Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Tinh Giản Biên Chế Ở Các Cơ Quan Chuyên Môn Thuộc Ủy Ban Nhân Dân Huyện Nghĩa Đàn – Tỉnh Nghệ An.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.96 KB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

THÁI KHOA CHƯƠNG

TINH GIẢN BIÊN CHẾ Ở CÁC CƠ QUAN
CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN NGHĨA ĐÀN – TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG


HÀ NỘI - NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

THÁI KHOA CHƯƠNG

TINH GIẢN BIÊN CHẾ Ở CÁC CƠ QUAN


CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN NGHĨA ĐÀN – TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BÙI THỊ NGỌC MAI

HÀ NỘI - NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nội dung nghiên cứu, số liệu, kết quả trong luận
văn này là trung thực và chưa cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào. Những số
liệu trong luận văn, bảng biểu phục vụ phân tích đánh giá được tác giả thu
thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, có ghi nguồn gốc trích rõ ràng. Nếu
phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội
dung luận văn của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Thái Khoa Chương

năm 2021



LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành bài luận văn này tác giả xin bày tỏ lịng tơn kính và
biết ơn chân thành sâu sắc tới Ban Giám đốc, Khoa Sau đại học, Khoa Khoa
học Hành chính và Tổ chức nhân sự cùng các quý thầy, cô trong Học viện
Hành chính Quốc gia, đã tạo những điều kiện tốt nhất, giúp đỡ Tác giả trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ chuyên viên văn phòng
UBND huyện Nghĩa Đàn đã giúp đỡ, cung cấp cho tác giả những thông tin,
tài liệu quý giá và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt hơn nữa, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người hướng
dẫn khoa học- TS Bùi Thị Ngọc Mai đã quan tâm chỉ bảo, hướng dẫn và giúp
đỡ tận tình về nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học trong suốt quá
trình thực hiện Luận văn này.
Xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã ln hỗ trợ, động viên, chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợi giúp Tác giả vượt
qua những khó khăn để hồn thành Luận văn này.
Do những điều kiện chủ quan, khách quan, chắc chắn kết quả nghiên cứu
của Luận văn còn những điều thiếu sót. Tác giả rất mong tiếp tục nhận được
những ý kiến đóng góp để hồn thiện, nâng cao chất lượng vấn đề được lựa chọn
nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2021

Tác giả Luận văn

Thái Khoa Chương



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TINH GIẢN BIÊN CHẾ Ở CÁC
CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN...13
1.1. Một số khái niệm cơ bản........................................................................13
1.1.1. Biên chế.........................................................................................13
1.1.2. Tinh giản biên chế.........................................................................14
1.1.3. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện....................16
1.1.4. Tinh giản biên chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân huyện......................................................................................18
1.2.....Những vấn đề chung về tinh giản biên chế các cơ quan chuyên mơn
thuộc Ủy ban nhân dân huyện.....................................................................19
1.2.1. Mục đích tinh giản biên chế..........................................................19
1.2.2. Ý nghĩa của tinh giản biên chế......................................................20
1.2.3. Nguyên tắc tinh giản biên chế.......................................................22
1.2.4. Chủ thể, đối tượng của tinh giản biên chế.....................................23
1.2.5. Quy trình thực hiện tinh giản biên chế..........................................26
1.3......Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tinh giản biên chế các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện................................................29
1.3.1. Sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động
tinh giản biên chế....................................................................................29
1.3.2. Nội dung văn bản pháp luật về tinh giản biên chế........................31
1.3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy..................................................................31
1.3.4. Việc xác định vị trí việc làm trong cơ quan chun mơn.............31


1.3.5. Công tác đánh giá nhân sự............................................................33

1.3.6. Nguồn lực tài chính.......................................................................34
1.3.7. Tính chất của vấn đề tinh giản biên chế........................................35
1.3.8. Việc thực hiện vai trị, vị trí của người đứng đầu trong tinh giản
biên chế...................................................................................................36
1.3.9. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát........................................37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TINH GIẢN BIÊN CHẾ Ở
CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN NGHĨA ĐÀN - TỈNH NGHỆ AN.................................................39
2.1. Khái quát về huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An....................................39
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên....................................................................39
2.1.2. Về đặc điểm kinh tế - xã hội.........................................................39
2.2. Tình hình biên chế các cơ quan chun mơn thuộc Ủy ban nhân dân
huyện Nghĩa Đàn...........................................................................................41
2.2.1. Khái quát về UBND huyện Nghĩa Đàn và các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND huyện Nghĩa Đàn..............................................................41
2.3. Phân tích thực trạng thực hiện tinh giản biên chế ở các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. . .52
2.3.1. Căn cứ pháp lý của hoạt động tinh giản biên chế.........................52
2.3.2. Chủ thể, đối tượng, trường hợp tinh giản biên chế tại cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. .54
2.3.3. Thực hiện quy trình tinh giản biên chế.........................................57
2.4. Đánh giá chung.......................................................................................64
2.4.1. Những ưu điểm.............................................................................64
2.4.2. Những hạn chế..............................................................................65
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế..................................................66


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT
ĐỘNG TINH GIẢN BIÊN CHẾ Ở CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN
THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN..73

3.1. Phương hướng thực hiện tinh giản biên chế ở các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.................73
3.1.1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền
trong thực hiện chính sách tinh giản biên chế công chức.......................73
3.1.2. Quán triệt và đảm bảo đầy đủ những yêu cầu cơ bản trong tổ chức
thực hiện chính sách tinh giản biên chế cơng chức tại địa phương.........74
3.2. Quan điểm và phương hướng tinh giản biên chế các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND huyện Nghĩa Đàn............................................................74
3.2.1. Quan điểm trong tinh giản biên chế các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND huyện Nghĩa Đàn........................................................................74
3.2.2. Phương hướng tinh giản biên chế các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND huyện Nghĩa Đàn........................................................................74
3.3. Giải pháp hoàn thiện việc tổ chức thực hiện tinh giản biên chế ở các
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nghĩa Đàn, tỉnh
Nghệ An..........................................................................................................75
3.3.1. Hồn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến tinh
giản biên chế..........................................................................................75
3.3.2. Xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức và tiêu chuẩn
chuyên môn nghiệp vụ, khung năng lực cho từng vị trí việc làm...........76
3.3.3. Đổi mới đánh giá, phân loại công chức theo tiêu chuẩn nghiệp
vụ và lựa chọn những người có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất để
giữ lại làm việc lâu dài..........................................................................78
3.3.4. Tăng cường nguồn lực tài chính, đảm bảo việc thực hiện chế độ
chính sách trong tinh giản biên chế.........................................................80


3.3.5. Đổi mới hệ thống khoa học công nghệ, áp dụng vào công tác quản
lý, giám sát, giảm áp lực về nhân sự các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND huyện Nghĩa Đàn thời gian tới....................................................82
3.3.6. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong tinh giản biên chế..83

3.3.7. Nâng cao nhận thức, năng lực của các chủ thể có liên quan trong
tinh giản biên chế....................................................................................85
3.3.8. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với tinh giản biên chế. .89
3.4. Một số kiến nghị.....................................................................................91
3.4.1. Đối với Ủy ban nhân dân..............................................................91
3.4.2. Đối với Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện
Nghĩa Đàn..............................................................................................92
3.4.3. Đối với Phòng Nội vụ huyện Nghĩa Đàn......................................92
KẾT LUẬN....................................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện Nghĩa Đàn...............42
Bảng 2.1: Số lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2017-2020....................................46
Bảng 2.2: Số lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân huyện Nghĩa Đàn theo từng đơn vị năm 2020.........................47
Bảng 2.3: Chất lượng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2017-2020....................49
Bảng 2.1: Quy trình tổ chức thực hiện tinh giản biên chế trong các cơ quan
môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An...........57
Bảng 2.5: Kết quả tinh giản biên chế các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2017-2020...........................64


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Với xu thế phát triển của đất nước tiến tới nền cơng nghiệp hóa hiện đại
hóa xây dựng một nền hành chính tinh gọn, hiệu quả phục vụ nhân dân thì
việc cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của
Đảng và Nhà nước. Giai đoạn 2011-2020, các địa phương trên cả nước thực
hiện Nghị quyết số 30C/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành
chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 với
nội dung trọng tâm là cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức thực thi cơng vụ có chất lượng hiệu quả cao;
nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.
Con người luôn được khẳng định là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết
định sự thành bại của quản lý. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành
chính nhà nước do đó cũng được quyết định bởi năng lực thực thi công vụ và
phẩm chất đạo đức của đội ngũ cơng chức hành chính nhà nước.
Với nhiệm vụ trọng tâm, của chương trình cải cách hành chính thì
nhiệm vụ quan trọng hiện nay là làm sao thực hiện tốt chính sách tinh giản
biên chế để từ đó có thể tinh giản được những đối tượng khơng đáp ứng được
nhu cầu nhiệm vụ, cắt giảm những biên chế khơng thật sự cần thiết nhằm sắp
xếp, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tăng
hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước. Xuất phát từ vai trị quan trọng đó,
cũng như trước yêu cầu thực tiễn đặt ra, trong thời gian qua, Đảng và Nhà
nước ta đã ban hành nhiều văn bản và tích cực lãnh đạo, chỉ đạo tồn hệ thống
chính trị tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức, đáp ứng u cầu thực tiễn, trong đó có
hoạt động tinh giản biên chế. Tinh giản biên chế là cần thiết nhằm loại bỏ


2

những cá nhân không đạt yêu cầu trong thực thi công vụ, nâng cao chất lượng
đội ngũ nhân sự trong khu vực nhà nước. Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội

ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức; thu hút những người có đức, có tài vào hoạt động công
vụ trong các cơ quan đảng, nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội, đáp ứng
được u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế;
góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tiết
kiệm, giảm chi thường xuyên, cải cách chính sách tiền lương.
Đội ngũ công chức ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện
Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An có vai trị quan trọng trong hoạt động quản lý hành
chính nhà nước trên địa bàn huyện. Hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nước
của chính quyền địa phương được quyết định rất lớn bởi phẩm chất, năng lực,
hiệu quả công tác của đội ngũ cơng chức và cách bố trí, sử dụng trong tổ chức
bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Nghĩa Đàn. Trong
những năm qua, tổ chức triển khai thực hiện chủ trương của Đảng; chính
sách, pháp luật của Nhà nước về tinh giản biên chế, chất lượng đội ngũ công
chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Nghĩa Đàn đã có nhiều
chuyển biến quan trọng, cơ bản đảm bảo đúng quy định, từ đó từng bước góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan này. Tuy nhiên trên thực tế
vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: năng lực của một số công chức vẫn chưa
hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu thực tế; vẫn cịn có sự phàn nàn của người
dân và doanh nghiệp về năng lực, thái độ của một bộ phận công chức; công
tác tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cơng chức cịn có biểu hiện ngại
va chạm, nể nang, chưa tạo được đột phá; số lượng biên chế được tinh giản
còn thấp hơn chỉ tiêu; các trường hợp tinh giản chưa hoàn toàn đúng đối
tượng, đúng mục tiêu của tinh giản biên chế... Do đó, hoạt động tinh giản biên
chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Nghĩa Đàn cần thiết phải


3

nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện, nâng cao hơn nữa hiệu quả

của hoạt động này.
Từ những lý do nêu trên em đã lựa chọn đề tài “Tinh giản biên chế ở
các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nghĩa Đàn – tỉnh
Nghệ An” làm Luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ chun
ngành Quản lý cơng của mình. Hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ
góp phần nhỏ vào việc tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức
các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Nghĩa Đàn trong thời gian tới.
2.

Tình hình nghiên cứu

Tinh giản biên chế là một vấn đề không mới nhưng nhận được sự quan
tâm của nhiều học giả, nhiều nhà khoa học và hiện có một số nghiên cứu về
vấn đề này. Có thể để cập đến một số nghiên cứu sau đây:
Nhìn nhận một cách tổng thể về vấn đề biên chế và tinh giản biên chế,
tác giả Văn Tất Thu có bài viết “Thực trạng, nguyên nhân tăng biên chế và
các giải pháp tinh giản biên chế" đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước số
tháng 9/2014 [52]: Khẳng định tinh giản biên chế là "vấn đề khó, phức tạp
nhưng rất cấp bách hiện nay", tác giả chỉ ra những nguyên nhân tăng biên chế
khiến thực trạng biên chế ở tình trạng "tuy đơng nhưng khơng mạnh, vừa
thiếu, vừa thừa". Đó là các nguyên nhân khách quan như việc chia tách nâng
cấp các đơn vị hành chính lãnh thổ các cấp làm tăng các tổ chức, đơn vị hành
chính, các tổ chức, nhu cầu quản lý từ thực tiễn cũng khiến nhiều cơ quan
được thành lập mới,...; nguyên nhân chủ quan do tính hành chính hóa, do
cơng tác chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm chưa tốt, do căn
cứ và cơ chế giao biên chế chưa được đổi mới căn bản, công tác quản lý biên
chế còn hạn chế... Đây là những vấn đề cần hữu ích với tác giả khi tìm kiếm
các giải pháp thúc đẩy tinh giản biên chế để đảm bảo tính khả thi của các giải



4

pháp trong Luận văn này.
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải (2016) với bài “Tinh giản biên chế trong
quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam: thách thức và giải pháp” (in trong
Kỷ yếu Hội thảo Tinh giản biên chế - thách thức và giải pháp, Nxb Lao động
– xã hội, Hà Nội, 2016) [22] đã cho rằng tinh giản biên chế là một yêu cầu
khách quan trong quá trình cải cách hành chính nhà nước; phân tích các quy
định về tinh giản biên chế ở Việt Nam hiện nay; luận giải những khó khăn,
thách thức trong tinh giản biên chế và các giải pháp khắc phục. Những thách
thức được tác giả phân tích bao gồm: Một là, thách thức đối với việc mục tiêu
thông qua tinh giản biên chế nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ,
công chức viên chức chứ không chỉ đơn thuần là việc cắt giảm cơ học số
lượng người làm việc trong tổ chức. Hai là, thách thức trong việc đưa được
người không đáp ứng yêu cầu năng lực, yêu cầu công việc ra khỏi biên chế
trong điều kiện đánh giá đánh giá công chức bao gồm cả đánh giá thực thi
công việc và đánh giá năng lực công chức ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Ba
là, thách thức trong đảm bảo yêu cầu khách quan của tinh giản biên chế. Trên
cơ sở đó, những giải pháp cơ bản được tác giả đưa ra là: cần nhận thức đúng
về tinh giản biên chế; cần phải phân tích cơng việc, xác định được vị trí việc
làm, xây dựng bản mơ tả cơng việc, bản yêu cầu về tiêu chuẩn công việc làm
cơ sở cho xác định biên chế và yêu cầu về năng lực của người đảm nhiệm để
thực hiện được công việc được giao; đổi mới công tác đánh giá công chức
làm cơ sở cho việc xác định những người khơng hồn thành nhiệm vụ hay
những người năng lực hạn chế không đáp ứng được u cầu cơng việc; xây
dựng văn hố tổ chức lấy công việc làm trọng tâm; nâng cao trách nhiệm và
sự cam kết của người đứng đầu tổ chức trong chỉ đạo và thực hiện tinh giản
biên chế; tinh giản biên chế cần được tiến hành đồng bộ với các giải pháp
khác.



5

Tác giả Võ Kim Sơn và Lê Cẩm Hà (2015) có bài viết "Tinh giản biên
chế trong cải cách chế độ công vụ, công chức ở nước ta" đăng trên Tạp chí
Quản lý nhà nước số 233/2015 [55]. Bài viết khẳng định trong tiến trình cải
cách chế độ cơng vụ, công chức, chúng ta đang thực hiện đề án tinh giản biên
chế cùng với xác định vị trí việc làm. Việc tinh giản là cần thiết nhưng khó,
song sẽ thực hiện được khi xác định rõ quy trình, yêu cầu, tiêu chí việc làm và
có những thanh lọc mang tính khách quan.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2017) trong bài “Tinh giản biên chế
trong bộ máy hành chính nhà nước - vấn đề và giải pháp” [43] đã phân tích sự
cần thiết phải tinh giản biên chế trong bộ máy hành chính nhà nước ở Việt
Nam; Đối tượng và chính sách tinh giản biên chế trong thời gian tới; đặc biệt
tác giả luận giải một số vấn dề đặt ra trong tinh giản biên chế thời gian tới và
giải pháp tháo gỡ. Những giải pháp cơ bản được tác giả đề xuất bao gồm: đẩy
nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt đề án vị trí việc làm trong các cơ quan
hành chính nhà nước để có cơ sở xác định nhiệm vụ và yêu cầu về năng lực
thực hiện nhiệm vụ tại mỗi vị trí cơng việc trong cơ quan, tổ chức; việc xác
định số lượng cán bộ, công chức thuộc diện tinh giản trong mỗi cơ quan, tổ
chức khơng nên gị ép vào con số tối thiểu (6) như trong Nghị quyết số 39NQ/TW mà nên dựa trên nhu cầu công việc của mỗi cơ quan, tổ chức; cụ thể
hóa các căn cứ và xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp cho các vị trí cơng
việc trong cơ quan, tổ chức; gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức với thực hiện tinh giản biên chế; sửa đổi chế độ đối với đối tượng nghỉ
hưu trước tuổi; tăng cường sự giám sát công tác tinh giản biên chế.
Tác giả Nguyễn Văn Thái trong nghiên cứu "Công vụ và cải cách công
vụ trong điều kiện nhà nước chuyển đổi phát triển" đăng trên Thông tin Cải
cách nền hành chính nhà nước số 4/2016 [25] đã khẳng định định hướng cải
cách công vụ ở Việt Nam là "cải cách nhân sự hướng tới chuẩn hóa theo tiêu



6

chí “đúng và đủ” số người làm việc trong từng cơ quan, tổ chức theo
nghĩa “không thừa - không thiếu”; nhân sự càng ở cấp cao càng phải “tinh
nhưng không đông”-tức chất lượng cao hơn". Như vậy, tác giả nhấn mạnh vai
trò của tinh giản biên chế trong cải cách công vụ ở Việt Nam trong bối cảnh
hiện nay.
Đặt vấn đề tinh giản biên chế trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết TW6
khóa 12, tác giả Lê Vĩnh Tân có bài viết "Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 6 khóa XII" [19]. Tác giả khẳng định rằng Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 6 khóa XII thể hiện quan điểm, chủ trương của Đảng ta về tiếp tục đổi
mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu
lực, hiệu quả, trong đó "toát lên vấn đề rất quan trọng và xuyên suốt là: Tinh
giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức; giảm chi thường xuyên và cải cách chế độ
tiền lương". Do đó, vấn đề tinh giản biên chế là nhiệm vụ và cũng là giải pháp
căn cơ trong công cuộc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính
trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Khẳng định quan điểm "Tinh giản biên chế không đơn thuần là cắt
giảm số lượng một cách cơ học và làm theo “phong trào”, “mùa vụ” nhất thời,
mà tinh giản biên chế là một việc làm thuận lý theo quy luật vận động tự
nhiên của sự đào thải, thanh lọc, làm trong sạch, “làm khỏe” và hoàn thiện cơ
cấu tổ chức, nhân sự một cách thường xuyên", tác giả Trần Đình Thắng có bài
viết "Tinh giản biên chế trong bộ máy cơng vụ Việt Nam. Tác giả nêu 3 vấn
đề có tính mấu chốt trong thực hiện tinh giản biên chế là (1) Đổi mới tư duy,
thống nhất nhận thức, trách nhiệm, hành động về tinh giản biên chế trong bộ
máy công vụ; (2) Tinh giản biên chế trên cơ sở văn hóa pháp lý chặt chẽ; và
(3) Tinh giản biên chế gắn với việc tối ưu hóa tổ chức và hoạt động của bộ



7

máy công vụ.
Nghiên cứu vấn đề tinh giản biên chế ở cấp trung ương, tác giả Nguyễn
Văn Tùng có bài viết "Về tinh giản biên chế của các cơ quan trung ương hiện
nay" đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 3/2019 [26]. Tác giả nêu ra một vấn đề
hiện nay là "do quan niệm, cách hiểu về biên chế vẫn cịn khác nhau giữa các
cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước nên đã gây khó khăn trong cơng
tác quản lý và việc đề ra các giải pháp phù hợp để tinh giản biên chế" và
phương thức giao biên chế giữa các khối (khối các cơ quan của Đảng, Mặt
trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, khối Văn phịng Chủ tịch nước, Khối
Quốc hội, Khối Chính phủ và chính quyền địa phương, khối đơn vị sự nghiệp
ở trung ương, đơn vị sự nghiệp ở địa phương,...cũng có sự khác nhau. Do vậy,
một số nguyên nhân gây ra hạn chế của tinh giản biên chế là do vẫn còn nhiều
cơ quan được giao thẩm quyền quản lý tổ chức bộ máy, biên chế (Bộ Chính
trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch
nước, hội đồng nhân dân cấp tỉnh). Nguyên tắc Đảng thống nhất quản lý về tổ
chức bộ máy, biên chế của cả hệ thống chính trị chưa được cụ thể hóa đầy đủ
thành các quy chế, quy định để thực hiện.
Tập trung nghiên cứu về các giải pháp thực hiện tinh giản biên chế, các
nghiên cứu sau có nhiều đề xuất có giá trị.
Tiếp cận vấn đề tinh giản biên chế từ góc độ vị trí việc làm, tác giả
Nguyễn Minh Tuấn có cơng trình nghiên cứu "Xác định vị trí việc làm - “Nút
thắt” trong tinh giản biên chế, cải cách tiền lương hiện nay". Tác giả cho rằng
“Nút thắt” trong thực hiện tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối, giảm biên chế là
xác định vị trí việc làm đã nhiều lần được thực hiện nhưng không thành
cơng... Cũng khơng ít lần triển khai xác định lại vị trí việc làm nhưng khi tiến
hành thì chẳng mấy cơ quan tìm ra được người dơi dư. Vì vậy, vấn đề xác

định vị trí việc làm vẫn đang là “nút thắt” gây cản trở lớn trong tinh giản biên


8

chế hiện nay". Để gỡ được "nút thắt" này đảm bảo xây dựng bộ máy tinh gọn,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đặc biệt là tinh giản biên chế trên cơ sở xác định
vị trí việc làm cho từng chức danh cán bộ, công chức, viên chức, người lao
động trong từng cơ quan, đơn vị, tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp gồm
nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong lãnh đạo, chỉ đạo
và tổ chức thực hiện; xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật
về công tác tổ chức, cán bộ làm căn cứ thực hiện thống nhất; phát huy vai trò
của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trên nguyên tắc gắn trách nhiệm với
quyền hạn; trao quyền lực gắn với kiểm soát quyền lực; phát huy vai trị của
cơ quan tham mưu giúp việc về cơng tác tổ chức, cán bộ; giải quyết đồng bộ,
hiệu quả tinh giản biên chế gắn với cải cách tiền lương trong những năm tới.
Tác giả Trần Anh Tuấn (2015) có nghiên cứu "Ba điểm mấu chốt để
thực hiện tinh giản biên chế đạt mục tiêu" đăng trên Tạp chí Quản lý nhà
nước số 237/2015 [40]. Ba điểm mấu chốt để tinh giản biên chế thành công
mà tác giả đề cập là: (1) Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, (2)
thực hiện nguyên tắc "ra hai, vào một" và (3) kế hoạch áp đặt tinh giản phải
10%. Đây cũng chính là những gợi ý hữu ích cho tác giả đề xuất những giải
pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tinh giản biên chế trong các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND huyện Nghĩa Đàn trong chương 3 của Luận văn này.
Tác giả Lê Như Thanh (2016), Tinh giản biên chế trong các cơ quan
hành chính Nhà nước - Thách thức và giải pháp, theo tác giả thực tiễn những
năm qua cho thấy, bộ máy hành chính nhà nước ở nước ta cịn cồng kềnh,
hoạt động kém hiệu quả [18]. Vì vậy, chủ trương tinh giản biên chế trong các
cơ quan hành chính, sự nghiệp đã được đề ra như một giải pháp nhằm khắc
phục tình trạng này. Việc tinh giản biên chế phải gắn liền với việc xác định

chức năng, nhiệm vụ, hợp lý hóa về mặt tổ chức của tồn bộ hệ thống hành
chính nhà nước và mỗi cơ quan hành chính nhà nước. Một trong các nguyên


9

nhân của những hạn chế trong kết quả tinh giản biên chế ở giai đoạn trước
chính là người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước chưa làm hết thẩm
quyền và trách nhiệm đối với công tác tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ
cán bộ, công chức; cịn có biểu hiện ngại va chạm, nể nang, thiếu nhất quán
trong quán triệt, chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Tác giả Chu Thị Hằng Nga “Những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện
hiệu quả tinh giản biên chế trong các cơ quan công quyền ở Việt Nam hiện
nay” nội dung được đăng trên tạp chí tổ chức nhà nước trang điện tử, ngày
18/5/2018, đã chi ra tinh giản biên chế là nhiệm vụ vơ cùng khó khăn, phức
tạp và nhạy cảm liên quan đến quyền lợi của nhiều tổ chức và con người; địi
hỏi phải có quyết tâm chính trị, bản lĩnh cách mạng và trách nhiệm cao của
đội ngũ cơng chức
Nhìn chung, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về tinh giản biên
chế trên các góc độ khác nhau. Những nghiên cứu trên đã đưa ra một số vấn
đề lý luận và thực tiễn về tinh giản biên chế nói chung cũng như đưa ra một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này. Những phân tích, luận
điểm của các tác giả rất hữu ích, giúp người viết chắt lọc những nội dung lý
luận, thực tiễn, giải pháp để thực hiện luận văn.
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu tinh giản
biên chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Nghĩa Đàn, tỉnh
Nghệ An. Chính vì vậy, đề tài Luận văn“Tinh giản biên chế ở các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An” là công trình
nghiên cứu đi sâu về hoạt động tinh giản biên chế ở các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, chỉ ra những bất cập hạn chế

hiện nay từ thực tế tại huyện Nghĩa Đàn để từ đó đưa ra những biện pháp cụ
thể nhằm đổi mới, hồn thiện cơng tác này tại địa phương.
3.

Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu


10

3.1.

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về tinh giản biên chế
của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện và đánh giá thực
trạng thực hiện tinh giản biên chế của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân huyện Nghĩa Đàn – tỉnh Nghệ An, luận văn đề xuất các quan điểm
và giải pháp hoàn thiện hoạt động tinh giản biên chế của các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nghĩa Đàn – tỉnh Nghệ An hiện nay nhằm
đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích nghiên cứu trên, Luận văn có một số nhiệm vụ nghiên
cứu như sau:
- Khái quát cơ sở khoa học về tinh giản biên chế ở các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND huyện
- Nghiên cứu thực tiễn hoạt động tinh giản biên chế tại một số địa
phương để rút ra những bài học kinh nghiệm cho các cơ quan chuyên môn

thuộc UBND huyện Nghĩa Đàn.
- Nghiên cứu thực trạng việc tinh giản biên chế ở các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND huyện Nghĩa Đàn để đánh giá những ưu điểm và những
hạn chế của hoạt động này, phân tích nguyên nhân của những hạn chế
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tinh giản biên
chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Nghĩa Đàn.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động tinh giản biên chế ở các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Nghĩa Đàn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND



×