Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm thcs sử dụng phương pháp tích hợp liên môn kết hợp với một số kỹ thuật dạy học hiện đại trong bài giảng hóa học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.79 KB, 34 trang )

PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu hiện nay của ngành Giáo dục và đào tạo Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị
lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa XI
khẳng định: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện
đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc".
Mục tiêu của hóa học, ngồi những kiến thức, kỹ năng cơ bản học sinh cần
đạt được thì phải chú ý nhiều tới việc hình thành các kỹ năng vận dụng kiến thức,
tiến hành nghiên cứu hóa học như: Quan sát, phân tích, tư duy, phân loại, ghi chép,
thơng tin, đề ra giả thuyết khoa học, giải quyết vấn đề, tiến hành thí nghiệm từ đơn
giản đến phức tạp... để học sinh tự phát hiện và giải quyết một cách chủ động sáng
tạo các vấn đề liên quan về hóa học. Để được như vậy, địi hỏi người giáo viên
phải khơng ngừng nâng cao trình độ và đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới
được hiệu quả trong bài giảng nhằm phát huy tính tư duy sáng tạo của học sinh.
Giáo viên cần phải sử dụng phương pháp tích hợp liên môn kết hợp với một số kỹ
thuật dạy học phù hợp với từng nội dung bài học, từng đối tượng học sinh trong
lớp. Giúp học sinh trở thành những con người chủ động, sáng tạo, độc lập, tự mình
tham gia học tập ở mức độ cao nhất.
Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và
học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển q
trình dạy học nói chung, trong dạy học mơn hóa học nói riêng. Các kỹ thuật dạy
học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Ngày nay mỗi giáo viên
cần chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học mang tính hợp tác phát
huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh như: Kỹ thuật động não; Kỹ thuật khăn trải
bàn; Kỹ thuật KWL; Kỹ thuật mảnh ghép; Kỹ thuật phịng tranh; Sơ đồ tư
duy...Bên cạnh đó, trong mỗi bài giảng giáo viên linh hoạt tích hợp liên môn vào
bài giảng để giáo dục thực tiễn cho học sinh. Giúp học sinh khắc sâu kiến thức và
vận dụng vào thực tế một cách hiệu quả. Giúp học sinh hứng thú trong mỗi bài
giảng, u thích mơn học.


* Các kỹ thuật dạy học trên có nhiều ưu điểm như:
+ Kích thích, thúc đẩy học sinh tham gia học tập tích cực.


+ Tăng cường hiệu quả học tập.
+ Tăng cường trách nhiệm cá nhân.
+ Yêu cầu áp dụng nhiều năng lực khác nhau.
+ Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm.
Dạy học tích hợp liên mơn Dạy học tích hợp liên mơn là dạy học những nội
dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều mơn học. "Tích hợp" là nói đến phương
pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học cịn "liên mơn" là đề cập tới nội dung dạy
học. Đã dạy học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược
lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên mơn thì phải bằng cách và hướng tới mục
tiêu tích hợp. Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội
dung giáo dục có liên quan vào q trình dạy học một mơn học như: lồng ghép
giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về
biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ
mơi trường, an tồn giao thơng... Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội
dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được
tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập,
trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội
dung kiến thức ở các mơn học khác nhau. Chủ đề tích hợp liên mơn là những chủ
đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng
dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự nhiên hay xã hội.
Các chủ đề liên mơn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế
trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh được tăng
cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải
ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
Chính vì lý do đó mà tơi chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp tích hợp liên
môn kết hợp với một số kỹ thuật dạy học hiện đại trong bài giảng hóa học 8”.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Muốn đổi mới được phương pháp thì phải sử dụng các kỹ thuật dạy học
được hiệu quả là hướngtới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen
học tập thụ động, được tổ chức thông qua kỹ thuật dạy học tích cực.
Các kỹ thuật dạy học tích cực, là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong
việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy học. Kỹ thuật


dạy học kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh. Các kỹ
thuật dạy học mang nét đặc trưng sau:
- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
- Dạy và học chú trọng rèn luyện kỹ năng tự học.
- Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác.
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
Sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực trong mơn Hóa học ở THCS nói chung, ở
mơn Hóa học lớp 8 nói riêng, không chỉ đem đến cho học sinh kiến thức mà nhằm
rèn luyện kỹ năng tư duy logic và khoa học. Giúp học sinh có khả năng tự giải
quyết vấn đề. Kiến thức phải được khắc sâu trong học sinh để làm tiền đề cho việc
tiếp thu kiến thức tiếp theo vì kiến thức Hóa học là một chuỗi kiến thức nối tiếp
nhau, có mối liên hệ với nhau. Mỗi giáo viên phải tư duy để vận dụng các kỹ thuật
dạy học tích cực và kết hợp với phương pháp tích hợp liên môn trong bài giảng. Để
nâng cao chất lượng và hiệu quả của q trình dạy học mơn Hóa học. Mang lại
hứng thú u thích mơn học cho học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Học sinh khối 8
- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2016 – 2017 và năm học 2017 - 2018
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đáp ứng được các yêu cầu trên, người giáo viên cần:
+ Tổ chức hoạt động nhận thức giúp phát huy tính tích cực, chủ động sáng
tạo của học sinh trong giờ học tập hóa học.

+ Tìm tịi, sáng tạo đồ dùng dạy học để nâng cao hiệu quả tiết dạy trên cơ sở
hình thức dạy học đã lựa chọn. Sử dụng phương tiện dạy học, kỹ thuật dạy học đa
dạng, phong phú như là nguồn kiến thức để học sinh phát hiện, tìm tịi kiến thức
mới.
+ Tích cực nghiên cứu nội dung sách giáo khoa làm rõ: Kiến thức trọng tâm
trong tiết dạy; Kiến thức học sinh cần nắm được.
+ Lựa chọn hình thức dạy học cho phù hợp với nội dung tiết dạy. Sử dụng
kỹ thuật dạy học phù hợp đối với từng bài, phù hợp với đối tượng của học sinh
trong lớp mình dạy.
+ Tạo điều kiện để các học sinh đều được vận dụng kiến thức để giải quyết
một số vấn đề thực tiễn có liên quan đến hóa học.


+ Thực hiện cho các em tự kiểm tra đánh giá bản thân, đánh giá kết quả học
tập lẫn nhau đồng thời kết hợp với đánh giá của giáo viên. Từ đó rút ra kiến thức
đúng để các em cùng nhau lĩnh hội kiến thức.
+ Thay đổi hình thức đánh giá học sinh phong phú. Kết hợp hài hòa việc
kiểm tra kiến thức cũ với việc tiếp cận và hình thành kiến thức mới cho học sinh.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phân tích lý thuyết.
- Sử dụng các kỹ thuật dạy học phù hợp.
- Điều tra cơ bản.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
* Nghiên cứu tài liệu
- Tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học và các kỹ thuật dạy học tích cực,
ứng dụng CNTT trong dạy học mơn Hóa học, tài liệu về đổi mới kiểm tra đánh giá
trong dạy học mơn Hóa học.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh: Thơng qua các
câu hỏi giao cho các nhóm về các bộ môn bài kiểm tra để thấy được sự phát huy
tính tích cực sáng tạo và hình thành kĩ năng thực hành hố học của học sinh ở

trường THCS có hiệu quả hay không.
- Nghiên cứu tài liệu trên mạng Intenet và quan sát, phỏng vấn khi dạy học
sinh. Sau đó sử dụng thống kê để xử lý số liệu thu được và rút kinh nghiệm cho bài
dạy sau.
Giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh tìm hiểu, chiếm lĩnh những tri thức kĩ năng
đặc thù của từng bài học cụ thể. Đồng thời phải biết khai thác những yếu tố chung,
những yếu tố có mối liên hệ giữa các phân mơn, các bài học khác cùng loại. Từ đó
giúp hình thành hệ thống tri thức, kĩ năng cơ bản cho học sinh.
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. QUAN ĐIỂM CHUNG KHI GIẢNG DẠY MƠN HỐ HỌC
Đổi mới phương pháp dạy học là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng
bộ môn. Trường tôi cũng như các trường khác rất quan tâm đến việc đổi mới
phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, bộ mơn Hóa học
nói riêng. Bản thân mỗi giáo viên cần nghiên cứu tìm tịi và học hỏi để sử dụng kỹ
thuật dạy học tích cực vào giảng dạy sao cho phù hợp với từng bài, từng đối tựơng


học sinh. Khi áp dụng các kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy, giờ giảng của
mỗi giáo viên trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa. Học sinh là trung tâm
nhưng vai trị, uy tín của giáo viên được đề cao hơn. Bên cạnh đó, khả năng
chuyên môn của giáo viên sẽ tăng lên nhờ áp lực của kỹ thuật dạy học, bởi nội
dung kiến thức của từng giờ giảng phải được cập nhật liên tục để đáp ứng các câu
hỏi của học sinh trong thời đại thơng tin rộng mở.
Dạy học là q trình trao đổi kiến thức giữa giáo viên và học sinh. Nếu giáo viên
chỉ thuyết trình, có gì nói nấy thì những gì giáo viên giảng chỉ là kiến thức một
chiều. Có thể học sinh đã biết những kiến thức ấy, hay đó là những nội dung
khơng hữu ích đối với cuộc sống hiện tại và tương lai. Giáo viên phải luôn đổi mới
bài giảng bằng các kỹ thật dạy học mang tính hợp tác, cũng như phong cách đứng
lớp. Như vậy, học sinh sẽ học được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế.
Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh sẽ trở nên gần gũi, tốt đẹp qua việc giải

quyết các tình huống liên quan đến nội dung bài học và cuộc sống hiện tại. Khi
giáo viên sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực trong bài giảng, học sinh thấy được
học chứ không bị học. Học sinh được chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của
mình đồng thời với việc bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm khơng chỉ từ thầy
cơ mà cịn từ chính các bạn trong lớp. Học sinh vui khi được học, được sáng tạo,
được thể hiện, được làm. Nhờ các kỹ thật dạy học theo hướng tích cực mà học sinh
ghi nhớ sâu kiến thức và tăng khả năng áp dụng vào thực tế lên gấp 3-4 lần so với
cách học thụ động một chiều.
Sử dụng phương pháp tích hợp liên mơn và các kỹ thuật dạy học tích cực,
chính là giáo viên tìm ra cách giúp học sinh được chủ động trong việc học, cho
học sinh được làm việc, được khám phá tiềm năng của chính mình. Giáo viên
giúp học sinh có được sự tự tin, có trách nhiệm với bản thân để từ đó chia sẻ trách
nhiệm với các bạn.
Với những suy nghĩ trên, tôi đã “Sử dụng phương pháp tích hợp liên mơn kết
hợp với một số kỹ thuật dạy học hiện đại trong bài giảng hóa học 8”.
II. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP LIÊN MƠN KẾT HỢP VỚI
MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC HIỆN ĐẠI TRONG BÀI GIẢNG HÓA
HỌC 8.
1. Kĩ thuật dạy học “Khăn trải bàn”


Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá
nhân và hoạt động nhóm nhằm:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực.
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS.
- Phát triển mơ hình có sự tương tác giữa HS với HS.

1
Viết ý kiến cá nhân


4
Viết ý
kiến cá
nhân

Ý kiến chung của cả nhóm về
chủ đề

2
Viết ý
kiến cá
nhân

3
Viết ý kiến cá nhân

a. Cách tiến hành kĩ thuật “khăn trải bàn”
• Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm).
• Mỗi người ngồi vào vị trí như vẽ trên tấm khăn phủ bàn trên đây.
• Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,…).
• Viết vào ơ đánh số của bạn những điều bạn thích về câu hỏi (chủ đề) và
những điều bạn khơng thích. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút.
• Khi mọi người đều đã xong, chia sẻ và thảo luận các câu trả lời.
• Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ơ giữa tấm khăn trải bàn.
• Cả nhóm quyết định lựa chọn một câu hỏi/chủ đề nghiên cứu.


b. Các nhiệm vụ trong nhóm
* Người quản gia:
• Bạn sẽ tìm hiểu xem nhóm cần những tài liệu gì và bạn có thể tìm những tài

liệu đó ở đâu.
• Bạn cần thu thập các tài liệu một cách nhanh chóng để nhóm có thể làm việc
• Trong q trình nhóm làm việc, nếu cần tham khảo hoặc sử dụng thêm tài
liệu nào, bạn là người duy nhất được phép đi lấy nó.
• Khi nhiệm vụ của nhóm đã hồn thành, bạn sẽ nộp bài tập nhóm cho giáo
viên và trả các tài liệu đã lấy vào đúng chỗ ban đầu.
* Người cổ vũ:
• Bạn sẽ động viên tinh thần của nhóm trước khi bắt đầu làm việc. Ví dụ “Nào
các bạn, chúng ta bắt đầu nhé!”
• Khi một thành viên trong nhóm gặp khó khăn, bạn sẽ khuyến khích họ, ví dụ
như “Hãy cố gắng lên, tơi biết bạn có thể làm được”.
• Khi cả nhóm đều gặp bế tắc, bạn có thể động viên tinh thần nhóm bằng
những câu nói khích lệ “ Chúng ta có thể làm được, hãy cùng nhau suy nghĩ để tìm
ra cách làm”
* Người giữ trật tự:
• Bạn sẽ đảm bảo sao cho các thành viên trong nhóm khơng thảo luận q to.
• Nếu các thành viên trong nhóm tranh luận gay gắt, bạn có thể yêu cầu họ nói
một cách nhẹ nhàng hơn.
• Nếu nhóm của bạn bị các nhóm khác làm ảnh hưởng, bạn có thể là đại diện
yêu cầu nhóm đó bình tĩnh và trật tự hơn.
* Người giám sát về thời gian:
• Bạn sẽ phụ trách việc theo dõi đồng hồ để biết thời gian làm việc của nhóm.
• Ngay từ khi bắt đầu làm việc, bạn sẽ thông báo với các thành viên thời gian
cho phép.
• Khi nhóm dành quá nhiều thời gian cho một bài tập, bạn cần thơng báo với
các thành viên trong nhóm, ví dụ như “Chúng ta phải chuyển sang câu hỏi khác
thôi, nếu khơng tồn bộ bài tập sẽ khơng thể hồn thành được”.
• Trong q trình thảo luận, bạn có thể thơng báo về thời gian còn lại.



• Khi thời gian cho phép gần hết, bạn cần thơng báo với nhóm để hồn thành
bài tập.
* Thư ký:
• Bạn sẽ chuẩn bị bút và giấy trong quá trình làm việc.
• Ghi lại những câu trả lời đã được thống nhất trong nhóm một cách cNn thận
và rõ ràng.
* Người phụ trách chung:
• Bạn cần theo dõi để các thành viên đều ở tập trung làm việc trong nhóm.
• Khi có thành viên nào trong nhóm thảo luận sang vấn đề khơng có trong bài
tập, bạn phải u cầu họ quay trở lại nội dung làm việc.
• Bạn cũng cần đảm bảo rằng khi một người trong nhóm trình bày thì các
thành viên cịn lại chú ý lắng nghe.
• Bạn tạo điều kiện cho tất cả thành viên trong nhóm đều được trình bày và
tham gia.
• Khi nhóm mất đi sự tập trung, bạn cần động viên họ tiếp tục.
c. Ví dụ minh họa trong bài giảng.
* Ví dụ 1: Bài 37: Axit - Ba zơ - Muối ( Tiết 1)
- Chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm 8 học sinh. Hoàn thành nội dung phiếu học tập
trong 5 phút.


- Sau khi hoàn thành nội dung phiếu học tập trên. Gọi đại diện 1 nhóm trình bày,
nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có).
- Giáo viên điều chỉnh và chiếu đáp án đúng.
- Qua nội dung phiếu học tập trên học sinh biết cách gọi tên chung của 3 loại axit:
Axit có nhiều oxi; Axit có ít oxi; Axit khơng có oxi và cách gọi tên các gốc axit
của chúng.
- Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn vào nội dung này yêu cầu mỗi cá nhân học sinh
phải tự nghiên cứu thơng tin, tư duy tích cực để hồn thành nội dung phiếu cá nhân
của mình. Bên cạnh đó cịn học sinh khá giỏi giúp đỡ và hỗ trợ được học sinh trung

bình yếu. Từ đó học sinh hoạt động tích cực nội dung mà giáo viên yêu cầu. Học
sinh tự tin thảo luận và trình bày ý kiến của mình.
* Tích hợp liên mơn với bộ mơn giáo dục cơng dân.
- Giới thiệu axit được hình thành trong tự nhiên
- Chiếu đoạn phim
- Qua đoạn phim em biết được điều gì?
-GV chốt và chiếu một số hình ảnh về tác nhân gây mưa axit, tác hại mưa axit.
- Liên hệ: Mỗi chúng ta cần phải làm gì để hạn chế hiện tượng mưa axit xảy ra?
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
* Ví dụ 2: Bài 37: Axit - Ba zơ - Muối ( Tiết 2)


- Chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm 8 học sinh. Hoàn thành nội dung phiếu học tập
trong 4 phút.

- Sau khi hoàn thành nội dung phiếu học tập trên. Gọi đại diện 1 nhóm trình bày,
nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có).
- Giáo viên điều chỉnh và chiếu đáp án đúng.
- Qua nội dung phiếu học tập trên học sinh biết cách gọi tên của muối. Phân loại
muối axit, muối trung hịa.
* Tích hợp liên mơn với bộ môn Sinh học. Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe.
* Nhận biết và phân loại được các hợp chất muối để làm gì?
- Để biết rõ hơn về tính chất vật lý, tính chất hóa học và vai trị của một số muối
quan trọng trong cuộc sống thì lên lớp 9 chúng ta sẽ được học ...
- Giới thiệu: Em có biết?
Tại sao khi nấu nước giếng ở một ở một số vùng lâu ngày thấy xuất hiện lớp cặn ở
đáy ấm?
-Nhận xét, bổ sung, chiếu đáp án giải thích cụ thể. Cho HS nhận biết, phân loại,
gọi tên muối cụ thể trong hiện tượng thực tế trên.
* Hiện nay trong mỗi gia đình chúng ta để bảo vệ sức khỏe cho mỗi con người thì

chúng ta sử dụng nước uống như thế nào? ( Nước uống tinh khiết)
- Nước uống tinh khiết hạn chế được lượng muối không tan vào cơ thể, để bảo vệ
sức khỏe cho mỗi con người.


- Chiếu đoạn phim
- Qua đoạn phim em biết được điều gì?
- GV chốt và chiếu bảng số liệu: Thành phần các muối trong nước biển. Phần lớn
là muối NaCl, ngồi ra có một số muối khác.
- Gọi HS đọc tên một số muối và phân loại các muối trên?
- Chốt kiến thức và liên hệ thực tế.
* Ví dụ 3: Bài 9 - Cơng thức hóa học
Phần III: Ý nghĩa của cơng thức hóa học
- Chia lớp làm 4 nhóm mỗi nhóm 9 học sinh ngồi theo sơ đồ:
Thời gian hoạt động 3 phút.
Nhóm 1 +2 :
Ý kiến học sinh 1
Ý kiến học sinh 2

Cơng thức hóa học: Khí sunfurơ
là SO2 cho biết điều gì?

Ý kiến học sinh 3

Ý kiến học sinh 9
Ý kiến học sinh 8
Ý kiến học sinh 7

Ý kiến học sinh 4


Ý kiến học sinh 5

Ý kiến học sinh 6

Nhóm 3 +4 :
Ý kiến học sinh 1
Ý kiến học sinh 2

Cơng thức hóa học: Đá vơi là
CaCO3 cho biết điều gì?

Ý kiến học sinh 3
Ý kiến học sinh 4

Ý kiến học sinh 9
Ý kiến học sinh 8
Ý kiến học sinh 7

Ý kiến học sinh 5

Ý kiến học sinh 6

- Hết thời gian gọi đại diện lần lượt 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm
mình. Nhóm khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).
- Giáo viên chốt và chiếu đáp án đúng.
- Qua nội dung phiếu học tập trên hãy cho biết cơng thức hóa học cho biết điều gì?
- Học sinh dựa vào nội dung vừa thảo luận cá nhân học sinh trình bày được ý nghĩa
của cơng thức hóa học.
2. Kĩ thuật “Các mảnh ghép”



Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các
nhóm nhằm:
- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp.
- Kích thích sự tham gia tích cực của HS nhằm: Nâng cao vai trị của cá nhân
trong q trình hợp tác (Khơng chỉ hồn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải
truyền đạt lại kết quả vịng 1 và hồn thành nhiệm vụ ở Vòng 2).
a. Cách tiến hành kĩ thuật “Các mảnh ghép”
- Vịng 1:
• Hoạt động theo nhóm 3 người
• Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2:
nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C).
• Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong
nhiệm vụ được giao.
• Mỗi thành viên đều trình bày được nhóm đã tìm ra câu trả lời như thế nào.
- Vịng 2:
• Hình thành nhóm 3 người mới (1người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2 và 1
người từ nhóm 3).
• Các câu trả lời và thơng tin của vịng 1 được các thành viên nhóm mới chia
sẻ đầy đủ với nhau.
• Nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết.
• Lời giải được ghi rõ trên bảng.
b. Bốn yếu tố chủ đạo trong kĩ thuật
• Sự phụ thuộc tích cực.
• Trách nhiệm cá nhân.
• Tương tác trực tiếp.
• Nhiệm vụ yêu cầu động não.
c. Ra nhiệm vụ “Mảnh ghép”.
• Lựa chọn một chủ đề thực tiễn.
• Xác định một nhiệm vụ phức hợp – bao gồm các phần khác nhau (để thực

hiện ở vòng 2).


• Xác định những yếu tố cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp (kiến thức,
kĩ năng, thông tin, chiến lược).
• Xác định các nhiệm vụ mang tính chuẩn bị (cho vòng 1). Xác định các yếu tố
hỗ trợ cần thiết để hồn thành thành cơng vịng 2.
d. Vai trị – nhiệm vụ trong nhóm (ví dụ)
Trưởng nhóm: Phân cơng nhiệm vụ.
Thư kí: Ghi chép kết quả.
Phản biện: Đặt các câu hỏi phản biện.
Hậu cần: Chuẩn bị đồ dùng tài liệu cần thiết.
Liên lạc với nhóm khác: Liên hệ với các nhóm khác.
Liên lạc với thày cơ: Liên lạc với giáo viên để xin trợ giúp.
e. Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kỹ thuật các mảnh ghép.
- Đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép lại với nhau có thể hiểu được bức
tranh tồn cảnh của một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ phức hợp ở
vòng 2.
- Các chun gia ở vịng 1 có thể có trình độ khác nhau, nên cần xác định yếu
tố hỗ trợ kịp thời để tất cả mọi chun gia có thể hồn thành nhiệm vụ ở vòng
1, chuẩn bị cho vòng 2.
- Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể
truyền đạt lại kiến thức cho nhau.
- Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và chỉ có
thể giải quyết được trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có ở vịng 1. Do
đó cần xác định rõ những yếu tố cần thiết về kiến thức, kĩ năng, thông tin,…
cũng như các yếu tố hỗ trợ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp này.
- Nhằm nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Trong quá
trình giảng dạy giáo viên phải năng động hơn và biết kết hợp nhiều phương
pháp.

- Trước khi lên lớp giáo viên phải giới thiệu trước cho học sinh một số tài liệu
có liên quan đến bài học để học sinh có thời gian tìm kiếm và tự nghiên cứu.
- Giáo viên giao cho các nhóm chuẩn bị bài ở nhà theo nội dung bài học.
Phương pháp này giúp học sinh tính tự học, tự nghiên cứu và tự tin khi trình
bày một vấn đề nào đó trước đám đơng.
g. Ví dụ minh họa trong bài giảng mơn hóa học 8.


* Ví dụ 1: Bài 37: Axit - Bazơ - Muối
- Vòng 1
Chủ đề A: Thế nào là Axit? Nêu ví dụ minh họa và phân tích .(màu đỏ)
Chủ đề B: Thế nào là Bazơ? Nêu ví dụ minh họa và phân tích . (màu xanh)
Chủ đề C: Thế nào là Muối? Nêu ví dụ minh họa và phân tích . (màu vàng)
Lớp có 45 học sinh, có 12 bàn học.
Giáo viên có thể chia thành 6 nhóm: mỗi nhóm gồm học sinh 2 bàn ghép lại (mỗi
nhóm có 7 hoặc 8 học sinh). Giao nhiệm vụ: nhóm 1,2 nhận chủ đề A, nhóm 3,4
nhận chủ đề B, nhóm 5,6 nhận chủ đề C.
Phát phiếu học tập cho học sinh. Trên phiếu học tập theo màu có đánh số từ 1 đến
15. Thông báo cho học sinh thời gian làm việc cá nhân và theo nhóm
- Vịng 2
Giáo viên thơng báo chia thành 12 nhóm mới : mỗi nhóm 1 bàn (mỗi nhóm có từ 3
đến 6 học sinh): nhóm 1 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 1,2; nhóm 2
gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 3,4; nhóm 3 gồm các học sinh có phiếu
học tập mang số 5; nhóm 4 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 6; … nhóm
12 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 14,15. Giáo viên thơng báo thời
gian làm việc nhóm mới
Các chuyên gia sẽ trình bày ý kiến của của nhóm mình ở vịng 1
*Giao nhiệm vụ mới:
Axit - Ba zơ - Muối khác nhau ở điểm nào? Phân tích ví dụ minh hoạ? Đưa ra
cơng thức hóa học chung của Axit - Ba zơ - Muối ?

* Ví dụ 2: Bài 9- Cơng thức hóa học
- Vịng 1
Chủ đề 1: Cơng thức hóa học chung của đơn chất ? Nêu ví dụ minh họa và phân
tích .(màu đỏ)
Chủ đề 2: Cơng thức hóa học chung của hợp chất ? Nêu ví dụ minh họa và phân
tích . (màu xanh)
- Lớp có 32 học sinh.


- Chia lớp thành 4 nhóm. Nhóm 1+2: Chủ đề 1. Nhóm 3 +4: Chủ đề 2
Mỗi nhóm 2 bàn dài ghép lại quay mặt vào nhau thảo luận. Mỗi nhóm bàn khoảng
8 học sinh.
- Phát phiếu học tập cho học sinh. Trên phiếu học tập theo màu nhóm 1,2 màu đỏ;
nhóm 3,4 màu xanh.
Thơng báo cho học sinh thời gian làm việc cá nhân và theo nhóm
- Vịng 2
Giáo viên thơng báo chia thành 4 nhóm mới : cứ 1 bàn ở nhóm 1 ghép với 1 bàn ở
nhóm 3; cứ 1 bàn ở nhóm 2 ghép với 1 bàn ở nhóm 4.
. Giáo viên thơng báo thời gian làm việc nhóm mới
- Đại diện các chuyên gia sẽ trình bày ý kiến của của nhóm mình ở vịng 1
*Giao nhiệm vụ mới:
Cơng thức hóa học của đơn chất và cơng thức hóa học của hợp chất khác nhau ở
điểm nào? Phân tích ví dụ minh hoạ? Đưa ra cơng thưc hóa học chung của đơn
chất và hợp chất?
* Ví dụ 3: Bài 19- Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.
- Vịng 1
Chủ đề 1: Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất
Hoàn thành nội dung sau: ( màu xanh)
Cho biết 1 mol CO2 có khối lượng là 44 gam
Vậy 0,25 mol CO2 có khối lượng là ............ gam

- Muốn tính khối lượng chất ta làm như thế nào?
..........................................................................................................................
- Từ ví dụ trên hãy rút ra cơng thức tính khối lượng chất; số mol chất; khối
lượng mol?
..........................................................................................................................


Chủ đề 2: Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích của chất khí
Hồn thành nội dung sau: ( màu đỏ)
Cho biết: 1 mol CO2 ( ở đktc) chiếm thể tích là 22,4 lít
Vậy 0,25 mol CO2 ( ở đktc) chiếm thể tích là........................
- Muốn tính thể tích của chất khí (ở đktc) ta làm như thế nào?
..........................................................................................................................
- Từ ví dụ trên hãy rút ra cơng thức tính thể tích của chất khí (ở đktc); số mol
chất khí?
..........................................................................................................................

- Lớp có 32 học sinh.
- Chia lớp thành 4 nhóm. Nhóm 1+2: Chủ đề 1. Nhóm 3 +4: Chủ đề 2
Mỗi nhóm 2 bàn dài ghép lại quay mặt vào nhau thảo luận. Mỗi nhóm bàn khoảng
8 học sinh.
- Phát phiếu học tập cho học sinh. Trên phiếu học tập theo màu nhóm 1,2 màu
xanh; nhóm 3,4 màu đỏ.
Thơng báo cho học sinh thời gian làm việc cá nhân và theo nhóm
- Vịng 2
Giáo viên thơng báo chia thành 4 nhóm mới : cứ 1 bàn ở nhóm 1 ghép với 1 bàn ở
nhóm 3; cứ 1 bàn ở nhóm 2 ghép với 1 bàn ở nhóm 4.
. Giáo viên thơng báo thời gian làm việc nhóm mới
- Đại diện các chuyên gia sẽ trình bày ý kiến của của nhóm mình ở vòng 1
*Giao nhiệm vụ mới:



- Viết sơ đồ thể hiện sự chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất? Giải
thích?
..........................................................................................................................
- Viết sơ đồ thể hiện sự chuyển đổi giữa lượng chất và tính thể tích của chất khí?
Giải thích?
............................................................................................................................
3. Kỹ thuật “Sơ đồ tư duy”
Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở
rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnh trung tâm.
Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng
cho các ý chính và đều được nối với các ý trung tâm. Các nhánh chính lại được
phân chia thành các nhánh cấp 2, cấp 3,…Trên các nhánh, ta có thể thêm các hình
ảnh hay các kí hiệu cần thiết. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng được liên
kết với nhau khiến sơ đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi
sâu rộng mà các ý tưởng thông thường không thể làm được.
- Là một công cụ tổ chức tư duy.
- Là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông
tin ra ngoài bộ não.
- Là một phương tiện ghi chép sáng tạo và hiệu quả:
+ Mở rộng, đào sâu và kết nối các ý tưởng
+ Bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng.
a. Ý nghĩa của sơ đồ tư duy.
* Sơ đồ tư duy giúp học sinh:
- Sáng tạo hơn
- Tiết kiệm thời gian
- Ghi nhớ tốt hơn
- Nhìn thấy bức tranh tổng thể
- Tổ chức và phân loại...



b. Cách tiến hành kỹ thuật “ Sơ đồ tư duy”
- Từ một chủ đề lớn, tìm ra các chủ đề nhỏ liên quan.
- Từ mỗi chủ đề nhỏ lại tìm ra những yếu tố (nội dung liên quan).
- Sự phân nhánh cứ tiếp tục và các yếu tố (nội dung luôn được kết nối với nhau).
Sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về chủ đề lớn một cách
đầy đủ và rõ ràng.
c. Những chú ý khi sử dụng kỹ thuật “ Sơ đồ tư duy”
- Nên sử dụng sơ đồ theo cấp độ biểu tượng.
- Phù hợp với dạng bài ôn tập, tổng hợp một chủ đề, vấn đề lớn
- Ứng dụng cho cả GV và HS.
- Kỹ thuật còn phụ thuộc vào tay nghề người sử dụng và điều kiện hiện có.
- Các kỹ thuật dạy học này nằm trong PPDH nhóm.
- Xác định thời gian có đủ cho việc sử dụng kỹ thuật nào?
d. Ví dụ minh họa trong bài giảng hóa học 8
* Ví dụ 1: Bài 9- Cơng thức hóa học.
- Ở bài này ngồi sử dụng kỹ thuật mảnh ghép cho học sinh tìm ra kiến thức. Giáo
viên còn hướng dẫn học sinh tổng kết kiến thức của bài trên sơ đồ tư duy để học
sinh ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn cách ghi bảng thông thường. Học sinh được
trình bày theo sự sáng tạo của mình trên vở ghi. Học sinh sẽ khơng nhàm chán như
cách ghi thông thường. Đây cũng là một kỹ thuật giúp học sinh có hứng thú trong


bài học, ghi nhớ bài tốt hơn

AxBYCz
Ax

* Ví dụ 2: Bài 21- Tính theo cơng thức hóa học

- Ở bài này ngoài sử dụng kỹ thuật “ KWL” và kỹ thuật “Khăn trải bàn”. Giáo viên
còn dùng kỹ thuật “Sơ đồ tư duy” để tổng kết lại kiến thức của toàn bài một cách
tổng quát. Giúp học sinh ghi nhớ nhanh kiến thức.

* Ví dụ 3: Bài 25- Sự oxi hóa - Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi
- Ở bài này phần ứng dụng của oxi, giáo viên chiếu hình ảnh về ứng dụng của oxi.
Yêu cầu học sinh lập sơ đồ tư duy về ứng dụng của oxi bằng chữ vào vở.
- Không những chỉ sử dụng sơ đồ tư duy trong từng phần của bài, mà còn sử dụng
sơ đồ tư duy để tổng hợp kiến thức của tồn bài trong q trình học. Có thể sử dụng
sau khi học xong kiến thức của toàn bài, giáo viên hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư
duy để tổng kết các kiến thức đã học được. Kỹ thuật “Sơ đồ tư duy” giúp các em ghi
nhớ nhanh kiến thức một cách chọn lọc và ngắn gọn.


- Giáo viên chiếu ví dụ sơ đồ tư duy có kèm theo biểu tượng giúp học sinh tổng quát
được kiến thức trong bài đã học.

III. BÀI GIẢNG MINH HỌA
TIẾT 30- BÀI 21: TÍNH THEO CƠNG THỨC HĨA HỌC (tiết 1 )
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Học sinh biết được:
- Biết ý nghĩa của cơng thức hóa học cụ thể theo số mol, theo khối lượng hoặc theo thể tích (nếu
là chất khí).
- Các bước tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất khi biết
cơng thức hóa học .
2. Kĩ năng:
- Tính được thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi ngun tố trong hợp chất khi biết cơng
thức hóa học.
- Tính được tỉ lệ số mol, tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố trong hợp chất.
-Tiếp tục rèn cho HS kĩ năng tính tốn, củng cố kĩ năng tính khối lượng mol, củng cố cách chuyển

đổi giữa khối lượng và lượng chất.
-Rèn cho HS kĩ năng phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm và trình bày.
3.Thái độ: Giáo dục HS có tinh thần hứng thú với bộ mơn và say mê tìm hiểu.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh:
- Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, tự nghiên cứu, tính tốn, hợp tác nhóm, ghi nhớ kiến thức,
khái quát kiến thức, vận dụng.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên :
- Phương pháp và bài tập để rèn luyện kĩ năng làm bài tập định lượng dựa vào cơng thức hóa
học.
- Bài giảng Word, PowerPont, phiếu HT.
-Máy chiếu.
2. Học sinh: Ôn tập và làm đầy đủ bài tập của bài 20 SGK/ 69
III/ PHƯƠNG PHÁP - TÍCH HỢP
- Sử dụng kỹ thuật KWL, động não.
- Vấn đáp - tìm tịi.
- Dạy học nhóm.
- Giải quyết vấn đề.
- Tích hợp liên mơn với bộ mơn cơng nghệ trồng trọt: Nhận biết loại phân bón có hàm lượng
đạm nhiều để ứng dụng trong trồng trọt mang lại năng suất cây trồng.
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ:2’
3.Vào bài mới : 2’



×