
2
. Tổng số ngời
trong độ tuổi lao động của xã năm 2007 là 2475 ngời.
* Lao động : Theo số liệu điều tra 50 hộ(254 nhân khẩu) cho thấy lợng lao
động chiếm 48%. Tỷ lệ lao động đợc đào tạo nghề của xã rất thấp khoảng 4,1%
(khoảng 102 ngời) chủ yếu là công nhân viên chức thôi việc, bộ đội xuất ngũ, cán
bộ hu trí Lao động đợc đào tạo trong lĩnh vực nông nghiệp hầu nh không có. Số
cán bộ xã đợc đào tạo từ trung cấp đến cao đẳng và đại học là 12 ngời ( 2 đại học, 3
cao đẳng và 7 trung cấp ). Hàng năm lợng lao động trẻ của xã đều tăng lên nhng
hầu hết là lao động không qua đào tạo cho nên nó ảnh hởng rất lớn đến công cuộc
phát triển kinh tế của xã.
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu về dân số và lao động

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007
1. Dân số toàn xã Ngời 5.267 5.270 5.156
- Khẩu nông nghiệp - 4.016 4.080 4.132
- Khẩu phi nông nghiệp - 1.251 1.190 1.024
2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 2,19 1,17 1,2
3. Dân số lao động Ngời 2.581 2.526 2.475
- Nông- Lâm- Thuỷ sản - 1.621 1.525 1.414
- Công nghiệp - xây dựng - 304 328 352
18
- Dịch vụ - 656 673 709
( Nguồn : Phòng thống kê huyện Nghi
Xuân )
3.1.2.3. Tăng trởng kinh tế và cơ cấu kinh tế của xã
* Tăng trởng kinh tế và cơ cấu kinh tế của xã
- Tăng trởng kinh tế : Tốc độ tăng trởng bình quân của xã là 15%. Trong đó
nông- lâm- thuỷ sản tăng 15%, công nghiệp- xây dựng tăng 12%, dịch vụ tăng
17%.
- Cơ cấu kinh tế của xã : trong những năm vừa qua cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hớng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Bảng 3.2 Tăng trởng kinh tế xã giai đoạn 2005-2007
ĐVT : tỷ đồng
2005 2006 2007
Tốc độ tăng trởng bình
quân 07/ 05 (%)
Tổng số 16,71 17,80 19,27 115
Nông- lâm- Ng 8,83 9,56 10,19 115
Công nghiệp- XD 2,97 3,16 3,33 112
Dịch vụ 4,91 5,08 5,75 117
(Nguồn: Phòng kinh tế
huyện)

Bảng 3.3 Cơ cấu kinh tế xã năm 2007
19
* Thực trạng phát triển các ngành sản xuất
- Ngành công nghiệp- xây dựng: Toàn xã có 29 cơ sở công nghiệp- TCN
ngoài quốc doanh dợc phân bố rải rác trên địa bàn xã. Trong những năm qua sự
phát triển của ngành công nghiệp- xây dựng rất mạnh, chiếm 17% trong cơ cấu
kinh tế, giá trị sản xuất đạt 3,33 tỷ đồng. Sản xuất chủ yếu các ngành nghề nh : Sản
xuất đồ mộc, xay xát, chế biến nớc mắm,khai thác cát, sản xuất gạch nung, chiếu
cóiTuy nhiên sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, cha thích ứng với cơ chế thị trờng
nên còn nhiều hạn chế.
- Ngành nông- lâm- thuỷ sản : Giá trị tổng sản lợng ngành nông lâm thuỷ
sản năm 2007 đạt 10,19 tỷ đồng. Chiếm 53% trong cơ câu kinh tế của xã. So với
các ngành khác nó là ngành kinh tế chủ đạo. Vì vậy các sản phẩm nông nghiệp-
thuỷ sản đợc sản xuất ra cần có chất lợng cao để có thể cạnh tranh với các xã khác
nhằm nâng cao thế mạnh của vùng. Do đó cần sử dụng có hiệu quả diện tích đất
nông nghiệp sẵn có.
- Ngành dịch vụ : Dịch vụ không phải là lợi thế phát triển của vùng nhng
trong những năm qua, giá trị sản lợng ngành dịch vụ mang lai vẫn không ngừng
tăng. Tổng doanh thu năm 2007 là 5,75 tỷ đồng tăng 17% so với năm 2005 và
chiếm 30% trong cơ cấu kinh tế của xã.
3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn trong sử dụng đất canh tác đối với việc
phát triển kinh tế xã hội của xã
Trong những năm qua thành tựu phát triển kinh tế xã hội đã tạo ra thế và lực
cho thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá. Nền kinh tế đã có sự chuyển dịch hợp
lý, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ.
Cơ sở hạ tầng, văn hoá, giáo dục, y tế có bớc chuyển biến tích cực. Tuy nhiên thực
20
trạng kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế nh cơ sở hạ tầng còn thiếu, cha khai thác hết
tềm năng đất đai, chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất còn chậm và hiệu quả cha cao.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, cùng với các chính sách khuyến khích

đầu t phát triển, chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế, từng bớc đầu t xây dựng hệ
thống thuỷ lợi, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầngcho nên vấn đề sử dụng đất đai sẽ
ngày càng khó khăn hơn
Để đáp ứng nhu cầu cải tạo, nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng ( giao
thông, thuỷ lợi), nhu cầu đát ởthì việc cắt xén đất nông nghiệp là không thể
tránh đợc. Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp lại ngày càng bị thu hẹp, bình
quân diện tích đất nông nghiệp/đầu ngời thấp mà nông nghiệp vẫn đang là ngành
kinh tế chủ đạo của xã nên vấn đề đặt ra là phải chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên mỗi đơn vị canh tác.
3.2 Phơng pháp nghiên cứu
3.2.1. Phơng pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài đợc tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Xuân Trờng- huyện Nghi
Xuân Hà Tĩnh. Trong quá trình nghiên cứu đề tài chọn các điểm có đặc trng
chung nhất đại diện cho công tác khảo sát điều tra thu thập số liệu sơ cấp làm cơ sở
thực tiễn đối chiếu với các tài liệu đã đợc công bố để phân tích sát với mục đích của
đề tài.
Tiến hành nghiên cứu đề tài trên cơ sở chọn điểm điều tra đảm bảo tính đại
diện cho các khối của xã. Chọn khối để lấy các mẫu điều tra đại diện cho toàn xã
thoả mãn mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
3.2.2. Phơng pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp
Thu thập các số liệu thứ cấp từ các báo cáo, từ niên giám thống kê, các tài
liệu của phòng Tài nguyên môi trờng, phòng Thống Kê, phòng Kinh tế huyện Nghi
Xuân.
Thu thập số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra và tiến hành phỏng vấn trực
tiếp 60 nông hộ, mỗi tiểu vùng phỏng vấn 20 hộ. Cụ thể chúng tôi tiến hành điều
tra ba loại đất trồng trọt chính là: Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm và
đất lâm nghiệp.
Để có số liệu sát thực với tình hình thực tế chúng tôi tiến hành điều tra bằng
phơng pháp đánh giá nhanh nông thôn(RRA) và điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ
nông dân theo phơng pháp PRA về các vấn đề nh :

- Gia đình có bao nhiêu diện tích đất? Bao nhiêu diện tích đất đợc sử dụng
làm đất canh tác?
- Cây trồng chủ yếu là cây gì? mỗi năm sản xuất bao nhiêu vụ? năng suất,
sản lợng thu đợc nh thế nào?
- Cây trồng nào có giá trị sản xuất cao nhất? Cây trồng nào cho thu nhập cao
nhất và cây trồng nào đợc trồng nhiều nhất?
21
3.2.3. Phơng pháp phân tích
* Thống kê mô tả
Phơng pháp này dùng để mô tả nhanh thực tế nông thôn sau đó tổng hợp
phân tích các tài liệu thu thập từ các hộ để xác định một cách khoa học, chính xác
tình hình sản xuất của xã, từng kiểu sử dụng đất. Đây là cơ sở quan trọng để đánh
giá đúng đắn, chính xác, có căn cứ khoa học tình hình sử dụng đất. Từ những con
số và sự kiện, phơng pháp phân tích kinh tế sẽ đo lờng và so sánh các số lợng sản
xuất, số lợng cung ứng, số lợng thu đợc
* Khung phân tích
Là khung dùng để so sánh các chỉ tiêu nh năng suất, sản lợng, chi phígiữa
các cây trồng trong một tiểu vùng và giữa các tiểu vùng với nhau nhằm làm rõ cây
trồng nào có giá trị sản xuất cao nhất, loại hình sử dụng đất nào có hiệu quả nhất và
vùng nào sử dụng đất canh tác có hiệu quả nhất
3.2.4. Phơng pháp chuyên gia, chuyên khảo
Phơng pháp này đợc sử dụng trong việc thu thập, chọn lựa các tài liệu có liên
quan đến đề tài nghiên cứu. Qua đó tra cứu các kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng
đất phù hợp với điều kiện và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Phơng pháp này đợc sử
dụng chủ yếu trong giai đoạn đầu dùng để triển khai nghiên cứu đề tài.
Phơng pháp này cũng đợc dùng để tham khảo các ý kiến của các chuyên gia
nông nghịêp của huyện và các cán bộ chỉ đạo sản xuất, các hộ gia đình sản xuất
giỏi. Các ý kiến này cùng các số liệu minh chứng là cơ sở để đánh giá diễn biến
quá trình sử dụng đất nông nghiệp của huyện cũng nh nhận xét, dự báo cho hớng sử
dụng đất nông nghiệp trong tơng lai.

3.2.5. Phơng pháp so sánh
Phơng pháp này đợc sử dụng không chỉ để so sánh một cách đơn thuần giữa
các năm mà còn dùng để so sánh các chỉ tiêu tính toán về kết quả và hiệu quả sử
dụng đất trồng trọt giữa các vùng, các nhóm hộ khác nhau và các công thức luân
canh để thấy đợc đối tợng mang lại hiệu kinh tế cao nhất và góp phần tìm giải pháp
nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp.
3.2.6. Phơng pháp minh hoạ bằng biểu đồ
Phơng pháp minh hoạ bằng biểu đồ đợc ứng dụng để thể hiện các kết quả
nghiên cứu thông qua biểu đồ.
3.2.7. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng đất canh tác
Hệ thống chỉ tiêu ảnh hởng rất lớn đến kết quả nghiên cứu đề tài. Vì vậy, để
đánh giá chính xác, đầy đủ và kịp thời hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo đợc tính thống
nhất, tính toàn diện, tính hệ thống, tính thực tiễn và tính khoa học. Trong hộ nông dân
việc xác định chi phí lao động gia đình còn khó khăn, trình độ hạch toán cha đầy đủ
và chính xác nên chúng tôi chọn hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng
đất nông nghiệp nh sau:
22
- Cơ cấu, thành phần % của từng loại hình sử dụng đất, từng kiểu sử dụng đất
trong tổng diện tích đất canh tác.
- Hệ số quay vòng sử dụng đất: là tỷ số giữa diện tích canh tác thực tế với
diện tích dành cho canh tác.
- Năng suất cây trồng/ha
- Giá trị sản xuất/ha (GO/ha): là giá trị của sản lợng thu đợc trên một ha.
GO =
i
n
i
i
PQ ì


=1

Trong đó: - Qi sản lợng sản phẩm loại i
- Pi là đơn giá sản phẩm loại i
- Chi phí trung gian/ha (IC/ha): là toàn bộ các khoản chi phí về vật chất và
dịch vụ đợc sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm trong thời kì nhất định.
Trong trồng trọt, IC là khoản chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, dụng cụ
nhỏ, điện, chi phí vận chuyển,
IC =
j
n
i
j
PC ì

=1
Trong đó: - Cj là số lợng đầu vào thứ j
- Pj là đơn giá đầu vào thứ j
- Thu nhập: Do khấu hao tài sản cố định không tính đợc nên ta coi thu nhập
của ngời dân chính là giá trị giá trị gia tăng(VA)
VA = GO IC
- Hiệu quả kinh tế tính trên một đồng chi phí trung gian : GO/IC. Đây là chỉ
tiêu tơng đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu
dịch vụ.
- Giá trị gia tăng trên một đồng vốn đầu t: VA/IC
- Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động(LĐ): VA/LĐ. Đây là chỉ têu
đánh giá kết quả lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng loại cây trồng
23
Phần IV
Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1 tình hình sử dụng đất đai
4.1.1 Tình hình biến động đất đai và hiện trạng sử dụng đất:
4.1.1.1 Tình hình biến động đất đai:
So với năm 2005, năm 2007 tình hình đất đai biến động khá mạnh, diện tích
đất nông nghiệp của xã giảm 12ha, trong đó đất trồng trọt giảm 23,5ha, (đất trồng
cây hàng năm giảm 18,3ha, đất trồng cây lâu năm giảm5,2ha) là do điều kiện tự
nhiên của vùng đất cát ven biển bị nhiễm mặn ảnh hởng lớn đến năng suất nên xã
đã chủ trơng chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang mục đích sử dụng khác. Đất
trồng cây hàng năm giảm(chủ yếu là lúa) nhng diện tích một số cây hàng năm khác
lại tăng nh rau màu, lạc. Diện tích đất lâm nghiệp không thay đổi vì đất lâm nghiệp
chủ yếu dùng với mục đích trồng rừng phòng hộ. Diện tích đất cha sử dụng cũng
giảm (giảm 16,7ha) do nhu cầu đất ở ngày càng tăng. Đất nuôi trồng thuỷ sản tăng
9,9ha chủ yếu là sử dụng nuôi tôm, năng suất thu đợc khá cao (mỗi năm cung cấp
trên 40 tấn tôm nguyên liệu phục vụ xuất khẩu), đất chăn nuôi cũng tăng 3,54ha.
Đặc biệt đất phi nông nghiệp tăng khá nhanh (tăng 28,7ha) trong đó đất ở tăng
26,9ha. Đất chuyên dùng tăng 4,2ha là do xã vừa xây mới trụ sở uỷ ban và một số
doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa mới đựơc thành lập trên địa bàn xã, trong khi
đất sông suối và mặt nớc chuyên dùng giảm 2,4ha.
24
Bảng 4.1 Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng
TT
Mục đích sử dụng
Năm 2005 Năm 2007 So sánh 07/05
DT(ha) % DT(ha) % ( + ) ( - )
Tổng diện tích đất tự nhiên 697,6 100,00 697,6 100,00
1
Đất nông nghiệp 405 58,06 393,0 56,34 -12,0
1.1
Đất trồng trọt 363,9 92,94 352,9 89,80
-23,5

1.1.1
Đất trồng cây hàng năm 326,2 86,66 307,9 87,25 -18,3
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm 37,7 10,02 32,5 9,21 -5,2
1.1.3 Đất lâm nghiệp 12,5 3,32 12,5 3,54 0
1.2
Đất chăn nuôi 10,6 2,62 14,2 3,61 +3,6
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản 18,0 4,44 25,9 6.59 +9,9
2
Đất phi nông nghiệp 253,0 36,27 281,7 40,38 +28,7
2.1
Đất ở 193,4 76,44 220,3 78,20 +26,9
2.2
Đất chuyên dùng 53,1 20,99 57,3 20,34 +4,2
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan 1,4 2,64 1,9 3,32 +0,5
2.2.2.
Đất quốc phòng an ninh 0,4 0,75 0,4 0,70 0
2.2.3
Đất sản xuất phi nông nghiệp 50,7 95,48 54,4 94,94 +3,7
2.2.4
Đất có mục đích công cộng 0,6 1,13 0,6 1,05 0
2.3
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2,1 0,83 2,1 0,75 0
2.4
Đất tôn giáo, tín ngỡng 0,6 0,24 0,6 0,21 0
2.5
Đất sông suối và mặt nớc 3,8 1,50 1,4 0,50 -2,4
3

Đất cha sử dụng 39,6 5,68 22,9 3,28 -16,7
3.1
Đất bằng cha sử dụng 39,6 5,86 22,9 3,28 -16,7
3.2
Đất đồi núi cha sử dụng 0,0 0,00 0,0 0,00 0
(Nguồn: phòng thống kê huyện nghi Xuân
25

×