Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Dự án đưa trò chơi dân gian vào lớp mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.38 KB, 10 trang )

DỰ ÁN ĐƯA TRÒ CHƠI DÂN GIAN VÀO LỚP MẦM NON, SÁNG TẠO
TRÒ CHƠI DÂN GIAN VỚI NHỮNG CÁCH CHƠI ĐA DẠNG
PHẦN BÀI LÀM
1. Khái niệm: Trò chơi dân gian trẻ em là một loại hoạt động văn hóa dân
gian dành cho trẻ em được lưu truyền từ vùng này sang vùng khác, đời này sang
đời khác nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí và giáo dục trẻ em một cách
tinh tế và nhẹ nhàng.
Thơng thường, các hình ảnh được xuất hiện trong những trò chơi dân gian
thường tái hiện lại cuộc sống thường ngày của mọi người và kết hợp với các
giai điệu êm tai, câu ca dao hấp dẫn tăng thêm sự thú vị cho mỗi trò chơi. Đồng
thời, các trò chơi dân gian cũng mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa của người
dân Việt Nam. 
2. Đặc điểm của trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam
Trò chơi dân gian là một trò chơi mang một nét đẹp văn hóa của dân tộc
ta, chúng khơng chỉ thể hiện sự lành mạnh, văn minh mà còn giúp các người
chơi phát huy sự linh hoạt, nhanh nhạy và cách xử lý vấn đề thơng
minh hơn. Trị chơi dân gian cịn được xem là hội tụ đầy đủ các tính nghệ thuật
trong mỗi trị chơi.
Thêm vào đó, các trị chơi dân gian cũng phù hợp với nhiều đối
tượng lứa tuổi từ trẻ con, trai gái đến những người trung niên hoặc người lớn
tuổi. Và cũng chính sự đa dạng về đối tượng chơi mà trò chơi dân gian đã tạo
nên một nét đẹp trong nền văn hóa của truyền thống Việt Nam.
- Trị chơi dân gian Việt Nam thường đơn giản, dễ chơi dễ hòa nhập. Ở
bất cứ đâu, trong gia đình, trong lớp học hay ở thơn xóm ngõ phố đều có thể tổ
chức được trị chơi dân gian phù hợp. Ở sân nhà thì có thể chơi “ơ ăn quan”,
“đánh chuyền”, “đánh chắt”... rộng hơn có thể chơi “rồng rắn lên mây”, “đá
cầu”,... ngõ xóm là nơi chơi “trốn tìm”, “bịt mắt bắt dê”... bờ ao là nơi chơi
“ném lia”, múa rối”... cánh đồng là nơi chơi thả diều, ném còn... bãi cỏ là nơi
chơi đánh quan đánh đu, cướp cờ...
- Vật liệu để chơi trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam cũng thật đơn giản,
dễ kiếm, dễ tìm ngay trong sản vật thiên nhiên Việt Nam: con khăng là đoạn tre,


hòn cù được đẽo từ một mẫu gỗ, nắm sỏi, vỏ ốc cũng thành vật để chơi “ô ăn
quan” đất sét nặm cũng thành quả pháo cộng cỏ thành vật liệu chơi chọi gà...
- Hầu hết trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam đều gắn liền với những bài
đồng dao. Đó là những câu vè ngắn gọn có nhịp điệu, âm thanh dễ thuộc, dễ nhớ
được sử dụng trong khi chơi chơi “Dung dăng dung dẻ”, “thả đỉa baba”, “chi chi
chành chành”. Logic của đồng dao chính là logic của trị chơi, có thể khơng theo
logic hiện thực mà mang tính nhảy cóc. Ví dụ, khơng ai có thể giải thích được


“chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa” là cái gì? Tại sao lại “cái cống nằm
trong, con ong nằm ngồi, củ khoai chấm mật, Phật ngồi Phật khóc, con cóc
nhảy ra...”. Chính cái loại này có đó mới hấp dẫn đứa trẻ. Nội dung của những
bài đồng dao chứa đựng Nội dung giáo dục trẻ nhiều mặt. Khi tham gia trị chơi,
trẻ được hát đồng dao, và qua đó trẻ tiếp thu được những điều hay, lẽ phải một
cách tinh tế, nhẹ nhàng, thoải mái.
- Trò chơi dân gian Việt Nam gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên Việt Nam.
Trong trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam, con người và thiên nhiên hòa quyện
với nhau, nghi được nhân cách hóa trở nên có hồn.
- Trị chơi dân gian trẻ em Việt Nam được sáng tác dựa trên mô phỏng bắt
chước hoạt động của người lớn trong xã hội không những phụ thuộc Nguyên
nhập vào sự thay đổi của cuộc sống đang diễn ra hàng ngày ngày mà phát triển
theo những quy luật riêng, ít nhiều mang tính chất ổn định. Chúng vẫn tiếp tục
tồn tại ngay cả khi cuộc sống đã thay đổi. Ví dụ, trong thời đại cơng nghệ thơng
tin hiện nay, những trị chơi; bịt mắt bắt dê, kéo co, cướp cờ, trốn tìm, ơ ăn quan,
thả diều... Vẫn còn tồn tại và được trẻ em đón nhận một cách thích thú say mê.
- Trị chơi dân gian là trò chơi được sáng tác dựa trên hiện thực cuộc sống
lao động và sinh hoạt của con người. Song khó mà tìm ra được ai là tác giả của
những trị chơi này, khó xác định được ngày, tháng, năm ra đời của chúng.
3. Nguồn gốc và lịch sử hình thành trị chơi dân gian Việt Nam
Trị chơi dân gian được xem là một di sản văn hóa phi vật thể trong kho

tàng văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Trị chơi này cũng được có
từ thời xa xưa và khó để có thể xác định được khoảng thời gian mà trò chơi ra
đời cụ thể.
Bởi trò chơi dân gian thuộc về quần chúng nhân dân chứ không phải
riêng của một cá nhân nào đó, trị chơi này gắn liền với sự tồn tại, phát triển của
cộng đồng trong nhiều chặng đường phát triển khác nhau và cho đến nay chúng
ta được kế thừa từ nó. Trị chơi dân gian cũng được xem là một "sản phẩm" tinh
thần của ông cha ta để lại và được xuất phát từ quá trình lao động, văn hóa,
phong tục và được truyền tay, truyền miệng từ đời này sang đời khác.
Ngồi ra, trị chơi dân gian cũng mang đậm một dấu ấn lịch sử, văn hóa và
chúng được ra đời nhằm mục đích nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần của
những người nơng dân ở nước ta.
4. Lợi ích của trị chơi dân gian


Phát triển kỹ năng tồn diện: Thơng thường, các trị chơi dân gian góp
phần nào đó nhằm phát triển các kỹ năng tồn diện hơn cho trẻ em. Và trong
đó, sự phát triển ngôn ngữ được xem là sự phát triển quan trọng trong mỗi trị
chơi dân gian. Và khi ngơn ngữ của mỗi trẻ phát triển thì các mặt khác "đức - trí
- lao - thể - mỹ" cũng bao gồm trong đó.
Bởi người chơi sẽ có thể tích lũy kiến thức, phát triển tư duy và cịn có
thể khiến cho đời sống tinh thần của trẻ được phong phú hơn. Ngoài ra, trò chơi
dân gian còn đáp ứng nhu cầu giao tiếp giữa trẻ và mọi người xung quanh, giúp
cho trẻ có vốn ngơn ngữ phong phú, tạo cho chúng có một môi trường tự nhiên
để rèn luyện.
Tăng thể lực và trí tuệ: Đa số những trị chơi dân gian thường sẽ gắn liền
với những bài ca dao, đồng dao,... và có rất nhiều loại trị chơi dân gian
vừa mang tính sáng tạo nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ,
mà vừa cịn mang tính vận động để tăng cường sức khỏe, thể lực. Thêm vào
đó, sự phong phú và đa dạng của các trò chơi dân gian cũng giúp cho trẻ có thể

trải nghiệm nhiều hơn, giúp trẻ khơng bị nhàm chán, tẻ nhạt.
Tạo sự gắn kết với mọi người: Hầu hết các trò chơi dân gian hiện nay đều
sẽ là những trò chơi được chơi theo tập thể. Thế nên, góp phần tạo sự đồn
kết và gắn kết giữa nhiều người chơi với nhau. Thêm vào đó, có một số trị chơi
cịn yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý giữa các người chơi.
Do đó mà mọi người có thể xây dựng một kế hoạch hợp lý nếu muốn giành
chiến thắng. Đồng thời, qua những trò chơi tập thể như thế mà trẻ em có thể biết
được hình thức hợp tác, chia sẻ nhiệm vụ và cịn biết chịu trách nhiệm việc mình
làm, yêu thương nhau hơn nữa.
Giảm thời gian tiếp xúc với cơng nghệ và điện tử: Hầu hết các trị chơi
điện tử hiện nay đều có tính bạo lực, chém giết lẫn nhau. Vì vậy nếu trẻ em tiếp
xúc với các trò chơi điện tử sớm và trải nghiệm lâu dài thì sẽ ảnh hưởng tiêu
cực đến việc hình thành và phát triển nhân cách của đa số trẻ em. Bởi trẻ nhỏ
thường hay có tính bắt chước và sự non nớt học hỏi của trẻ là rất lớn. Do đó,
những người lớn cần phải tổ chức các trò chơi dân gian lành mạnh để không ảnh
hưởng tác động xấu đến trẻ.
Thêm vào đó, nếu các bé tiếp xúc với cơng nghệ sớm thì cũng có thể xảy
ra tình trạng gây nghiện, gây ảnh hưởng đến việc học cũng như những sinh
hoạt hàng ngày. Và nếu tiếp xúc với điện tử, công nghệ liên tục thì các bé cũng
sẽ gặp phải vấn đề về thị lực gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt.
5. Ý nghĩa của trò chơi dân gian trẻ em đối với trẻ em mầm non
- Trị chơi dân gian là một hoạt động có tác động mạnh mẽ đến trẻ em, nó
là phương tiện giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ em. Trước hết, trò chơi dân
gian cung cấp cho trẻ những kiến thức xã hội cần thiết cho cuộc sống của trẻ: trẻ


tập mua bán, để tiếp thu những điều hay lẽ phải, rèn luyện được những thói quen
cần thiết cho cuộc sống hiện thực và sau này một cách tự nhiên, thoải mái.
- Trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục Thái độ đúng đắn trong các
mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên cho trẻ

mầm non.
- Trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam rất giàu yếu tố tưởng tượng. Đối với
trẻ em, mọi vật đều như có hồn nên chúng có thể trò chuyện với cỏ cây, hoa lá,
các con vật, đồ vật xung quanh như những người bạn thân của mình. Trong khi
chơi, mẹ biết sử dụng vật này thay thế cho vật kia, biết đóng vai này, vai kia,
tưởng tượng ra điều này, điều khác khác... Ở đó mà trí tưởng tượng sáng tạo của
trẻ được phát triển.
- Trò chơi dân gian là phương tiện phát triển ngơn ngữ có hiệu quả. Khi
tham gia chơi, trẻ được cả hát, nhảy múa, đối đáp...Qua đó, vốn từ của trẻ được
phong phú, ngơn ngữ mạch lạc
- Trị chơi dân gian là phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ một cách có
hiệu quả. Khi tham gia vào trò chơi vận động dân gian, các vận động cơ bản của
trẻ được rèn luyện, nhờ đó trẻ trở nên nhanh nhẹn, khéo léo, hoạt bát trong hoạt
động.
- Trị chơi dân gian cịn có ý nghĩa trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho
trẻ. Quan sát kỹ ta thấy các trò chơi thường được lặp đi lặp lại có khi hàng chục
lần mà trẻ vẫn khơng thấy chán, sự lặp đi lặp lại đó kỹ năng được thành thạo, ấn
tượng, biểu tượng về thực tiễn cuộc sống được củng cố vững chắc.
- Trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam cịn góp phần hình thành nên nhân
cách văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Trong xã hội hiện đại, trẻ cần có
trị chơi hiện đại nhưng khơng thể thiếu được những trị chơi dân gian truyền
thống. Nó chính là sự tiếp nối các giá trị văn hóa dân tộc từ đó đó góp phần tạo
nên nhân cách văn hóa dân tộc cho trẻ em. Tuy nhiên, kho tàng trò chơi dân gian
trẻ em Việt Nam cũng có những trị chơi khơng thích hợp với trẻ em trong thời
đại ngày nay. Do vậy, bên cạnh việc nghiên cứu bảo tồn phát huy giá trị tích cực
của trị chơi dân gian cũng cần loại bỏ những trị chơi dân gian khơng thích hợp.
6. Phân loại trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam
Trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam rất phong phú, chỉ nhiều về số lượng
mà còn đa dạng về thể loại. Căn cứ vào chức năng giáo dục của trò chơi, GS Vũ
Ngọc Khánh ảnh đã chia trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam làm 4 loại:

Trò chơi vận động: Gồm các trò chơi cho trẻ em vận động tay chân, chạy
nhảy, lộn vịng... Gây khơng khí vui nhộn và sinh động như: Tập tầm vông,
Dụng dăng Dung dẻ, lộn Cầu vồng, lò cò, bịt mắt bắt dê... Những trò chơi này
thường được chơi ở ngoài trời để tiếp xúc với thiên nhiên, với cảnh vật xung
quanh nhằm tăng cường sức khỏe và các yếu tố thể lực cho trẻ em.


Trị chơi học tập: Nó lại những trị chơi nhằm phát triển trí lực cho trẻ em
(dạy trẻ biết quan sát, tính tốn, phân loại, khái qt, suy luận...). Có khi chỉ là
một bài đồng dao, trẻ ngồi quây quần với nhau cùng hát, cùng đối thoại để giới
thiệu các sự vật, hiện tượng xung quanh mình, tiếp thu những tri thức về cuộc
sống. Có khi lại là trị chơi bài cách tính tốn hẳn hoi như trị “ ơ ăn quan” cho
trẻ biết làm phép cộng, phép trừ, hoặc như trò chơi “ chuyền thẻ ” giúp cho trẻ
tập đếm từ 1 đến 10...
Trị chơi mơ phỏng: Đây là những trị chơi mà trẻ mơ phỏng, trước cách
sinh hoạt của người lớn như làm nhà, cày ruộng, nấu ăn... Trong khi chơi, thi
nhau xem ai làm đẹp, làm đúng, làm nhanh hơn. Đặc biệt, những trị chơi này có
tác dụng phát triển trí tưởng tượng của trẻ (mẫu lá cũng được xem là món ăn
ngon, vỏ sị, vỏ hến cũng được xem là nồi niêu, bát đũa; các mo cau biến thành
con ngựa...). Trong trị chơi này, trẻ hóa thân, nhập vai vào các mối quan hệ xã
hội, học được cách ứng xử giữa người lớn với nhau, qua đó mà trẻ học làm
người.
Trị chơi sáng tạo: Đây là những trị chơi mà trong đó trẻ em được tự tay
làm nên những đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên như xếp lá dừa thành
chong chóng, xếp lá đa thành con trâu, xếp lá chuối, lá dừa thành con cào cào,
kết hoa thành vòng xuyến bạc, kết những cọng rơm,cọng rạ thần thằng người...
Những trò chơi này giúp trẻ khéo tay, phát huy sáng kiến, khơi dậy khiếu thẩm
mỹ cần cho cuộc sống và lao động sau này.
Sự phân loại trên đây chỉ mang tính tương đối. Trong khi kho tàng trò chơi dân
gian trẻ em Việt Nam Nam có những trị chơi mà tác dụng của nó có đến đứa trẻ

một cách tồn. Ví dụ, trị chơi “Chuyền thẻ” là một bài học về số đếm, tính
nhẩm đồng thời còn là một bài tập thể dục, luyện cơ tay cho trẻ em. Những động
tác như: “ Nâng cái một, chộp cái đôi, sang tay que ra tay chống...” giúp trẻ trở
nên nhanh nhẹn, khéo léo đồng thời ngôn ngữ của trẻ trẻ trở nên uyển chuyển
qua các vần điệu dân gian.
7. Hướng dẫn trò chơi dân gian cho ở trường mầm non
Trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam khơng chỉ phong phú về số lượng mà cịn
đa dạng về thể loại (trò chơi vận động, trò chơi học tập, trị chơi mơ phỏng, trị
chơi sáng tạo). Mỗi độ tuổi lại có những trị chơi đặc trưng phù hợp với sự phát
triển tâm sinh lý của trẻ.Ví dụ, trị chơi “ú ồ” dành cho trẻ hài nhi, “ kéo cưa
lừa xẻ”, “chi chi chành chành” dành cho tuổi ấu nhi và mẫu giáo bé, “ bịt mắt
bắt dê” “ ném vòng cổ chai”, “trồng nụ trồng Hoa” dành cho trẻ mẫu giáo nhỡ,
mẫu giáo lớn. Do vậy, khi hướng dẫn trò chơi dân gian cho trẻ em ở trường
mầm non, cần lưu ý:
 Cần phải căn cứ vào chủ đề, chủ điểm giáo dục mà lựa chọn trò chơi dân
gian cho phù hợp với chủ đề, chủ điểm và độ tuổi của trẻ.


Xác định thể loại của trị chơi, mục đích u cầu cần đạt khi tổ chức trị
chơi dân gian đó. Chuẩn bị chu đáo đồ chơi, đồ dùng phù hợp với trị
chơi.
 Nếu là trị chơi có luật thì bên cạnh cách chơi, lời ca, bài hát Đồng dao, cô
cần giới thiệu luật chơi. Lần chơi đầu, nhất là trẻ nhỏ, cô cần giới thiệu tỉ
mỉ luật chơi, cách chơi và chơi thử cùng và trẻ nhanh nhẹn, tháo vát để trẻ
quan sát, hình dung cách chơi và có hứng thú vào trò chơi.
 Đối với trẻ nhỏ (tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé) cô tham gia cùng chơi với
trẻ (cầm tay, vừa thực hiện hành động chơi, thao tác chơi vừa hát để trẻ
bắt chước vừa hát vừa thực hiện hành động). Đối với trẻ lớn (mẫu giáo
nhỡ, mẫu giáo lớn) cô tạo điều kiện để trẻ tự tổ chức trị chơi dân gian
(lúc đó cơ giữ vai trò là người cố vấn, trọng tài cổ vũ và động viên trẻ

chơi). Nhiều trị chơi dân gian có thể tổ chức cho các độ tuổi khác nhau,
tùy thuộc vào hứng thú, khả năng chơi của trẻ.
 Cần giúp trẻ đoàn kết – hợp tác với nhau trong khi chơi, không tranh
giành, chen lấn, phá nhanh trong khi chơi.
 Rèn luyện cho trẻ thói quen cần thiết khi kết thúc chơi.
8. Thực hành hướng dẫn trò chơi dân gian cho trẻ ở trường mầm non
Trò chơi dân gian trẻ em ở Việt Nam thường đơn giản, dễ chơi, dễ hòa nhập.
Nhiều trị chơi có thể được chơi nhiều lần từ năm này qua năm khác mà trẻ vẫn
khơng thấy chán.


Trị chơi: CƯỚP CỜ
* Dụng cụ:
+ Một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ
+ Một vòng tròn
+ Vạch xuất phát củng là đích của 2 đội
* Cách chơi:
+ Quản trị chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có
từ 5-6 bạn, đứng hàng ngang ở vạp xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ
tự 1,2,3,4,5… các bạn phải nhớ số của mình.
+ Khi quản trị gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến
vịng và cướp cờ.
+ Khi quản trị gọi số nào về thì số đó phải về
+ Một lúc quản trị có thể gọi hai ba bốn số.
* Luật chơi:
+ Khi đang cằm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc
+ Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình khơng bị đội bạn
vỗ vào người, thắng cuộc



+ Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để
chánh bị thua
+ Số nào vỗ số đó khơng được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào
không thua
+ Số nào bị thua rồi (“bị chết”) quản trị khơng gọi số đó chơi nữa
+ Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ
+ Người chơi tìm cách lừa đối phương để nhang cờ về, lựa chọn sân bải
phù hợp để chánh nguy cơ, cờ ra khỏi vòng tròn, để cờ lại vòng tròn chỉ
được cướp cờ trong vòng tròn
+ Khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau
Trò chơi: DUNG DĂNG DUNG DẼ
* Cách chơi:
+ Địa điểm :trong nhà ngoài sân
+ Số lượng:từ 5-10 em chơi 1 nhớm
+ Hướng dẫn:quản trò vẽ sẳn các vòng tròn nhỏ trên đất,số lượng vòng
tròn ích hơn số người chơi,chơi1.
Khi chơi các bạn nắm áo tạo thành một hàng đi quanh các vùng tròn và
cùng độc”dung dăng dung dè dắc trẽ đi chơi,đi đến cổng trời gặp cậu gặp
mợ,cho cháu về quê, cho dê đi học,cho cóc ở nhà cho gà bới bếp,ngồi xệp
xuống đây” khi đọc hết chử đây các bạn chơi nhanh chóng tìm một vịng
trịn và ngồi xệp xuống.sẽ có một bạn khơng có vịng trịn để ngồi tiếp tục
xố vịng trịn và chơi như trên,lại sẽ có 1 bạn khơng có,trị chơi tiếp tục
khi chỉ còn 2 người* Luật chơi
+ Trong 1 khoản thời gian bạn nào khống có vịng thì bị thua
+ Hai bạn ngồi cùng 1 vòng bạn nào ngồi xng dưới là thắng
Trị chơi: CHI CHI CHÀNH CHÀNH
* Cách chơi và luật chơi:
Người chơi có thể từ 3 người trở lên. Chọn một người đứng ra trước xòe
bàn tay ra các người khác giơ ngón trỏ ra đặt vào long bàn tay vào. Người
xòe bàn tay đọc thật nhanh:

Chi chi chành chành.
Cái đanh thổi lửa.
Con ngựa chết chương.
Ba vương ngũ đế.
Chấp chế đi tìm
Ù à ù ập.Đọc đến chữ “ập” người xòe tay nắm lại, những người khác cố
gắng rút tay ra thật nhanh, ai rút không kịp bị nắm trúng thì vào thế chỗ
người xịe tay và vừa làm vừa đọc bài đồng dao cho các bạn khác chơi.


Trò chơi: NHẢY BAO BỐ
* Cách chơi:
Người chơi chia làm hai đội trở lên thơng thường thì từ hai đến ba đội,
mỗi đội phải có số người bằng nhau.Mỗi đội có một ơ hàng dọc để nhảy
và có hai lằn mức một xuất phát và một mức đích. Mỗi đội sếp thành một
hàng dọc.
Người đứng đầu bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao. Sau khi
nghe lệnh xuất phát người đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích rồi lại
quay trở lại mức xuất phát đưa bao cho người thứ 2. Khi nào ngườithứ
nhất nhảy về đến đích thì người thứ 2 tiếp theo mới bắt đầu nhảy. Cứ như
vậy lần lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước đội đó thắng* Luật
chơi:
Ngừơi chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát là phạm luật, người nhảy
chưa đến mức quy định mà quay lại cũng phạm luật. Nhảy chưa đến đích
mà bỏ bao ra cũng phạm luật và có thể bị loại khỏi cuộc chơi.
Trị chơi: Ơ ĂN QUAN
Vẽ một hình chữ nhật được chia đơi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng
dọc cách khoảng đều nhau, ta có được 10 ơ vng nhỏ. Hai đầu hình chữ
nhật được vẽ thành 2 hình vịng cung, đó là 2 ô quan lớn đặc trưng cho
mỗi bên, đặt vào đó một viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau để

dễ phân biệt hai bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5
ơ.
Hai người hai bên, người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ
tùy vào người chơi chọn ô, sỏi được rãi đều chung quanh từng viên một
trong những ô vuông cả phần của ô quan lớn, khi đến hịn sỏi cuối cùng ta
vẫn bắt lấy ơ bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi nhỏ
vào từng ô liên tục). Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách
khoảng là một ô trống, như thế là ta chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô
bên cạnh để nhặt ra ngồi. Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người
chơi, và người đối diện mới được bắt đầu.
Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên, cả hai thay phiên
nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết
phần của đối phương. Như thế người đối diện đã thua hết quan.
Hết quan tàn dân, thu quân kéo về. Hết ván, bày lại như cũ, ai thiếu phải
vay của bên kia. Tính thắng thua theo nợ các viên sỏi.
Quan ăn 10 viên sỏi.Cách chơi ơ ăn quan được nói lên rất đơn giản nhưng
người chơi ơ ăn quan đã giỏi thì việc tính tốn rất tài tình mà người đối
diện phải thua cuộc vì khơng cịn quan (sỏi) bên phần mình để tiếp tục
cuộc chơi…


Trò chơi: MÈO ĐUỔI CHUỘT
Trò chơi gồm từ 7 đến 10 người. Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm
tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát.
Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Mèo chạy đằng sau

Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo
Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột
Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai
người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người
hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy
nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt
được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại
được tiếp tục.
Trò chơi: RỒNG RẮN LÊN MÂY
Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tay
người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước.
Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:
Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay khơng?
Người đóng vai thầy thuốc trả lời:
– Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà… tùy ý mà chế
ra).
Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:
– Có !
Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi:
– Rồng rắn đi đâu?
Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:
– Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.
– Con lên mấy ?
– Con lên một
– Thuốc chẳng hay
-Con lên hai.



– Thuốc chẳng hay.
………………………………………….. ….
Cứ thế cho đến khi:
– Con lên mười.
– Thuốc hay vậy.
Kế đó, thì thầy thuốc địi hỏi:
+ Xin khúc đầu.
– Những xương cùng xẩu.
+ Xin khúc giữa.
– Những máu cùng me.
+ Xin khúc đuôi.
– Tha hồ mà đuổi.
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối
cùng trong hàng.
Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản khơng cho
người thầy thuốc bắt được cái đi của mình, trong lúc đó cái đi phải
chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối
cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc.
Nếu đang chơi dằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm
ngừng để nối lại và tiếp tục trị chơi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Văn Vang (2009), Giáo trình phương pháp tổ chức cho trẻ vui
chơi, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
2. (truy cập
ngày 24.12.2021)




×